Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.66 KB, 15 trang )

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC GIẢI
PHÁP THU HÚT KHÁCH
1.MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH.
1.1 Khái niệm về khách du lịch.
Mặc dầu là ngành du lịch ra đời muộn hơn so với một số ngành kinh tế
khác nhưng hoạt động du lịch đã có từ xa xưa, tại các nước Ai Cập cổ đại, Hy
Lạp, La mã đã xuất hiện một số hình thức du lịch như du lịch công vụ của các
phái viên Hoàng Đế, du lịch thể thao qua các Olymipic, các cuộc hành hương
của các tín độ tôn giáo, du lịch chữa bệnh của giới quý tộc. Ngày nay, trên toàn
thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn
hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển ngày một mạnh mẽ
hơn. Trong các chuyến du lịch con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi,
giải trí mà còn phải được thoả mãn các nhu cầu khác, do vậy mà con người đi
du lịch với nhiều mục đích khác nhau: đi tham quan danh lam thắng cảnh, đi
nghỉ, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử văn hoá, công vụ…
Số lượng khách đi du lịch trên thế giới tăng lên đáng kể: từ 25 triệu lượt
người vào những năm 1950 đến năm 1995 số lượt khách tăng lên trên 500
triệu.
Còn ở Việt Nam lượng khách du lịch quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Tính
đến năm 2002 lượng khách vào Việt Nam là trên 2.600.000. Trở thành một
trong số các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
Hoạt động du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được coi là ngành
“xuất khẩu tại chỗ” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.. Tốc độ tăng thu nhập của
ngành du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế khác. Người ta
thống kê trên toàn thế giới: năm 1950 thu nhập ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ
chiếm 2,1 tỉ USD và con số này đạt 338 tỷ USD vào năm 2002.
Để cho ngành du lịch hoạt động và phát triển thì “khách du lịch” là nhân
tố quyết định. Chúng ta biết rằng nếu không có hoạt động của khách du lịch thì
các nhà kinh doanh du lịch cũng không thể kinh doanh được. Không có khách
thì không có hoạt động du lịch.
Đứng trên góc độ thị trường “cầu du lịch” chính là khách du lịch, còn


“cung du lịch” chính là các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. Vậy khách du lịch là
gì và họ có nhu cầu gì?
Đã có nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch của các tổ chức và các
nhà nghiên cứu để xác định rõ hơn khách du lịch là ai. Sau đây là một số khái
niệm về khách du lịch:
+ Nhà kinh tế học người Áo - Jozep Stender - định nghĩa: “Khách du lịch là
những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để
thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
+ Nhà kinh tế người Anh - Olgilvi khẳng định rằng: “Để trở thành khách
du lịch cần có hai điều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới một
năm; thứ hai là phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác”.
+ Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị
Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người
lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
trong thời gian 24h hay hơn”.
+ Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam (Điều 20): Khách du lịch gồm
khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế (*).
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về khách du lịch như định nghĩa của
Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989: “Khách du lịch quốc tế là
những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác
nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng nếu trên 3 tháng, phải
được cấp giấy phép gia hạn. Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du
khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước đó để trở về hoặc đến nước khác;
Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50
dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng

thời gian cùng ngày hoặc qua đêm”.
1.2 Phân loại khách du lịch.
Ngoài việc nhận thức rõ về định nghĩa khách du lịch, việc nghiên cứu cần
có sự phân loại chính xác, đầy đủ. Đó là điều thuận lợi cho việc nghiên cứu,
thống kê các chỉ tiêu về du lịch cũng như định nghĩa. Sau đây là một số cách
phân loại khách du lịch.
+ Uỷ ban thông lệ Liên hợp quốc đã chấp nhận các phân loại sau, các định
nghĩa chính của các phân loại:
Khách tham quan du lịch là những cá nhân đi đến một đất nước khác
ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12
tháng với mục đích chủ yếu không phải kiếm tiền trong phạm vi lãnh thổ mà
họ đến.
Khách du lịch quốc tế là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà
họ đến ít nhất là một đêm.
Khách tham quan trong ngày là tất cả những khách tham quan mà không
ở lại qua đêm tại đất nước mà họ đến.
Khách quá cảnh là khách không rời khỏi phạm vi khu vực quá cảnh trong
thời gian chờ đợi giữa các chuyến bay tại sân bay hoặc tại các khu vực nhà ga
khác.
+ Theo định nghĩa khách du lịch của pháp lệnh du lịch ban hành ngày
8/2/1999.
Khách du lịch có hai loại:
- Khách du lịch nội địa .
- Khách du lịch quốc tế .
Bên cạnh các phân loại này còn có các cách phân loại khác.
+ Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc:
Cơ sở của việc phân loại này xuất phát từ yêu cầu của nhà kinh doanh du
lịch cần nắm được nguồn gốc khách. Qua đó mới hiểu được mình đang phục vụ
ai? họ thuộc dân tộc nào? để nhận biết được tâm lý của họ để phục vụ họ một
cách tốt hơn.

+ Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp:
Cách phân loại này sẽ cho phép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ
bản và những đặc trưng cụ thể về khách du lịch.
+ Phân loại khách theo khả năng thanh toán:
Xác định rõ đối tượng có khả năng thanh toán cao hay thấp để cung cấp
dịch vụ một cách tương ứng.
Đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khác du lịch. Mỗi một tiêu thức đều
có những ưu nhược điểm riêng khi tiếp cận theo một hướng cụ thể. Cho nên
cần phối hợp nhiều cách phân loại khi nghiên cứu khách du lịch. Khi nghiên
cứu khái niệm và phân loại khách du lịch cho phép chúng ta từng bước thu
thập một cách đầy đủ, chính xác các thông tin về khách du lịch. Tạo tiền đề cho
việc hoạch ra các chính sách chiến lược kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường khách du lịch để phân đoạn thị
trường, nhằm hướng vào một đoạn thị trường cụ thể, nghiên cứu một nhóm
khách cụ thể về các đặc điểm của khách để kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
1.3 Nhu cầu của khách du lịch.
1.3.1. Khái niệm nhu cầu du lịch.
Nhu cầu du lịch cũng là một loại nhu cầu của con người. Trong sự phát
triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của
người lao động, nó đã trở thành một hoạt động cốt yếu của con người và của xã
hội hiện đại. Du lịch đã trở thành một nhu cầu của con người khi trình độ kinh
tế, xã hội và dân trí đã phát triển. Như vậy nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu
đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành trên nền tảng
của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và nhu cầu tinh thần (nghỉ ngơi, giải trí, tự khẳng
định, giao tiếp). Nhu cầu này phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản
xuất trong xã hội và trình độ sản xuất xã hội, khi mà trình độ sản xuất xã hội
càng cao thì mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch càng trở nên
gay gắt.
Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào các điều kiện: thiên nhiên,
kinh tế, chính trị, xã hội.

Ở một số quốc gia phát triển thì việc đi du lịch đã trở thành phổ biến, là
nhu cầu quan trọng nhất trong đời sống. Tuy vậy nhu cầu này ở những nước
nghèo đang được xếp vào hạng thứ yếu vì mức sống của họ còn thấp.
Xu hướng nhu cầu du lịch ngày càng tăng khi mà các điều kiện kinh tế của
họ ngày càng ổn định hơn, thu nhập ngày càng tăng, thời gian nhàn rỗi nhiều.
1.3.2. Nhu cầu của khách du lịch.
Khi nghiên cứu các nhu cầu của khách du lịch người ta nhận thấy rằng:
hầu như tất cả các dịch vụ đều cần thiết ngang nhau thoả mãn các nhu cầu
phát sinh trong chuyến hành trình và lưu lại của khách du lịch.
Trong nhu cầu du lịch có các nhu cầu:
+ Nhu cầu đặc trưng.
+ Nhu cầu thiết yếu.
+ Nhu cầu bổ sung.
Trong các loại nhu cầu trên thì nhu cầu thiết yếu là nhu cầu đòi hỏi sự tồn
tại của con người, nhu cầu đặc trưng là nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí đây
là nhu cầu dẫn đến quyết định du lịch của du khách. Nhu cầu bổ sung là nhu
cầu phát sinh thêm trong chuyến hành trình. Trong du lịch nhu cầu thiết yếu
cho khách du lịch là vận chuyển, lưu trú và ăn uống, nhu cầu đặc trưng là nhu
cầu thẩm mỹ. Nhu cầu bổ sung là các nhu cầu xuất hiện trong chuyến đi như
mua sắm, giải trí, thể thao,... Đối với các nhu cầu này khó có thể xếp hạng, thứ
bậc mà nó phát sinh trong khách du lịch. Tuy vậy nhu cầu vận chuyển, ăn uống,
lưu trú là rất quan trọng đối với khách du lịch nhưng nếu đi du lịch mà không
có cái gì để gây ấn tượng, giải trí, tiêu khiển, không có các dịch vụ khác thì
không gọi là đi du lịch được không. Ngày nay đi du lịch với nhiều mục đích
khác nhau trong cùng một chuyến đi, do vậy mà các nhu cầu cần được đồng
thời thoả mãn.
Sau đây ta xét riêng từng nhu cầu của khách du lịch:
1.3.2.1 Nhu cầu thiết yếu:
* Nhu cầu vận chuyển:
Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển

trong chuyến đi từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch nào đó và ngược lại và
sự di chuyển của khách trong thời gian khách lưu lại ở điểm du lịch, chúng ta
biết rằng hàng hoá dịch vụ du lịch không vận chuyển được đến điểm khách ở,
mà muốn tiêu dùng sản phẩm du lịch thì khách phải rồi chỗ ở thường xuyên
của mình đến điểm du lịch thường cách xa chỗ ở của mình, nơi tạo ra các sản
phẩm du lịch, và điều kiện tiêu dùng du lịch. Do nơi ở thường xuyên cách xa
điểm du lịch cho nên dịch vụ vận chuyển xuất hiện khi con người muốn đi du
lịch thì phải tiêu dùng dịch vụ vận chuyển. Do đó điều kiện tiên quyết của du
lịch là phương tiện và cách thức tổ chức vận chuyển du lịch.
* Nhu cầu lưu trú và ăn uống.
Nhu cầu lưu trú và ăn uống cũng là nhu cầu thiết yếu nhưng trong khi đi
du lịch nhu cầu này khác hơn so với nhu cầu này trong đời sống thường nhật.
Khi đi du lịch thì nhu cầu này cũng cần phải được đáp ứng, dẫn đến phát sinh
ra dịch vụ lưu trú và ăn uống. Nhu cầu lưu trú ăn uống trong du lịch được thoả
mãn cao hơn, những nhu cầu này không những thoả mãn được nhu cầu sinh lý
mà còn thoả mãn được nhu cầu tâm lý khác.
Khi sử dụng các dịch vụ này khách du lịch sẽ được cảm nhận những nét
đặc trưng của kiểu phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống ở điểm du lịch
nào đó, cảm nhận được bản sắc văn hoá, nền văn minh của cộng đồng người ở
đó. Trong đồ ăn thức uống thì thể hiện được hương vị và kiểu cách của các
món ăn đặc sản.
Tâm lý của khách du lịch là khi đến điểm du lịch là có một cảm giác thoải
mái, thư giãn cho nên trong lưu trú cần phải bố trí thế nào để cho khách có
một cảm giác mới lạ thích thú để cho tinh thần của họ được thư giãn, trong ăn
uống phải lựa chọn những dịch vụ đem lại cho khách những cảm giác ngon
lành. Làm cho họ có các giảm mình đang được hưởng thụ những cái ngon, cái
đẹp. Không làm cho họ cảm thấy sự mong đợi này không thành hiện thực, nên
hy vọng hưởng thụ thành nỗi thất vọng.
Trong kinh doanh du lịch thì việc tổ chức lưu trú và ăn uống là hết sức
quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp; khâu

×