Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 146 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
*****





Nguyễn Thị Phương Trà




Bước đầu khảo sát phạm trù "có thể"
trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản
(qua cứ liệu tiếng Pháp, so sánh với tiếng việt)




Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn



















Hà Nội – 2005

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
*****



Nguyễn Thị Phương Trà




Bước đầu khảo sát phạm trù "có thể"
trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản
(qua cứ liệu tiếng Pháp, so sánh với tiếng việt)


Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học


Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ

Mã số: 5.04.08



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp












Hà Nội – 2005
Mục lục


Phần mở đầu 1
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Lịch sử vấn đề 2
III. Phạm vi nghiên cứu 4
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4
V. Bố cục luận văn 5
Chương 1
Xác định cách hiểu phạm trù “có thể” với tư cách là một nội dung

của tình thái nhận thức và tình thái căn bản cùng các vấn đề liên
quan 6
1.1. Phân biệt tình thái và nội dung mệnh đề 6
1.2. Tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn 9
1.2.1. Tình thái của hành động phát ngôn 9
1.2.2. Tình thái của lời phát ngôn 10
1.3. Tình thái khách quan và tình thái chủ quan 11
1.3.1. Tình thái khách quan 11
1.3.2. Tình thái chủ quan 13
1.4. Tình thái căn bản và tình thái nhận thức 17
1.4.1. Tình thái căn bản 17
1.4.2. Tình thái nhận thức 19
1.5. Phạm trù ”có thể” trong tình thái nhận thức và tình thái căn bản 21
1.6. Hiện tượng mơ hồ về tình thái 22
1.7. Các phương tiện ngôn ngữ biểu đạt tình thái 26
1.7.1. Các phương tiện biểu đạt tình thái trong tiếng Pháp 26
1.7.2. Các phương tiện biểu đạt tình thái trong tiếng Việt 29
1.7.3. Sự ảnh hưởng của các đặc điểm loại hình đến việc lựa chọn các
phương tiện biểu hiện 30
1.8. Tiểu kết 31
Chương 2
Các phương tiện biểu thị phạm trù “có thể” trong tiếng Pháp và
các cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt 32
2.1. Về định hướng đối chiếu 32
2.2. Các phương tiện biểu thị phạm trù “có thể” trong tình thái nhận thức . 32
2.2.1. Các thức của động từ 32
2.2.1.1. Thức trực thái – indicatif 33
2.2.1.2. Thức điều kiện – conditionnel 34
2.2.1.3. Thức giả định – subjonctif 36
2.2.2. Một số động từ tình thái (không đi cùng với thức giả định):

sembler, paraợtre, devoir, penser, croire 38
2.2.2.1. Sembler 38
2.2.2.2. Paraợtre 39
2.2.2.3. Devoir 41
2.2.2.4. Penser và croire 42
2.2.3. Các trạng từ: peut-être, sans doute 43
2.2.3.1. Peut-être 43
2.2.3.2. Sans doute 45
2.2.4. Các tính từ trong cấu trúc vô nhân xưng :Il est possible que, il
est probable que 46
2.2.5. Một số danh từ trong các cấu trúc câu 47
2.2.5.1. Avoir l’air 47
2.2.5.2. Avoir l’impression 48
2.2.6. Một số kiểu câu 48
2.2.6.1. Qui sait 48
2.2.6.2. N’est-ce pas 49
2.2.6.3. Câu nghi vấn 49
2.2.6.4. On dirait que, on eÛt dit que 50
2.2.6.4. Comme 51
2.3. Các phương tiện biểu thị phạm trù “có thể” trong tình thái căn bản 52
2.3.1. Phương tiện hiển ngôn 52
2.3.2. Phương tiện hàm ngôn 53
2.4. Động từ pouvoir và hiện tượng mơ hồ tình thái 54
2.4.1. Động từ pouvoir trong tình thái căn bản và tình thái nhận thức 54
2.4.2. Một số tiêu chí phân biệt pouvoir trong tình thái căn bản và
pouvoir trong tình thái nhận thức 57
2.4.2.1. Câu phủ định 57
2.4.2.2. Câu hỏi 58
2.4.2.3. Câu nguyên thể 59
2.4.2.4. Tính chất động – tĩnh của sự việc 59

2.4.2.5. Ngữ cảnh 60
2.4.3. Phân tích ví dụ dựa trên các tiêu chí và một vài nhận xét về
cách chuyển dịch sang tiếng Việt 61
2.5. Tổng kết và nhận xét về các phương tiện biểu thị phạm trù “có thể” 67
2.5.1. Bảng tổng kết 67
2.5.2. Một số nhận xét 69
2.6. Tiểu kết 70
Chương 3
Một số ứng dụng vào giảng dạy tiếng Pháp 72
3.1. ứng dụng vào giảng dạy 72
3.1.1. Hiện trạng dạy và học các phương tiện biểu thị phạm trù “có
thể” trong tiếng Pháp 72
3.1.1.1. Về giáo viên 72
3.1.1.2. Về học sinh 76
3.1.1.3. Về giáo trình 78
3.1.2. Đề xuất một số giải pháp 81
3.1.2.1. Một số đề xuất về người dạy và người học 81
3.1.2.2. Một số kiểu bài tập đề nghị 83
3.2. Tiểu kết 86

Phần kết luận 88
Danh mục tài liệu tham khảo 91
Danh mục nguồn tư liệu trích dẫn 97
Phụ lục 102


1
Phần Mở đầu

I. Lí do chọn đề tài

Khi giao tiếp, người ta không chỉ truyền cho nhau thông tin miêu tả
mà còn muốn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước thông tin đó. Trước
một sự việc nào đó, người này còn nghi ngờ về tính hiện thực của nó, người
kia lại hoàn toàn có thể tin chắc là nó tồn tại. Không chỉ quan tâm đến hiện
tượng này, chúng tôi còn muốn được nghiên cứu sâu về nó và biết rằng
trong ngôn ngữ, có một phạm trù ngữ nghĩa thể hiện thái độ hoặc ý kiến
của người nói đối với điều được nói đến trong câu, gọi là tình thái.
Trong quá trình học tập và giảng dạy hai ngôn ngữ là tiếng Việt và
tiếng Pháp, chúng tôi lại nhận thấy rằng "có thể" là một phạm trù tình thái
rất thú vị, ở chỗ nó có mặt trong cả hai loại tình thái là tình thái nhận thức
và tình thái căn bản
1
nhưng lại có nội dung biểu đạt không giống nhau. Nếu
như "có thể" trong tình thái nhận thức là phạm trù tình thái thể hiện thái độ
không cam kết tuyệt đối của người nói đối với tính chân thực của điều mình
nói ra thì trong tình thái căn bản, "có thể" lại được hiểu là một sự cho phép
người nghe quyền thực hiện hành động được nêu trong phát ngôn. Hơn
nữa, chúng tôi còn thấy rằng phạm trù này được hai ngôn ngữ thể hiện bằng
những phương tiện đặc trưng của từng ngôn ngữ. Vì vậy, chúng tôi quyết
định chọn đề tài này để nghiên cứu, với mong muốn nó sẽ có ý nghĩa khoa
học về lí luận và thực tiễn.
a. Giá trị về lí luận:
Trước hết, luận văn của chúng tôi mong muốn được góp phần làm
sáng rõ một phạm trù nội dung ngữ nghĩa quan trọng là phạm trù tình thái,
mà cụ thể hơn nữa là đưa ra sự phân biệt giữa hai loại tình thái quan trọng

1
Chúng tôi sẽ giải thích nội hàm của hai thuật ngữ này trong chương 1,
chương cơ sở lí thuyết.


2
là tình thái nhận thức và tình thái căn bản. Tình thái nhận thức đã từng
được nghiên cứu ở một số công trình gần đây, còn tình thái căn bản thì
được biết đến chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi càng cố gắng tìm hiểu về nó
sao cho có thể phát hiện được điều gì đấy mới mẻ.
Sau nữa, luận văn cũng muốn góp phần làm thấy rõ những khác biệt
về loại hình của hai ngôn ngữ trên. Những khác biệt này thể hiện ở các kiểu
phương tiện biểu đạt phạm trù "có thể". Chẳng hạn, ở tiếng Pháp, thời và
thức của động từ là những phương tiện đắc lực, trong khi đó, ở tiếng Việt,
vai trò này lại phải nhường cho các phương tiện từ vựng.
b. Giá trị về thực tiễn:
Là giáo viên dạy tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh khi
giao tiếp thường quan tâm đến nội dung thông tin được truyền đạt mà nhiều
khi bỏ quên yếu tố quan điểm, thái độ của người nói trước thông tin ấy.
Hiện tượng này xuất phát từ việc các em ít được học các kiến thức về tình
thái và các phương tiện biểu đạt tình thái. Vậy thì người giáo viên lại càng
phải nắm vững những kiến thức này để kịp thời trang bị cho học sinh, giúp
các em tự tin và thành công hơn trong giao tiếp bằng ngoại ngữ nói chung,
bằng tiếng Pháp nói riêng. Chính vì vậy, qua nghiên cứu của luận văn,
chúng tôi còn mong muốn những kiến thức thu được sẽ giúp ích cho công
tác giảng dạy tiếng Việt và tiếng Pháp, công tác biên soạn giáo trình. Ngoài
ra, nó còn hữu ích cho hoạt động dịch thuật Pháp - Việt và Việt - Pháp bởi
người dịch luôn phải nắm bắt được thái độ của các chủ ngôn trước các sự
kiện đặng có thể tìm cách chuyển dịch sang thứ tiếng khác sao cho phù hợp
nhất.
II. Lịch sử vấn đề
Trong các thập niên trước đây, các nhà ngôn ngữ học quan tâm nhiều
đến ngôn ngữ ở phương diện cấu trúc tĩnh, họ chỉ chú ý đến hình thức mà
chưa đi sâu nghiên cứu mặt nội dung biểu đạt, đặc biệt là ít quan tâm đến


3
những sự kiện lời nói. Gần đây, các nhà ngôn ngữ học đã và đang có những
nghiên cứu nhằm bổ khuyết những thiếu sót đó. Có thể nói, chưa bao giờ
vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng lại lôi kéo sự chú ý của giới ngôn ngữ học như
hiện nay. Nghiên cứu những hiện tượng tình thái và các phương tiện biểu
hiện chúng chính là nằm trong xu hướng chung này.
ở Việt Nam, bắt đầu từ Cao Xuân Hạo với cuốn sách Tiếng Việt -
Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1 (1991), một số nhà Việt ngữ học
cũng chọn con đường đi mới mẻ này để nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện vẫn có
chưa nhiều các công trình chuyên sâu về ngữ nghĩa, tình thái, đặc biệt là
các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu giữa các ngôn ngữ, nhất là giữa
các ngôn ngữ khác xa nhau về loại hình.
Xét riêng về các công trình so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ, trong
những năm gần đầy, đã có một số công trình nghiên cứu về tình thái nhận
thức trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đó là Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị
Cẩm Thanh khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu thị tình thái
không thực hữu; là Luận án Tiến sĩ của Ngũ Thiện Hùng tìm hiểu các
phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức, Luận án
Tiến sĩ của Phạm Thị Ly nghiên cứu thức trong tiếng Anh và các tiểu từ
tình thái trong tiếng Việt
Về tiếng Pháp, các công trình nghiên cứu tình thái còn thưa thớt
hơn. Hiện chúng tôi mới biết đến Luận án Tiến sĩ của Trần Thị Mỹ đi sâu
tìm hiểu các yếu tố biểu thị tình thái nhận thức trong câu tiếng Pháp, có so
sánh với tiếng Việt.
Có thể thấy rằng hướng nghiên cứu về tình thái nói chung trong sự so
sánh với hai thứ tiếng là một hướng đi với nhiều cái mới để khám phá,
nhưng cũng chính vì thế mà lại đặt ra nhiều thử thách cần phải vượt qua.
Công trình của chúng tôi, bên cạnh việc nghiên cứu ý nghĩa tình thái nhận

4

thức, còn phải tìm hiểu về tình thái căn bản. Đây chính là thử thách mà
chúng tôi đặt ra trong luận văn của mình.
III. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi không có điều
kiện khảo sát chi tiết đầy đủ các phương tiện biểu thị phạm trù có thể trong
tình thái nhận thức và tình thái căn bản. Công trình của chúng tôi chỉ dừng
lại ở giới hạn "bước đầu khảo sát" mà thôi. Bên cạnh đó, do điều kiện làm
việc cụ thể (là một giáo viên tiếng Pháp) chúng tôi chú trọng nhiều đến việc
khảo sát các phương tiện bằng tiếng Pháp hơn là các phương tiện bằng
tiếng Việt. Các phương tiện bằng tiếng Việt chỉ được đưa ra trong sự so
sánh với các phương tiện bằng tiếng Pháp.
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đầu tiên, luận văn tìm hiểu những vấn đề lí thuyết chung về tình thái,
về tình thái nhận thức, tình thái căn bản, đặc biệt về phạm trù "có thể" trong
hai loại tình thái trên. Trên cơ sở những lí thuyết chung đó, luận văn tìm
hiểu một số phương tiện biểu đạt phạm trù "có thể" trong tiếng Pháp, có so
sánh với tiếng Việt. Từ đó, luận văn có một số phân tích ứng dụng trong
dịch thuật và dạy học tiếng Pháp, đặc biệt trong việc xử lí những trường
hợp mơ hồ tình thái có liên quan đến phạm trù "có thể".
2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ trên, luận văn sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:
a. Phương pháp chung: diễn dịch và quy nạp.

5
+ Diễn dịch: xuất phát từ một phạm trù ngữ nghĩa chung thuộc tình
thái nhận thức và tình thái căn bản để đi đến phân tích hiện tượng cụ thể là
các cách biểu đạt phạm trù "có thể".
+ Quy nạp: từ những biểu hiện cụ thể trong tiếng Pháp (có so sánh

với tiếng Việt), xây dựng các mô hình, cấu trúc và tiến hành các thao tác
phân loại, đối chiếu.
b. Phương pháp đặc thù: so sánh đối chiếu
Do đối tượng nghiên cứu liên quan đến cả hai thứ tiếng nên cần sử
dụng phương pháp này để rút ra các nét tương đồng và dị biệt về cách thể
hiện phạm trù "có thể".
c. Các thủ pháp ngôn ngữ học: những thủ pháp ngôn ngữ học quen
thuộc như khúc giải, miêu tả, phân tích ngữ cảnh cũng sẽ được vận dụng
một cách linh hoạt để làm sáng rõ nội dung của các hiện tượng ngôn ngữ.
V. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu (5 trang), Kết luận (3 trang), luận văn được
chia thành ba chương như sau:
+ Chương 1: Xác định cách hiểu phạm trù "có thể"với tư cách là một
nội dung của tình thái nhận thức và tình thái căn bản cùng các vấn đề liên
quan.
+ Chương 2: Các phương tiện biểu thị phạm trù "có thể" trong tiếng
Pháp và các cách biểu đạt tương ứng trong tiếng Việt.
+ Chương 3: Một số ứng dụng vào giảng dạy tiếng Pháp.
Bên cạnh đó, luận văn cũng cung cấp một danh mục Tài liệu tham
khảo gồm 67 đơn vị, một danh mục Nguồn tư liệu trích dẫn gồm 54 đơn
vị và ba Phụ lục gồm 34 trang.

6
Chương 1

Xác định cách hiểu phạm trù "có thể" với tư cách là một nội
dung của tình thái nhận thức và tình thái căn bản cùng các
vấn đề liên quan
1.1. Phân biệt tình thái và nội dung mệnh đề
Tình thái và nội dung mệnh đề là hai thành phần cơ bản trong cấu

trúc ngữ nghĩa của phát ngôn. Sự đối lập giữa hai thành phần này là một
trong những đối lập cơ bản, làm cơ sở cho lý thuyết tình thái và được thừa
nhận rộng rãi trong ngôn ngữ học. Vậy tình thái và nội dung mệnh đề là gì?
Trong ngôn ngữ học, có lẽ Charles Bally được coi là người đầu tiên
chủ trưong phân biệt hai thành phần này. Theo ông, trong câu có hai yếu tố
cần được phân biệt là dictum và modus. Dictum là bộ phận biểu hiện một
nội dung sự tình ở dạng tiềm năng nào đó. Do đó, dictum tương ứng với
chức năng thông tin, miêu tả, giao tiếp của ngôn ngữ. Trong lúc đó, modus
lại hướng đến sự phân tích, mổ xẻ về mặt tâm lí, thể hiện những nhân tố
thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với
điều được nói ra, xét trong mối quan hệ với thực tế, với người đối thoại và
với hoàn cảnh giao tiếp. Modus tham gia vào quá trình thực tại hóa, biến
nội dung sự tình còn ở dạng tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Nó cho
biết, chẳng hạn, sự tình nêu trong phát ngôn là khả năng hay hiện thực,
khẳng định hay phủ định, mức độ cam kết của người nói đối với độ tin cậy
của thông tin đến đâu, sự đánh giá, tình cảm, ý chí, mong muốn, ý đồ của
người nói khi phát ngôn là thế nào v.v Xét các phát ngôn sau:
(1a). An đi du học nước ngoài.
(1b). An không đi du học nước ngoài.
(1c). Nghe đâu An đi du học nước ngoài.
(1d). Có lẽ An đi du học nước ngoài rồi.

7
(1e). Té ra là An đi du học nước ngoài.
(1g). Làm như thể An đi du học nước ngoài ấy!
(1h). Mừng một cái là An lại đi du học nước ngoài.
Các phát ngôn trên đây đều có chung một nội dung mệnh đề là nói về
việc An đi du học nước ngoài. Nhưng các phát ngôn này lại không giống
nhau về các khía cạnh của tình thái. Nếu như phát ngôn (1a) khẳng định
việc An đi du học nước ngoài là có thật, là chính xác, thì phát ngôn (1b) lại

phủ nhận điều đó, tức đối với người nói, An chắc chắn không đi du học ở
nước ngoài. ở phát ngôn (1c), (1d), người nói lại không khẳng đinh hay phủ
định hoàn toàn sự tình trên, mà chỉ "dám" đưa ra một lời đoán định không
chắc chắn, hoặc là dựa trên sự suy lí của bản thân (phát ngôn 1d), hoặc là
dựa trên tin đồn (phát ngôn 1c). Như vậy, sự tình được truyền đạt là có thể
đúng, có thể sai và người nói không đảm bảo về tính chân thực của nó. Phát
ngôn (1e) cho thấy người nói nghĩ là sự tình này đã xảy ra, đã là hiện thực,
chỉ có điều bây giờ anh ta mới biết, mới vỡ lẽ. Phát ngôn (1g), cũng giống
(1b) ở chỗ người nói quả quyết rằng An không đi du học, nhưng sự quả
quyết này dường như không trung tính như (1b), mà còn kèm theo sự đánh
giá của người nói. Phát ngôn (1h) biểu thị sự đánh giá tích cực của người
nói đối với một sự tình hiện thực, xem đó là một điều đáng mong muốn.
Hai thành phần dictum và modus trong cấu trúc ngữ nghĩa của phát
ngôn còn được quan tâm bởi nhiều nhà ngôn ngữ học khác. Palmer phân
biệt trong câu "những yếu tố biểu thị tình thái và những yếu tố biểu thị
mệnh đề". Còn theo Searle, sự phân biệt giữa nội dung mệnh đề và tình thái
rất gần gũi với sự khác biệt giữa hành vi tạo lời và hành vi tại lời. Cao
Xuân Hạo cho rằng, dictum là một tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lô gích)
và các tham tố của nó, được xem xét như một mối liên hệ tiềm năng, còn
modus là cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối liên hệ ấy là có thật
(hiện thực) hay là không có thật (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất

8
yếu hay là không tất yếu, là có thể hay là không thể có được. Ch.Bally nhận
thấy rằng modus là thành phần luôn có mặt trong câu, có thể hòa trộn với
nội dung mệnh đề, và trong một số trường hợp là không được đánh dấu
(unmarked). Chẳng hạn Trời mưa trên thực tế là tương ứng với khúc giải :
(Tôi nhận thấy là) trời mưa.
Hai thành phần này còn được gọi tên bằng những thuật ngữ khác
nhau, tùy theo từng tác giả. Ngoài modus / dictum, người ta còn thấy các

cặp thuật ngữ khác như tình thái / ngôn liệu, tình thái / cơ sở mệnh đề, tình
thái / mệnh đề, tình thái / propo Chúng ta có thể tìm hiểu kĩ hơn quan
niệm của một số tác giả trong việc lựa chọn các cặp thuật ngữ như vậy.
Theo Fillmore (1968, tr 23. Dẫn theo 9:15), cấu trúc nghĩa của câu
bao gồm hai thành phần: "mệnh đề" đối lập với "tình thái". Mệnh đề được
hiểu như là tập hợp những quan hệ có tính phi thời (tenseless) giữa các
động từ và danh từ, còn tình thái gồm các loại ý nghĩa có liên quan đến toàn
bộ câu (the sentence - as - a - whole) như phủ định, thì, thức và thể . Công
thức Câu = tình thái + mệnh đề được thể hiện như sau: S = M + P.
Culioli không dùng thuật ngữ "mệnh đề" (proposition), bởi theo ông,
thuật ngữ này khiến người ta băn khoăn, không biết nên hiểu nó theo nghĩa
lô gích hay theo một nghĩa nào khác. Thêm nữa, thuật ngữ mode / mood
(thức) có thể được hiểu theo nghĩa rất hẹp, chỉ như là một phạm trù ngữ
pháp gắn với động từ trong những ngôn ngữ biến hình. Trong khi đó, tình
thái không chỉ được thể hiện bằng thức và không đồng nhất với thức theo
nghĩa hẹp, mặc dù trong ngôn ngữ học, cũng có những tác giả gắn tình thái
với phạm trù thức của động từ, chẳng hạn như thức subjonctif - một cách
thức biểu thị sự không chắc chắn. Chính vì vậy, Culioli chọn thuật ngữ
ngôn liệu (lexis) với mục đích nhấn mạnh tính chất nguyên liệu, tiềm tàng,
phi tình thái, chưa có tư cách là một phát ngôn về một sự tình nào đó. Về
thực chất, ngôn liệu tương đương với dictum của Ch. Bally. Như vậy, với

9
Culioli, sự đối lập giữa hai thành phần nội dung cơ bản trong câu là sự phân
biệt giữa tình thái và ngôn liệu.
Cặp thuật ngữ propo (viết tắt của proposition) và tình thái được
Pottier chọn dùng cũng với tinh thần như vậy.
Theo quan sát của chúng tôi, trong số các thuật ngữ được sử dụng,
cặp thuật ngữ tình thái / nội dung mệnh đề là phổ biến và hợp lí hơn cả.
Không nghi ngờ gì nữa, đó là vì thuật ngữ tình thái tỏ ra bao quát hơn và

quen thuộc hơn các thuật ngữ khác. Còn thuật ngữ nội dung mệnh đề , một
mặt cho thấy tính tiềm năng của sự tình được biểu hiện, mặt khác lại không
hoàn toàn trùng với cách hiểu của lô gich học. Cặp thuật ngữ này cũng tạo
điều kiện cho việc cấu tạo các thuật ngữ khác như khung tình thái (theo cái
nghĩa, trong câu có thể có nhiều yếu tố tham gia biểu thị tình thái, cùng
tương tác với nội dung mệnh đề), nội dung mệnh đề của hành vi ngôn ngữ
v.v
Như vậy, khái niệm tình thái được định nghĩa xuất phát từ sự đối lập
giữa hai thành phần cơ bản trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu (là tình thái và
nội dung mệnh đề). Đây là một phạm trù rất cơ bản, có mặt trong tất cả các
ngôn ngữ và hiện diện ở mọi câu nói. Về vai trò của nó trong câu, đã có
một cách diễn đạt rất chính xác và sinh động “Tình thái là linh hồn của câu
nói” (Ch. Bally, dẫn theo 28). Tuy nhiên, khái niệm tình thái là một khái
niệm rất phức tạp, trong những mục tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ
nội hàm của khái niệm này. Theo đó, tình thái của câu nói được chia ra
thành hai phạm trù lớn, đó là tình thái của hành động phát ngôn (về cơ bản,
thuộc về dụng học) và tình thái của lời phát ngôn (về cơ bản, thuộc nghĩa
học).
1.2. Tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời
phát ngôn

10
1.2.1. Tình thái của hành động phát ngôn
Tình thái của hành động phát ngôn (modalité d'énonciation) liên
quan đến chủ thể của hành động phát ngôn, thể hiện thái độ tường thuật của
chủ thể trong mối quan hệ với người nghe (57: 580). Tình thái này được thể
hiện bằng nhiều kiểu câu: trần thuật (khẳng định hoặc phủ đinh), nghi vấn,
cầu khiến, cảm thán Chẳng hạn cùng một nội dung sự việc (việc Mai
đến), có thể có các kiểu tình thái khác nhau được thể hiện bằng những kiểu
câu khác nhau: khẳng định (Mai đến.), phủ định (Mai không đến), cầu

khiến (Đến đi Mai!), nghi vấn (Mai đến phải không?)
1.2.2. Tình thái của lời phát ngôn
Tình thái của lời phát ngôn (modalité d'énoncé) cũng liên quan đến
chủ thể của hành động phát ngôn, nhưng là sự thể hiện thái độ của người
nói đối với nội dung phát ngôn (kiểu tình thái này thực hiện chức năng biểu
cảm (fonction expressive) trong số sáu chức năng của lời nói (fonctions du
langage) mà Jakobson phân biệt). Nó thể hiện cách người phát ngôn đánh
giá khả năng chân thực của nội dung phát ngôn. Bên cạnh những đánh giá
của lô gich học cổ điển - giới hạn ở tính chân thực (la vérité), tính có thể (la
possibilité), tính cần thiết (la nécessité) và ngược lại - còn có nhiều kiểu
đánh giá khác: mệnh đề phát ngôn có thể là chắc chắn (certaine), bắt buộc
(obligatoire), cho phép (permis), hoặc là được đánh giá từ góc độ tình cảm:
có ích (utile), sung sướng (heureuse), dễ chịu, thoải mái (agréable), mong
muốn (souhaitable). Theo cách hiểu như vậy, nói đến tình thái cũng là nói
đến tính chủ quan trong phát ngôn.
Theo C. Kerbrat - Orecchioni (50:120), tính chủ quan (la
subjectivité) được chia ra làm hai mặt:
+ Khía cạnh tình cảm (l'affectif): liên quan đến tất cả các cách biểu
đạt tình cảm của người nói.

11
+ Khía cạnh đánh giá (l'évaluatif): tương ứng với tất cả các kiểu đánh
giá, nhận định của người nói. Sự đánh giá theo cái tốt (le bon), cái xấu (le
mauvais) (thuộc về đạo nghĩa: axiologique) và sự đánh giá theo cái đúng
(le vrai), cái sai (le faux) và cái không chắc chắn (l'incertain) (thuộc về
nhận thức: épistémique).
D. Maingueneau (55:112) chỉ ra rằng tình thái của lời phát ngôn
không liên quan đến mối quan hệ giữa người nói và người nghe, mà đặc
trưng cho cách thức mà người nói đặt phát ngôn trong sự so sánh với cái
đúng, cái sai, cái khả năng, cái chắc chắn, hoặc so với những đánh giá như

điều sung sướng, điều buồn bã
Trong cuốn Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 , Cao
Xuân Hạo cũng đề cập đến tình thái của lời phát ngôn khi nói rằng cấp độ
tình thái này liên quan đến thái độ của người nói đối với điều được nói ra.
Tác giả còn nói thêm, trong câu trần thuật, tình thái được phân ra thành hai
loại: a) Tình thái của câu nói (modalité de la phrase): phản ánh thái độ của
người nói đối với điều mình nói ra. Và b) Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt
nhân (modalité de la prédiction): phản ánh những dạng thức thể hiện của
hành động, quá trình, trạng thái hay tình cảm do phần thuyết hay vị ngữ
biểu thị.
Đề tài của chúng tôi không đi sâu nghiên cứu cấp độ tình thái của
hành động phát ngôn (vốn là địa hạt riêng của dụng học), mà tập trung vào
tình thái của lời phát ngôn bằng cách tiếp tục phân biệt trong cấp độ này hai
loại tình thái khách quan và tình thái chủ quan, tức chủ yếu dừng lại trên
địa hạt nghĩa học và cú pháp.
1.3. Tình thái khách quan và tình thái chủ quan
1.3.1. Tình thái khách quan

12
Các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước đều có chung quan điểm
coi đây là phạm trù tình thái thể hiện những mối quan hệ giữa nội dung
được miêu tả trong phát ngôn với hiện thực cuộc sống.
Con người nhận thức về thế giới khách quan thông qua các phán
đoán. Mỗi đối tượng trong thế giới khách quan đều có những thuộc tính
nhất định. Chúng ta nhận thức được rằng đối tượng S có thuộc tính P khi
nghĩ rằng "S thì P". Và khi nhận thức ấy được thể hiện ra bằng ngôn từ thì
nó sẽ là, chẳng hạn, "Con đường này rộng" hay "Cái bút này không viết
được". Đó là những phán đoán. Trong lô gích, người ta thường quan tâm
tới giá trị chân lí của các phán đoán, tới mức độ phù hợp của phán đoán với
thực tế. Từ đó, các phán đoán được phân loại thành ba nhóm lớn: khả năng,

tất yếu và hiện thực. Phán đoán khả năng phản ánh xác suất có mặt hay
vắng mặt của một đặc trưng nào đó ở đối tượng (tức là đối tượng có thể
mang đặc trưng đó ít nhất là trong một thế giới khả năng (possible world)
nào đó), khi đó cấu trúc của phán đoán là S có lẽ là P (Hôm nay có lẽ là
trời nắng to). Phán đoán tất yếu thể hiện những nội dung nhận thức mà đặc
trưng nêu ở vị từ có ở đối tượng trong mọi điều kiện (đối tượng mang đặc
trưng được nêu trong mọi thê giới khả năng): S tất yếu là P (Trái đất tất
nhiên quay quanh mặt trời). Còn phán đoán hiện thực thì xác nhận sự có
mặt hay vắng mặt của đặc trưng nào đó ở đối tượng như là một hiện thực
(Ngày mai là mồng 1 Tết). Trong lô gic học, các phán đoán có thể được
phân loại theo các tiêu chí khác nhau, cách phân loại phán đoán trên đây là
dựa theo các tham số tình thái (hay là theo mức độ nhận thức). Trong lô
gích học truyền thống, khái niệm tình thái, hay modus, được sử dụng từ rất
lâu, gắn với sự phân loại các phán đoán, các mệnh đề lô gích dựa trên
những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ giữa hai thành phần chủ từ và vị từ.
Như vậy, đúng như nhiều nhà ngôn ngữ học đã nhận xét, khái niệm tình
thái của lô gích chỉ nhằm vào một số kiểu quan hệ chung nhất của phán
đoán với hiện thực, mang tính chất khách quan, bản thể, và xem đó như

13
một đặc trưng nội tại của bản thân cấu trúc chủ từ - vị từ lô gích. Tình thái,
hiểu theo nghĩa như vậy, tách khỏi những nhân tố thuộc về thái độ, tình
cảm, đánh giá, mục đích, nhu cầu, ý chí của con người nói chung và của
từng chủ thể phát ngôn nói riêng. Người ta gọi tình thái của lô gích là tình
thái khách quan chính là vì lí do như vậy.
1.3.2. Tình thái chủ quan
Đối lập với tình thái khách quan là tình thái chủ quan, là loại tình thái
được ngôn ngữ học quan tâm và coi đó là một bộ phận thuộc nội dung ngữ
nghĩa của câu.
Tình thái là một phạm trù cơ bản của ngôn ngữ, tập hợp những hiện

tượng ngữ nghĩa - chức năng mà đặc trưng của chúng là thể hiện không chỉ
những mối quan hệ giữa nội dung được miêu tả trong phát ngôn với hiện
thực cuộc sống (là đặc trưng của tình thái khách quan, như đã nói ở trên)
mà còn thể hiện những thái độ, quan điểm đánh giá của người nói đối với
nội dung miêu tả trong câu. Đặc trưng này chính là thuộc về tình thái chủ
quan.
Nhiều nhà ngôn ngữ học đã đưa ra các định nghĩa về tình thái nói
chung và tình thái chủ quan nói riêng. Vinogradov (1977) cho rằng tính
tình thái được xác lập theo quan điểm của người nói, nhưng quan điểm đó
lại được xác định bởi vị trí của người nói vào thời điểm phát ngôn đối với
người đối thoại và với cái phân đoạn thực tế được phản ánh, được thể hiện
trong câu.
Phạm trù tính tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói đối với
nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn đối với thực tế. Đó là cách định
nghĩa của Gak (1986).
Benveniste không đưa ra một lời định nghĩa cụ thể về tính tình thái,
nhưng theo các nhận xét của ông, có thể hiểu phạm trù này gắn với những
chờ đợi, mong muốn, đánh giá, thái độ của người nói đối với nội dung phát

14
ngôn, với người đối thoại, với những kiểu mục đích phát ngôn và được
thể hiện bằng nhiều loại phương tiện (1966).
Liapol (1990) thì định nghĩa tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức
năng thể hiện các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng
như các dạng đánh giá chủ quan khác nhau đối với điều được thông báo.
Theo Lyons (1977), tình thái là thái độ của người nói đối với nội
dung mệnh đề mà câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả.
J.Gardes-Tamine, M-A. Pelliza (1998) cũng đưa ra quan điểm của
mình về phạm trù này khi nói rằng tình thái là phạm trù đánh dấu thái độ
của người nói đối với phát ngôn và đối với hành động phát ngôn của anh ta.

Khái niệm tình thái trong quan điểm của Palmer (1986) là thông tin
ngữ nghĩa của câu, nó thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với
điều được nói đến trong câu.
Còn Bybee lại hiểu tình thái theo một nghĩa rộng hơn, là tất cả những
gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề.
ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học cũng đã có sự quan tâm đến phạm
trù này. Cao Xuân Hạo (10:50), khi so sánh với tình thái trong lô gích học,
cho rằng "các tình thái của phát ngôn làm thành một bảng màu cực kỳ đa
dạng, trong đó phần lớn đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính
hiện thực, tính tất yếu và tính khả năng, nhưng dưới nhiều sắc thái khác
nhau và có nhiều cách biểu hiện khác nhau".
Hoàng Trọng Phiến (20:30), đề nghị một cách hiểu về tính tình thái
như là một phạm trù ngữ pháp của câu. "Nó có tác dụng thông báo một điều
gì mới mẻ. Qua câu người nhận hiểu rõ người nói có thái độ như thế nào
đối với hiện thực, người nói trình bày hiện thực với sự đánh giá của mình".
Hoàng Tuệ (28:742) lại gắn tình thái với sự phân tích về mặt ngữ
nghĩa của câu, "sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của người nói

15
trong hoạt động phát ngôn, tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng, tác
động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động
ngôn ngữ".
Đỗ Hữu Châu (2) cũng từ góc độ dụng học mà nói rằng "tình thái bao
gồm toàn bộ những ý nghĩa thuộc phạm vi dụng học và hợp lại thành
thông điệp bộc lộ kèm lõi P của câu".
Theo định nghĩa của Từ điển Giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học
(34:296), tính tình thái được hiểu là Phạm trù ngữ pháp - ngữ nghĩa biểu
thị quan hệ của người nói với phát ngôn và quan hệ của nội dung phát
ngôn với hiện thực khách quan.
Dựa theo các định nghĩa trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng

khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học luôn gắn với con người, với chủ thể
phát ngôn, mà cụ thể ở đây là thái độ, tình cảm của người đó trong mối
quan hệ với nội dung được thông báo trong câu và với thực tế. Đây chính là
điều phân biệt tình thái trong ngôn ngữ, hay còn gọi là tình thái chủ quan,
với tình thái khách quan trong lô gich học.
Đến đây, có thể tổng hợp lại các cách phân loại các ý nghĩa tình thái
khác nhau:
* 3 loại ý nghĩa tình thái của Lyons:
- Tình thái tất suy (tất yếu và khả năng theo lôgích)
- Tình thái nhận thức
- Tình thái đạo nghĩa
* 4 thái của Von Wright:
- Thái khách quan lô gích (alethic modes), hay thái chân thực.
- Thái nhận thức (epistemic modes) hay thái của sự hiểu biết.
- Thái đạo nghĩa (deontic modes), hay thái của sự bắt buộc.
- Thái tồn tại (existential modes), hay thái của sự hiện hữu.
* 3 loại tình thái theo quan điểm của J.G. Tamine và M.A. Pelliza:

16
- Tình thái lô gích: được chia ra làm ba loại nhỏ:
+ Tình thái chân thực lô gích (modalités alétiques)
+ Tình thái nhận thức (modalités épistémiques)
+ Tình thái đạo nghĩa (modalités déontiques)
- Tình thái tình cảm (modalités affectives)
- Tình thái ngôn ngữ (modalités linguistiques)
* 3 loại tình thái theo quan điểm của Paul Laurendeau:
- Tình thái khách quan: bao gồm tình thái ontique, và tình thái chân
thực lô gích (alétique).
- Tình thái chủ quan: gồm tình thái nhận thức (épistémique) và tình
thái đánh giá (appréciative).

- Tình thái hỗn hợp (mixte): gồm tình thái đạo nghĩa (déontique) và
tình thái của sự mong muốn (volitive).
* 4 loại tình thái theo quan điểm của Antoine Culioli:
- Tình thái loại 1, được gọi là "xác nhận" (assertive): liên quan đến
giá trị của sự thật.
- Tình thái loại 2, được gọi là "nhận thức" (épistémique) (gồm tình
thái chân thực khách quan và tình thái nhận thức): liên quan đến cái được
coi là ít nhiều chắc chắn, thuộc phạm trù của khả năng.
- Tình thái loại 3, được gọi là "căn bản" (radicale): bao gồm quyền sở
hữu (propriétés), ý chí, mong muốn (volonté) của chủ thể hành động phát
ngôn trong phát ngôn, gồm áp lực, yêu cầu của chủ thể phát ngôn dành cho
chủ thể hành động trong phát ngôn, gồm sự cho phép - tức thuộc về đạo
nghĩa.
* Sơ đồ các loại ý nghĩa tình thái của Gak:
Tình thái
Chân thực lô gích nhận thức đạo nghĩa
(aletique)
tất yếu bảo đảm tin cậy (xác tín) bắt buộc phải

17
có thể có tính xác suất cho phép
không thể bị gạt bỏ cấm đoán
Những cách phân loại trên đây phần lớn đều có đặc điểm chung là
phân biệt tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Hai loại tình thái này
được coi là hai phạm trù cơ bản của tình thái chủ quan. Luận văn của chúng
tôi dựa trên một sự phân biệt khác hơn một chút, đó là sự phân biệt giữa
tình thái nhận thức (modalités épistémiques) và tình thái căn bản (modalités
radicales). Như đã đề cập trên đây, Antoine Culioli phân chia tình thái ra
thành bốn loại, trong đó cũng có sự đối lập giữa tình thái loại 2 - tình thái
nhận thức và tình thái loại 3 - tình thái căn bản. Có thể nói đây là cách

phân biệt chung nhất và có lẽ là sự đối lập được chấp nhận rộng rãi hiện
nay. Ngoài ra, sở dĩ chúng tôi chọn cách phân biệt này là vì sự đối lập giữa
tình thái căn bản và tình thái nhận thức chính là nguyên nhân sinh ra sự mơ
hồ tình thái theo những phổ rất rộng, tức làm nảy sinh hai cách hiểu khác
nhau trong phạm trù "có thể" (44: 88), mà nội dung của nó sẽ được chúng
tôi đề cập đến ở phần tiếp theo.
1.4. Tình thái căn bản (TTCB) và Tình thái nhận thức
(TTNT)
1.4.1. Tình thái căn bản
TTCB có thể được định nghĩa như là tình thái của hành động
(modalités de l'action). Cách gọi tình thái căn bản được sử dụng khá rộng
rãi từ khi Hofmann (1966) đề xuất sự phân biệt giữa thái căn bản (root
modals) và thái nhận thức (epistemic modals). Còn các cách gọi tình thái
đạo nghĩa, tình thái nhận thức và tình thái trạng huống thì được mượn của
Von Wright (1951).
TTCB được chia ra thành hai loại: một loại là tình thái đạo nghĩa và
loại kia, theo cách gọi của Palmer (1979a) là tình thái trạng huống.

18
Trong tình thái đạo nghĩa, có ba kiểu tình thái là bắt buộc, cấm đoán
và cho phép. Tình thái đạo nghĩa "liên quan đến tính tất yếu hay tính khả
năng của những hành động được thực hiện bởi những hoạt động có trách
nhiệm về phương diện đạo đức" (Lyons, 1977). Ví dụ:
(2). Nó phải ở lại đây!, Cậu có thể mượn xe của tớ nếu cậu muốn.
Như vậy, tình thái đạo nghĩa thuộc phương diện đạo đức (morale),
được đặc trưng bởi ý chí, ý muốn của người yêu cầu cho thực hiện hành
động (Tôi yêu cầu nó phải ở lại, tôi cho phép cậu mượn xe của tôi). Còn
tình thái trạng huống lại liên quan đến các yếu tố thuần túy thuộc về thế
giới vật chất (physique) mà không có sự can thiệp của người yêu cầu thực
hiện hành động, ví dụ như:

(3). Đường bị tắc và họ phải dừng lại ; Bây giờ họ có thể đi được rồi,
đường đã thông suốt. (Việc đi lại của họ không do một ai khác quyết định,
mà chỉ phụ thuộc vào việc đường tắc hay thông mà thôi).
Theo Paul Larreya (53:101), ranh giới giữa hai phạm trù tình thái này
không phải lúc nào cũng rõ nét và, những điểm giống nhau giữa chúng (đặc
biệt là sự có mặt yếu tố ý chí (volonté) của người thực hiện hành động được
yêu cầu) lại còn nhiều hơn những điểm khác nhau.
Paul Larreya (53:104) cho rằng hệ thống TTCB dựa chủ yếu trên giá
trị "Nhân quả và/hoặc ý muốn" (causation et/ou volition).
Chúng ta có thể định nghĩa "ý muốn" như là một vị ngữ (prédicat)
mang nghĩa của các động từ vouloir > muốn, désirer > ao ước, souhaiter >
mong ước (trong tiếng Pháp) hay want > muốn, wish > mong ước (trong
tiếng Anh)v.v trong các câu kiểu như :
(4). Nam veut / désire / souhaite que Mai vienne. > Nam muốn / ao
ước / ước mong là Mai sẽ đến.
Các động từ này có thể biểu hiện nhiều sắc thái đa dạng của ý muốn,
từ một thang độ thấp, ở mức độ khiêm tốn, dè dặt nhất là J'aimerais que >
tôi có mong muốn là cho đến một sự mong muốn có tính chất độc đoán

19
như Je tiens absolument à ce que > tôi muốn được Và dường như mức
độ mạnh mẽ nhất của sự mong muốn này là gần với ý niệm "nhân quả"
(causative).
Nhân quả là mối quan hệ được xác lập giữa hai sự kiện được biểu đạt
trong hai mệnh đề. Vị ngữ "nhân quả" chỉ mối quan hệ của hai mệnh đề,
mệnh đề này là nguyên nhân của mệnh đề kia. Nó có mặt trong kiểu câu có
hai mệnh đề như:
(5) Le vent a fait tomber l'arbre. > Gió làm đổ cây.
Mối quan hệ nhân quả trong câu này được thiết lập bởi sự việc
nguyên nhân (fait causateur) là gió, và sự việc hậu quả (fait causé) là cây bị

đổ.
Đối với "nhân quả", không như với "ý muốn", thật khó mà thiết lập
các mức độ của nó. Có thể nói rằng, nhân quả là một khái niệm có hai trạng
thái là "thật" (vrai) hoặc "giả" (faux), còn ý muốn lại có rất nhiều trạng thái.
Điều đó còn bao hàm một điều là nghĩa của vị ngữ chỉ nhân quả là xác
định, còn ý nghĩa của vị ngữ chỉ ý muốn có thể thay đổi (53: 81).
Khi nói về TTCB, Culioli không phân biệt thành hai phạm trù tình
thái như trên, nhưng cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng TTCB bao
gồm quyền sở hữu (les propriétés), ý chí, mong muốn (la volonté) của chủ
thể hành động trong phát ngôn, gồm áp lực, yêu cầu của chủ thể phát ngôn
dành cho chủ thể hành động trong phát ngôn, và gồm cả sự cho phép - tức
thuộc về đạo nghĩa.
1.4.2. Tình thái nhận thức
Đối lập với TTCB, TTNT là tình thái của sự hiểu biết (modalités de
la connaissance), nó cho biết tình trạng hiểu biết của người nói, đó là sự xác
nhận, cũng như những đảm bảo, cam kết cá nhân của người nói đối với điều
anh ta nói ra. Lyons (1981) nói rằng TTNT là cách trình bày thế giới theo
quan điểm ý kiến của người nói có liên quan đến hiện thực, nhưng đó là

×