Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Một số nhóm từ ngữ văn hóa trong tiếng Anh và các thủ pháp chuyển dịch sang tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.47 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỒC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XĂ HỘI VÀ NHÂN VẦN
KỈỀU PHƯƠNG NGA
MỘT SỐ NHÓM TỪ NGỮ VĂN HÓA TRONG TIÉNG ANH
VA
CÁC THỦ PHÁP CHUYẺN DỊCH SANG TIÉNG VIỆT
(Trên cứ liệu các từ ngữ tên gọi động vật và thực vật)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC sĩ NGÔN NGỬ HỌC
• • •
GIÁO V IÊ N HƯỞNG DẢN
PGS. TS. NGUYỄN HÔNG CỎN
Hà Nội, 2007
LỜI CẢM Ơ N 5
PHẢN MỞ Đ Ầ U 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận v ăn
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1. Mục đích nghiên cứu 7
3.2. Nhiệm vụ nghién cưu 7
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
4.1. Tư liệu nghiên cứ u 8
4.2. Phương pháp nghiên c ứ u 8
5. Kết cấu của luận vãn 8
CHƯƠNG I. C ơ SỞ LÝ THUYẾT 10
1. Mối quan hệ giữa ngôn ngừ và văn hóa 10
1.1. Ngôn ngừ là g ì? 10
1.2. Văn hóa là g ì? 13
1.3. Quan hệ giữa ngôn ngừ và văn hóa 16


2. Từ ngữ và các nhóm từ văn hóa 21
2.1. Từ ngừ trong ngôn ngữ
21
2.2. Ý nghĩa văn hóa trong từ n g ừ 22
2.3. Các nhóm từ ngữ văn hóa trong các ngôn n gừ

24
3. Tình hình nghiên cứu các nhóm từ ngừ văn hóa hữu quan

28
3.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 28
3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt N am 29
4. Tiểu kết 30
CHƯƠNG II. TRƯỜNG TỪ V ựNG TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG
TIẾNG A N H 32
1. Đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo 32
MỤC LỤC
1
1.1. Nguồn g ố c 32
1.2. Cấu tạo 36
2. Đặc điểm định danh 38
2.1. Dựa vào thuộc tính của loài vật được định danh

39
2.2. Định danh theo môi trường sống của động vật

42
2.3. Định danh động vật căn cứ vào nơi xuất xứ hoặc nơi lai tạ o

43

2.4. Định danh theo quan hệ lớp - hạng 45
2.5. Định danh dựa đặc điềm giống đồ vật. loài vật khác

45
3. Tư duy ngôn ngừ qua cách định nghĩa trong từ điên giải thích

47
4. Đặc điêm quá trình chuyên nghĩa của từ ngừ chỉ động v ật
48
5. Tên gọi động vật trong các thành ngừ, tục ngừ A n h

50
6. Tiểu kết 53
CHƯƠNG III. TRƯỜNG TỪ VựNG TÊN GỌI THỰC VẬT TRONG
TIẾNG A N H 55
1. Đặc điểm về nguồn gốc và cấu tạo
55
1.1. Nguồn g ố c 55
1.2. Cấu tạ o 57
2. Đặc điểm định danh 59
2.1. Theo thời gian sinh trưởng hoặc thu hoạch

60
2.2. Theo chức năng 61
2.3. V ị 62
2.4. Màu s ắ c 62
2.5. Môi trường sống 63
2.6. Xuất xứ 65
2.7. Dựa trên các loài động vật khác 66
2.8. Dựa trên các đồ vật 67

2.9. Dựa trên loài thực vật khác
68
3. Ý nghĩa phái sinh 69
3.1. Sự chuyên nghĩa cua các từ tên gọi thực vật 69
2
3.2. Ý nghĩa biểu trưng
70
4. Tiểu kết 72
CHƯƠNG IV. CÁC THỦ PHÁP CHUYÉN DỊCH TÊN GỌI ĐỘNG -
THỰC VẬT TIÉNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 73
1. Dịch tương đương từ vựng 73
2. Dịch căn ke 74
3. Dịch tương đương văn hóa 75
4. Dịch giải thích 77
5. Thủ pháp vay m ượn 78
6. Các yếu tổ ngoài ngôn ngừ ảnh hưởng đến dịch thuật

80
7. Tiểu kết 82
KẾT L U ẬN 83
PHỤ LỤC I: DANH MỤC TÊN GỌI ĐỘNG V Ậ T
85
PHỤ LỤC II: DANH MỤC TÊN GỌI THỤC V Ậ T 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
123
NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH D Â N 126
3
Lời cam íỉoan
Tôi xin cam đoan các kết quả được đưa ra trong luận văn này là
trung thực, chưa từng được công bổ trên bất cứ tài liệu khoa học nào.

Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Kiều Phương Nga
4
LỜI CẢM ƠN
Những dòng đầu tiên của cuốn luận văn này, tôi muốn dành để
bày tỏ sự cảm ơn đến tập thể các giáo sư, các nhà khoa học, các thầy cô
giáo cùng toàn the cán bộ Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tinh giảng dạy
và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa học.
Lời cam ơn đặc biệt tỏi xin gửi đén PGS. TS. Nguvền Hồng cốn -
người đã rất kiên nhẫn, tỉ mỉ hướng dần và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn trong suốt thời gian dài vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết om vô hạn đối với gia đình đã
tạo mọi điều kiện để giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi hoàn thành luận
văn này.
Kiều Phương Nga
5
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới ước tính có khoảng gần 6000 ngôn ngừ, và để có một
:iếng nói chung cho ngôi nhà thế giới, người ta không ngừng tìm kiếm
:nột thứ ngôn ngừ phổ quát nhất. Nhưng tiếc thay, điều đó chẳng bao giờ
có thể trở thành hiện thực bởi tiềm ấn trong mồi cộng đồng - ngôn ngừ là
những ban sắc văn hóa riêng và trên tất cả là tinh thần dân tộc. Không
một dân tộc nào lại sẵn sàng nhường bước cho một một dân tộc khác chi
phối cái “tôi” của mình trước hết bàng ngôn ngữ và rồi bằng những giá
ìrị văn hóa của mình. Nhung mối liên hệ giao lưu giữa con người, giữa
các dân tộc lại là cần thiết để phát triển thế giới, và sự tiếp xúc, trao đổi
này chỉ có thể xảy ra khi có sự hiểu biết chung như nhau giữa những
người tham gia đổi thoại. Kiến thức chung ấy không gì khác ngoài

những tri thức về lịch sử, văn hóa và ngôn ngừ.
Là một người nói tiếng Anh như một ngoại ngừ, tôi cũng rất hy
'Ọng những hiểu biết của mình sẽ góp một phần đưa văn hóa Anh gần
gũi hơn với văn hóa Việt của chúng ta. Và đề có thể làm được chút ít
rhững gì mong muốn, tôi đã chọn các từ ngừ thuộc hai trường từ vựng
¿ông vật và trường từ vựng thực vật trong tiếng Anh làm đổi tượng
rghiên cứu. Sở dĩ, tôi lựa chọn hai trường từ vựng này là vì đây là những
tường từ vựng cơ bản của hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngừ, có trước
tên cả về phương diện cá thể lẫn phát sinh loài. Thứ hai, đây là những
rường từ vụng có sự biến đổi nghĩa rất phong phú. Và cuổi cùng, đây là
rhừng lớp từ cơ bản hàm chứa rất nhiều yếu tổ văn hóa, mang đậm tính
(ách dân tộc.
2. Đối tuọng và phạm vi nghicn cứu của luận văn
PI I An m o DÀIJ
6
Dôi tượng nghiên cứu là các trường từ vựng tên gọi động vật và
trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Anh.
Tên gọi động - thực vật có thế được nghiên cứu ớ nhiều phương
diện khác nhau. Trong luận văn này, trường từ vựng động - thực vật
tiếng Anh sẽ được nghiên cứu ớ đặc điếm ngừ nghĩa, đặc trưng văn hoá,
phương thức định danh động - thực vật, và một số thủ pháp dịch tên gọi
động - thực vật tiếng Anh sang tiếng Việt.
3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• • • o
3.1. Mục đích nghicn cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát, xem xét trường từ
vựng tên gọi động vật và trường từ vụng tên gọi thực vật trong tiếng
Anh, từ đó làm sáng tỏ đặc điểm dân tộc của ngôn ngừ và từ duy nói
chung, ở người Anh và trên phương diện nào đó ở người Việt, nói riêng.
Bên cạnh đó, luận văn cũng cổ gắng rút ra những nhận xét về cách thức

chuyển dịch hai trường từ vựng này từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đẻ đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn phải giải
quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thổng hoá một cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hai trường từ
vựng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc này.
- Khảo sát đặc điêm của quá trình định danh động - thực vật như là
kết quả của quá trình tri nhận.
- Khảo sát đặc điểm ngừ nghĩa tên gọi động - thực vật tiếng Anh.
- Tìm hiếu những phấm chất liên tướng, so sánh của động - thực
vật.
7
- Nhận xét vê đặc diêm tư duy ngôn ngừ ở người Anh so với người
Việt.
- Khảo sát các kiêu dịch thuật và một số cách xứ lí trong chuyến
dịch hai trường từ vựng này.
4. Tư liệu và phuong pháp nghiên cứu
4.1. Tư liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu của luận văn bao gồm 895 tên gọi động vật và
620 từ tên gọi thực vật được tìm thấy trong các cuốn từ điển sau đây:
(Ị) Từ điển Việt - Anh, Nhà xuất bản Tp. HCM, 2000
(2) Từ điển Anh - Việt, Nhà xuất bän TP.HCM, 2000
(3) Từ điên Etymophology tại trang web
m online.com/index.php
(4) Skeat, Walter w. , The Concise Dictionary o f English
Etymology, ISB N 0-7881-9161-6, 2000
(5) Skeat, Walter w., An Etymological Dictionary o f the English
Language, ISBN 0-J9-863104-9, 1963
(6) Từ điển Lạc Việt, 1997.
4.2. Phuong pháp nghiên cứu

Đề giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sẽ sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp đối chiểu từ vựng,
phương pháp thống kê ngôn ngữ học và phương pháp phân tích mô tả
cấu trúc, ngừ nghĩa.
5. Kết cấu cua luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn bao gồm bổn chương
với các nội dung chính như sau:
8
- (."hương I: Cư sở lí luận chung
- Chương II: Trường từ vựng tên gọi động vật trong tiêng Anh
- Chương III: Trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Anh
- Chương IV: Một số thủ pháp chuyển dịch trường từ vựng động-
thực vật từ tiếng Anh sang tiếng Việt
- Phần phụ lục
- Tài liệu tham khảo và nguồn tư liệu trích dẫn
9
CHƯƠNG I
CO SỞ LÝ THUYÉT
1. Mối quan hệ giũa ngôn ngữ và văn hóa
1.1. Ngôn ngũ’ là gì?
Quả thật, ngôn ngừ loài người là một hiện tượng vô cùng phức
tạp, dễ trong cách nhận ra chúng nhung khó trong cách tìm hiểu về
chúng. Chẳng thế mà bấi cứ ai cũng có thể chỉ ra cái gì thuộc về ngôn
ngừ, nhưng ngược lại nếu chúng ta đặt càu hỏi: “Ngỏn ngừ là gì?’' thì lại
là cả một vấn đề hóc búa và loài người đã mất rất nhiều năm để tìm ra
câu trả lời cho nó.
Trong lịch sử đã có nhiều quan niệm, giả thuyết khác nhau về khái
niệm ngôn ngừ. Theo Rodextvenski thì các “giả thuyết về nguồn gổc
ngôn ngừ mà các nhà ngôn ngữ học buộc phải tiếp xúc, liên quan đến hai
lĩnh vực nhận thức Triết học và Ngữ văn học”[28,5]. Từ khía cạnh triết

học các giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ dựa trên cơ sở các cứ liệu của
các ngành khoa học khác nhau, đã chỉ ra quá trình hình thành con người,
xã hội và ý thức xã hội. Từ khía cạnh ngữ văn học các giả thuyết về
nguồn gổc ngôn ngừ được xây dựng trên giả thuyết về sự hình thành các
hiện tượng ngôn ngữ, từ đó nhàm giải thích cấu tạo của hệ thống ngôn
ngừ. Thực chất của vấn đề, để trả lời câu hỏi “Ngôn ngữ là gì?”, người ta
chỉ xoay quanh các vấn đề:
Ngôn ngừ là hiện tượng tự nhiên hay là hiện trong xã hội?
Ngôn ngừ sinh ra từ đâu? Nó có tính di truyền không?
Ngôn ngừ có giống với công cụ lao động không?
Ngôn ngữ thuộc cơ sở hạ tầng hay thuộc kiến trúc thượng tầng?
10
Coi ngôn ngừ là một hiện tượng xã hội, là phương tiện giao tiêp
quan trọng nhât của con người, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, Mác
và Ảnghen đã chứng minh rằng, ngôn ngữ là sản phâm được tạo thành từ
một lọai vật chât đặc biệt là bộ óc cua con người và xuất hiện đồng thời
cùng với tư duy dưới tác dụng của lao động: “Ngay từ đầu đã có một sự
rui ro dề nặng lên “tinh thần”, đó là sự rủi ro bị một vật chất làm “hoen
ố””[21,29]. Quan điếm này đã bác bỏ ý kiến cho rằng ngôn ngừ là hiện
tượng sinh vật mang tính di truyền. Và thực tế đã chứng minh điều đó,
người ta có được ngôn ngừ là nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những
người cùng sống ở xung quanh. Hơn nữa so với tiếng kêu của loài động
vật, ngôn ngừ loài người cũng khác hăn về chất. Tiếng kêu của loài vật
cỏ thế là những tín hiệu gọi bầy, báo tin khi gặp nguy hiểm nhưng đó là
những tiếng kêu bấm sinh là kết quả của quá trình di truyền chứ không
giống như quá trình trẻ em học nói. Nhiều người cùng dẫn chứng là một
số loài vật nói được tiếng người, nhưng quả thật đó là quá trình rèn luyện
phản xạ có điều kiện. Để chứng minh rõ hơn cho điều đó, Ch. Hocket đã
xác định các “đặc tính phổ quát của ngôn ngữ khi so sánh với các hệ
thống tín hiệu của động vật và đưa ra những đặc tính chung của ngôn

ngừ”[15,5].
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân ai đó. Vì
ngôn ngừ có “tính bắt buộc của cùng một hình thái ngôn ngữ đối với tất
cả mọi người trong cộng đồng, vì việc phát âm các từ hình thành do
những nguyên nhân chung cho mọi người, mà nằm ngoài đổi với mỗi cá
nhân”[28,21].
Ngôn ngừ là một hiện tượng xã hội vì trước hết đơn giản là nó
không phải là hiện tượng tự nhiên. Ngôn ngừ chỉ sinh ra và phát triên
trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu: người ta phải giao tiếp
với nhau trong quá trình sổng và tồn tại, phát triển. Vì thế, khi nói đến
11
nguồn gốc ngôn ngữ, Ảnglien cho ràng “ngôn ngừ là một trong các
phương diện hay là một trong các hệ thống cấu trúc tính của xã hội”.
[28,31].
Còn có rất nhiều gia thuyết về nguồn gốc ngôn ngừ khác nữa, ví
dụ như thuyết cảm thán mà chủ trương cho quan niệm này là Humbolt và
Russo, thuyết khế ước xã hội được bẳt nguồn từ một số ý tưởng của nhà
triết học cồ đại Democrit, hay thuyết cử chỉ được thịnh hành vào thế kỉ
XIX - XX mà chủ trương là Vunler. Và cũng có ý kiến tuyệí đối hóa thế
giới lại cho rằng ngòn ngừ cũng giống như một cơ thể sinh vật, cũng có
một quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Nhung lý thuyết này không
có cơ sở đứng vừng. Các cơ thế sinh ra sau thời kỳ phát triển rực rỡ đều
chuyển sang giai đoạn thoái hóa để dẫn đến suy tàn, diệt vong. Nhưng
ngôn ngừ loài người từ khi sinh ra đến nay, trải qua ngàn vạn năm vẫn
liên tục phát triển. Ngôn ngừ sẽ tồn tại song hành với loài người. Nó chỉ
mất đi khi loài người không còn nữa.
Bất cứ ai cũng cần có nhu cầu giao tiếp với những người xung
quanh để trao đổi tâm tư tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm Những sự
trao đổi đó chỉ có thể thực hiện được khi con người có một tín hiệu
chung và tín hiệu tốt nhất, trọn vẹn nhất chính là ngôn ngừ. Chức năng

trung tâm của ngôn ngừ là chức năng giao tiếp.
Ngôn ngừ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Sở dĩ nó quan trọng nhất là vì trên góc độ lịch sử và toàn diện mà xét,
không một phượng tiện giao tiếp nào có thể sánh được với nó.
Ngoài ra, ngôn ngừ còn có một chức năng vô cùng quan trọng là
chức năng phản ánh. Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách
quan xung quanh - chủ yếu được tiến hành, được biểu hiện dưới hình
thức ngôn ngừ. Đúng như nhà ngôn ngữ học X.Kondilax E.B nhận định:
12
'‘Việc thế hiện tư duy bằng ngôn ngừ có thể thấy rõ trong từng hoạt động
lời n ỏ n 18,78].
Như vậy, chung quy lại cái nảy sinh ra ngôn ngừ không gì khác là
sự tác động một cách có ý thức của con người vào thế giới tự nhiên, hay
nói ngan gọn hơn là nhờ lao động của con người. Bới vì như Mác đã lí
giải: “Đầu tiên con người sáng chế ra công cụ sản xuất. Việc sáng chế ra
công cụ sản xuất dần đến sự cần thiết để chỉnh đốn hoạt động cùng
chúng mang những mầm mống của sự phân công lao động, tức phải thỏa
thuận kế hoạch công việc, cùng chung hoạt động đanh giá việc đã làm.
Từ đó xuất hiện nhu cầu thiết yếu về phương tiện giao tiếp” [22,737],
Lao động-tư duy-ngôn ngừ là mổi quan hệ qua lại, tác động tương hồ lẫn
nhau, giúp nhau cùng phát triển. Bởi vì lao động làm nảy sinh và thúc
đấy sự phát triển của tư duy và ngôn ngừ. Khi tư duy, ngôn ngừ phát
triển nó lại có tác động ngược lại làm cho lao động ngày càng được cải
tiến, tinh xảo hơn, tạo ra những hiêu quả cao trong lao động. Nhiều phát
minh ra đời, cùng với nó là hệ thống từ ngữ ngày càng được làm giàu và
phong phú. Con người ngày càng thoát xa khỏi trạng thái hoang sơ. Giờ
đây không chỉ còn là vấn đề sinh tồn mà con người ngày một vươn tới
những nhu cầu mới về ăn ở, nghệ thuật.
Như vậy, ngôn ngừ không chỉ có chức năng giao tiếp mà còn hoạt
động với tư cách là công cụ của tư duy, công cụ phản ánh tư tưởng. Cái

làm cho con người khác hẳn với loài vật chính là con người là loài động
cao cấp, có tư tưởng, có tư duy và tư duy bàng ngôn ngừ. Đúng như Mác
nói: ’’Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy. Ngôn ngừ tồn tại cho người
khác và cho chính bản thân tôi. Ngôn ngừ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng” [23].
1.2. Văn hóa là gì?
13
Khái niệm văn hóa dang trở thành thông dụng, nhung định nghĩa
cua nó dường như bao giờ cũng tuột khởi chúng ta. Dù sao sự phát triển
của nó cũng gẳn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người.
Do ban chất rất đa dạng và nhiều màu sắc nên định nghĩa về văn hóa
cùng phong phú như bản tính vốn có của nó vậy. Hiện nay, có thể kể ra
được hàng chục định nghĩa khác nhau về “văn hóa”.
Năm 1952, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred Kroeber và Clyde
Kluckhohn, trong một nồ lực tìrn hiểu, đã công bố một cuốn biên soạn về
những khái niệm văn hóa “Culture; critical rewiew o f concepts and
definitions”. Trong cuốn sách này, họ thu thập được 164 định nghĩa về
văn hóa. Sự khác nhau của những định nghĩa này không chỉ là ở bản chất
của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính), mà cả ở
những cách sử dụng tương đối rộng rãi của từ “văn hóa”. Theo A.
Kroeber và c. Kluckhon, ít ra có hai cách hiểu khái niệm “văn hóa”. Một
cách, thừa kế triết học thời Khai Sáng, gọi di sản học thức tính luỳ từ
Thời Cổ mà các dân tộc phương Tây tin chẳc là đã dựng lên nền văn
minh của họ trên đó, là “văn hóa”. Cách còn lại, chuyên về nhân học
hơn, thi gọi văn hóa là “toàn bộ nhừng tri thức, những tín ngưỡng, nhừng
nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng
lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội
nắm bắt được” [17].
Cũng bàn về văn hóa, tiến sĩ Sumi Zakura (Nhật) cho ràng văn hóa
là “một kho tàng tổng hợp túi khôn và lối sống của một dân tộc trải qua

nhiều thế hệ”[Dẫn theo 10]. Nhà nghiên cứu nhân văn của Trung Quốc
là giáo sư KC Chan lại định nghĩa văn hoá như là một sinh hoạt tinh thần
lần vật chất, ở mức độ cao cấp của một nhóm người có chung ngôn ngừ,
chung bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế và xã hội [Dần theo 10].
14
Trong các ngành học vê nhân văn ở châu Mỹ, khi nói đên văn hóa,
người ta thường nhăc nhở đến ba tên tuôi là Matthew Arnold, Raymond
Williams, và Cliffort Geertz.
Quan điểm văn hóa của Arnorld thiên về lý tưởng. Ông cho ràng
văn hóa là những gì liên quan quan đến cái đẹp, sự thông minh và toàn
hao: “Văn hóa là sự hiẻu biết và thướng thức tinh tế các nghệ thuật, tư
tưởng ở mức độ cao”[2]. Ngược lại, Williams tranh biện lại ràng, “văn
hóa không chỉ là những gì cao siêu mà văn hóa còn là những gì rất bình
thường trong cuộc sống"[34]. Geertz thì lại đứng trên quan điếm của dán
tộc học để nhìn văn hóa như là sản phấm tinh thần lẫn vật chất riêng biệt,
độc đáo liên quan đến từng dân tộc bao gồm “Những gì con người nghĩ,
những gì họ làm, và những gì họ sản xuất”[12].
Ớ Việt Nam rất nhiều học giả, chẳng hạn như Đồ Hữu Châu chấp nhận
quan điếm của Ward Goodenough về văn hóa: “Văn hóa của một xã hội
theo tôi quan niệm bao gồm tất cả những cái gì mà một người phải biết
và phải tin để có thể hành xử theo cách sao cho được các thành viên khác
trong cộng đồng chấp nhận Văn hóa vốn là những cái mà con người
phải học mới có được khác với vốn tài sản thừa kế sinh vật của mình,
quy cho đến cùng là những hiểu biết sản phẩm của sự học tập, theo cách
hiểu chung nhất của thuật ngữ này”[4]. Bên cạnh đó, cũng có một số nhà
nghiên cứu khác như Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng thì đồng tình
với định nghĩa mà tổ chức Văn hóa - Giáo dục Unesco đưa ra: “Văn hóa
là một hệ thổng hừu cơ các giá trị tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường thiên nhiên và xã hội”[30,10].

Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, nhưng nếu
dựa vào ý kiến đã được các nhà nghiên cứu Xô Viết (trước đây) nhất trí
thì chúng ta có thế xem “văn hóa” như toàn bộ các kết quả và quá trình
15
hoạt động xã hội của con người, đối lập với hoạt động tự nhiên bên
ngoài, tức những diêu kiện tôn tại của con người và không phụ thuộc vào
con người. “Văn hóa” bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh
thần, tương ứng với hai tiểu văn hóa thành phần là văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần [ 16,11 ].
Các khái niệm văn hóa có thê khác nhau về tiểu tiết và mức độ
cao thấp trong cách nhìn, nhưng về đại thề vần có cái “sườn” tượng hình,
khả dĩ tạm chấp nhận như dáng trái núi không giống dáng con sông hay
giá trị tinh thần khòng thể so với gia tài có bao nhiêu mẫu đất.
1.3. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Giữa ngôn ngừ và văn hóa, ngôn ngừ học dân tộc và văn hóa dân
tộc, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau trong quá
trình tồn tại và phát triển. Các nhà nhân chủng học xã hội đã coi ngôn
ngữ là yếu tố hay bộ phận hữu cơ của văn hóa. Tuy nhiên, ngôn ngừ vẫn
là một thành tố độc lập của văn hóa. Nó chiếm một vị trí hết sức đặc biệt
trong nền văn hóa. Tại sao vậy? Bởi vì, ngôn ngừ chính là phương tiện
tất yếu và cũng là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của
các thành tố khác trong một nền văn hóa. Chính ngôn ngừ là một trong
những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa dân tộc nào. Đó là
cái kho lưu giữ và thể hiện rõ nhất đặc điểm của nền văn hóa dân tộc. Vì
vậy có thể khẳng định rằng ý kiến của A. T. Araeb là hoàn toàn đúng đắn
và có sức thuyết phục khi ông cho rằng ngôn ngừ của một dân tộc đã
thực hiện “chức năng đặc trung dân tộc”[ Dần theo 16,13]. Ngoài ra, nhờ
có tính kề thừa mà ngôn ngữ đã thực hiện được chức năng lưu trừ (hay
tích lũy) tri thức để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong sự phát
triển tinh thần của con người. Đó là căn cứ vừng chẳc để

B.T.Koctomapob coi “ngôn ngừ là tấm gương thực sự của nền văn hóa
dân tộc” [Dần theo 16,13].
16
1.3.1. Nị»ôn ngfrcó vai trò lưu trữ và báo tồn văn hóa
Như chúng ta dã biết, ngôn ngừ tồn tại dưới hai dạng nói và viết,
được biêu hiện qua các ký hiệu mang tính vật chât là âm thanh và chừ
viết.
Hệ thống chữ viết chỉ chung hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn
ngừ. Neu ngôn ngừ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu
của kí hiệu. Chừ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngừ nhưng không thế
đồng nhất ngôn ngừ và chừ viết. Ngươi ta có thế không biết chừ nhưng
vần có ngôn ngừ như thường, về mặt lịch sử, ngôn ngừ xuất hiện cùng
với xã hội loài người trong khi đó cho tới nay nhiều ngôn ngừ vẫn chưa
có chừ viết. Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng
mãi tới giai đoạn cao của xã hội loài người mới có chừ viết. Ảnghen đà
viết: "Giai đoạn này bắt đầu với việc nấu quặng sắt và chuyển qua thời
đại văn minh với việc sáng tạo ra chữ viết có vần và việc sử dụng chừ đề
ghi lời văn" [1,36]
Đổi với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chừ viết có một
vai trò rất to lớn. Ngôn ngừ, cái công cụ giao tiếp chủ yếu của con người,
dầu sao vẫn có những hạn chế nhất định. Vì vỏ vật chất của ngôn ngừ là
âm thanh cho nên nếu ở xa nhau không thể nghe nhau nói được bởi vì
khả năng của tai người là hữu hạn. Nếu muốn trao đổi tâm tư tình cảm
với nhau cũng phải gặp nhau để trực tiếp giãi bày, hoặc khi muốn truyền
đạt lại những kinh nghiệm cũng thật khó khăn. Lúc đó, chỉ nhờ đến hình
thức truyền miệng. Cùng chính vì cách thức truyền tin rất đồi “thô sơ”
như vậy mà rất nhiều kinh nghiệm hay đã bị lãng quên. Nhưng cũng có
thể đây là cơ hội tổt để cho những câu thành ngữ, tục ngừ, ca dao ra đời
chăng? Kho tàng văn học dân gian của chúng ta mới trở nên phong phú
và đẩy ẳp kinh nghiệm chăng? Tuy vậy, chúng ta cũng nhận thấy được

sự hạn chế của việc lưu giữ lại bàng miệng. Chẳng thế mà, sự hạn hẹp cả
vê không gian và thời gian, cả về tầm vóc thông tin nên các nhà truyền
giáo đã buộc phải nghĩ cho dân tộc chúng ta một loại chừ viết. Và qua
nhiêu năm sau khi loài người sử dụng chừ viết, Rodextvenski đà khăng
định “Việc hình thành chừ viết làm cho tư duy ngôn ngừ trở nên sâu
hơn” [28,103]. Như vậy, sự ra đời của chừ viết là một bước ngoặt kỳ
diệu trong sự phát triên của tư duy loài người.
Chúng ta hãy tưởng tượng xem, nếu không có chữ viết thế hệ đầu
lien là A chẳng hạn đúc kết ra được kinh nghiệm, và truyền đạt lại cho
thế hệ B, rồi đến thế hệ c phai lình hội tri thức tư thế hệ A, và B CỨ
như thế qua các thế hệ, lượng thông tin rơi rụng dần, bởi lẽ không thế
nào giữa các thế hệ lại truyền tải được đầy đủ và trọn vẹn tất cả các
thông tin. Và điều cơ bản là nếu không có chừ viết thì có thể kéo theo
việc những người chết đi sẽ đem theo vô sổ các thông tin mà chưa kịp
truyền đạt cho thế hệ sau. Do vậy, việc hình thành chữ viết được Ảnghen
“gắn với việc hình thành nền văn minh, còn ngôn ngữ nói trước khi có
chừ viết được coi là hoang dại, hồn độn - thuộc thời kì đầu tiên của sự
phát triển văn hóa”[24]. Những âm thanh ngôn ngữ theo quan điểm của
Ănghen “là cơ sở để tạo ra các hình thức tư duy của con người và hình
thành ý thức xã hội”[24].
Vậy là ngôn ngữ và chừ viết đều là những yếu tổ tham gia vào
việc lưu trữ và bảo tồn văn hóa.
1.3.2. Ngôn ngữ có vai trò sáng tạo và phát triển văn hóa
Thật vậy, ngôn ngữ có vai trò sáng tạo và phát triển văn hóa. Ngôn
ngừ đóng vai trò như là cái vỏ bọc, là chất liệu trong việc tạo ra các sản
phầm có giá trị văn hóa. Chúng ta có thế nhận thấy một điều rất dễ dàng
là, ở dưới góc độ nào đi chăng nữa tất cả sản phẩm của văn hóa cho dù là
vãn hỏa vật chất hay văn hóa tinh thần đều có nguồn gốc từ ngôn ngừ.
Bởi lẽ, đúng như Ảnghen đã nói: Ngôn ngừ như một biểu hiện thực tế
18

trực tiêp của tư tưởng. Không the có tư duy nuoài ngôn ngừ, và bât cứ
một sáng chế nào, phát minh nào cũng được khởi phát từ tư duy. Như
vậy, ngoài vai trò là chất liệu trực tiếp cho sáng tạo các sản phâm văn
hóa tinh thẩn ngôn ngừ còn là phương tiện bên trong của quá trình sáng
tạo ra các giá trị văn hóa vật chất.
Diều này khăng định vai trò to lớn của ngôn ngữ, người ta cần
ngôn ngừ để đúc kết kinh nghiệm, kế thừa các thành tựu của quá khứ để
tiếp tục sáng tạo và phát minh ra cái mới về khoa học và kĩ thuật. Xét về
góc độ mà nói, ngôn ngừ được xem như là một công cụ cho con người
tiếp tuc cái mới, nâng cao năng lực nhận thức và kích thích sự sáng tạo.
Những thay đổi của ngôn ngừ sê tạo ra những bước phát triển rất đáng kể
về văn hóa.
Quả thật, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn
hóa. Điều này phản ánh rất rõ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Chúng
ta cần có ngôn ngừ để trao đổi, truyền đạt cho nhau những sản phẩm
mang tính văn hóa giữa những dân tộc xa xôi với nhau. Chúng ta cần có
ngôn ngừ để kết nổi giữa những con người trên khẳp hành tinh này với
nhau Mổi quan hệ giữa ngôn ngừ và lịch sử văn hóa đã được loài
người nhận ra từ lâu, và chính N.I. Konrad (1891-1970) cũng đã chứng
minh điều này một cách tỉ mỉ. Ông chia văn hóa thành ba dạng: văn hóa
thế chất, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Và khẳng định ngôn ngữ
liên quan đến cả ba dạng văn hóa. Các ngôn ngữ khác nhau đòi hỏi
những loại văn hóa thể chất khác nhau, đòi hỏi các dạng và trường phái
văn hóa thể chất khác nhau. Văn hóa vật chất trong lĩnh vực ngôn ngừ thể
hiện ở sự tồn tại của các phát minh và phổ biến các phương tiện trong tạo
lập và ghi lại lời nói, như các chất liệu, phưong tiện dùng để viết chữ,
các dạng ấn phẩm khác nhau, điện tín, điện thoại, phát thanh, truyền
19
hình và nhiều các công cụ khác phục vụ cho việc biến đổi lời nói từ
dạng này sang dạng khác [19],

1.3.3. Ngôn ngữ là tấm gưoìig phán chiếu văn hóa
Ngôn ngừ không phải là phản ánh thụ động của văn hóa. Mồi
ngôn ngừ sẽ lựa chọn một hệ thống kí hiệu duy nhất của mình, sự lựa
chọn này một phần đáp ứng những nhu cầu văn hóa, và một phần tuân
theo tính võ đoán nội tại của quá trình.
Điều này nghe tưởng chừng như rất mơ hồ trừu tượng, nhirng thực
ra lại vô cùng dễ hiếu và dễ nhận ra. Dựa vào ngôn ngừ được nói hay
được viết chúng ta có thể nhận ra được tác giả đang nói thứ ngôn ngừ
thuộc về thời kỳ nào. Ví dụ rất đơn giản: Ớ thời kỷ phong kiến chúng ta
có rất nhiều từ mang đặc thù thời đại như: vua, quan, tế tướng, công
chúa Neu như xem một vở kịch hay đọc một tác phẩm nào đó mà có
những từ ngữ này chúng ta có thể nhận ngay ra được tác phẩm đó viết về
thời kỳ phong kiến. Hay như việc hiện nay có rất nhiều Việt kiều trở về
nước sau nhiêu năm lưu lạc ở nước ngoài, họ dùng từ mà nếu chúng ta
nghe sẽ thấy có vẻ hơi “cổ” và sẽ biết được những người đó đã sổng và
tiếp thu nền văn hóa của chúng ta từ những năm nào?
Bên cạnh đó, ở thời kỳ hiện nay, do yêu cầu của sự phát triển
chúng ta lại nói nhiều đến: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bàng xã
hội, tự do dân chủ, Nhung có thể đến một thời kỳ nào đó khi chúng ta
đặt ra những mục tiêu phấn đấu khác, và chúng ta đã có những thứ đó rồi
thì chúng ta lại ít sử dụng những từ đó.
Văn hóa và ngôn ngừ có liên hệ chặt chẽ, không thê tách rời. Ngôn
ngữ là phương tiện chuyên chơ văn hóa và văn hóa chứa đựng trong
ngôn ngừ. Người ta đã nói ràng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn
hóa dân tộc, nhờ ngôn ngừ và văn tự để được lưu truyền và trong tương
20
lai, nên văn hỏa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và
phát triên ngôn ngừ lại luôn luôn đi song song với biển đổi và phát trien
văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn
ngữ, và tất nhiên muổn đi sâu vào ngôn ngừ phải chú tâm đến văn hóa.

Điều đó được thê hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn
hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bổi cảnh văn hóa khác
nhau.
2. Từ ngũ- và các nhóm từ văn hóa
2.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ
Như chúng ta đã biết, trong ngôn ngừ từ được xem là những đơn
vị có tính hai mặt, có hình thức âm thanh, có ý nghĩa và có khả năng trực
tiếp kết hợp với nhau để tạo thành các câu cụ thể, gặp trong khi nói và
tông thê thông nhât vê phát âm (và kí tự), thê hiện một khái niệm và hình
ảnh nhất định gắn với sự phát âm đó” [28,175].
Trong mồi một ngôn ngữ, sổ lượng các từ là vô cùng lớn mỗi từ
lại có một bộ phận mặt âm thanh riêng và một nội dung ý nghĩa có phần
riêng biệt, cụ thể. Mỗi câu lại chứa đựng một số lượng từ ngừ cụ thể và
một ý nghĩa cụ thể có phần riêng biệt.
Các từ của mỗi một ngôn ngữ luôn biến động (các từ cũ có thể mất
đi, hoặc có thêm nghĩa mới, các từ mới nảy sinh) và chúng còn có thể
được sử dụng theo các màu sắc cá nhân hay xã hội, đúng như
V.F.Humboldt phát biểu: “Từ là sự biểu hiện quan điểm riêng của chúng
ta về sự vật. Đây là nguồn gổc chính của sự đa dạng về những cách biểu
hiện cho cùng một sự vât”[Dan theo 32,101]. Từ ngừ có thể phản ánh
chân thực cuộc sống của xã hôi đương thời. Chính vì thế Rodexvenski
cũng đã nhấn mạnh “ngôn ngữ luôn được nghiên cứu như một hiện
tượng có tính chất khấc họa xã hội Nó thế hiện các đặc điểm của xã
21
hội, như dân tộc, phân công lao động, văn hỏa và lịch sử văn hóa, cấu
trúc xã hội” [28,66], Như thế có thể hiểu nôm na rằng ở vào một thời
điếm nào đó, từ này được thịnh hành nhưng khi lịch sứ thay đôi người ta
lại có thể lại không còn sử dụng từ dỏ nữa. Tuy nhiên, dường như từ ngừ
trong tất cả các ngôn ngừ có xu thế ngày một phong phú hơn bởi sự giao
thoa văn hóa manh mẽ và các từ vay mượn giữa các ngôn ngừ nảy sinh

từ những quá trình đó.
Từ cũng là một đơn vị tồn tại tự nhiên trong ngôn ngừ và chính nó
là dơn vị trung tâm của ngôn ngừ, bởi vì đối với mồi chúng ta, nói như ý
của E.Sapir thì việc nhận thức từ như là cái gì đấy hiện thực về mặt tâm
lí, chẳng có khó khăn gì đảng kể.[29].
Như vậy, chúng ta có thể thấy ràng, mồi một nhà nghiên cứu có
một cách hiều riêng về từ, nhưng tất cả họ vẫn chưa thể thống nhất cùng
đưa ra một định nghĩa duy nhất khái quát, đầy đủ về từ cho tất cả mọi
ngôn ngừ.
2.2. Ý nghĩa văn hóa trong từ ngữ
Ý nghĩa của từ là một dạng tri thức về thế giới. Bởi vậy, nó phụ
thuộc vào các đặc trưng và thuộc tính của đối tượng. Trong ý nghĩa của
từ có lưu giữ lại sự hiểu biết của con người đã thu nhận, tích lũy được
trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Các tri thức đó phản ánh
trình độ hiểu biết mà ý thức xã hội đã đạt được ở giai đoạn hiện tại.
Chẳng thế mà A.P.Luria đã phát biểu rằng: “Thông qua nghĩa của mình,
từ thể hiện quá trình phản ánh trực tiếp, cảm giác về thế giới”[32,24,]
Ngoài ra, trong ý nghĩa của từ cũng còn ghi giữ lại cả những yếu tổ của
nền văn hóa dân tộc như: sự biểu trưng, ẩn dụ, Mồi một xã hội lại có
những đặc trưng, và thực tại khách quan là một thê liên tục, ngôn ngừ
nào cũng phản ánh thực tại khách quan, nhung mồi ngôn ngừ phân cách
thực tại khách quan theo cách riêng của mình. Thế nên, E.Ph.Tarasob,
22
A.Sorokin nhân mạnh: “Mặc dù là quy luật chung phản ánh hiện thực
khách quan của ngôn ngừ bản ngừ thuộc ngôn ngừ (văn hóa) khác nhau,
nlurng trong hệ thông ý nghĩa không thê không phản ánh đặc trưng văn
hóa - dân tộ c ”[32,25].
Theo học thuyết phản ánh cúa v .l. Lênin, ý nghĩa của từ chính là
sự phản ánh hiện thực một cách đặc biệt qua ý thức con người với tư
cách là đại diện của một cộng đồng văn hoá-ngôn ngữ nhất định. Viện sĩ

A .n . í lea đã chứng minh và đi đán kết luận rằng “ý nghĩa lập thành nội
dung của ý thức xã hội”[Dần theo 16,14], Nhiều nhà ngôn ngừ học còn
chỉ ra rằng trong ý nghĩa của từ không phải chỉ có sự hiểu biết kinh
nghiệm về lịch sử - xã hội đã được kết tinh qua nhiều thế hệ của một
cộng đồng người mà còn có cả thành tố văn hoá- lịch sử. Đó là cơ sở để
Rodextvenski khẳng định: “Ngôn ngừ, ngoài các yếu tố dân tộc và chức
năng, còn thề hiện lịch sử hạ tầng cơ sở của xã hội, lịch sử kĩ thuật và
văn học”[28,59].
Như vậy, ngôn ngừ là hình thức tồn tại kinh nghiệm lịch sử- xã
hội của nhân loại. Chúng ta có thể chỉ ra được những điểm, những xu
hướng biển đổi ngừ nghĩa giống nhau tồn tại trong các ngôn ngừ khác
nhau. Ví dụ: Các ngôn ngữ Tây Kavkaz, Kartven và Dagestan thuộc các
dân tộc có nguồn gốc gần nhau, các dân tộc này có những điểm chung
thể hiện rõ trong lịch sử văn hóa, lãnh thổ cư trú, và lịch sử dân tộc. Bên
cạnh đó, trong ý nghĩa ngôn ngừ còn có cả những yếu tổ chỉ đặc thù cho
một nền văn hoá nhất định. Có thế kể ra được, đó là những khái niệm,
những đặc tồn do kinh nghiệm lịch sử của một dân tộc tạo ra phù hợp vơi
điều kiện sống, nền văn hoá, xã hội của nó. Bởi vậy, ý kiến sau đây của
Rodextvenski là hoàn toàn đúng đắn: “Ngôn ngừ ủng hộ lịch sử dân tộc
nói chung. Điều đó có thể được, vì sự thay đổi trong ngôn ngừ xảy ra
23
trong một dân tộc thì giống nhau và trong các dân tộc khác nhau thì khác
nhaiT[28,57].
Có thẻ dễ dàng nhận ra ngay răng trong lĩnh vực ý nghĩa của từ,
đặc trung văn hóa dân tộc được biêu hiện rõ rệt nhất ở ý nghĩa biểu
trưng, tức cách dùng có tính chất biểu trưng biểu vật của từ. Chẳng hạn:
Đổi với các nước Trung Quốc hay Việt Nam, Hạc là biếu tượng của sự
trường thọ. Vì vậy, tuổi hạc là tuổi thọ, tuổi cao, ví như sống lâu như
chim hạc. Tung, bách được dùng để biểu írưrig cho lỏng kiên trinh bất
khuât. Song, đối vơi người Nga thì lại khác: cây sồi - được dùng để biểu

trưng cho sức mạnh.
2.3. Các nhóm từ ngữ văn hóa trong các ngôn ngũ’
Các nhóm từ văn hóa trong mồi ngôn ngữ thường rất phong phú
và đa dạng. Có những nhà nghiên cứu như R.Mejer phân tách từ trong
ngôn ngừ ra thành ba kiểu trường ngữ nghĩa là: Trường tự nhiên (gồm
các tên gọi thực vật, động vật, bộ phận cơ the, cảm giác ), trường nhân
tạo (tên gọi các hàm cấp quân đ ội ), và trường bán nhân tạo (các tên
gọi (từ) nghề nghiệp của người đi săn hay ngư dân, các khái nhiệm đạo
đức ) [Dan theo 16,6]. Song cũng có nhà nghiên cứu phân tách lớp từ
trong ngôn ngừ theo một cách khác, như Tomalin và Stempleskin đã chia
ra ba nhóm từ văn hóa là: Trường ý tưởng (Ideas) (bao gồm giá trị, đức
tin, và thiết chế ), trường sản phẩm (products) (phong tục, tập quán, đồ
ăn, lối sổng, cách ăn mặc ), trường thái độ (âm nhạc, văn học, nghệ
thuật )[33]. Trái lại, p.Newman lại phân biệt thành 5 nhóm từ văn hoá
cơ bản:
Trước hết, đó là những nhóm từ gọi tên sự vật, hiện tượng, chẳng
hạn như tên gọi của các hiện tượng, sự vật trong hệ sinh thái: tên gọi của
động thực vật, tên gọi của các con sông, ngọn núi
24

×