Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khảo sát phương thức ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại (liên hệ với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ VŨ LOAN





KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN
HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG HÁN
HIỆN ĐẠI
(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC












HÀ NỘI – 2008




ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ VŨ LOAN





KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC NGÔN NGỮ BIỂU HIỆN
HÀNH VI TỪ CHỐI LỜI CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG HÁN
HIỆN ĐẠI
(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)



Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ

Mã số : 5 04 08


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học :
GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG




HÀ NỘI – 2008

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
0.1. Tính cấp thiết của đề tài 4
0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
0.3. Phương pháp nghiên cứu 5
0.4. Tư liệu nghiên cứu 6
0.5. Bố cục luận văn 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1.Đặt vấn đề 8
1.2. Hội thoại và các khái niệm liên quan 8
1.2.1. Khái niệm hội thoại 8
1.2.2. Các nguyên tắc hội thoại 9
1.2.3. Các quy tắc hội thoại 13
1.2.4. Cấu trúc hội thoại 15

1.3. Hành vi ngôn ngữ và các khái niệm liên quan 16
1.3.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 16
1.3.2. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp 18
1.3.3. Các loại hành vi ngôn ngữ 18
1.4. Hành vi cầu khiến và các khái niệm liên quan 19
1.4.1. Khái niệm hành vi cầu khiến 19
1.4.2. Phân loại hành vi cầu khiến 19
1.5. Hành vi từ chối lời cầu khiến 21
1.5.1. Khái niệm từ chối và hành vi từ chối lời cầu khiến 21
1.5.2. Hoạt động thương lượng trong hành vi từ chối 24
1.5.3. Phân biệt hành vi từ chối với các hành vi khác 28
1.5.4. Phân loại hànhvi từ chối 32
1.6. Các nhân tố tác động đến hành vi từ chối 37
1.6.1. Vấn đề lịch sự 37
1.6.2. Vấn đề văn hóa 37
1.7. Tiểu kết 39
CHƯƠNG II. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ CHỐI TRỰC TIẾP TRONG
TIẾNG HÁN (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) 40
2.1.Đặc điểm chung của hành vi TCTT 40
2.1.1. Khái niệm từ chối trực tiếp 40
2.1.2. Đặc điểm về phương thức thể hiện 40
2.2. Các kiểu loại hành vi từ chối trực tiếp 44
2.3. Các phương tiện biểu hiện HVTCTT chứa thành phần cốt lõi trung tâm 45
2.3.1. Thành phần trung tâm chứa động từ ngôn hành 45
2.3.2. Thành phần trung tâm chứa từ phủ định 46
2.3.3. HVTCTT chứa thành phần trung tâm và thành phần mở rộng 57
2.4. Tiểu kết 66
CHƯƠNG III. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ CHỐI GIÁN TIẾP TRONG
TIẾNG HÁN (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) 68


2
3.1. Đặc điểm chung của hành vi từ chối gián tiếp 68
3.1.1. Khái niệm 68
3.1.2. Đặc điểm về phương thức thể hiện 69
3.1.3. Phân loại hành vi từ chối gián tiếp 69
3.2. Các phương tiện biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp 73
3.2.1. Hành vi từ chối biểu hiện bằng lợi dụng từ vựng 73
3.3. Hành vi từ chối gián tiếp biểu hiện bằng thủ pháp cú pháp 79
3.3.1. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cấu trúc nghi vấn 79
3.3.2. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cấu trúc trần thuật 81
3.2.3. Hành vi từ chối biểu hiện bằng cấu trúc cầu khiến 91
3.4 Tiểu kết
CHƯƠNG IV. KHẢO SÁT CÁCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI TỪ
CHỐI CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VÀ NGƯỜI VIỆT NÓI TIẾNG HÁN (TRÊN CỨ
LIỆU TRẮC NGHIỆM) 99
4.1 Đặt vấn đề 99
4.2 Khảo nghiệm cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối trên cứ
liệu phiếu điều tra 99
4.3. Phân tích tỉ lệ sử dụng các phương thức biểu hiện hành vi từ chối 102
4.3.1 Về nhóm từ vựng 102
4.3.2 Phân tích tỉ lệ sử dụng hình thức từ chối trực tiếp và gián tiếp 103
4.4 Nhận xét 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114



























NHỮNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN



HVCK Hành vi cầu khiến
HVNN Hành vi ngôn ngữ
HVTC Hành vi từ chối
TCTT Từ chối trực tiếp
TCGT Từ chối gián tiếp


3

MỞ ĐẦU
0.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cùng với sự phát triển và hội nhập toàn cầu nhu cầu giao tiếp giữa các
cộng đồng về ngôn ngữ - văn hóa càng được chú trọng và phát triển. Chính
sách của Nhà nước Việt Nam là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước”, muốn làm bạn thì trước hết phải hiểu được ngôn ngữ của bạn và sau
đó là văn hóa của bạn. Chính vì vậy việc phát triển và giảng dạy ngoại ngữ
được nhà nước ta đặc biệt ưu tiên và phát triển. Bên cạnh tiếng Anh là ngôn
ngữ chính còn có các ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Hán được tham gia
giảng dạy tại các trường học. Trung Quốc là một quốc gia lớn nằm tiếp giáp
với phía bắc Việt Nam. Nhu cầu thông thương và hội nhập giữa hai quốc gia
là rất lớn. Chính vì vậy việc học tiếng Hán hiện nay đang là nhu cầu lớn ở
các thành phố chứ không chỉ ở các tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.
Tiếng Hán là kết tinh của tư duy trí tuệ của dân tộc Hán – một dân tộc
có hơn 5000 năm phát triển và xây dựng qua từng thời kì. Tiếng Hán còn là
sự kết tinh của một trong ba nền văn minh lớn nhất thế giới. Tiếng Hán là
ngôn ngữ của dân tộc Hán thuộc hệ ngôn ngữ Hán Tạng, nó hình thành và
phát triển cùng với nền văn hóa Trung Hoa trải qua các thời kì cổ đại đến cận
đại và ngày nay nó trở thành tiếng Hán hiện đại.
Nhu cầu học và giao tiếp bằng tiếng Hán phát triển nhanh trong những
năm gần đây đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu các hoạt động giao tiếp liên
văn hóa. Đồng thời nó cũng hướng các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu việc
sử dụng ngôn ngữ theo hướng giao tiếp liên ngôn ngữ - văn hóa. Vì vậy, việc
nghiên cứu và tìm hiểu mối quan hệ cũng như sự tương ứng hay không
tương ứng ở phương thức biểu hiện hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp liên
ngữ nói chung và trong giao tiếp Hán – Việt nói riêng là hết sức cần thiết.
Trong giao tiếp liên ngữ, để đạt được mục đích giao tiếp cũng như để
tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc người tham gia giao tiếp cần phải có

4
những hiểu biết cả về chiều sâu lẫn chiều rộng về ngôn ngữ và văn hóa. Tại
Trung Quốc giới Hán ngữ học cũng đã tiến hành nghiên cứu về HVNN. Các
công trình nghiên cứu cũng chú ý tới đối chiếu các HVNN trong tiếng Hán
với tiếng Anh, tiếng Hán với tiếng Nhật…ở những phương diện khác nhau
như những khác biệt giao tiếp qua cách thức khen, chê, khác biệt về văn hóa
ứng xử trong hành vi thỉnh cầu hoặc từ chối…
Với mong muốn góp một phần vào việc nghiên cứu những biểu hiện
khác biệt trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ giữa hai nền ngôn ngữ - văn
hóa Trung – Việt, đồng thời đóng góp phần nào đó vào việc giảng dạy tiếng
Hán cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc theo hướng
giao tiếp liên văn hóa chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát phương thức
ngôn ngữ biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại”.
Chúng tôi luôn mong muốn việc nghiên cứu này sẽ giúp người học và giảng
dạy tiếng Hán cũng như người học và dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc
có được cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ - văn hóa của
hai nước.
0.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi tập trung khảo sát các phát ngôn từ chối
trong hội thoại cầu khiến trong tiếng Hán, gồm :
- Chỉ ra các đặc điểm của các phát ngôn từ chối trong tiếng Hán hiện đại.
- Các phương thức biểu hiện hành vi từ chối trong tiếng Hán hiện đại.
- Những đặc điểm văn hóa xã hội tác động đến phương thức biểu hiện
hành vi từ chối trong tiếng Hán hiện đại.
- Đối chiếu với tiếng Việt tương đương nhằm chỉ ra những đặc điểm
giống và khác nhau giữa chúng.
0.3. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm làm sáng tỏ các phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu
khiến trong tiếng Hán và chỉ ra nét tương đồng và sự khác biệt giữa hành vi
5

từ chối lời cầu khiến trong tiếng Hán và tiếng Việt, trong đó lấy tiếng Hán
làm ngôn ngữ gốc, tiếng Việt làm ngôn ngữ đích. Chúng tôi sử dụng
phương pháp miêu tả định tính, phương pháp quy nạp và phương pháp
thống kê. Qua đó dựa vào kết quả đã phân tích, sử dụng phương pháp của
ngôn ngữ học đối chiếu để tiến hành đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những
tương đồng và khác biệt, tương ứng và phi tương ứng của hành vi từ chối
lời cầu khiến giữa hai ngôn ngữ Việt – Hán trên bình diện cấu trúc ngữ
nghĩa và các nghĩa chuyển dịch.
0.4. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu được chúng tôi khai thác từ các nguồn:
- Các tác phẩm văn học có chứa các đoạn thoại cầu khiến.
- Các tác phẩm song ngữ là các giáo trình dạy tiếng Hán cho người
nước ngoài.
- Các đoạn thoại tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày chứa các phát ngôn
cầu khiến và từ chối theo quan sát cá nhân.
Ngoài ra, để có những ví dụ và số liệu cho việc nghiên cứu, chúng tôi
tiến hành làm phiếu điều tra về : “Phương tiện biểu hiện hành vi từ chối” đối
với 50 sinh viên Trung Quốc hiện đang theo học tiếng Việt tại khoa Ngôn
ngữ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia và 50 phiếu
đối với sinh viên Việt Nam học tiếng Hán hiện đại tại Học viện Khoa học
quân sự và trường Đại học Hà Nội. Chúng tôi đưa ra 10 câu cầu khiến theo
10 tình huống cố định, sau đó cho các sinh viên trả lời một cách tự nhiên
nhất.
Các ví dụ được trích trong luận văn sẽ kí hiệu theo mẫu sau: Nếu là
tình huống của sinh viên người Trung Quốc chúng tôi kí hiệu là C
(Chinese), là của sinh viên Việt Nam chúng tôi kí hiệu là V (Vietnammese).
Ví dụ nếu là tình huống thứ nhất của sinh viên Trung Quốc thì kí hiệu là
[S1-C].
6
0.5. Bố cục luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo luận
văn gồm ba chương :
Chương I : Cơ sở lí thuyết.
Chương II : Phương thức biểu hiện hành vi từ chối trực tiếp trong
tiếng Hán (Liên hệ với tiếng Việt).
Chương III : Phương thức biểu hiện hành vi từ chối gián tiếp trong
tiếng Hán (Liên hệ với tiếng Việt).
Chương IV : Khảo sát cách lựa chọn hình thức biểu hiện hành vi từ chối
của người Trung Quốc và người Việt nói tiếng Hán (Trên cứ liệu trắc nghiệm).































7
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Đặt vấn đề
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nằm
trong hoạt động giao tiếp của loài người, HVNN là một vấn đề được khá nhiều
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Việc nghiên cứu HVNN không chỉ
giới hạn trong phạm vi một ngôn ngữ mà việc nghiên cứu đối chiếu HVNN ở
hai hoặc hơn hai ngôn ngữ khác nhau, giữa các nền văn hoá, giữa các cộng
đồng người khác nhau ngày càng được mở rộng và quan tâm hơn nữa.
Nghiên cứu khoa học về HVNN ngày càng được nhằm giải quyết
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ ngay trong một ngôn ngữ cũng có các phương
thức biểu hiện HVNN khác nhau được con người vận dụng. Đặc điểm giao
tiếp ngôn từ khác nhau từ những phạm trù khác nhau như: lịch sự, giới tính,
quyền lực, các quan hệ xã hội cũng như mối quan hệ giữa các tầng nghĩa của
cấu trúc để từ đó có những mẫu phân tích giao tiếp hội thoại cho ngôn ngữ
giao tiếp nói chung.
- Nghiên cứu nhằm tìm ra dưới sự tác động của các yếu tố dân tộc, văn
hoá thì các ngôn ngữ có sự thể hiện khác nhau như thế nào.
- Nghiên cứu nhằm tìm ra các cách diễn đạt khác nhau về hình thức

được bộc lộ qua phân tích hàm ý ngôn từ.
- Việc nghiên cứu HVNN là nghiên cứ vấn đề các hoạt động ngôn ngữ
được sử dụng theo mục đích và phong cách sử dụng.
1.2. Hội thoại và các khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một hoạt động giao tiếp hai chiều gồm một người nói và
một người nghe và phản hồi trở lại. Hội thoại không phải là hoạt động dành
8
cho một phía tức là một người nói với chính bản thân mình. Hội thoại cũng có
thể là từ ba bên hoặc nhiều hơn nhưng hội thoại hai bên là quan trọng nhất.
Trong hội thoại, bên nói và bên nghe có những phản hồi nhất định với nhau
thì vai trò của bên nói và bên nghe sẽ có những thay đổi nhất định với nhau.
Trong quá trình tham gia hội thoại thì hai bên sẽ chịu những tác động từ bối
cảnh giao tiếp, bối cảnh xã hội và kiểu tiếp xúc giữa hai bên. Song nền tảng cơ
bản của hội thoại vẫn là cấu trúc bên nói – bên nghe và ngược lại.
Theo Đỗ Hữu Châu (2001)[6] có nhiều yếu tố liên quan đến hội thoại
như : thời gian, không gian, nơi chốn, lượng người tham gia cuộc hội thoại, tư
cách cương vị của người tham gia cuộc hội thoại, tính chất cuộc thoại, về tính
có đích hay không có đích, về tính hình thức hay không hình thức, về vị thế
giao tiếp, về ngữ điệu hay các động tác kèm lời v.v Tất cả những yếu tố trên
đây không tách rời nhau mà liên kết lại tạo thành khối thống nhất điều hoà chi
phối hội thoại. Như vậy, hội thoại là một hoạt động xã hội quan trọng và trong
nó chứa nhiều yếu tố và các yếu tố ấy cũng chi phối và kéo hội thoại vào trong
một hoạt động theo những yêu cầu riêng biệt. Người tham gia hội thoại cũng
sẽ phải tuân theo những hoạt động ấy, những yếu tố ấy. Nếu người tham thoại
mà không cung cấp lời đáp hay phản hồi thông tin trở lại thì cuộc thoại sẽ trở
lên căng thẳng và có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ cuộc thoại. Để cuộc thoại có
được kết quả thì ngoài các yếu tố chi phối cuộc thoại ra hai bên phải cùng có
biểu lộ “nhiệt tình” với đối tác của mình tức là phải chuẩn bị “tích cực ” thông
tin từ phía mình để mong muốn đổi lại những điều mà mình muốn nhận được.

1.2.2. Các nguyên tắc hội thoại
1.2.2.1. Nguyên tắc cộng tác
Theo G.Price (1975), nguyên tắc cộng tác trong hội thoại là: hãy làm
cho phần đóng góp của bạn đúng như nó được đòi hỏi, đúng vào các giai
đoạn mà nó xuất hiện bởi các mục đích hoặc các phương hướng đã được
chấp nhận của lần trao đổi bằng lời mà bạn được tham dự.
9
Như vậy, khi tham gia hội thoại người tham thoại phải có thái độ tích
cực trong quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác theo những phương
châm nhất định.
Cũng theo P.Grice, hai bên tham gia hội thoại phải cùng cố gắng để
đối tác của mình hưởng ứng và phát triển cuộc hội thoại. Nguyên tắc cộng
tác có vai trò trung tâm trong lí thuyết hội thoại. Nguyên tác này gồm 4
phương châm:
Lượng:
1. Hãy làm cho phần đóng góp của bạn có chứa tin như nó được đòi
hỏi (đối với những mục đích hiện hữu của lần trao đổi đó).
2. Không làm cho phần đóng góp của bạn chứa nhiều tin hơn đang được
đòi hỏi.
Chất:
1. Không nói điều mà bạn tin là không chân thực.
2. Không nói điều mà bạn không chứng minh được thoả đáng.
Quan hệ:
Phải thích dụng .
Cách thức:
Phải rõ ràng.
1. Tránh diễn đạt tối nghĩa.
2. Tránh mơ hồ.
3. Phải ngắn gọn (tránh dài dòng không cần thiết).
4. Phải có thứ tự.

(dẫn theo George Yule - Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn
ngữ).
Tuy nhiên thực tế giao tiếp các phương châm trên đây đã nảy sinh ra
những tình huống vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại do nhiều nguyên
nhân. Có thể thấy có những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà đôi
khi người tham thoại vô tình vi phạm. Ví dụ do sự khác biệt về tôn giáo,
10
văn hoá, kinh nghiệm cuộc sống. Đôi khi cuộc hội thoại đổ vỡ rồi người
tham gia mới biết được nguyên nhân do sự khác biệt giữa các nền văn hoá,
sự khác biệt về quy ước giao tiếp văn hoá của từng cộng đồng người. Như
vậy, để giao tiếp thành công cần phải có những chuẩn bị cần thiết cho một
cuộc hội thoại, Chẳng hạn, những hiểu biết về đối tượng giao tiếp sẽ giúp
tránh được những hiểu lầm không đáng có. Và khi ta bắt đầu tham thoại thì
người tham gia đều hiểu rằng họ đang đảm nhận nhiệm vụ duy trì cuộc
thoại. Khi muốn kết thúc cuộc thoại thì cách thức thực hiện cũng là một vấn
đề nhạy cảm. Đối tác có thể thấy rằng cuộc thoại không phải bị tuỳ tiện cắt
đứt mà phải có sự thương lượng để đối tác hiểu được ý định của mình và
cảm thấy hài lòng với sự kết thúc đó. Sự thương lượng này có nhiều hình
thức khác nhau có thể là một dáng vẻ, một cử chỉ thái độ hoặc ít nhất là một
lời xin lỗi.
Thái độ trong giao tiếp hội thoại chỉ ra người tham gia hội thoại có
tinh thần hợp tác hay không, một người khi tham gia hội thoại không chỉ độc
thoại, giữ cuộc thoại và lái cuộc thoại cho riêng mình mà phải để đối tác của
mình có những hưởng ứng tích cực, tạo cơ hội cho đối tác của mình cùng
tham gia. Việc ngắt lời hoặc ngăn không cho người cùng đối thoại đưa ra ý
kiến là một cách phủ quyết quyền được nói của đối tác.
Một cuộc hội thoại rơi vào tình trạng có nguy cơ bị phá vỡ do các
nguyên nhân như cách biểu đạt không đầy đủ, sự hồi đáp thông tin thiếu hụt,
sự thiếu thiện cảm Song, có một thực tế là trong cuộc hội thoại người
tham gia luôn mong muốn đạt được mục đích giao tiếp, tránh gây sự thiếu

hài lòng về nhau. Chính vì vậy cần có cách biểu đạt tế nhị, nhẹ nhàng khôn
khéo để đạt được mục đích trong hội thoại. Hội thoại là một hoạt động giao
tiếp xã hội và nó luôn được điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Sự mong
muốn hội thoại thành công không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được
dù người tham thoại có mong muốn nó thành công và hoàn hảo.
11
1.2.2.2. Nguyên tắc lịch sự
a. Quan điểm của George Yule:
“Có thể xem lịch sự như là một khái niệm cố định như trong khái niệm
hành vi xã hội lịch sự hay nghi thức xã giao, bên trong một nền văn hoá”
[37.tr118]. Trong mỗi một nền văn hóa khác nhau sẽ có những nguyên tắc
chung khác nhau cho lịch sự trong tương tác hội thoại. Tác giả đưa ra khái
niệm “thể diện” (face) chỉ “hình ảnh của ta trước công chúng”. Lịch sự trong
một cuộc giao tiếp hội thoại có thể được hiểu là phương tiện để chứng tỏ việc
nhận thức được thể diện của người khác. Sự nhận ra thể diện của người khác
được tác giả đưa ra như là mô tả sự kính trọng hay tôn trọng của người cộng
tác hội thoại hay khoảng cách xã hội của người tham thoại. Ví dụ, khoảng
cách xã hội gần thường được mô tả là quan hệ anh và em, tình hữu nghị, tình
bằng hữu, khoảng cách xã hội xa như quan hệ lãnh đạo và cấp dưới, quan hệ
đối tác làm ăn v.v Như vậy người tham gia cộng tác sẽ phải nắm được nhu
cầu thể diện của họ để đưa ra quyết định khoảng cách xã hội tương đối cho
cuộc hội thoại.
b. Quan điểm của R. Lakoff:
Tác giả đã đưa ra quy tắc:
Quy tắc 1: Không áp đặt.
Là quy tắc mà người nói không đưa ra những quy định cá nhân, tránh
động chạm đến cá nhân khác ở nhiều phương diện. Nói cách khác, người
tham thoại sẽ tránh hoặc tìm cách giảm nhẹ tính áp đặt trong phát ngôn của
mình khi mong muốn từ chối thực hiện một nhiệm vụ gì đó.
Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn.

Là quy tắc mà người nói để dành cho người nghe sự lựa chọn sao cho
lời từ chối của mình được chấp nhận mà không gây khó chịu, ảnh hưởng đến
quan hệ với người nghe. Quy tắc này cũng sẽ giúp cho người nghe cảm thấy
nhẹ nhàng hơn trong hành vi từ chối của người nói.
Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu.
12
Là quy tắc cho phép người tham thoại có thể đưa ra mọi đề tài kể cả các
vấn đề cấm kị lẫn riêng tư nhằm bày tỏ sự quan tâm, tin tưởng lẫn nhau giữa
người tham gia hội thoại. Quy tắc này có thể được xem xét và nhìn nhận lịch
sự ở góc độ xã hội học. Lịch sự vốn được quan niệm thuộc phạm trù đạo đức
và có chuẩn mực nhất định. Song, trong thực tế các quan hệ xã hội vô cùng
phong phú. Người nói ở mỗi vị trí xã hội, ở mỗi đối tác giao tiếp đều phải có
những ứng xử giao tiếp sao cho phù hợp và đạt được mục đích giao tiếp của
mình. Người nói ở đây dù ở vai nào (thấp hơn hay cao hơn đối tượng giao tiếp)
đều phải có những thái độ đúng mực và cư xử sao cho phải phép đúng chuẩn
mực xã hội.
c. Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson:
Lịch sự và thể diện có mối liên hệ với nhau, Brown và Levinson đã
cùng nhau tiến thêm một bước khi đưa ra sự phân loại của thể diện thành hai
phương diện, đó là thể diện tích cực (positive face) và thể diện tiêu cực
(negative face).
Thể diện tích cực chỉ sự hi vọng đạt được sự khẳng định, yêu thích
hoặc khen ngợi, trọng thị của người nói với người cùng tham gia hội thoại.
Nếu những yêu cầu trên đạt được thì thể diện tích cực mới tiếp tục được
duy trì và bảo lưu. Thể diện tiêu cực chỉ việc có quyền tự chủ có tự do
trong hành động, hành vi không chịu sự can dự hoặc cưỡng chế của người
khác.
Trong giao tiếp ngôn ngữ bình thường người nói luôn tìm cách bảo vệ
thể diện cho người nghe hoặc cho người thứ ba. Nếu một người trong tình
huống do bị ép thay đổi quan điểm của mình hoặc bị ép làm việc gì đó thì

anh ta sẽ bị mất thể diện (losing face). Vì vậy, trong giao tiếp nói chung,
người nói bắt buộc phải nghĩ tới mức độ quan hệ thân thiết giữa hai bên
hoặc quan hệ về quyền lực giữa hai bên mà đưa ra những yêu cầu đối với
đối phương.
13
1.2.3. Các qui tắc hội thoại
Hội thoại diễn ra và bị chi phối theo những qui tắc nhất định. Theo
Crechioni qui tắc hội thoại chia thành 3 nhánh như sau:
- Các quy tắc về điều hành sự luân phiên lượt lời.
- Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.
- Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
[Dẫn theo Đỗ Hữu Châu 6-tr225]
a. Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời tức là trong cuộc hội thoại
người nói theo trật tự lần lượt mà diễn ra đồng thời. Theo George Yule, cấu
trúc hội thoại được ví như “các hoạt động của một nền kinh tế thị trường”.
Trong đó thứ hàng hóa quý hiếm được gọi là “quyền được nói” (floor turn).
Tác giả cho rằng, hội thoại là một hình thức hoạt động xã hội, các lượt lời
hoạt động theo một “hệ thống điều hành cục bộ” (local management system)
được hiểu theo lối quy ước giữa các thành viên trong một nhóm xã hội. Các
quy ước này điều chỉnh sao cho việc nắm lấy lượt lời, giữ hoặc trao lượt lời
cho người đối thoại một cách uyển chuyển.
b. Quy tắc chi phối cấu trúc hội thoại. Theo Nguyễn Đức Dân [16] thì
những phát ngôn trong một lượt lời là những hành vi hội thoại. Chính hành
vi hội thoại này gây ra những dạng hành vi ngôn ngữ nhất định. Ví dụ như
một HVNN chào hỏi, yêu cầu có trả lời, đề nghị phản hồi chấp nhận hay từ
chối, hành vi cám ơn yêu cầu một sự đáp lời. Như vậy người tham thoại phải
có phương tiện biểu đạt trong hành vi hồi đáp của mình. Trong giao tiếp thực
tế có những khuôn mẫu về hình thức biểu hiện hành vi này. Song, việc lựa
chọn hình thức nào để biểu hiện một HVNN để có được hiệu lực tại lời nói là
rất quan trọng. Điều này quyết định hiệu quả trong giao tiếp.

c. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại.
Theo tác giả Nguyễn Đức Dân, quan hệ cá nhân được xem xét dưới góc độ
sau:
- Quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân sơ).
14
- Quan hệ dọc (hay còn gọi là quan hệ vị thế).
Quan hệ ngang là mối quan hệ chỉ rõ sự mức độ gần gũi hay xa cách
giữa người tham gia hội thoại. Dựa vào mối quan hệ này mà người nói
phải sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với mối quan hệ của mình. Trong
những dấu hiệu bằng lời có thể thấy hệ thống đại từ xưng hô của Tiếng
Việt phong phú nhiều sắc thái. Ví dụ: từ tự xưng: tôi - tớ - tao – mình-
đằng này – ông hay gọi người đối thoại trực tiếp bằng ông - bà - anh -
chị - ngài - mày - cậu - ấy Trong tiếng Hán các ngôi xưng hô đơn giản
hơn trong tiếng Việt, có thể chỉ là cặp từ phản ánh quan hệ 我你 (anh/tôi)
giữa hai người tham thoại. Sử dụng đúng từ xưng hô là thể hiện vốn văn
hoá, sự lịch thiệp, mức độ tôn trọng đối với người mình cùng tham thoại.
Sự khác biệt về hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Hán và tiếng Việt
sẽ khiến cho quá trình chuyển dịch ngôn ngữ gặp phải không ít khó khăn
nhưng cũng đem lại không ít lí thú. Trong cuộc thoại nếu thay đổi xưng hô
sẽ có thể làm ảnh hưởng đến nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp, và có tính
đe dọa đến cuộc thoại.
Quan hệ dọc là mối quan hệ tôn ti trật tự trong xã hội, tạo thành các
vị thế trên dưới trong giao tiếp. Quan hệ này được đặc trưng bằng yếu tố
quyền lực. Quan hệ vị thế phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như cương
vị xã hội, giới tính, tuổi tác. Những yếu tố khách quan này lại tuỳ thuộc
vào quan niệm văn hoá truyền thống của từng cộng đồng người, từng ngôn
ngữ. Trong quá trình tham gia hội thoại người tham thoại phải có những
nắm bắt về quan niệm vị thế giữa các dân tộc, các nền văn hoá để tránh
những hành vi ứng xử không đáng có. Mỗi bên khi tham gia giao tiếp
cũng phải chú ý đến dấu hiệu kèm lời, âm lượng , không gian giao tiếp

hình thức trang phục để nắm bắt quan hệ vị thế và có những điều chỉnh
kịp thời phù hợp với mục đích cuộc thoại và mang lại hiệu quả cho cuộc
thoại.
15
1.2.4. Cấu trúc hội thoại
Cấu trúc hội thoại bao gồm một số thành tố và dưới những cách nhìn
khác nhau thì các thành tố tạo nên cấu trúc hội thoại có phần khác nhau.
Theo tác giả Diệp Quang Ban, cấu trúc hội thoại nhìn trong “phân tích
hội thoại” là “cấu trúc của ngữ cảnh chuỗi” hay là tổ chức chuỗi, tức là trong
quan hệ của một lượt lời nói với các lượt lời là ngữ cảnh của nó (một lượt lời
nằm trong một chuỗi nối tiếp của các lượt lời), và cấu trúc của các cặp kế cận
với phần thứ hai được ưa chuộng/ không được ưa chuộng, tức là tổ chức ưa
chuộng của cặp kế cận
Nhìn trong phân tích diễn ngôn thì cấu trúc của hội thoại được xem xét
như một chỉnh thể của nó. “Một cuộc thoại được coi như một diễn ngôn tổng
thể. Trên điểm nhìn đó, cấu trúc hội thoại là cấu trúc của một cuộc thoại tổng
thể bao gồm các bộ phận bên trong nó” [Dẫn theo Diệp Quang Ban - Tài liệu
chuyên đề Cao Học- Phân tích diễn ngôn – trang 11]
Một số tác giả Pháp, Thụy Sỹ đã đưa ra các đơn vị của cấu trúc hội
thoại gần:
- Cuộc thoại (cuộc tương tác :/ conversation).
- Chùm lời thoại (sequence).
- Loạt trao đáp (exchange).
- Tham thoại (intervention).
- Hành động nói (speech act).
(Dẫn theo Diệp Quang Ban – Tài liệu chuyên đề Cao Học- Phân tích
diễn ngôn).
1.3. Hành vi ngôn ngữ và các khái niệm liên quan
1.3.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ.
Người đầu tiên đưa ra lý thuyết HVNN là Austin (1962) trong công

trình nghiên cứu: “How to do thing with words”
16
Trước đây F.D.Sausure là người đầu tiên phân biệt ngôn ngữ và lời nói.
Song Austin(1962) đã đưa ra tiêu chí phân biệt sự khác nhau trong cùng một
HVNN. Những tiêu chí này đã chỉ ra một cách sâu sắc hơn nữa mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và lời nói. Đó là các tiêu chí:
- Hành vi ở lời nói (illocutionary act) là những hành vi người nói thực
hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của hành vi này gây ra một phản ứng ngôn
ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.
- Hành vi tạo lời (locutionary act) là hành vi sử dụng các yếu tố ngôn
ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra được một phát
ngôn về hình thức và nội dung.
- Hành vi mượn lời (locutionary act) là những hành vi mượn phương
tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe,
người nhận hoặc chính người nói.
Sau Austin, vào năm 1969 trong cuốn “Speech acts” tác giả Searle đã
đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân bịêt các hành vi ở lời.
Quan sát và tóm lược các tiêu chí này, tác giả Nguyễn Đức Dân (16,28-29)
đã chọn ra ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi tạo lời như sau:
- Đích ở lời.
Đích ở lời của một HVNN là mục đích của hành vi đó. Đích ở lời
không trùng với hiệu lực tại lời. Nó chỉ là một bộ phận của hiệu lực ở lời. Hai
hành vi khác nhau có thể cùng đích ở lời nhưng hiệu lực ở lời khác nhau.
Searle đã đưa ra ví dụ như sau: hai hành vi mệnh lệnh và thỉnh cầu đều cùng
một đích tạo lời là người nghe sẽ nhận thực hiện hoặc không thực hiện một
hành động có hiệu lực tại lời khác nhau, hành vi mệnh lệnh là bắt buộc, còn
thỉnh cầu là kêu gọi thiện chí.
- Hướng của sự ăn khớp.
Sự ăn khớp ở đây là mối quan hệ ăn khớp giữa từ ngữ ( tức ngôn từ)
với “thế giới” ( hiện thực khách quan) của một hành vi, sự ăn khớp có thể

17
được xây dựng theo hai chiều: từ ngôn ngữ tới hiện thực và từ hiện thực tới
ngôn ngữ.
- Trạng thái ngôn ngữ được biểu hiện.
Khi thực hiện một HVNN người tham gia giao tiếp qua đó bày tỏ lòng
tin, sự mong muốn hoặc ăn năn vì vậy khi nhìn nhận nhiều hành vi khác
nhau về bề ngoài ta có thể thấy dưới cùng một góc độ.
Hành vi ở lời mang lại những hiệu quả nhất định trong giao tiếp. Đây
là loại HVNN mang tính xã hội do phụ thuộc vào ngữ cảnh. Các phát ngôn
nhất định xuất hiện trong tình huống nhất định phù hợp với ngữ cảnh, có tính
quy ước và xác định theo những quy ước đó.
1.3.2. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp là một sự nói thẳng công khai, không ẩn
chứa dụng ý về một điều gì đó.
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là điều không được nói ra lớn hơn hoặc
khác hơn điều được nói ra.
Phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này Searle (1975) cho rằng:
“một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành
vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp”[tr72].
1.3.3. Các loại hành vi ngôn ngữ
Việc phân loại HVNN căn cứ vào phản ứng qua lại của những người
tham gia hội thoại. Đây là căn cứ để nhận ra hành vi ở lời.
a. Phân loại của Austin(1962).
Austin chia các loại HVNN thành năm phạm trù : Phán xử, hành xử,
cam kết, trình bày, ứng xử. Trong đó thì HVTC thuộc phạm trù trình bày.
b. Phân loại của Searle(1975).
Searle dùng 12 tiêu chí để phân loại HVNN, HVNN được phân lập
thành năm loại hành vi ở lời là: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên
bố. Trong đó HVTC thuộc nhóm điều khiển.
18

c. Phân loại của Yule(2002).
Yule phân HVNN thành năm nhóm gồm: tuyên bố, biểu hiện, bộc lộ,
điều khiển, ước kết. Trong đó HVTC được xếp vào nhóm ước kết.
1.4. Hành vi cầu khiến (HVCK) và các khái niệm liên quan
Trong quá trình giao tiếp con người thường xuyên xử dụng HVCK. Sử
dụng “lời cầu khiến” là cách thức giao lưu phổ biến trong một cộng đồng
ngôn ngữ. Trong một xã hội văn minh, việc sử dụng lời cầu khiến như thế
nào cho lịch sự là một phương thức quan trọng. Ở đó nó sẽ chỉ ra trình độ
văn hóa của người tham gia giao tiếp, đồng thời cũng đóng vai trò quyết định
cho sự thành công hay không của người tham gia giao tiếp.
1.4.1. Khái niệm hành vi cầu khiến
Theo tác giả Nguyễn Kim Thản [1964 tr34] thì cầu khiến chỉ dùng
giao tiếp trực tiếp giữa những người tham thoại mà không xuất hiện trong
giao tiếp gián tiếp (thông qua một nhân tố khác). Giao tiếp trực tiếp nghĩa là
cả người trao và người nhận đều xuất hiện trong giao tiếp.
Theo Chu Thị Thủy An [1], hệ thống tiêu chí xác định HVCK bao gồm:
- Phải có ngữ cảnh trong đó có tình huống hiện thực tác động đến khả
năng, nhu cầu của người nói và lợi ích của người nói và người nghe. Ngữ cảnh
là mảng hiện thực khách quan bao gồm những sự kiện, hiện tượng và cả những
phát ngôn xảy ra trước phát ngôn cầu khiến. Đó là tình huống mà HVCK xuất
hiện và cũng là tình huống cho phép người nghe xác định ra chúng.
- Người nói trực tiếp truyền đạt nội dung ý chí, sự mong muốn của
mình đến người nghe.
- Nội dung cầu khiến phải có khả năng hiện thực hóa
- Có những hình thức đánh dấu tính cầu khiến.
1.4.2 Phân loại hành vi cầu khiến
Cầu khiến là ý muốn là mệnh lệnh hay là nguyện vọng của người nói
đối với người nghe, J.Searle (1972) cho rằng, cầu khiến là các hành vi
19
người nói sử dụng với mục đính để người nghe làm một việc gì đó thường

là có lợi cho mình. Với quan niệm này thì cầu khiến là nhờ vả, xin phép, sai
bảo, ra lệnh. Cầu khiến cũng đồng thời là việc cấm đoán, ngăn cản, khuyên
can, mời mọc, thúc giục. Các hành vi như cổ vũ, thách thức, cảnh báo là
những hành vi người nói đưa ra hướng người nghe đến việc thực hiện hoặc
không thực hiện những yêu cầu mà không quan tâm tới việc người nghe có
thực hiện hay không thực hiện.Vì vậy mà các hành vi này không được xếp
vào nhóm cầu khiến.
Tác giả 丁凤 (Định Phong)[56] có sử dụng công trình nghiên cứu của
张绍杰 (Trương Thiệu Kiệt) và 李军(Lí Quân) về cầu khiến để phân loại
cầu khiến trong tiếng Hán thành ba loại chính gồm: ngữ tỉnh thị, ngữ hành vi
hạt nhân (trung tâm) và ngữ phụ trợ (醒示语,核心行为语,辅助语).
Ngữ tỉnh thị bao gồm từ hô, gọi và từ nhắc nhở. Lời gọi chỉ rõ đối tượng
chấp hành cầu khiến, kêu gọi sự chú ý tập trung của người nghe đối với người
đưa ra lời cầu khiến. Trong tiếng Hán, từ hô, gọi có thể bao gồm cả họ, tên. Từ
nhắc nhở là những từ gợi nhắc cho người nghe chú ý đến một vài từ ngữ có tính
quen thuộc như : 喂,呀,哎… Từ nhắc nhở thực ra không hoàn toàn là để
dẫn dắt sự chú ý của người nghe mà nó là một trong những cách thức thể hiện
sự lịch sự. Người nói căc cứ vào mục đích giao tiếp của mình để chọn lựa từ
nhắc nhở cho phù hợp về khoảng cách xã hội giữa mình và người nghe.
Ngữ hành vi hạt nhân phân thành ba loại cơ bản là cách thức biểu
hiện trực tiếp, gián tiếp và dùng ám hiệu. Cách thức biểu hiện trực tiếp
thường gặp nhất trong câu thỉnh cầu như:
(I.1)“这本书借我看看“
(Cho tôi mượn cuốn sách này).
Cách thức biểu hiện gián tiếp thường gặp nhất là câu nghi vấn, trong đó một
nửa là câu hỏi và câu hỏi phụ như:
(I.2)“能帮我一把吗?“
20
(Có thể giúp tôi một chút không?)
(I.3)“帮我买汉越词典,好不好?”

(Giúp tôi mua cuốn từ điển Hán Việt có được không? )
Ở đây người nói không trực tiếp đưa ra lời nói yêu cầu với người nghe
mà thông qua từng tình huống nhất để đưa ra dụng ý cầu khiến một cách gián
tiếp. Ví dụ:
(I.4)“我是不是有一本书在你那?”
(Không biết có phải mình có quyển sách để chỗ cậu không?)
Người nói không dùng cách nói trực tiếp như: “把书还给我,好
吗?”(Cậu trả sách cho mình được không?) mà thông qua điều kiện tiền đề
hoặc nguyên nhân tiền đề để đạt được mục đích cầu khiến của mình.
Ngữ mở rộng là cách thức mà người nói sử dụng nhằm giảm áp lực cầu
khiến đối với người nghe. Ví dụ, khi đang muốn nhờ ai giúp mình đun nước có
thể nói :
(I.5)“小玲,我今天有事要出去一下,可不可以请你帮我打一下开水”
(Tiểu Linh! Hôm nay mình phải ra ngoài có ít việc, bạn có thể giúp
mình đun nước được không?)
Trong phát ngôn này “我今天有事要出去一下” (Hôm nay mình phải ra
ngoài có ít việc) là nói rõ nguyên nhân của việc thỉnh cầu.
Trong những thành phần quan trọng của lời thỉnh cầu thì việc sử dụng
những từ ngữ lịch sự như 请 (mời, xin mời),麻烦 (làm phiền),谢谢 (cảm
ơn) … là những từ ngữ dùng thêm vào câu nhằm tăng thêm lịch sự của người
cầu khiến với người nghe.
1.5. Hành vi từ chối lời cầu khiến
1.5.1. Khái niệm từ chối và hành vi từ chối lời cầu khiến
Trong tiếng Hán khái niệm từ chối theo từ điển Việt Hán [25] là khái
niệm bao gồm các từ ngăn cản như:
21
推托: Khước từ, từ chối (khước từ trách nhiệm).
推却 :Từ chối , khước từ .
推辞: Từ chối, không nhận lời.
否认 : Phủ nhận, không thừa nhận, từ bỏ.

拒绝: Cự tuyệt, từ chối thẳng thừng.
把受: Từ chối, cự tuyệt không nhận.
谢 : Chối từ, cự tuyệt.
Trong đó nhóm từ ghép với từ 谢 như:
谢病 : Từ chối, lấy cớ ốm thoái thác.
谢绝 : Xin miễn.
谢客 : Từ chối tiếp khách.
谢却 : Từ chối, cự tuyệt.
Trong tiếng Việt theo từ điển tiếng Việt [36] khái niệm từ chối bao gồm:
Chối : - Không nhận đã làm đã gây ra việc gì tuy điều đó có thật
- Từ chối, nói tắt
Từ chối : Không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu
Chối từ : Tương đương như từ chối
Khước từ : Từ chối không nhận (dùng trong ngữ cảnh trang trọng)
Cự tuyệt : Từ chối dứt khoát. (dùng trong trường hợp mô tả một ý thức
quyết liệt) trong tiếng Việt hành vi này mô ta khi người nói đưa ra với thái
độ và trạng thái tình cảm không tốt với người nghe.
Từ : - Bỏ không nhận không có quan hệ hay trách nhiệm với một ai đó nữa.
- Thôi không nhận làm một chức vụ nào đó (Dùng kết hợp hạn chế).
- Không chịu nhận lấy về mình (Dùng trong câu có ý phủ định, kết
hợp hạn chế).
- Chừa ra tránh trọng dụng đến hoặc không dùng đến (Dùng trong
câu có ý phủ định, kết hợp hạn chế).
22
Chúng tôi cho rằng các nét nghĩa của “từ” không liên quan đến ý nghĩa
của từ chối hay chối từ.
“Hiệu quả của từ chối một cách chung nhất luôn là một sự giữ nguyên
hiện trạng của thế giới” [Nguyễn Phương Chi, 8]. Như vậy từ chối có nghĩa
là biểu thị sự không chấp nhận một thay đổi nào đó theo hướng đã được đề
xuất trong quan hệ hội thoại. Khi một hành vi cầu khiến xuất hiện, người

nghe có hai cách là tiếp nhận và hồi đáp tức là chấp nhận hoặc từ chối. Do
hành vi từ chối xuất hiện ở lượt thứ hai của đoạn thoại cầu khiến nên phải
dựa vào chu cảnh và ý nghĩa biểu đạt đối lập với chấp nhận nên được xác
định là HVTC lời cầu khiến.
Một người có thể biểu đạt HVTC không bằng lời như lắc đầu, nhún
vai, xua tay, im lặng bỏ đi vv…hoặc bằng lời. Trong khuôn khổ Luận văn
chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát cách thức biểu hiện HVTC lời cầu khiến
bằng lời thông qua một hành vi thỉnh cầu, mời, nhờ vả, khuyên bảo, đề nghị
vv….Chúng tôi không khảo sát HVTC phi lời hoặc bằng thư tín, điện tín.
Một HVTC lời cầu khiến thường đối lập với chấp nhận. HVTC thường
bộc lộ sự phức tạp hơn các loại HVNN khác. HVTC thường đóng vai trò
trong những chuỗi kết quả kéo dài liên quan đến không chỉ là việc thương
lượng để đạt kết quả như ý mà còn là sự cứu vãn thể diện được thực hiện một
cách khôn khéo để điều chỉnh sự không đồng ý không phục tùng đối với
hành động yêu cầu. Do đặc tính đe dọa thể diện cao của HVTC mà nó
thường được người nói điều chỉnh bằng những mối quan hệ và cách thức
khác nhau ở các cộng đồng có nền văn hóa khác nhau. Lời từ chối thường rất
tế nhị và có đôi khi khó nhận ra được. Do vậy việc đưa ra và hiểu được lời từ
chối phù hợp đòi hỏi người nói phải có một cơ sở kiến thức nền và văn hóa.
Một lời từ chối phù hợp với văn hóa của cộng đồng không chỉ là sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu mà còn là của những người làm công tác ngoại giao,
công tác giảng dạy ngoại ngữ và những đối tượng học ngoại ngữ. Lựa chọn
cách thức từ chối mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với văn hóa của ngôn ngữ đó

×