Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 159 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ THỊ MINH THU


KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG HỨA HẸN
VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NÓ
(Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng
Anh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học



Hà Nội – 2009



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VŨ THỊ MINH THU

KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG HỨA HẸN
VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NÓ


(Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng
Anh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60. 22. 01

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS HOÀNG TRỌNG PHIẾN


Hà Nội – 2009


DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Stt
Kí hiệu viết tắt
Nội dung
1.
BTNV
Biểu thức ngữ vi
2.
ĐTNV
Động từ ngữ vi
3.
HVNN
Hành vi ngôn ngữ
4.

NL
Ngữ liệu tác phẩm văn học
5.
SP1 (Speaker 1)
Người nói (người đề xuất hành vi
ngôn ngữ hứa hẹn)
6.
SP2 (Speaker 2)
Người nghe (người hồi đáp cho
hành vi ngôn ngữ hứa hẹn)
7.
TLTH
Tư liệu truyền hình
8.
TLTT
Tư liệu thực tế








1
MỤC LỤC
Trang

TRANG PHỤ BÌA



LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN


HỆ THỐNG CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


MỤC LỤC …………………………………………………………
1

MỞ ĐẦU ……………………………………………………………
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………
10
1.1.
Những khái niệm về hành vi ngôn ngữ và hành vi hứa hẹn
10
1.1.1.
Hành vi ngôn ngữ………………………………………
10
1.1.1.1.
Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời………………………
11
1.1.1.2.
Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi……
11

1.1.2.
Hành vi hứa hẹn…………………………………………
16
1.1.2.1.
Khái niệm hành vi hứa hẹn……………………………….
16
1.1.2.2.
Điều kiện sử dụng hành vi hứa hẹn………………………
17
1.2.
Hứa hẹn và hội thoại bối cảnh giao tiếp thể hiện HVHH
20
1.2.1.
Cặp thoại………………………………………………….
21
1.2.1.1.
Khái niệm………………………………………………
21
1.2.1.2.
Tính chất của cặp thoại……………………………………
21
1.2.1.3.
Cấu trúc nội tại của cặp thoại……………………………
21
1.2.2.
Hội thoại và ý nghĩa hàm ẩn………………………………
23
1.2.2.1.
Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp…………………………
23

1.2.2.2.
Sự vi phạm các quy tắc lập luận…………………………
24
1.2.2.3.
Sự vi phạm các quy tắc hội thoại………………………….
24






2
1.2.3
Bối cảnh giao tiếp…………………………………………
25
1.3.
Hành vi hứa hẹn liên quan đến những quy tắc về quan hệ
liên nhân – Phép lịch sự…………………………………

27
1.3.1.
Quan điểm phép lịch sự của R. Lakoff và G. Leech………
28
1.3.2.
Phép lịch sự của P. Brown và S. Levinson………………
30
1.4.
Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ - dạng thức câu hứa hẹn….
33

1.5.
Tiểu kết chương 1…………………………………………
35
Chƣơng 2
HÀNH VI HỨA HẸN TRỰC TIẾP…………………….
37
2.1.
Những dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù của HVHH trực tiếp….
37
2.2.
Các phương thức ngôn ngữ biểu đạt HVHH trực tiếp ……
39
2.2.1.
Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các động từ ngữ
vi: Hứa sẽ/ sẽ không/ sẵn sàng/ bằng mọi giá/ dù thế nào

40
2.2.2.
Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: Cam
đoan; bảo đảm; chắc chắn; nhất định; cam kết ………

42
2.2.3.
Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: Thề
danh dự/ tuyệt đối/ độc/ có trời đất/ có Chúa/ có quỷ thần
chứng giám/ bằng tất cả những gì thiêng liêng; Nguyện;
Tuyên thệ; Di chúc ………………………………………




44
2. 3.
Nghiên cứu các bình diện hứa hẹn liên quan đến quy tắc
về quan hệ liên nhân……………………………… ……

46
2.3.1.
Hứa hẹn trong quan hệ xã hội - đoàn thể…………………
47
2.3.2.
Hứa hẹn trong quan hệ gia đình………………
48
2.3.3.
Hứa hẹn trong quan hệ tình yêu- hôn nhân……………….
49
2.3.4.
Hứa hẹn trong quan hệ bạn bè…………………………….
50
2.4.
Phân loại hành vi hứa hẹn theo nội dung …………………
50
2.4.1.
Hành vi hứa hẹn thuộc phạm trù giúp đỡ, nhượng bộ …….
50
2.4.2.
Hành vi hứa hẹn thuộc phạm trù mời chào… …………
55







3
2.4.3.
Hành vi hứa hẹn thuộc phạm trù giao kèo, thề bồi………
58
2.5.
Tiểu kết chương 2…………………………………………
61
Chƣơng 3
HÀNH VI HỨA HẸN GIÁN TIẾP……………………
62
3.1.
Bối cảnh giao tiếp…………………………………………
62
3.2.
Các phương thức biểu đạt hành vi hứa hẹn gián tiếp……
63
3.2.1.
Hành vi hứa hẹn gián tiếp bằng các phương tiện từ ngữ…
63
3.2.1.1.
Sử dụng trợ từ……………………………………………
64
3.2.1.2.
Hành vi ngôn ngữ phụ trợ…………………………………
64
3.2.1.3.
Dấu hiệu từ vựng tình thái………………………………

66
3.2.1.4.
Từ ngữ xưng hô……………………………………………
66
3.2.1.5.
Kính ngữ…………………………………………………
67
3.2.1.6.
Dấu hiệu uyển thanh………………………………………
68
3.2.2.
Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: Dẫu/
dẫu rằng; dù bất kể thế nào; cho dù/ dẫu; dù đi chăng nữa

69
3.2.3.
Phương thức biểu hiện lời hứa sử dụng các cụm từ: (Cứ)
yên tâm đi/ tin đi/ vô tư đi/ bằng mọi giá …………………

72
3.2.4.
Một số phương thức biểu hiện lời hứa chuyên dụng ……
73
3.3.
So sánh các phương thức biểu đạt hành vi hứa hẹn trong
tiếng Việt và tiếng Anh …………………………………

75
3.3.1.
Động từ biểu thị hành vi hứa hẹn trong tiếngViệt ………

77
3.3.2.
Động từ biểu thị hành vi hứa hẹn trong tiếng Anh ………
80
3.4.
Một số đề xuất về phương pháp giảng dạy hành vi hứa hẹn
80
3.5.
Tiểu kết chương 3………………………………………….
85

KẾT LUẬN
95

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….
97

PHỤ LỤC NGUỒN TƢ LIỆU TRÍCH DẪN…………
108






4

MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Tuy ra đời đã khá lâu, nhƣng chỉ trong gần ba thập kỉ nay ngữ
dụng học mới phát triển rộng rãi, nhanh chóng và mạnh mẽ. Sẽ không quá
đáng nếu nói rằng ngày nay không một công trình nghiên cứu nào về ngôn
ngữ học đại cương, về từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp hay phong cách lại
không ít nhiều đề cập đến ngữ dụng học. Ngữ dụng học quan tâm chủ yếu đến
lĩnh vực hoạt động thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, còn được gọi
là lĩnh vực của lời nói hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các sản phẩm của giao
tiếp bằng ngôn ngữ và các cơ chế, các quy tắc sản sinh ra chúng. Thuật ngữ
“Hành vi ngôn ngữ” (Speech acts) do hai nhà triết học J. L. Austin đề xướng
và J. Searle phát triển bổ sung. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, song tựu
trung có thể hiểu rằng: Đồng thời với việc con người nói (phát ngôn) là người
ta thực hiện luôn một hành động nào đó ngay trong lời nói của mình, hoặc
như Austin quan niệm “Nói là hành động” trong công trình có tên gọi “How
to do things with words”.
Hứa hẹn là một phạm trù hành vi ngôn ngữ (HVNN) thuộc lớp Cam
kết, có vị trí quan trọng trong nghiên cứu giao tiếp và ngữ dụng học. Hành vi
hứa hẹn (HVHH) được sử dụng hết sức phổ biến không chỉ trong cộng đồng
người Việt mà còn hiện hữu trong giao tiếp, văn hoá của hầu hết các cộng
đồng người trên thế giới. Trong số các HVHH, hứa hẹn là một hành vi rất thú
vị, phong phú, bởi lẽ có nhiều cách để biểu đạt hành vi này trong các ngữ
cảnh giao tiếp khác nhau, trên các bình diện khác nhau. HVHH thường được
biểu đạt bằng những chiến lược và phương thức nào? Những bình diện, phạm






5
trù nào thể hiện nhiều nhất HVHH? Qua cách biểu đạt HVNN này, tiếng Việt

có những đồng nhất và khác biệt gì với tiếng Anh? Đây quả thực là những câu
hỏi hết sức thú vị. Xét theo tình hình nghiên cứu ngữ dụng học trong nước
cho thấy, loại hành vi này chưa được khảo cứu một cách cụ thể và hệ thống.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Khảo sát
hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện nó trên ngữ liệu tiếng
Việt và tiếng Anh”
Việc nghiên cứu này mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn nhất định. Đề tài
của chúng tôi có thể xem là đề tài đầu tiên khảo cứu HVHH và các phương
thức ngôn ngữ biểu hiện nó và có so sánh với tiếng Anh.
* Về lí luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ bức
tranh chung về việc nghiên cứu HVHH trên cả hai phương diện lí thuyết và áp
dụng thực tế. Thông qua các phương pháp nghiên cứu, luận văn đưa ra các
cấu trúc biểu đạt HVHH trong các tình huống hội thoại khác nhau, các
phương thức biểu đạt HVHH trong tiếng Việt có so sánh với tiếng Anh.
* Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở để thực hiện
HVHH có hiệu lực trong giao tiếp. Mục đích giao tiếp là nhân tố quyết định
việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ, cùng một mục đích giao tiếp, tuỳ
theo tình huống, có thể lựa chọn phương tiện biểu đạt khác nhau. Kết quả có ý
nghĩa thực tiễn trong giảng dạy ngôn ngữ nhằm xây dựng phương pháp dạy
và học tiếng theo quan điểm giao tiếp.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nhiều công trình nghiên cứu ngữ dụng học, HVNN, lí thuyết hội thoại,
nguyên tắc lịch sự, và các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu của
chúng tôi đã được các nhà nghiên cứu có tên tuổi quan tâm như: Đỗ Hữu
Châu – Tuyển tập, tập 2 – Ngữ dụng học; Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học,
Lôgích và tiếng Việt; Nguyễn Thiện Giáp – Dụng học Việt ngữ; v.v. Và gần







6
đây là những nghiên cứu về những HVHH trong các luận văn, luận án của các
tác giả như: Đào Nguyên Phúc – Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng
Việt – luận án tiến sĩ; Nguyễn Thị Kim Dung - Nghiên cứu hành động phản
bác trong tiếng Việt - luận văn thạc sĩ vv. Trong số các HVNN, hứa hẹn là
hành vi xuất hiện nhiều trong giao tiếp. Cho đến nay, theo chúng tôi được biết
vấn đề này mới chỉ được đề cập trong các giáo trình lí thuyết về HVNN, chưa
có công trình nào nghiên cứu độc lập.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Tìm hiểu các chiến lược của HVHH trong tiếng Việt và tiếng Anh.
+ Làm sáng rõ giá trị của HVHH trong tiếng Việt từ góc độ nội dung và
chức năng.
+ Tìm hiểu các phương thức ngôn ngữ biểu hiện HVHH
+ So sánh các phương thức biểu đạt HVHH với tiếngAnh
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
i. Những kiến thức cơ bản về ngữ dụng học có liên quan đến HVHH
bao gồm: Những khái niệm về HVNN và HVHH; Hứa hẹn và hội thoại; Quy
tắc về quan hệ liên nhân - Phép lịch sự; Quan hệ giữa logic và ngôn ngữ - dạng
thức câu hứa hẹn.
ii. Khái quát hoá những chiến lược hứa hẹn: hứa hẹn trực tiếp, hứa hẹn
gián tiếp. Nếu hứa hẹn gián tiếp sẽ được biểu hiện qua phương thức nào?
iii. Xác lập phương thức biểu đạt HVHH.
iv. Xác lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá cũng như các nhân tố
xã hội khác liên quan đến HVHH.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thu thập ngữ liệu về các phương thức biểu đạt HVHH.







7
+ Phương pháp phân tích các phát ngôn có chứa HVHH.
+ Phương pháp miêu tả tư liệu nhằm tìm ra đặc điểm của hành vi.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh các cách biểu đạt HVHH
giữa hai ngôn ngữ.
+ Một số thủ pháp chuyên ngành ngôn ngữ học: cải biến, phân tích ngữ
nghĩa, phân tích ngữ cảnh và phân tích ngữ dụng được sử dụng nhằm phát
hiện những đặc điểm hình thức và nội dung của HVHH
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn khảo sát gần 800 đoạn thoại đơn, đoạn thoại phức có chứa
HVHH trực tiếp hoặc gián tiếp, được trích dẫn từ những nguồn tư liệu:
+ Tác phẩm văn học Việt Nam và một số tác phẩm tiếng Anh, Mĩ
+ Tư liệu truyền hình, Internet
+ Hội thoại hàng ngày
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chƣơng I: Cơ sở lí luận - trình bày những cơ sở lí thuyết có liên quan
đến HVHH.
Chƣơng II: Hành vi hứa hẹn trực tiếp - khảo sát những dấu hiệu
ngôn ngữ đặc thù, các phương thức ngôn ngữ biểu đạt HVHH trực tiếp, các
bình diện hứa hẹn liên quan đến quy tắc về quan hệ liên nhân, so sánh với
tiếng Anh.
Chƣơng III: Hành vi hứa hẹn gián tiếp - tìm hiểu các phương thức
biểu đạt HVHH gián tiếp. So sánh với tiếng Anh. Gợi dẫn một số đề xuất về

phương pháp giảng dạy HVHH.









8

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những khái niệm về hành vi ngôn ngữ và hành vi hứa hẹn
1.1.1. Hành vi ngôn ngữ
Theo A.M. Diller và F. Récannati trong lời mở đầu cho tạp chí Langue
Francaise đã định nghĩa: “Ngữ dụng học nghiên cứu việc dùng ngôn ngữ
trong diễn từ và các chỉ hiệu đặc thù trong ngôn ngữ, những cái làm nên cách
thức nói năng”. Định nghĩa này cho thấy vấn đề cơ bản mà ngữ dụng học
quan tâm là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và diễn từ, là sự phát ngôn. Nghĩa là
quan tâm tới quá trình tạo ra diễn từ và kết quả của chúng chứ không phải là
ngôn ngữ - sản phẩm cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ [19, tr. 10]
Thuật ngữ “Hành vi ngôn ngữ” (Speech acts) có nhiều cách dịch khác
nhau. Cụ thể như các tác giả Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Thị
Thanh Hương … dịch là hành động ngôn từ; còn tác giả Đỗ Hữu Châu và tác
giả Nguyễn Đức Dân dịch là hành vi ngôn ngữ. Mặc dù cách dịch thuật ngữ
này có nhiều khác biệt, song các nhà nghiên cứu đều nhất quán khi nhận định
về bản chất của khái niệm. Đó là quan niệm cho rằng: Đồng thời với việc con
người nói (phát ngôn) người ta thực hiện luôn một hành động nào do, đúng
như Austin quan niệm “Nói là hành động” trong công trình có tên gọi “How

to do things with words”. Để tìm hiểu đặc trưng của HVHH, chúng tôi sử
dụng thuật ngữ: “Hành vi ngôn ngữ”.
Về lịch sử ra đời của vấn đề HVNN, từ những năm 60 của thế kỉ XX,
các nhà triết học người Anh J. Austin (1962) và J. Searle (1969) đã đi sâu tìm
hiểu và đề xuất lí thuyết HVNN (Speech acts). Theo các ông, giao tiếp là sự
hành chức của ngôn ngữ và đồng thời cũng là sự hành chức của những
HVNN. Bởi vì, khi người ta nói ra một điều gì thì cũng là lúc người ta thực






9
hiện một hành động nào đó trong lời nói của mình. Ví dụ: khi người nói (Sp1)
đưa ra phát ngôn:
[1] Tôi hứa với chị sẽ bảo vệ cô ấy. [NL 1; 363]
Đồng thời với việc đưa ra phát ngôn [1], người nói đã thực hiện luôn HVHH.
Vậy HVNN là loại hành vi được thực hiện ngay khi các đối ngôn tạo ra
một phát ngôn (diễn ngôn) trong cuộc thoại giao tiếp.
Theo J. Austin, trong một cuộc thoại, một phát ngôn thường được tạo ra
bởi ba loại HVNNN [15, tr. 446]
Thứ nhất là hành vi tạo lời (Locutionary act): Trong quá trình giao tiếp,
người nói và người nghe luôn luôn sử dụng các yếu tố trong hệ thống ngôn
ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… để tạo lập phát ngôn nhằm truyền đạt đi
một lượng thông tin với mục đích nhất định.
Thứ hai là hành vi ở lời (Illocutionary act): Là loại hành vi mà khi
người nói phát ngôn thì hành vi đó sẽ có hiệu lực ngay khi nói. Chẳng hạn,
người nói (Sp1) nói: “Tôi hứa ngày mai sẽ trả lời cậu”, thì đồng thời với việc
thực hiện phát ngôn này anh ta đã thực hiện luôn hành vi hứa.

Thứ ba là hành vi mượn lời (Perlocutionary act): Là loại hành vi nằm
ẩn sau hành vi tại lời, nó tương hợp với từng loại tình huống phát ngôn và có
tác dụng gây nên một hiệu quả ngoài ngôn ngữ. Nghĩa là hành vi này không
thể thực hiện trên câu chữ, lời nói của người nói mà được khúc xạ qua một
HVNN khác.
George Yele định nghĩa sự kiện lời nói là “Một hoạt động trong đó
những người tham gia tác động lẫn nhau theo những cách thức có tính chất
quy ước nhằm đạt đến một mục đích nào đấy. Sự kiện lời nói có thể được tạo
nên bởi một HVNN trung tâm” [15, tr. 490]. Mỗi sự kiện lời nói được đánh
dấu (và gọi tên bằng tên gọi của HVƠL trung tâm, kiểu như sự kiện lời nói sai
khiến, thỉnh cầu, hứa hẹn, ).






10
Hành động ngữ vi được biểu hiện qua các động từ ngữ vi, đó là những
động từ có thể thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngôn, có nghĩa là cùng
với việc phát ngôn ra chúng, người nói thực hiện luôn cái HVNN do chúng
biểu thị. HVHH được biểu hiện bằng động từ ngữ vi HỨA. Xét theo khả năng
có thể hay không thể dùng với chức năng ngữ vi thì động từ biểu hiện HVHH
nằm trong nhóm những động từ nói năng vừa có thể dùng với chức năng ngữ
vi, vừa có thể dùng với chức năng miêu tả.
1.1.1.1. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
Hành vi ở lời cũng như các hành vi khác, các hành vi sinh lí hay vật lí,
không phải được thực hiện một cách tuỳ tiện. Là loại hành vi có bản chất xã
hội, các HVƠL cũng bị chi phối bởi các quy tắc đã được xã hội ước chế và nó
thoả mãn những điều kiện sử dụng cụ thể thì mới được thực thi. “Điều kiện sử

dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng
để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó.” [15, tr.
465]. Tuy điều kiện sử dụng của mỗi HVƠL có khác nhau, nhưng chúng vẫn
có những điểm chung. Cả J. Searle và J. Austin đã đưa ra các điều kiện khác
nhau để sử dụng các HVƠL. Song trên cơ sở phân tích một HVƠL - hành vi
“hứa” tiếng Anh (promise) Searle đã điều chỉnh và bổ sung vào những điều
kiện may mắn của Austin và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện
thoả mãn. Mỗi HVƠL có một hệ những điều kiện còn gọi là quy tắc (rules) để
cho việc thực hiện nó đạt hiệu quả đúng với đích. Có tất cả bốn điều kiện.
Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tuỳ theo từng phạm trù, từng loại
và từng HVƠL cụ thể:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là điều kiện chỉ ra bản chất của
hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm
mệnh đề, có thể là một hành động của người nói hay một hành động của
người nghe.






11
+ Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về
năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và các quan hệ giữa người nói, người
nghe. Ví dụ: Khi hứa với ai điều gì, ngay lúc hứa ta đã bị ràng buộc vào trách
nhiệm thực hiện cho được lời hứa của chúng ta và người nghe có quyền lợi
chờ đợi, được hưởng kết quả của lời hứa đó.
+ Điều kiện chân thành: Chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của
người phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín;
lệnh đòi hỏi lòng mong muốn; hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói, …

+ Điều kiện căn bản: Là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người
nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi HVƠL đó được phát ra. Trách nhiệm
rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân
thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về
tính đúng đắn của điều nói ra).
1.1.1.2. Phát ngôn ngữ vi, biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi
i. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi
+ Phát ngôn ngữ vi
Trong hội thoại, khi các đối ngôn đối thoại với nhau cũng là lúc các
phát ngôn được tạo lập. Những phát ngôn được tạo lập để thực hiện một hành
vi nào đó và hành vi này được thực hiện ngay khi người ta nói. Kiểu phát
ngôn như vậy được gọi là phát ngôn ngữ vi. Nằm trong cấu trúc hội thoại,
phát ngôn ngữ vi có một vị trí quan trọng trong quá trình tạo lập một sự kiện
lời nói. Xét về bản chất, hành vi mượn lời được coi là sản phẩm của một
HVƠL nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực.
Kết cấu lõi của một phát ngôn ngữ vi đặc trưng cho một loại HVƠL nhất
định. Nó hiện diện như một cách thức nói năng và đảm nhiệm những chức vụ
khác nhau trong giao tiếp.






12
BTNV chỉ là một tiểu đơn vị (cấu trúc lõi) của phát ngôn ngữ vi. Tuy
nhiên, trong thực tế hội thoại, cấu trúc của PNNV có khi chỉ là một BTNV.
[2] Con hứa sẽ không bao giờ gặp anh ấy nữa. [TLTH; 605]
Phát ngôn này chỉ có kết cấu là một BTNV tường minh hứa. Tuy
nhiên, còn có những phát ngôn ngữ vi mở rộng, nghĩa là ngoài BTNV, những

yếu tố mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp đa dạng của con người.
[3] Thưa Đức Ông, thú thực, là ở mức độ nào đó, ở đấy tiếng nói
của tôi có tác dụng quyết định, tôi xin hứa sẽ làm tất cả những gì trong phạm
vi ảnh hưởng của mình. [NL 10; 75]
Trong phát ngôn [3], ngoài kết cấu lõi là một BTNV tường minh hứa
“Tôi xin hứa sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi ảnh hưởng của mình”, còn
có thêm thành phần mở rộng “thú thực, là ở mức độ nào đó, ở đấy tiếng nói
của tôi có tác dụng quyết định” chỉ ra phạm vi của lời hứa.
+ Biểu thức ngữ vi
“Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành
vi ở lời… Biểu thức ngữ vi là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các HVƠL.
Nhờ các biểu thức ngữ vi chúng ta nhận biết được các HVƠL”. BTNV là một
yếu tố quan trọng tạo nên PNNV. Để nhận biết và phân biệt được BTNV
người ta phải căn cứ vào các dấu hiệu. Searle gọi những dấu hiệu này là các
phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating devices –
IFIDs) [10, tr. 92].
a) Các kiểu kết cấu: là các kiểu câu tương ứng với từng HVOL. Những
kiểu kết cấu đại diện cho các loại BTNV tương ứng.Ví dụ, kiểu kết cấu câu:“
có … không?”,“Tôi hỏi”, “ sao … thế?” … là sự thể hiện của BTNV hỏi;
kiểu kết cấu:“Mình/ tôi hứa/ cam đoan/ nhất định/ chắc chắn sẽ…”,“Cậu/
anh/ chị cứ yên tâm. Tôi sẽ …”, “Dù/ dẫu …sẽ…” là kết cấu của BTNV hứa.






13
b) Những từ ngữ chuyên dùng trong các BTNV: dùng để tổ chức các kết
cấu và là dấu hiệu nhờ chúng mà ta biết được hành vi nào đang thực hiện.

Chẳng hạn, những từ ngữ chuyên dùng trong kết cấu hứa hẹn: yên tâm đi, cứ
yên tâm, sẽ…ngay, bằng mọi giá, chắc chắn, bảo đảm v.v…
c) Ngữ điệu: có vai trò rất quan trọng tạo nên hiệu lực ở lời cho các
ĐTNV. Theo Đỗ Hữu Châu: “…Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể
nếu được phát âm với các ngữ điệu khác nhau sẽ cho các BTNV khác nhau
ứng với HVƠL khác nhau”
[4] Anh sẽ đi.
Trong phát ngôn [4], tuỳ thuộc vào ngữ điệu của người nói mà nó có
bản chất là BTNV hứa hay BTNV đe doạ. Nếu người nói phát ngôn với ngữ
điệu nhẹ nhàng, không kèm những yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ…
thể hiện sự doạ nạt, thì đây được coi là phát ngôn có bản chất là BTNV hứa.
Ngược lại, nếu phát ngôn [4] được phát ngôn với ngữ điệu gay gắt, kèm theo
những yếu tố phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ … tỏ rõ sự hăm doạ thì nó
sẽ là phát ngôn có bản chất là BTNV đe doạ.
d) Quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa của các thành tố trong cấu trúc vị từ –
tham thể: tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong BTNV với các nhân tố
của ngữ cảnh. Sự xác định loại BTNV còn tuỳ thuộc vào bản chất quan hệ
giữa các tham thể xuất hiện trong BTNV ấy. Theo Đỗ Hữu Châu “Các đặc
tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay
có hại v.v… của hành động đối với người tạo ra hành vi cũng có giá trị như
những IFIDs” [10, tr. 94]
ii. Động từ ngữ vi
Động từ ngữ vi (ĐTNV) là yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc của
một BTNV, đó là những từ ngữ chỉ hành động mà hành động này được thực
hiện đồng thời với việc phát ngôn của người nói. Theo Searle và Austin, loại







14
từ ngữ chỉ hành động này có tên gọi là ĐTNV. “ĐTNV là những động từ mà
khi phát âm chúng ra cùng với BTNV (có khi không cần BTNV đi kèm) là
người nói thực hiện luôn cái HVOL do chúng biểu thị”[10, tr. 97] Chẳng hạn,
khi đưa ra phát ngôn [5] dưới đây người nói thực hiện luôn hành vi “hứa hẹn”
do ĐTNV “hứa” biểu hiện.
[5] Anh hứa một ngày không xa sẽ đưa em về thăm con suối thần
tiên ấy. [NL 3; 129]
Theo J. Austin, có nhiều loại ĐTNV tham gia vào hoạt động giao tiếp
của con người, nhưng Jenny Thomas đã giảm lược và hệ thống hoá thành bốn
nhóm tiêu biểu: ĐTNV siêu ngôn ngữ, ĐTNV nghi thức, ĐTNV cộng tác,
ĐTNV tập thể [10, tr. 107]
+ ĐTNV siêu ngôn ngữ (Metalinguistic performative): Đó là những
ĐTNV được dùng trong các BTNV tường minh có tác dụng giải thích cái
HVƠL được thực hiện bởi BTNV nguyên cấp. Hầu hết các BTNV thuộc
nhóm này. Phát ngôn [6] có thể được tường minh hoá bằng cách cho xuất hiện
ĐTNV “hứa” như ở [7]
[6] Anh sẽ vẽ cho Loan một bức chân dung.
[7] Anh hứa sẽ vẽ cho Loan một bức chân dung. [NL 3; 496]
Như vậy, ĐTNV “hứa” đã tường minh hoá HVHH được thực hiện bằng
cùng một BTNV nguyên cấp “Anh sẽ vẽ cho Loan một bức chân dung” Nó là
ĐTNV siêu ngôn ngữ.
+ ĐTNV nghi thức: Đây là tập hợp những ĐTNV được dùng trong
những BTNV tường minh do các hành động xã hội đòi hỏi phải có những
thiết chế, những nghi thức nhất định thì mới có hiệu lực. Ví dụ như: ĐTNV
tuyên án, tuyên dương, xoá, miễn nhiệm …
+ ĐTNV cộng tác là những ĐTNV tương ứng với các HVOL phải có ít
nhất hai người mới thực hiện được như: ĐTNV thách, cuộc, đố Chẳng hạn,







15
khi người nói đưa ra phát ngôn [8] nhưng không có đối ngôn tiếp nhận và
phản hồi thì phát ngôn này trở thành vô giá trị.
[8] Tôi cuộc với anh rằng đội Braxin sẽ thua đội Pháp.
+ ĐTNV tập thể là những ĐTNV ứng với HVƠL có thể do nhiều người
cùng thực hiện, nghĩa là tham thể chủ ngữ là số nhiều.
[9] Đối với các quốc gia nghèo khó, chúng tôi cam kết sẽ sánh vai
cùng quy
́
v ị để giúp các trang tr ại xanh tươi , để dòng nước sạch được tuôn
trào, để nuôi dưỡng những sinh linh đói khát. [TL Internet; 721]
Trong [9], hành vi “cam kết” là của nước Mĩ và phát ngôn này được
Tổng thống Barack Obama đại diện tuyên thệ trong diễn văn nhậm chức.
iii. BTNV hàm ẩn (implicit) hay BTNV nguyên cấp (primary) và
BTNV tường minh (explicit)
Dựa vào tính chất có mặt hay vắng mặt của ĐTNV trong một BTNV và
đặc biệt là chủ ý của Sp1 khi sử dụng các ĐTNV có thể phân thành hai loại
BTNV tường minh(explicit) và BTNV hàm ẩn (implicit) hay BTNV nguyên cấp
(primary). Khi một BTNV có mặt ĐTNV, chúng ta có BTNV tường minh,
ngược lại, khi một BTNV vắng mặt ĐTNV, đó là BTNV hàm ẩn. Xét hai ví
dụ sau:
[10] Anh (ngôi thứ nhất) hứa anh sẽ về khi mọi chuyện ổn thoả.
[11] Anh sẽ về khi mọi chuyện ổn thoả. [NL 1; 252]
Cùng có bản chất là một BTNV hứa nhưng ở [10] có xuất hiện ĐTNV
“hứa” nên được gọi là BTNV tường minh hứa, còn ở [11] không xuất hiện

ĐTNV “hứa” nên được gọi là BTNV hàm ẩn hay BTNV nguyên cấp.










16
1.1.2. Hành vi hứa hẹn
1.1.2.1. Khái niệm hành vi hứa hẹn
Theo từ điển Tiếng Việt thì HVHH được định nghĩa là “hành vi nhận
làm và định thời gian thực hiện” hay “nhận sẽ làm gì tuy có khó khăn.” [47,
tr. 298] hay “Nói với ai với ý thức tự ràng buộc mình là sẽ làm điều gì mà
người ấy đang quan tâm” . Nhìn từ góc độ dụng học, HVHH là HVNN tồn tại
trong môi trường của một cuộc thoại hứa hẹn, ở đó cần hội đủ các nhân tố
như: người nói, người nghe, động từ có chức năng ở lời (ở đây là động từ
hứa), hành động A nào đó mà người nói đề xuất và cam kết sẽ thực hiện trong
tương lai. Đồng thời, trong đó mỗi nhân tố sẽ đảm nhiệm tối thiểu một vai trò
nhất định như: người nói (người hứa hẹn – Sp1) hứa với người nghe (người
được hứa hẹn – Sp2) là mình sẽ thực hiện một hành vi (A) nào đó trong tương
lai để hướng tới một một mục đích giao tiếp nhất định, người nghe (người tiếp
nhận HVHH) sẽ chờ đợi hành vi A được thực hiện.
[12] Anh hứa với em đúng một năm sau ra bờ Nốm Mơ, trên tảng đá
đẹp nhất, anh sẽ trở về với tin thắng trận. [NL 3; 128]
[12] là một phát ngôn hứa hẹn đã hội đủ các nhân tố như đã trình bày ở
trên. Gồm có người nói (anh), người nghe (em), động từ ngữ vi (hứa), hành

động A (trở về với tin thắng trận).
Những điều trình bày trên đây cho thấy: HVHH là một HVNN trong đó
người nói (chủ thể của HVHH) là người trực tiếp đề xuất HVHH hướng đến
người nghe (người tiếp nhận HVHH) để nhằm đạt tới hai mục đích cụ thể 1.
Sẽ thực hiện một hành động A nào đó trong tương lai (hành động A có thể
được thực hiện trực tiếp bởi người nói hoặc được thực hiện bởi người thứ ba
– Sp3) và 2. Thể hiện phép lịch sự hoặc phản lịch sự trong giao tiếp.








17
1.1.2.2. Điều kiện sử dụng hành vi hứa hẹn
Nằm trong hệ thống các loại HVNN nói chung, HVHH cũng mang
những đặc trưng chung khi tham gia vào đời sống giao tiếp của con người.
Tuy nhiên, giữa các HVNN vẫn luôn có sự phân biệt nhất định. Do vậy, lí
thuyết về HVNN nói chung sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để phân tích làm sáng
tỏ những đặc thù của HVNN này trên nhiều phương diện khác nhau như: tính
chất hành động tại lời, phương thức nói năng, những điều kiện để một động từ
“hứa hẹn” được coi là động từ có chức năng ngữ vi v.v.
Theo cách phân loại của Austin HVHH thuộc nhóm Cam kết
(commissives, commissifs). Những hành vi này ràng buộc người nói vào một
chuỗi những hành động nhất định. Hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao
ước, bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm.
Còn theo cách phân loại của Searle thì trong năm loại HVƠL, HVHH cũng
thuộc nhóm Cam kết (hứa hẹn, tặng, biếu), dựa trên bốn tiêu chí đó là: đích ở

lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc
với hướng khớp – ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lí là ý định của Sp1 và
nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1. Bên cạnh sự phân loại này,
còn có các cách phân loại HVƠL của D. Wunderlich, F. Recanati và K. Bach
và R.M. Harnish.
Nói riêng về HVHH, một hành vi trọng tâm mà đề tài đi sâu khảo cứu
mang nhiều nét đặc trưng khu biệt. Những đặc trưng khu biệt này được xác
định trên cơ sở các IFIDs (Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời) – một phát
hiện quan trọng của Searle về vấn đề phân biệt các loại HVƠL trong giao tiếp.
Theo Searle, có 9 điều kiện cho một HVHH [19, tr. 22].
* Điều kiện thứ nhất: Cả người nói và người nghe đều có điều kiện
nhập ngôn và xuất ngôn bình thường, có thể diễn đạt đúng và hiểu đúng Có
nghĩa là có thể nói một cách rõ ràng và không khó khăn gì điều cần nói. Cả






18
người nói lẫn người nghe đều thông thạo thứ tiếng đang nói, không ai bị các
yếu tố tâm lí cản trở giao tiếp. Đó là các yếu tố như ngọng, hỏng thanh quản,
lãng tai, điếc, đóng kịch hoặc nói giỡn, trêu chọc …
* Điều kiện thứ hai: Tách riêng nội dung mệnh đề với phần còn lại để
phân tích.
* Điều kiện thứ ba: A chỉ hứa với B sẽ thực hiện một điều C nào đó
nếu A nghĩ rằng: Thực hiện điều C sẽ có ích cho B mà B lại không tự thực
hiện được việc C, đồng thời B muốn A thực hiện việc đó giúp B. Đây là điều
kiện ban đầu của HVHH. Khi nghe B nói “Ai nhờ mà anh hứa giúp?” hoặc
“Tôi tự làm được việc này mà!” hoặc “Làm vậy có ích gì cho tôi đâu!”. Khi

đó, điều kiện ban đầu cho HVHH đã không được đáp ứng. Hứa hẹn khác với
doạ nạt ở chỗ, lời doạ nạt là báo trước sẽ thực hiện một điều không có ích, trái
lại, có hại cho người bị doạ. Theo Searle, hứa hẹn là sẽ làm một việc gì đó
“cho anh chứ không phải xảy ra với anh” (A: for you not to you), còn đe doạ
sẽ là làm việc gì đó “xảy ra với anh chứ không phải cho anh” (A: to you, not
for you). Trong tiếng Việt, bổ ngữ của động từ hứa, hứa hẹn chỉ có thể là một
điều có ý nghĩa tích cực, tốt lành với người được hứa. Bởi vậy, người ta nói
“Tao thề sẽ làm mày điêu đứng, đau khổ suốt đời”, nhưng không thể nói
“*Tao hứa sẽ làm cho mày điêu đứng, đau khổ suốt đời”. Nhưng trong tiếng
Anh, có thể dùng động từ promise (hứa) nhưng không phải chỉ với ý nghĩa là
lời hứa hẹn một điều tốt lành mà còn có thể để đe doạ, cảnh cáo. J. Mey đưa
ra ví dụ: “If you don’t behave, I promise there’s going be trouble” (Nếu mày
cư xử không tử tế, tao báo cho mà biết (tao hứa) rồi sẽ xảy ra những chuyện
lôi thôi đấy!” [19, tr. 21]
* Điều kiện thứ tư: Khi A hứa là sẽ thực hiện C thì C chưa xảy ra. C
cũng không phải là một điều đương nhiên sẽ xảy ra, kiểu như “trăng đến rằm
thì trăng tròn”, “mặt trời mọc ở đằng đông”. Một khi A đã và đang thực hiện






19
điều C mà A lại hứa với B rằng “Tôi sẽ thực hiện việc C” thì lời hứa này trở
nên vô nghĩa, thậm chí còn không bình thường. Chẳng hạn, một cặp vợ chồng
đang sống hạnh phúc, người vợ sẽ nghĩ thế nào nếu tự nhiên người chồng hứa
“Anh hứa với em là tuần sau anh sẽ không chạy theo cô gái khác”?. Bởi vậy,
A chỉ hứa với B rằng sẽ thực hiện C nếu điều C mà A sẽ thực hiện không phải
là đương nhiên, tất yếu sẽ xảy ra. Như vậy, tuy những điều kiện ban đầu

không mang đặc trưng cơ bản của một hành vi tại lời, nhưng chúng là những
điều kiện cần cho hành vi đó, thiếu chúng không được. Có thể hiểu, điều kiện
ban đầu liên quan đến hai người - nói và nghe, tới những ý nguyện, lợi ích của
người nghe.
* Điều kiện thứ năm: Khi A hứa sẽ thực hiện C thì A phải chân thành,
phải hứa thực, nghĩa là “A phải có ý định sẽ thực hiện việc C và tin rằng mình
có khả năng thực hiện được việc C”. Đậy là điều kiện chân thực của HVHH.
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe câu “Tôi sẽ cố gắng giúp anh, nhưng
tôi không dám hứa chắc chắn sẽ làm được việc mà anh nhờ”. Nói như vậy là
thành thực ít nhất cũng báo cho người nghe biết rằng việc được hứa có khả
năng sẽ không thực hiện được. Điều này khác với những lời hứa hão, hứa
cuội, hứa cho xong chuyện, hứa cho được việc, không muốn làm cũng hứa,
biết không làm được cũng hứa, hứa để lừa người khác, hứa để khỏi bị quấy
rầy. Điều kiện chân thành nói về những trạng thái tâm lí của hành vi mà
người nói thực hiện.
* Điều kiện thứ sáu: Hứa là ghi nhận trách nhiệm. Khi A hứa với B sẽ
thực hiện việc C là A đã ghi nhận trách nhiệm với B rằng “Sự thực hiện việc
C đã trở thành một trách nhiệm, một nghĩa vụ tinh thần của A”. Đã hứa là
làm. Đã đưa ra lời hứa thì không thể “thất tín” càng không thể “bội tín”, vì
“Một lần thất tín, vạn lần bất tin”. Đây là điều kiện thiết yếu. Điều kiện thiết






20
yếu nói về trách nhiệm, về sự ràng buộc với người nói hoặc người nghe một
khi hành vi đã được thực hiện.
* Điều kiện thứ bảy: Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện chỉ ra bản

chất của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một
hàm mệnh đề, có thể là một hành động của người nói hay một hành động của
người nghe. Điều kiện nội dung mệnh đề của HVHH là “người nói (chủ thể
của HVHH) sẽ thực hiện một hành động A nào đó trong tương lai (hành động
A có thể được thực hiện trực tiếp bởi người nói hoặc được thực hiện bởi
người thứ ba”.
* Điều kiện thứ tám: Người nghe mong muốn người nói sẽ thực hiện
hành động tương lai hơn là không thực hiện. Người nói phải tin, phải biết và
hiểu điều đang nói.
* Điều kiện thứ chin: là tập hợp của tất cả các điều kiện trên, hoặc
HVHH chỉ xuất hiện khi có đủ các điều kiện đã nêu trên.
1. 2. Hứa hẹn và hội thoại bối cảnh giao tiếp thể hiện HVHH
Hội thoại là mảnh đất sống của ngôn ngữ và là môi trường hoạt động
của con người. Qua hội thoại, các yếu tố, đơn vị của ngôn ngữ mới được đóng
dấu chứng nhận tư cách đơn vị ngôn ngữ của mình và các quy tắc, cơ chế vận
hành các yếu tố, đơn vị đó mới bộc lộ, phát huy tác dụng. Nghiên cứu hội
thoại phải vận dụng tổng hoà những tri thức về cấu trúc ngôn ngữ, ngữ dụng,
cả tri thức xã hội học, tâm lí học, văn hoá học. Mặt khác, qua nghiên cứu hội
thoại chúng ta mới hiểu biết đầy đủ, toàn diện tất cả những cái tạo nên ngôn
ngữ và những yếu tố ngữ dụng học của HVNN.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Để một cuộc thoại
có thể diễn tiến bình thường, hợp thức, đòi hỏi các đối ngôn trong cuộc thoại
phải tuân thủ những quy tắc nhất định khi tham gia hội thoại. Qua nghiên cứu







21
thực tế, nữ chuyên gia ngữ dụng học C. K. Orecchioni người Pháp đã đề ra
một số quy tắc cụ thể như sau: Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc
liên kết hội thoại và quy tắc quan hệ liên cá nhân trong hội thoại [10, tr. 255].
Trên cơ sở đó, HVƠL là hiện tượng của ngôn ngữ, luôn luôn gắn với cách sử
dụng ngôn ngữ. Theo J. Searle HVHH được miêu tả là một trong các hành vi
tại lời. Vì vậy, muốn hiểu rõ bản chất của HVHH cần nghiên cứu lí thuyết hội
thoại, cụ thể là vấn đề cặp thoại vốn là đơn vị cơ sở của hội thoại.
1.2.1. Cặp thoại
1.2.1.1. Khái niệm
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất để tạo nên một đơn vị lớn hơn
là đoạn thọai và cuộc thoại. Một cặp thoại tối thiểu bao gồm một cặp kế cận
là: hành động dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) và hành động hồi đáp (tham
thoại hồi đáp). Các cặp thoại không phải được nói ra một cách ngẫu nhiên, tuỳ
tiện, chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt chẽ, tuân theo
những quy tắc chi phối hội thoại. Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có
chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai [19, tr. 96]. Sau khi thực hiện một
HVNN, người ta chờ đợi một HVNN hồi đáp. Nghĩa là, hai lượt lời có quan
hệ mật thiết với nhau. Quan hệ này phản ánh sự tác động của hiệu lực tại lời ở
lượt thứ nhất lên lượt lời thứ hai. Chúng ta có các cặp HVNN như: hỏi – đáp
(trả lời); mời mọc – từ chối v.v…
1.2.1.2. Tính chất của cặp thoại
* Tính chất kế cận: Hai tham thoại tương tác với nhau làm thành cặp kế
cận hay là sự tương thích của các tham thoại trong quan hệ trao đáp. Đây là
thuộc tính phổ biến và được thể hiện ở nhiều góc độ như:
+ Đặc trưng nổi bật, dễ nhận thấy về mức độ tương thích giữa tham
thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp.







22
+ Tính mờ nhạt trong độ tương thích của tham thoại dẫn nhập và tham
thoại hồi đáp. Ở đây cặp kế cận có bản chất là không đích thực, chẳng hạn
một tham thoại có tính chất thông báo thì tham tham thoại hồi đáp là gì rất
khó xác định.
* Tính chất tuyến tính thể hiện ở quan hệ trao - đáp. Trong cặp thoại,
tham thoại dẫn nhập có trước tham thoại hồi đáp, hồi đáp giả định tiền dẫn
nhập. Tham thoại dẫn nhập được coi là trung tâm của cuộc thoại.
* Tính chất tiêu cực và tích cực được xác lập thông qua phần hồi đáp
của người nghe. Khi người nghe chấp nhận, ủng hộ HVNN của người nói thì
khi đó cặp thoại có tính chất tích cực, ngược lại, tham thoại dẫn nhập của
người nói bị người nghe phủ nhận, bác bỏ thì có tính chất tiêu cực.
1.2.1.3. Cấu trúc nội tại của cặp thoại
Qua thực tế giao tiếp, căn cứ vào số lượng các tham thoại xuất hiện
trong một cặp thoại, thường gặp một số cấu trúc sau:
* Cặp thoại một tham thoại: Loại cấu trúc này rất ít xuất hiện, chỉ một
số trường hợp giao tiếp nhất định mới xảy ra. Có những tình huống một cặp
thoại chỉ có một tham thoại duy nhất và thường là của người nói. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp lượt lời tham thoại duy nhất lại là của người nghe. Cặp
thoại một tham thoại cũng có khi thể hiện ở dạng cặp thoại hẫng, tức là tham
thoại của Sp1 đưa ra nhưng không được Sp2 hồi đáp.
* Cặp thoại hai tham thoại: Đây là một dạng cặp thoại có tính chất
thông thường trong hội thoại. Cặp thoại gồm hai tham thoại, mỗi tham thoại
đảm nhiệm một chức năng. Trong đó, một tham thoại giữ vai trò dẫn nhập và
một tham thoại giữ vai trò hồi đáp. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của cấu trúc
phức tạp này không cao, vì bản thân cặp thoại chỉ có hai tham thoại không đủ
đáp ứng nhu cầu hội thoại của các cá nhân trong những tình huống giao tiếp

phức tạp.

×