Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (có đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Anh - Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.42 KB, 77 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n






NGUYỄN THANH TUẤN



NGHIÊN CỨU ẨN DỤ VỚI CÁC NHÓM TỪ
LIÊN QUAN ĐẾN NGÔI NHÀ THEO LÍ THUYẾT NGÔN
NGỮ HỌC TRI NHẬN
(Có đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Anh - Việt)






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC









Hµ néi - 2009
đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn





NGUYN THANH TUN




NGHIấN CU N D VI CC NHểM T
LIấN QUAN N NGễI NH THEO L THUYT NGễN
NG HC TRI NHN
(Cú i chiu so sỏnh hai ngụn ng Anh - Vit)


Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.01


Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS - TS. Nguyn c Tn





Hà nội - 2009

1
MỤC LỤC
Phần mở đầu 4
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Bố cục luận văn 5
Chương 1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 6
1.1. Một số khái niệm cơ sở của tri nhận và hoạt động tri nhận 6
1.1.1. Tri nhận là gì? 6
1.1.2. Tri nhận và tri giác 7
1.1.3. Khoa học tri nhận 8
1.1.4. Hoạt động tri nhận 9
1.1.5. Tri thức hay sự hiểu biết 9
1.1.6. Thông tin 10
1.1.7. Phân tích ngữ nghĩa tri nhận 10
1.1.8. Khung 11
1.1.9. Tri nhận và biểu trưng hóa 12
1.1.10. Tri nhận và phục chế tri nhận 13
1.2. Ngôn ngữ học tri nhận 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới
và Việt Nam 13
1.2.2. Mô hình ( hay bức tranh ) về thế giới của ngôn ngữ học tri

nhận 16
1.2.3. Đối tượng và nhiệm vụ của ngôn ngữ học tri nhận 17
1.2.3.1. Đối tượng 17
1.2.3.2. Hai nguyên lí cơ bản 17
1.3. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận 18
1.3.1. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống 19
1.3.2. Ẩn dụ tri nhận 19

2
1.4. Tiểu kết 22
Chương 2. Khảo sát ẩn dụ đối với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà
trong tiếng Việt từ góc độ tri nhận 23
2.1. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của từ “nhà” 23
2.2. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của các từ liên quan đến kết
cấu ngôi nhà 26
2.2.1. Móng nhà 27
2.2.2. Tường nhà 28
2.2.3. Vách nhà 28
2.2.4. Mái nhà 29
2.2.5. Trần nhà 29
2.2.6. Nóc nhà 30
2.2.7. Sàn nhà 30
2.2.8. Cột ( trụ ) nhà 31
2.2.9. Bậc ( cầu thang ) 31
2.2.10. Bếp 32
2.2.11. Phòng 32
2.3. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của các từ chỉ các phần bên
ngoài ngôi nhà 33
2.3.1. Cửa 33
2.3.2. Hàng rào 34

2.3.3. Vườn 36
2.3.4. Sân 38
2.3.5. Hành lang ……………………………………………………39
2.4. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của các động từ liên quan
đến ngôi nhà 40
2.4.1. Đào 41
2.4.2. Đổ 42
2.4.3. Xây/xây dựng/dựng xây 42
2.4.4. Quét 44
2.5. Tiểu kết 45

3
Chương 3. Khảo sát ẩn dụ đối với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà
trong tiếng Anh từ góc độ tri nhận ( có đối chiếu với tiếng
Việt ) 46
3.1. Ngữ nghĩa và ẩn dụ của từ “nhà” trong tiếng Anh 46
3.2. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của các từ liên quan đến kết
cấu ngôi nhà trong tiếng Anh 52
3.2.1. Giới thiệu về kết cấu ngôi nhà của người Anh 52
3.2.2. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của các từ liên quan
đến kết cấu ngôi nhà 55
3.2.2.1. Móng nhà (Foundation ) 55
3.2.2.2. Tường nhà ( Wall ) 56
3.2.2.3. Mái nhà, nóc nhà ( House – top, roof ) 56
3.2.2.4. Trần nhà ( Ceiling ) 57
3.2.2.5. Sàn nhà ( Floor, parquet ) 58
3.2.2.6. Cột ( The pillar ) 58
3.2.2.7. Cửa và cửa sổ ( Door and Window )……… 59
3.3. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của cỏc từ chỉ các phần bên
ngoài ngôi nhà 60

3.3.1. Hàng rào ( Hedge and fence ) 60
3.3.2. Vườn ( Garden ) 61
3.3.3. Sân ( Yard, court, courtyard ) 62
3.3.4. Hành lang ( Hallway, porch, corridor, lobby ) 63
3.4. Ngữ nghĩa và sự phát triển ẩn dụ của những động từ liên quan
đến ngôi nhà 64
3.4.1. Đào (Dig ) 64
3.4.2. Đổ (Cast ) 65
3.4.3. Xây (Build ) 65
3.4.4. Quét ( Sweep ) 66
3.5. Tiểu kết 67
Phần kết luận 68
Tài liệu tham khảo 71


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ẩn dụ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi hệ thống ngôn
ngữ cũng như trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Trong hệ thống ngôn ngữ,
ẩn dụ là một trong hai phương thức quan trọng để tạo thêm những nghĩa mới
cho từ ngữ, phát triển tính đa nghĩa của từ. Trong giao tiếp hiện thực sống
động, ẩn dụ càng tỏ ra đắc lực hơn trong việc giúp con người có thể diễn tả
một cách tế vi nhất hoặc khéo léo nhất những nội dung của đời sống xã hội.
Nghiên cứu ẩn dụ trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một lịch sử khá
lâu dài, song thời gian gần đây, với sự phát triển nở rộ của khuynh hướng
nghiên cứu ngôn ngữ theo lý thuyết tri nhận thì những nghiên cứu mới về ẩn
dụ đứng từ góc độ tri nhận xuất hiện chưa phải là nhiều. Đứng trước tình

hình trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu ẩn dụ của các nhóm từ
liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (có so sánh
đối chiếu với tiếng Anh) với mong muốn tiếp cận việc nghiên cứu ẩn dụ
theo một hướng đi còn mới mẻ, thông qua một đối tượng quen thuộc gần gũi
với tất cả mọi dân tộc là ngôi nhà, từ đó có thể thấy được những nét đặc thù
trong tư duy và ngôn ngữ của mỗi dân tộc khi tri nhận về thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua luận văn, chúng tôi muốn xác lập một bức tranh về ẩn dụ hoá qua
lớp từ ngữ liên quan đến ngôi nhà trong tiếng Việt. Đồng thời, bằng sự so
sánh đối chiếu với một ngôn ngữ khác là tiếng Anh, luận văn hy vọng sẽ chỉ
ra được những khác biệt mang tính đặc thù về tư duy và ngôn ngữ của hai
dân tộc trong cách cảm, cách nghĩ về cùng một sự vật, hiện tượng rất gần gũi
là ngôi nhà.

5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lớp từ ngữ trong tiếng Việt (có
đối chiếu với tiếng Anh) liên quan đến ngôi nhà (từ lúc bắt đầu xây dựng
nhà cho đến khi ngôi nhà hoàn chỉnh như một hiện thực). Lớp từ ngữ kể trên
sẽ được phân tích ngữ nghĩa từ góc độ ẩn dụ tri nhận trong sự đối chiếu hai
ngôn ngữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các lớp từ ngữ liên quan đến ngôi
nhà trong các cuốn từ điển có uy tín của hai ngôn ngữ Việt và Anh, đồng
thời kết hợp với sự mẫn cảm ngôn ngữ của một người bản ngữ sử dụng tiếng
Việt. Ngoài ra luận văn còn khai thác các tài liệu có liên quan khác trong
phạm vi hai ngôn ngữ Anh - Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Hai phương pháp ngôn ngữ học chủ đạo được luận văn sử dụng là

phương pháp miêu tả đồng đại và phương pháp đối chiếu. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng các phương pháp liên ngành cũng như một số thủ pháp thích
hợp khác như thống kê, phân tích ngữ nghĩa, cải biến.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát ẩn dụ đối với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà
theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận
Chương 3: So sánh đối chiếu ẩn dụ đối với các nhóm từ liên quan đến
ngôi nhà trong tiếng Anh và tiếng Việt theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận.


6

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ CỦA TRI NHẬN VÀ HOẠT ĐỘNG TRI
NHẬN
1.1.1. Tri nhận là gì?
Khái niệm tri nhận (cognition) có nguồn gốc từ tiếng La tinh trong sự
kết hợp nghĩa của hai từ cognition (nhận thức) và cogitation (tư duy, suy
nghĩ). Nó biểu hiện một quá trình nhận thức hoặc là tổng thể những quá trình
tâm lí (tinh thần, tư duy), tri giác, phạm trù hoá, lời nói phục vụ cho việc xử
lí và chế biến thông tin. Nó bao gồm cả việc con người nhận thức và đánh
giá bản thân mình trong thế giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới
đặc biệt - tất cả những cái tạo thành cơ sở cho hành vi của con người.
Tri nhận là tất cả những quá trình trong đó những dữ liệu cảm tính
được cải biến khi truyền vào trong não dưới dạng những biểu tượng tinh
thần (hình ảnh, mệnh đề, khung, cảnh ) để có thể lưu lại trong trí nhớ con

người.
Theo Trần Văn Cơ, đôi khi tri nhận còn được định nghĩa như là sự
tính toán (computation), nghĩa là xử lí thông tin dưới dạng những kí hiệu, cải
biến nó từ dạng này sang dạng khác, thành mật mã khác, cấu trúc khác.
Trong Anh ngữ đương đại, cognition được ghi nhận có ba nghĩa.
Nghĩa thứ nhất chỉ hành động nhận thức, nghĩa thứ hai chỉ cái nhận thức
được, nghĩa thứ ba được ghi bằng từ knowledge có nghĩa là “hiểu biết”
nhưng từ này ngày nay đã gần như không còn được dùng.
Trong tiếng Pháp, từ cognition được ghi nhận từ thế kỷ XIV và dùng
trong triết học, ý nghĩa của nó được ghi là tương đương với từ
connaissance, có nghĩa là sự/điều hiểu biết.

7
Trong cách dùng của giới Việt ngữ học hiện nay, tri nhận là một
thuật ngữ được vay mượn từ tiếng Hán nhưng có sư biến đổi, bởi như Diệp
Quang Ban đã chỉ ra trong một bài viết gần đây, trong các cuốn từ điển Hán
Việt hoàn toàn không có từ tri nhận mà chỉ có từ nhận tri. Từ nhận tri có
thể được hiểu tương đương với từ nhận biết và một lần nữa có thể diễn đạt
bằng một từ dân dã của tiếng Việt: từ nhận thức.Chính vì thế, tác giả Diệp
Quang Ban đề nghị dùng khái niệm ngôn ngữ học nhận thức thay cho
ngôn ngữ học tri nhận. (tạp chớ Ngụn ngữ số 2/2008).
1.1.2. Tri nhận và tri giác
Sau khi đã làm rõ về khái niệm tri nhận, chúng ta cần phân biệt khái
niệm tri nhận với một khái niệm gần gũi, có nhiều liên quan và đôi khi có
thế gây ra sự lầm lẫn đối với một số người, đó là khái niệm tri giác.
Nếu như tri nhận là quá trình xử lí thông tin, chế biến thông tin để tạo
ra kiến thức, tri thức của con người thì tri giác (perception) lại thuộc cấp độ
cảm tính của quá trình nhận thức. Quan hệ giữa tri nhận và tri giác là quan
hệ có tính nhân quả, theo đó con đường từ tri giác tới tri nhận là con đường
tất yếu để con người nắm bắt về thế giới khách quan, bắt đầu từ những cứ

liệu quan trọng do tri giác cảm tính cung cấp.
Tri giác có 3 đặc điểm:
1. Tri giác luôn luôn cụ thể, nó cung cấp những thuộc tính riêng lẻ, cụ
thể của sự vật và không phân biệt những thuộc tính cơ bản và không cơ bản.
2. Tri giác không tồn tại riêng lẻ, chúng có thể hợp tác với nhau và
trong những trường hợp nhất định, có thể thay thế cho nhau. Có thể thấy
điều này qua những cách nói trong đời sống giao tiếp hàng ngày của người
Việt như: nếm trải mùi đời, cái vali trông nặng nhỉ, bát phở trông ngon quá,
đã nghe rét mướt luồn trong gió.

8
3. Tri giác có khả năng biến những sự kiện, sự vật trừu tượng hoặc
không thể quan sát trực tiếp được thành những sự vật gần gũi, có thể tri giác
một cách dễ dàng hơn. Có thể thấy điều này qua những cách nói trong đời
sống hàng ngày như: tương lai mờ mịt, tình yêu cháy bỏng, suy nghĩ đắng
cay…
Tri giác vốn là đối tượng đã được bàn nhiều đến trong tâm lí học và
triết học, song trong ngôn ngữ học tiền tri nhận thì nó ít được chú ý tới do sự
quan tâm quá nhiều của giới ngôn ngữ học đối với vấn đề hình thái.
Nhưng từ khi ngôn ngữ học chuyển sang lấy ngữ nghĩa làm trọng tâm
nghiên cứu thì vấn đề tri giác lại được quan tâm đến nhiều hơn mà một trong
những đại biểu tiên phong là Wierzbicka (1980). Bà khẳng định rằng, những
vấn đề liên quan đến tri giác cũng là vấn đề của ngôn ngữ học, chúng hoặc là
đang hình thành, hoặc có thể được hình thành như những vấn đề về ý nghĩa
(dẫn theo Trần Văn Cơ [2, 94] ). Có một điều rất quan trọng là, khi viết về
tri giác, nhiều nhà triết học đặc biệt lưu tâm đến việc xác định những từ ngữ
như trông thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy xem có bao nhiêu ý nghĩa, đó là
những ý nghĩa gì và chúng liên hệ với nhau như thế nào.
1.1.3. Khoa học tri nhận
Trước khi nói đến ngôn ngữ học tri nhận, khoa học tri nhận (cognitive

science) đã được hình thành vào những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước
trên cơ sở một môn khoa học được biết đến với tên gọi “trí tuệ nhân tạo”.
Đây là môn khoa học có nhiệm vụ nghiên cứu và mô hình hoá các quá trình
trí tuệ của con người. Nhờ đó người ta nghĩ rằng cần phải nghiên cứu những
phương thức nào đó giúp cho việc “mổ xẻ” kiến thức. Từ đó, khoa học tri
nhận ra đời.
Nếu ngược dòng lịch sử một cách xa xưa hơn, tri nhận luận đã có cội
nguồn từ thời cổ đại qua các nghiên cứu về logic học, triết học, tâm lí học,

9
sinh lí học. Triết học cổ đại đã có một chương riêng với tên gọi nhận thức
luận (gnosiology)
1.1.4. Hoạt động tri nhận
Hoạt động tri nhận (coginitive activity) được hiểu là quá trình thiết
định giá trị (nghĩa) của biểu thức ngôn ngữ, nghĩa là tính thông tin của nó.
Nói rộng ra, hoạt động tri nhận tạo cho con người khả năng đi đến
một quyết định và/hoặc một sự hiểu biết nhất định. Tóm lại, đó là hoạt động
tư duy dẫn đến chỗ thông hiểu (thuyết giải) một cái gì đó. Kết quả của hoạt
động tri nhận là sự tạo ra một hệ thống những ý niệm giúp con người hiểu
biết, giả định, suy nghĩ và/hoặc tưởng tượng về các đối tượng của thế giới
hiện thực và các thế giới khả dĩ. Điều đó thuộc về hệ thống ý niệm của con
người.
Hoạt động tri nhận của con người có quan hệ trực tiếp với môi trường
sống nên nó mang đặc thù văn hoá dân tộc. Hoạt động tri nhận là một bộ
phận cấu thành của ý thức con người, nó được triển khai trong những điều
kiện văn hoá nhất định và có khả năng phản ánh những tiêu chuẩn đạo đức,
những nguyên tắc chính trị, tôn giáo và những thành tố khác của văn hoá.
Do đó, có quan niệm rằng hoạt động tri nhận như một tập hợp những quy
trình chuyển đổi một hiện thực này sang một hiện thực khác.
Tham gia vào hoạt động tri nhận có những hệ thống xử lí thông tin

khác nhau vì thế những cấu trúc ý thức được tạo ra không đồng nhất và phụ
thuộc vào kênh theo đó thông tin được truyền đến cho con người.
1.1.5. Tri thức, hay sự hiểu biết
Tri thức là thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong khoa học tri nhận.
Nó liên quan đến những vấn đề sau: a) Cái gì sinh ra tri thức?; b) Sự phát
triển của tri thức xảy ra như thế nào?; c) Có thể có những loại tri thức nào
đối lập nhau?; d) Những cơ chế và/hoặc quy trình nào xác định được tính

10
chất của việc thu nhận tri thức và trong những qúa trình nào xuất hiện tri
thức?; e) Dưới dạng nào, ở đâu và trong những cấu trúc nào tri thức được
trình diện cho trí tuệ con người, những hệ thống trình diện tri thức nào tồn
tại và chúng tương tác với nhau như thế nào?; g) Vấn đề chủng loại và bản
thể của tri thức; h) Vấn đề về sử dụng tri thức trong các quá trình tư duy và
hoạt động lời nói.
1.1.6. Thông tin
Thông tin (information) là tất cả những dữ liệu con người nhận được
từ bên ngoài theo nhiều kênh khác nhau: kênh thu nhận cảm tính và kênh
vận động - cảm giác, và cả những dữ liệu đã được hệ thần kinh trung ương
xử lí và được con người lựa chọn, thuyết giải và lưu giữ trong đầu dưới dạng
biểu hiện tinh thần.
Khoa học tri nhận trước hết quan tâm đến thông tin tri nhận - một loại
thông tin đặc trưng của con người được tiếp nhận qua kinh nghiệm nhận
thức thế giới khi tri giác và khái quát hoá kinh nghiệm này. Loại thứ hai là
thông tin tinh thần, là đối tượng riêng của khoa học tri nhận, có vai trò quan
trọng như một “mật mã bên trong” (Fodor, 1981). Jackendoff (1993) thì
quan niệm rằng nhiệm vụ của lí thuyết tri nhận là nghiên cứu cấu trúc của
thông tin tinh thần và những nguyên tắc “vi tính hoá” (computation) thông
tin đó. Thông tin tinh thần có quan hệ với các không gian tinh thần chứa
đựng nội dung về thế giới hiện thực cũng như về những kế hoạch, niềm tin,

chủ đích.
Loại thứ ba là thông tin ý niệm, được xem như kết quả của hoạt động
tri nhận của con người do con người xử lí và cấu trúc hoá thành tri thức.
Thông tin ý niệm có thể cung cấp những tin tức về sự tình khách quan trong
thế giới và những tin tức về các thế giới khả hữu với những sự tình trong các
thế giới đó.

11
1.1.7. Phân tích ngữ nghĩa tri nhận
Lịch sử phát triển của ngôn ngữ học có thể được hiểu như là sự thay
thế các hệ hình khoa học, nghĩa là thay đổi những quan điểm xuất phát về
đối tượng và phương pháp luận nghiên cứu. Hệ hình tri nhận, trong khi cùng
tồn tại với những hình hệ khoa học khác trong khoa học về ngôn ngữ, nó chỉ
rõ một khuynh hướng nghiên cứu mới lấy nguyên lí “dĩ nhân vi trung” làm
cơ sở phương pháp luận chuyển hướng nghiên cứu từ cấu trúc của ngôn ngữ
sang cấu trúc của quá trình tinh thần.
Phân tích ngữ nghĩa tri nhận trước hết là phân tích ý niệm (concept)-
đơn vị trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận. Yu.S. Stepanov quan niệm về ý
niệm như sau: “í niệm tựa như một khối kết đông của nền văn hoá trong ý
thức con người; dưới dạng của nó, nền văn hoá đi vào thế giới ý thức (tư
duy) của con người, và, mặt khác, ý niệm là cái mà nhờ đó, con người -
người bình thường, không phải là “người sáng tạo ra những giá trị văn hoá”
(mà) chính con người đó đi vào văn hoá, và trong một số trường hợp nhất
định có tác động đến văn hoá. í niệm được coi là đơn vị của tư duy, là yếu tố
của ý thức, nó là sự kiện của lời nói, gắn chặt với người nói và luôn định
hướng đến người nghe. í niệm mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng
của bức tranh thế giới, thế nên nó phản ánh lăng kính của ý thức ngôn ngữ
dân tộc và mang tính dân tộc một cách sâu sắc. Tóm lại, ý niệm chứa đựng 3
thành tố: thành tố khái niệm, thành tố cảm xúc - hình tượng và thành tố văn
hoá. Ngoài ra, còn phải bàn đến hệ thống ý niệm - được hiểu là tổng hoà tất

cả những ý niệm có trong trí tuệ của con người.
1.1.8. Khung
Khung (frame) được hiểu là phương thức lưu trữ các biểu tượng trong
bộ nhớ. Nó là đơn vị của tri thức được tổ chức xung quanh một khái niệm
nào đó và chứa đựng những dữ liệu về cái cơ bản, cái điển hình và cái khả dĩ

12
đối với khái niệm đó. Khung cho biết cụ thể cái gì là đặc trưng và điển hình
trong một nền văn hoá nhất định, cái gì không phải thế. Khung đặc biệt quan
trọng đối với những tình tiết nhất định của mối tương tác xã hội, nó tổ chức
sự thông hiểu của chúng ta đối với thế giới nói chung, đồng thời tổ chức cả
hành vi thường nhật của mỗi cá thể. Liên quan với mỗi khung có các dạng
của thông tin: về việc sử dụng nó, về chuyện phải chờ đợi sau đó, phải làm
gì nếu như sự chờ đợi không được khẳng định.
1.1.9. Tri nhận và biểu trưng hoá
Biểu trưng hoá (symbolisation) là một trong những phương pháp mà
ngôn ngữ học tri nhận rất quan tâm nghiên cứu. Trong khi tiếp xúc với thế
giới bên ngoài, con người bộc lộ những nhu cầu nhận thức của mình dưới
dạng cảm nhận những sự vật khách quan thông qua hình ảnh của chúng.
Ngoài khái niệm là trung tâm của bức tranh khoa học về thế giới, con người
còn tạo ra cho mình một thế giới khác nằm giữa thế giới khách quan và con
người. Đó là thế giới của cảm nhận và tưởng tượng, hay còn có thể gọi là thế
giới trung chuyển. Cơ chế của phương pháp này thể hiện ở chỗ con người
đưa lên bề mặt những cảm nhận có ý nghĩa liên quan đến quá trình ý thức
hiện thực và làm cho nó tương đồng với mình.
Do chỗ con người sống trong thế giới khách quan nên con người chịu
tác động của những sự kiện bên ngoài. Điều kiện chính để tạo ra thế giới
trung chuyển là hành động biểu trưng hoá, nhờ đó mà khách hể có được
những thuộc tính của chủ thể và chủ thể có được những thuộc tính của khách
thể.

Biểu trưng hoá ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để
biểu hiện nghĩa biểu trưng. Những biểu thức ngôn ngữ chứa đựng nghĩa biểu
trưng thường là cái biểu hiện những khái niệm trừu tượng, những sự kiện
không quan sát trực tiếp được. Sự hiện diện điển hình của biểu trưng hoá

13
ngôn ngữ có thể dễ dàng tìm thấy trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Chẳng hạn, biểu trưng của liễu, đào trong liễu yếu đào tơ; khói, lửa trong
không có lửa sao có khói.


1.1.10. Tri nhận và phục chế tri nhận
Khái niệm phục chế thường được hiểu như sự khôi phục lại cái cũ đã
bị hư hỏng qua thời gian sử dụng. Trong ngôn ngữ học, có hiện tượng phục
chế một ngôn ngữ bị lãng quên, thậm chí phục chế một phạm trù nào đó của
ngữ pháp, từ vựng. Do đó, phục chế mang tính chất lịch sử và thuộc về lịch
đại. Ngôn ngữ học tri nhận chủ trương dùng phục chế với nghĩa “tái tạo lại
quá trình tri nhận hoặc một khâu nào đó trong quá trình này”. Thực chất đây
là sự thuyết giải ý nghĩa những từ, cụm từ chứa nội dung tri nhận, tìm ra
những biểu tượng tinh thần trong nó. Đơn vị phục chế biểu tượng tinh thần
là ý niệm và bức tranh ngôn ngữ về thế giới với tư cách là không gian tồn tại
của ý niệm. Phục chế một ý niệm nào đó là “vẽ” ra một bức tranh bằng chất
liệu ngôn ngữ về nội dung của ý niệm đó, trình bày sự hiểu biết của mình về
ý niệm đó. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới chính là sự phục chế một mảng
nào đó của thế giới mà con người tri nhận.
1.2. NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới và
Việt Nam.
Muốn tìm về sự ra đời của ngôn ngữ hoc tri nhận, ta phải ngược dòng
thời gian trở về những năm 60 của thế kỷ XX và bắt đầu từ ngữ pháp cải

biến và ngữ pháp tạo sinh với vai trò của nhà ngôn ngữ học toán học Noam
Chomsky. Bằng việc xuất bản cuốn sách Các cấu trúc cú pháp (1957),
Chomsky đã kêu gọi ngôn ngữ học phải trở thành một bộ phân của tâm lí

14
học tri nhận, phải coi ngôn ngữ là một hệ thống tri nhận, mục tiêu tối thượng
của ngôn ngữ học là tìm hiểu cái cơ chế phổ quát của ngôn ngữ tiềm ẩn
trong trí não con người. Việc sáng lập ra lí thuyết về ngữ pháp tạo sinh của
Chomsky kế thừa nhiều thành quả của cuộc cách mạng tri nhận cũng như
những ngành khoa học khác thuộc khoa học tri nhận. Ông viết: “Cuộc cách
mạng tri nhận thể hiện sự quan tâm đến các trạng thái của trí não, đến việc
chúng biểu hiện ra sao trong hành vi của con người, đặc biệt trong các trạng
thái tri nhận của nó: tri thức, sự thông hiểu, giải thích, niềm tin và
v.v…Cách tiếp cận với tư duy và hoạt động của con người trong những thuật
ngữ trên làm cho tâm lí học và một phân môn cấu thành nó - ngôn ngữ học -
biến thành mọt bộ phận của các khoa học tự nhiên vốn nghiên cứu bản chất
của con người và các biểu hiện của nó, mà chủ yếu là bộ não” (dẫn theo Lý
Toàn Thắng, [18,12])
Cho đến những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với sự ảnh hưởng của
tâm lí học tri nhận, trong ngôn ngữ học bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu
đầu tiên mang hơi hướng tri nhận luận và được khơi nguồn cảm hứng từ sự
chia ly và tranh đấu với hệ tư tưởng của ngữ pháp tạo sinh. Bước đột phá
trên con đường hình thành của ngôn ngữ học tri nhận là việc các nhà nghiên
cứu thấy rằng nhất thiết phải tách ra khảo sát trong số các khả năng tri nhận
của con người khả năng ngôn ngữ - cái khả năng nói và hiểu những điều
nghe thấy và miêu tả các tri thức ngôn ngữ được lưu trữ trong đầu óc con
người dưới dạng các biểu hiện tinh thần (mental representation) đặc biệt.
Thời điểm ra đời của ngôn ngữ học tri nhận đựơc tính một cách chính
danh vào năm 1989, năm thành lập Hội ngôn ngữ học tri nhận tại Duisburg
(Đức) và ra mắt tạp chí Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics).

Trong vòng 20 năm qua, ngôn ngữ học tri nhận đã dần xác định được đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, các tư tưởng và khái niệm then chốt,

15
các nguyên lí và phương pháp chủ đạo. Có thể đưa ra một quan niệm sơ bộ
về ngôn ngữ học tri nhận như sau: Đó là một khuynh hướng mới của ngôn
ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh
nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như cái
cách thức mà con người tri giác và ý niệm hoá các sự vật và sự tình của thế
giới khách quan đó.( Lý Toàn Thắng, [18,15-16])
Trên thực tế có hai cách nhìn nhận về phạm vi nghiên cứu của ngôn
ngữ học tri nhận. Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ học tri nhận chủ yếu là ngữ
nghĩa học tri nhận Mỹ (của Lakoff và Johnson) và ngữ pháp học tri nhận Mỹ
(của Langacker) cùng với một số nghiên cứu khác của các học giả châu Âu
như Rudzka- Ostyn, Taylor, Geeraerts, Haiman. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ
học tri nhận bao gồm nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau như: ngữ
nghĩa học khung và ngữ nghĩa kết cấu của Fillmore, loại hình học tri nhận
của Talmy, Hawkins, Croft, lí thuyết ngữ nghĩa của Wierzbicka, lí luận
không gian tinh thần của Fauconnier.
Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận vẫn còn là một lĩnh vực tương đối
mới mẻ, mới bắt đầu được quan tâm khoảng hơn chục năm trở lại đây. Một
trong những người đi tiên phong cần được kể đến đầu tiên có lẽ là Nguyễn
Đức Tồn, tác giả của một số bài báo đã được công bố từ những năm 90 của
thế kỷ trước đặc biệt là tác phẩm: Tìm hiểu đặc trưng văn hoá dân tộc của
ngôn ngữ và tư duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc
khác) (NXB ĐHQGHN, 2002). Sau đó, Lớ Toàn Thắng đã cho xuất bản
chuyên luận bàn về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam với tên gọi Ngôn ngữ
học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt ( NXBKHXH,
HN, 2005). Chuyên luận tiếp theo phải kể đến là cuốn Ngôn ngữ học tri
nhận (Ghi chép và suy nghĩ ) của Trần Văn Cơ (NXBKHXH, HN, 2007).

Một số công trình khác tuy không nhắc đến ngôn ngữ học tri nhận nhưng

16
tinh thần và thực chất vẫn nằm trong phạm vi trung tâm chú ý của ngôn ngữ
học tri nhận. Đó là các tác phẩm như: Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy (NXBKHXH, HN,2008) của Nguyễn Đức Tồn, Tìm về bản
sắc văn hoá Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (NXB Tổng hợp TP.HCM,
2004) (chương 2 -Văn hoá nhận thức), Quy luật ngôn ngữ, quyển 5, Bản thể
ngôn ngữ của Hồ Lê (NXBKHXH, HN, 2004), Tiếng Việt phong phú của
Băng Giang (NXB Văn hoá, HN, 1997). Ngoài ra còn có một số những bài
viết khác đăng rải rác từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây của các
tác giả như Nguyễn Đức Tồn, Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Trần Trương
Mỹ Dung, Hữu Đạt, Nguyễn Hoà, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Đào
Thị Hà Ninh, Ly Lan, Lê Văn Thanh .v.v
Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận mà chúng tôi vừa
điểm qua như trên đặt ra những thuận lợi nhất định và cũng nhiều thách thức
cho những ai tiếp tục bước đi trên con đường còn nhiều mới mẻ này.
1.2.2. Mô hình (hay bức tranh) về thế giới của ngôn ngữ học tri nhận
Như vậy, ngôn ngữ học tri nhận là khuynh hướng ngôn ngữ học
nghiên cứu vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách
quan. Nói cách khác, nó lấy con người làm trung tâm (nguyên lí dĩ nhân vi
trung) và hướng đến cái mục đích tinh tế sau cùng làm làm sao phân biệt
được những cách thức khác nhau của con người khi họ nhận thức về thế giới
trong sự tính chủ quan của mỗi bản thể và mỗi cộng đồng. Cũng có nghĩa
rằng, nhiệm vụ của ngôn ngữ học tri nhận là còn phải chỉ ra được những
tương đồng và nhất là những khác biệt của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc khi
họ tri giác và ý niệm hoá mỗi sự vật, sự tình của thế giới khách quan. Chính
ở chỗ này, có một khái niệm quan trọng cần được làm rõ, đó là mô hình (hay
bức tranh) về thế giới - cái khung đầu tiên để phân biệt sự hình dung khác
nhau của mỗi cộng đồng về thế giới.


17
Mô hình (hay bức tranh) về thế giới (world view/ picture) có những
nguyên lí cơ bản như sau:
1. Hình ảnh thế giới là sự ánh xạ của thế giới sự vật trong tâm lí con
người, được môi giới bởi các ý nghĩa sự vật và các sơ đồ tri nhận tương ứng
và chịu sự chi phối của phản xạ có ý thức.
Thế giới được trình ra cho mỗi con người riêng biệt thông qua các ý
nghĩa sự vật vốn dường như được đặt chồng lên trên sự tri giác về thế giới
ấy. Con người không “định danh” các hình ảnh cảm tính về sự vật - ý nghĩa
sự vật chỉ là thành tố của các hình ảnh này, là cái gắn kết chúng lại cho con
người, là cái làm cho bản thân sự tồn tại của những hình ảnh này trở nên có
thể.
2. Mô hình (hay bức tranh) thế giới là hạt nhân hay thành tố cơ sở của
thế giới quan con người. Trong các ngôn ngữ, bức tranh này có thể biến đổi
bởi mỗi bức tranh ngôn ngữ đều liên quan đến một logic nhìn nhận thế giới,
tri giác và nhận thức thế giới riêng biệt của người bản ngữ. Như vậy, nhiệm
vụ sau cùng của việc nghiên cứu bức tranh thế giới là làm sáng tỏ mối quan
hệ giữa con người và thế giới của nó, chỉ ra được nhữung đặc trưng bản sắc
dân tộc của mỗi mô hình thế giới trên mỗi ngữ liệu cụ thể của mỗi cộng
đồng. Cuối cùng, phải phát hiện ra những nhân tố tiềm ẩn đứng đằng sau
những sự khác biệt trong cách nhìn thế giới của mỗi ngôn ngữ.
1.2/3. Đối tượng và nhiệm vụ của ngôn ngữ học tri nhận
1.2.3.1. Đối tượng
Đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của con
người trong mối quan hệ với con người, thực hiện chức năng làm công cụ
của tư duy, công cụ xử lí và chế biến thông tin để tạo ra tri thức và xúc cảm
cho con người. Với đối tượng như trên, ngôn ngữ học tri nhận có những
nguyên lí sau đây


18
1.2.3.2. Hai nguyên lí cơ bản
Nguyên lí 1: Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu ngôn ngữ trong mối
quan hệ với con người, lấy con người làm trung tâm, khi con người hành
động và nhận thức.
Nguyên lí 2: Ngôn ngữ phản ánh mối tương tác giữa những nhân tố
tâm lí, giao tiếp, chức năng và văn hoá. Điều này có nghĩa là:
a) Với tư cách là thành quả của trí tuệ con người, ngôn ngữ và cấu
trúc của nó chỉ rõ trí tuệ làm việc như thế nào. Cấu trúc ngôn ngữ phản ánh
những tiêu chí chức năng dựa trên sự sử dụng ngôn ngữ như một công cụ
giao tiếp.
` b) Là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất giữa các thành viên
trong xã hội, ngôn ngữ phản ánh nhiều bình diện của một nền văn hoá. Cấu
trúc ngôn ngữ được cấu tạo bởi hai nhân tố quan trọng: nhân tố bên trong –
trí tuệ của cá thể người nói và nhân tố bên ngoài - nền văn hoá chung cho
nhiều người nói cùng một thứ tiếng.
1.3. ẨN DỤ VÀ ẨN DỤ TRI NHẬN
1.3.1. Ẩn dụ theo quan niệm truyền thống
Theo cách nhìn truyền thống trong giới Việt ngữ học, ẩn dụ được coi
là một phương thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc sử dụng từ theo chức
năng tu từ.
Về việc coi ẩn dụ như một phương thức phát triển nghĩa của từ, các
tác giả như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp đã có những phân tích, nhận
định tương đối kỹ lưỡng. Trong giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn
Thiện Giáp đã chỉ ra bản chất của phương thức phát triển nghĩa ẩn dụ là dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật hiện tượng được đem ra so sánh với nhau.
Chẳng hạn, căn cứ vào sự giống nhau về hình thức để từ mũi (bộ phận cơ
thể) phái sinh thành mũi dao, mũi thuyền, mũi đất. Căn cứ vào sự giống nhau

19

về màu sắc để có các từ chỉ màu như: màu da trời, màu cánh sen, màu cỏ
úa. Căn cứ vào sự giống nhau một thuộc tính, tính chất nào đó để có các
cách nói: tình cảm khô, lời nói khô.v.v.
Về quan niệm coi ẩn dụ như một biện pháp tu từ, có rất nhiều tác giả
đi trước đã từng bàn tới, như: Nguyễn Văn Tu, Đinh Trọng Lạc, Cù Đình
Tú, Nguyễn Phan Cảnh, Đào Thản, Nguyễn Hữu Đạt. Và gần đây hơn nữa là
Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thế Lịch, Hà Quang Năng Trong một quan
niệm phổ thông, gần gũi với việc giáo dục trong nhà trường, ẩn dụ được
nhìn nhận như một phép so sánh ngầm, trong đó giấu đi vế được so sánh mà
chỉ nêu ra vế so sánh. Môi trường đặc trưng nhất của ẩn dụ là thi ca và nhờ
ẩn dụ mà các diễn đạt văn học trở nên bóng bẩy hơn, chau chuốt hơn, gợi
hình và gợi cảm. Trong một cái nhìn sâu sắc hơn, tác giả Nguyễn Đức Tồn
qua bài viết Bản chất của ẩn dụ (Tạp chí Ngôn ngữ số 10+11/2007) đã hệ
thống và khái quát lại khái niệm ẩn dụ như sau: ẩn dụ là phép thay thế tên
gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự
vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng
theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng.
2. Ẩn dụ tri nhận
Trong nghiên cứu Việt ngữ học, ẩn dụ tri nhận là một khái niệm còn
tương đối mới mẻ, có lẽ nó chỉ xuất hiện khi/cùng những nghiên cứu về
ngôn ngữ học tri nhận dần được khẳng định ở Việt Nam. Trong tác phẩm
của Lí Toàn Thắng (2005), dường như vì trọng tâm của cuốn sách là vấn đề
tri nhận không gian nên ông chưa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm
ẩn dụ tri nhận cũng như những khảo sát bước đầu về nó. Trong chuyên luận
tiếp theo về ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam là cuốn của Trần Văn Cơ
(2007), tác giả đã dành từ trang 292 đến 326 để bàn về ẩn dụ tri nhận. Sau
đó cũng chính tác giả Trần Văn Cơ đã dành riêng hẳn cả một chuyên khảo

20
đề nghiên cứu về hiện tượng này với nhan đề “Khảo luận ẩn dụ tri nhận”,

NXB Lao động -xã hội, 2009, 376 tr.). Một số tác giả khác qua những bài
viết công bố trên tạp chí Ngôn ngữ cũng bàn về ẩn dụ tri nhận cần được kể
đến là: Đào Thị Hà Ninh (2005), Phan Thế Hưng (2007), Nguyễn Hoà
(2007), Nguyễn Đức Tồn (2007, 2009).
Khái niệm ẩn dụ tri nhận (còn gọi là ẩn dụ ý niệm, conceptual
metaphor) cho đến nay đã được định hình trong giới Việt ngữ học và có thể
được tổng kết lại như sau: ẩn dụ tri nhận không chỉ thuộc vấn đề biểu đạt
ngôn ngữ mà nó còn là một cấu trúc khái niệm có vai trò như một phương
thức tư duy quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Ẩn dụ
tri nhận tiến tới chỗ không chỉ biểu đạt sự tương đương mà nó thể hiện sự
quy chiếu liên vùng, tức là quy chiếu từ vùng nguồn sang vùng đích, từ đó lí
giải vùng đích. Theo Trần Văn Cơ, “Ẩn dụ tri nhận là một trong những hình
thức ý niệm hoá, một quá trình có chức năng biểu hiện và hình thành những
khái niệm mới và không có nó thì không thể nhận được những tri thức mới.
Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và
tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau
[1, 293]. Những thí dụ kinh điển và dễ hình dung nhất về ẩn dụ tri nhận
trong tiếng Việt thường được các nhà Việt ngữ dẫn ra như: sự phát hiện ra
điểm tương đồng giữa thời gian và tiền bạc dẫn đến các cách nói có sự
tương ứng giữa hai phạm trù này: lãng phí thời gian - lãng phí tiền bạc, tiết
kiệm thời gian - tiết kiệm tiền bạc, mất tiền - mất thời gian, dành tiền cho
con, dành thời gian cho con; hay sự phát hiện ra điểm tương đồng giữa thời
gian và dòng nước/dòng sông dẫn đến các cách nói có loạt tương ứng như:
thời gian như ngừng trôi -dòng sông như ngừng trôi, ngược dòng thời gian -
ngược dòng nước.

21
Lakoff và Johnson (1980) đã phân ra 4 loại ẩn dụ tri nhận là ẩn dụ cấu
trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ kênh liên lạc/ truyền tin và ẩn dụ định hướng.
Ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay

một biểu thức) được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ
(hay một biểu thức) khác. Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá
trình biểu trưng hoá (vật thể và ngôn ngữ ) và của sự liên tưởng. Chẳng hạn,
con cáo là biểu tượng cho sự tinh ranh và khôn ngoan, con đại bàng biểu
trưng cho lòng kiêu hãnh và dũng cảm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức
Tồn và cộng sự, trong tất cả các thành ngữ ẩn dụ hoá tiếng Việt chỉ có một
loại ẩn dụ tri nhận làm cơ sở, chính là loại ẩn dụ cấu trúc này. Theo chúng
tôi, đây cũng là kiểu loại ẩn dụ gần gũi nhất với tư duy của người Việt,
chúng được thể hiện một cách tự nhiên và phong phú trong đời sống hàng
ngày, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Tác giả Trần Văn Cơ đã dẫn ra 6 nguồn cứ liệu trong tiếng Việt, nơi mà các
ẩn dụ tri nhận loại cấu trúc hoạt động một cách điển hình và hiệu quả. 6
nguồn cứ liệu đó gồm: thành ngữ, ca dao, câu bình thường, câu đố, truyện cổ
tích, ngụ ngôn.
Ẩn dụ bản thể là sự phạm trù hoá những bản thể trừu tượng bằng
cách vạch ranh giới của chúng trong không gian. Các loại ẩn dụ bản thể (hay
ẩn dụ vật chứa) gồm: không gian hạn chế, trường thị giác, sự kiện, hành
động, công việc, trạng thái. Chẳng hạn, trường thị giác được ngữ nghĩa hoá
như một vật chứa, cho ta các cách nói như: nỗi buồn trong mắt em, mắt mẹ
chan chứa niềm vui.
Ẩn dụ kênh liên lạc/truyền tin là quá trình giao tiếp như sự vận động
của nghĩa làm đầy các biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo “kênh” nối người
nói với người nghe. Ví dụ: Mọi người truyền tai nhau những lời đàm tiếu.

22
Ẩn dụ định hướng là loại ẩn dụ cấu trúc hoá một số miền và tạo nên
một hệ thống ý niệm hoá chung cho chúng, chúng liên quan đến việc định
hướng trong không gian với những đối lập kiểu như: lên - xuống; vào - ra;
sâu - cạn, trung tâm - ngoại vi, v.v. Chẳng hạn, đối với người Việt, trạng thái
tình cảm tích cực là “ở trên”, còn trạng thái tiêu cực là “ở dưới”. Đây là cơ

sở cho những cách nói: Hãy vui lên!, Xịu mặt xuống, Buồn hẳn, ẩn dụ tri
nhận gắn với tư duy định hướng còn tạo ra những biểu thức có thể nói như
những hằng số của nhân loại, đúng với đa số các cộng đồng trên toàn thế
giới. Chẳng hạn, đa số những sự vật thuộc không gian hướng thượng sẽ dễ
dàng đựơc sử dụng để biểu trưng cho những điều tốt đẹp: thiên đường, bầu
trời, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, không khí, nắng, gió, mây. Ngược lại,
những sự vật theo chiều ngược lại sẽ có xu hướng được biểu trưng nhiều hơn
cho những điều tiêu cực, chẳng hạn: địa ngục, cỏ dại, đầm lầy, bùn, ốc sên,
bụi, cát sỏi…
1.4. TIỂU KẾT
Trong chương thứ nhất của luận văn, chúng tôi muốn bàn tới những
vấn đề cơ sở nhất của khoa học tri nhận nói chung cũng như ngôn ngữ học
tri nhận và ẩn dụ tri nhận nói riêng, đưa ra những bộ khái niệm mang tính
chất công cụ cần thiết để tiếp tục thực hiện các phần nội dung quan trọng
tiếp theo của luận văn.
Như vậy, đứng từ một góc nhìn mới mẻ của ẩn dụ - ẩn dụ tri nhận,
nhiệm vụ chính mà luận văn sẽ tiếp tục thực hiện trong các chương tiếp theo
là: qua một sự vật, hiện tượng rất gần gũi trong đời sống của con người là
ngôi nhà, luận văn sẽ khai thác, phân tích tất cả các nhóm từ liên quan đến
ngôi nhà, mà ở đó, có sự hiện diện của ẩn dụ tri nhận, như một phương thức
tư duy đã ăn sâu vào tiềm thức ngôn ngữ của cộng đồng, từ đó có thể bật ra

23
những cách cảm, cách nghĩ, những điểm giống và khác nhau trong lối tư duy
của hai dân tộc.



Chương 2
KHẢO SÁT ẨN DỤ ĐỐI VỚI CÁC NHÓM TỪ

LIÊN QUAN ĐẾN NGÔI NHÀ TRONG TIẾNG VIỆT
TỪ GÓC ĐỘ TRI NHẬN

Ngôi nhà - có thể nói là một vật thể văn hoá gần gũi và vô cùng quen
thuộc với mọi dân tộc, mọi cộng đồng. Sự hiện hữu của ngôi nhà cũng đồng
thời là một dấu hiệu chứng tỏ bước phát triển trong đời sống vật chất và tri
thức của một dân tộc, là một trong những điểm mốc đánh dấu hành trình đi
từ dã man đến văn minh của con người. Chúng tôi sẽ lần lượt đi vào khảo sát
những nhóm từ có ý nghĩa liên quan đến ngôi nhà một cách toàn diện, được
chia thành 4 khu vực chính: ẩn dụ của từ nhà (nói chung), ẩn dụ của các từ
liên quan đến kết cấu ngôi nhà, ẩn dụ của các từ chỉ các bộ phận bên ngoài
ngôi nhà và ẩn dụ của các động từ chỉ các hoạt động liên quan đến ngôi nhà.
2.1. NGỮ NGHĨA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ẨN DỤ CỦA TỪ “NHÀ”
Từ “nhà” với nghĩa gốc (nguyên bản) được Từ điển tiếng Việt
(Vietlex, 2009) định nghĩa: “ Công trình xây dựng có mái, có tường vách để
ở hay để sử dụng vào một việc nào đó”. Trong đời sống sinh hoạt và văn hoá
của người Việt, có thể nói có rất nhiều loại nhà như một loạt các quy chiếu
chỉ vật tương ứng với định nghĩa trên. Về loại nhà để ở, có thể có các loại
như: nhà tranh, nhà lá, nhà ngói, nhà ba gian, nhà gác, nhà lầu, nhà tầng,
nhà chung cư, nhà tập thể. Trong đó, một “tiến trình” như vừa liệt kê cũng

×