Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ tên đề truyện ngắn trong các tác phẩm đầu tay của các nhà văn Việt Nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 114 trang )


Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học Khoa Học Xã Hội và nhân văn
khoa ngôn ngữ học
* * * * *


trần thị thanh xuân



Đặc điểm ngôn ngữ tên đề truyện ngắn
trong các tác phẩm đầu tay
của các nhà văn việt Nam hiện đại
(theo ph-ơng pháp phân tích diễn ngôn)




luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học

Chuyên Ngành
: ngôn ngữ học
Mã số
: 602201







Hà nội, 2009

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học Khoa Học Xã Hội và nhân văn
khoa ngôn ngữ học
* * * * *


Học viên thực hiện: trần thị thanh xuân



Đặc điểm ngôn ngữ tên đề truyện ngắn
trong các tác phẩm đầu tay
của các nhà văn việt Nam hiện đại
(theo ph-ơng pháp phân tích diễn ngôn)



luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học


Chuyên Ngành
: ngôn ngữ học
Mã số
: 602201



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. nguyễn Hữu Đạt




Hà nội - 2009

3

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

- DN : diễn ngôn
- PTDN : phân tích diễn ngôn
- TĐ : tên đề


4
MỤC LỤC


Ký hiệu viết tắt
3
Mục lục
4
Mở đầu
6
Chương 1. Những vấn đề lý thuyết cơ bản
11
1.1. Về vấn đề phân tích diễn ngôn
11
1.1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
11

1.1.2. Những đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn
12
1.1.3. Phương pháp và đường hướng phân tích diễn ngôn
15
1.2. Một số vấn đề phong cách học liên quan đến đề tài
18
1.2.1. Phong cách học và vấn đề giao tiếp ngôn ngữ
18
1.2.2. Phong cách nghệ thuật
19
1.3. Truyện ngắn và tên đề truyện ngắn
24
1.3.1. Một vài vấn đề về truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại
24
1.3.2. Tên đề truyện ngắn với tư cách là một bộ phận
của diễn ngôn văn bản nghệ thuật

28
Chương 2. Đặc điểm cấu tạo tên đề truyện ngắn trong các
tác phẩm đầu tay của các nhà văn Việt Nam hiện đại

31
2.1. Phân tích tên đề ở bình diện hình thức
31
2.1.1. Một số mô tả hình thức
32
2.1.2. Mô tả cấu trúc ngữ pháp của tên đề
34
2.1.3. Những phương tiện tình thái của tên đề
38

2.1.4. Nhận xét
40
2.2. Phân tích tên đề ở bình diện nội dung
42
2.2.1. Mạch lạc
42
2.2.2. Mạch lạc của tên đề trong quan hệ với toàn bộ tác phẩm
43
2.3. Vai trò của tên đề đối với việc triển khai phần nội dung


5
của một văn bản nghệ thuật
56
2.3.1. Tên đề với tư cách là yếu tố tích cực trong quá trình
triển khai nội dung tác phẩm

56
2.3.2. Sự hạn chế của tên đề đối với việc triển khai nội dung
tác phẩm

59
Chương 3. Quan hệ giữa nội dung ngữ nghĩa của tên đề
và nội dung của truyện trong các tác phẩm đầu tay
của các nhà văn Việt Nam hiện đại


63
3.1. Quan hệ giữa tên đề tác phẩm và nội dung khái quát
của tác phẩm


63
3.1.1. Tên đề với việc phản ánh số phận con người
64
3.1.2. Tên đề có ý nghĩa định hướng cho chủ đề tác phẩm
69
3.1.3. Tên đề định hướng về không gian xảy ra sự kiện
77
3.2. Quan hệ giữa tên đề và tên nhân vật
79
3.2.1. Tên tác phẩm trùng với tên nhân vật
80
3.2.2. Tên nhân vật + thành phần mở rộng
82
3.3. Quan hệ giữa tên đề và hình tượng tác phẩm
94
3.3.1. Hình tượng thể hiện ở việc sử dụng hình ảnh
có tính chất biểu trưng

95
3.3.2. Hình tượng thể hiện ở việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ
99
3.3.3. Kết hợp bất thường

104
Kết luận
107
Tài liệu tham khảo
110







6

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, văn học nghệ thuật nói chung và truyện ngắn nói riêng là
những món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc của con ngƣời. Vai trò to lớn
của nó đã đƣợc khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ sáu nhƣ
sau: "Không có một hình thái tƣ tƣởng nào có thể thay thế đƣợc văn học nghệ
thuật trong việc xây dựng những tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào
nếp nghĩ, nếp sống của con ngƣời".
Đặc trƣng tiêu biểu của một tác phẩm văn học chính là lấy ngôn ngữ
làm chất liệu, làm phƣơng tiện biểu hiện của mình. Không có ngôn ngữ thì
không thể có tác phẩm văn học, bởi chính ngôn ngữ đã cụ thể hoá và vật chất
hoá sự biểu hiện của chủ đề và tƣ tƣởng, tính cách và cốt truyện Ngôn ngữ
là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác
phẩm, nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc
với tác phẩm. Xét trên phƣơng diện sáng tạo nghệ thuật, có thể nói, ngôn ngữ
là yếu tố đầu tiên của văn học, - cùng với các sự kiện, các hiện tƣợng của
cuộc sống - là chất liệu của văn học.
Tên đề truyện ngắn với tƣ cách là một bộ phận quan trọng cấu thành tác
phẩm, là một bộ phận hữu cơ, đƣợc xem nhƣ nhãn mác hay hình ảnh thu nhỏ
của một tác phẩm nghệ thuật, cũng không nằm ngoài đặc điểm trên. Tên đề
không chỉ là một đơn vị diễn ngôn của cấu trúc, ngữ nghĩa ngôn từ mà đó còn
là một đơn vị ngôn ngữ thể hiện năng lực sáng tạo của ngƣời viết. Tên đề

truyện ngắn cũng chính là công cụ đắc lực thể hiện định hƣớng, tƣ tƣởng của
nhà văn đối với điều mình phản ánh. Vì vậy, tên đề ngoài chức năng ngôn ngữ
còn thể hiện rõ nét phong cách tác giả. Tất cả đã tạo nên sự phong phú, đa
dạng cả về hình thức lẫn ngữ nghĩa của tên đề truyện ngắn.

7
Trong thời gian qua, tên đề nói chung đã đƣợc nghiên cứu, phân tích từ
phƣơng diện đơn vị ngôn ngữ: Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn
của Hồ Lê (đăng trên tạp chí Ngôn ngữ S.P số 1 năm 1982); Cách ngắt dòng
trong việc trình bày đầu đề ở các văn bản của Nguyễn Thị Tuyết Ngân (đăng
trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống năm 1982); Tiêu đề văn bản tiếng Việt
(NXB Giáo dục năm 2002) của Trịnh Sâm; Nhƣng ở bình diện đơn vị diễn
ngôn nghệ thuật, tên đề truyện ngắn hầu nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu một cách
chi tiết và đầy đủ.
Nhận thấy sự ảnh hƣởng và tầm quan trọng to lớn của tên đề truyện
ngắn đối với quá trình triển khai ngôn ngữ trong toàn bộ tác phẩm; đồng thời
mong muốn tìm hiểu một cách cụ thể về tên đề truyện ngắn là lí do để chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài này.

2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Giải quyết tốt vấn đề mà đề tài đề cập sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn cả
về mặt lí luận và thực tiễn.
Trƣớc hết, về mặt lí luận, thành công của luận văn sẽ góp một phần
không nhỏ vào quá trình nghiên cứu tên đề truyện ngắn nói riêng và tên đề
của văn bản nói chung theo phƣơng pháp phân tích diễn ngôn. Điều đó cũng
có nghĩa là đề tài đã bƣớc đầu mở rộng phạm vi nghiên cứu của phân tích diễn
ngôn.
Về mặt thực tiễn, với tƣ liệu khảo sát là truyện ngắn đầu tay qua các
thời kì, của rất nhiều thế hệ các nhà văn, luận văn mong muốn chỉ ra đƣợc sự
phong phú, đa dạng về phong cách trong quá trình tạo lập tên đề tác phẩm.

Điều này sẽ có tác dụng to lớn đối với những ngƣời muốn bƣớc vào nghề cầm
bút. Không chỉ vậy, việc hiểu rõ một số đặc điểm của tên đề sẽ giúp ngƣời
đọc có hƣớng tiếp cận đúng để có thể dễ dàng hơn trong việc cảm thụ một tác
phẩm nghệ thuật.


8

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi lấy các diễn ngôn là tên đề của các truyện ngắn làm đối
tƣợng nghiên cứu. Cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát tên đề truyện ngắn
trong các tác phẩm đầu tay của các nhà văn Việt Nam hiện đại. Tƣ liệu đƣợc
chúng tôi thu thập và khảo sát gồm 200 tên đề truyện ngắn của 4 tập "Truyện
ngắn đầu tay của các nhà văn Việt Nam". Trong đó, tập 1 có tổng số 52 tác
phẩm và tập 2 có tổng số 53 tác phẩm, đƣợc xuất bản năm 2000, với tên gọi
chung là "Tuyển chọn truyện ngắn đầu tay các nhà văn Việt Nam"; tập 3 có
tổng số 44 tác phẩm và tập 4 có tổng số 51 tác phẩm, đƣợc xuất bản năm
2004, có tên gọi chung là "Truyện ngắn đầu tay của các nhà văn Việt Nam".

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đặt ra hai nhiệm vụ chính cho việc nghiên cứu của luận văn là:
- Về mặt cấu tạo, chúng tôi tập trung vào hai vấn đề là miêu tả đặc
điểm hình thức và nội dung của tên đề truyện ngắn. Từ những miêu tả cụ thể
đó, chúng tôi bƣớc đầu đánh giá vai trò của cấu trúc tên đề đối với việc khai
triển phần nội dung của một văn bản nghệ thuật.
- Về ngữ nghĩa, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích mối quan hệ
giữa nội dung ngữ nghĩa của tên đề và nội dung của truyện ngắn với ba mối
quan hệ chính là: quan hệ giữa tên đề tác phẩm và nội dung khái quát của tác
phẩm, quan hệ giữa tên đề tác phẩm và tên nhân vật, quan hệ giữa tên đề tác
phẩm và hình tƣợng tác phẩm.


5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử
dụng các phƣơng pháp phân tích diễn ngôn.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
nhƣ:

9
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp miêu tả
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng, phân bố cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề lí thuyết cơ bản
1.1. Về vấn đề phân tích diễn ngôn
1.2. Một số vấn đề phong cách học liên quan đến đề tài
1.3. Truyện ngắn và tên đề truyện ngắn
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo tên đề truyện ngắn trong các tác phẩm đầu
tay của các nhà văn Việt Nam hiện đại
2.1. Phân tích tên đề ở bình diện hình thức
2.2. Phân tích tên đề ở bình diện nội dung
2.3. Vai trò của cấu trúc tên đề đối với việc triển khai phần nội dung
của một văn bản nghệ thuật
Chƣơng 3: Quan hệ giữa nội dung ngữ nghĩa của tên đề và nội dung
của truyện trong các tác phẩm đầu tay của các nhà văn Việt Nam hiện đại
3.1. Quan hệ giữa tên đề tác phẩm và nội dung khái quát của tác phẩm
3.2. Quan hệ giữa tên đề và tên nhân vật
3.3. Quan hệ giữa tên đề và hình tƣợng tác phẩm



11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CƠ BẢN

1.1. VỀ VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
1.1.1. Diễn ngôn (DN) và phân tích diễn ngôn (PTDN)
Trải qua một quá trình phát triển rất mạnh mẽ trong khoảng năm mươi
năm gần đây, những vấn đề về diễn ngôn (discourse) và phân tích diễn ngôn
(discourse analysis) đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong
nước đề cập tới dưới những tên gọi khác nhau, phản ánh những nhận thức,
quan tâm và những xu hướng khác nhau. Chúng ta có thể tiếp cận một số ý
kiến như sau:
Theo Crystal (1992), DN có thể xem như "một chuỗi ngôn ngữ (đặc
biệt là ngôn ngữ nói) liên tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có mạch
lạc, như bài truyền giáo, một lí lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay chuyện kể"
[dẫn theo Nguyễn Hoà, 19, tr32].
Cùng đề cập tới vấn đề này, Cook (1989) đã coi DN như là "các chuỗi
ngôn ngữ được cảm nhận như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích" [dẫn
theo Nguyễn Hoà, 19, tr33].
David Nunan cho rằng DN "như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một số
câu, những câu này được nhận biết là có liên quan theo một cách nào đó". Và
PTDN chính là "nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng" [27, tr183].
Riêng về PTDN, cụ thể hơn, George Yule cho rằng "khi hạn chế trong
các vấn đề về ngôn ngữ, PTDN tập trung vào cái được ghi lại (nói hoặc viết)
của quá trình theo đó ngôn ngữ được dùng trong một số ngữ cảnh để diễn đạt
ý định" [35, tr158]. Ở một công trình nghiên cứu cùng Gillian Brown, Yule
khẳng định "PTDN nhất thiết phải phân tích ngôn ngữ đang được sử dụng.
Như thế nó không thể bị giới hạn trong việc chỉ miêu tả các hình thức ngôn
ngữ với mục đích hay chức năng mà các hình thức này được tạo ra để phục vụ
các quan hệ giữa người với nhau" [5, tr15].


12
Một trong số những nhà nghiên cứu trong nước, Diệp Quang Ban, khi
đề cập tới vấn đề PTDN đã cho rằng khi phân tích các sản phẩm ngôn ngữ (ở
cả dạng nói và viết) "với sự phân tích mặt sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể của
chúng (có tính cả cái được nói tới, cả hoàn cảnh, cả người dùng, cả ngôn ngữ)
thì gọi là PTDN" [4, tr33].
Nguyễn Hoà cho rằng DN là "sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn
chỉnh thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể" [19, tr34]. Trong đó, sự kiện giao tiếp hoàn
chỉnh được xây dựng dựa trên tính chủ đề và mạch lạc của DN. Không chỉ
vậy, trong quá trình giao tiếp, ngoài ngôn ngữ, cần chú ý tới các yếu tố phi
ngôn ngữ tác động đến sự kiện giao tiếp như các yếu tố hoàn cảnh tình huống
hay điều kiện diễn ra DN, kiến thức nền, yếu tố văn hoá Đó chính là hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể của sự kiện. Từ đó, PTDN được hiểu là nghiên cứu
mạch lạc, các hành động nói, sử dụng kiến thức nền trong quá tạo lập và hiểu
DN, cách thức xử lí từ trên xuống, từ dưới lên, tương tác hay thương lượng
nghĩa.
Những trình bày của chúng tôi ở trên đã phần nào thể hiện được tính
chất phức tạp của vấn đề. Đã có rất nhiều xu hướng khác nhau song cho đến
nay các nhà nghiên cứu đã đi đến sự thống nhất nhất định về khái niệm DN và
PTDN.
Trong luận văn này, để đáp ứng mục đích đề ra, theo chúng tôi, quan
niệm của Nguyễn Hoà về DN và PTDN là rất phù hợp với nội dung nghiên
cứu về tên đề truyện ngắn.
1.1.2. Những đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn
1.1.2.1. Những đặc tính của diễn ngôn
Những đặc tính cơ bản của DN bao gồm: tính giao tiếp và tính kí hiệu,
mạch lạc, và tính quan yếu.
 Tính giao tiếp và tính kí hiệu


13
Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt được dùng làm phương tiện
giao tiếp. Với tư cách là một đơn vị giao tiếp ở bậc lớn hơn câu, DN tất yếu
phải có tính giao tiếp và tính kí hiệu.
Nếu như nói chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp thì ở cấp độ DN, điều
đó mới được chứng minh một cách thuyết phục nhất. Điều đặc biệt ở đây là
chức năng giao tiếp của DN không còn dừng lại ở việc dựa trên cơ sở ý nghĩa
của các kí hiệu mà còn liên quan đến ý định của người nói, hay mối quan hệ
giữa người sử dụng và kí hiệu. Như vậy, khía cạnh giao tiếp của DN với tư
cách là một loại kí hiệu ngôn ngữ sẽ bao gồm hai mặt là ngữ nghĩa và ngữ
dụng.
Ngữ nghĩa có thể hiểu là nội dung biểu hiện hay nội dung mệnh đề, là ý
nghĩa sự việc hay nội dung của sự kiện đã xảy ra, thể hiện qua các tham thể và
mối quan hệ giữa các tham thể. Nội dung mệnh đề thay đổi khi có sự thay đổi
của một trong các yếu tố này.
Dụng học, như đã nói ở trên, là ý nghĩa rút ra từ ý định của người nói.
Dụng học đặc biệt quan tâm đến lực ngôn trung của diễn ngôn. Và với những
DN chứa nhiều câu thì dụng ngôn của nó sẽ là ý nghĩa ngữ dụng khái quát của
toàn DN chứ không phải là dụng ngôn đơn lẻ của từng phát ngôn.
Tính giao tiếp và kí hiệu của DN cũng đồng thời tham gia vào hai loại
quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ là quan hệ cú đoạn và quan hệ hệ hình. Sự
hiện diện của hai loại quan hệ này chính là quá trình phản ánh khả năng kết
hợp và lựa chọn DN tuỳ theo tình huống giao tiếp, chủ đề giao tiếp.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, với tính giao tiếp và tính kí hiệu của
DN, ngôn ngữ đã không còn là một hệ thống kí hiệu võ đoán mà là "một hệ
thống tín hiệu giao tiếp có cơ sở" [19, tr50].
 Tính mạch lạc
Trong một DN hay một văn bản, các câu là những cấu trúc cú pháp trọn
vẹn nhưng nếu không liên hệ với nhau về nghĩa và cùng hướng vào một chủ

đề thì nhất định DN (hay văn bản) đó không có tính mạch lạc. Theo David

14
Nunan [27], mạch lạc là tầm rộng mà ở đó DN đựoc tiếp nhận như là có "mắc
vào nhau" chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên
quan với nhau.
Mạch lạc không phải là các phương tiện liên kết hay nội dung của văn
bản mà chính các phương tiện liên kết là một phương thức thể hiện mạch lạc.
Về mặt hình thức, các phương tiện liên kết trong một DN hay một văn bản sẽ
cho ta cảm nhận trực quan về sự liên kết nhất định ở DN đó. Song thực tế, có
những văn bản không thể hiện tính liên kết nhưng vẫn là văn bản do có mạch
lạc. Điều đó có nghĩa là mạch lạc còn được tạo ra bởi cấu trúc, hay cách thức
tổ chức các yếu tố quan yếu của DN nhằm thể hiện những ý tứ tạo thành mục
đích nói. Cách tổ chức đã làm cho các bộ phận hợp thành một thể thống nhất,
hợp lí mạch lạc góp phần thể hiện chủ đề và đặc biệt là mang tính chủ quan
của người viết.
Những điều đã phân tích ở trên đã phần nào khẳng định mạch lạc là
một trong những vấn đề quan trọng của DN. Bởi vì, chính mạch lạc là "cái
quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngôn hay một văn
bản".
 Tính quan yếu
Tính quan yếu, được hiện thực hoá bởi các yếu tố quan yếu, có thể hiểu
là sự phù hợp về nội dung của các đóng góp trong quá trình giao tiếp. Các
đóng góp ở đây chính là các yếu tố quan yếu phát triển nội dung của chủ đề.
Xuất phát từ bản chất của tính giao tiếp gồm nội dung mệnh đề/biểu
hiện và nội dung dụng học, các yếu tố quan yếu vì thế cũng đồng thời thực
hiện hai chức năng là biểu hiện một sự thể gồm các tham thể, quá trình, và
mối quan hệ giữa các tham thể cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo. Bên
cạnh đó, tính chất quan yếu còn bị quy định bởi các yếu tố văn hoá và những
thông tin ngữ cảnh.

Về cấu trúc, khi các yếu tố quan yếu thường xuyên xuất hiện cùng nhau
sẽ tạo nên cấu trúc quan yếu. Cấu trúc này có vai trò tích cực trong việc tạo

15
nên mạch lạc cho DN vì mạch lạc là sự hiện thực hoá của liên kết, cấu trúc, sự
dung hợp giữa các hành động nói và tính quan yếu. Trong mối quan hệ qua lại
phức tạp của các biến trên, các yếu tố quan yếu được tổ chức theo một cách
thức nhất định nhằm duy trì và triển khai đề tài theo những mối quan hệ nghĩa
- lôgic. Và kết hợp đó phải thể hiện khả năng tương thích về hành động nói.
1.1.2.2. Phân loại diễn ngôn
Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người. Trong
khi đó tình huống giao tiếp là không giới hạn, vì thế sẽ có vô vàn các dạng
DN được sử dụng cho phù hợp với những tình huống giao tiếp đó. Để phân
loại DN một cách tuyệt đối là điều khó có thể thực hiện được.
Cho đến nay đã có rất nhiều cách phân loại khác nhau nhưng cũng giao
nhau trên nhiều phương diện. Chủ yếu gồm một số hướng phân loại sau: dựa
trên trường DN (sẽ có các loại DN về giáo dục, tôn giáo hay khoa học); dựa
vào sự phân biệt giữa phương thức biểu đạt nói - viết hay chức năng; dựa vào
cấu trúc của DN
Theo Halliday, cách phân loại DN dựa trên các tham tố trường DN, tính
chất DN, hay cách thức DN có thể xem là hiệu quả và đáng tin cậy. Trong đó,
trường DN bao gồm các chủ đề được đề cập đến và cũng thể hiện phần nội
dung mệnh đề của mục đích giao tiếp. Tính chất DN thể hiện mối quan hệ
giữa các cá nhân tham gia bao gồm cả ý nghĩa dụng học. Cách thức DN là
phương tiện ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Từ các tham tố trên, các DN sẽ
được phân thành các ngữ vực, tiếp đó là các thể loại cụ thể. Chẳng hạn ngữ
vực báo chí có các thể loại tin, bài bình luận, tin vắn, phóng sự điều tra ; ngữ
vực khoa học gồm các tiểu ngữ vực như pháp lí, ngoại giao, thương mại tiếp
đó là các thể loại cụ thể như hợp đồng, biên bản, tờ trình, quyết định ; ngữ
vực hội thoại thường ngày gồm các thể loại như hội thoại, chào hỏi, cuộc

tranh luận
1.1.3. Phương pháp và đường hướng phân tích diễn ngôn

16
Theo George Yule [35], PTDN là phân tích cấu trúc của DN và dụng
học. Về cấu trúc, cần tập trung tới cái tạo nên một văn bản có hình thức tốt,
các đề tài với tư cách là những nối kết tường minh giữa các câu trong một văn
bản tạo nên sự liên kết, hay các yếu tố tổ chức văn bản. Về dụng học, nghiên
cứu những phương diện của những điều không được nói hay viết ra, phải
quan tâm đến phía sau cấu trúc và hình thức trong văn bản, đến khái niệm tâm
lí như kiến thức nền, niềm tin và sự mong đợi.
Có thể nói, PTDN luôn theo một phương pháp chung là nghiên cứu
ngôn ngữ hành chức trong mối quan hệ với xã hội - văn hoá (ngữ cảnh) như
trên song tuỳ theo cách tiếp cận là lấy cấu trúc làm xuất phát điểm rồi đi đến
chức năng hoặc ngược lại, lấy chức năng làm cơ sở rồi từ đó giải quyết cấu
trúc mà có những đường hướng cụ thể. Chúng tôi không có tham vọng giới
thiệu hết các đường hướng trong PTDN mà chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một
vài nét về những đường hướng nghiên cứu PTDN hiện nay cùng hệ thống
phương pháp luận của nó, dựa trên tổng kết của Nguyễn Hoà [19]. Cụ thể như
sau:
Đường hướng dụng học, với cách tiếp cận đi từ chức năng của ngôn
ngữ, đã xuất phát từ việc phân tích các yếu tố chức năng ngoài ngôn ngữ như
ý định của người nói, hành động của người nói, sự hiểu biết về các quy tắc
cấu thành, hay sự hiểu biết về các quy tắc cộng tác trong giao tiếp. Bên cạnh
đó, dụng học còn đi tìm các mô hình, các cách thức thực hiện hành động nói
trong các ngữ cảnh khác nhau. Như vậy, theo dụng học, PTDN là xem xét DN
trong mối quan hệ tương tác giữa người sử dụng với ngôn ngữ, với văn hoá,
với quan hệ xã hội, hoàn cảnh xã hội,
Đường hướng biến đổi ngôn ngữ, đặt giả thiết rằng DN có tính tổ chức
và do vậy đã tìm kiếm cách thức tổ chức của hội thoại và sự đa dạng của các

biến từ vựng, ngữ pháp như là bộ phận của một hệ thống chặt chẽ. Đồng thời,
đường hướng này cũng thừa nhận những khác biệt về ngôn ngữ sử dụng trong
các tình huống khác nhau. Từ đó, phân tích ngữ vực gắn liền với PTDN ra

17
đời, là phân tích dựa theo ba tham tố: trường DN, cách thức DN và bầu không
khí của ngữ vực để tìm hiểu yếu tố làm cho ngôn ngữ biến đổi khi tình huống
giao tiếp thay đổi.
Đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác, quan tâm đến ý nghĩa
ngôn ngữ và ý nghĩa xã hội được sản sinh ra trong quá trình tương tác, từ đó
đi tới xác lập một khung lí thuyết để phân tích phát ngôn không chỉ như các
hành động mà còn như các chỉ số của ý nghĩa cá nhân, văn hoá và xã hội.
Phương pháp phân tích DN tổng hợp, là đường hướng chức năng coi
DN như là một quá trình tương tác giữa các thành viên của xã hội. Phương
pháp này đặc biệt đề cập đến vấn đề mạch lạc và phân tích toàn bộ chỉnh thể
DN dựa trên mạch lạc. Nhiệm vụ hàng đầu của PTDN theo đường hướng này
là phân tích cho được hình thức cấu trúc thể hiện mạch lạc đó là tính tổ chức,
liên kết, tính quan yếu. Trong đó, cấu trúc là mạng lưới các quan hệ của các
yếu tố quan yếu, khi nói về cấu trúc là nói về việc kết hợp các yếu tố này vì
thế tính quan yếu đựoc đánh giá là quan trọng nhất. Các yếu tố quan yếu hiện
diện trong DN với vai trò là những đơn vị từ ngữ, và sự lựa chọn các nguồn
lực từ ngữ này bị quy định bởi các "mục đích giao tiếp, ý định của người nói;
các chiến lược văn hoá, DN sẵn có trong một cộng đồng ngôn ngữ; hoàn cảnh
xã hội (các nhân tố tham gia tương tác, mối quan hệ, bản chất của bối cảnh
tình huống); tính chất của các thể loại DN đã được quy ước hoá; và khung văn
hoá, niềm tin và hành động của các thành viên xã hội" [19, tr146]. Cấu trúc,
liên kết và quan yếu phải được đặt trong mối quan hệ với các giá trị văn hoá;
và DN phải được coi là ngôn ngữ hành chức với tư cách là sự tương tác xã
hội. Như vậy, đường hướng này đã nhìn nhận chức năng và cấu thúc là hai
thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa

chúng, từ đó khẳng định không nên quá tách bạch hay đối lập hai thuộc tính
này khi PTDN.

18
Ngoài ra còn có một số đường hướng PTDN như đường hướng dân tộc
học giao tiếp, đường hướng phân tích hội thoại, phân tích DN trong tâm lí học
xã hội, đường hướng giao tiếp giao văn hoá
Như vậy, qua những tổng kết về các đường hướng PTDN như trên
chúng ta có thể thấy, các đường hướng PTDN tuy được xây dựng trên những
cơ sở phương pháp luận khác nhau song đều có điểm chung là nhìn nhận ngôn
ngữ như công cụ của một quá trình tương tác tạo nghĩa và cố gắng giải quyết
mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, văn bản và ngữ cảnh, DN và giao
tiếp rõ ràng hơn.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin chọn phương pháp phân
tích diễn ngôn tổng hợp làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu và khảo sát tư
liệu.

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHONG CÁCH HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Phong cách học và vấn đề giao tiếp ngôn ngữ
Theo Hữu Đạt [12], những vấn đề về phong cách học, tuy đã được đề
cập tới rất sớm nhưng chỉ đến khi những lí thuyết ngôn ngữ học đại cương
của F. de Saussure ra đời với những lí thuyết quan trọng như: lí thuyết về hệ
thống - cấu trúc, lí thuyết về tín hiệu, về cấp độ ngôn ngữ , lí thuyết về tính võ
đoán và tính có lí do thì phong cách học mới thực sự trở thành bộ môn khoa
học độc lập.
Về đối tượng nghiên cứu của phong cách học, đã có nhiều thay đổi
trong việc xác định phạm vi, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của ngôn
ngữ học. Ở thời cổ đại, giai đoạn "văn - sử - triết bất phân", đối tượng của
phong cách học chỉ bao gồm những lời nói hoa mỹ. Đến sau Saussure, các
yếu tố biểu cảm của hệ thống ngôn ngữ và sự phối hợp các sự kiện lời nói để

tạo ra các phương tiện biểu cảm đó được xác định là đối tượng nghiên cứu
của phong cách học. Bên cạnh đó còn có một số quan điểm khác cho rằng các

19
phong cách chức năng hay hiệu lực của việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ
mới là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này.
Tuy nhiên, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người, vì vậy ngoài hệ thống - cấu trúc, không thể không xét tới các yếu tố
phi ngôn ngữ tồn tại song song và cùng với ngôn ngữ thực hiện chức năng
giao tiếp như: đối tượng tham gia giao tiếp, vốn sống, văn hoá, tính dân tộc
Phong cách học chính vì thế phải xác định cho mình mục tiêu nghiên cứu là
toàn bộ những khả năng thực tế về việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
trong hoạt động giao tiếp của con người nhằm tạo ra sự thống nhất giữa cơ
chế của người nói và người nghe về một lĩnh vực nào đó, từ đó hệ thống
thành những kiểu, dạng, khuôn mẫu cụ thể.
Đến đây, có thể khẳng định, phong cách học (chính là phong cách học
ngôn ngữ ) là "bộ môn khoa học nghiên cứu những đặc điểm và phong cách
sử dụng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể" [12, tr16]. Đối
tượng của phong cách học chính là văn bản và hoạt động của các loại văn bản.
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ dừng lại ở những lí luận về phong
cách nghệ thuật, là lĩnh vực quan trọng trong phong cách chức năng, lấy đó
làm cơ sở cho những khảo cứu cụ thể trên tư liệu thu thập được.
1.2.2. Phong cách nghệ thuật
Cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phong cách nghệ
thuật. Trong luận văn này chúng tôi chỉ giới thiệu một định nghĩa cụ thể của
Hữu Đạt như sau: "phong cách nghệ thuật là một phong cách chức năng được
dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ
cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người" [12, tr207].
1.2.2.1.Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật
Từ định nghĩa trên, Hữu Đạt khi đánh giá phong cách nghệ thuật đã nêu

ra các đặc điểm riêng như sau:
- Đặc điểm về chức năng ngôn ngữ
- Đặc điểm về tính hình tượng

20
- Đặc điểm về tính thẩm mỹ
- Tính sinh động và biểu cảm
- Tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật
- Đặc điểm về sử dụng từ, ngữ
Những đặc điểm này đã kết hợp một cách hài hoà làm cho phong cách
nghệ thuật mang một đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn với bất kì phong
cách chức năng nào khác. Với đối tượng nghiên cứu cụ thể là tên đề truyện
ngắn hiện đại, chúng tôi sẽ phân tích các đặc điểm trên cụ thể hơn như sau:
 Chức năng ngôn ngữ
Tác phẩm nghệ thuật là sự phản ánh cuộc sống vì thế ngôn ngữ có chức
năng vô cùng quan trọng là chức năng tác động tới tâm tư, tình cảm, suy nghĩ
của bạn đọc. Khác với những phong cách chức năng khác, ngôn ngữ trong tác
phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc thông qua hình ảnh và hình tượng.
Quá trình tác động đó đi theo các hướng chính như: tác động theo hướng giải
trí, tác động theo hướng nhận thức, giáo dục, tác động theo hướng thẩm mỹ.
Ba hướng tác động này được phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, cái
này là nguyên nhân của cái kia theo nguyên tắc phát huy tính đa trị của các
yếu tố ngôn ngữ, nhằm làm cho độc giả có cái nhìn sâu sắc và gần gũi hơn về
cuộc sống, đồng thời nhận thức được cái đẹp ở những góc độ khác nhau và
đầy đủ nhất.
 Đặc điểm về tính hình tượng
Khi nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, việc hiểu văn bản
không tuân theo cách đối chiếu tương ứng giữa hình thức và nội dung, nghĩa
là điều cần chuyển tải không phải là tổng số nghĩa từng từ có mặt trong tác
phẩm cộng lại mà chính là lớp nghĩa trừu tượng cuối cùng ẩn sau câu chữ làm

nên tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật. Có thể khẳng định, đây là đặc
điểm tiêu biểu, thực sự khác biệt của ngôn ngữ nghệ thuật.

21
Quá trình chuyển mã từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng có sự khác
nhau giữa các nền văn hoá. Nó liên quan tới nhiều yếu tố như đặc điểm ngôn
ngữ, truyền thống văn hoá, tập quán dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo
Tên truyện ngắn, với tư cách là một bộ phận của văn bản nghệ thuật
ngôn từ cũng thể hiện tính hình tượng rõ nét trong quá trình sử dụng ngôn từ
của người viết. Chính tính hình tượng cao trong ngôn ngữ tên đề truyện ngắn
đã tạo nên nét khái quát mà qua đó người đọc bước đầu tiến gần tới dụng ý
nhà văn.
 Đặc điểm về tính thẩm mỹ
Nghệ thuật không gì khác là hướng con người tới cái đẹp. Trong một
tác phẩm nghệ thuật, tính thẩm mỹ thể hiện ở sự mẫu mực về ngôn từ, việc
lựa chọn từ, ngữ vì ngôn ngữ là công cụ chuyển tải tư tưởng của nhà văn tới
độc giả. Hiện thực cuộc sống qua sự tái tạo có định hướng của nhà văn sẽ
mang tính thẩm mỹ cao hơn. Ngôn ngữ vì thế phải được chau chuốt, gọt giữa.
Đó là điểm làm cho một lời nói có tính nghệ thuật khác với một lời phi nghệ
thuật.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chau chuốt cũng đạt hiệu quả mà tính
thẩm mỹ trong ngôn ngữ nghệ thuật cần được hiểu rộng hơn, đó là sự lựa
chọn ngôn ngữ phải phù hợp, cân đối. Đặc biệt, trong quá trình khắc hoạ tính
cách nhân vật, việc sử dụng các từ ngữ thông tục không chỉ vẫn mang tính
thẩm mỹ cao mà còn đạt hiệu quả vô cùng lớn nếu có sự lựa chọn đó phù hợp
với tâm lí, nguồn gốc xuất thân, tình huống giao tiếp mà nhân vật xuất hiện.
 Tính sinh động và biểu cảm
Tính sinh động và biểu cảm là đặc trưng không thể thiếu trong phong
cách nghệ thuật. Chỉ trong phong cách nghệ thuật người nghệ sĩ mới có thể có
những sáng tạo bất tận. Một tác phẩm nghệ thuật chỉ dừng lại ở những miêu tả

khô khan, thiếu sinh động, biểu cảm chắc chắn sẽ khó đi vào lòng người đọc.
Tính sinh động cho phép ngôn ngữ trong phong cách nghệ thuật được
sáng tạo đến tối đa, chấp nhận sự xuất hiện những kết hợp từ, các kiểu kết cấu

22
cú pháp mới lạ. Tất nhiên, mọi sự sáng tạo đều không đi chệch khỏi chuẩn
mực và phải coi trọng việc sử dụng đúng chỗ, hợp lí, đặc biệt là những yếu tố
tình thái.
Về tính biểu cảm, các phương tiện biểu cảm của ngôn ngữ chính là yếu
tố làm nên tính biểu cảm của văn bản nghệ thuật. Cùng một đề tài hoặc nội
dung, một hiện tượng cuộc sống, một hiện tượng thiên nhiên như nhau
nhưng với cách thể hiện, tái tạo khác nhau sẽ tạo ra sức hấp dẫn khác nhau. Vì
vậy có thể nói, tính biểu cảm là yếu tố góp phần chinh phục người đọc.
Với tên một tác phẩm nghệ thuật nói chung và tên đề truyện ngắn nói
riêng, tính sinh động và biểu cảm lại càng đóng vai trò quan trọng trên hết bởi
tên tác phẩm là cái đầu tiên đập vào mắt người đọc. Một tên đề hấp dẫn sẽ
kích thích sự chú ý đến nội dung. Vì vậy tên đề cần có sự sáng tạo, chọn lọc
kĩ càng trong từng câu chữ.
 Tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật
Đặc điểm về tính tổng hợp trong việc sử dụng ngôn ngữ trong phong
cách nghệ thuật thể hiện qua việc sử dụng các phương tiện của tất cả các
phong cách chức năng khác, kể cả những phương tiện đặc trưng nhất của một
phong cách nào đó; và tính đa dạng trong hình thức thể hiện ngôn ngữ (ngôn
ngữ tác giả - người kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội
tâm).
Bên cạnh đó, điều đặc biệt nhất ở đây chính là, trong ngôn ngữ nghệ
thuật, tính tổng hợp còn thể hiện ở hiện tượng xuất hiện rất nhiều từ ngữ địa
phương, tiếng lóng, biệt ngữ, từ nghề nghiệp Đây là hiện tượng rất ít gặp
trong ngôn ngữ của các phong cách chức năng khác.
Sở dĩ ngôn ngữ nghệ thuật mang tính tổng hợp sâu sắc như vậy vì đối

tượng phản ánh của nghệ thuật là toàn bộ hiện thực cuộc sống gồm: thiên
nhiên, xã hội, con người và những mối quan hệ phức tạp xung quanh. Không
chỉ vậy, con người trong xã hội tồn tại trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Vì
vậy, để điển hình hoá nghệ thuật, xây dựng các hình tượng vừa mang tính

23
khái quát vừa mang tính cụ thể, cần phải sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp, có
tính tổng hợp nhất mới có thể miêu tả những diễn biến tâm lí, tình cảm của
đối tượng một cách chính xác nhất.
 Đặc điểm về sử dụng từ, ngữ
Tác phẩm nghệ thuật là thông điệp của người nghệ sĩ muốn gửi gắm,
đồng thời nó cũng thể hiện tính cá nhân sâu sắc. Ngôn ngữ nghệ thuật vì thế
là kết quả của quá trình sáng tạo của người viết, mang tính biểu cảm và tính
hình tượng sâu sắc.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy trong ngôn ngữ nghệ thuật là trong tác phẩm
thường có sự xuất hiện của các từ, ngữ như từ láy, từ tượng hình, tượng
thanh Đó là những từ có sức gợi cảm cao, dễ tạo nên chất thơ chất hoạ cho
ngôn ngữ nghệ thuật.
Đặc điểm thứ hai là trong tác phẩm thường có hiện tượng tách từ. Khi
đó, nhà văn cấp nghĩa cho vỏ âm thanh của từ bằng phương pháp thêm yếu tố
mới đệm giữa các thành tố cấu tạo nên từ (ví dụ: nhanh nhẹn thành nhanh với
chả nhẹn mang nghĩa phủ định) hay lặp hoàn toàn từng thành tố (ví dụ: loè
loẹt - loè loè loẹt loẹt).
Ngôn ngữ nghệ thuật thường xuyên sử dụng các đơn vị cố định như
thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ ở nguyên dạng hoặc đã qua cải biên. Việc sử
dụng như vậy tạo nét nghĩa khái quát, mang tính hình tượng cao trong quá
trình miêu tả sự vật, hiện tượng.
Về mặt câu, phong cách nghệ thuật thường sử dụng câu có kết cấu mở
rộng thành phần định ngữ, trạng ngữ
Ngoài ra, chúng ta còn có thể bắt gặp các loại kết cấu đảo với những

loại cụ thể như: đảo vị ngữ, đảo trật tự các thành phần trong danh ngữ (số từ +
danh từ, loại từ + danh từ).
Riêng với tên đề truyện ngắn, các kiểu cấu trúc mở rộng và kết cấu đảo
thường được sử dụng qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm tạo hiệu quả
nghệ thuật cao hơn.

24
1.2.2.2.Kết cấu văn bản nghệ thuật
Mỗi văn bản nghệ thuật là một sự sáng tạo của người nghệ sĩ, phong
cách nghệ thuật vì thế cũng có thể xem là phong cách thể hiện tính cá nhân
sâu sắc. Về kết cấu, so với các phong cách chức năng khác, phong cách nghệ
thuật cũng có các kiểu kết cấu văn bản đa dạng nhất. Chúng ta có thể thấy một
số dạng tiêu biểu như: kết cấu của văn bản thơ ca, câu đối, kết cấu văn bản
văn xuôi, kết cấu văn bản kịch. Trong luận văn này chúng tôi sẽ giới thiệu sơ
lược về kết cấu văn bản văn xuôi.
Văn bản văn xuôi được xây dựng theo cốt truyện vì vậy kết cấu của loại
văn bản này mang tính phân đoạn đối với truyện ngắn, truyện vừa và chương
hồi đối với tiểu thuyết. Theo Hữu Đạt [12], kết cấu thường gồm ba thành tố
chung:
- Giới thiệu nhân vật.
- Diến biến tâm lí và tính cách của nhân vật (hoặc các nhân vật) thông
qua mối quan hệ với các nhân vật khác hoặc hoàn cảnh xung quanh.
- Số phận của nhân vật.
Đây là dạng kết cấu được xây dựng theo phương pháp cổ điển. Hiện
nay, với cách xây dựng theo phương pháp hiện đại, đồng thời còn tuỳ thuộc
vào phong cách cá nhân mà trật tự các thành tố trên có thể thay đổi, thậm chí,
văn bản hoàn toàn có thể được cấu thành chỉ bởi một đến hai thành tố.
Trước sự khác biệt về kết cấu văn bản văn xuôi hiện đại như vậy, tên đề
tác phẩm nghệ thuật nói chung, tên đề truyện ngắn hiện đại nói riêng chắc
chắn cũng sẽ có hình thức và nội dung nào đó tuỳ thuộc vào kết cấu của bản

thân tác phẩm.

1.3. TRUYỆN NGẮN VÀ TÊN ĐỀ TRUYỆN NGẮN
1.3.1. Một vài vấn đề về truyện ngắn và truyện ngắn hiện đại
1.3.1.1. Về khái niệm truyện ngắn

25
Tên đề truyện ngắn tuy có tính độc lập nhất định với toàn bộ phần còn
lại của văn bản truyện ngắn nhưng không vì thế mà nó mất đi mối quan hệ
khăng khít với truyện về mặt nội dung. Bên cạnh đó, tên đề cũng chịu sự chi
phối rất lớn của đặc trưng thể loại. Bàn đến tên đề truyện ngắn, ở luận văn
này, chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ đặc trưng của truyện ngắn trong
một phương diện nào đó. Trước khi đi vào nội dung vấn đề, xin đưa ra những
đặc trưng của truyện ngắn một cách khái quát nhất.
Thuật ngữ truyện ngắn (short story - tiếng Anh) hiện được dùng như
một thói quen, nhưng trong thực tế để có cái nhìn thấu đáo về thể loại này thì
vấn đề không hề đơn giản. Vì vậy, cho đến nay, đã có rất nhiều ý kiến của nhà
văn, nhà nghiên cứu về thuật ngữ này. Ở đây, chúng tôi chỉ trích dẫn một cách
hiểu mang tính chất từ điển như sau:
Truyện ngắn là "tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện
ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử
thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu
liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt
truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác
phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là những truyện dài viết ngắn lại. Truyện
ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình thức
truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại, lại
càng không phải là truyện ngắn.
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời,

một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện
ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học .
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự
đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc hoạ một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện

26
phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật
của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không
nhắm tới việc khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong
tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là một hiện thân
cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của
con người.
Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không
gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc
về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều
tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc
liên tưởng. Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá.
Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc,
có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những
chiều sâu chưa nói hết. " [17, tr370].
Như vậy, truyện ngắn là một thể loại tiêu biểu, không thể thiếu trong
bất cứ nền văn học nào. Sở dĩ, truyện ngắn đóng vai trò to lớn như vậy vì đó
là một thể loại năng động, có khả năng phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống
cũng như tư tưởng của nhà văn.
Về đặc trưng thể loại, cũng giống như truyện dài và truyện vừa, truyện
ngắn cũng có những đặc trưng riêng nhất định. Cụ thể như sau:
- Trước hết, truyện ngắn là một "tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nhưng cái độc
đáo của nó là ngắn". Điều đó có nghĩa là câu chuyện phải được kể một cách

hàm súc, tinh lọc và hay.
- Cốt truyện và kết cấu là hai yếu tố không thể thiếu khi xem xét một
truyện ngắn. Cốt truyện của truyện ngắn thường tập trung vào một vài biến cố
hay mặt nào đó của đời sống, các sự kiện diễn ra trong một không gian, thời
gian nhất định. Tương ứng, kết cấu của truyện ngắn cũng "không chia thành
nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương
phản hoặc liên tưởng".

×