Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.33 KB, 13 trang )

Khảo sát chính sách ngơn ngữ của nhà nước
phong kiến độc lập Việt Nam
Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về chính sách ngơn ngữ; nội dung cơ bản
của chính sách ngơn ngữ; chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hóa ngơn ngữ, lập pháp
ngơn ngữ. Khảo sát chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong kiến ở giai đoạn độc
lập. Rút ra một số nhận xét và liên hệ với chính sách ngơn ngữ của Việt Nam hiện
nay.
Keywords. Ngơn ngữ học; Chính sách ngơn ngữ; Nhà nước phong kiến; Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Vấn đề chính sách ngơn ngữ đã trở nên vơ cũng cấp bách đối với nhiều quốc gia trên
thế giới, đặc biệt đối với những quốc gia sau khi giành được độc lập cần phải lựa chọn một
ngôn ngữ giao tiếp chung cho tồn xã hội. Vấn đề ngơn ngữ quốc gia, chuẩn hóa ngơn ngữ,
chính sách ngơn ngữ với các dân tộc ít người, giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ ngoại
bang và ngôn ngữ bản địa là thực tế cần giải quyết.
Việt Nam do điều kiện lịch sử, điều kiện quốc gia, dân tộc mình, cho nên đây có thể
coi là một trong những trường hợp điển hình về chính sách ngơn ngữ. Việc tìm hiểu chính
sách ngôn ngữ của cha ông ta giúp chúng ta rút ra được những bài học quý báu trong việc xây
dựng chính sách ngơn ngữ của Việt Nam trong những giai đoạn sau này.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát bức tranh tổng quát về cảnh huống ngơn ngữ cũng như những
chính sách ngơn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam để thông qua đó tìm hiểu
chính sách ngơn ngữ gắn liền với thể chế nhà nước, với chính trị xã hội. Từ đó xây dựng
chính sách ngơn ngữ của Nhà nước ta hiện nay.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn và chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong
kiến
độc lập thông qua các văn bản thu thập được của q trình tìm tịi, nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu chỉ giới hạn nghiên cứu và khảo sát giai đoạn Nhà nước
phong kiến giành được độc lập
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Khảo sát, thu thập tài liệu


- Phân tích, miêu tả thực trạng giai đoạn nhà nước phong kiến
5. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập Việt
Nam
Chương 3: Đánh giá về những quan điểm chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong
kiến độc lập và liên hệ với chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về chính sách ngơn ngữ
Khái niệm chính sách ngơn ngữ (Language Policy) xuất hiện vào những năm 70 của
thế kỷ 20. Chính sách ngơn ngữ thể hiện sự can thiệp của con người vào ngôn ngữ hoặc cảnh
huống ngôn ngữ, tác động trước hết đến mặt chức năng của ngôn ngữ và trong một chừng
mực nào đó tác động đến mặt kết cấu của ngơn ngữ.
Chính sách ngơn ngữ là một bộ phận hay nội dung trong hệ thống chính sách chính trị
- xã hội của một quốc gia. Cũng như mọi chính sách, chính sách ngơn ngữ bao gồm hai mặt:
- Mặt lý thuyết là những cơ chế của sự giao tiếp ngôn ngữ, về chức năng, bản chất và
quy luật phát triển của ngôn ngữ.
- Mặt hành động thực tiễn là những chủ trương của nhà nước và đồng thời là những
chương trình, kế hoạch thực hiện những chủ trương ấy nhằm tác động vào sự phát triển của

ngôn ngữ.
Luận văn này đưa ra một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu về chính sách ngơn
ngữ . Theo cách hiểu của chúng tơi thì chính sách ngơn ngữ là chủ trương chính trị của nhà
nước và các biện pháp, kế hoạch thực hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của
ngơn ngữ và các hình thức tồn tại của ngơn ngữ theo những mục đích nhất định. Kế hoạch
phát triển ngôn ngữ thường được thực hiện bằng một số biện pháp: xác định và xây dựng
ngôn ngữ chuẩn về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và chính tả, xây dựng chữ viết cho các dân
tộc chưa có chữ viết, giải quyết mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia với ngơn ngữ nước
ngồi…
1.2. Những nội dung cơ bản của chính sách ngơn ngữ
Chính sách ngơn ngữ gồm những nội dung sau:
Thứ nhất: chính sách ngơn ngữ là một trong những nhân tố của q trình phát triển
ngơn ngữ. Nó tác động đến sự phân bố chức năng bao gồm mối quan hệ giữa các ngôn ngữ,
giữa các phương ngữ, giữa các hình thức ngơn ngữ nói, viết…
Thứ hai: chính sách ngôn ngữ được xây dựng để giải quyết các vấn đề ngôn ngữ này
sinh trong xã hội. Cụ thể là có hai dạng: dạng vĩ mơ là những vấn đề liên quan đến sự phân
bố các thực thể ngôn ngữ theo phạm vi giao tiếp. Dạng vi mô là những vấn đề nảy sinh trong
quá trình giao tiếp của các thực thể ngơn ngữ riêng lẻ.
Thứ ba: từ góc độ xã hội học, chính sách ngơn ngữ là một phần chính sách đối nội của
một quốc gia nào đó. Chính sách ngơn ngữ phải phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ tức là làm
cho ngôn ngữ trở thành một biểu tượng của sự thống nhất công đồng về mặt chính trị, văn
hóa xã hội và dân tộc.
1.3.Chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hóa ngơn ngữ và lập pháp ngơn ngữ
1.3.1. Chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hóa ngơn ngữ
KHHNN (cịn gọi là quy hoạch ngơn ngữ hay hoạch định ngôn ngữ: language
Planning) là các công việc quản lý ngơn ngữ hay nói một cách cụ thể hơn, đây là phản ứng
điều tiết có chủ động, có tổ chức, có kế hoạch đối với hoạt động của ngơn ngữ. KHHNN bao
gồm ba nội dung lớn: Kế hoạch hóa địa vị ngơn ngữ, kế hoạch hóa bản thể ngơn ngữ và kế



hoạch hóa uy tín ngơn ngữ với hàng loạt các vấn đề như lựa chọn ngơn ngữ, chuẩn hóa ngơn
ngữ, cải cách, chế tác chữ viết…
Kế hoạch là một bộ phận của chính sách và điều đó có nghĩa là chính sách ngơn ngữ
và kế hoạch hóa ngơn ngữ có mối quan hệ vơ cùng chặt chẽ. Kế hoạch hóa ngơn ngữ chính là
sự tác động của con người vào ngơn ngữ nhưng khơng phải là tùy tiện mà có tổ chức mà nhà
nước thường là cơ quan cao nhất đề ra các kế hoạch về ngơn ngữ.
1.3.2. Chính sách ngôn ngữ với lập pháp ngôn ngữ
Lập pháp về ngôn ngữ được hiểu là định ra pháp luật về ngôn ngữ. Đó là những quy
định trong hiến pháp về ngơn ngữ, các pháp lệnh, bộ luật và có rất nhiều điều khoản quy định
khác mang tính cưỡng chế về quyền lợi, nghĩa vụ và mục tiêu thực hiện. Nhờ có lập pháp về
ngơn ngữ mà chính sách ngơn ngữ mới được thực thi và tiến hành thành công được.
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA NHÀ NƢỚC PHONG
KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
2.1 Vài nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến độc lập
2.1.1. Những đặc điểm chung
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước và giữa nước. Năm 905 Khúc
Thừa Dụ xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi Nhà Đường suy yếu, đặt nền
móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm 939 sau khi đánh thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền
lên làm vua nhưng ông chỉ làm vua được 5 năm thì mất, triều đình rơi vào lục đục, đất nước
loạn lạc, chia ra làm nhiều vùng cát cứ, lịch sử gọi là loạn 12 sứ quân.
Năm 968, sau khi dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi Hồng đế, đặt Quốc
hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở Hoa Lư.
Năm 979, Đinh Tiên Hồng và con là Đinh Liễn bị giết, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên
ngơi. Nhưng vì lợi ích dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã quyết định truyền ngơi vua cho
Lê Hồn (980-1005).
Năm 1005 Lê Hồn mất, Lý Cơng Uẩn được triều thần tơn lên giữ ngơi Hồng đế. Từ
đây nước Đại Việt bước vào kỷ nguyên độc lập thực sự và xây dựng một Nhà nước phong
kiến Trung ương tập quyền.
2.1.2. Đôi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Nhà Lý (1010-1225)
Nhà Lý rời Hoa Lư về Thăng Long năm 1010. Năm 1054 đổi tiên nước là Đại Việt.

Nhà Lý xây dựng một Nhà nước tập quyền, thống nhất từ trung ương đến địa phương, chia
đất nước thành 24 lộ, thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nơng”.Thời kỳ này đề cao Nho giáo,
xây dựng Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076).
Năm 1224 Lý Huệ Tông bị ép đi tu và phải nhường ngôi cho con gái là cơng chúa
Chiêu Thánh, lúc đó mới 7 tuổi, lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng.
Thái sư Trần Thủ Độ đã bày kế cho cháu mình là Trần Cảnh, lúc đó mới 8 tuổi, kết
nghĩa vợ chồng với Lý Chiêu Hoàng. Ngày 21, tháng Mười Một, năm ĐInh Dậu (tức ngày
11, tháng Mười Hai, năm 1225) Lý Chiêu Hoàng đã cởi áo Hoàng bào trao cho Trần Cảnh.
ngày 11, tháng Mười Hai, năm 1225 triều Lý chuyển quyền cho triều Trần.
2.1.3. Đôi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Nhà Trần (1225-1440)
Nhà Trần vẫn duy trì nhà nước Trung ương tập quyền thống nhất, phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục, lấy đạo Phật làm quốc giáo, coi trọng việc giữ gìn tồn vẹn giang sơn.
Cơng lao lớn nhất là ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông: lần thứ nhất
vào năm 1258 của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn; lần thứ 2 vào năm
1285 dưới sự chỉ huy của Trần Thánh Tông và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; lần thứ
3 vào năm 1288 cũng dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần
Quốc Tuấn.
Ngày 15, tháng Mười Hai, năm 1394, Thái Thượng Hồng Trần Nghệ Tơng mất, Hồ
Q Lý làm Phụ chính Thái sư, thâu tóm tồn bộ quyền bính để dần dần cướp ngơi vua.


Năm 1400 Hồ Quý Lý lên ngôi, rời đô về Thanh Hóa, xây dựng Tây Đơ, đặt tên nước
là Đại Ngu.
2.1.4. Đôi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Nhà Hồ (1400-1407)
Mặc dù thời gian cầm quyền ngắn nhưng Hồ Quý Lý đã có những cải cách táo bạo:
đưa ra chế độ hạn điền, hạn nô; cho ra sách Minh Đạo gồm 14 thiên để phê phán tư tưởng
Tống – Nho; phát hành tiền giấy; đổi mới chế độ thuế khóa, sa thải tăng lữ để hạn chế phong
kiên quý tộc….
Mọi cải cách của Hồ Quý Ly là tồn diện và tiến bộ nhưng ơng đã tiêu diệt Nhà Trần
một cách tàn bạo nên người đời oán hận, thêm vào đó Nhà Minh ln rình rập thơn tính Đại

Ngu nên những cách của Hồ Quý Ly không thực hiện được.
Tháng Sáu, năm 1406, Nhà Minh sang xâm lược, cha con Hồ Quý Lý chạy vào
Thanh Hóa, rồi Hà Tĩnh, đến ngày 17, tháng Sáu, năm 1407 bị quân Minh bắt đem về Trung
Quốc.
2.1.5. Đôi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Thời Lê Sơ (1428-1527)
Trước sự đô hộ tàn bạo của quân Minh, Lê Lợi – một hào kiệt ở Thanh Hóa, đã cùng
các hào kiệt cùng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn…tập hợp nghĩa quân, chính
thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn ngày 7, tháng Hai, năm 1418. Sau 10 năm trường kỳ kháng
chiến, đất nước được giải phóng vào năm 1428.
Dưới thời Lê Sơ, đất nước đã có những nét son trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là vào
thời vua Lê Thánh Tông. Nhà vua chăm lo cho đất nước, mở khoa thi chọn người hiền tài, đề
cao Nho giáo, khuyến khích nơng nghiệp, phát triển ngành nghề, mở mang giao lưu bn
bán…Ơng cho lập hội Tào Đàn gồm 28 tiến sĩ giỏi văn thơ thời đó, gọi là “Tao Đàn nhị thập
bát tú”, minh oan cho danh nhân văn hóa lỗi lạc Nguyễn Trãi bị “tru di tam tộc” về vụ “Lệ
Chi viên”.
Đến thời Lê Chiêu Thống, Nhà Lê đi vào suy vọng. Đất nước rơi vào loạn lạc trên hai
thế kỷ.
2.1.6. Đôi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Nhà Mạc (1527-1592)
Tháng Sáu, năm 1527, Mạc Đăng Dung, An Hưng Vương của Nhà Lê, thấy Lê Cung
Hoàng ươn hèn, đã đem quân về kinh đô (Đông Đô) ép vua nhường ngôi, lập nên Nhà Mạc.
Năm 1592, Nhà Mạc đi vào suy tàn và bị quân Lê – Trịnh tấn công, quan quân Nhà
Mạc chạy chốn lên Cao Bằng, năm 1677 bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau Nhà Mạc, tới thời Lê Trung Hưng, lịch sử gọi là Trịnh Nguyễn phân tranh, kéo
dài từ năm 1533 đến 1788.
Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm quyền được 243 năm, qua 12 đời Chúa. Ở Đàng Trong,
Chúa Nguyễn trị vì từ 1558 đến 1777, có 9 đời Chúa.
2.1.7. Đơi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Nhà Tây Sơn (1778-1802)
Anh em nhà Tây Sơn gồm có Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Trước tình
hình đất nước bị chia cắt, loạn lạc, anh em Tây Sơn đã tập hợp, tổ chức lực lượng, lãnh đạo
nông dân trong vùng khởi nghĩa năm 1771.

Năm 1778 diệt xong chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hồng đế, lập nên triều đại
Tây Sơn, đóng đơ ở Quy Nhơn (Bình Định).
Năm 1786 Nguyễn Huệ đem quân ra đánh quân Trịnh ở Thuận Hóa. Ngày 25 tháng
Sáu, năm 1786 tiến quân vào cố đô Thăng Long với khẩu hiệu “phị Lê diệt Trịnh”.
Vua Lê Hiển Tơng gả cơng chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Sauk hi vua mất,
Nguyễn Huệ đưa Ngọc Hân về Nam, giao quyền cho con cháu Nhà Lê. Nhưng rồi nội bộ Nhà
Lê lục đục, Nguyễn Huệ đem quân ra dẹp loạn., ông tổ chức lại bộ máy cai trị ở Bắc Hà. Đất
nước chấm dứt cảnh Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Năm 1787, từ Bắc Hà trở về, Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía Nam làm 3: từ đèo HảI
Vân trở ra thuộc Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Đất Gia Định thuộc Đông Định Vương
Nguyễn Lữ, Nguyễn Nhạc chiếm giữ miền Trung. Năm 1793 Nguyễn Nhạc qua đời.


Phía Bắc, năm 1788 Lê Chiêu Thống bỏ chạy ra nước ngoài, cuối năm đưa đường cho
quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm Thăng Long.
Ngày 25, tháng Giêng, năm Mậu Thân( ngày 22, tháng Mười Hai, năm 1788) Nguyễn
Huệ đưa qn ra Bắc Hà và lên ngơi Hồng đế lấy hiệu là Quang Trung.
Năm 1789 đại quân Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh với trận Ngọc Hồi Đống Đa lừng danh.
Tháng Bảy, năm 1792 vua Quang Trung băng hà, con là Quang Toản lên ngơi, cịn ít
tuổi, nội bộ lục đục, không chống lại được sức tấn công của Nguyễn ánh. Sự nghiệp Nhà Tây
Sơn tồn tại được 24 năm.
2.1.8. Đôi nét về đặc điểm của nhà nƣớc phong kiến Nhà Nguyễn (1802-1945)
Năm 1802, Nguyễn ánh diệt xong nhà Tây Sơn, lên ngơi Hồng đế, lấy hiệu là Gia
Long, đóng đơ ở Phú Xn (Huế). Năm đó Gia Long đổi tên nước là Việt Nam.
Năm 1804 Nhà Thanh phái Tề Bồ Sâm sang phong vương cho Gia Long và ưng thuận
đặt tên nước là Việt Nam
Gia Long xây dựng bộ Quốc Triều hình luật, năm 1815 bộ luật được ban hành với 22
quyển.
Năm 1821 có dung Quốc Tử Giám. mở lại thi Hội và thi Đình.
Vào những năm 50 của thế kỷ Xĩ các thế lực Phương Tây muốn bành trướng tìm

thuộc địa. Việt Nam là đối tượng để chúng dịm ngó. Trước tình hình đó, nhiều chí sĩ dâng sớ
xin nhà vua cảI cách mọi mặt chính trị, quân sự,ngoại giao… nhưng Nhà Nguyễn xây dung
chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Sau hòa ước Quý Mùi (1883) và Hiệp ước Pa - tơ - nốt (1884) các triều đại phong
kiến Việt Nam chấm dứt, đất nước rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp.
2.2. Cảnh huống ngơn ngữ ở Việt Nam thời kì nhà nƣớc phong kiến độc lập
2.2.1. Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ:
Cảnh huống ngơn ngữ chính là các chức năng và các hình thức tồn tại của ngơn ngữ
có liên quan chặt chẽ với các điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Cảnh huống ngơn ngữ gắn bó trực tiếp và mật thiết với chính sách ngơn ngữ. Chính
sách ngơn ngữ chỉ đạt được hiệu quả khi tính đến tất cả các nhân tố của cảnh huống ngôn
ngữ, bởi vi cảnh huống ngôn ngữ là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình
hoạch định chính sách ngơn ngữ. Vì vậy, nếu xác định được cảnh huống ngơn ngữ chuẩn xác
thì mới có được chính sách ngơn ngữ tồn diện, hợp lý và đúng đắn.
2.2.2. Cảnh huống ngôn ngữ thời kỳ phong kiến độc lập
Là một đất nước trải qua những đêm dài nô lệ, sau khi giành được độc lập cũng muốn
củng cố, xây dựng những giá trị mới làm cho đất nước trụ vững trong tiến trình tự chủ. Giai
đoạn này ngơn ngữ được chia làm 2 ngơn ngữ chính:
-Chữ Nơm: Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của chữ Nôm nhưng đến thế kỷ 13
được coi là cái mốc phát triển của nền văn hóa Việt và cũng là cái mốc phát triển riêng của
chữ Nôm. Từ đây chữ Nôm được xem như là một thứ chữ riêng phổ biến của người Việt bản
địa. Có rất nhiều tác phẩm thơ viết bằng chữ Nôm ra đời. Đáng chú ý nhất là dưới triều Hồ,
đã có lúc chữ Nơm được lấy làm văn tự chính thức trong các văn bản của triều đình. Từ TK
XV trở đi, với nền độc lập tự chủ vững chắc, chữ Nơm đã có bước phát triển mới.Nhiều tác
phẩm có giá trị đã ra đời: Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của
Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn….thơ Nơm truyện Kiều của Nguyễn Du, Đồn Thị Điểm,
Hồ Xn Hương… Cũng giống như Hồ Quý Ly, Vua Quang Trung cũng có những bước cải
tiến trong việc phát triển văn hóa dân tộc: đưa chữ Nơm vào trường học, dịch truyện từ chữ
Hán ra chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm trong các văn bản hành chính.
-Chữ Hán: Từ TK VIII, việc đọc chữ Hán bắt đầu theo cách đọc âm Hán đời Đường,

đến TK XI khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, dựng Văn Miếu, lập Quốc Tử Giám và bắt đầu


mở khoa thi đầu tiên để tuyển người tài thì việc học sách thánh hiền bằng chữ Hán trở thành
công việc thường xuyên của các sĩ tử.
Hệ thống âm Hán Việt được hoàn thiện về cơ bản vào nửa cuối thế kỷ XI , nhưng khi
Nhà Minh xâm lược nước ta nhận thấy cách đọc chữ Hán của người Việt khác xa với họ, họ
đã bắt hàng trăm sĩ tử về Trường An học lại chữ Hán theo cách nhà Minh, nhưng khi nhà
Minh bị quét sạch thì chủ trương này cũng bị phá sản.
Và từ đó trở đi việc dùng âm Hán Việt giúp chúng ta dễ dàng khai thơng sức mạnh
văn hóa, văn học truyền thống ở Việt Nam.
2.3 Một số nội dung về chính sách ngơn ngữ của Nhà nƣớc phong kiến độc lập
2.3.1 Đặt vấn đề
Trong một đất nước, một quốc gia có ba chỉ số quan trọng đó là: Quốc ca, quốc kì và
ngơn ngữ. Ngôn ngữ là một trong những biểu tượng của sự thống nhất độc lập của một đất
nước, là phương tiện để gắn kết tình cảm, tinh thần giữa các thành viên và cả quốc gia.
Do tài liệu hạn chế nên luận văn này tập trung vào chính sách đối với chữ Hán, chữ
Nơm, chữ quốc ngữ.
2.3.2 Chính sách đối với chữ Hán
Một nhà nước với các thiết chế làm việc của nó cần phải có những phương tiện phục
vụ cho việc thơng tin hành chính, mà trước hết là ngơn ngữ và chữ viết. Một cách tự nhiên,
chữ Hán và ngôn ngữ viết vẫn được sử dụng. “Ngay cả việc vay mượn chữ Hán rồi đây sẽ là
một yếu tố mới để xây dựng học thuật nước nhà. Chữ Hán sẽ là thứ chuyển ngữ cần thiết để
người Việt Nam, sau khi giành lại được quyền tự chủ, có thể học và hiểu sâu hơn đạo Phật,
đạo Khổng, đạo Lão và để xây dựng nền văn hóa mới” [18. tr 33].
Năm thế kỷ, từ thời tự chủ, chữ Hán đóng vai trị văn tự chính thức, văn tự nhà nước
và có ưu thế trong sáng tác. Độc lập, chủ quyền sẽ là tiền đề, là cái mở đầu cho rất nhiều vấn
đề xã hội, trong đó có các vấn đề về ngôn ngữ, văn tự.
Từ khi xuất hiện, chữ Hán đóng một vai trị quan trọng trong việc gìn giữ nền độc lập
nước nhà. Nhà nước phong kiến đã sử dụng chữ Hán nước là một công cụ để củng cố và gìn

giữ nền độc lập non trẻ của mình với những chức năng:
- Chức năng làm công văn hành chính với những áng hùng văn như: “Thiên đơ chiếu”
của Lý Thái Tổ, “Lâm chung di chiếu” của Lý Nhân Tông, “Phạt Tống lộ bố văn” của Lý
Thường Kiệt”.
- Chức năng trong hoạt động ngoại giao: Chữ Hán được coi là vũ khí tuyệt vời, mang
lại nhiều thắng lợi, điều đó chứng tỏ vai trị to lớn của chữ Hán trong hoạt động ngoại giao và
không chỉ xảy ra ở thời kỳ đầu độc lập mà trái lại nó ln thể hiện thường xuyên trong suốt
tiến trình dựng nước và giữ nước. Những thắng lợi cả về đối nội và đối ngoại đã mang lại vị
thế mới cho các triều đại và đất nước.
- Vai trò của chữ Hán trong việc viết sử: chữ Hán không chỉ được dùng để đọc kinh
Phật, học sách Nho, viết chiếu từ quân lệnh và dần dần bước vào vị trớ đỉnh cao: viết sử, với
những bước khởi đầu là những trang bia đá, rồi dần dần xuất hiện những bộ sử có tính chất
chính thống như: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu biên soạn, Đại Việt sử ký tục biên do Phan
Phu Tiên biên soạn, Đại Việt sử ký toàn thư do Ngơ Sỹ Liên biên soạn.
- Vai trị của chữ Hán trong giáo dục, học thuật, sinh hoạt tôn giáo, sáng tác văn học
(thơ, phú, ký..). Văn học Việt Nam của năm thế kỷ (X-XV) của buổi đầu độc lập chủ yếu
được viết bằng chữ Hán.
Như vậy, chữ Hán đã đóng vai trị cần yếu của mình trong việc xây dựng nhà nước tự
chủ, thống nhất. Sau này tùy theo sự phát triển của đất nước cũng có những biến đổi tương
ứng, song về cơ bản những chức năng xã hội đó trong những giai đoạn tiếp theo chỉ là sự phát
triển tự nhiên trên nền tảng những chức năng xã hội của chữ Hán ở Việt Nam đã được hình
thành và đặt nền móng ngay trong 5 thế kỷ đầu tiên của q trình tự chủ.
2.3.3 Chính sách đối với chữ Nôm


Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của chữ Nơm, q trình này có
thể tạm chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn “đồng hóa chữ Hán”, tức là dùng chữ Hán để
phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên đất, tên vật xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán.
- Giai đoạn sau: ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ

tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ
Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng
hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ XI đến thời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nơm mới
thực sự hồn chỉnh. Đến thế kỷ XVIII-XIX chữ Nơm đã có những bước phát triển mới. Các
tác phẩm như hịch Tây Sơn, khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm
bằng chữ Nơm. Truyện Kiều của Nguyễn Du là những minh chứng cho sự phát triển của chữ
Nơm.
Như vậy có thể thấy chữ Hán và chữ Nơm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra
đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc văn hóa riêng
Chữ Nơm ra đời đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường
và khẳng định vai trò địa vị tiếng Việt. Với dân tộc Việt, chữ Nôm ra đời không phải để phủ
định chữ Hán mà để bổ khuyết vào những mảng cịn thiếu của ngơn ngữ đời sống.
Khi hệ thống văn tự Nơm được hình thành và việc sáng tác thơ bằng chữ Nơm trở
thành phong trào thì đã có sự phân công giữa chữ Hán và chữ Nôm về mặt chức năng: chữ
Hán được dùng trong hành chính, giáo dục, trong giao tiếp triều chính cịn chữ Nơm thì được
dùng trong giao tiếp, văn chương bình dân.
Chữ Nơm qua các thế kỷ là một điều đáng tự hòa về sức sống mạnh mẽ của dân tộc,
một biểu hiện cụ thể và phong phú về sự diễn tiến nhịp nhàng, vững chắc của Việt Nam ta từ
ngàn xưa cho đến ngày nay, mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển ngơn ngữ và tiếng
nói dân tộc.
Nếu nhìn lịch sử thành những giai đoạn lớn thì có thể khẳng định rằng chữ Nơm là
thành tựu văn hóa của nhà nước phong kiến đang khẳng định độc lập, là sản phẩm tất yếu của
sự tiếp xúc với nền văn hóa Hán.
Đến thế kỷ XVII với việc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam, các giáo sĩ
Phương Tây đã chế tạo ra hệ thống ký tự ghi tiếng Việt dựa trên chữ cái La tinh. Như vậy,
thời gian này tồn tại ba loại chữ: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Trong đó chữ Hán
vẫn chiếm ưu thế nhưng bên cạnh đó có khá nhiều tài liệu văn học, triết học, lịch sử, luật học,
y khoa, tôn giáo được viết bằng chữ Nôm.
2.4. Tiểu kết
Trong chiều dài của lịch sử, chữ Hán đã thâm nhập vào hoạt động, văn hóa tinh thần

của người Việt nhờ vào một hồn cảnh đặc biệt là sự truyền bá đạo Phật, việc tiếp thu đạo
phật nên việc học chữ Hán là cần thiết. Đến thế kỷ X việc học tập chữ Hán trở thành nhu cầu
chính thống và rộng rãi, khơng chỉ dùng chữ Hán trong quản lý hành chính mà cịn trong cả
thi cử. Từ đó chữ Hán trở thành chữ viết trong gần 1000 năm, kể từ năm 1075 sau khi vua Lý
Nhân Tông cho mở khoa thi Nho học đầu tiên, cho đến năm 1919 là năm mở khoa thi cuối
cùng ở Huế.
Chữ Nơm là một sáng tạo rất có ý nghĩa của cha ông ta. Sự xuất hiện của chữ Nôm là
một sự kiện đánh dấu sự tiến triển của văn hóa dân tộc, biểu hiện lớn mạnh về ý thức tinh
thần quốc gia dân tộc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chữ Nôm ngày càng phát triển
nhưng nó chỉ được lưu hành trong dân gian, chưa được điển chế để trở thành chữ viết chính
thức của quốc gia, ngoại trừ sự nỗ lực của Hồ Quý Ly, vua Quang Trung và vua Tự Đức.
Chữ Nôm là sản phẩm trí tuệ của người Việt trong hồn cảnh lịch sử cuối thời Bắc
thuộc, đầu thời tự chủ. Sự ra đời của chữ Nôm phản ánh ý thức tự lực, tự cường dân tộc, là
phương tiện truyền tải những giá trị văn hóa của cha ơng ta.


Chƣơng 3: liên hệ với chính sách ngơn ngƣ của đảng và nhà nƣớc ta hiện nay
3.1 Nhìn lại chính sách ngôn ngữ của Nhà nƣớc phong kiến độc lập
Ngôn ngữ là tài sản, là biểu tượng của quốc gia đồng thời là biểu trưng của nền độc
lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ.
Sau khi giành được giải phóng thốt khỏi ách thống trị ngoại xâm, giai cấp phong
kiến Việt Nam bèn xây dựng một nhà nước Đại Việt. Muốn củng cố vị trí độc lập của mình
đối với giai cấp phong kiến Phương Bắc thì nhà nước Đại Việt chỉ cịn cách dựa vào sức
mạnh đồn kết dân tộc. Chính sách của nhà nước phong kiến vì vậy phát huy những giá trị
tinh thần dân tộc.
Nền Hán học là biểu hiện của ý thức hệ chính thống, là nội dung việc giáo dục thi cử,
là tiêu chuẩn lựa chọn người cho bộ máy chính quyền. Chữ Hán là văn tự chính thức của nhà
nước, được sử dụng trong các văn bản hành chính, trong học tập và sáng tác văn học.
Không một lời tuyên bố nào cả nhưng nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ trong xã hội đã ra
sức bảo vệ ngơn gữ cảu mình đó là Tiếng Việt, chống lại những người đã kinh rẻ nó mà tơn

thờ tiếng nước ngồi. Và khơng có một cơ quan nào, tổ chức nào đề ra chủ tương chung
nhưng họ luôn có những việc làm, những hành động bổ sung cho nhau đẻ làm giàu cho ngơn
ngữ của mình. Chính sách ngơn ngữ của nhà nước phong kiến là khơng có thái độ ỷ lại mà
luôn tạo ra từ mới bằng cách dịch từ Hán, mượn nội dung ý nghĩa, không mượn vỏ âm thanh.
Có thể dùng từ Hán nhập tịch từ lâu và đã quen thuộc với người Việt. Bên cạnh đó mạnh dạn
dùng tiếng Việt, bám sát ngơn ngữ nói kể cả những từ cửa miệng, khơng phân biệt từ thanh,
từ thơ, từ nào nói đúng ý mình là từ hay.
Có thể thấy chính sách ngơn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập luôn luôn trong thế
vận động, nỗ lực và khát khao đến đích của sự ổn định và hồn thiện.
3.2 Liên hệ với chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia, ngơn
ngữ chính thức của Việt Nam, được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực: từ công văn hành chính
đến giáo dục, văn hóa, khoa học…
Ngơn ngữ quốc gia được hiểu là ngơn ngữ được chính thức thừa nhận trong đời sống
quốc gia. Nó có tính hiến định và pháp lệnh, được xác định là một trong 3 chỉ tố: quốc kỳ,
quốc ca.
Xác lập vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt, Đảng và Nhà nước ta đồng thời chỉ
ra phương hướng phát triển của tiếng Việt, đó là dân chủ hóa và quần chúng hóa.
Tiếng Việt được sử dụng trong mọi lĩnh vực và được pháp luật bảo vệ (được quy
định trong Hiến pháp năm 1946, điều 18; Sắc lệnh 19; sắc lệnh 20 của Chính phủ lâm thời
Việt Nam dân chủ cộng hịa ngày 08/9/1945). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng nói là
thứ của cảo vô cùng lâu đời và vô cùng q báu của dân tộc.Chúng ta phải giữ gìn nó, quý
trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp…” Trước lời căn dặn đó, đã có nhiều
cuộc vận động nhằm phát triển tiếng Việt. Đầu tiên là cuộc vận động cải tiến chữ quốc ngữ,
tiếp theo là cuộc vận động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thứ ba là cuộc vận động
chuẩn hóa tiếng Việt. Tất cả đều được thông qua các Quy định. Nghị định, Quyết nghị của
Đảng và Nhà nước mà cơ quan đại diện là Bộ giáo dục và Đào tạo.
Trong việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, Đảng và Nhà nước cũng có những
văn bản uốn nắn trong việc sử dụng tiếng Việt như Nghị định số 194-CP ngày 31/12/1994 về
hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam, Nghị định số 87-CP ngày 12/12/1995 về quy

định lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi
cơng cộng.
Xác định được ngơn ngữ quốc gia và giải quyết được mối quan hệ ngôn ngữ quốc gia
với ngôn ngữ các dân tộc là một nhiệm vụ trong tâm trong chính sách ngơn ngữ của Đảng và
Nhà nước ta. Trong việc bảo tồn và phát triển ngơn ngữ, văn hóa tộc người, Đảng và Nhà


nước đã tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo về ngôn ngữ các dân tộc, khởi thảo các đề án
phát triển ngôn ngữ dân tộc bản địa.
Đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước chủ trương tôn trọng tiếng
mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự do và bình đẳng của tất cả các ngôn ngữ dân
tộc ở Việt Nam. Quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ là một quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta từ trước đến nay.
Để bảo tồn ngơn ngữ và văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước đã có những Quy định rõ
ràng thông qua các Nghị quyết, cương lĩnh. Tiếng dân tộc có cơ hội tồn tại song song với
tiếng Việt. Đời sống của tiếng dân tộc được bảo đảm và đóng góp của tiếng dân tộc đối với
sự phát triển tiếng Việt được Đảng và Nhà nước coi trọng và giữ gìn. Là một phần trong nền
văn hóa quốc gia nên ngôn ngữ, văn học, chữ viết của các dân tộc cần được nghiên cứu, bảo
tồn và phát triển.
Việc sử dụng tiếng dân tộc được quy định trong Hiến pháp năm 1946 điều 15 “ ở các
trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình”. Điều 66 “
Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tịa án”.Và tất cả những điều này
ngày càng được củng cố trong các Hiến pháp năm 1960, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp
năm 1992.
Trong giáo dục, tiếng dân tộc luôn được tiến hành một cách chính thức trong các
trường phổ thơng, bối dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên, ln có sự hợp tác giữa các nhà
ngôn ngữ với các sở Giáo dục, sở Văn hóa.
Ngơn ngữ dân tộc là biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc. Duy trì và bảo vệ ngơn
ngữu các dân tộc là duy trì và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đã có rất nhiều những Quyết
nghị, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về để ra chủ trương, đường lối, biện pháp

đối với chữ viết và tiếng nói dân tộc. Trần Trí Dõi trong bài viết “ Tình hình một số ngơn ngữ
dân tộc nguy cấp ở Việt Nam và những luận cứ chính sách đối với các ngơn ngữ ấy” có viết
“Việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội của các dân tộc và nhóm tộc người có ngơn ngữ bị suy
giảm là một nhu cầu bức bách. Muốn cho tộc người Arem chẳng hạn không suy giảm dân số
với tỷ lệ 1% năm, đó là vấn đề sản xuất, đó là vấn đề y tế...mà cả cộng đồng phải giải quyết.
Cũng vậy, muốn những người Ơ đu có điều kiện duy trì tiếng mẹ đẻ của mình, cộng đồng nhỏ
bé của họ hiện nay phải được phát triển, phát triển tới mức họ có nhu cầu dùng tiếng mẹ đẻ
trong giao tiếp hàng ngày. Phải nâng cao chất lượng tiếng mẹ đẻ của họ trong giao tiếp cộng
đồng. Cách tốt nhất để làm được điều này là duy trì tiếng mẹ đẻ trong hoạt động văn hóa của
cả dân tộc. Chính văn hóa truyền thống hay bản sắc văn hóa của các dân tộc là cái nền tốt
nhất để lưu giữ ngơn ngữ của họ. Vì thể để đảm bảo ngơn ngữ của các dân tộc có nguy cơ bị
suy thối khơng bị mai một, một cơng việc tốt nhất là khơi dậy và làm sống lại hoạt động văn
hóa tuyền thống của chính họ”.
Chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với ngôn ngữ dân tộc là
đúng đắn., đáp ứng được vấn đề dân tộc và ngôn ngữ ở Việt Nam trong công cuộ giảI phóng
dân tộc và xây dựng Tổ Quốc.
3.3. Tiểu kết.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước thì chính sách ngơn ngữ là một bộ phận trong
tổng thể chính sách về vấn đề dân tộc. Đây là sự vận động có tính kế thừa và sáng tạo những
tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Theo đó chính sách ngơn ngữ được xây dựng trên
nguyên tắc cơ bản là tôn trọng và đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Lấy tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam
cho hành động, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những đường lối chính sách phù hợp với điều
kiện và tình hình thực tế đất nước, trong từng thời kỳ cách mạng cụ thể. Trong điều kiện là
Đảng cầm quyền, Đảng đã cụ thể hóa chính sách ngơn ngữ trong các nghị quyết, chỉ thị của
Chính phủ, trong các quyết định, thơng tư hướng dẫn thực hiện của Bộ giáo dục và đào tạo.


Tất cả các điều đó đều được luật pháp hóa trong Hiến pháp nhà nước cũng như trong các luật
cơ bản khác như Luật giáo dục, luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Cùng với việc xác định vai trò của tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ phổ thông dùng
chung cho các dân tộc, trong tất cả các lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta còn coi việc đảm bảo
quyền sử dụng và duy trì tiếng mẹ đẻ của các dân tộc là bất khả xâm phạm. Với chủ trương
vừa dạy tiếng Việt vừa dạy tiếng mẹ đẻ đối với các dân tộc thiểu số đã thể hiện được tư tưởng
mang tính tồn dân, hiện đại và phù hợp với sự phát triển của đất nước. Việc dạy tiếng mẹ đẻ
cho các dân tộc là một tất yếu trong q trình giáo dục ngơn ngữ bởi đó là một trong những
chủ trương, chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, nhằm đảm bảo các dân tộc
được sử dụng và phát triển tiếng mẹ đẻ của mình, đồng thời phổ cập tiếng Việt để xóa đi các
bước ngăn cản về trình độ, văn hóa, phù hợp với xu hướng phát triển chung và thực hiện
nhiệm vụ đoàn kết thống nhất dân tộc trên tất cả các phương diện.
Trên nguyên tắc tự nguyện và tôn trọng sự phát triển bình đẳng, tự do của tất cả các
ngơn ngữ, khuyết khích các dân tộc thiểu số học tiếng Việt, đưa tiếng Việt làm ngôn ngữ giao
tiếp chung giữa các dân tộc, ngơn ngữ quốc gia, ngơn ngữ chính thức, thực sự là phương tiện
để đoàn kết, thống nhất các dân tộc trong cả nước.
KẾT LUẬN
1. Chính sách ngơn ngữ là một vấn đề của ngôn ngữ - xã hội, thuộc lĩnh vực nghiên
cứu của ngôn ngữ học xã hội. Chính sách ngơn ngữ là một vấn đề nhạy cảm, mang ý nghĩa
chính trị sâu sắc. Đối với quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, đa ngơn ngữ thì việc xây dựng
chính sách ngơn ngữ là một trong những vấn đề hàng đầu trong sự phát triển đất nước. Bên
cạnh thuật ngữ chính sách ngơn ngữ, người ta cịn nói nhiều về khái niệm kế hoạch hóa ngơn
ngữ, lập pháp ngơn ngữ, hai khái niệm này ln có quan hệ mật thiết, khơng thể tách rời với
chính sách ngơn ngữ.
2. Ngày nay, ai cũng biết tiếng Việt là một ngơn ngữ đẹp, giàu hình ảnh, giàu âm
thanh và nhạc điệu. Tiếng Việt phong phú về mặt từ vựng và phong phú cách diễn đạt, đủ sức
thể hiện những khái niệm, những tình cảm, cảm xúc tinh vi và phức tạp nhất. Tiếng Việt đang
dần dần củng cố được vị trí xứng đáng của mình trên trường quốc tế. Nhưng không phải từ
khi mới sinh ra tiếng Việt đã như vậy. Cha ông chúng ta đã phải không ngừng đấu tranh
chống sự áp đặt của ngôn ngữ ngoại bang để bảo tồn bản sắc riêng của mình, cái bản sắc đã
được hình thành từ thời dựng nước và ln ln được bảo vệ giữ gìn. Đó đó là một cuộc
chiến đấu trường kỳ và dai dẳng. Tiếng Việt đã biết tiếp thu và làm phong phú thêm bằng

cách thu nạp những yếu tố ngoại nhập phù hợp với cơ chế của mình để làm giàu có thêm cho
hoạt động ngơn ngữ của nó. Từ một thứ tiếng nói sơ khai buổi ban đầu, tiếng Việt đã phát
triển quan nhiều chặng đường, hình thành cho mình những quy luật nội tại để cuối cùng trở
thành tiếng Việt ngày nay.
Quá khứ luôn theo đuổi và ăn sâu vào tâm tư chúng ta, luôn can dự vào sự nghiệp của
chúng ta hôm nay, và sẽ còn hiện diện trong xã hội ngày mai. Tìm hiểu q khứ khơng chỉ vì
q khứ mà cịn vì hiện tại và tương lai.
3. Lịch sử phát triển của dân tộc ta là lịch sử của mối quan hệ biện chứng giữa tính
liên tục và tính đứt đoạn. Tính liên tục thể hiện ở chỗ các giai đoạn đều nối tiếp nhau, cái sau
vừa phủ định vừa kế thừa cái trước. Tính đứt đoạn thể hiện ở chỗ sự phát triển được phân
chia thành những giai đoạn lịch sử khác nhau. Truyền thống được gắn liền với hiện đại, nghĩa
là truyền thống phải chứng minh lý do tồn tại ở chỗ nó thích hợp với hiện đại, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của hiện đại. Ngược lại hiện đại không bao giờ cắt đứt với truyền thống.
Hiện đại là sự nói tiếp của truyền thống trong thời kỳ mới, là điều kiện và cơ sở để bảo tồn và
đổi mới truyền thống.
Trong tiến trình phát triển của dân tộc, cha ông ta luôn luôn đề cao việc bảo vệ ngơn
ngữ dân tộc đó là tiếng Việt đồng thời tiếp thu tiếng Hán để làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày


càng phong phú. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài diễn biến qua nhiều thế hệ, trong đó
khơng chỉ có tinh thần dân tộc mà cịn có tính giai cấp. Giai đoạn nhà nước phong kiến độc
lập là giai đoạn mà cùng với dân tộc, nền văn hóa trong đó có chính sách ngơn ngữ phải vận
động và có ý thức đối chọi với nhiều thách thức gay gắt từ mơi trường chính trị và văn hóa
khu vực. Do sự vận động nội tại cùng với những tác động ngoại sinh mà chính sách ngơn ngữ
ln ln có sự chuyển hóa mạnh mẽ.
Sự ra đời của chữ Nơm đã đáp ứng được nhu cầu của dân tộc trong sự phát triển văn
hóa, góp phần nâng cao địa vị tiếng Việt. Chữ Nôm mãi mãi là đứa con tinh thần của người
Việt, gắn liền với truyền thống nghìn năm đã qua và về sau.
4. Nghiên cứu chính sách ngơn ngữ của cha ông ta chúng ta thấy rõ ràng về cơ bản là
phù hợp với tình hình phát triển cụ thể của thực tế đời sống, trình độ phát triển, nhu cầu bức

thiết của dân tộc. Tìm hiểu chính sách ngơn ngữ của cha ơng ta để từ đó hoạch định những
bước đi trong việc xây dựng chính sách ngơn ngữ cho mình:
Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc phổ
biến, phát triển, hiện đại hóa Tiếng Việt. Song việc thực hiện cịn một số hạn chế như:
+ Chúng ta chưa có luật Ngơn ngữ và cũng chưa có một cơ quan chuyên trách có
thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến ngơn ngữ.
+ Vấn đề chuẩn hóa chính tả, thuật ngữ, các từ vay mượn nước ngoài cần phải đưa ra
được sự thống nhất chung.
+ Cuối cùng là việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thúc đẩy q trình hiện đại
hóa và xã hội hóa tiếng Việt là hết sức cần thiết để tiếng Việt phát huy được hết khả năng
phục vụ xã hội.
Chính sách đối với các dân tộc thiểu số, đặc biệt vấn đề giáo dục song ngữ, xây dựng
chữ viết, xây dựng nền văn hóa, giáo dục tiếng mẹ đẻ cho đồng bào dân tộc phải được quan
tâm và tiến hành đồng bộ hơn.
Nên chăng có chính sách bảo tồn, phát triển các ngơn ngữ dân tộc thiểu số trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, trong đó cần quan tâm đến ngơn ngữ có số lượng người nói ít, hay đang
có nguy cơ bị diệt vong. tạo ra các khả năng ngôn ngữ để các dân tộc tự lựa chọn theo nhu
cầu của mình.
Có chính sách tích cực để phổ biến nhanh chóng, sâu rộng ngơn ngữ quốc gia ở trình
độ cao trong tất cả các cộng đồng dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam, đưa tiếng Việt
thành ngôn ngữ chung của các dân tộc, là phương tiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ở
Việt Nam và giữa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới.
Tuy đất nước đã có những bước chuyển mình lớn, đã gặt hái được nhiều thành tựu về
khoa học, chính trị, văn hóa, giáo dục...nhưng vẫn cịn một số bộ phận các dân tộc, nhất là
dân tộc vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế, văn hóa, đặc biệt là giáo dục chưa được cải thiện,
thậm chí là xuất hiện tình trạng trẻ em thất học càng tăng, nguy cơ tái mù chữ lớn...Đây là
vấn đề cực kỳ khó khăn khi thực hiện chính sách ngơn ngữ.
Muốn có được những chủ trương mới, đúng đắn, sáng tạo thì chúng ta phải đưa ra
được bức tranh đầy đủ về tình hình các ngơn ngữ ở Việt Nam. Từ đó sẽ có được những giải
pháp hợp lý đối với tiếng Việt và ngơn ngữ các dân tộc ít người. Và vấn đề dạy - học ngoại

ngữ cũng phải được xem xét kỹ càng, có như vậy mới đưa ra được những giải pháp cụ thể,
phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc dạy và học ngoại ngữ.

References
1. Đào Duy Anh (2006), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
2. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.


3. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
4. Trần Trí Dõi (2001), Ngơn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
5. Trần Trí Dõi (2003), Chính sách ngơn ngữ và văn hóa các dân tộc ở Việt Nam, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Trí Dõi và Nguyễn Văn Thiện (2001), Tính thực tiễn trong chính sách giáo
dục ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước ta đối với vùng dân tộc thiểu số, Tạp chí Ngơn ngữ &
đời sống, Số 10.
7. Nguyễn Thiện Giáp, Chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử,
Trang wed: .
8. Hoàng Văn Hành (2008), “Mấy vấn đề về cảnh huống và chính sách ngơn ngữ ở
Việt Nam - thực trạng và triển vọng”, Cảnh huống và chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
9. Hoàng Văn Hành (2008), “Những định hướng và bình diện của cơng cuộc giữ gìn
sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt”, Cảnh huống và chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Khang (2003), Kế hoạch hóa ngôn ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
11. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - những vấn đề cơ bản, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Khang (2008), “Chuẩn hóa thuật ngữ, nhìn lại từ góc độ bối cảnh xã
hội”, Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Khang (2008), “Những vấn đề chuẩn hóa ngơn ngữ và chuẩn hóa
tiếng Việt”, Tạp chí Ngơn ngữ, Số 12.
14. Nguyễn Văn Lợi (2000), “Một số vấn đề về chính sách ngơn ngữ ở các quốc gia
đa dân tộc”, Tạp chí Ngơn ngữ, Số 1.
15. Phan Huy Lê (1962), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
16. Ngô Sỹ Liên (1972), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
17. Cao Văn Liên (2006), Phác thảo lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 1945, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.
18. Đặng Thai Mai (1977), “Mấy vấn đề tâm đắc về một thời đại văn học”, trong
“Thơ văn Lý - Trần”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
19. Nguyễn Quang Ngọc (2007), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Hội.
20. Nguyễn Kim Thản (2002), Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu, Tiếng Việt trên
đường phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
21. Lê Quang Thiêm (2000), “Vấn đề ngơn ngữ quốc gia”, Tạp chí Ngơn ngữ, Số 1.
22. Lý Tồn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Sơn Tùng Hoàng Thúc Trâm (1950), Quốc Văn đời Tây Sơn, Nhà sách Vĩnh Bảo,
Sài Gịn.
24. Hồng Tuệ (2001), “Ngơn ngữ dân tộc, ngơn ngữ quốc gia”, Ngôn ngữ và đời
sống xã hội, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
25. Hồng Tuệ (1984), Ngơn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn
ngữ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Như ý (1993), Những vấn đề chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.



27. Các văn bản của Nhà nước Việt Nam về ngơn ngữ (từ 1946 đến nay) (1998),
Chương trình cấp nhà nước về chính sách ngơn ngữ (1996), Hà Nội.
28. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Hiến pháp năm 1992, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2007.
30. Thơ văn Lý Trần (1977), tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội.
31. Từ điển Tiếng Việt (1992), Trung tâm từ điển Ngơn ngữ, Hà Nội.
32. Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (2007), tập 1, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
33. Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (2008), tập 2, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
34. Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (2009), tập 3, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
35. Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (2009), tập 4, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội.
36. Viện Ngơn ngữ học, Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân
tộc (1997), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Viện Ngôn ngữ học, Cảnh huống và chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam (2002),
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
38. Viện Ngôn ngữ học, Những vấn đề chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam (1993), Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.



×