Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

khảo sát phương thức truyền hình internet ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.39 KB, 33 trang )

SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1

Khảo sát phương thức Truyền hình Internet ở Việt Nam
I.Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, việc xem các chương trình
truyền hình qua mạng đã dần dần trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống”. Toàn
bộ các trang website này được cung cấp hoàn toàn miễn phí, chỉ cần với máy tính
nối mạng với đường truyền tốt là bạn có thể có ngay tivi media, chọn kênh thoải
mái.
Truyền hình trả tiền đã có ở Việt Nam từ lâu, bắt đầu từ sự ra đời của Trung
tâm truyền hình cáp Việt Nam vào năm 1995. Truyền hình truyền thống không còn
là sự lựa chọn theo xu thế hiện nay nữa mà thay vào đó truyền hình kĩ thuật số mặt
đất (do VTC cung cấp), truyền hình số vệ tinh DTH (ĐTH Việt Nam cung cấp),
truyền hình cáp (do SCTV- Công ty Truyền hình cáp Saigontourist, HTVC, VCTV,
HaCTV và một số đài địa phương cung cấp), mới nhất là truyền hình Internet
(truyền hình băng thông rộng IPTV do FPT cung cấp).
Đây là một xu hướng mới, ngày càng rõ rệt trên báo điện tử: báo chí phát
triển theo xu hướng đa phương tiện ( hay truyền thông đa phương tiện).
Tồn tại và phát triển song song với truyền thông đại chúng, các loại hình
không triệt tiêu nhau mà ngày càng tiến gần hơn đến từng nhóm công chúng.
Tính tương tác cao: phản hồi ngay, comment.
Các trang thông tin điện tử, forum ra đời, dựa vào đặc điểm xu hướng truyền
thông mới này để tham gia việc hoàn thiện các loại hình báo chí mới, nghiên cứu
nhóm công chúng tạo hiệu quả báo chí, thiết lập hành lang pháp lý quản lý.
Chưa có khái niệm hay định nghĩa về loại hình báo chí mới này, nó thuộc
internet hay là truyền hình? Nó mang những đặc điểm của truyền hình hay internet
như thế nào? còn nhiều tranh cãi.


SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2

Truyền hình đối mặt với xu hướng xã hội hóa sản xuất các chương trình
truyền hình (vẫn có kiểm duyệt) là tất yếu do nhu cầu của công chúng hiện đại đòi
hỏi truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải tích cực hơn trong
xã hội hóa các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong
phú của nhiều tầng lớp trong xã hội, vì vậy xu hướng các trang, kênh truyền hình
internet sẽ mở rộng và phát triển phù hợp với nhu cầu thời đại.
1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu loại hình báo mới này là chuyên trang về truyền hình internet
của các báo điện tử, đài truyền hình: khái niệm mới, đặc điểm, xếp loại thể loại báo
chí…
1.3 Đối tượng khảo sát:
Một số báo trực tuyến lớn như Vietnamnet, Tuổi trẻ Online,VTC, Thanh
niên Media… đây là những báo điện tử, trung tâm truyền hình đã khai thác hình
thức Internet Tv thành chuyên trang riêng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
Vì là khái niệm mới nên còn hạn chế về tài liệu nên đề tài chỉ tiếp cận 1 góc
cạnh là 4 kênh trong giới truyền thông coi là truyền hình internet là : các ấn phẩm
truyền hình online của Vietnamnet, Tuổi trẻ media online, VTC, Thanh niên online
Khảo sát nghiên cứu về nội dung, danh mục, đặc điểm, phong cách của các
ấn phẩm truyền hình internet xác định khảo sát.
Thời gian: từ 20/10/2009 – 28/11/2009
Số lượng: 4 website.
1.5 Ý nghĩa khoa học:
Trong thời gian qua, cái tên Truyền hình internet đã xuất hiện nhưng lại chưa
có khái niệm và tài liệu nào để nghiên cứu đầy đủ nhất về loại hình báo chí lai và

mới mẻ này, vì vậy nó trở thành một đề tài bàn tán trong giới báo chí – truyền
thông. Nói cách khác, chưa có định nghĩa chính thức về khái niệm này ở Việt Nam.
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3

Ở mức độ nghiên cứu còn hạn chế, đề tài niên luận này tạm thời đưa ra một định
nghĩa. Ngoài ra, thông qua quá trình nghiên cứu các tập đoàn báo chí trên thế giới,
người thực hiện cũng tạm thời đưa ra một số đặc điểm khái quát về loại hình này.
Đây chính là ý nghĩa lý luận của đề tài.
Về ý nghĩa thực tiễn, có thể thấy đề tài niên luận là một tài liệu tham khảo có
tính ứng dụng, học tập và phát triển cho các các cơ quan báo chí, đề tài cũng có giá
trị tham khảo đối với SV chuyên ngành báo chí, đặc biệt là các SV muốn có một
cái nhìn phổ quát về thực trạng truyền thông ở Việt Nam và thực trạng truyền thông
thế giới.
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng. Các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh, mô tả, phỏng vấn lấy ý kiến …
Dựa trên nền tảng hiểu biết về công nghệ thông tin, công nghệ internet: giao
diện, cột báo, các đa phương tiện trên internet ( audio, clip, link, text, code, temp).
*******
II. Phần nội dung
Chương I: Tổng quan loại hình truyền hình và internet, báo điện tử
1.Truyền hình
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'',
còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có
nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”,

tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc
gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa (1)
Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện ra đời
muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển.
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4

Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới,
được công chúng ưa chuộng.
2. Báo điện tử
Theo nhà báo Lê Minh Quốc trong “Hỏi đáp báo chí Việt Nam”, tờ báo trực
tuyến đầu tiên của Việt Nam là tờ Nhân dân điện tử, ra đời vào 21.6.2000, tức là
chỉ 4 năm sau khi tờ báo điện tử đầu tiên của nhân loại – tờ Mainichi Shimbun của
Nhật Bản (3. 1996) – ra đời. Sau đó, hàng loạt các tờ báo in cũng cho ra đời phiên
bản online, trực tuyến của mình, với xu hướng chung là tự sản xuất bài vở.
Nhu cầu truy cập internet tăng lên rõ rệt và vẫn đang phát triển mạnh, Trung
tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thống kê : 6 tháng cuối 2004, Việt Nam có
6.139.424 người truy cập Internet, chiếm 7,44% dân số; trong 4 tháng đầu năm
2005 có 7.174.028 người, chiếm tỷ lệ 8,7% dân số (mức bình quân trong ASEAN,
châu Á và thế giới là 7,54%; 8,36%; 14,11%.) [10] Tính đến đầu năm 2006, bộ
trưởng Phạm Quang Nghị cho biết cả nước có 82 tờ báo điện tử đang hoạt động và
khoảng 2.500 trang web đang hoạt động (2004) minh chứng cho sự phát triển ngày
càng tăng của báo chí trên nền internet(2).
Theo cuốn bài giảng lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến của tác giả
Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Sơn Minh, Đỗ Anh Đức ( ĐH KHXH & NV Hà Nội):
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được
chuyển tải và tiếp nhận qua mạng Internet vẫn chưa thống nhất và đang là vấn đề
gây nhiều tranh cãi.

Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như “onine
Newspaper” (báo chí trên mạng, trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chi
điện tử), “e- zine” (electronic magazine- tạp chí điện tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ “Báo điện tử” được sự dụng phổ biến, như Nhân Dân
điện tử, Lao Động điện tử, ngoài ra, nhiều người còn gọi chúng bằng các tên khác
như “Báo mạng”, “báo chí Internet”, “Báo trực tuyến”…
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5

Điều 3 luật báo chí quy định: báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện
trên mạng thông tin máy tính.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm đến một thuật ngữ khác vốn đã
được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu báo chí nước ngoài đó là “online”.
Từ điển tin học định nghĩa online dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ trạng thái hoạt
động của một máy tính khi đã kết nối với mạng internet và sẵn sàng hoạt động.
Báo điện tử có những đặc tính sau:
Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một
trang web và phát hành trên mạng internet, tích hợp tính đa phương tiện và có tính
liên kết, lưu trữ cao.
Theo TS. Lê Khắc Cường, báo điện tử là loại hình báo chí mới ra đời từ sự
kết hợp của ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Thông tin trên báo điện
tử đi nhanh nhất so với các loại hình báo khác nhưng cũng khó kiểm soát nhất và
dễ tạo nên những tin đồn thất thiệt nếu thông tin bị sai lệch. Một đặc điểm quan
trọng của báo điện tử chính là tính tương tác với người viết. Báo điện tử vừa có thể
tạo ra giao lưu với người đọc bằng nhiều hình thức khác nhau: giao lưu trực tuyến,
bình chọn, bạn đọc góp ý...(3)
Tính đa phương tiện (Multimedia) gồm Audio, Video, Text, Photo,
Slideshow, Graphic, Web 2.0 (độ mở, hình thành tổ chức & thu hút cộng đồng,

người dùng tạo nội dung ). Là loại hình mới và cạnh tranh chính thống và phi chính
thống.
Độc giả bị động đã trở thành người đưa tin, kiểm định tin, cung cấp thông
tin, đối thoại với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Thích hợp với xem phim và là lựa
chọn của những công chúng không có thời gian theo dõi chương trình truyền hình
tuyến tính phát trực tiếp và có nhu cầu xem lại.
3. Internet:
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6

Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng
gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo
kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã
được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính
nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học,
của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu (4).
4. Truyền hình internet là gì?
Báo chí Việt Nam cũng như báo chí thế giới bắt đầu có sự tranh chấp từ khi
Internet xuất hiện và phát triển, internet mang đầy đủ đặc tính của 3 loại hình báo
chí truyền thống , việc tích hợp internet và 3 loại hình báo chí là tất yếu. Hiện nay
chưa có khái niệm truyền hình internet chính thức, cụ thể và chính thống, qua bài
khảo sát này dựa vào kết quả khảo sát có thể rút ra được kết luận về truyền hình
internet là gì ở các khía cạnh được đưa ra.
Có một số khái niệm được đưa ra: “ truyền hình internet là cụm từ dùng để
chỉ dịch vụ cung cấp chương trình truyền hình qua mạng internet vì vậy nó còn gọi
là truyền hình trực tuyến” (5)
Hay “Là dạng truyền hình chuyển tải thông tin thông qua hệ thống mạng
internet (chứ không phải phát sóng như truyền hình bình thường)” (6)

Theo ( Bách khoa toàn thư mở) thì Truyền hình
Internet (Internet TV, Catch-up TV hay Online TV) là truyền hình dịch vụ phân
phối qua Internet. Nó đã trở nên rất phổ biến vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ
21 do các dịch vụ như các iPlayer BBC (trong và giới hạn đối với Vương quốc
Anh) và Hulu (giới hạn ở Hoa Kỳ). ( dịch)
Tuy nhiên truyền hình internet còn nhiều biến thể hơn thế nữa, sau khi khảo
sát phần kết luận sẽ đưa ra một cách hiểu cụ thể đặt trong khuôn mẫu là một loại
hình báo chí.
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
7

Qua những đặc điểm và ưu điểm vốn có của loại hình truyền hình và báo
điện tử, sự kết hợp của 2 thể loại này giúp ngành báo chí nước nhà phát triển, có
nhiều thành tựu và đặc biệt hơn phục vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công chúng.
Ở thể loại này, máy tính đóng vai trò như một cái tivi ( hay radio, báo giấy), hiện
nay bắt đầu có sự xâm lấn chồng mờ các thể loại báo, báo chí Việt Nam không còn
khu biệt đặc trưng như trước nữa, chính vì vậy những khái niệm cũ về các thể loại
báo chí cần được xem xét và nghiên cứu phát triển đầy đủ hơn.





















SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
8


Chương II: Phương thức thông tin của truyền hình internet ở Việt Nam.
1 . Mô hình, vị trí của truyền hình internet trong các loại hình báo chí:

Sơ đồ vị trí của truyền hình internet trong tổng quan các loại hình báo chí ở
Việt Nam hiện nay.
Giải thích:
- Webcasting: gắn với phát sóng truyền hình, video. webcasting đang phát
triển gần đây: Một máy chủ máy tính có thể gửi dữ liệu (không nhất thiết phải giới
hạn trong video) cho người dùng một thời gian, cho phép người sử dụng để xem
hoặc sử dụng các dữ liệu cần thiết. Với công nghệ này có thể truyền dữ liệu trên
Internet mà không cần đợi đến khi các file được tải về máy tính người dùng.
- Podcasting: thường dung trong phát thanh, là tác phẩm (sản phẩm) được
đóng gói, tổ chức thành một file (file này có thể chứa một hay nhiều bài, tư liệu
khác nhau). File có thể chơi trên máy iPod hoặc một thiêt bị cá nhân của người tải

file đó về (từ mạng Internet).
- Online Journalism: báo điện tử hay báo trực tuyến.
- Web Radio: phát thanh trực tuyến
Phát
thanh
Truyền
hình
Báo in







Internet
Online
News
Web
Radio
Internet
TV






Online
Journal

ism

Web
casting
Pod
carting
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
9

- Online News: báo giấy trực tuyến
Tác phẩm truyền hình internet gồm có:
+ Photos + Slideshow : Hình ảnh + Lọat hình ảnh có lời bình
+ Graphics : Đồ họa
+ Audio : Âm thanh: Voxpop,
+ Video : Clip ngắn, dài, Voxpop
+ User interaction (forum): Tương tác với người dùng (diễn đàn), phản hồi…
+ Google map (bản đồ của google)
+ Text : Chữ (Vietnamplus.vn), dạng chữ chuẩn như time news, arial…
+ Link liên kết
Ngoài ra, đặc điểm của loại hình này vừa kết hợp truyền hình vừa là báo
trực tuyến thì lời bình và chữ truyền hình khác với báo in: 79% người đọc web
“lướt” chứ không đọc từng chữ, công chứng phải chú ý mới có thể theo dõi được
hình ảnh và lời bình và việc đọc trên màn hình máy tính chậm hơn 25% so với trên
giấy.(7)
2. Đặc điểm truyền hình internet:
Công chúng phải có máy tính và có kết nối mạng mới xem được, như vậy
không thuận lợi so với truyền hình cũ là chỉ cần có ti vi là có thể bắt được các kênh
truyền hình.

Về đặc điểm kỹ thuật đường truyền: mô hình IPTV đang được sử dụng phổ
biến ở Việt Nam.
 Hiện nay truyền hình internet tại Việt Nam là một khái niệm chưa
được nhiều người sử dụng biết tới tồn tại với cái tên IPTV (tiếng Anh viết tắt của
Internet Protocol Television, có nghĩa: Truyền hình giao thức Internet) là một hệ
thống dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được phát đi nhờ vào giao thức Internet thông
qua một hạ tầng mạng, IPTV là truyền hình, nhưng thay vì qua hình thức phát hình
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
10

vô tuyến hay truyền hình cáp thì lại được truyền phát hình đến người xem thông
qua các công nghệ sử dụng cho các mạng máy tính.
 IPTV cùng các hoạt động thông tin trên băng tần rộng đã kết hợp được
3 mạng (máy tính + viễn thông + truyền hình) biểu thị xu thế phát triển của mạng
truyền thông tương lai. Các nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông băng rộng không
chỉ ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật... mà ở các nước trong khu vực như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông... đang phát triển mạnh dịch vụ IPTV.
 Sơ đồ phương thức truyền tín hiệu: hiểu đơn giản là "nhất phát, đa
thu" như hình dưới: giải thích cho việc hình ảnh, âm thanh các kênh truyền hình
được phát sóng trên mạng internet qua các qúa trình kỹ thuật dưới đây:

Thiết bị đầu cuối IPTV trong gia đình có 2 loại: một là máy vi tính PC, hai là
máy TV + hộp kết nối STB. (8)
Hộp STB thực hiện 3 chức năng sau:
 Nối tiếp vào mạng băng tần rộng, thu phát và xử lý số liệu IP và luồng
video.
SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
11

 Tiến hành giải mã luồng video MPEG-2, MPEG-4, WMV, Real... đảm
bảo video VOD hiển thị lên màn hình ti vi các số liệu...
 Phối hợp với bàn phím đảm bảo HTML du lịch trên mạng, tiến hành
gửi nhận email. Hộp STB đảm nhiệm các nhiệm vụ trên chủ yếu dựa vào bộ vi xử
lý.
Truyền hình internet chia làm 2 dạng phương thức sản xuất:
 Dạng chuyển tiếp từ truyền hình qua internet: chuyển tiếp hình ảnh các
kênh của các Đài truyền hình, kênh truyền hình qua vệ tinh và thành các tín hiệu
truyền qua mạng internet như: ,
Hiện nay có rất nhiều
website trực tiếp tổng hợp và phát sóng trực tuyến, hình thức này có thể phải xin
phép hợp tác cũng có thể thu lậu. Việc quản lý những trang này còn nhiều bất cập ở
Việt Nam.
 Dạng tự sản xuất và phát sóng qua internet: các web này tự trực tiếp
sản xuất thành sản phẩm và phát sóng. Dạng này gần với khái niệm truyền hình
internet hơn.
Truyền hình internet chia làm 2 dạng phát sóng:
 Phát trực tiếp dưới dạng hệ thống chương trình phát tuyến tính giống
truyền hình: người xem một cách thụ động không dừng lại và cũng không chọn
được chương trình để xem. Nhưng thời sự hơn loại truyền hình internet xem lại vì
phát trực tiếp,xen lẫn nhiều chương trình quảng cáo không tạo sự tập trung cho
người xem, vì đa phần công chúng vào web để lướt nên dạng phát sóng này cần
được nghiên cứu khá kỹ để có thể đạt được hiệu quả thông tin cao.
 Lưu thành các file, link phải lưu trữ và đăng trên website công chúng
có thể lựa chọn và xem lại chương trình theo sở thích, nhu cầu…
Truyền hình internet chia làm 2 cách xem:
SV: Phạm Thị Khuyên

K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
12

 Xem trực tiếp theo thời gian thực hay xem trực tiếp các video clip:
công chúng không cần tải file về máy nhưng chất lượng hình ảnh, âm thanh, đường
truyền kém.
 Tải file về máy tính cá nhân và xem lại: ưu điểm là hình ảnh chất
lượng tốt, không bị giật hình, có thể xem lại hoặc xem ở từng đoạn, tuy nhiên mất
thời gian chờ đợi và không áp dụng cho chương trình truyền hình trực tiếp
Các ứng dụng được tích hợp với truyền hình internet:
 Khả năng theo dõi
 Khả năng chọn chương trình: vì dưới dạng lưu trữ nên việc lựa chọn
các video chương trình là điều dễ dàng.
 Khả năng tương tác, cộng đồng : tích hợp việc phản hồi, comment
dưới mỗi bài, tác phẩm. Ngoài ra có thể gửi đường link đến các cá nhân khác.
 Khả năng tạo chương trình truyền hình cá nhân: cá nhân có thể tạo
một danh sách những video, chương trình truyền hình yêu thích và gửi cho bạn bè.
 Thương mại điện tử: mua bán rao vặt qua mạng, quảng cáo, lien kết
logo quảng cáo.
 Tải xuống và lưu trữ xem lại khi cần thiết
 Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp phủ song bằng vệ tinh.
Có những hạn chế:
 Đường truyền kém.
 Mới chỉ hình thức phát phụ thuộc vào các báo điện tử, đài truyền hình
chưa phát triển thành một loại hình truyền hình internet riêng, độc lập về nhân lực
và tài chính.
 Vấn đề bản quyền và sao chép trên internet.
Các kênh truyền hình internet đều có logo riêng: như Vietnamnet Tv,
Tuổi trẻ Media Online, Thanh Niên Media… tuy nhiên vẫn chưa tách rời với cơ

SV: Phạm Thị Khuyên
K51 báo chí & truyền thông
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
13

quan chủ quản là báo điện tử và hoạt động độc lập, mới chỉ dừng lại là ấn phẩm của
các báo điện tử nên có những đặc điểm điện tử nhiều hơn truyền hình.

3. Khảo sát các ẩn phẩm truyền hình internet của một số báo điện tử,
đài truyền hình.
* Khảo sát trang ( Công ty truyền thông đa phương
tiện Việt Nam):
+ Măng séc: VTC- phát thanh truyền hình internet Việt Nam.
+ Kết hợp cả truyền hình internet chuyển tiếp và truyền hình dưới dạng lưu
trữ xem lại.
+ Lưu trữ 7 mục chương trình truyền hình giải trí như: Trò chơi truyền hình,
điện ảnh, thể thao, âm nhạc, thư giãn, sân khấu, văn hoa nghệ thuật cuộc sống…
tổng hợp của VTV3.
Về giao diện: như hình dưới


×