Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đặc điểm ngữ pháp-ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng trong tiếng Anh (liên hệ với nhóm động từ tương ứng trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

VƯƠNG HỒNG HẠNH

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP-NGỮ NGHĨA CỦA
NHÓM ĐỘNG TỪ NÓI NĂNG TRONG TIẾNG ANH
(LIÊN HỆ VỚI NHÓM ĐỘNG TỪ TƯƠNG ỨNG
TRONG TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

VƯƠNG HỒNG HẠNH

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP-NGỮ NGHĨA CỦA
NHÓM ĐỘNG TỪ NÓI NĂNG TRONG TIẾNG ANH
(LIÊN HỆ VỚI NHÓM ĐỘNG TỪ TƯƠNG ỨNG
TRONG TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. VŨ THỊ THANH HƯƠNG

Hà Nội, 2007


LỜI CẢM ƠN
Những dòng đầu tiên của cuốn luận văn này, tôi muốn dành để bày tỏ
sự cảm ơn đến tập thể các giáo sƣ, các nhà khoa học, các thầy cơ giáo cùng
tồn thể cán bộ Khoa Ngơn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi
hồn thành khóa học.
Lời cảm ơn đặc biệt tôi xin gửi đến PGS.TS.Vũ Thị Thanh Hƣơng ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và hết lịng giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn trong suốt thời gian dài vừa qua.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đối với gia đình đã ủng
hộ cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2007
Tác giả luận văn

Vƣơng Hồng Hạnh

1


LỜi cam Đoan

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả đƣợc đƣa ra trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng

bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Vƣơng Hồng Hạnh

2


MôC LôC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 7
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................. 7

2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 7

3.

Mục đích và ý nghĩa của đề tài ........................................................ 8

4.

Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 9

5.

Kết cấu của luận văn ........................................................................ 9


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .. 10
1.

Cơ sở lí thuyết……………………………………………………10

1.1.

Phạm trù từ loại………………………………………………… 10

1.1.1. Khái niệm………………………………………………………...10
1.1.2. Tiêu chí phân loại……………………………………………… 11
1.1.3. Kết quả phân loại……………………………………………… 13
2.

Động từ .......................................................................................... 15

2.1.

Vấn đề động từ trong lý luận ngôn ngữ học .................................. 15

2.2.

Động từ trong tiếng Anh hiện đại ................................................. 18

2.2.1. Khái niệm……………………………………………………….. 18
2.2.2. Tiêu chí nhận diện……………………………………………… 20
2.2.3. Kết quả phân loại……………………………………………….. 24
2.3.


Động từ trong tiếng Việt hiện đại……………………………… 24

2.3.1. Khái niệm……………………………………………………

24

3


2.3.2. Tiêu chí nhận diện ……………………………………………… 26
2.3.3. Kết quả phân loại ……………………………………………… 30
2.4.

Tình hình nghiên cứu động từ nói năng ……….……………… 31

2.4.1. Tình hình nghiên cứu động từ nói năng trong tiếng Anh .............. 31
2.4.2 Tình hình nghiên cứu động từ nói năng trong tiếng Việt .............. 34

CHƢƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ NÓI
NĂNG TRONG TIẾNG ANH (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) ...... 38
1.

Nghĩa biểu hiện của các động từ nói năng ..................................... 38

1.1.

Khái niệm nghĩa biểu hiện ............................................................. 38

1.2.


Nghĩa biểu hiện của động từ nói năng ........................................... 45

1.3.

Các tham tố của động từ nói năng… ………………………… 47

1.3.1. Phát ngôn thể ................................................................................. 48
1.3.2. Tiếp ngôn thể ................................................................................ 50
1.3.3. Ngơn thể………………………………………………………….51
1.3.4. Đích ngơn thể…………………………………………………….52
1.4.

Cấu trúc tham tố của động từ nói năng………………………… 52

1.4.1. Cấu trúc đầy đủ………………………………………………… 53
1.4.2. Cấu trúc rút gọn………………………………………………….54
2.

Nghĩa ngôn hành của các động từ nói năng................................... 55

2.1.

Khái niệm nghĩa ngơn hành ........................................................... 55

2.2.

So sánh nghĩa trần thuật và nghĩa ngôn hành của động từ nói năng59

4



2.3.

Vai trị trung tâm của động từ nói năng ......................................... 61

CHƢƠNG III. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ
NÓI NĂNG TRONG TIẾNG ANH (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) 65
1.

Đặc điểm về chức vụ cú pháp của các động từ nói năng............... 65

1.1.

Vị ngữ-chức vụ cú pháp điển hình của động từ nói năng.............. 65

1.2.

Các kiểu cấu trúc câu có vị ngữ là động từ nói năng..................... 67

1.2.1. Cấu trúc nòng cốt ........................................................................... 69
1.2.2. Cấu trúc mở rộng ........................................................................... 71
1.2.3. Cấu trúc rút gọn ............................................................................. 74
2.

Đặc điểm về khả năng kết hợp của các động từ nói năng ............. 76

2.1.

Khả năng kết hợp với chủ ngữ ....................................................... 76


2.1.1. Chủ ngữ là danh từ/danh ngữ......................................................... 76
2.1.2. Chủ ngữ là đại từ ........................................................................... 79
2.2.

Khả năng kết hợp với tân ngữ........................................................ 80

2.2.1. Tân ngữ là danh từ/danh ngữ ......................................................... 80
2.2.2. Tân ngữ là động từ ......................................................................... 81
2.2.3. Tân ngữ là giới ngữ ........................................................................ 82
2.3.

Khả năng kết hợp với phó từ ......................................................... 84

KẾT LUẬN .............................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 94
NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................ 98

5


Danh mục từ viết tắt
STT

Viết tắt

Nghĩa

1

CN


Chủ ngữ

2

ĐTPN

Động từ phát ngôn

3

ĐNT

Đích ngôn thể

4

NT

Ngôn thể

5

PNT

Phát ngôn thể

6

QTPN


Quá trình phát ngôn

7

TNT

Tiếp ngôn thể

8

TP

Thành phần

9

VN

Vị ngữ

6


PHN M U
1. Lý do chn ti
Trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế, giao l-u văn hóa víi c¸c
n-íc, sè ng-êi ViƯt häc tiÕng Anh cịng nh- ng-ời n-ớc ngoài học tiếng
Việt ngày càng phát triển. Theo thống kê, tiếng Anh là một ngôn ngữ có số
l-ợng ng-êi sư dơng nhiỊu thø hai trªn thÕ giíi sau tiếng Trung Quốc. Tiếng

Anh không những đ-ợc sử dụng nh- là một ngôn ngữ giao dịch chính thức
trong nhiều lĩnh vực trên thế giới mà nó còn đ-ợc coi là ngôn ngữ thứ hai
sau tiếng mẹ đẻ ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Anh,
một số ng-ời gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn đó là cách
hiểu và sử dụng đúng, chính xác các động từ nói chung và động từ nói năng
nói riêng của hai ngôn ngữ Anh, Việt. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn ch-a có
một công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích và so sánh các đặc điểm ngữ
pháp, ngữ nghĩa của động từ nói năng trong tiếng Anh, tiếng Việt.
Việc nghiên cứu, đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của nhóm
động từ nói năng trong tiếng Anh với nhóm động từ t-ơng ứng trong tiếng
Việt không những là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn mà con là yêu cầu cấp
thiết của lý luận ngôn ngữ häc.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận vn
Đối t-ợng nghiên cứu của luận văn là nhóm động từ chỉ hoạt động nói
năng trong tiếng Anh và b-ớc đầu liên hệ với nhóm động từ t-ơng ứng trong
tiếng Việt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng tôi chỉ xem xét các
đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa trong phạm vi động từ mà còn xem xét chúng
ở cấp độ câu và trên câu.
Trong khi nghiên cứu và đối chiếu các động từ nói năng trong tiếng
Anh và tiếng Việt, chúng tôi chỉ giới hạn sự phân tích và đối chiếu ở hai

7


bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Bình diện ngữ dụng học cũng đ-ợc phân
tích trong một số tr-ờng hợp khi cần thiết để làm sáng tỏ thêm các bình diện
cấu trúc và ý nghĩa nh-ng không phải là mối quan tâm chính của luận văn.
3. Mc ớch v ý ngha ca ti
Chọn tên đề tài là Đặc điểm ngữ pháp- ngữ nghĩa của nhóm động từ
chỉ hoạt động nói năng trong tiếng Anh (liên hệ với nhóm động từ t-ơng

ứng trong tiếng Việt), ng-ời viết h-ớng đến mục ®Ých cơ thĨ sau:
 Tỉng kÕt c¸c quan niƯm vỊ ®éng tõ trong tiÕng Anh, tiÕng ViƯt vµ
®éng tõ nãi năng trong tiếng Anh, tiếng Việt và các khái niệm lí
thuyết có liên quan, xây dựng một cơ sở lí thuyết để xem xét, đối
chiếu về cách sử dụng và ý nghĩa của các động từ nói năng trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
Trên cơ sở miêu tả một cách có hệ thống các đặc điểm của động từ
nói năng ở tiếng Anh và tiếng Việt, xác định đ-ợc chức năng của
chúng trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Dựa vào các kết quả miêu tả, tiến hành nghiên cứu đối chiếu để làm
sáng tỏ những điểm giống và khác nhau của động từ nói năng trong
tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó rút ra những điểm t-ơng đồng và dị
biệt trong hai ngôn ngữ này về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Đạt đ-ợc những mục tiêu trên đây, luận văn có những đóng góp về mặt
thực tiễn và lí luận nh- sau:
Về mặt lí luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ các
đặc điểm t-ơng ứng và khác biệt trong ngữ pháp và ngữ nghĩa của
động từ nói năng trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Về mặt thực tiễn: Dựa trên những kết quả thu đ-ợc, luận văn có thể
đ-ợc ứng dụng trong việc giảng dạy, biên soạn các giáo trình tiếng

8


Anh cho ng-êi ViƯt vµ tiÕng ViƯt cho ng-êi nãi tiếng Anh; giúp
ng-ời dạy tiếng Anh nâng cao khả năng truyền thụ, ng-ời học có thể
nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức về nhóm động từ này. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu này còn có thể sử dụng hữu ích trong công tác
biên dịch và phiên dịch, góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết dịch AnhViệt, Việt-Anh.
4. T liệu và phương pháp nghiên cứu

VỊ t- liƯu, chóng t«i sử dụng các nguồn t- liệu trích dẫn từ nguyên bản
và bản dịch các tác phẩm văn học, báo chí... tiếng Anh và tiếng Việt hiện
đại. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các ví dụ trong ngôn ngữ hàng ngày,
trong một số công trình nghiên cứu về động từ nói năng từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, một số từ điển song ngữ Anh-Việt, Việt-Anh, từ điển t-ờng giải
tiếng Anh và tiếng Việt, từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, tõ ®iĨn ®ång nghÜa
Anh-Anh...
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các
phƣơng pháp nghiên cu sau: quy nạp, diễn dịch, phõn tớch mụ t, phân tích
cấu trúc, phân tích chức năng, so sánh đối chiÕu...
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn bao gồm ba chƣơng với
các nội dung chính nhƣ sau:
- Chƣơng I: Cơ sở lí thuyết và tình hình nghiên cứu
- Chƣơng II: Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng trong
tiếng Anh (có liên hệ với nhóm động từ tƣơng ứng trong tiếng Việt)
- Chƣơng III: Đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ nói năng trong
tiếng Anh (có liên hệ với nhóm động từ tƣơng ứng trong tiếng Việt)

9


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí thuyết
1.1. Phạm trù từ loại
1.1.1. Khái niệm
Từ loại là một địa hạt quan trọng của ngữ pháp học nói chung và của
ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Chúng ta đều biết rằng, mỗi ngơn ngữ đều có
một vốn từ vựng rất lớn và dựa vào khối lượng, đặc điểm và chức năng mà

các nhà nghiên cứu tiến hành phân loại theo những mục đích khác nhau, ví
dụ nhà từ vựng học có thể phân loại từ thành những lớp từ về mặt ngữ
nghĩa; hoặc để làm từ điển người ta có thể phân loại từ theo vần chữ cái
hoặc theo bộ (Trung Quốc, Nhật); còn nhà ngữ pháp học khơng phân loại từ
theo cách đó mà lại theo bản chất ngữ pháp của từ để cho chúng ta các từ
loại như: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, liên từ, giới từ…Vậy từ loại
là gì?
Thế kỷ IV trước cơng ngun, Aristote (nhà triết học cổ Hy Lạp, 384322 trước CN) - dựa trên các cơ sở lôgic học, ngữ pháp học- đã phân định
từ thành các loại từ nối, danh từ, động từ, tính từ….
Theo Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Tốn [5] thì “Từ loại là một hệ thống
có nhiều tầng bậc, hay là một phạm trù bao gồm các phạm trù nhỏ hơn”.
Tác giả Đinh Văn Đức [11] cho rằng “Từ loại là những lớp từ có cùng bản
chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các
từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất
định ở trong câu”.

10


Như vậy, sự phân định từ loại đã được nghiên cứu và đề cập từ rất
sớm. Các tác giả có thể dựa vào khả năng kết hợp, ý nghĩa hoặc đặc trưng
ngữ pháp để phân định thành các từ loại khác nhau. Các tiêu chí phân loại
này được thể hiện rõ trong phần dưới đây.
1.1.2. Tiêu chí phân loại
Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều cơng
trình nghiên cứu về Việt ngữ học. Một số học giả xuất phát từ quan điểm
hình thái học phủ nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Việt
(Grammont & Lê Quang Trinh, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê), bởi theo
họ tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với các ngôn ngữ phương Tâytừ khơng biến đổi hình thái, nên khơng có từ loại. Tuy nhiên, hầu hết các
nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng trong tiếng Việt có phạm trù từ loại,

mặc dù tiêu chí phân định từ loại của họ khơng hồn toàn giống nhau.
Các tác giả Lê Văn Lý và Nguyễn Tài Cẩn phân định từ loại dựa vào
một tiêu chí đó là “khả năng kết hợp” của từ. Theo họ, khác với ý nghĩa,
khả năng kết hợp của từ là một biểu hiện của cú pháp biểu thị mối quan hệ
giữa từ với từ trong ngữ lưu. Khả năng kết hợp được hình thức hóa bằng
những phương thức ngữ pháp khác nhau ở những ngôn ngữ khác nhau; đối
với ngôn ngữ biến đổi hình thái, đó là các hình thái ngữ pháp của từ nhằm
diễn đạt các phạm trù ngữ pháp, với các ngơn ngữ đơn lập, trong đó có
tiếng Việt, là sự biến đổi trật tự từ và dùng các từ phụ, từ hư. Bởi vì, đối với
tiếng Việt- ngôn ngữ đơn lập, bản chất của khả năng kết hợp từ là sự phân
bố các vị trí trong những bối cảnh ngữ pháp. Do đó, mỗi từ loại, căn cứ vào
“khả năng kết hợp” với các từ chứng có thể chỉ ra các thuộc tính của nó.
Tuy nhiên, ở thời đó cách giải thích của Lê Văn Lý về “khả năng kết hợp”
của các từ loại còn hạn chế, sức khái quát hoá và việc lựa chọn danh sách từ
11


chứng của các từ loại, phần nào còn chưa thật khách quan. Hơn nữa, ông
mới chỉ liệt kê các khả năng kết hợp mà chưa chú ý phân biệt đâu là những
đặc điểm cơ bản, đâu là những nét tiêu biểu của các khả năng này. Trong
chuyên luận “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại” (1960), Nguyễn Tài
Cẩn đã đề xuất một hướng đi mới trong việc phân định từ loại, đó là dựa
vào khái niệm “đoản ngữ” để mô tả, phân định từ loại và các tiểu loại.
Nhưng về sau này, khi mở rộng nhận định về đặc trưng phân bố của từ, ông
đã cho rằng: “Tiêu chuẩn dựa vào đoản ngữ, riêng một mình nó, thì chưa
đủ. Phải có cả tiêu chuẩn dựa vào mệnh đề bổ sung thì kết quả mới đáng tin
cậy (Nguyễn Tài Cẩn - ngữ pháp Tiếng Việt). Cách nhìn nhận về từ loại
tiếng Việt của Nguyễn Tài Cẩn là rất mới và có ý nghĩa, quan điểm này
đánh dấu một bước tiến mới trong lí luận về từ loại tiếng Việt.
Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy nếu chỉ dùng một tiêu chuẩn ý nghĩa

khái quát (Nguyễn Lân), khả năng kết hợp của từ (Lê Văn Lý) và dựa vào
khái niệm “Đoản ngữ” (Nguyễn Tài Cẩn) như trên thì khơng thể bao quát
và lí giải được mọi hiện tượng ngữ pháp. Do đó, hiện nay các tác giả
(Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Đái Xuân Ninh…) có
chủ trương phân định từ loại tiếng Việt dựa vào một tập hợp tiêu chuẩn mà
thường nhắc tới ba tiêu chuẩn cơ bản:
1) Ý nghĩa khái quát của các lớp từ (ý nghĩa sự vật của danh từ, ý
nghĩa tính chất của tính từ, ý nghĩa hành dộng của động từ…): đây là ý
nghĩa chung cho một lớp từ, khơng có dấu hiệu âm thanh biểu hiện mà chỉ
tiềm ẩn trong từ và bộc lộ ra khi được kết hợp với các từ khác. Ví dụ:
- từ bàn sẽ được bộc lộ ý nghĩa chỉ vật khi kết hợp với từ này (ở
sau):bàn này.

12


- từ bàn sẽ bộc lộ ý nghĩa chỉ hành động khi kết hợp với từ hãy (ở
trước): hãy bàn (việc ấy)
2) Chức vụ của từ khi làm thành phần câu: là cái vị trí của từ trong mối
liên hệ ngữ pháp với các từ (hay cụm từ) khác nhau trong câu. Chú ý khi
định loại các từ cân nhớ:
- Các từ thực (động từ, danh từ, tính từ) thường có thể đảm nhiệm vài
ba chức vụ cú pháp trong câu,
- Có thể được thực hiện ở bậc khái quát cao hơn: phân biệt từ thực với
từ hư
3) Khả năng kết hợp của từ với các từ khác: đây chính là khả năng tiềm
ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với các từ khác để bộc lộ tính chất, chức
năng của mình. Có 3 cách thường dùng để xét khả năng kết hợp: dùng từ
chứng (từ làm chứng) và dùng cụm từ chính phụ, dùng bậc câu đơn.
Ngồi ra, trên cơ sở kế thừa tư tưởng của nhiều nhà nghiên cứu đi

trước (Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức) và vận dụng các thành tựu của ngữ
pháp học hiện đại (Halliday, Dik, Cao Xuân Hạo…), với quan niệm coi
phân định từ loại là phân chia từ về mặt ngữ pháp, tác giả Nguyễn Hồng
Cổn đã đề xuất một hướng phân định từ loại mới dựa trên sự điều chỉnh hai
tiêu chuẩn dựa vào "chức vụ cú pháp" (tức là dựa vào khả năng làm các
thành phần đối tố và vị tố của mệnh đề) và dựa vào "khả năng kết hợp” (tức
là dựa vào khả năng làm thành tố trung tâm hay phụ tố cho các thành phần
của mệnh đề). Tuy nhiên, sau khi phân tích và kết hợp các tiêu chuẩn trên,
tác giả đưa ra các tiêu chí sau: 1. Khả năng làm (trung tâm của) đối tố hay
vị tố; 2. Khả năng làm thành tố phụ cho đối tố hay vị tố.
1.1.3. Kết quả phân loại.

13


Nhiều nhà Việt ngữ học (Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Đinh
Văn Đức…) đã tiến hành phân định từ loại tiếng Việt dựa trên sự kết hợp cả
ba loại tiêu chí. Các tác giả một mặt kế thừa quan niệm phân định từ loại
truyền thống- dựa vào ý nghĩa khái quát phân chia các từ loại thành hai
nhóm: thực từ và hư từ, nhưng mặt khác lại vận dụng các tiêu chuẩn ngữ
pháp (khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp) để làm cho hệ thống phân loại
khách quan và sáng rõ hơn. Tuy nhiên, trong khi vận dụng các tiêu chuẩn
này để phân định từ loại, các tác giả đã kết hợp chúng một cách tổng hợp
chứ không theo một trình tự ưu tiên nào như tác giả Lê Văn Lý (ưu tiên khả
năng kết hợp của từ) và Nguyễn Tài Cẩn (dựa vào đoản ngữ).
Nguyễn Hồng Cổn [8] dựa vào hai tiêu chí ngữ pháp đã nêu trên, ông
đã tiến hành phân định từ loại thành ba nhóm hay ba phạm trù cơ bản như
sau:
- Nhóm A: gồm các từ có khả năng làm (trung tâm của) đối tố và vị tố
trong cấu trúc của mệnh đề. Ví dụ: nhà, sinh viên, nói, chạy. đẹp, nhanh…

- Nhóm B: gồm các từ khơng có khả năng làm (trung tâm của) đối tố
và vị tố mà chỉ có khả năng làm thành tố phụ cho chúng. Ví dụ: đã, đang,
sẽ, này, ấy…
- Nhóm C: gồm các từ hồn tồn khơng có khả năng làm (trung tâm
của) đối tố và vị tố, cũng như khơng có khả năng làm thành tố phụ cho
chúng. Ví dụ: và, nhưng, nếu, ơi, à, đi…
Dựa vào cách vận dụng các tiêu chuẩn về phân định từ loại và các kết
quả tương ứng của mỗi quan niệm trên, chúng tôi lựa chọn cách phân định
từ loại của Nguyễn Hồng Cổn làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của luận
văn. Dưới đây là bảng phân loại của hệ thống từ loại tiếng Việt:

14


HỆ THỐNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
TỪ TIẾNG VIỆT

A
Thể-Vị từ
(có khả năng làm
vị tố và đối tố)

Thể
từ
(làm
đối
tố)
Danh
từ


Đại
từ

Vị từ
(làm
vị tố)

Động
từ

Tính
từ

B
Định-Phó từ
(làm phụ tố của
đối tố và vị tố)

C
Kết-Thái từ
(không làm thành tố
của đối tố và vị tố)

Định từ
(phụ cho
đối tố)

Phó từ
(phụ cho
vị tố)


Kết từ
(liên
kết)

Lượng
từ

Tiền
phó
từ

Giới
từ

Chỉ
từ

Hậu
phó
từ

Thái từ
(tình
thái)

Liên
từ

Trợ

từ

2. Động từ
2.1. Vấn đề động từ trong lý luận ngôn ngữ học
Trong ngôn ngữ học đại cương, vấn đề phân định từ loại động từ đã
được đề cập đến từ thời cổ đại Hy Lạp. Protagonas, một trong những nhà
ngụy biện thế kỷ V trước công nguyên, sớm nhất và có ảnh hưởng nhất,
được cơng nhận là người đầu tiên phân biệt từ loại trong tiếng Hi Lạp. Cùng
thời với Protagonas, Platon (khoảng 429-347 trước CN) cũng là một trong
những người đầu tiên phân biệt minh bạch từ loại trong ngôn ngữ học
15

Tiểu
từ


nhưng ông mới chỉ phân từ loại thành hai lớp chính: động từ và danh từ.
Theo định nghĩa của Platon, các lớp ngữ pháp chủ yếu “danh từ” và “động
từ” được xác định như những thành tố của mệnh đề. Những từ loại mà bây
giờ ta gọi là động từ và tính từ đều được Platon đặt chung vào một lớp.
Ngay cả khi những nhà ngữ pháp Hy Lạp về sau bổ đi cách phân loại của
Platon, họ cũng không thay thế nó bằng một hệ thống tam phân gồm danh
từ, động từ và tính từ quen thuộc mà chỉ thay thế nó bằng một hệ thống
lưỡng phân khác, gộp chung những cái mà người ta gọi là danh từ và tính
từ.
Thế kỷ IV trước cơng ngun, Aristote (nhà triết học cổ Hy Lạp, 384322 trước CN) - dựa trên các cơ sở lôgic học, ngữ pháp học- đã phân định
từ thành các loại từ nối, danh từ, động từ, tính từ…. Theo đó, động từ được
định nghĩa như sau: “từ loại khơng có biến cách nhưng lại biến đổi về thì,
ngơi và số, chỉ ra một hành động hay một quá trình được thực hiện hay
được trải qua [R.H.Robins, 37]. Aristote cũng đề cập đến hiện tượng những

từ “có nghĩa” và những từ “khơng có nghĩa” mà nội dung của chúng tương
đương với khái niệm thực từ- hư từ [Nguyễn Kim Thản, 41].
Một trường phái khác của triết học Hy Lạp là trường phái Stoic cũng
phân biệt bốn thành phần lời nói (danh từ, động từ, liên từ và mạo từ). Sau
đó, các học giả thuộc trường phái Alexandria, dựa trên các cơng trình của
các nhà ngữ pháp Stoic về từ loại, đã xếp các lớp từ thành tám từ loại khác
nhau, trong đó có động từ. Thành quả nghiên cứu về từ loại của Aristote,
Platon, trường phái Sotic và trường phái Alexandria về sau được các nhà
ngôn ngữ học La Mã tiếp tục phát triển.
Như chúng ta đều biết, việc nghiên cứu ngôn ngữ học đã trải qua một
quá trình phát triển rất mạnh mẽ trong thế kỷ XX, và đặc biệt trong những
16


thập niên cuối thế kỷ này. Khi nghiên cứu về động từ, ở các nước nói tiếng
Anh như Hoa kỳ, Anh, Canada, Australia…đã có hàng loạt các cơng trình
khi nghiên cứu về lý thuyết ngơn ngữ đều có đề cập, ít hay nhiều, đến động
từ. Ngay cả ở các nước cộng hồ thuộc Liên Xơ cũ và ở Việt Nam cũng đã
xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến động từ.
Việc phân định các từ loại nói chung và động từ nói riêng trong ngơn
ngữ học đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất sớm và đã có khá
nhiều cơng trình đề cập tới vấn đề này. Đối với các ngơn ngữ có biến hóa
hình thái như các ngơn ngữ Ấn-Âu (trong đó có tiếng Anh), động từ với tư
cách là một phạm trù từ loại, được xác định dựa trên hai tiêu chí: hình thức
và ý nghiã ngữ pháp. Trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, phạm trù động từ là một
tập hợp bao gồm tất cả các từ mang ý nghĩa ngữ pháp khái quát, chỉ hoạt
động, q trình, trạng thái, đồng thời có hình thức ngữ pháp biến đổi theo
các phạm trù ngôi, số, giống, thời, thức, thể… Còn phạm trù động từ tiếng
Việt- ngơn ngữ khơng biến hình- là một tập hợp mang ý nghĩa khái quát chỉ
hoạt động, quá trình, trạng thái; đồng thời có đặc điểm về hoạt động ngữ

pháp thể hiện ở khả năng kết hợp với các phó từ thời gian (đã, đang, sẽ…),
phó từ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ…) hay các phó từ khác và có khả năng
làm vị ngữ trong câu mà không nhất thiết phải dùng tới từ là.
Trong các ngôn ngữ Ấn-Âu, phạm trù động từ ít có đặc điểm gần gũi
với các phạm trù: tính từ, danh từ. Ngược lại, phạm trù động từ trong tiếng
Việt có nhiều đặc điểm gần gũi với các phạm trù: tính từ, danh từ. Chẳng
hạn: động từ và tính từ trong tiếng Việt đều có khả năng kết hợp với các
phó từ để tạo nên các cụm từ, tuy rằng các động từ thì dễ dàng kết hợp với
các phó từ chỉ mệnh lệnh hơn, cịn các tính từ thì lại dễ dàng kết hợp với
các phó từ chỉ mức độ hơn (rất, hơi, quá, lắm…); Cả động từ và tính từ đều

17


có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu, khơng nhất thiết phải dùng đến từ là.
Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ở tiếng Việt, động từ và tính từ
hợp thành một phạm trù chung là thuật từ hay vị từ.
Tóm lại, phạm trù động từ trong các ngơn ngữ khác nhau tuy có thể có
những nét chung mang tính phổ qt nhưng vẫn có những đặc điểm khác
nhau về cả số lượng và đặc trưng bản chất của chúng.
2.2. Động từ trong tiếng Anh hiện đại
2.2.1. Khái niệm
Khi nghiên cứu về động từ trong tiếng Anh, các nhà ngữ pháp học đều
xếp động từ vào loại thực từ (vocabulary words).
Các nhà ngôn ngữ học hiện đại có nhiều cách quan niệm về động từ
trong tiếng Anh hiện đại.
Theo các tác giả của “Longman dictionary of Language teaching and
applied linguistics” [J.C.Richards, J.Platt và H.Platt, 24] thì “động từ là một
từ: (a) đóng vai trị như một phần trong vị ngữ của câu hoặc (b) đánh dấu
phạm trù ngữ pháp như thì, thể, người, số và thức và (c) thể hiện hành động

hoặc trạng thái”.
“Webster’s school dictionary” đưa ra một định nghĩa khác rất ngắn
gọn nhưng hàm chứa đầy đủ ý nghĩa và chức năng của động từ trong tiếng
Anh: “Động từ là từ trung tâm ngữ pháp của vị ngữ và thể hiện một hành
động, sự kiện hoặc trạng thái và phản ánh theo nhiều ngôn ngữ khác nhau
(như sự phù hợp giữa chủ ngữ hoặc thì)” (12)
“Từ điển tiếng Anh hiện hành” (A.S.Hornby, E.V. Gatenby và
H.Wakefield, bản in lần thứ 6 của Oxford University University Press) định

18


nghĩa về động từ như sau: “Động từ là một từ hay nhóm từ thể hiện một
hành động, sự kiện hoặc trạng thái”.(3).
M.A.K Halliday là một trong những người đầu tiên đề xướng mơ hình
chức năng hệ thống (functional-symetic model) và vận dung vào vịêc
nghiên cứu động từ trong câu và diễn ngôn. Xuất phát từ quan niệm coi một
hệ thống ký hiệu là một hệ thống tạo nghĩa mà các ký hiệu của hệ thống này
là các phương tiện truyền đạt nghĩa, Halliday cho rằng về mặt ngữ pháp
học, khả năng kết hợp và hoạt động của động từ sẽ tạo ra cụm động từ, cụm
động từ cùng các từ loại khác tạo ra một kiểu diễn ngôn (discourse type),
rồi từ đó, kiểu diễn ngơn lại được hiện thực hố thành văn bản (text) thơng
qua sự tổ chức từ vựng- ngữ pháp (lexi-grammar). Trong cuốn “An
introduction to Functional Grammar” [16], M.A.K Halliday nghiên cứu
động từ theo đường hướng ngữ pháp chức năng (functional grammar).
Những nét nổi bật và đặc sắc của phương pháp mà M.A.K Halliday sử dụng
trong công trình này là phát hiện ra những mối quan hệ của động từ và cấu
trúc nội tại của nó. Theo ông, động từ không tách rời khỏi các từ loại khác
mà luôn được xếp đặt, kết hợp, sử dụng trong tình huống (situation), ngữ
cảnh (context), trong mối quan hệ tầng bậc gồm ngữ cảnh (context), ngữ

nghĩa (semantics), từ vựng-ngữ pháp (lexico-grammar). Đây là một cách
nghiên cứu hoạt động của động từ dưới góc độ chức năng và dụng học
(pragmatics). So sánh các quan niệm trên về động từ ta thấy các tác giả đều
chú ý tới dặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của động từ tiếng Anh. Đặc điểm
ngữ pháp đề nhận dạng động từ: là thực từ, là trung tâm của vị ngữ, thể hiện
các phạm trù ngữ pháp như thì, thể, người, số và thức. Đặc điểm ngữ nghĩa
của động từ: thể hiện một hành động, sự kiện hoặc trạng thái.

19


Dựa trên các đặc điểm hình thức và ý nghĩa, động từ tiếng Anh được
chia thành các nhóm: động từ chỉ trạng thái, hành động...; động từ nội động,
động từ ngoại động, động từ nối. Ngoài ra, theo A.J. Thomson và A.V.
Martinet, phân loại động từ được chia thành hai loại: động từ thường
(ordinary verb) và trợ động từ (auxiliary verb) [42].

2.2.2. Tiêu chí nhận diện
Qua những điều đã trình bày, có thể rút ra những đặc điểm sau đây của
động từ tiếng Anh:
Về mặt hình thức:
- động từ chủ yếu đóng vai trị vị ngữ. Động từ thường đứng sau chủ
ngữ hoặc đứng trước tân ngữ, hoặc đứng đầu câu.
- động từ cần phù hợp với chủ ngữ khi làm vị ngữ trong câu
- căn cứ vào thời gian mà động từ được chia ở các thì khác nhau
- căn cứ vào đối tượng của hành động mà ta có các cấu trúc câu khác
nhau
Ví dụ:

- John speaks English very well

(John nói tiếng Anh rất giỏi)

Speaks ở đây đóng vai trị vị ngữ, chủ ngữ John là ngơi thứ 3, số ít, thì
hiện tại, câu khẳng định nên động từ speak biến đổi hình thái phù hợp với
chủ ngữ bằng cách thêm -s ở cuối động từ, vị trí vị ngữ speaks đứng sau chủ
ngữ John. Ví dụ:

- Please tell me the way to the nearest post- office.

(Làm ơn nói cho tơi đường tới bưu điện gần nhất)
Ở câu này, tell đóng vài trị chủ ngữ, đứng ở đầu câu. Động từ
ngun thể dạng khơng có to. Ví dụ:
- All pupils were asked to complete exercises before going to school.

20


(Học sinh phải làm bài tập trước khi tới trường)
Đây là một câu bị động. Tân ngữ all pupils trở thành chủ ngữ của
câu. Động từ ask được phù hợp theo cấu trúc câu, thì và chủ ngữ (ngơi thứ
ba, số nhiều) là: were asked. Ví dụ:
- I’m reading an interesting book. I can’t remember what it’s called.
(Tôi đang đọc một quyển sách hay nhưng không thể nhớ tên quyển
sách đó)
Câu thứ nhất là câu khẳng định, Thì hiện tại tiếp diễn, chủ ngữ ngơi
thứ nhất, số ít nên động từ phù hợp sẽ là: am reading. Câu thứ hai là câu
phủ định, cấu trúc câu bị động, chủ ngữ ở ngơi thứ ba, số ít nên động từ phù
hợp được chia là is called.
Về mặt ý nghĩa: biểu thị quá trình, cũng tức là biểu thị hoạt động hay
trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa

khái quát). Ví dụ:
- They talk about their journey happily.
(Họ hạnh phúc kể về chuyến đi của mình)
Trạng thái: vui vẻ, hạnh phúc. Chủ thể hành động: ngơi thứ ba, số
nhiều (they). Câu ở thì hiện tại nên động từ giữ nguyên, không chia: talk.
Động từ “talk” biểu thị hoạt động kể chuyện. Ví dụ:
- He said that he would pass the exam.
(Anh ấy nói rằng anh ấy có thể thi đỗ)
Đây là một câu khẳng định, thì quá khứ nên động từ say được làm phù
hợp là said, đứng sau chủ ngữ he; thể hiện hoạt động nói.
a) Phân biệt động từ với danh từ
Về mặt ý nghĩa: Danh từ biểu đạt các khái niệm về sự vật (và thực thể nói
chung), động từ thì gắn với các khái niệm thuộc phạm trù vận động. Ví dụ:
- talk, speech, school…
21


(cuộc nói chuyện, bài diễn văn, trường học)
- talk, speak, sing, cry…
(nói chuyện, nói, hát, khóc…)
Như vậy, ta thấy talk vừa là danh từ vừa là động từ. Hình thái từ talk
khơng thay đổi, nhưng tùy theo vị trí trong câu, chúng ta sẽ xác định được
đó là danh từ hoặc động từ. Ví dụ:
- They talk happily.
(Họ nói chuyện vui vẻ)
Talk là động từ, đứng sau chủ ngữ they để chỉ hoạt động nói.
- Their talk is interesting.
(Buổi nói chuyện của họ rất thú vị)
Talk đứng đầu câu, đóng vai trị chủ ngữ, ngơi thứ 3 số ít, là danh từ
chỉ sự vật: buổi nói chuyện, tính từ sở hữu their bổ sung ý nghĩa cho danh

từ talk.
Về mặt ngữ pháp:
- Danh từ đóng vai trị chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu. Tuy nhiên,
khơng có dấu hiệu đặc biệt ở cuối từ để nhận diện danh từ. Ví dụ:
a). cup - chiếc chén, democracy - nền dân chủ
b). game - trò chơi, driver- lái xe, Chicago - Chicago
- Danh từ được chia thành hai loại: danh từ đếm được và danh từ
không đếm được. Danh từ đếm được sẽ có số ít và số nhiều, danh từ khơng
đếm được thì khơng có số ít và số nhiều. Ví dụ:
a). house(s) - nhà, telephone(s) - điện thoại,
b). problem(s) -vấn đề
c). music -nhạc, happiness -hạnh phúc
d). butter- bơ

22


- Một số danh từ có thể là danh từ số nhiều hoặc số ít, phụ thuộc vào
ngữ cảnh. Ví dụ:
- peel an onion - thái một củ hành
- a pizza with onion - bánh pizza có hành
b) Phân biệt động từ với tính từ
Về mặt ý nghĩa: Tính từ thể hiện tính chất hoặc các yếu tố định định tính
khác và quan điểm hoặc thái độ của người viết, hoặc phân loại sự vật, hiện
tượng. Các tính từ cũng thể hiện các nghĩa khác: nguồn gốc, nơi chốn, tần
xuất, mức độ, sự cần thiết hoặc mức độ chắc chắn. Ví dụ:
- large, silent, friendly…
(rộng, im lặng, thân thiện)
- excellent, beautiful
(tuyệt vời, xinh đẹp)

- an American writer, an inland waterway, a weekly newspaper
(nhà văn Mỹ, đường thuỷ nội địa, tuần báo)
- a complete failure, an essential safeguard, a probable result
(hoàn tồn thất bại, giấy thơng hành an tồn thiết yếu, kết quả có thể)
Về mặt ngữ pháp:
- Hình thức của tính từ khơng thay đổi
- Khơng thay đổi giống hoặc số lượng. Ví dụ:
- an old man, an old woman, old people
(một người đàn ông già, một phụ nữ già, người già)
- Một số tính từ biến đổi khi so sánh hơn hoặc hơn nhất. Ví dụ:
- My wife is older than I am
(Vợ tôi già hơn tôi)
- This is the oldest building in the town
(Đây là toà nhà cổ nhất trong thị xã)
23


×