ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THU LAN
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CÁC CẶP THOẠI HỎI –
ĐÁP TRONG SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THU LAN
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CÁC CẶP THOẠI HỎI –
ĐÁP TRONG SÁCH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Tư liệu 4
6. Bố cục của luận văn 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI 6
1.1. Hội thoại 6
1.1.1. Khái niệm hội thoại 6
1.1.2. Các đặc điểm của hội thoại 6
1.1.3. Cấu trúc của hội thoại 9
1.1.4. Chức năng của các đơn vị hội thoại 11
1.2. Cặp thoại 13
1.2.1. Khái niệm 13
1.2.2. Đặc điểm của cặp thoại 13
1.2.3. Các loại cặp thoại 15
1.3. Cặp thoại hỏi - đáp 17
1.3.1. Khái niệm 17
1.3.2. Đặc điểm 18
1.3.3. Các loại cặp thoại hỏi – đáp 19
1.3.4. Mối quan hệ giữa phát ngôn hỏi và đáp 28
1.4. Vai trò của cặp thoại hỏi – đáp trong các giáo trình tiếng Việt cho
người nước ngoài 31
1.4.1. Khái quát về giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 31
1.4.2. Chức năng và yêu cầu 31
1.4.3. Nội dung (Bố cục) 32
1.4.4. Sự phân chia trình độ của giáo trình 33
1.4.5. Vai trò của cặp thoại hỏi đáp trong các giáo trình 35
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CẶP THOẠI HỎI – ĐÁP CHÍNH DANH 38
2.1. Đặc điểm của các phát ngôn hỏi chính danh trong cặp thoại hỏi đáp . 38
2.1.1. Đặc điểm hình thức của các phát ngôn hỏi được sử dụng 38
2.1.1.1. Phát ngôn hỏi tổng quát 38
2.1.1.2. Phát ngôn hỏi có từ nghi vấn………………………………………40
2.1.1.3. Phát ngôn hỏi lựa chọn 42
2.1.1.4. Phát ngôn hỏi có chứa tiểu từ tình thái 43
2.1.2 Đặc điểm phân bố của các loại phát ngôn hỏi trong các giáo trình 45
2.1.2.1. Phân bố phát ngôn hỏi theo từng giáo trình 45
2.1.2.2. Phân bố phát ngôn hỏi theo cấu trúc của giáo trình 47
2.1.2.3. Phân bố phát ngôn hỏi theo trình độ giáo trình 50
2.2. Đặc điểm của các phát ngôn đáp trong cặp thoại hỏi đáp chính danh 52
2.2.1. Các loại phát ngôn đáp được sử dụng 52
2.2.1.1. Phát ngôn đáp của phát ngôn hỏi tổng quát 53
2.2.1.2. Phát ngôn đáp của phát ngôn hỏi có từ nghi vấn 56
2.2.1.3. Phát ngôn đáp của phát ngôn hỏi lựa chọn 58
2.2.1.4. Phát ngôn đáp của phát ngôn hỏi chứa tiểu từ tình thái 59
2.2.2. Đặc điểm phân bố của các loại phát ngôn đáp trong các giáo trình 61
2.3 Tiểu kết 63
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CẶP THOẠI HỎI – ĐÁP KHÔNG CHÍNH
DANH 64
3.1. Đặc điểm của các phát ngôn hỏi trong cặp thoại hỏi – đáp không
chính danh 64
3.1.1. Nhận xét chung về các phát ngôn hỏi không chính danh được sử dụng
64
3.1.2. Phân loại ý nghĩa của các phát ngôn hỏi không chính danh 66
3.1.2.1. Phát ngôn hỏi có giá trị phỏng đoán 66
3.1.2.2. Phát ngôn hỏi có giá trị khẳng định 69
3.1.2.3. Phát ngôn hỏi có giá trị phủ định 71
3.1.2.4. Phát ngôn hỏi có giá trị cầu khiến 72
3.1.2.5. Phát ngôn hỏi có giá trị cảm thán 74
3.1.2.6. Phát ngôn hỏi biểu thị sự ngạc nhiên 75
3.2. Đặc điểm của các phát ngôn đáp trong các cặp thoại hỏi đáp không
chính danh 76
3.2.1. Phát ngôn đáp trực tiếp và phát ngôn đáp gián tiếp 76
3.2.2. Các loại phát ngôn đáp gián tiếp 78
3.2.2.1. Đáp bằng cách hỏi lại 78
3.2.2.2. Đáp bằng cách khẳng định 81
3.2.2.3. Đáp bằng cách phủ định 83
3.2.2.4. Đáp bằng cách cầu khiến 85
3.2.2.5. Đáp bằng cách nêu ra lý do hoặc cung cấp thêm thông tin để giải
thích, hoặc lảng tránh. 87
3.3. Sự tương hợp về mặt hình thức và nội dung của các cặp thoại hỏi –
đáp 89
3.4. Tiểu kết 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
[1, tr. 1] Tài liệu tham khảo số 1, trang 1 trong danh mục Tài liệu
tham khảo.
[Q1, tr. 1] Quyển tiếng Việt cho người nước ngoài số 1, trang 1
trong danh mục những giáo trình tiếng Việt cho người
nước ngoài được khảo sát.
[Q1, tr. 1, BT. 2] Quyển tiếng Việt cho người nước ngoài số 1, trang 1, bài
tập số 2 trong danh mục những giáo trình tiếng Việt cho
người nước ngoài được khảo sát.
[Q1, tr. 1, TH. 3] Quyển tiếng Việt cho người nước ngoài số 1, trang 1,
phần thực hành số 3 trong danh mục những giáo trình
tiếng Việt cho người nước ngoài được khảo sát.
Đ Đáp
H Hỏi
PN Phát ngôn
Q Quyển
TQ Tổng quát
TTTT Tiểu từ tình thái
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỉ lệ của PN hỏi tổng quát trong các giáo trình. 39
Bảng 2.2. Tỉ lệ của PN hỏi có từ nghi vấn trong các giáo trình. 40
Bảng 2.3. Tỉ lệ của PN hỏi lựa chọn trong các giáo trình 42
Bảng 2.4. Tỉ lệ của PN hỏi có chứa tiểu từ tình thái trong các giáo trình. 44
Bảng 2.5. Các loại PN hỏi chính danh được sử dụng trong các giáo trình 45
Bảng 2.6. Các loại PN hỏi chính danh được sử dụng trong các giáo trình cơ
sở 51
Bảng 2.7. Các loại PN hỏi chính danh sử dụng trong giáo trình nâng cao. 51
Bảng 2.8. Tỉ lệ PN đáp của PN hỏi tổng quát. 53
Bảng 2.9. Tỉ lệ PN đáp của PN hỏi có từ nghi vấn. 56
Bảng 2.10. Tỉ lệ PN đáp của PN hỏi lựa chọn 58
Bảng 2.11. Tỉ lệ PN đáp của PN hỏi có TTTT 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa PN hỏi chính danh và PN hỏi không chính
danh trong các giáo trình. 64
Biểu đồ 3.2. Sự tương quan giữa PN đáp trực tiếp và PN đáp gián tiếp. 77
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong quá trình phát triển về mọi mặt. Việc mở rộng quan
hệ với nhiều nước trên thế giới đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội. Ngày
nay có rất nhiều người nước ngoài tìm đến Việt Nam để đầu tư kinh tế và tìm
hiểu về văn hóa xã hội. Và Tiếng Việt đã và đang được coi là nhu cầu và
phương tiện cần thiết cho bất cứ người nước ngoài nào muốn hiểu biết về tình
hình đất nước, kinh tế, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam.
Chính vì lẽ đó mà Việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở Việt Nam
cũng như ở nhiều nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Nhu cầu học
tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng nhiều. Để đáp ứng với nhu cầu
của xã hội và yêu cầu của công tác dạy tiếng, nhiều giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài đã được biên soạn. Các giáo trình được biên soạn, (xuất
bản ở trong và ngoài nước ) thời kỳ đầu những năm 70, 80 của thế kỷ XX, nói
chung nặng về cung cấp những kiến thức lý thuyết . Nhưng những giáo trình
xuất bản trong những năm gần đây dần dần đã có sự thay đổi theo hướng
nhấn mạnh giao tiếp. Chẳng hạn như: trong mỗi giáo trình đều thiết kế nhiều
bài hội thoại, bài luyện, bài tập cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, Và mỗi
bài đều gắn với những tình huống cụ thể hơn.
Có thể nói, đối với việc dạy tiếng nói chung và dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài nói riêng, giáo trình được coi là tài liệu cần thiết cho việc lên
chương trình đào tạo. Có giáo trình thì cả người học lẫn người dạy sẽ lên
được kế hoạch một cách cụ thể hơn trong việc dạy cũng như việc học. Một
giáo trình tốt, thiết thực sẽ góp phần mang lại hiệu quả học tập cao. Để làm
nên một giáo trình như thế thì phải xây dựng rất nhiều phần như hội thoại, từ
vựng, ngữ pháp, bài tập, bài luyện…
2
Với mong muốn là có thể đóng góp một phần trong việc xây dựng giáo
trình giao tiếp tiếng Việt hiệu quả hơn cho người nước ngoài. Luận văn muốn
tập trung vào khảo sát các cặp thoại hỏi – đáp. Để từ đó rút ra những gì chung
nhất, cụ thể nhất cho việc xây dựng và phát triển hội thoại. Đây chính là lý do
mà tôi chọn đề tài này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, qua quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và
đã sử dụng rất nhiều giáo trình khác nhau, tôi nhận thấy: Cấu trúc của một
giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có bốn phần chính là
hội thoại, giải thích ngữ pháp, bài đọc hoặc bài nghe, và bài tập hay bài luyện.
Mặc dù phần bài tập hay bài luyện có vai trò quan trọng trong việc củng cố
phần ngữ liệu đã được cung cấp trong phần ngữ pháp hay bài đọc, bài nghe
nhưng phần hội thoại lại là phần quan trọng trong việc hình thành kỹ năng
giao tiếp.
Trong hoạt động ngôn ngữ nói chung, bên cạnh dạng viết, còn tồn tại
dạng nói. Về nguồn gốc, dạng ngôn ngữ nói xuất hiện trước và được sử dụng
phổ biến hơn dạng ngôn ngữ viết. Ngày nay, nhu cầu học của nhiều người
cũng thiên về hiệu quả giao tiếp. Chính vì thế, luận văn đã chọn cặp thoại hỏi
đáp để làm đối tượng nghiên cứu. Xuất phát từ suy nghĩ rằng: để hình thành
kỹ năng giao tiếp thì người học phải bắt đầu từ việc trao đáp. Nghĩa là có sự
tác động qua lại giữa hai người. Và cặp thoại hỏi – trả lời trong một cuộc
thoại là hình thức giao tiếp đơn giản và dễ làm cho cuộc thoại được kéo dài.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, dù muốn, tôi cũng không thể
khảo sát được tất cả các cặp thoại hỏi đáp trong tất cả các sách tiếng Việt cho
người nước ngoài. Vì thế, tôi chỉ lựa chọn các quyển sách dạy tiếng Việt được
biên soạn và xuất bản ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây. Trên cơ sở đó
có cái nhìn tổng quan về các cặp thoại hỏi – đáp được biên soạn trong các
3
phần hội thoại, ngữ pháp, bài luyện và bài tập. Để từ đó, tôi hy vọng có thể
tìm ra những phương pháp tốt hơn trong việc biên soạn giáo trình.
Các giáo trình xuất bản trước 1980, xuất bản ở nước ngoài và các
chương trình dạy tiếng Việt trên đài phát thanh, truyền hình và internet không
nằm trong phạm vi khảo sát của luận văn.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Luận văn tiến hành khảo sát các cặp thoại hỏi – đáp trong các sách dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài với mục đích chính là tìm ra những quy tắc
hay những cấu trúc phổ biến nhất. Từ đó xây dựng nên các bài tập, bài luyện
hay cao hơn là các hội thoại phục vụ cho việc giao tiếp bằng tiếng Việt hiệu
quả hơn.
Luận văn sẽ khảo sát hành vi hỏi cũng như hành vi trả lời trong các cặp
thoại. Sau đó tiến hành phân loại các hành vi hỏi và hành vi trả lời về mặt
hình thức và chức năng. Sau quá trình phân loại sẽ nhận xét, đánh giá hiện
trạng phân bố của các hành vi này theo trình độ của giáo trình cũng như theo
cấu trúc của giáo trình. Quá trình này có mục đích cơ bản là tìm ra những
cách thức chung nhất, những cái nhìn tổng quan nhất về quá trình phát triển,
ứng dụng những phương pháp biên soạn hội thoại trong các sách dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài. Ngoài ra, luận văn cũng hy vọng sẽ tìm ra những
điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế của từng giáo trình, từng giai đoạn.
Qua đó có thể phát huy hay khắc phục những hạn chế vào việc biên soạn giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Để ngày càng có nhiều giáo trình
mang tính ứng dụng cao, thiết thực với việc dạy và học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:
- phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
4
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp so sánh
5. Tư liệu
Luận văn tiến hành khảo sát các cặp thoại hỏi – đáp trong các sách dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản ở Việt Nam từ những năm 80
của thế kỷ XX trở lại đây. Bao gồm một số giáo trình sau:
1. Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành (I), Trường Đại học Tổng hợp,
Hà Nội 1980.
2. Tiếng Việt cho người nước ngoài, Bùi Phụng, Nxb Đại học &Trung
học chuyên nghiệp, 1992.
3. Tiếng Việt cơ sở, Vũ Văn Thi, Nxb KHXH, 1996.
4. Tiếng Việt nâng cao, Nguyễn Thiện Nam, Nxb GD, 1998.
5. Thực hành tiếng Việt B ( sách dùng cho người nước ngoài). Đoàn
Thiện Thuật (chủ biên), Nxb Thế giới, 2001.
6. Thực hành tiếng Việt C ( sách dùng cho người nước ngoài). Đoàn
Thiện Thuật (chủ biên), Nxb Thế giới, 2001.
7. Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam , Viện ngôn ngữ học, 2003.
8. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (I). Nguyễn Văn
Huệ (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2004.
9. Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (II). Nguyễn Văn
Huệ (chủ biên), Nxb Giáo dục, 2004.
10. Tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ nâng cao), Trịnh Đức Hiển
(chủ biên), Nxb ĐHQG Hà Nội, 2005
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm
có ba chương:
5
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
1.1. Hội thoại
1.2. Cặp thoại
1.3. Cặp thoại hỏi – đáp
1.4. Vai trò của cặp thoại hỏi – đáp trong các giáo trình tiếng Việt
cho người nước ngoài.
Chương 2: Khảo sát cặp thoại hỏi – đáp chính danh
2.1. Đặc điểm của các PN hỏi chính danh trong cặp thoại hỏi đáp.
2.2. Đặc điểm PN đáp trong cặp thoại hỏi đáp chính danh.
2.3. Tiểu kết
Chương 3: Khảo sát cặp thoại hỏi – đáp không chính danh
3.1. Đặc điểm của các PN hỏi trong cặp thoại không chính danh
3.2. Đặc điểm của các PN đáp trong các cặp thoại không chính danh
3.3. Sự tương hợp về mặt hình thức và nội dung của cặp thoại hỏi – đáp
3.4. Tiểu kết.
6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Hội thoại
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại còn là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức mới mẻ ở Việt Nam,
mới mẻ cả về nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu. Việc xây dựng một lý
thuyết hoàn chỉnh về lĩnh vực này là một mục tiêu của ngữ dụng học. Vì vậy
việc đưa ra một khái niệm chính xác về hội thoại là điều rất khó. Tuy nhiên,
trong một số giáo trình ngữ dụng học, các tác giả cũng đã đưa ra được một số
khái niệm chung nhất.
Có thể đưa ra đây một số khái niệm như: “ Hội thoại là hình thức giao
tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của
mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [7, tr.201]. Hay theo Nguyễn Đức Dân thì: “
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Trong giao
tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Trong giao tiếp hai chiều,
bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay
đổi: Bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là
hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người là
hội thoại.” [9, tr.76]
Như vậy có thể nhận ra rằng hội thoại chính là một cách giao tiếp của
con người. Nói đến hội thoại là nói đến sự trao đổi, nói chuyện giữa những cá
nhân. Đây lại là một hoạt động của con người trong xã hội. Vì thế khi nghiên
cứu về hội thoại, người ta thường gắn nó đến các yếu tố liên quan đến con
người và xã hội như tâm lý , phong tục, văn hóa hay dân tộc…
1.1.2. Các đặc điểm của hội thoại
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định và mang những đặc
trưng cơ bản. Đặc điểm của một cuộc thoại bao gồm có đặc điểm nội tại và
7
đặc điểm bên ngoài. Trong đặc điểm nội tại thì có nêu lên một đặc trưng cơ
bản đó là sự tương tác qua lại hay còn gọi là nguyên tắc luân phiên lượt lời.
Nghĩa là: trong một cuộc thoại, mỗi lúc có một người nói và không nói đồng
thời, các người nói luân phiên nhau. Đỗ Hữu Châu thì gọi đó là Quy tắc điều
hành luân phiên lượt lời [7, tr.226] : “Theo điều khoản này thì vai nói thường
xuyên thay đổi nhau (luân phiên ) trong một cuộc hội thoại. Và một cuộc hội
thoại lý tưởng là một cuộc hội thoại có sự cân bằng về lượt lời”.
Một đặc điểm nội tại của hội thoại là nguyên tắc liên kết hội thoại. Nghĩa
là các lượt lời có liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội thoại. Mặc dù sự
luân phiên lượt lời trong hội thoại không được xác định từ trước, thứ tự nói
năng được xác định theo kiểu tự động, tự nhiên của những người tham dự,
nhưng đây lại là sự tự nguyện xây dựng, tạo ra những lượt lời có liên kết.
Mọi cuộc thoại đều có tính mục đích, đều chứa đựng một hoặc nhiều chủ
đề. Những chủ đề, mục đích đó có thể được biểu hiện tường minh hoặc ngầm
ẩn đằng sau các lời thoại, thể hiện qua những hành vi tại lời hay qua những
hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Ví dụ khi mua bán, hỏi đường đi, hỏi thời
gian……mục đích được thể hiện tại lời. Mục đích của cuộc thoại cũng có thể
nằm ở ngoài lời. Chẳng hạn những lời bắt chuyện, làm quen, làm lành, hỏi để
thể hiện tình cảm nhằm đạt tới những mục đích khác nhau… “Các cuộc hội
thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích” [7, tr.228]. Những cuộc
hội thoại như thương thuyết ngoại giao hay hội thảo khoa học có đích được
xác định trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích. Tuy
nhiên, do hoạt động của con người thì tự chúng đã có đích cho nên nói hội
thoại có đích hướng ngoại, phân biệt với hội thoại có đích hướng nội hơn là
nói hội thoại có đích hay là không có đích.
Bên cạnh những đặc điểm nội tại, Nguyễn Đức Dân còn đưa ra những
đặc điểm bên ngoài và thể hiện trên ba phương diện: số lượng, quan hệ và chu
8
cảnh. Về số lượng hội thoại thì mỗi cuộc hội thoại đều có giới hạn ở một số
lượng người nhất định tham dự, tạo thuận tiện cho sự trao đổi. Số lượng nhân
vật hội thoại thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội thoại
tay đôi hay còn gọi là song thoại, tay ba ( trilogue), tay tư hoặc nhiều hơn nữa
(đa thoại – polylogue). Những cuộc hội thoại như một cuộc hội nghị, một giờ
học, một cuộc mít tinh v.v… thì số lượng nhân vật không thể cố định được.
Về quan hệ giữa những người tham dự: Trong hội thoại không cần trước
một quan hệ cá nhân. Nghĩa là trong hội thoại đã giả định một quan hệ bình đẳng
giữa những người tham dự. Một khi đã có sẵn một quan hệ cá nhân giữa những
người tham dự, thì quan hệ này có vai trò không nhỏ đến quá trình hội thoại.
Về chu cảnh của những cuộc thoại, có hai phương diện chính là thời gian
và không gian. Về thời gian, những người tham dự có cùng một thời lượng.
Không thể nói trước được một cuộc thoại sẽ kéo dài bao lâu, tối thiểu cũng
như tối đa. Tuy nhiên có những cuộc thoại mà thời lượng đã được ngầm xác
định từ trước. Ví dụ: có những cuộc trao đổi trên bến xe, thang máy, phòng
làm thủ tục hành chính… có thời lượng tối đa là khoảng thời gian họ bắt buộc
ngồi bên nhau. Về không gian: có những không gian khác nhau cho mỗi cuộc
thoại. Tuy nhiên cũng không có hạn chế về không gian. Hai người ở hai nơi
khác nhau vẫn có thể nói chuyện với nhau qua điện thoại, trao đổi qua thư
điện tử. Đó vẫn là những cuộc thoại. Và không gian cũng có tác động đến
cuộc thoại. Không gian công cộng khác với không gian riêng. Và sự có mặt
của người đối thoại có tầm quan trọng đáng kể trong hội thoại vì khi đó người
tham gia đối thoại có thể nhìn thấy các cử chỉ, điệu bộ đi kèm để có thể hình
dung được nội dung của cuộc thoại và làm cho cuộc thoại thêm phong phú và
hấp dẫn hơn.
Cuối cùng, thêm một đặc điểm được bổ sung nữa là: Các cuộc hội thoại
có thể khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức. Những cuộc
9
hội thảo, hội nghị…là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức khá chặt
chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ, còn những chuyện đời thường không
cần một hình thức tổ chức nào cả.
Những đặc điểm của hội thoại trên đây là những phương diện đã và sẽ
phải được nghiên cứu. Dựa trên sự khái quát hóa một số đặc điểm này mà
luận văn có thể ứng dụng vào việc phân tích và tìm hiểu hội thoại. Sau khi
thống kê, phân tích số liệu, luận văn có thể rút ra được những đặc điểm chung
nhất, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.
1.1.3. Cấu trúc của hội thoại
Mỗi đơn vị trong hệ thống vừa là yếu tố cấu thành đơn vị lớn hơn, đến
lượt mình, lại bao gồm các đơn vị nhỏ hơn cấu thành nó. Vì vậy, để phân chia
cấu trúc của một hệ thống thì người ta phải có một cách phân chia mang tính
bao quát nhất và chung nhất. Và việc phân chia chắc chắn cũng có nhiều cách
khác nhau, tùy theo quan điểm của người nghiên cứu. Quan điểm phân chia
cấu trúc của hội thoại cũng không nằm ngoài quy luật như thế.
Các cuộc hội thoại có thể khác nhau và thiên biến vạn hóa, nhưng giữa
chúng vẫn có những cái gì chung về cấu trúc. Có ba trường phái có quan điểm
khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở
Mĩ (conversation analysis), thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn
(discourse analysis) ở Anh và thứ ba là trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy
sĩ và Pháp.
a. Theo trường phái phân tích hội thoại thì cấu trúc của hội thoại
bao gồm:
- Đơn vị hội thoại
- Cặp kế cận
- Cấu trúc được ưa thích
- Cặp chêm xen
10
b. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn gồm có
- Cấu trúc bậc của hội thoại
- Hành vi
- Bước thoại
- Cặp thoại
- Đoạn thoại và bài học
c. Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ – Pháp gồm các loại
- Các đơn vị hội thoại
- Cuộc thoại
- Đoạn thoại
- Cặp trao đáp (cặp thoại)
- Tham thoại
- Hành vi ngôn ngữ
Có thể thấy rằng các nhà hội thoại học Thụy Sĩ và Pháp đã tổng hợp và
phát triển theo cách riêng của mình từ những thành tựu của lý thuyết phân
tích hội thoại và phân tích diễn ngôn, từ đó xây dựng nên một quan niệm về
cấu trúc hội thoại khá toàn diện. Dựa trên sự phân chia của lý thuyết hội thoại
Thụy Sĩ – Pháp mà các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng có nhận xét và định
hướng cụ thể cho quan điểm riêng của họ. Trong “Đại cương ngôn ngữ học”,
tập 2, khi kết luận về cấu trúc hội thoại, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nhận xét cho
từng trường phái để từ đó có hướng nghiên cứu cụ thể riêng. Trong đó có
những nhận xét cụ thể như:
- “Chúng tôi chấp nhận cấu trúc bậc hay cấu trúc tôn ti của trường
phái Birmingham. (trường phái phân tích diễn ngôn).” [7, tr.344]
- “Ở bậc thứ nhất là cuộc thoại hay cuộc tương tác theo thuật ngữ của
cả ba trường phái.” [7, tr.345]
11
- “Dưới các cuộc thoại là đoạn thoại. Tạm thời chúng tôi chấp nhận
quan điểm cho rằng đoạn thoại là những phần của cuộc thoại giải quyết một
phần của đề tài diễn ngôn.” [7,tr.345]
- Dưới đoạn thoại là cặp thoại. Nhưng cặp thoại là cấu trúc gồm hai
tham thoại do hai đối tác của cuộc hội thoại tạo nên cho nên muốn xác định
cặp thoại phải nhận diện cho được các tham thoại. Bởi vậy chúng ta phải
thảo luận tham thoại trước khi bàn về cặp thoại.”[7, tr.345].
Như vậy có thể thấy rõ là hội thoại cũng có những cấu trúc tôn ti tương
tự như một đơn vị cú pháp. Theo những nhận xét trên của Đỗ Hữu Châu thì
có thể kết luận về các đơn vị của cấu trúc hội thoại là: Cuộc thoại (cuộc tương
tác), đoạn thoại, cặp thoại. Ba đơn vị này là ba đơn vị lưỡng thoại, có nghĩa là
do hai thoại nhân tạo nên do vận động trao đáp. Hai đơn vị khác là tham thoại
(bước thoại) và hành động ngôn ngữ là đơn vị đơn thoại, do một thoại nhân
nói ra. Lượt lời không phải là đơn vị hội thoại. Một lượt lời có thể bằng hoặc
lớn hơn, hoặc nhỏ hơn một tham thoại.
1.1.4. Chức năng của các đơn vị hội thoại
Trong phần trên, luận văn đã tiến hành phân tích và tìm hiểu cấu trúc
của hội thoại. Trong mục này sẽ tổng hợp lại những chức năng của các đơn vị
hội thoại đã nói ở mục trên để có cái nhìn bao quát về chúng. Chức năng là
vai trò mà các đơn vị hội thoại đảm nhiệm trong diễn tiến của cuộc thoại. Cụ
thể là các chức năng sau:
1.1.4.1. Chức năng dẫn nhập và hồi đáp
“ Giữa các tham thoại trong cặp thoại có chức năng dẫn nhập và hồi
đáp. Cần chú ý trong cặp thoại ba tham thoại, chỉ tham thoại thứ nhất mới có
chức năng dẫn nhập và tham thoại thứ ba kết thúc mới có chức năng hồi đáp.
Còn tham thoại ở giữa vừa có chức năng hồi đáp vừa có chức năng dẫn
nhập.” [6, tr.125].
12
Ví dụ:
- Sp1a: Thế nào? Khỏe ra chứ?
- Sp2a: Cảm ơn thày, em đỡ rồi ạ.
- Sp1b: Trông anh gầy đi nhiều đấ
[Q6, tr.131]
Tham thoại Sp2a vừa hồi đáp cho Sp1a, vừa dẫn nhập cho Sp1b. Nhìn
chung, khi cuộc thoại diễn tiến không ngắt quãng, các tham thoại thường đảm
nhiệm cả hai chức năng hồi đáp và dẫn nhập nếu người thoại không đưa ra
một tham thoại dẫn nhập mới.
1.1.4.2. Chức năng triển khai cuộc thoại
Mở thoại, kết thoại, triển khai thân thoại, tiền dẫn nhập là những chức
năng của tham thoại và của cặp thoại trong cuộc thoại.
Trong một cuộc nói chuyện, người ta có thể trao đổi hết vấn đề này sang
vấn đề khác. Nhưng bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Chúng làm
nên ranh giới của một cuộc thoại. Lúc bắt đầu được gọi là mở thoại, luôn luôn
do một bên chủ động. Lúc kết thúc cũng do một bên chủ động đề ra, gọi là kết
thoại. giữa phần mở thoại và phần kết thoại là phần trung tâm của cuộc thoại
gọi là phần thân thoại.
1.1.4.3. Chức năng điều chỉnh
Điều chỉnh là chức năng của tham thoại và của cặp thoại có tác dụng
điều chỉnh quan hệ liên cá nhân hoặc điều chỉnh sự trục trặc trong vận hành
các đơn vị hội thoại về hình thức hoặc về nội dung.
Trong chức năng điều chỉnh còn có chức năng củng cố. Đây là chức
năng của tham thoại hay cặp thoại nhằm thiết lập và duy trì sự hài hòa của các
quan hệ liên cá nhân để cuộc hội thoại tiến hành thuận lợi.
Ngoài ra còn có chức năng sửa chữa nhằm sửa chữa những sai phạm mà
thoại nhân mắc phải trong hội thoại, những sai phạm đối với cơ thể, thức ăn,
13
đồ dùng, đối với các vấn đề văn hóa của dân tộc. Đó là những lời xin lỗi,
những lời thanh minh thường gặp.
1.2. Cặp thoại
1.2.1. Khái niệm
Các lượt lời kế tiếp nhau làm nên cuộc thoại. Vì thế, trong ngữ dụng học
có khái niệm cặp thoại như sau: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất
của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên.” [7, tr.320].
Trong luận án tiến sĩ ngữ văn, Phạm Văn Thấu cũng đã cung cấp những
luận điểm như sau: “ Cặp thoại là sự hợp thành của những tham thoại kế cận,
của những người nói khác nhau. Nếu tham thoại là phần đóng góp của người
nói vào mỗi cặp thoại thì điều đó cũng có nghĩa là cặp thoại chứa đựng các
tham thoại, hay các tham thoại trong quan hệ tương tác với nhau làm thành
cặp thoại. Vì thế, cặp thoại còn được gọi là cặp tương tác.” [30, tr. 69]
Như vậy, trong hệ thống cấu trúc của hội thoại thì cặp thoại là đơn vị
lưỡng thoại nhỏ nhất nhưng không phải là đơn vị cuối cùng. Nó nằm giữa
đoạn thoại (đơn vị bậc trên) và tham thoại (đơn vị bậc dưới). Cặp thoại thể
hiện được những đặc trưng nhất của quan hệ trao đáp. Để hiểu được hội thoại
thì cần phải hiểu cặp thoại. Đây cũng chính là lý do mà luận văn chọn cặp
thoại làm đối tượng để khảo sát.
1.2.2. Đặc điểm của cặp thoại
Cặp thoại được tạo bởi sự tương thích của các tham thoại dẫn nhập và
hồi đáp, thỏa mãn các đặc trưng tuyến tính, đặc trưng kế cận và đặc trưng tích
cực/tiêu cực. Cụ thể các đặc trưng như sau:
1.2.2.1. Đặc trưng tuyến tính
Trong hội thoại, tuyến tính được quan niệm không chỉ là sự kế tiếp trong
thời gian của các đơn vị trong diễn ngôn, mà còn là sự luân phiên, nghĩa là
chúng bị quy ước bởi các quy tắc. “Các cặp thoại không phải được nói ra một
14
cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy tắc
chặt chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại, việc gì sẽ dẫn tới việc gì,
ai nói và sẽ nói khi nào.” [9, tr. 96]
Đặc điểm chung của quan hệ trao đáp trước hết phản ánh quan hệ tuyến
tính trong cặp thoại. Trong cặp thoại, tham thoại dẫn nhập phải có trước tham
thoại hồi đáp. Dẫn nhập có chức năng định hướng cho hồi đáp, hồi đáp có
chức năng giả định cho dẫn nhập, đó cũng chính là cái lõi của hội thoại.
1.2.2.2. Tính kế cận
“Hai tham thoại tương tác với nhau làm thành cặp kế cận. Tính kế cận
được hiểu là sự tương thích của các tham thoại trong quan hệ trao đáp và là
một thuộc tính phổ biến của mọi cặp thoại” [30, tr. 71]. Như vậy, tính kế cận
ở đây có thể hiểu được là mức độ tương ứng giữa các hiệu lực dẫn nhập và
hồi đáp. Cần phân biệt tính kế cận với tính chất tuyến tính. Tính kế cận không
đồng nhất với tính chất tuyến tính. Các tham thoại ở những vị trí liền nhau tức
là có sự kế tiếp từ dẫn nhập sang hồi đáp sẽ làm thành cặp kế cận, nhưng
không phải cặp thoại nào cũng đều có sự liền kề của các tham thoại.
1.2.2.3. Đặc trưng tích cực / tiêu cực
Khi một cặp thoại thỏa mãn được đích của tham thoại dẫn nhập thì đó là
một cặp thoại tích cực. Cặp thoại tích cực là những cặp thoại bình thường và
người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó. Còn cặp thoại tiêu cực là khi tham
thoại hồi đáp đi ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập. Cụ thể những
cặp thoại sau đây được coi là tích cực: ra lệnh – tuân lệnh, yêu cầu – chấp
nhận, khen tặng – tiếp nhận, mời – nhận lời, hỏi – trả lời, nhận định – tán
thành, phê bình – tiếp thu, v.v Những cặp thoại sau đây là cặp thoại tiêu cực:
mời – từ chối, khen tặng – khước từ, yêu cầu – từ chối, hỏi – hỏi lại, trả lời
(không thuận theo sự chờ đợi), mắng – cãi, phê bình – phủ nhận, …
15
1.2.3. Các loại cặp thoại
Căn cứ vào số lượng tham thoại trong một cặp thoại thì về lí thuyết ta
thấy có những kiểu cặp thoại cơ bản sau đây:
1.2.3.1. Cặp thoại một tham thoại
“Về nguyên tắc, cặp ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật.”
[7, tr. 321]. Tuy nhiên, trong giao tiếp vẫn có cặp thoại chỉ có một tham thoại.
Cặp thoại một tham thoại là cặp thoại đơn giản nhưng lại không bình thường
về cấu tạo. Chúng ta gọi những cặp thoại này là cặp thoại hẫng. Nhưng loại
này lại khá phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Đó có thể là cặp thoại được
dẫn nhập bằng hành vi kích thích, yêu cầu sự phản ứng bằng hành động của
người đối thoại, chẳng hạn như những hành vi cầu khiến, ra lệnh, thậm chí là
hồi đáp bằng sự im lặng.
Ví dụ:
Sp1: (gõ cửa)
Sp2: Mời vào.
hoặc: Sp1: Con tắt giúp mẹ cái quạt.
Sp2: (đứng dậy và tắt quạt).
1.2.3.2. Cặp thoại hai tham thoại
Loại này là phổ biến và là loại thông thường trong hội thoại, mỗi tham
thoại ứng với một chức năng ổn định. Tham thoại thứ nhất có chức năng dẫn
nhập (initiative), tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp (reactive).
Ví dụ: Sp1: Anh đi đâu đấy?
Sp2: Tôi đi làm
Để cụ thể hóa các cặp thoại thì đã có nhiều nghiên cứu để xây dựng các
mô hình dựa vào các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn. Trong đó có thể
tổng kết thành các loại như: trần thuật – trần thuật, trần thuật – hỏi, hỏi –
mệnh lệnh, hỏi – cảm thán, mệnh lệnh – trần thuật, mệnh lệnh – hỏi v.v…
16
Các mô hình này thực chất là sự cụ thể hóa bằng các đơn vị ngữ pháp
biểu hiện trên bề mặt các phát ngôn. Đây là những cặp thoại hai tham thoại
đơn giản, phổ biến trong thực tế giao tiếp.
Nhưng qua nhiều khảo sát từ các đề tài nghiên cứu về cặp thoại thì tần số
xuất hiện của câu hỏi có vai trò dẫn nhập chiếm tỉ lệ cao nhất trong giao tiếp
hàng ngày. Đây cũng chính là lý do mà luận văn muốn chọn để khảo sát.
1.2.3.3. Cặp thoại ba tham thoại
Thường thì hai tham thoại trong một cặp là đủ. Nghĩa là chỉ cần có tham
thoại dẫn nhập và hồi đáp là đủ. Tuy vậy, mỗi tham thoại hồi đáp đều tiềm
tàng khả năng dẫn nhập mà từ đây hội thoại sẽ được triển khai. Cấu trúc điển
hình của loại này là:
Sp1: Dẫn nhập 1
Sp2: Hồi đáp
Sp1: Dẫn nhập 2
Ví dụ:
Sp1: Hôm nay là thứ mấy?
Sp2: Thứ năm
Sp1: Thứ năm à?
1.2.3.4. Cặp thoại phức tạp
Sự phức tạp ở đây không chỉ là do có nhiều tham thoại mà ngay cả khi
có ít tham thoại nhưng chúng lại có nhiều hành vi với nhiều mối quan hệ
chồng chéo nhau.
Có thể là trong lời dẫn nhập có nhiều tham thoại nhưng trong lời hồi đáp
lại chỉ có một tham thoại
Ví dụ:
A: Mất tiền rồi. Bây giờ tao phải làm gì? Về nhà nói với bố mẹ thế nào đây?
B: Sao lại mất?
17
Cũng có thể là trong lời dẫn nhập chỉ có một tham thoại nhưng trong lời
hồi đáp lại có nhiều tham thoại. Chẳng hạn như:
A: Mày bảo ai nói dối?
B: Ai nói không quan trọng. Thế mày mà không nói dối à? im miệng
ngay đi.
Có thể là trong lời dẫn nhập có nhiều tham thoại (như hỏi và ra lệnh). Và
có thể có nhiều tham thoại hồi đáp (như trả lời và im lặng).
Ví dụ:
Mẹ: Mày đi đâu về muộn thế? Nằm xuống!
Con: Con đi chơi ạ. (sau đó nằm xuống).
Nói chung, các cách khái quát để phân loại các cặp thoại như trên chỉ
phản ánh một phần nào của quan hệ trao đáp trong cặp thoại. Trong thực tế,
cấu trúc của cặp thoại phức tạp hơn nhiều. Các cặp thoại hai và ba tham thoại
là loại phổ biến nhất và tự nhiên nhất trong hội thoại giao tiếp hàng ngày.
Trong các cặp thoại ấy thì quan hệ hỏi – đáp lại chiếm tỉ lệ khá cao và phổ
biến. Do đó, loại cặp thoại hai tham thoại được chúng tôi chọn làm đối tượng
để khảo sát.
1.3. Cặp thoại hỏi - đáp
1.3.1. Khái niệm
Đã có nhiều nghiên cứu về cặp thoại, trong đó có cặp thoại hỏi và đáp.
Nhưng đưa ra một khái niệm cụ thể và chính xác về cặp thoại hỏi và đáp thì
thực sự là chưa có tài liệu nào. Bởi các tài liệu chủ yếu đề cập đến cặp thoại.
Nhưng có thể dựa vào các khái niệm về hỏi và đáp mà có thể hiểu về cặp
thoại hỏi – đáp.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, có đưa ra một số khái niệm của hỏi là: “1.
Nói ra điều cần được chỉ dẫn hoặc cần làm sáng tỏ. 2.Yêu cầu được đáp ứng.
3. Kiểm tra kiến thức” [35, tr.728]. Còn khái niệm đáp được giải thích với các
18
nghĩa là: “1. Trả lời. 2. Ủng hộ, đồng tình bằng hành động, việc làm cụ thể”.
[35, tr. 481]
Theo từ điển tiếng Việt phổ thông [33, tr.400], cũng giải thích hỏi theo
các nghĩa sau: “1. Nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu
được trả lời. 2. Nói ra điều mình đòi hỏi hoặc mong muốn ở người ta với yêu
cầu được đáp ứng. 3. Nói lời chào, thăm khi gặp nhau, theo phép xã giao,
chào hỏi”.Còn đáp được giải thích là: “1. Trả lời. 2. biểu thị bằng hành động,
thái độ trước yêu cầu, việc làm hoặc thái độ tốt của người khác.” [33, tr.260]
Như vậy xét về đặc điểm chung của các cách giải thích trên có thể tổng
quát được các cách hiểu như sau: hỏi là đưa ra yêu cầu và cần được đáp ứng,
hoặc trả lời. Còn đáp là trả lời cho những yêu cầu được đưa ra. Như vậy
chúng ta cũng có thể hiểu cặp thoại hỏi đáp là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của
cuộc thoại trong đó lượt lời thứ nhất là đưa ra yêu cầu cần được trả lời, còn
lượt lời thứ hai là trả lời cho những yêu cầu của lượt lời thứ nhất. Trong luận
văn này, chúng tôi cũng thống nhất sử dụng cách dùng phát ngôn hỏi và phát
ngôn đáp để thể hiện sự trao đáp trong giao tiếp thay cho câu hỏi và câu đáp.
Vì phát ngôn là đơn vị hiện thực của câu trong giao tiếp.
1.3.2. Đặc điểm
Cặp thoại hỏi – đáp thực chất là một loại của cặp thoại, vì vậy nó cũng
mang đầy đủ các đặc điểm của một cặp thoại như đặc trưng tuyến tính, tính kế
cận, đặc trưng tích cực và tiêu cực. Do đó về những đặc điểm này không cần
phân tích rõ hơn nữa mà trong phần này luận văn sẽ đề cập đến tính chất hỏi
và đáp của cặp thoại.
Hỏi và đáp thực chất là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó là tiền
đề tồn tại của nhau. Hỏi và trả lời gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Sự thống nhất
về chức năng của hai mặt hỏi và trả lời trong quá trình giao tiếp nhận thức có
mục đích làm sáng tỏ một tình huống chưa biết, chưa rõ.