ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO VĂN THÙY
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC THI
CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ DÂN TỘC
TẠI VÙNG TÂY BẮC
TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO VĂN THÙY
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC THI
CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ DÂN TỘC
TẠI VÙNG TÂY BẮC
TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang
Hà Nội - 2012
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5
6. Cấu trúc của luận văn
5
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chính sách ngơn ngữ dân tộc
1.1. Một số cơ sở lý luận về chính sách ngơn ngữ dân tộc
1.1.1. Khái niệm “chính sách”
1.1.2. Khái niệm chính sách ngơn ngữ dân tộc
7
11
1.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách ngơn ngữ dân tộc của
một số quốc gia trên thế giới
1.2.1. Xu thế chung
14
1.2.2. Những kinh nghiệm cụ thể trong chính sách ngơn ngữ
dân tộc của một số nước trên thế giới
18
1.3. Các văn bản trực tiếp và gián tiếp liên quan đến chính sách
ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước thời gian gần đây
37
1.4. Tiểu kết chương 1
46
Chương 2: Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc
47
2.1. Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ
2.2. Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc
51
2.2.1. Khái quát về vùng Tây Bắc
53
2.2.2. Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc
55
2.2.3. Cảnh huống ngôn ngữ tỉnh Sơn La
62
2.3. Tiểu kết chương 2
Chương 3: Tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng
và Nhà nước tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây
63
3.1. Đặt vấn đề
3.2. Những thành tựu và tờn tại, bất cập trong thực thi chính sách
ngơn ngữ dân tộc tại tỉnh Sơn La trong những năm gần đây
63
3.2.1. Những thành tựu đã đạt được
73
3.2.2. Những tồn tại, bất cập
3.3. Những thành tựu và tồn tại, bất cập trong thực thi chính sách
ngơn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây
75
3.3.1. Những thành tựu đã đạt được
80
3.3.2. Những tồn tại, bất cập
92
3.4. Tiểu kết chương 3
94
98
KẾT LUẬN
Một số kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
2
101
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngơn ngữ dân tộc là vấn đề nhạy cảm , phức tạp trong cơng tác
hoạch định và thực thi chính sách của mỗi nhà nước. Nó có khả năng tác
động đến sự an - nguy của chế độ. Trong một đất nước đa dân tộc, giải
quyết tốt vấn đề ngôn ngữ dân tộc sẽ góp phần giúp nhà nước điều hoà
được các mâu thuẫn xã hội, duy trì được sự ổn định về an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
của đất nước.
Để tham mưu cho Đảng và Nhà nước đưa ra những hiệu chỉ nh
cần thiết, kịp thời trong giải quyết những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ
dân tộc, việc khảo sát , đánh giá công tác thực thi chính sách ngơn ngữ
dân tộc trong những năm qua là rất quan trọng . Đây là nhiệm vụ khơng
chỉ của các cơ quan chính quyền, mà cịn của các nhà khoa học chuyên
nghiên cứu vấn đề này.
Việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về chính sách ngơn ngữ dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta trên phạm vi cả nước là một công việc to lớn,
phức tạp và cơng phu, địi hỏi những người khảo sát, nghiên cứu phải tiến
hành khối lượng công việc khổng lồ trải dọc theo chiều dài đất nước
. Trong
những năm qua, đã có một số cơ quan , tổ chức và các nhà khoa học tiến
hành phân tích, đánh giá chung về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước. Tuy nhiên, do mỗi vùng có cảnh huống ngôn ngữ riêng , nên cùng
một chính sách ngơn ngữ dân tộc nhưng lại phát huy và có những tác động
,
ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, việc đánh giá phân tích q trình thực thi
chính sách ngơn ngữ tại những vùng cụ thể, xuất phát từ khía cạnh ngơn
ngữ học xã hội, cịn nhiều bỏ ngỏ. Trong khi đó, Tây Bắc là một vùng có
cảnh huống ngôn ngữ phức tạp. Công tác thực thi chí nh sách ngôn ngữ dân
tộc ở đây trong những năm gần đây mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu,
nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp khác
làm ảnh hưởng tới công tác đảm bảo an ninh
, trật tự trên đị a bàn. Đây chính
là lý do tơi chọn đề tài luận văn “Khảo sát tình hình thực thi chính sách
ngơn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là thơng qua việc khảo sát tình hình
thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm
gần đây, nhằm góp phần tham mưu cho Đảng và Nhà nước mà cụ thể là
các nhà hoạch định chính sách có được cái nhìn tồn diện về việc này và
đưa ra những hiệu chỉ nh về chính sách ngơn ngữ dân tợc phù hợp hơn
trong thời gian tới.
Từ mục đích trên luận văn có nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa những lí luận cơ sở về chính sách ngơn ngữ và
chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam liên quan đến luận văn.
- Giới thiệu, phân tích cảnh huống ngơn ngữ ở vùng Tây Bắc.
- Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện và chính sách ngôn ngữ
dân tộc tại vùng Tây Bắc trong những năm gần đây.
- Từ kết luận về tì nh hì nh thực thi chí nh sách ngôn ngữ dân tộc
tại Tây Bắc, đề xuất kiến nghị, giải pháp trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá việc thực thi
những chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước tại vùng Tây
Bắc trong những năm gần đây, gồm địa bàn 12 tỉnh như Yên Bái, Lào
Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Tun Quang,
Bắc Kạn, Hồ Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng và các huyện phía Tây của 2
tỉnh Thanh Hố, Nghệ An - một trong những vùng có tình hình an ninh
dân tộc tương đối phức tạp.
Tuy nhiên, do địa bàn rất rộng nên luận văn này chỉ khảo sát
điểm, tức là khảo sát trường hợp ở một số địa bàn nhất định trong vùng.
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
học xã hội như điền dã, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp…, phương
pháp diễn dịch, quy nạp và các thủ pháp xử lí tư liệu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ
sung cho lý luận ngôn ngữ học xã hội nói riêng và cho ngôn ngữ học nói
chung trong việc nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp cho các vấn đề
thực tiễn liên quan đến hoạch định chính sách xã hội.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần nghiên cứu, khảo sát, đánh giá
và đề xuất các kiến nghị nhằm giải quyết tốt vấn đề ngôn ngữ dân tộc
cho Đảng và Nhà nước tại vùng chiến lược Tây Bắc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
3 chương:
Chương I - Cơ sở lý thuyết: trình bày một số khái niệm cơ bản về
chính sách ngơn ngữ làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, giới
thiệu một số mơ hình chính sách ngơn ngữ dân tộc của một vài quốc gia
trên thế giới. Ngoài ra, chương này cũng dành một phần đáng kể nhằm giới
thiệu các văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến chính sách ngơn
ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây.
Chương II - Cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc: trên cơ sở
lý thuyết cảnh huống ngôn ngữ, chương này tập trung giới thiệu những
nét cơ bản về cảnh huống ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc (gồm lượng, chất
và thái độ ngôn ngữ). Trong đó chú trọng tới sự thay đổi cảnh huống
ngôn ngữ ở vùng Tây Bắc trong những năm gần đây. Để có những nhận
xét, đánh giá cụ thể hơn về cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc, luận
văn tiến hành khảo sát cụ thể cảnh huống ngôn ngữ ở Sơn La - tỉnh có
cảnh huống ngơn ngữ điển hình trong vùng này.
Chương III - Tình hình thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc
của Đảng và Nhà nước ta tại vùng chiến lược Tây Bắc trong những năm
gần đây: khảo sát tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc tại tỉnh
Sơn La, kết hợp với những số liệu về thực thi chính sách ngơn ngữ dân
tộc vùng Tây Bắc để đưa ra đánh giá, kết luận về những thành tựu đã đạt
được, tồn tại , bất cập cũng như phân tí ch nguyên nhân của những tồn
tại, bất cập đó trong thực thi các chí nh sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà
nước tại vùng này . Kết hợp với xu thế thay đổi cảnh huống ngôn ngữ ,
luận văn đưa ra những kiến nghị , đề xuất, giải pháp với Đảng và Nhà
nước nhằm giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến chí nh sách ngôn ngữ
dân tộc, đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắ c văn
hóa dân tộc kết hợp với đảm bảo an ninh quốc gia
, giữ gì n trật tự an
toàn xã hội tại vùng chiến lược Tây Bắc trong thời kỳ công nghiệp hóa ,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chí nh sách ngôn ngữ dân tộc
1.1 Một số cơ sở lý luận về chính sách ngơn ngữ dân tộc
1.1.1 Khái niệm “chính sách”
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện
nào đó của chính phủ; bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và
cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát
triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - mơi trường.
1.1.2. Khái niệm chính sách ngơn ngữ
CSNN là chủ trương chính trị và các biện pháp thực hiện chủ
trương đó về ngôn ngữ của nhà nước hoặc các tổ chức chính trị trong
phạm vi quốc gia hoặc xun quốc gia.
1.1.3. Khái niệm chính sách ngơn ngữ dân tợc
CSNNDT là chủ trương chính trị và các biện pháp thực hiện chủ
trương đó về ngôn ngữ các dân tộc của nhà nước hoặc các tổ chức chính
trị trong phạm vi q.gia hoặc xuyên q.gia.
1.2 Kinh nghiệm xây dựng chính sách ngơn ngữ dân tộc của
một số quốc gia trên thế giới
1.2.1. Xu thế chung
Hội nhập về kinh tế nhưng vẫn giữ gì n bản sắc dân tộc ; ủng hộ
đa dạng ngôn ngữ trên cơ sở có một ngôn ngữ quốc gia.
1.2.2. Giới thiệu kinh nghiệm xây dựng chí nh
sách ngôn ngữ
dân tộc của một số nước trên thế giới có cảnh huống ngôn ngữ tương tự
Việt Nam: Australia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc.
1.3. Giới thiệu các văn bản trực tiếp và gián tiếp liên quan đến
chính sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước thời gian gần đây
Từ việc nắm được các lớp khái niệm liên quan đến chính sách
ngơn ngữ dân tộc, giúp hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về ngơn ngữ dân tộc trong thời gian qua.
Những kiến thức cơ bản đó giúp đưa ra định hướng đúng đắn và cơ sở
đánh giá khoa học khi tiến hành khảo sát tình hình thực thi chính sách
ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước tại những vùng cụ thể.
Phải nói rằng, khơng có chính sách ngơn ngữ chung cho mọi
dân tộc, bởi vì mỗi ngơn ngữ tồn tại trong một cảnh huống khác nhau.
Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia, dân tộc có
cảnh huống ngôn ngữ tương tự với nước ta, chúng ta có thể rút ra được
những bài học quý báu để áp dụng vào giải quyết tốt các vấn đề liên
quan đến chính sách ngơn ngữ dân tộc trong nước. Thơng qua tìm hiểu
chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong những năm
qua, cũng như kinh nghiệm xây dựng chính sách ngơn ngữ dân tộc của
các nước trên thế giới, có thể nói rằng, quan điểm, chủ trương, chính
sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay hoàn toàn phù
hợp với xu thế hiện đại là tơn trọng quyền bình đẳng về ngơn ngữ của
mọi dân tộc trên cơ sở chỉ có một ngôn ngữ quốc gia. Điều này giúp
điều hòa tốt các mối quan hệ xã hội trong một quốc gia đa dân tộc trong
khi vẫn giữ được sự thống nhất về mọi mặt của đời sống trong nước,
góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, tạo
tiền đề tốt cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vì sự thịnh vượng
chung của đất nước và cộng đồng quốc tế.
Chương 2: Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc
2.1. Khái niệm cảnh huống ngôn ngữ
Cảnh huống ngôn ngữ được hiểu là tồn bộ các ngơn ngữ hoặc
tồn bộ các hình thức tồn tại của một ngơn ngữ có các quan hệ tương
hỗ về mặt lãnh thổ và xã hội, có sự tác động qua lại với nhau về mặt
chức năng trong phạm vi một vùng địa lí hoặc một thể thống nhất về
chính trị - hành chính nhất định.
2.2. Giới thiệu cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc
Theo quan điểm hiện nay của Đảng và Nhà nước, vùng Tây Bắc
gồm 12 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Tun Quang, Bắc Kạn, Hồ
Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng và các huyện phía Tây của 2 tỉnh Thanh
Hố, Nghệ An. Tây Bắc có hai tuyến biên giới: Việt - Trung dài
1.460km, Việt - Lào dài 1.221km. Địa hình có nhiều khối núi và dãy núi
cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Dãy Hồng Liên Sơn dài tới
180km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2.800m đến 3.000m.
Dãy núi Sông Mã dài 500km, có những đỉnh cao trên 1.800m. Giữa hai
dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sơng Đà (cịn gọi là địa máng
sơng Đà). Ngồi sơng Đà là sơng lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và
suối gồm cả thượng lưu sông Mã . Trong địa máng sông Đà có một dãy
cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ
(Lai Châu ) đến Thanh Hóa , và
chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình , Mộc Châu, Nà Sản. Tây Bắc
có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Tây Bắc có khoảng hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống ,
tương đương với khoảng trên 30 ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, phổ biến
nhất vẫn là ngôn ngữ của dân tộc Kinh - tiếng Việt với 37% dân số. Số
còn lại, tuy chiếm 63% là người dân tộc thiểu số, nhưng tiếng Việt là
ngơn ngữ mang tính quốc gia nên người dân ở vùng này giao tiếp với
nhau chủ yếu bằng tiếng Việt. Thậm chí, có rất nhiều người dân tộc thiểu
số khơng nói được tiếng dân tộc mình , mà chỉ biết nói tiếng Việt . Tuy
vậy, cơ cấu dân số dân tộc cũng nóilên tỷ lệ người nói tiếng dân tộc trong
cộng đồng Tây Bắc. Cũng theo số liệu của Cục An ninh Tây Bắc, tại vùng
Tây Bắc, đứng sau tiếng Việt (với khoảng 4.253 triệu người sử dụng) là
tiếng Tày (với 1.477.514 người); kế đến là tiếng Thái (1.328.725 người);
tiếng Mường (1.137.515 người); tiếng Mông (875.604 người); tiếng Nùng
(856.412 người); tiếng Dao (620.538 người)…
Tây Bắc là vùng có địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, giao thơng
đi lại cịn nhiều khó khăn, nền kinh tế cịn kém phát triển. Chênh lệch
giữa các vùng tập trung đông dân cư và các vùng hẻo lánh là khá lớn , cả
về kinh tế và trình độ dân trí. Đặc biệt, tại nhiều vùng sâu, vùng xa, trình
độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp nên việc nắm và sử
dụng tiếng Việt còn yếu dẫn đến tiếng Việt vẫn chưa thông dụng.
Cảnh huống ngôn ngữ vùng Tây Bắc là đa ngữ, đan xen, phân tán.
2.3. Cảnh huống ngôn ngữ tỉnh Sơn La
Tại địa bàn Sơn La cư dân thiểu số đông nhất là người Thái, do
đó, tiếng Thái là ngơn ngữ thiểu số có vai trị khá quan trọng trong vùng
và trở thành công cụ giao tiếp chung cho nhiều dân tộc thiểu số khác,
sau tiếng phổ thông (tiếng Việt). Tiếng Thái ở địa bàn này cịn là ngơn
ngữ của một dân tộc có nền văn hóa rất phát triển. Họ đã có chữ viết cổ
truyền từ xa xưa theo lối ghi âm. Điều đặc biệt là chữ Thái cổ đã được
dùng để ghi chép lịch sử cũng như nền văn học dân gian rất phong phú
của người Thái. Có thể nói, ở địa bàn dân tộc miền núi Sơn La, tiếng
Thái đã được hỗ trợ bằng một thứ văn tự cổ ghi âm có truyền thông văn
hóa rất lâu đời. Khi xem xét tình trạng giáo dục ngơn ngữ nơi đây,
chúng ta khơng thể khơng tính đến cảnh huống ngơn ngữ khá đặc biệt
nói trên ở vùng lãnh thổ này.
Ngoài hai đặc điểm ngơn ngữ vừa trình bày, ở địa bàn dân tộc
miền núi Sơn La còn có một đặc điểm nữa đó là tình trạng có nhiều
ngơn ngữ thuộc các tộc người có số người nói quá ít ỏi (Tày, Lào, Hoa,
Kháng). Ngoài tiếng Thái về cơ bản là ngôn ngữ được hầu hết các dân
tộc chấp nhận như một ngôn ngữ phổ thông vùng ra, ở những địa bàn
hẹp hơn như Bắc n, tiếng Mơng có vai trị là ngơn ngữ vùng rõ hơn.
Như vậy, qua những gì đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng,
cảnh huống ngôn ngữ của tỉnh Sơn La là tương đối điển hình tại vùng
Tây Bắc. Hay nói cách khác, cảnh huống ngôn ngữ của tỉnh Sơn La là
cảnh huống ngôn ngữ của vùng Tây Bắc thu nhỏ với những nét điển
hình là: địa bàn đa ngữ, các dân tộc sống đan xen trên một địa bàn rộng
lớn với mật độ dân số thấp nên khá phân tán. Bên cạnh một số ngôn ngữ
có đông người sử dụng như tiếng Mông, tiếng Tày, tiếng Thái, cịn
nhiều ngơn ngữ có lượng người nói rất ít, đang đứng trước nguy cơ biến
mất như tiếng Kháng, Ơ Đu,... Tại nhiều vùng dân tộc thiểu số, người
dân nói tiếng phổ thơng cịn rất yếu, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, biên
giới. Do đó, trình độ dân trí nơi đây cịn hạn chế, việc thực thi chính
sách ngơn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ở nơi đây gặp nhiều khó
khăn, bất cập.
Như vậy, có thể thấy rằng, cảnh huống ngôn ngữ của tỉnh Sơn
La là điển hình tại vùng Tây Bắc. Hay nói cách khác, cảnh huống ngôn
ngữ của tỉnh Sơn La là cảnh huống ngôn ngữ của vùng Tây Bắc thu nhỏ.
Xuất phát từ yêu cầu của luận văn thạc sỹ và phạm vi mà đề tài
đã xác định, người viết không thể khảo sát được mọi vấn đề liên quan
đến thực thi chính sách dân tộc của tồn vùng Tây Bắc. Để đánh giá
được những thành tựu đã đạt được cũng như những tờn tại, bất cập trong
thực thi chính sách ngôn ngữ dân tộc tại một vùng rộng lớn, trong
nghiên cứu khoa học, người ta thường tập trung khảo sát một số lĩnh
vực/vùng cụ thể điển hình, kết hợp với dữ liệu cảnh huống chung của
toàn vùng mà đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát, từ
đó, đưa ra những kiến nghị chung cho cả vùng.
Chương 3: Tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc
của Đảng và Nhà nước tại Tây Bắc trong những năm gần đây
Việc tiến hành khảo sát tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ
dân tộc tại cả vùng Tây Bắc là một công việc to lớn, phức tạp và cơng
phu, địi hỏi phải tiến hành lượng cơng việc khổng lồ.
Qua đi sâu khảo sát trường hợp tỉnh Sơn La, kết hợp với những
số liệu chung của cả vùng, rút ra những kết luận về tình hình thực thi
CSNNDT ở Tây Bắc trong những năm gần đây như sau:
3.1. Những thành tựu đã đạt được (6 thành tựu chính)
1) Công tác dạy tiếng Việt cho đồng bào dân tộc thiểu số được
quan tâm phát triển; tỷ lệ người dân tộc sử dụng tiếng Việt trong giao
tiếp ngày càng tăng, đặc biệt là giới trẻ;
2) Hệ thống trường học tại vùng dân tộc thiểu số được đầu tư,
xây dựng; trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư; đội
ngũ giáo viên được tăng cường về chất và lượng; (được hưởng nhiều dự
án, chương trình trọng điểm quốc gia, trong đó có các chương trình, dự
án về giáo dục. Đặc biệt là “Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn” đã phát huy tốt đối với công tác giáo dục ở vùng dân tộc
thiểu số những năm qua);
3) Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học đến
trường tăng; chất lượng dạy và học được cải thiện;
4) Công tác bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân
tộc thiểu số được quan tâm thực hiện (người dân đã quan tâm hơn đến
bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số);
5) Công tác thông tin, tuyên truyền bằng tiếng dân tộc bước đầu
được quan tâm phát triển; đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân
tộc không ngừng được cải thiện (100% xã đặc biệt khó khăn có trạm
truyền thanh, nhiều xã có trạm truyền thanh, phát thanh bằng tiếng dân
tộc; sóng truyền hình, các chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc
của các đài địa phương và chuyển tiếp các kênh phát bằng tiếng dân tộc
của đài truyền hình trung ương đến vùng dân tộc thiểu số ngày càng
rộng rãi);
6) Phong trào học chữ, tiếng các dân tộc thiểu số được đẩy
mạnh (không chỉ người dân tộc thiểu số mà của cả cán bộ viên chức,
giáo viên người Kinh công tác tại các vùng dân tộc thiểu số - chủ yếu là
tiếng, chữ dân tộc Thái và Mông). Do đó ảnh hưởng tích cực đến cơng
tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tại các vùng dân tộc thiểu số.
Những thành tựu trên góp phần quan trọng vào phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Tây Bắc trong
thời gian qua.
3.2. Những tồn tại, bất cập (7 tồn tại, bất cập chính)
1) Tỷ lệ người dân tộc thiểu số không nói được tiếng Việt hoặc
khả năng dùng tiếng Việt yếu còn cao (người Mường nói được tiếng
Việt là 85%, người Thái là 71%);
2) Tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ quốc ngữ của đồng bào dân tộc
thiểu số cịn lớn;
3) Nhiều ngơn ngữ dân tộc thiểu số chưa có chữ viết riêng; một
số ngơn ngữ ít người sử dụng đang đứng trước nguy cơ mai một hoặc
biến mất (Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu…);
4) Giới trẻ của các dân tộc thiểu số có xu hướng lơ là việc học
tiếng mẹ đẻ do tác động của cơ chế thị trường (nguyên nhân chính: việc
tổ chức dạy tiếng và chữ viết dân tộc thiểu số ở các địa phương chưa
thực sự bắt nguồn từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân mà
chỉ xuất phát từ một số trí thức dân tộc);
5) Khoảng cách về trình độ học vấn, mức hưởng thụ giá trị văn
hoá tinh thần giữa miền núi với đồng bằng, giữa người Kinh với các dân
tộc thiểu số ngày càng chênh lệch;
6) Công tác dạy và học tiếng dân tộc gặp nhiều khó khăn (thiếu
tư liệu; giáo trình chưa hợp lý; một số ngôn ngữ chưa thống nhất được
chữ viết; chế độ đãi ngộ với người dạy chữ dân tộc chưa đảm bảo; chưa
có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc);
7) Công tác thông tin, tuyên truyền bằng tiếng dân tộc cịn nhiều
bất cập (hình thức, nội dung các chương trình phát thanh và truyền hình
cịn đơn điệu, không hút được nhiều người theo dõi; người dân tộc thiểu
số thích xem các chương trình của nước ngồi hay hơn và rất dễ thu
sóng).
Qua khảo sát tình hình thực thi chính sách ngơn ngữ tại vùng Tây
Bắc, mà sâu sắc hơn là tại tỉnh Sơn La, trong những năm gần đây, có thể
thấy rằng, nhờ quán triệt tốt quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước, đến nay, Tây Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn trong trong
công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, điển hình
là đối với tiếng Thái và tiếng Mông. Bên cạnh việc coi trọng giáo dục
tiếng mẹ đẻ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, do là ngôn ngữ phổ
thông, nên tiếng Việt cũng được quan tâm giảng dạy cho người dân tộc
thiểu số trên tinh thần mọi ngôn ngữ dân tộc đều được đối xử bình đẳng.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được , Tây Bắc vẫn còn phải
đương đấu với rất nhiều tờn tạ,i bất cập trong cơng tác giữ gìn và phát huy
tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với những ngơn
ngữ có ít người sử dụng. Những bất cập ấy chủ yếu là do tình trạng kinh
tế, văn hóa, xã hội ở Tây Bắc so với các vùng đồng bằng và trung tâm của
cả nước còn kém phát triển; ý thức bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết
của các dân tộc thiểu số bị tác động tiêu cực bởi nền kinh tế thị trường,
người dân buộc phải hội nhập với nhân dân cả nước để tồn tại và phát
triển, nên lơ là việc học tiếng mẹ đẻ, dẫn đến một số ngôn ngữ dân tộc
thiểu số đang đứng trước nguy cơ biến mất. Hơn nữa, các địa phương
chưa cụ thể hóa tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về ngơn ngữ
dân tộc trên địa bàn của mình, các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa riêng trong đó có ngôn ngữ của các dân tộc cịn đơn điệu,
khơng thu hút được người dân tham gia. Thậm chí, bản thân một số chính
sách cụ thể của Nhà nước liên quan đến ngôn ngữ dân tộc vẫn còn nhiều
bất cập, chưa theo sát được sự phát triển của tình hình thực tế, dẫn tới
cơng tác thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc chưa gắn kết tốt với thực
thi chính sách đồn kết dân tộc góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, đặc
biệt là tại các vùng dân tộc miền núi biên giới phía Bắc.
KẾT LUẬN
Từ những vấn đề đã trình bày từ đầu luận văn, chúng ta có thể
đi đến 5 kết luận về cơng tác thực thi chính sách ngơn ngữ dân tộc của
Đảng và Nhà nước ở vùng Tây Bắc trong những năm gần.
1) Về lý luận, ngôn ngữ có vai trị là phương tiện giao tiếp vừa
cơng cụ của tư duy có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Quả đúng như thế, qua khảo
sát về nhu cầu và mục đích của người dân tộc khi họ sử dụng ngôn ngữ
trên lãnh thổ miền núi dân tộc Tây Bắc cho thấy, người dân tộc sử dụng
thành thạo tiếng phổ thông (tức ngôn ngữ quốc gia) sẽ là nguồn nhân lực
có trình độ lao động cao hơn, có thu nhập xã hội cao hơn. Cũng vậy,
người đồng thời sử dụng thành thạo tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ sẽ
có đời sống văn hóa phong phú và đa dạng hơn. Chính vì thế, ở Việt
Nam, người dân tộc thiểu số có nhu cầu cao trong việc sử dụng cả tiếng
phổ thơng và tiếng mẹ đẻ của mình. Và đồng thời người ta cũng nhận ra
vai trò nghiêng về chức năng “phát triển” kinh tế - xã hội đối với tiếng
phổ thông và ưu tiên về chức năng “nâng cao giá trị văn hóa” cho việc
sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình đối với người dân tộc.
Có thể nói, chính sách ngơn ngữ dân tợc cho vùng dân tộc thiểu
số Tây Bắc của Đảng và Nhà nước, mặc dù có những bất cập, nhưng rất
đúng đắn, phùy hợp với xu thế chung, đã góp phần quan trọng phát triển
xã hội vùng dân tộc thiểu số ở đây trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên,
đã đến lúc, những gì mà chúng ta hiểu về chính sách ngơn ngữ cho vùng
dân tộc thiểu số đã có dường như khơng cịn đáp ứng với đòi hỏi của
thực tế khách quan.
Xét ở khía cạnh “sử dụng và thụ hưởng giáo dục tiếng phổ
thông” - đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đây vừa là nghĩa vụ đồng
thời vừa là quyền lợi của mỗi một công dân. Trong khi đó ở khía cạnh
thứ hai - “có quyền được sử dụng và đảm bảo giáo dục tiếng mẹ đẻ” tính chất có quyền dường như là nổi trội hơn. Và song hành với quyền
ấy cũng là nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số trong việc duy trì tính
bền vững văn hố của chính dân tộc mình để góp phần đảm bảo sự bền
vững về tính đa dạng văn hố của Việt Nam. Như vậy, việc nhận biết rõ
ràng sự khác nhau về tính chất của hai nội dung cấu thành nên chính
sách ngơn ngữ hồn chỉnh như trên là thực sự cần thiết và rất hữu ích
đối với khơng chỉ người dân tộc thiểu số mà cả những người Kinh sống
và làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.
Mặc dù chính sách ngơn ngữ thể hiện trách nhiệm và quyền lợi
của người dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách ngơn ngữ và
đồng thời là chính sách tiếp nhận giáo dục song ngữ của Nhà nước Việt
Nam là một chính sách đúng đắn với xu thế phát triển của thời đại hiện
nay, nhưng trong thực tiễn nó lại ít được phát huy tác dụng. Sau khi
khảo sát thực tế tại địa bàn cho thấy, cho đến nay, người ta thường cho
rằng chỉ người dân tộc thiểu số mới là đối tượng phải thực hiện chính
sách ấy. Về mặt bản chất, tình hình phải được hiểu khác hơn rất nhiều.
Chính những người Kinh cư trú và làm việc trên địa bàn mà chủ
thể là người dân tộc thiểu số thì họ phải là “bộ phận thiểu số”. Do đó họ
phải được coi là những đối tượng “được chi phối” bằng chính sách ấy.
Chính vì thế, nếu chúng ta đơn thuần chỉ đặt vấn đề một chiều là người
dân tộc thiểu số “có nghĩa vụ sử dụng tiếng phổ thông” và “có quyền lợi
được dùng tiếng mẹ đẻ” của dân tộc mình thì chúng ta hầu như khơng
thấy hết tính biện chứng của nội dung đó trong nội hàm chính sách. Bởi