Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khảo sát Tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ


Nguyễn Thu Hương


THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
HẠCH TOÁN KINH DOANH TRONG LOẠI HÌNH
BÁO CHÍ INTERNET
Khảo sát các báo VnExpress, Media VDC, Lao Động điện tử
trong thời gian 2001-2003






Bản tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn
Ngành Báo chí



Người hướng dẫn: TS. Thang Đức Thắng



HÀ NỘI - 2003
Mục lục
Phần mở đầu


Chƣơng 1
BÁO CHÍ INTERNET THÍCH NGHI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG
1. Những khó khăn của báo chí Việt Nam khi chuyển từ cơ chế bao cấp
sang kinh tế thị trƣờng
2. Sự ra đời của báo điện tử đã đánh dấu mốc quan trọng, đồng thời đặt
ra những thách thức khi kinh doanh một loại hình báo chí mới
3. Đặc trƣng của báo Internet
3.1. Tốc độ cập nhật cao
3.2 Chi phí sản xuất thấp
3.3. Khả năng phân cấp các lớp thông tin
3.4. Khả năng multimedia
3.5. Hồi âm của độc giả tiện lợi và nhanh chóng
3.6. Cá nhân hóa thông tin
Tiểu kết
Chƣơng 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
BÁO INTERNET
1. Mục tiêu kinh tế của các tòa soạn
2. Đặc thù của marketing trong thị trƣờng báo chí Internet
3. Quảng cáo trên Internet
3.1. Ƣu điểm và hạn chế của quảng cáo trên Internet
3.2. Một số hình thức quảng cáo trên mạng
3.3. Các phƣơng tiện đo lƣờng trên web
Tiểu kết
Chƣơng 3
NHỮNG ĐÒI HỎI KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN VỀ HẠCH TOÁN DUY TRÌ
TÒA SOẠN BÁO LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ, VNEXPRESS, VDC MEDIA
1. Lao Động điện tử - một trong những tờ báo đầu tiên của Việt Nam lên
mạng Internet và những khó khăn trong hạch toán kinh doanh.
1.1 Đôi nét về Lao Động điện tử

1.2 Những khó khăn trong việc tự cân đối thu chi
1.3 Một số đề xuất
2. Media VDC - website tiên phong trong lĩnh vực multimedia và dịch vụ
gia tăng trên Internet
2.1. Những thế mạnh và hạn chế của Media VDC
2.2. Doanh thu còn nhiều hạn chế
3. Cần tập trung làm nội dung thông tin phong phú
3. VnExpress - tờ báo điện tử đầu tiên và khả năng hạch toán kinh doanh
tốt
3.1. Đôi nét về VnExpress
3.2 Tình hình kinh doanh của VnExpress
3.3 Một số đề xuất
Phần kết luận
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

1

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã đi qua giai đoạn kinh tế bao cấp và chuyển sang kinh tế
thị trường. Báo chí cũng nằm chung trong sự phát triển ấy và các tòa soạn
cần tự lập về tài chính… Những tờ báo như Tuổi Trẻ TP HCM, Thanh
Niên, An Ninh Thế Giới, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn… đã rất thành công
với lượng phát hành lớn, đồng thời với những thông tin có tính định hướng,
những tờ báo trên rất có vị thế trong xã hội. Nhưng bên cạnh đó, cũng có
nhiều tờ báo phải đối mặt với nhiều khó khăn để một mặt vừa tuyên truyền
thông tin đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, mặt khác, có thể tự hạch
toán chi tiêu. Thậm chí, để tăng lượng phát hành, một số tờ báo đã sa vào
những chuyện giật gân, tình dục, bạo lực… để câu khách.
Trong tình hình đó, năm 1997, Việt Nam chính thức nối mạng Internet

và ra mắt báo điện tử Quê Hương. Liên tiếp sau đó, để phát huy thế mạnh
tuyên truyền đối ngoại và khuếch trương tên tuổi, các tờ báo giấy lớn như
Nhân Dân, Lao Động lần lượt cho ra đời phiên bản điện tử. Việc cấp phép
cho tờ báo điện tử đầu tiên VnExpress đã đánh dấu một loại hình báo chí
mới tại Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có hơn 3.000 website và 37 báo,
tạp chí điện tử. Số lượng thuê bao Internet đang tăng lên theo cấp số nhân
đôi hàng năm chứng tỏ rằng khoảng 2-3 năm nữa, báo chí Internet sẽ là một
thị trường đầy cạnh tranh. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm
đến việc phát triển Internet tại Việt Nam. Sau 5 năm thực hiện Nghị định
21/CP về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam, Internet và
báo chí điện tử Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng và đang đóng
góp tích cực vào công tác tuyên truyền đối ngoại, giao lưu quốc tế và phát
triển kinh tế - xã hội. Hiện nay Internet đã hình thành mạng lưới cung cấp
dịch vụ 61/61 tỉnh, thành phố với 2.489.562 người sử dụng (bao gồm số
lượng người sử dụng từ các thuê bao quy đổi và Internet cafe).
Chính phủ đã ra Nghị định 55/CP ngày 23/8/2001 thay thế Nghị định
21/CP với phương châm "công tác quản lý Internet phải theo kịp sự phát
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

2
triển". Ông Hồng Vinh, Chủ tịch Hội Nhà báo, cho biết: "Chúng ta tăng
cường công tác quản lý, tạo điều kiện cho các mạng Internet, các báo điện
tử phát triển theo đúng hướng và nâng cao tính hiệu quả, kinh tế, chính trị,
xã hội đối với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước".
Thực tiễn làm báo điện tử ở Việt Nam còn rất thiếu thốn về cơ sở lý
luận. Chủ yếu là các báo tự mò mẫm, làm tự phát nên đặc điểm của các báo
cũng rất khác nhau, chưa có phong cách riêng của báo chí Internet Việt
Nam. Báo chí Internet là một giải pháp cho việc làm báo đáp ứng được
nhiều loại thông tin cho nhiều tầng lớp độc giả khác nhau. Hơn nữa, với rất
nhiều ưu thế so với báo truyền thống: không bị giới hạn thời gian của việc

phải ra báo, cho phép cập nhật và sửa đổi liên tục, thông tin trên các trang
web luôn được làm mới, báo chí Internet là phương tiện tuyên truyền vô
cùng hiệu quả, nhanh chóng các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước
tới người Việt Nam tại nước ngoài.
Năm 2003, Phân viện Báo chí tuyên truyền, Học viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, đã tuyển sinh khoa báo điện tử, điều này không chỉ
chứng tỏ cho sự tồn tại của loại hình báo chí này mà còn thể hiện sự phát
triển rất mạnh của nó. Trong khi đó, các giáo trình về báo Internet cũng
chưa được hoàn chỉnh, đồng thời cũng rất ít các công trình nghiên cứu về
báo chí Internet. Ngay trên thế giới thì các quy chuẩn hóa văn bản được
đưa lên Internet cũng được thay đổi không ngừng. Việt Nam đang trong
giai đoạn khởi đầu của việc định hình báo chí Internet nên việc kinh doanh
loại hình báo chí này cũng chưa được coi trọng đúng mức. Các phiên bản
điện tử báo viết chỉ chủ yếu quan tâm tới mục tiêu tạo dựng uy tín và tuyên
truyền cho tờ báo viết mà chưa chú trọng tới vấn đề kinh doanh. Còn các
website của các nhà cung cấp dịch vụ Internet thì vẫn đang lúng túng trong
việc xây dựng cấu trúc thông tin và vận hành trang web một cách hiệu quả.
Nền kinh tế của Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường, Đảng và
Nhà nước chủ trương mở cửa hội nhập, điều này có nghĩa chúng ta đang
tham gia một thị trường lớn, trong đó có báo chí. Chính bởi vậy, báo chí
cũng phải tuân thủ theo quy luật của thị trường. Đa số các đơn vị báo chí
khó có thể hoạt động tuyên truyền tốt khi kết quả kinh doanh yếu kém. Báo
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

3
chí phải tuân theo các quy luật của thị trường có nghĩa tờ báo ấy thông tin
một cách lành mạnh, có lượng độc giả lớn, lượng phát hành, giờ phát sóng
cao chứ không phải là một tờ báo sa vào những chuyện giật gân, câu khách.
Tác giả Philippe Gaillard viết trong cuốn Nghề làm báo: “Một tờ báo là
một doanh nghiệp có chức năng biến sự kiện thành tin tức”. Bởi vậy, báo

chí phương Tây rất đề cao tính kinh doanh trong báo chí, trong khi ở Việt
Nam điều này chưa được chú trọng nhiều.
Hiện nay, hầu hết các tòa soạn báo Internet đều được bao cấp. Một số
báo thu được quảng cáo, nhưng doanh thu không nhiều. Tuy quảng cáo của
các web site rẻ hơn so với báo chí truyền thống nhưng việc bán quảng cáo
của báo Internet cũng gặp một số khó khăn. Chủ yếu là do tâm lý của khách
hàng chưa quen với việc quảng bá sản phẩm trên một loại hình báo chí mới.
Các dịch vụ gia tăng trên báo Internet bước đầu cũng chưa phát huy được
hiệu quả. Gắn với chủ trương phát triển báo chí bằng nội lực, báo chí
Internet cũng phải đối đầu với những vấn đề cân đối thu chi trong tòa soạn.
Công nghệ thông tin hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi
lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng thì việc
kinh doanh qua web đã thực sự được quan tâm. Trong điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội hiện nay, khi một loại hình báo chí mới xuất hiện, thì buộc
phải có phương thức kinh doanh để loại hình báo chí ấy tồn tại. Chính Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Báo cũng là một ngành kinh tế và một tờ
báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng thì không xứng đáng là
một tờ báo”

. Bởi vậy, khảo sát và nghiên cứu phương thức hạch toán kinh
doanh cho loại hình báo chí Internet là cần thiết.
Ngày nay, không tờ báo nào của Việt Nam không phải tính đến khả
năng tự cân đối thu chi của nó và sự tính toán đó không phải bằng sự mong
muốn, duy ý chí mà phải dựa trên những kiến thức cụ thể về thị trường báo
chí, tuân theo những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Qua
các khảo sát và phỏng vấn trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã gặp hầu
hết những người làm báo điện tử và họ đều quan tâm đến việc làm sao có




Hội Nhà báo Việt Nam, Báo chí với cuộc đấu tranh chống tiêu cực, Hà Nội, 2003.
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

4
thể tự túc được cho dù là một phần nào chi phí để duy trì tờ báo. Chính vì
vậy mà nhiều tòa soạn đã tính toán trong thời gian rất dài trước khi mở ra
phiên bản điện tử. Ngoài những tòa soạn có nhiệm vụ tuyên truyền đối
ngoại như Nhân Dân, Quê Hương, những tòa soạn báo lớn như Lao Động,
Tuổi Trẻ TP HCM, Người Lao Động cũng muốn đầu tư cho tờ báo điện tử.
Đa số các tòa soạn báo điện tử đều thấy một vấn đề cấp bách là phải tìm tòi
một hướng đi, tự túc được nguồn kinh phí.
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề kinh doanh báo
chí Internet qua khảo sát phiên bản điện tử của báo Lao Động trên địa chỉ
www.laodong.com.vn, website www.media.vdc.com.vn thuộc Công ty
Điện toán và truyền số liệu và báo điện tử VnExpress thuộc Công ty FPT
Truyền thông tại địa chỉ vnexpress.net.
Vậy, tính cấp thiết của đề tài thể hiện qua nhu cầu của các tòa soạn
báo Internet cũng như những nhà nghiên cứu muốn tìm ra một phương thức
hữu hiệu để một mặt, các tòa soạn báo Internet có thể hoạt động tuyên
truyền tốt, mặt khác cũng có thể tự hạch toán kinh doanh. Luận văn sẽ đề
xuất những giải pháp tạm thời cho tình hình hạch toán kinh doanh báo
Internet hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ ra những
mô hình, kinh nghiệm của các tòa soạn báo điện tử trên thế giới, để từ đó
đề xuất những ý kiến đóng góp làm cơ sở khoa học cho các cơ quan báo chí
phát hành thông tin trên mạng Internet tại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay còn quá ít tài liệu nghiên cứu, công trình khoa học nghiên
cứu chuyên sâu và có hệ thống về báo chí Internet. Ngay cả trên thế giới,
những sách giới thiệu, bài viết về báo điện tử cũng hết sức hạn chế. Hiện tại

có một số đề tài nghiên cứu sau: “Bước đầu tiếp cận loại hình báo chí trực
tuyến”, luận văn cử nhân của Nguyễn Sỹ Hoàng, (Khoa Báo chí ĐH Khoa
học xã hội và nhân văn); “Ngôn ngữ báo chí Internet”, luận văn thạc sĩ của
Phạm Thu An (Khoa Báo chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn); “Phát
thanh trên mạng Internet”, luận văn thạc sĩ Nguyễn Sơn Minh (Khoa Báo
chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn); “Đặc điểm công chúng độc giả báo
chí Internet Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của Hà Thu Hương (Phân viện báo
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

5
chí Tuyên truyền, Học viện chính trị quốc gia TP HCM), “Đặc thù công tác
biên tập báo chí Internet”, luận văn cử nhân của Nguyễn Thị Ngọc Linh,
(Khoa Báo chí ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).
Thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo, kế thừa những ý tưởng, tìm
tòi của các tác giả đi trước nhằm làm phong phú thêm cho khóa luận mà
vẫn đảm bảo tính logic, khoa học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về
vấn đề tự hạch toán chi tiêu trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu, phân tích thực
trạng kinh doanh của các báo điện tử VnExpress, Lao Động, Media VDC.
Từ đó có thể đề xuất những giải pháp cho vấn đề hạch toán kinh doanh báo
chí hiện nay.
Những mục tiêu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ sau:
- Điểm lại quá trình hình thành Internet ở Việt Nam để từ đó có những
đánh giá chung.
- Đưa ra diện mạo chung, sự hình thành và phát triển đầu tiên của báo
chí Internet ở Việt Nam.
- Tìm hiểu một số vấn đề về hạch toán chi tiêu của các tòa soạn báo
Internet.
- Khảo sát thực tiễn về khía cạnh cân đối thu chi của các tờ báo đó,

trong khoảng thời gian 2001-2003.
- Đề xuất những cải tiến cho việc hạch toán kinh doanh báo Internet
hiệu quả hơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, có 37 tờ báo, tạp chí điện tử cùng hàng nghìn trang tin điện
tử bằng tiếng Việt trên Internet. Tuy nhiên trong phạm vi hạn hẹp của một
luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể đề cập tới quá nhiều báo, tạp chí
Internet cùng một lúc. Dựa vào tính chuyên nghiệp về báo chí, tính chất
pháp lý và lượng độc giả truy cập, chúng tôi chọn Lao Động điện tử, Media
VDC và VnExpress để nghiên cứu.
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

6
VnExpress là tờ báo điện tử đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép hoạt
động. Điều này cũng chứng tỏ được thế mạnh của báo Internet và đánh dấu
bước phát triển mới của báo chí Internet Việt Nam. Media VDC là một
trang thông tin điện tử đi đầu trong việc phát triển các dịch vụ gia tăng trên
mạng Internet và mạnh dạn áp dụng multimedia trong điều kiện đường
truyền còn khó khăn như hiện nay. Lao Động là một trong những tờ báo
giấy tiên phong trong việc đưa phiên bản lên mạng Internet và cũng đã có
những thành công bước đầu. Hầu hết các báo điện tử ở Việt Nam đều mới
xuất hiện, nên chúng tôi sẽ khảo sát trong khoảng thời gian từ 2001 đến
2003.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo thêm việc kinh doanh trên các
web site trong nước và quốc tế như Google, Yahoo, CNN, BBC,
Euromedia, Media Guardian, Editor and Pulished, phiên bản điện tử của
báo Nhân dân, Đầu tư, Thời báo kinh tế, Sài Gòn Giải Phóng, Hà Nội Mới,
Tuổi Trẻ TP HCM, Người Lao Động…
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên nền tảng khoa lý luận của chủ nghĩa

Mác Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
quan niệm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí và công
tác tư tưởng, đồng thời dựa trên các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ báo
chí, tài liệu nghiên cứu thực tiễn báo chí, các tài liệu nghiên cứu về mạng
Internet
Tham khảo ý kiến của các nhà báo về thực trạng báo chí Internet, ý
kiến của các chuyên gia báo điện tử, những người trực tiếp làm báo và quản
lý báo chí Internet hiện nay.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, chúng tôi chủ yếu áp dụng các phương
pháp so sánh, phân tích, điều tra, phỏng vấn…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Xét về ý nghĩa khoa học: Luận văn sẽ bổ sung thêm vào lý luận báo
chí hiện đại một mô hình báo chí mới, đặc biệt là về vấn đề hạch toán kinh
doanh loại hình báo chí này.
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

7
- Bổ sung vào giáo trình giảng dạy ở các khoa báo chí. Việc nghiên
cứu này cũng phù hợp với thực tiễn phát triển công nghệ thông tin và thực
tiễn.
- Việc xuất hiện và ngày càng khẳng định được những ưu thế vai trò
của báo chí Internet càng cần có lý luận về nó.
- Xét về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ tổng hợp kinh nghiệm cho
người làm trực tiếp làm báo chí Internet chuyên nghiệp. Những phân tích
đề xuất của luận văn sẽ là cơ sở đề những người trực tiếp làm báo, những
cơ quan báo chí Internet tiếp nhận để có những cải tiến xây dựng nội dung,
đặc biệt là cải thiện về khả năng hạch toán chi tiêu.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận. Phần mở đầu nêu
tính cấp thiết của đề tài, phương pháp nghiên cứu và những giới thiệu quan

trọng về luận văn.
Chương 1: Báo chí Internet thích nghi trong cơ chế thị trường
1. Những khó khăn của báo chí Việt Nam khi chuyển từ cơ chế bao
cấp sang kinh tế thị trường
2. Sự ra đời của báo điện tử đặt ra những thách thức khi hạch toán
kinh doanh một loại hình báo chí mới
3. Đặc trưng của báo Internet
3.1. Tốc độ cập nhật cao
3.2. Chi phí sản xuất thấp
3.3. Khả năng phân cấp các lớp thông tin
3.4. Khả năng multimedia
3.5. Hồi âm của độc giả tiện lợi và nhanh chóng
3.6. Cá nhân hóa thông tin
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

8
Chương 2: Nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế trong hoạt động của
báo Internet
1. Mục tiêu kinh tế của các tòa soạn
2. Đặc thù của marketing trong thị trường báo chí Internet
3. Quảng cáo trên Internet
3.1. Một số hình thức quảng cáo trên mạng
3.2. Các phương tiện đo lường trên web
Chương 3: Những đòi hỏi khách quan và chủ quan về hạch toán duy
trì tòa soạn báo Lao Động điện tử, VnExpress, VDC Media
1. Lao Động điện tử - một trong những tờ báo đầu tiên của Việt Nam
lên mạng Internet và những khó khăn trong hạch toán kinh doanh
1.1. Đôi nét về Lao Động điện tử
1.2. Những khó khăn trong việc tự cân đối thu chi
1.3. Một số đề xuất

2. Media VDC - website tiên phong trong lĩnh vực multimedia và dịch
vụ gia tăng trên Internet
2.1. Những thế mạnh và hạn chế của Media VDC
2.2. Doanh thu còn nhiều hạn chế
2.3. Nội dung thông tin phong phú là yếu tố quan trọng tạo nên thành
công trong hạch toán kinh doanh của tòa soạn
3. VnExpress - tờ báo điện tử đầu tiên và khả năng hạch toán kinh
doanh tốt
3.1. Đôi nét về tờ báo
3.2. Khả năng cân đối tài chính của VnExpress
3.3. Một số đề xuất
Phần kết luận: Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của luận văn.
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

9
Chương 1
BÁO CHÍ INTERNET THÍCH NGHI TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG
1. Những khó khăn của báo chí Việt Nam khi chuyển từ cơ chế
bao cấp sang kinh tế thị trường
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, một số tờ báo
đã đứng trƣớc thử thách lớn khi phải tự hạch toán kinh doanh thay vì đƣợc
bao cấp nhƣ trƣớc kia. Đây là bƣớc ngoặt, một mặt thúc đẩy tính độc lập,
sáng tạo tạo ra những tòa soạn vừa hoạt động tuyên truyền tốt vừa năng
động, mặt khác, cũng khiến nhiều tòa soạn lâm vào tình trạng lao đao vì
không thể tự cân đối thu chi. Một số tờ báo rất thành công nhƣ Thanh Niên,
Tuổi Trẻ TP HCM, Lao Động, An Ninh Thế Giới, Đầu Tƣ, Thời Báo Kinh
Tế, Tiền Phong… Tuổi Trẻ TP HCM có số lƣợng phát hành rất lớn 27-30
vạn/ngày, Lao Động khoảng 8 vạn/ngày, tuần báo An Ninh Thế Giới phát
hành 50 vạn/kỳ… Với tiềm lực tài chính dồi dào, các báo trên đã hoạt động
tuyên truyền tốt, đóng góp rất nhiều cho xã hội. Họ đã tuyển dụng và đào

tạo đƣợc nguồn nhân lực tinh nhuệ, những nhà báo có khả năng tác nghiệp
và kiến thức giỏi. Trong khi đó, cũng có những tờ báo chỉ phát hành đƣợc
2.000-3.000 tờ/số mà không thể bán hết nhƣ Tuổi Trẻ Thủ Đô, Văn Hóa,
Nhà báo và Công luận…
Đã một thời, phổ biến quan niệm báo chí là một bộ phận của tuyên
huấn. Thời kỳ bao cấp, số đầu báo ít ỏi. Báo in ra, không cần quan tâm đến
chuyện phát hành vì tất cả đã có bƣu điện nhận hết. Ở các quầy đăng ký
phát hành báo độc quyền ở bƣu điện thì bạn đọc luôn phải rồng rắn xếp
hàng, chờ phân phối. Phóng viên thật sự là công chức Nhà nƣớc, viết theo
yêu cầu của ban biên tập. Khái niệm săn tin, cạnh tranh tốc độ đƣa tin hầu
nhƣ không có.
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trƣờng. Do đó, phát triển báo
chí cũng bị đặt trƣớc những thách thức khi phải định hƣớng và phát triển
đúng hƣớng. Trong những năm qua, báo chí đã đổi mới, năng động và
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

10
nhanh nhạy các tin tức, sự kiện, đƣờng lối chính sách của Đảng và chính
phủ.
Báo chí Việt Nam đang trong quá trình bùng phát về số lƣợng, thể
loại. Các bộ, ngành đều ra báo, các tỉnh đều có đài phát thanh, truyền hình,
cấp huyện cũng có truyền thanh… Ngoài ra, còn có các loại đặc san,
chuyên san và khoảng 300 tờ thông tin nội bộ, thông tin ngành. Hiện nay cả
nƣớc có 524 cơ quan báo chí, 37 báo, tạp chí điện tử với hơn 10.000 phóng
viên, biên tập viên.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa báo chí và thị trƣờng đang có một số vấn
đề bất cập. Báo chí là hàng hóa thì phải coi trọng thị trƣờng. Tuy nhiên,
mục đích của báo chí là mục đích chính trị, phải định hƣớng dƣ luận và có
tính giáo dục, nếu không báo chí sẽ mất đi ý nghĩa của mình. Việc tờ báo
phải tự hạch toán kinh doanh đã sinh ra tiêu cực trong báo chí. Nhiều tờ

báo đặt mục đích kinh tế là chính, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, đăng
nhiều chuyện vụ án, thích các tranh ảnh khỏa thân… Khá nhiều ấn phẩm
lạm dụng các chuyên mục về tình yêu, giáo dục giới tính nhƣ: ấn phẩm Mốt
và Cuộc Sống, với mục Tình yêu và cuộc sống, Kể chuyện tình yêu, ấn
phẩm Phụ Nữ Thể Thao với mục Nhỏ to tâm sự, Phụ nữ Việt Nam cuối
tuần, tuần san Kiến thức gia đình của báo Nông nghiệp Việt Nam, mục giải
đáp về giới tính


Nhiều nhà báo vì hám lợi đã sa ngã, mất tƣ cách ngƣời cầm bút nhƣ
trƣờng hợp báo Doanh Nghiệp đƣa tin sai sự thật về vụ mua 4 tàu cao tốc,
phóng viên báo Tiền Phong Minh Diện dính vào vụ án Tamexco. Vừa rồi,
Hoàng Linh của báo Tuổi Trẻ TP HCM, Võ Quang Thắng của báo Công
An TP HCM cũng liên quan tới đƣờng dây xã hội đen của Năm Cam… Họ
đã lao theo những cám dỗ vật chất, bao che cho các hoạt động phạm tội
bằng các thủ đoạn nhƣ dùng những thông tin đã biết đƣợc trong quá trình
hoạt động nghề nghiệp về một số cá nhân, doanh nghiệp để tác động hoặc
đe dọa, từ đó nhận tiền và các lợi ích vật chất khác.



Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng, công tác báo chí trong tuần, từ 26/8 đến 3/9/2003.
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

11
Nguyên trƣởng ban Tƣ tƣởng - văn hóa TW Hữu Thọ đã phát biểu tại
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 08 của Ban bí thƣ đánh giá công
tác báo chí, xuất bản năm 1997

: “Báo chí của Việt Nam đã có khuynh

hƣớng thƣơng mại hóa với nhiều biểu hiện khác nhau. Biểu hiện rõ nhất
của khuynh hƣớng này là khá nhiều cơ quan báo chí, xuất bản bị cơ chế thị
trƣờng lôi cuốn, coi nhẹ chức năng chính trị và chức năng giáo dục, chạy
theo thị hiếu tầm thƣờng của một bộ phận độc giả. Một số tờ chỉ nặng về
phê phán tiêu cực, yếu kém, khai thác những chuyện riêng tƣ, ly kỳ, giật
gân…”.
Tuy nhiên, để duy trì một tờ báo hoạt động tốt trong cơ chế thị trƣờng
hoàn toàn không đơn giản. Nguồn thu chính của báo viết là lƣợng phát
hành và quảng cáo. Đối với phát thanh, truyền hình, nguồn thu chính cũng
là quảng cáo. Ông Hữu Thọ cũng nhận định, trong nền kinh tế thị trƣờng,
quảng cáo là nhu cầu không thể thiếu của xã hội. Nếu làm tốt, quảng cáo
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tiền thu từ quảng cáo hỗ trợ cho việc
giảm giá thành, cải tiến trang thiết bị…
Ông Nguyễn Khoa Điềm, Trƣởng ban Tƣ tƣởng văn hóa trung ƣơng,
nhấn mạnh, Nhà nƣớc xác định báo chí đóng một vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội, do đó sẽ tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho báo chí phát
triển hơn nữa. Tuy nhiên, hoạt động báo chí còn có những thiếu sót khuyết
điểm đã ảnh hƣởng xấu đến dƣ luận xã hội. Nhìn chung, công tác chỉ đạo
và quản lý báo chí chƣa theo kịp đà phát triển của xã hội…
Trƣớc tình hình đó, năm 1997, Việt Nam chính thức nối mạng Internet
và ra mắt báo điện tử Quê Hƣơng. Liên tiếp sau đó, để phát huy thế mạnh
tuyên truyền đối ngoại và khuếch trƣơng tên tuổi, các tờ báo giấy lớn nhƣ
Nhân Dân, Lao Động lần lƣợt cho ra đời phiên bản điện tử. Một đặc thù
của báo điện tử lúc khởi đầu là phải tốn nhiều chi phí cho đƣờng truyền,
thuê cổng, thiết kế giao diện và duy trì server hoạt động nhƣng lại chƣa thu
đƣợc lợi nhuận. Bởi vậy, ở đâu có bao cấp, ở đó mới có thể tồn tại loại hình



Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng, Bộ Văn hóa - Thông tin, Tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng lãnh đạo

quản lý công tác báo chí xuất bản, Hà Nội, 1997.
Thực trạng và triển vọng về hạch toán kinh doanh trong loại hình báo Internet

12
báo chí này. Một loạt các website thông tin của các ISP lớn nhƣ VDC, FPT,
Netnam cũng trong tình trạng không thể thu lợi nhuận. Có điều, các
website nhƣ www.vnn.vn, www.fpt.vn, www.home.netnam.vn đƣợc sự hỗ
trợ rất lớn về kỹ thuật và công nghệ, đƣờng truyền của ISP nên chỉ phải trả
chi phí về nhân lực và thiết bị văn phòng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của
VnExpress (phiên bản mới của www.fpt.vn), Vietnamnet (phiên bản mới
của www.vnn.vn), website Media VDC đã đánh dấu một mốc quan trọng
trong sự phát triển của báo điện tử Việt Nam. Các website thông tin đã đi
vào hoạt động chuyên nghiệp. Ngày 25/11/2002, Bộ Văn hóa thông tin cấp
giấy phép báo điện tử đầu tiên cho VnExpress, tiếp sau đó là báo
Vietnamnet. Điều này đã đánh dấu một loại hình báo điện tử mới chỉ hoạt
động trên Internet, không hề có phiên bản nào khác. Cũng chính từ sự thừa
nhận đó, nên những ngƣời làm báo điện tử phải quan tâm đến việc tự cân
đối thu chi để tòa soạn báo điện tử hoạt động. Hiện, có một số nguồn thu
chính của báo điện tử nhƣ: quảng cáo, dịch vụ gia tăng, thu lợi nhuận qua
account (đối với các trang web của ISP). Tuy nhiên, đối với các phiên bản
điện tử của báo giấy nhƣ Lao Động, Ngƣời Lao Động, Sài Gòn Tiếp Thị,
Thời Báo Kinh Tế, Kinh Tế Đô Thị, Hà Nội Mới, Tuổi Trẻ TP HCM thì
hầu nhƣ không thu đƣợc lợi nhuận, bởi rất khó bán đƣợc quảng cáo trên
giao diện. Mà ngoài quảng cáo, thì hầu nhƣ họ không còn khoản thu nào
khác. Chính từ thực tế trên, nên chúng tôi quyết định chọn khảo sát đề tài
thực trạng và khả năng kinh doanh của báo Internet với báo VnExpress,
Media VDC và Lao Động điện tử.

×