Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 124 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ LAN HƯƠNG


KHẢO SÁT CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT
TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 602201

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến

HÀ NỘI - 2010
1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 8
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 9
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Bố cục của Luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 13
1.1. Câu đơn trần thuật tiếng Việt 14
1.2. Biến thể đồng nghĩa của câu đơn trần thuật tiếng Việt 15
1.3. Các phƣơng pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt 20
1.3.1. Phương pháp thế 21
1.3.1.1. Thế các từ đồng nghĩa 22
1.3.1.2. Thế bằng dạng phủ định trái nghĩa 24
1.3.1.3. Thế các từ trái nghĩa chỉ phương hướng dựa vào điểm mốc, điểm nhìn
trong không gian 28
1.3.1.4. Thế bằng lối nói vòng 28
1.3.1.5. Thế các từ chỉ số lượng đi cùng danh từ đơn vị 31
1.3.1.6. Thế các từ chỉ thời gian 32
1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 8
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 9
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 10
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Bố cục của Luận văn 11
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 13
1.1. Câu đơn trần thuật tiếng Việt 14
1.2. Biến thể đồng nghĩa của câu đơn trần thuật tiếng Việt 15
1.3. Các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt 20
1.3.1. Phương pháp thế 21
1.3.1.1. Thế các từ đồng nghĩa 22
1.3.1.2. Thế bằng dạng phủ định trái nghĩa 24
1.3.1.3. Thế các từ trái nghĩa chỉ phương hướng dựa vào điểm mốc, điểm nhìn

trong không gian 28
1.3.1.4. Thế bằng lối nói vòng 28
1.3.1.5. Thế các từ chỉ số lượng đi cùng danh từ đơn vị 31
1.3.1.6. Thế các từ chỉ thời gian 32
2

1.3.1.7. Thế các kết từ 32
1.3.2. Phương pháp cải biến 33
1.3.2.1. Cải biến sử dụng các từ đảo nghĩa 34
1.3.2.2. Cải biến sử dụng lối nói bị động 36
1.3.2.3. Cải biến sử dụng cách danh hóa 38
1.3.2.4. Cải biến bằng cách thay đổi vị trí cụm [giới từ chỉ phương tiện + danh
từ] 39
1.3.2.5. Cải biến sử dụng các vị từ có nghĩa đối xứng 40
1.3.2.6. Cải biến bằng cách tách phó động từ chỉ hướng hay mục đích khỏi động
từ 41
1.3.2.7. Cải biến bằng cách đảo trật tự các từ ngữ liên kết với nhau qua các liên
từ “và”; “hoặc” 41
1.3.3. Phương pháp lược 42
1.3.4. Phương pháp bổ sung 44
1.3.5. Kết hợp các phương pháp 45
Chương 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG
PHÁP BIẾN ĐỔI ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT CỦA
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 48
2.1. Đối tượng và hình thức khảo sát 48
2.1.1. Đối tượng khảo sát 48
2.1.2. Hình thức khảo sát 49
2.2. Kết quả khảo sát 52
3


2.2.1. Kết quả khảo sát các dạng bài tập ứng dụng phương pháp thế 52
2.2.2. Kết quả khảo sát các dạng bài tập ứng dụng phương pháp cải biến 55
2.2.3. Kết quả khảo sát dạng bài tập ứng dụng phương pháp lược 58
2.2.4. Kết quả khảo sát dạng bài tập ứng dụng phương pháp bổ sung 59
2.2.5. Kết quả khảo sát dạng bài tập tổng hợp 60
2.3. Nhận xét 60
2.3.1. Những kết quả định lượng 60
2.3.2. Đánh giá 63
Chương 3. ỨNG DỤNG GIẢNG DẠY CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN
LUYỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN
TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT 73
3.1. Vấn đề giảng dạy câu đồng nghĩa và các dạng bài tập liên quan trong
các giáo trình dạy tiếng 74
3.2. Các dạng bài tập biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt 75
3.2.1. Các dạng bài tập ứng dụng phương pháp thế 76
3.2.1.1. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ đồng nghĩa 76
3.2.1.2. Bài tập ứng dụng phương pháp thế bằng dạng phủ định trái nghĩa 78
3.2.1.3. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ trái nghĩa chỉ phương hướng
dựa vào điểm mốc, điểm nhìn trong không gian 79
3.2.1.4. Bài tập ứng dụng phương pháp thế bằng lối nói vòng 80
4

3.2.1.5. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các danh từ chỉ số lượng đi cùng
danh từ đơn vị 81
3.2.1.6. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ chỉ thời gian 82
3.2.1.7. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các kết từ 82
3.2.2. Các dạng bài tập ứng dụng phương pháp cải biến 83
3.2.2.1. Bài tập cải biến sử dụng các từ đảo nghĩa 83
3.2.2.2. Bài tập cải biến sử dụng lối nói bị động 84

3.2.2.3. Bài tập cải biến sử dụng cách danh hóa 85
3.2.2.4. Bài tập cải biến bằng cách thay đổi vị trí cụm [giới từ chỉ phương tiện +
danh từ] 86
3.2.2.5. Bài tập cải biến sử dụng các vị từ có nghĩa đối xứng 86
3.2.2.6. Bài tập cải biến bằng cách tách phó động từ chỉ hướng hay mục đích
khỏi động từ 87
3.2.2.7. Bài tập cải biến bằng cách đảo trật tự các từ ngữ liên kết với nhau qua
các liên từ “và”; “hoặc” 89
3.2.3. Các dạng bài tập ứng dụng phương pháp lược 90
3.2.4. Các dạng bài tập ứng dụng phương pháp bổ sung 92
3.2.5. Dạng bài tập tổng hợp 94
PHẦN KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHẦN PHỤ LỤC 105
5




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agent
Tác thể
Dative
Tặng cách
đg
Động từ
O
Bổ ngữ
Object
Đối thể

Recipient
Tiếp thể
t
Tính từ
V
Vị từ
6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.2.1.1. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ đồng
nghĩa. [tr. 52]
2. Bảng 2.2.1.2. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế bằng dạng
phủ định trái nghĩa. [tr. 52]
3. Bảng 2.2.1.3. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ trái
nghĩa chỉ phương hướng dựa vào điểm mốc, điểm nhìn trong không gian. [tr. 53]
4. Bảng 2.2.1.4. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế bằng lối nói
vòng. [tr. 53]
5. Bảng 2.2.1.5. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ chỉ
số lượng đi cùng danh từ đơn vị. [tr. 53]
6. Bảng 2.2.1.6. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ chỉ
thời gian. [tr. 54]
7. Bảng 2.2.1.7. Kết quả khảo sát bài tập ứng dụng phương pháp thế các kết từ.
[tr. 54]
8. Bảng 2.2.2.1. Kết quả khảo sát bài tập cải biến sử dụng các từ đảo nghĩa. [tr. 55]
9. Bảng 2.2.2.2. Kết quả khảo sát bài tập cải biến sử dụng lối nói bị động. [tr. 55]
10. Bảng 2.2.2.3. Kết quả khảo sát bài tập cải biến sử dụng cách danh hóa. [tr. 56]
11. Bảng 2.2.2.4. Kết quả khảo sát bài tập cải biến bằng cách thay đổi vị trí cụm
[giới từ chỉ phương tiện + danh từ]. [tr. 56]
12. Bảng 2.2.2.5. Kết quả khảo sát bài tập cải biến sử dụng các vị từ có nghĩa đối
xứng. [tr. 57]

7

13. Bảng 2.2.2.6. Kết quả khảo sát bài tập cải biến bằng cách tách phó động từ
chỉ hướng hay mục đích khỏi động từ. [tr. 57]
14. Bảng 2.2.2.7. Kết quả khảo sát bài tập cải biến bằng cách đảo trật tự các từ
ngữ liên kết với nhau qua các liên từ “và”; “hoặc”. [tr. 58]
15. Bảng 2.2.3. Kết quả khảo sát dạng bài tập ứng dụng phương pháp lược.[tr. 58]
16. Bảng 2.2.4. Kết quả khảo sát dạng bài tập ứng dụng phương pháp bổ sung.
[tr. 59]
17. Bảng 2.2.5. Kết quả khảo sát dạng bài tập tổng hợp. [tr. 60]
18. Bảng 2.3.1. Khả năng sử dụng các phương pháp biến đổi đồng nghĩa. [tr. 63]
8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, do sức hấp dẫn và lòng yêu mến Việt Nam, người nước ngoài
đến Việt Nam để làm việc, học tập, sinh sống ngày càng đông. Không chỉ dừng
ở sự tìm hiểu về con người, kinh tế và văn hóa Việt Nam, nhiều người nước
ngoài đã thực sự hòa nhập được với môi trường sống ở Việt Nam và thông qua
quá trình học tập họ đã có kỹ năng giao tiếp tốt với người Việt.
Đứng ở góc độ sư phạm, việc học tiếng Việt thông qua các giáo trình dạy
tiếng chính là bước đi cơ bản và vững chắc cho bất cứ một người học tiếng nào.
Đã có rất nhiều kiến thức ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy trong các giáo trình
dạy tiếng. Giảng dạy về câu tiếng Việt là một đề mục rất quan trọng và tạo nhiều
hứng thú với người học. Mục đích cuối cùng của những người học tiếng là có thể
giao tiếp linh hoạt và tự nhiên nhất với người bản ngữ. Một người nước ngoài
nói một câu nói đúng ngữ pháp được coi là đạt yêu cầu. Nhưng, nếu một người
nước ngoài có khả năng biến đổi từ một câu nói thành những cách diễn đạt đồng
nghĩa phục vụ cho từng mục đích giao tiếp khác nhau thì họ đã tiếp cận được đến
vị trí người chủ của ngôn từ.

Vấn đề câu đồng nghĩa tiếng Việt đã được đề cập đến rất nhiều trong các
công trình nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc
ứng dụng những nghiên cứu về câu đồng nghĩa tiếng Việt trong giảng dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài lại là một chủ đề khá mới mẻ. Và, nếu có thể giảng
dạy cho người nước ngoài những phương pháp biến đổi câu để tạo câu đồng
nghĩa thì đó chính là chiếc chìa khóa giúp họ làm chủ ngôn từ, đồng thời là một
bước tiến trong công tác nghiên cứu về hoạt động dạy và học tiếng Việt như một
ngoại ngữ.
9

Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi đi vào nghiên cứu những
phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt, thực tế sử dụng
của người nước ngoài, trên cơ sở đó thiết kế những dạng bài luyện phù hợp cho
đối tượng học viên người nước ngoài.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Để giúp những học viên người nước ngoài tiếp cận hiện tượng đồng nghĩa
trong tiếng Việt, luận văn miêu tả những phương pháp biến đổi câu đơn trần
thuật tiếng Việt để tạo nên những biến thể đồng nghĩa về mặt ngữ nghĩa học.
Nhu cầu và mục đích của một người học tiếng là có thể giao tiếp một cách
tự nhiên nhất với người bản ngữ. Việc sử dụng ngôn từ ở những cách diễn đạt
khác nhau là rất cần thiết cho họ trong việc làm chính xác hóa, làm tăng sự
phong phú và biểu cảm cho nội dung diễn ngôn. Vì vậy, liệt kê những phương
pháp biến đổi câu để tạo câu đồng nghĩa giống như chìa khóa, giúp người học có
thể tra cứu, ghi nhớ và ứng dụng những cách biến đổi khác nhau để tạo ra những
phát ngôn đồng nghĩa cho cùng một nội dung.
Học và hiểu về câu đồng nghĩa tiếng Việt đối với người nước ngoài vẫn
còn là một nội dung chưa được giảng dạy nhiều trong ngữ pháp nhà trường. Vì
vậy, luận văn cũng đi vào khảo sát thực tế năng lực sử dụng các phương pháp
biến đổi đồng nghĩa này trên đối tượng học viên là người nước ngoài. Những kết
quả thu được sẽ là cơ sở quan trọng để những nhà giáo dục trong lĩnh vực dạy

tiếng có thể nắm bắt được và lên kế hoạch thiết kế những chương trình giảng dạy
phù hợp.
Dựa trên năng lực thực tế của người học, với mục đích giúp người nước
ngoài học tiếng Việt có thể phát triển vốn từ vựng, phát triển khả năng diễn đạt,
luận văn thiết kế một số dạng bài luyện viết phù hợp rèn luyện cho đối tượng học
10

viên là người nước ngoài có kỹ năng sử dụng các phương pháp biến đổi câu đơn
trần thuật tiếng Việt, tạo thành những biến thể đồng nghĩa.
Đứng trên quan điểm ngôn ngữ học ứng dụng, những kết quả của luận văn
sẽ là những đóng góp rất hữu ích trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài đối với cả người học và người dạy tiếng. Đồng thời, những nghiên
cứu trong luận văn này cũng là những gợi ý hữu dụng để công tác biên soạn sách
và giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được đầy đủ, hoàn thiện hơn.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt bao gồm rất nhiều hình thức khác
nhau. Để giúp người nước ngoài tiếp cận và hiểu hết những hiện tượng đồng
nghĩa trong tiếng Việt là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều nghiên cứu rộng
hơn. Trong khuôn khổ luận văn, ứng dụng trên ngữ liệu câu đơn trần thuật tiếng
Việt, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu các biến thể đồng nghĩa ở những
phương pháp biến đổi đồng nghĩa phục vụ mục đích giảng dạy cho người nước
ngoài. Có hai loại câu đồng nghĩa là câu đồng nghĩa ngữ dụng học và câu đồng
nghĩa ngữ nghĩa học. Loại câu đồng nghĩa được nghiên cứu ở luận văn là câu
đồng nghĩa ngữ nghĩa học.
Về đối tượng khảo sát, luận văn khảo sát trên đối tượng người học là
người nước ngoài đang học theo chương trình dạy tiếng Việt được áp dụng tại
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội. Đối tượng được khảo sát là các sinh viên, học viên đã có
thời lượng học tập từ 240 tiết (tương đương trình độ A2) trở lên. Các đối tượng
này ở những lứa tuổi khác nhau, có sở thích, thói quen khác nhau, đến từ những

nước khác nhau và có mục đích học tập khác nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu
11

Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:
– Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – cấu trúc cú pháp.
– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp miêu tả.
– Phương pháp so sánh.
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau:
- Soạn các dạng bài tập về các phương pháp biến đổi câu đơn trần thuật
tiếng Việt thành những biến thể đồng nghĩa phù hợp với từng nhóm học viên
trình độ A, B, C.
- Từng nhóm học viên được yêu cầu làm các dạng bài tập đã soạn trong
thời gian qui định.
- Tiến hành thống kê lấy kết quả và phân loại kết quả trên từng dạng bài tập
cụ thể.
- Xử lý tư liệu thu được và nhận xét.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương
như sau:
12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu các vấn đề lý thuyết liên quan đến
đề tài: câu đơn trần thuật tiếng Việt, biến thể đồng nghĩa của câu đơn trần thuật
tiếng Việt và các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt.
Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG
PHÁP BIẾN ĐỔI ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT CỦA
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Trong chương này, chúng tôi khảo sát thực tế năng lực sử dụng các
phương pháp biến đổi đồng nghĩa của đối tượng học viên người nước ngoài ở
những trình độ khác nhau. Chúng tôi cũng tổng hợp, so sánh những kết quả thu
được và đưa ra nhận xét.
Chương 3: ỨNG DỤNG GIẢNG DẠY CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN
LUYỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP BIẾN ĐỔI ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN TRẦN
THUẬT TIẾNG VIỆT
Trong chương này, chúng tôi đưa ra một số nhận định về vấn đề giảng dạy
câu đồng nghĩa tiếng Việt và các dạng bài tập liên quan trong các giáo trình dạy
tiếng hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung thiết kế những dạng bài tập cụ
thể rèn luyện khả năng sử dụng các phương pháp biến đổi câu để tạo ra các dạng
đồng nghĩa cho đối tượng học viên người nước ngoài.
13

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết
Khi tiếp xúc một ngoại ngữ, người học thường được tiếp cận những cấu
trúc ngữ pháp có tính qui phạm. Với những đối tượng bắt đầu học tiếng, trình độ
sơ cấp, họ thường cố gắng ghi nhớ bằng cách sử dụng các cấu trúc ở những tình
huống giao tiếp khác nhau, nhưng theo một lối mòn nhất định. Bắt đầu từ trình
độ sơ cấp này, người học cũng đã được yêu cầu nắm bắt những hiện tượng đồng
nghĩa, trái nghĩa ở mức độ đơn giản. Với những đối tượng ở trình độ trung cấp,
họ được cung cấp thêm về số lượng từ vựng và một số cấu trúc ngữ pháp mới
tương đương, nhưng phạm vi sử dụng vẫn còn hạn chế và thụ động. Với những
đối tượng ở trình độ cao cấp hơn, các đối tượng này đã có những kiến thức cơ
bản về ngữ pháp của tiếng Việt, số lượng từ vựng phong phú hơn, môi trường
giao tiếp mở rộng hơn nên khả năng nắm bắt và thực hành những lối nói khác
nhau cho cùng một nội dung của họ đã tốt hơn và dần dần thành thạo. Tuy nhiên,
ở mỗi trình độ, các đối tượng vẫn mắc phải những lỗi sai và những vấn đề khó

khăn, lúng túng khi giao tiếp đặc biệt là khi lựa chọn cách diễn đạt phù hợp cho
mục đích giao tiếp của mình.
Nhu cầu và mục đích của một người học tiếng là có thể giao tiếp một cách
tự nhiên nhất với người bản ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ ở những cách diễn đạt
khác nhau là rất cần thiết đối với họ trong việc làm chính xác hóa, làm tăng sự
phong phú và biểu cảm nội dung diễn ngôn. Vì vậy, trong chương này, chúng tôi
đi vào tìm hiểu và liệt kê những phương pháp biến đổi câu để tạo thành biến thể
đồng nghĩa về mặt ngữ nghĩa học, phục vụ cho mục đích giảng dạy câu cho
người nước ngoài. Những nội dung trình bày trong chương này giống như chiếc
chìa khóa, giúp người học có thể tra cứu, ghi nhớ và ứng dụng rất thiết thực khi
giao tiếp.
14

1.1. Câu đơn trần thuật tiếng Việt
Mục tiêu đầu tiên của bất kỳ một người nào khi học ngoại ngữ là nói được
một câu nói hoàn chỉnh. Những nội dung thông báo đều được hiện thực hóa trên
ngữ liệu ngôn ngữ cụ thể là câu. Để giúp người học tiếng Việt nắm bắt và sử
dụng thành thạo những kiểu loại câu tiếng Việt là một yêu cầu quan trọng trong
công việc dạy tiếng. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi không thể bao quát được
hết các biến thể đồng nghĩa của các kiểu loại câu tiếng Việt. Hình thức câu tiếng
Việt được khảo sát trong luận văn là hình thức câu đơn trần thuật tiếng Việt, có
nòng cốt là cấu trúc Đề - Thuyết.
Về mặt cấu trúc, chúng tôi sử dụng khái niệm về câu đơn tiếng Việt của
tác giả Đào Thanh Lan làm cơ sở nghiên cứu và khảo sát. Theo đó, “ Khi câu có
cấu tạo: Đề ngữ - Thuyết ngữ thì nó là câu đơn thuần túy. Khi một trong hai
thành phần phát triển theo sơ đồ:
a, Đề cú - Thuyết ngữ
Đề - thuyết
b, Đề ngữ - Thuyết cú
Đề - thuyết

thì câu đơn thuần túy đã được phát triển từ câu một bậc đề - thuyết thành câu hai
bậc đề - thuyết (câu đơn phát triển)” [35, tr. 71].
Về mặt mục đích phát ngôn: Trong nghiên cứu về cú pháp tiếng Việt,
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, trên cơ sở tán thành quan điểm của tác giả Bùi Mạnh
Hùng và bổ sung những nghiên cứu riêng, đã phân loại câu tiếng Việt như sau:

15

Câu đánh dấu (marked sentence)
Câu không đánh dấu
(unmarked sentence)
Câu
nghi vấn
Câu
cầu khiến
Câu
cảm thán
Câu trần thuật

Theo đó, “Câu trần thuật được coi là kiểu câu không đánh dấu (unmarked
sentence). Có thể giải thích một cách đơn giản đó là kiểu câu không có dấu hiệu
hình thức của những kiểu câu khác” [23, tr. 348]. Ngoài ra, “câu trần thuật là câu
có những tiểu từ tình thái như vậy, mà, rồi, hay các tổ hợp đặc ngữ như là cùng,
còn gì, mới phải, mới được đứng ở cuối câu” [23, tr. 350].
1.2. Biến thể đồng nghĩa của câu đơn trần thuật tiếng Việt
Theo V.B. Kasevich, sự tồn tại hai mặt ở các ký hiệu ngôn ngữ - cái biểu
đạt và cái được biểu đạt – cho phép khảo sát và, trong đó phân chia một văn bản
theo sự phân đoạn đôi. Việc chấp nhận thuật ngữ này cho phép chính xác hóa
định nghĩa về ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hệ thống các hình hiệu, các ký hiệu và
các qui tắc hành chức của chúng. Bình diện gắn với cấu trúc và các tính chất của

những cái được biểu đạt, được gọi là mặt nội dung. Bình diện gắn liền với cấu
trúc và những tính chất của những cái biểu đạt gọi là mặt biểu thị.
Ký hiệu ngôn ngữ tồn tại hai mặt: mặt biểu thị và mặt nội dung. Một nội
dung có thể được biểu thị bằng nhiều hình thức khác nhau.
“Luận đề phi đối xứng của mối liên hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt chỉ ra rằng: không tồn tại sự tương ứng thường xuyên giữa hai mặt này của
ký hiệu. Cùng một cái biểu đạt có thể tương ứng với nhiều cái được biểu đạt
khác nhau, điều đó được thể hiện ở hiện tượng đồng âm, hiện tượng đa nghĩa,
16

hiện tượng trung hòa hóa. Cùng một cái được biểu đạt có thể được biểu hiện
bằng những cái biểu đạt khác nhau, điều này đặc trưng cho hiện tượng đồng
nghĩa” [62, tr. 36].
Từ thời Hy Lạp cổ đại, người ta bắt đầu chú ý đến hiện tượng đồng nghĩa
cú pháp và dùng thuật ngữ paraphrasis để chỉ các cặp câu đồng nghĩa. Những
năm 60 của thế kỷ 20 trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã thực sự đi vào nghiên
cứu về câu đồng nghĩa. Người ta nghiên cứu vấn đề này trên hai phương diện: lý
thuyết và ứng dụng. Về mặt lý thuyết, người ta tiến hành xác định khái niệm
paraphrase, phân loại các loại câu đồng nghĩa, chỉ ra và xác định vai trò của các
loại phương thức và phương tiện diễn đạt đồng nghĩa,… Về mặt nghiên cứu ứng
dụng, người ta vận dụng khái niệm câu đồng nghĩa đề ra các kỹ thuật mới trong
lĩnh vực dạy tiếng, dùng các lối diễn đạt đồng nghĩa để kiểm tra các phép biến
đổi câu,… Có thể kể đến những nhà nghiên cứu trên lĩnh vực câu đồng nghĩa
như sau: H.Hik, N.Chomsky, G.Lakoff, R.A.Jacob, P.Rosenbaum,S.Z.Harris,
E.V.Paducheva,Yu.D.Aprexian, R.Martin, C.Fuchs, J.R.Hurford, B.Heasley,…
Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề câu đồng nghĩa:
Hoàng Trọng Phiến, Bùi Tuyết Mai, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Dân,…
TS Nguyễn Hữu Chương trong luận án tiến sĩ của mình đã có những
nghiên cứu khá cụ thể về hiện tượng câu đồng nghĩa tiếng Việt (so sánh với tiếng
Anh). Luận văn sử dụng những định nghĩa được trình bày trong luận án tiến sĩ

này để phục vụ mục đích nghiên cứu. Đứng trên quan điểm logic học, tác giả đã
trích dẫn quan niệm của R. Martin về câu đồng nghĩa như sau: “Hai câu Pi và Pj
sẽ được coi là có liên hệ đồng nghĩa ngôn ngữ học/ngữ nghĩa học (paraphrase
linguistique/semantique) nếu đối với mọi người nói và trong mọi tình huống, Pi
tương đương với Pj một cách logic. Hoặc nhất thiết là Pi thì suy ra được Pj và
ngược lại. Ký hiệu “(Pi Pj)” [63, tr. 85]. Tác giả tán thành quan điểm của R.
Martin về câu đồng nghĩa và sử dụng các định nghĩa của ông cùng tiêu chuẩn
17

“khả năng suy diễn hai chiều” vào việc nhận diện các kiểu loại câu đồng nghĩa
trong tiếng Việt [12, tr. 34].
Tác giả phân chia các bình diện đồng nghĩa của câu nói (phát ngôn) thành
7 kiểu như sau:
a) Hai câu có danh ngữ đồng sở chỉ:
Ví dụ: Bắt lấy tên cướp / nó.
Trong một tình huống, nếu “nó” được hiểu là “tên cướp” thì “nó” và “tên
cướp” là các danh ngữ đồng sở chỉ. Và hai câu trên có quan hệ đồng sở chỉ.
b) Hai câu cùng chỉ một sự tình:
Đây là các câu có vị từ hạt nhân chỉ cốt lõi của sự tình, có cùng cấu trúc vị
từ - tham tố. Các tham tố có quan hệ đồng sở chỉ hoặc vừa đồng sở chỉ vừa đồng
nghĩa.
Ví dụ:
Bắt lấy tên cướp.
[] v [object]
Bắt lấy nó.
[] v [object]
Hai câu cùng chỉ một sự tình vì có chung vị từ “bắt lấy”, có các danh ngữ
đồng sở chỉ là “tên cướp” và “nó”, có cùng cấu trúc vị từ - tham tố là: [] - v -
[obj], và có quan hệ suy diễn hai chiều: Bắt lấy tên cướp  Bắt lấy nó.
c) Hai câu đồng nghĩa cấu trúc tham tố:

18

Đây là hai câu có cùng cấu trúc tham tố, nội dung nghĩa vị của vị từ và
các tham tố về cơ bản là giống nhau (có thể khác nhau ở một số sắc thái nghĩa,
sắc thái biểu cảm). Điều kiện: đây phải là hai câu cùng chỉ một sự tình.
Ví dụ:
Ba cho / biếu bà quả cam.
[agent] [v] [recipient] [object]
d) Hai câu đồng nghĩa biểu hiện:
Đây là hai câu vừa có các danh từ đồng sở chỉ, vừa cùng chỉ một sự tình,
vừa đồng nghĩa cấu trúc tham tố, lại vừa có ý nghĩa tình thái (các loại), ý nghĩa
của các từ khác (các kết từ) mà không tham gia vào cấu trúc tham tố của vị từ
giống nhau.
Ví dụ:
Tôi mua một cân / kilôgam gạo.
e) Hai câu đồng nghĩa logic – ngôn từ:
Đây là hai câu cùng diễn đạt một nhận định về một đối tượng, một hiện
tượng,… được đề cập tới. Điều kiện: đây là hai câu có cấu trúc cú pháp đề -
thuyết giống nhau, các tham tố có quan hệ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ.
Ví dụ:
Tuần này, anh ấy đi vắng vài ba hôm / ngày.
f) Hai câu đồng ý nghĩa toàn phát ngôn:
Ý nghĩa toàn phát ngôn = ý nghĩa biểu hiện + nghĩa logic ngôn từ.
Ví dụ:
19

Tôi mua một cân/kilôgam gạo.
g) Hai câu đồng hiệu lực tại lời:
Hai câu đồng hiệu lực tại lời khi cùng biểu thị một hành vi ngôn ngữ như
thông báo, miêu tả, đề nghị,…

Bên cạnh việc trình bày những bình diện đồng nghĩa của hai phát ngôn,
dựa vào tiêu chí [ phụ thuộc] vào điều kiện ngữ dụng tác giả cũng phân chia
câu đồng nghĩa thành hai loại là câu đồng nghĩa ngữ dụng học (phụ thuộc vào
điều kiện ngữ dụng) và câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học (không phụ thuộc vào
điều kiện ngữ dụng). Trong đó, câu đồng nghĩa ngữ dụng học được phân chia
làm 4 kiểu loại và câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học được phân chia làm 18 kiểu
loại. 4 kiểu loại câu đồng nghĩa ngữ dụng học gồm có: (1) câu đồng nghĩa bởi lối
nói mang hàm ý hội thoại; (2) câu đồng nghĩa bởi lối nói có hàm ý trong câu trỏ
quan hệ điều kiện – kết quả; (3) câu đồng nghĩa bởi phép thế đại từ; (4) câu đồng
nghĩa câu đồng nghĩa bởi phép thế bằng các danh ngữ đồng sở chỉ. 18 kiểu loại
câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học gồm có: (1) câu đồng nghĩa bằng phép thế bởi các
từ đồng nghĩa; (2) câu đồng nghĩa bởi phép thế bằng dạng phủ định trái nghĩa;
(3) câu đồng nghĩa bởi phép thế bằng các từ đảo nghĩa; (4) câu đồng nghĩa bởi
lối nói vòng; (5) câu đồng nghĩa bởi việc dùng các danh từ chỉ công cụ; (6) câu
đồng nghĩa bởi lối nói có nghĩa bị động; (7) câu đồng nghĩa bởi lối phủ định kép;
(8) câu đồng nghĩa bởi lối nói khẳng định dùng cấu trúc có từ phiếm chỉ; (9) câu
đồng nghĩa bởi lối nói bác bỏ dùng cấu trúc có từ phiếm chỉ; (10) câu đồng nghĩa
bởi việc dùng các động từ, tính từ có nghĩa đối xứng; (11) câu đồng nghĩa bởi
phép thế bằng các danh từ chỉ số lượng, các con số; (12) câu đồng nghĩa bởi
phép đảo trật tự từ ra trước và sau các liên từ “và”, “hoặc”; (13) câu đồng nghĩa
bởi việc dùng đại từ tương hỗ; (14) câu đồng nghĩa bởi phép danh hóa; (15) câu
đồng nghĩa bởi việc tách phó động từ chỉ hướng khỏi động từ; (16) câu đồng
nghĩa bởi phép thay thế các kết từ (liên từ, giới từ); (17) câu đồng nghĩa bởi phép
20

thế bằng các động từ chỉ “thì” và “thể”; (18) câu đồng nghĩa bởi phép thế bằng
các trạng từ chỉ cách thức.
Phục vụ cho mục đích nghiên cứu, luận văn quan tâm đến loạt câu đồng
nghĩa ngữ nghĩa học. Dựa trên các kiểu loại câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học kể
trên, áp dụng trên câu đơn trần thuật tiếng Việt, luận văn phân loại và trình bày

về các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng
dụng những phương pháp này trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
1.3. Các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt
Để dạy cách giao tiếp một ngoại ngữ, người học cần phải nắm vững
những qui luật ngữ pháp của ngôn ngữ đó.
Về mặt lý thuyết, có thể có một số lượng vô hạn các câu. “Hoàn toàn rõ
ràng là – Chomsky khẳng định – trí nhớ của chúng ta không đủ sức lưu giữ được
thậm chí đơn giản là một số lượng quá nhiều câu. Ngoài ra, chúng ta thường
xuyên tạo ra và hiểu được những câu hoàn toàn mới. Điều đó, theo Chomsky,
chính là biểu hiện “bình diện sáng tạo” của ngôn ngữ” [62, tr. 164]. Cái mà mỗi
người chúng ta nắm vững được khi biết một ngôn ngữ không phải là một tập hợp
các câu mà là một tập hợp hay nói một cách chính xác hơn, một hệ thống qui tắc:
cơ sở của tất cả các câu có thể có là một hệ thống các qui tắc đảm bảo khả năng
tạo ra và hiểu được các câu đó. Ngữ pháp cải biến – tạo sinh của Chomsky chính
là lý thuyết về tri thức ngôn ngữ, lý thuyết này đã giải thích các câu được tạo
sinh như thế nào. Lý thuyết cải biến – tạo sinh ứng dụng vào lĩnh vực câu đồng
nghĩa cho ta những phương pháp cần thiết để tạo câu, và ở đây là để tạo ra
những biến thể đồng nghĩa của câu.
Về phương pháp dạy tiếng, giảng dạy chính là quá trình truyền thụ cho
học viên những đơn vị ngôn ngữ. Có ba giai đoạn cơ bản trong phương pháp
giảng dạy ngữ pháp: “Giai đoạn thứ nhất: giới thiệu ngữ liệu ngữ pháp; giai đoạn
21

thứ hai: luyện tập ngữ liệu mới; giai đoạn thứ ba: sử dụng ngữ liệu này trong các
kiểu lời nói khác nhau” [20, tr. 40]. Vì thế, “Sau khi cung cấp những ngữ liệu
mới để hình thành quy tắc – cấu trúc và các mẫu lời nói, giai đoạn tiếp theo là
giai đoạn luyện tập của sinh viên để sử dụng các ngữ liệu mới này trong hoạt
động lời nói … Quy tắc vàng đối với giảng dạy các phương thức ngữ pháp – là
lĩnh hội các hình thức ngữ pháp trong quá trình sử dụng của chúng” [20, tr. 44].
Thêm vào đó, sử dụng mỗi hiện tượng ngữ pháp, người học cần phải đạt đến sự

thành thục các kỹ năng. Giảng dạy câu tiếng Việt cũng chính là quá trình hình
thành cho người học kỹ năng sản sinh câu. Mục đích của luận văn là giúp đối
tượng học viên người nước ngoài có được khả năng diễn đạt linh hoạt cho cùng
một nội dung hay chính là giúp người học có khả năng sản sinh những biến thể
khác nhau từ một ngữ liệu ngôn ngữ gốc, phục vụ cho mục đích giao tiếp. Vì thế,
vấn đề luận văn cần giải quyết là trao cho người học chìa khóa về các phương
pháp biến đổi câu thành dạng đồng nghĩa. Dựa trên các phương pháp nghiên cứu
cú pháp thường gặp, dựa trên nghiên cứu về những dạng câu đồng nghĩa tiếng
Việt, ứng dụng trên ngữ liệu câu đơn trần thuật tiếng Việt, luận văn đi vào miêu
tả những phương pháp cụ thể được sử dụng để biến đổi một câu thành các dạng
đồng nghĩa. Các phương pháp được trình bày gồm có: phương pháp thế, phương
pháp cải biến, phương pháp lược, phương pháp bổ sung và phần tổng hợp các
phương pháp.
1.3.1. Phương pháp thế
“Thế được hiểu là thủ pháp thay một thành tố nào đó của kiến trúc bằng
một thành tố khác. Trong cú pháp, thủ pháp này có thể được dùng với nhiều mục
đích khác nhau” [23, tr. 103]. Điều kiện để sử dụng phép thế là phải làm sao sau
khi thế, ta vẫn nhận được một câu đúng và thuộc cùng kiểu với câu xuất phát.
Khi áp dụng phép thế để tạo câu đồng nghĩa thì câu nhận được phải tương đương
với câu xuất phát trong mọi tình huống.
22

1.3.1.1. Thế các từ đồng nghĩa
Từ vựng tiếng Việt là một hệ thống phong phú và đa dạng. Sử dụng từ
đồng nghĩa là một trong những cách diễn đạt đồng nghĩa rất phổ biến. “Từ đồng
nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu hiện
những sắc thái khác nhau của cùng một khái niệm” [19, tr. 104]. Căn cứ vào sự
đồng nhất về nghĩa sở thị (denotative) và nghĩa sở biểu (significative), người ta
chia thành hai kiểu từ đồng nghĩa từ vựng là: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng
nghĩa bộ phận.

Phép thế bằng các từ đồng nghĩa hoàn toàn sẽ tạo ra các cặp câu có cùng ý
nghĩa. Ví dụ: Nhà Lan cách trường 3km/cây. Việc sử dụng phép thế này khá đơn
giản và hiệu quả đối với người học, ít có khả năng nhầm lẫn và mắc lỗi sai khi
phát ngôn.
Không như các từ đồng nghĩa hoàn toàn, các từ đồng nghĩa bộ phận ít
nhiều có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa, biểu cảm. Chúng sẽ tạo ra các câu
đồng nghĩa trên bình diện đồng sở chỉ, cùng chỉ một sự tình, đồng nghĩa cấu trúc
tham tố, giống nhau về mặt nghĩa logic ngôn từ nhưng khác nhau về nghĩa biểu
hiện. Việc sử dụng được phép thế này là một yêu cầu phức tạp với người học,
nhưng nó lại đem lại cho người học nhiều kiến thức bổ ích về mặt từ vựng, giúp
người học có thể phân biệt các hoàn cảnh sử dụng khác nhau của từ.
Ví dụ: Người học có thể thay thế hai từ “sửa” và “chữa” cho nhau trong
câu “Bố tôi sửa/chữa xe máy.” vì chúng có chung nét nghĩa “làm cho không còn
những chỗ hư hỏng”, và đấy là hai phát ngôn đồng nghĩa. Nhưng, người học sẽ
mắc phải lỗi sai khi nói “Đội lính cứu hỏa đang sửa cháy.” (câu đúng là “Đội
lính cứu hỏa đang chữa cháy.” ) nếu không nắm rõ đầy đủ các nét nghĩa của hai
từ này, vì từ “sửa” không có nét nghĩa “ làm cho hết …tai họa để trở lại hoặc
trở thành bình thường” nên không thể thay thế từ “chữa” trong trường hợp này.
23

Sự phong phú của hệ thống từ vựng tiếng Việt không chỉ ở tính đồng
nghĩa của các từ mà còn ở tính đa nghĩa của từ. “Từ đa nghĩa là từ cùng một vỏ
ngữ âm liên hệ với nhiều ý nghĩa khác nhau” [19, tr. 96]. Mỗi từ có thể có nhiều
ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử dụng, chỉ một trong những ý nghĩa của nó được
hiện thực hóa. Mỗi từ đa nghĩa, ở nét nghĩa này hay nét nghĩa khác có thể tham
gia vào một số nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. Do đó từ đa nghĩa cũng có thể
tham gia vào các phép chuyển đổi đồng nghĩa. Ví dụ: Từ “cao”(t) là một từ đa
nghĩa. Trong câu “Chất lượng hàng hóa của cửa hàng rất cao.”, nó có nghĩa “hơn
hẳn mức trung bình về chất lượng…”. Từ này có thể được thay thế bằng từ
“tốt”(t) cũng có nghĩa “có phẩm chất, chất lượng cao hơn mức bình thường.” Vì

thế, câu trên có thể thay đổi thành “Chất lượng hàng hóa của cửa hàng rất tốt.”
mà vẫn giữ được nghĩa thông báo của phát ngôn. Nhưng, với nghĩa “có những
biểu hiện đáng quý về tư cách, đạo đức, hành vi, quan hệ, được mọi người đánh
giá cao” của từ “tốt”(t) trong các kết hợp “tính tốt, người bạn tốt, đối xử tốt với
mọi người,…” thì từ “cao”(t), vì không có ý nghĩa tương tự nên không thể thay
thế được.
Để sử dụng được thủ pháp thế này, người học cần có kiến thức sâu rộng
về bản chất nghĩa của các từ, vì người học phải nhận biết được các từ đa nghĩa
và nắm vững được các ý nghĩa khác nhau của chúng để thay thế cho phù hợp và
chính xác.
Mặc dù vậy, không giống như dạng đồng nghĩa hoàn toàn, những trường
hợp trên, nói là từ đồng nghĩa, song, ở một góc độ nào đó, các từ có thể thay thế
cho nhau vẫn có sự khác nhau ít nhiều về sắc thái ý nghĩa. Tuy nhiên, trong thực
tế nói năng, người bản ngữ vẫn chấp nhận những cách nói này là đồng nghĩa.

×