Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 248 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG






CẤU TRÚC GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT








LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC













Hà Nội - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG





CẤU TRÚC GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT




Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 60.22.01.01




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Hoàng Văn Vân
2. PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn



Hà Nội - 2010

III


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan………………………………………………………………… I
Lời cảm ơn ……………………………………………………………….…… II
Mục lục …………………………………………………………………….…III
Danh mục những chữ viết tắt ………………………………………… … VIII
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ………………………………….…………………… …1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………….…… … 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án…………………………….….…… … 3

4. Ý nghĩa của luận án ………………………………………….……… …….4
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….……….…. 4
6. Ngữ liệu ……………………………………………………….…….….… 5
7. Cái mới của luận án ………………………………………….…….…….6
8. Bố cục của luận án…………………………………………….……….… 6

Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh 8
1.1.1. Cách tiếp cận theo hướng lôgíc học ………………………………… 11
1.1.2. Cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa ……………………………….… 12
1.1.3. Cách tiếp cận theo hướng chức năng…………………………….……16
1.1.4. Cách tiếp cận theo hướng loại hình……………………………… … 21
1.2. Các quan niệm về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt ….25

IV

1.2.1. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản……………………………………26
1.2.2. Quan điểm của Nguyễn Thị Quy …………………………………… 26
1.2.3. Quan điểm của Diệp Quang Ban………………………………….… 27
1.2.4. Các tác giả khác………………………………………………… …… 27
1.3. Cơ sở lí thuyết về cấu trúc gây khiến - kết quả …………………… 28
1.3.1. Định nghĩa cấu trúc gây khiến - kết quả ………… ………………….28
1.3.2. Nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả ……………………………….30
1.3.2.1. Cấu trúc lôgích của cấu trúc gây khiến - kết quả ……………………30
1.3.2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả … ……………32
1.3.2.3. Hình thức cú pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả ……… ………35
1.4. Quan điểm và cách tiếp cận của luận án về cấu trúc
gây khiến - kết quả…………………………………………………… 38

1.5. Tiểu kết ………………………………………………………………….40

Chương 2
KHẢO SÁT CẤU TRÚC GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ
TRONG TIẾNG ANH
2.1. Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh…42
2.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh . 42
2.1.1.1. Tác thể gây khiến ……………………………………………………43
2.1.1.2. Bị thể……………………………………………………………… 44
2.1.1.3. Tác động gây khiến ………………………………………………… 45
2.1.1.4. Kết quả gây khiến………………………………………………… 47
2.1.1.5. Mối quan hệ giữa tác động gây khiến và kết quả gây khiến ……… 49
2.1.2. Đăc điểm ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh 53
2.2. Các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh ……… …….56
2.2.1. Cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học ……………………….… 56

V

2.2.1.1. Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học 56
2.2.1.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả hình thái học 58
2.2.2. Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính……………………………. 63
2.2.2.1. Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính …64
2.2.2.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính… 65
2.2.3. Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp ……………………………… 79
2.2.3.1. Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp …… 80
2.2.3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp…… 86
2.2.3.3 Ý nghĩa của động từ make trong cấu trúc
gây khiến -kết quả cú pháp tiếng Anh …………………………… 103
2.3. Tiểu kết ……………………………………………………………… 109


Chương 3
KHẢO SÁT CẤU TRÚC GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ
TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. Vấn đề nhận diện cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt ….111
3.1.1. Phân biệt cấu trúc gây khiến - kết quả với cấu trúc cầu khiến ………111
3.1.2. Vấn đề phân biệt cấu trúc gây khiến - kết quả và
cấu trúc có gia ngữ chỉ kết quả và tân ngữ chỉ đích thể ………………113
3.2. Đặc điểm chung của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 114
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 114
3.2.1.1. Tác thể gây khiến ………………………………………………….115
3.2.1.2. Bị thể ……………………………………………………………….116
3.2.1.3. Tác động gây khiến …………………………………………………117
3.2.1.4. Kết quả gây khiến ………………………………………………….120
3.2.2. Đăc điểm ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt 121
3.2.2.1. Mô hình cú pháp của cấu trúc gây khiến kết quả trong tiếng Việt …121

VI

3.2.2.2. Phân loại cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt ………… 122
3.2.2.3. Hiện tượng ngữ pháp hoá của một số động từ gây khiến
trong tiếng Việt …………………………………………………… 125
3.3. Các kiểu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt ………… 128
3.3.1. Cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính ………………………….…128
3.3.1.1. Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính 128
3.3.1.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính 130
3.3.2. Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp ……………………………….137
3.3.2.1. Đặc trưng ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp …….137
3.3.2.2. Đặc trưng ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp ……142
3.4. Tiểu kết ……………………………………………………………… 149


Chương 4
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU - CHUYỂN DỊCH CẤU TRÚC
GÂY KHIẾN - KẾT QUẢ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
4.1. Đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
và tiếng Việt ………………………………………………………… 151
4.1.1. Những điểm tương đồng giữa cấu trúc gây khiến- kết quả
của tiếng Anh và tiếng Việt ………………………………………….152
4.1.1.1 Sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa ………………………………… 152
4.1.1.2. Sự tương đồng về mặt ngữ pháp ………………………………… 159
4.1.2. Những nét khác biệt giữa cấu trúc gây khiến- kết quả
tiếng Anh và tiếng Việt ……………………………………………….160
4.1.2.1. Những khác biệt về mặt ngữ pháp của cấu trúc
gây khiến- kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt ………………… 161
4.1.2.2. Những điểm khác biệt về ngữ nghĩa của cấu trúc
gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt ……………… 172

VII

4.2. Khả năng chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả
giữa tiếng Anh và tiếng Việt …………………………………………177
4.2.1. Chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt…………………………….177
4.2.2. Chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh…………………………….181
4.2.3. Cách thức chuyển dịch về mặt cấu trúc……………………………….183
4.2.3.1. Tương đương về cấu trúc ………………………………………… 183
4.2.3.2. Không tương đương về cấu trúc…………………………………… 183
4.3. Một số đề xuất liên quan đến việc dạy, học và dịch cấu trúc
gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt ………………… 185
4.4. Tiểu kết ……………………………………………………………… 185
KẾT LUẬN………………………………………………………………… 187
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN …………………………………………… 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………… ………………………………… 195
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………205
VIII

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Anh
N: noun (danh từ)
V: verb (động từ)
A: adjective (tính từ)
AFF: affect (tác động)
S: subject (chủ ngữ)
V
cause
: động từ chỉ nguyên nhân
V
effect
: động từ chỉ kết quả
O: object (tân ngữ)
O
d
: direct object (tân ngữ trực tiếp)
C
o
: object complement
V
kq
: động từ chỉ kết quả
V

inf
: infinitive verb (động từ nguyên dạng)

Tiếng Việt
D: danh từ
Dn: cụm danh từ
Đ: động từ
BN: bổ ngữ
PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
AnyBizSoft
1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải sử dụng
ngôn ngữ theo nhiều cách khác nhau để diễn đạt những sự việc xảy ra có liên
quan với nhau theo quan hệ nhân quả. Chẳng hạn cùng một nội dung là người
thợ săn đã bắn chết con cáo chúng ta có thể có những cách diễn đạt sau:
(0.1a) Con cáo chết vì người thợ săn đã bắn nó.

(0.1b) Người thợ săn đã bắn con cáo nên con cáo chết.
(0.1c) Người thợ săn đã bắn chết con cáo.
Khác với các câu (0.1a) và (0.1b) sử dụng các liên từ để chỉ mối quan
hệ nguyên nhân (người thợ săn bắn con cáo) và kết quả (con cáo chết) với
hình thức là một câu ghép, câu (0.1c) lại biểu hiện mối quan hệ này bằng một
câu đơn có vị ngữ gồm một vị từ ngoại động biểu thị nguyên nhân (bắn) và
một vị từ trạng thái biểu thị kết quả (chết). Trong các tài liệu ngôn ngữ học,
kiểu cấu trúc kiểu này thường được gọi là cấu trúc gây khiến (causative
constructions) hoặc cấu trúc gây khiến - kết quả (causative - resultative
constructions).
1

Theo McCawley (1968), xét về mặt nghĩa biểu hiện, cấu trúc gây khiến
- kết quả là cấu trúc bao gồm hai sự kiện nguyên nhân và kết quả. Về mặt thời
gian, sự kiện nguyên nhân phải xảy ra trước sự kiện kết quả, về mặt lô gích,
việc xảy ra sự kiện kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiện nguyên nhân, có

1
.Thuật ngữ construcrion có thể được dịch là cấu trúc hoặc kết cấu. Trong luận án này chúng tôi dùng thuật
ngữ cấu trúc để dịch construction, còn thuật ngữ kết cấu được dùng để dịch thuật ngữ structure.

2

nghĩa là mối liên hệ của hai sự kiện phải nằm trong phạm vi cho phép người
nói suy luận rằng sự kiện kết quả không thể xảy ra ở thời điểm mà sự kiện
nguyên nhân chưa xảy ra. Xét chẳng hạn các câu tiếng Anh (và các câu dịch
tiếng Việt tương đương) sau đây:
(0.2) I caused John to go.
(Tôi đã làm cho John đi rồi.)
(0.3) I opened the door.

(Tôi mở cửa.)
(0.4) I sent John to the drugstore.
(Tôi phái John đến cửa hàng dược phẩm (và John đã đến đó).)
Nội dung của tất cả những câu trên (0.2, 0.3 và 0.4) đều làm cho
người nói tin rằng đã xảy ra việc “John đi” và “cửa mở”, do tác động gây
khiến (làm cho, mở, phái) của chủ thể “tôi”; và hai sự kiện kết quả này chắc
chắn sẽ không xảy ra nếu trước đó “tôi” không tác động đến John và cái cửa.
Cấu trúc gây khiến - kết quả đã được chú ý từ lâu trong ngôn ngữ học
và gần đây đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận của nhiều nhà
nghiên cứu ngữ pháp. Sở dĩ như vậy bởi vì cấu trúc gây khiến - kết quả liên
quan đến nhiều vấn đề lý thuyết quan trọng của ngữ pháp nói chung và việc
phát triển những lý thuyết ngữ pháp mới nói riêng.
Một trong những vấn đề gây tranh luận hiện nay là cấu trúc gây khiến
- kết quả có tính phổ niệm hay loại hình. Một số tác giả khác (như Evans 1994)
cho rằng cấu trúc gây khiến - kết quả không phải là hiện tượng phổ niệm: có
những ngôn ngữ không có cấu trúc gây khiến - kết quả như tiếng Kayardild
(cf. Evans 1994), trái lại có những ngôn ngữ có nhiều cấu trúc gây khiến - kết
quả mà tiếng Anh là một ví dụ. Một số tác giả khác (chẳng hạn Song 2001)
cho rằng cấu trúc gây khiến - kết quả là hiện tượng có mặt trong hầu hết các
ngôn ngữ nhưng bên cạnh những đặc điểm chung về mặt ngữ nghĩa các cấu
trúc này lại có những điểm khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp ở các ngôn
ngữ.
3

Để góp phần làm sáng tỏ thêm các đặc điểm loại hình và phổ niệm
của cấu trúc gây khiến - kết quả, chúng tôi chọn cấu trúc gây khiến - kết quả
trong tiếng Anh và tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Dựa trên
việc phân tích đối chiếu ngữ liệu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
và tiếng Việt, luận án sẽ tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt của cấu
trúc này trong hai ngôn ngữ, khảo sát cách thức chuyển dịch cấu trúc gây

khiến - kết quả từ tiếng Anh sang tiếng Việt, từ đó góp phần giải đáp các vấn
đề hữu quan. Có thể nói luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên
cứu đối chiếu và chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả Anh - Việt.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cấu trúc gây khiến - kết quả trong
tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại. Về phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn vào
nghiên cứu các đặc điểm ngữ nghĩa và các phương thức thể hiện cấu trúc gây
khiến - kết quả trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt, đối chiếu chúng với
nhau để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ. Xuất
phát từ đặc thù của từng ngôn ngữ, luận án sẽ đi sâu vào khảo sát các kiểu cấu
trúc gây khiến - kết quả sau: (i) Cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp; (ii) Cấu
trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính; (iii) Cấu trúc gây khiến - kết quả hình
thái học (trong tiếng Anh); và (iv) Một số động từ có vai trò thể hiện điển
hình trong cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt; điển
hình là động từ make (làm), have/ get (sai/ bảo), làm, ….
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
1. Điểm luận lại các cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc gây khiến- kết quả
trong ngôn ngữ học, trên cơ sở đó xác lập một cách tiếp cận của luận án đối
vớiư cấu trúc gây khiến - kết quả
4

2. Mô tả cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt trên hai
bình diện ngữ nghĩa (nội dung) và ngữ pháp (hình thức);a
3. Đối chiếu nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa và
ngữ pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Khảo sát cách thức chuyển dịch các cấu trúc gây khiến - kết quả từ tiếng
Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
4. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, thông qua đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả trong

tiếng Anh và tiếng Việt luận án sẽ góp phần làm rõ hơn các đặc điểm phổ
niệm và loại hình của cấu trúc gây khiến - kết quả; chỉ ra những điểm tương
đồng và dị biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt để từ đó làm rõ sự khác biệt về
mặt loại hình giữa hai ngôn ngữ, gắn với hai nền văn hoá khác nhau và hai tập
quán sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ
đóng góp vào việc mô tả cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt nói
riêng và so sánh cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Việt với các ngôn ngữ
khác nói chung về các mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Về thực tiễn, luận án sẽ góp phần giúp người dạy và học tiếng Anh và
tiếng Việt có cái nhìn đầy đủ và hệ thống hơn về cấu trúc gây khiến - kết quả
của hai ngôn ngữ Anh - Việt, nâng cao khả năng sử dụng kiểu cấu trúc này
trong hoạt động giảng dạy, học tập và giao tiếp, tránh được những lỗi do sự
khác biệt về đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của
luận án còn giúp cho những người làm công tác dịch thuật nắm được cách
thức chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả tránh được những lỗi thường
gặp khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp mô tả và
so sánh đối chiếu.
5

Phương pháp mô tả được dùng chủ yếu để khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa
và ngữ pháp của các cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng
Việt. Cơ sở mô tả ở đây chính là các mối quan hệ ngữ nghĩa và quan hệ cú
pháp của cấu trúc gây khiến - kết quả trong câu đơn tiếng Anh và tiếng Việt.
Các phương pháp mô tả chủ yếu được áp dụng để phân tích mô tả cấu trúc
ngữ nghĩa - ngữ pháp là các phương pháp phân tích vai nghĩa, phân tích thành
phần câu và các thủ pháp phân tích quen thuộc như cải biến, tỉnh lược, chêm
xen, v,v
Dựa trên kết quả mô tả, luận án sử dụng phương pháp phân tích đối

chiếu để tìm hiểu những tương đồng và khác biệt của cấu trúc gây khiến - kết
quả tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án áp dụng nguyên tắc đối chiếu hai chiều,
có nghĩa là cả hai ngôn ngữ Anh và Việt đều được coi là ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ đích để mô tả và đối chiếu cấu trúc gây khiến kết quả.
Cùng với việc đối chiếu về mặt cấu trúc, luận án cũng áp dụng phương
pháp đối chiếu chuyển dịch để tìm ra các phương thức chuyển dịch cấu trúc
gây khiến - kết quả từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
Trong quá trình khảo sát bên cạnh các phương pháp mô tả và phân tích
đối chiếu, luận án cũng sử dụng nhiều thủ pháp nghiên cứu khác như: phân
loại, thống kê, mô hình hoá.
6. Ngữ liệu
Ngữ liệu được sử dụng để minh hoạ và dẫn chứng được lấy từ các
nguồn khác nhau:
- Một số tác phẩm văn học song ngữ Anh - Việt, Việt - Anh đã được xuất bản.
- Một số từ điển tiếng Anh, từ điển Anh - Việt, từ điển Việt - Anh đã được
xuất bản ở nước ngoài và Việt Nam.
- Các sách tiếng Anh và tiếng Việt do người bản ngữ viết.
6

- Các bài báo về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt
được đăng trên các tạp chí ngôn ngữ học trong và ngoài nước.
Danh mục các tài liệu được trích dẫn làm ngữ liệu này xin xem ở phần
phu lục.
7. Cái mới của luận án
Đây là luận án đầu tiên phân tích đối chiếu cấu trúc gây khiến - kết quả
trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm hiểu đặc điểm của cấu trúc gây khiến
- kết quả và cách thể hiện của chúng trong hai ngôn ngữ.
Luận án đã phát hiện ra những tương đồng và dị biệt trong cách sử
dụng các kiểu cấu trúc ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa gây khiến - kết quả giữa
tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm loại hình và phổ

niệm của cấu trúc gây khiến - kết quả trong các ngôn ngữ. Luận án cũng đã
tìm hiểu cách thức chuyển dịch cấu trúc gây khiến - kết quả giữa hai ngôn
ngữ, từ đó đưa ra những gợi ý giúp người dùng tránh mắc lỗi sử dụng cấu trúc
gây khiến - kết quả khi học tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm bốn chương như sau:
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết của luận án và tình hình nghiên cứu.
Cụ thể, luận án sẽ khảo sát khái niệm cấu trúc, gây khiến, gây khiến không có
kết quả, gây khiến có kết quả, phân biệt một số kiểu gây khiến - kết quả như
gây khiến - kết quả trực tiếp, gây khiến - kết quả gián tiếp, … một số quan
niệm về gây khiến - kết quả, định nghĩa và các tiêu chí nhận diện cấu trúc gây
khiến - kết quả; luận án cũng điểm qua quan niệm về cấu trúc gây khiến - kết
quả theo một vài cách tiếp cận khác nhau.
Chương 2 khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh ở hai
bình diện kết học và nghĩa học; trong đó luận án tập trung vào nghiên cứu các
7

đặc điểm ngữ nghĩa, các thành tố nghĩa trong cấu trúc gây khiến - kết quả, và
những phương tiện thể hiện ý nghĩa gây khiến - kết quả trong tiếng Anh trên
các phương diện cú pháp, hình thái và từ vựng, và một số động từ có vai trò
quan trọng trong cấu trúc gây khiến - kết quả của tiếng Anh.
Chương 3 khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Việt. Đi
theo cách tiếp cận của chương 2, chương 3 bắt đầu khảo sát cấu trúc gây
khiến - kết quả từ bình diện ngữ nghĩa: khái niệm gây khiến - kết quả; sau đó
chuyển sang khảo sát cấu trúc gây khiến - kết quả theo ba nội dung: cấu trúc
gây khiến - kết quả cú pháp, cấu trúc gây khiến - kết quả từ vựng tính, và một
số động từ có vai trò quan trọng trong cấu trúc gây khiến - kết quả ở tiếng
Việt.
Chương 4 thảo luận những nội dung chính được nghiên cứu ở chương 2

và chương 3, thiết lập những điểm tương đồng và dị biệt của cấu trúc gây
khiến - kết quả trong hai ngôn ngữ Anh và Việt ở hai bình diện kết học và
nghĩa học; sau đó luận án đề xuất cách thức chuyển dịch cấu trúc gây khiến -
kết quả giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Phần kết luận tóm tắt lại những nội dung chính được nghiên cứu trong
luận án, nêu một số hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu trong
tương lai.






8

CHƯƠNG 1

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tình hình nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
Cho đến nay đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về cấu trúc
gây khiến - kết quả trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Anh nói
riêng, đáng chú ý là: William Frawley (1992), Talmy (1988), Lewis (1973),
Jae Jung Song (1991, 2001, 2005), Anna Wierzbicka (1987, 1988, 1996,
2006), Cliff Goddard (1997, 1998, 2005), Jasper Holmes (1999). Trong công
trình “ Linguistic Typology Morphology and Syntax” Jae Jung Song đã đưa ra
việc phân loại loại hình học của cấu trúc gây khiến - kết quả dựa trên đặc
điểm hình thái học. Trong số 3 loại gây khiến - kết quả theo sự phân loại loại
hình học thì loại gây khiến - kết quả hình thái học trong nhiều năm đã nhận
được sự chú ý của hầu hết các nhà nghiên cứu. Gần đây Song (1996) đã

chứng minh rằng sự nhấn mạnh thái quá về loại gây khiến - kết quả hình thái
học đã góp phần vào việc chưa quan tâm đúng mức đến các loại gây khiến -
kết quả khác, đặc biệt là loại cấu trúc gây khiến - kết quả cú pháp trong các
ngôn ngữ trên thế giới. Dựa trên cơ sở dữ liệu của 613 ngôn ngữ ông đã đưa
ra một cách phân loại hình học khác trong đó có 3 loại cấu trúc gây khiến -
kết quả khác nhau là: loại COMPACT, loại AND và loại PURP (cụ thể hơn,
xem mục 1.1.4 dưới đây). Mặc dù nghiên cứu của ông chưa có sức thuyết
phục lớn nhưng công trình của ông cũng đã có đóng góp rất lớn cho việc
nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả.
Anna Wierzbicka, trong công trình “The Semantics of Grammar” cũng
đã dành gần 20 trang để viết về cấu trúc gây khiến - kết quả trong tiếng Anh
9

và so sánh cấu trúc này trong tiếng Anh với những ngôn ngữ khác như tiếng
Nhật, tiếng Hindi, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Nga.
William Frawly (1992) trong công trình “Linguistic Semantics” (Ngữ
nghĩa học) lại đi sâu về cấu trúc ngữ nghĩa quan hệ của cấu trúc gây khiến -
kết quả. Ông đưa ra cách nhìn lôgíc về cấu trúc gây khiến - kết quả giữa hai
sự kiện; hai đặc tính của gây khiến - kết quả - sự trực tiếp của nguyên nhân và
mức độ tham gia của các thành phần - có ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt của
cấu trúc gây khiến - kết quả; các thành phần trong một sự kiện gây khiến - kết
quả, mối quan hệ giữa các thành phần và sự giải mã của mối quan hệ này.
Trong công trình “Semantic Analysis. A Practical Introduction” (Phân
tích ngữ nghĩa. Dẫn luận thực hành) Goddard bàn về vai trò của từ because
(bởi vì) trong việc giải thích cấu trúc gây khiến - kết quả. Ông còn đưa ra
cách giải thích cho cấu trúc gây khiến - kết quả với những động từ make (làm),
have (bảo), break (vỡ/ làm vỡ), clean (lau) và kill (giết chết).
Rober D. Eagleson (1983) cũng nhắc đến các động từ gây khiến - kết
quả trong công trình“Grammar: its Nature and Terminology” (Ngữ pháp:
Bản chất và Thuật ngữ).

Trong công trình “Longman English Grammar” (Ngữ pháp tiếng Anh
Longman), Alexander đề cập đến vai trò có ý nghĩa nhấn mạnh khi dùng cấu
trúc gây khiến - kết quả với mục đích muốn ai đó làm việc gì cho chúng ta.
Cấu trúc gây khiến - kết quả còn được nhắc đến ở một số công trình
nghiên cứu khác như “Guide to Patterns and Usage in English” (Hướng dẫn
các mẫu thức và cách sử dụng trong tiếng Anh) của A.S. Hornby; “A New
Approach to English Grammar on Semantic Principles” (Một cách tiếp cận
ngữ pháp tiếng Anh mới trên các nguyên tắc ngữ nghĩa học) của Dixon.
10

Trong nghiên cứu của mình Dixon đã gọi động từ gây khiến - kết quả là
“making verb” (động từ khiến tác) và phân chia chúng thành nhiều loại khác
nhau tuỳ theo cách kết hợp của chúng với các yếu tố khác.
Jasper Holmes (“The Syntax and Semantics of Causative Verbs”, 1999)
khi nói về cú pháp và ngữ nghĩa của động từ gây khiến - kết quả, ngoài việc
giải thích một động từ gây khiến - kết quả bằng cấu trúc chủ đề - vị ngữ, ông
đã mô hình hoá cách giải thích này để thể hiện rõ ý nghĩa của động từ gây
khiến - kết quả. Ví dụ:
KILL: CAUSE (x, BECOME (y, DEAD ))
Event

Becoming
Making Being
y
ee er
er
er result result
x Killing Dying Dead
sense
KILL

Hình 1. Cấu trúc ngữ nghĩa - từ vựng của killing, nghĩa của kill.
(Holmes, 1999)
Để hiểu đầy đủ hơn quan niệm của các nhà nghiên cứu về cấu trúc gây
khiến - kết quả trong các ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Anh nói riêng,
dưới đây chúng tôi sẽ trình bày bốn hướng tiếp cận khác nhau của các tác giả:
(i) cách tiếp cận theo hướng lôgíc học, (ii) cách tiếp cận theo hướng ngữ
11

nghĩa, (iii) cách tiếp cận theo hướng chức năng, và (iv) cách tiếp cận theo
hướng loại hình.
1.1.1. Cách tiếp cận theo hướng lôgíc học
Cách tiếp cận cấu trúc gây khiến - kết quả theo hướng lôgíc có nguồn
gốc từ triết học. Nhiều nhà triết học đã cho rằng dù quan hệ nhân - quả là gì
thì nó cũng được hình thành từ tư duy của con người. Trong công trình
“Enquiries Concerning the Human Understanding” (Những nghiên cứu liên
quan đến sự hiểu biết của con người), Hume (1902 [1777]) đã khẳng định
rằng nguyên nhân và kết quả chỉ là những sự kiện mà chúng ta thấy là “luôn
luôn gắn kết với nhau”.
Trong công trình có nhan đề “System of Logic” (Hệ thống của lôgíc)
Mill (1960 [1843]) (chương 4) cố gắng giải thích quan hệ nhân - quả
(causation) tính theo “những chuỗi các sự kiện xảy ra đều đặn”. Ông lập luận
rằng để nói là A gây ra B thì chỉ nói là B xảy ra ngay sau A và tất cả những gì
tương tự như A luôn luôn được theo sau bởi những gì tương tự như B.
Từ quan điểm ngữ nghĩa học, những cố gắng để định nghĩa quan hệ
nhân - quả theo ‘những chuỗi các sự kiện xảy ra’ đều đi đến những vấn đề
phức tạp. Trước tiên, trong một số trường hợp B luôn luôn theo sau A mà
không do A gây ra; ví dụ như cái chết luôn theo sau sự ra đời nhưng thật vô lý
khi nói rằng sự ra đời gây ra cái chết. Thứ hai, một sự kiện nguyên nhân có
thể xảy ra cùng lúc với sự kiện kết quả; ví dụ một cái bút chì có thể chuyển
động vì tay người cầm bút đang chuyển động. Thứ ba, sự miêu tả của cả

Hume và Mill đều hướng đến việc giải thích “những luật nhân - quả” hơn là
những cách dùng hằng ngày của từ “because”, và khó biết được là họ có thể
áp dụng thế nào với những câu như: “Anh ấy đi vì bị cô ấy xúc phạm.” hay
“Tôi cưới cô ấy vì tôi yêu cô ấy.”.
12

Một hướng khác để định nghĩa quan hệ nhân - quả là cấu trúc tương tác,
ví dụ như cấu trúc ngữ pháp trong câu:
Nếu X không xảy ra thì Y đã không xảy ra.
Nhà ngôn ngữ học Masayoshi Shibatani (1976) đã mô tả tình huống
nhân - quả như một mối quan hệ giữa hai sự kiên, một sự kiện xảy ra vào thời
điểm T
1
và một sự kiện xảy ra và thời điểm T
2
sau T
1,
và việc xảy ra của sự
kiện thứ hai “phụ thuộc hoàn toàn” vào việc xảy ra vào thời điểm thứ nhất. Sự
phụ thuộc của hai sự kiện này phải đến mức nó cho phép người nói cảm nhận
được tác động mà sự kiện thứ hai sẽ không xảy ra tại một thời điểm cụ thể
nếu sự kiện thứ nhất không xảy ra. Shibatani đề nghị là ý niệm của
“BECAUSE” có thể được phân tích theo cấu trúc tương tác và phủ định như:
“nếu sự kiện X không xảy ra thì sự kiện Y cũng không xảy ra”. Mối quan hệ
giữa hai sự kiện X và Y được hiểu theo cách lập luận “Sự kiện Y xảy ra vì sự
kiện X đã xảy ra”. Shibatani cho rằng mối quan hệ giữa hai sự kiện này cũng
tương tự như khi chúng được đặt trong cấu trúc tương tác và phủ định “Nếu
không có X thì cũng không có Y”.
1.1.2. Cách tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa
Nhà ngôn ngữ học Leonard Talmy (1988) đã đưa ra một cách phân tích

khác về mối quan hệ nhân quả. Ông đưa ra một lược đồ cho “hệ thống ước
lượng cơ bản” mà ông gọi là “tính động” (force dynamics). Giả thuyết này
được coi như là “một sự khái quát quan niệm ngôn ngữ học truyền thống về
quan hệ nhân quả”. Hệ thống này được dựa trên những ý tưởng về một sự đối
lập giữa hai thực thể biểu lộ một lực nội tại. Một trong những thực thể này là
trung tâm - nội lực/bị thể (the Agonist). Đối lập với bị thể là yếu tố lực thứ hai
- kháng lực/ tác thể (the Antagonist). Vấn đề nổi bật trong bất cứ một chuỗi
lực nào là liệu bị thể sẽ bộc lộ hướng lực của nó hay sẽ bị lấn át bởi một
kháng lực mạnh hơn.
13

Từ quan điểm ký hiệu học, một sơ đồ không bao giờ đứng một mình;
nó luôn phụ thuộc vào một hệ thống những lời chú thích. Talmy miêu tả các
chuỗi động lực bằng những biểu đồ, những yếu tố cơ bản có thể được trình
bày qua 4 nội dung với những ký hiệu được quy ước như sau:
(i). những thể lực; trong đó thể hiện nội lực, thể hiện kháng
lực; (ii). hướng nội lực; trong đó > thể hiện hướng về phía hành động,  thể
hiện hướng về phía tĩnh; (iii). sự cân bằng của các lực; trong đó + thể hiện
thực thể mạnh hơn,  thể hiện thực thể yếu hơn; và (iv). kết quả của sự tương
tác lực; trong đó > thể hiện sự hoạt động,  thể hiện sự không
hoạt động.
Những dạng tính động cơ bản nhất không bao gồm sự thay đổi theo thời
gian có thể được trình bày trong những ví dụ được thể hiện qua các sơ đồ
dưới đây:
(1.1)
The ball kept rolling because of the wind blowing on it.
> (Quả bóng cứ lăn vì gió thổi vào nó (quả bóng).)
(1.2)
The shed kept standing despite the gale wind blowing against it.
(Nhà kho vẫn đứng im mặc dù một cơn gió mạnh đang thổi.)

(1.3)
The ball kept rolling despite the stiff grass.
(Quả bóng vẫn lăn mặc dù cỏ cứng.)
(1.4)
The log kept lying on the incline because of the ridge there.
(Khúc gỗ vẫn nằm dưới dốc vì cái gờ ở đó.)
Sơ đồ 1.1. Những sơ đồ thể hiện tính động cơ bản nhất
Những câu đưa ra minh họa được chọn từ lĩnh vực vận động, nhưng
theo Talmy, chúng nên được lấy cân bằng từ lĩnh vực tâm lý hay xã hội. Sơ đồ
+

+
+

+

>
+
>
>


+

14

(1.1) và sơ đồ (1.4) tương ứng với những câu có chứa từ “because”. Chúng biểu lộ
một bị thể với nhiều hướng về phía tĩnh hay hoạt động bị lấn át bởi một tác thể
mạnh hơn.
(1.5)

The ball’s hitting it made the lamp topple from the table.
(Việc quả bóng chạm vào nó làm cho cái đèn đổ ra khỏi bàn.)

(1.6)
The water’s dripping on it made the fire die down.
(Việc nước nhỏ xuống ngọn lửa làm cho nó tắt.)

Sơ đồ 1.2. Những sơ đồ chỉ tính động phức tạp hơn
Sự chuyển đổi thời gian được chỉ ra theo sự quy ước của mũi tên cho sự thay
đổi của kháng lực vào phía trong hay ra khỏi sự tác động, và gạch chéo trên đường
kết quả phân chia trạng thái trước và sau của hành động.
Theo Talmy, những sơ đồ này là một sự chứng minh tuyệt vời về mặt ký
hiệu học, là một sự mô tả nhìn thấy được không thể tự nó truyền tải được một ý
nghĩa.
15

Thực tế, chính Talmy đã chứng minh quan điểm này khi ông giải thích
một cơ sở chung cho bốn kiểu tính động (1.2 a,d, ; 1.3 a,b) mà có thể xem như
“thiết lập nên các loại gây khiến - kết quả nói chung”.
Bốn loại (1.2 a,d; 1.3 a,b) có chung một đặc điểm mà tất cả các loại
khác không có; đó là trạng thái gây khiến hành động của nội lực là cái đối lập
của hướng hành động nội tại của nó.
Theo Cliff Goddard, quan niệm này về quan hệ nhân quả vẫn còn nhiều
vấn đề còn phải nghiên cứu tiếp. Trước tiên, định nghĩa được đưa ra phụ
thuộc vào thuật ngữ “resultant” (kết quả), mà nghĩa của từ này có lẽ đã bao
gồm cả khái niệm “because” (bởi vì). Thứ hai, toàn bộ hệ thống dựa vào một
khái niệm “force” (lực) mơ hồ về nghĩa; “force” là một khái niệm vật lý. ở
đây quan điểm của Talmy về “xu hướng nội tại” (intrinsic tendency) giống
với quan điểm siêu hình cũ mà tất cả những gì chuyển động hay tạo ra một tác
động thì đều đang biểu lộ một năng lực để làm như vậy.

Trong công trình “Semantic Structures” (Cấu trúc ngữ nghĩa) Ray
Jackendoff (1990) đã dựa vào những ý tưởng của Talmy để đề xuất cách phân
tích của mình về “nguyên nhân” (cause). Trong phần lý giải, Jackendoff đã sử
dụng chức năng ngữ nghĩa AFF (affect - tác động) để nêu lên hướng hành động
của khái niệm ngôn từ. AFF có hai hướng tranh luận, hướng thứ nhất tương ứng
với vai trò ngữ nghĩa của người hành động và hướng thứ hai tương ứng với người
tiếp nhận hành động. Ray Jackendoff giả sử rằng cặp nội lực - kháng lực (agonist
- antagonist) của Talmy có thể được xem như là cặp bị thể - tác thể (patient - agent)
trong đó nội lực (agonist) là bị thể (patient) và kháng lực (antagonist) là tác thể
(agent).
Trong công trình này Ray Jackendoff cũng đã giới thiệu một chức năng
CS mới, chức năng CS này bao gồm một “thông số thành công”. CS
+
đưa ra
sự áp dụng của lực với một “kết quả thành công”, CS
u
đưa ra sự áp dụng của
16

lực với một “kết quả chưa xác định”, và CS
-
đưa ra sự áp dụng của lực với
một “kết quả không thành công”. Ký hiệu CAUSE trước đây được thay thể
bằng ký hiệu CS
+
như dưới đây.
Harry forced Sam to go away.
(Harry bắt Sam đi)

(Jackendoff 1990: 130-3)

Điều này chỉ ra rằng tác thể Harry đang có ảnh hưởng tích cực đến bị thể
Sam, và kết quả là Sam thực hiện hành động đi chỗ khác.
Nếu CS
u
được thay thế vào vị trí của CS
+
trong sơ đồ trên chúng ta sẽ
có “Harry đã thuyết phục Sam đi.”(Harry persuaded Sam to go away) vì trong
trường hợp này kết quả (Sam có đi hay không) vẫn chưa được thể hiện trong câu.
Cliff Goddard cho rằng hệ thống này của Jackendoff được trình bày
khá chi tiết. Tuy nhiên, nó cũng đã bị lãng quên như hệ thống của Talmy vì
nó khó hiểu và lòng vòng. Rõ ràng là thuật ngữ CS
+
khó hiểu hơn CAUSE mà
nó thay thế. Và điều quan trọng là chức năng CS được giải thích theo từ
“outcome” (kết quả), một thuật ngữ mà bản thân nó đã chứa nghĩa “because”
(bởi vì). Cliff Goddard cũng đưa ra kết luận là Talmy và Jackendoff đã không
thành công trong việc giải thích quan hệ nhân quả từ khía cạnh ngữ nghĩa học.
1.1.3. Cách tiếp cận theo hướng chức năng
Hệ thống ngữ pháp qua đó phương thức phản ánh được thể hiện là hệ
thống chuyển tác (transitivity). Hệ thống chuyển tác, theo Halliday (1994,
2004), phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu quá trình





































SAM
HARRY

AFF
SAM
AFF
AWAY
SAM
GO
HARRY
CS
,
,
,
,

×