Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 118 trang )



4
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN VĂN 3
1.1. Cách hiểu về tục ngữ ở Việt Nam 3
1.1.1 Hiểu về tục ngữ 3
1.1.2. Phân biệt tạm thời giữa tục ngữ và thành ngữ hiện nay 5
1.2. Cách hiểu về từ ngữ thuần Việt và Hàn - Việt trong luận văn 8
1.2.1. Từ thuần Việt và nguồn gốc tiếng Việt 8
1.2.2. Từ Hán Việt 13
Chương 2 23
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT VÀ THUẦN VIỆT TRONG
TỤC NGỮ 23
2.1. Sơ bộ về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ 23
2.1.1. Cấu trúc của tục ngữ 23
2.1.2. Ngữ nghĩa của tục ngữ………………………………………………26
2.2. Tình hình sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt trong tục ngữ Việt trên cứ
liệu thu thập tục ngữ Việt………………………………………………… 27
2.2.1. Tình hình sử dụng từ Hán Việt trong tục ngữ Việt 28
2.2.2. Tình hình sử dụng từ thuần Việt trong tục ngữ Việt 34
2.3. Tiểu kết. 42
Chương 3: 43
NHẬN XÉT VỀ NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC QUA TỪ NGỮ HÁN VIỆT VÀ
TỪ NGỮ THUẦN VIỆT TRONG TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI
TỤC NGỮ TIẾNG HÁN) 43
3.1. Hiểu biết văn hóa qua từ ngữ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt trong tục
ngữ 43


3.1.1. Khái niệm văn hóa 43


5
3.1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. 45
3.2. Nét văn hóa dân tộc thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ Viêt 48
3.2.1 Hình ảnh con người được thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục
ngữ (So sánh với tục ngữ tiếng Hán). 48
3.2.2. Hình ảnh giới tự nhiên thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục
ngữ Việt (So sánh với tục ngữ tiếng Hán). 53
3.3. Tiểu kết 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
























6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời.
Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong
ngôn ngữ. Chính vì vậy người ta đã nói rằng ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa
dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự mà văn hoá mới được lưu truyền. Trong
tương lai nền văn hóa luôn nhờ vào ngôn ngữ để phát triển.
Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên đã tạo cho mỗi vùng đất một lối
sống và tư tuy khác nhau. Những yếu tố này, do vậy, góp phần hình thành nền
văn hóa riêng của từng vùng đất. Cho nên, mỗi nền văn hóa có nét đặc sắc
riêng thể hiên đặc trưng cho mỗi dân tộc.
Ngôn ngữ tục ngữ là một loại ngôn ngữ thể hiện phong phú văn hoá
dân tộc. Nó không đơn thuần là hình thức tư duy bên ngoài. Nó mô tả cách tư
duy trừu tượng trong nhận thức của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc mô tả sự vật
khác nhau do họ có nhận thức và cách tư duy khác nhau. Giống như thành
ngữ và ca dao, tục ngữ cũng do nhân dân lao động sáng tạo ra. Ngôn ngữ tục
ngữ, đó là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh,
thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất,
xã hội). Nó là cách nhân dân vận dụng ngôn ngữ vào trong đời sống hàng
ngày, là kết quả suy nghĩ thể hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ.
Vì vậy, đề tài "Tìm hiểu việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong
tục ngữ Việt Nam" sẽ giúp người nước ngoài hiểu thêm về văn hoá Việt Nam.
Cho nên, là một người Trung Quốc học tiếng Việt, việc tìm hiểu từ ngữ tục

ngữ tiếng Việt không chỉ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi biết thêm nhiều từ
tiếng Việt mà còn giúp cho chúng tôi hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam
được thể hiện trong tục ngữ.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.


7
- Về khoa học: Giúp người nước ngoài nhận biết về nguồn gốc lớp từ
sử dụng trong tục ngữ Việt Nam.
- Về thực tiễn: Giúp cho học viên nước ngoài học tốt tiếng Việt và văn
hoá Việt Nam.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả trong ngôn ngữ học.
Để có tư liệu phục vụ cho việc miêu tả, luận văn cũng sẽ sử dụng thủ
pháp thống kê để thu thập tư liệu và phân tích so sánh (trong đó có so sánh
với tục ngữ tiếng Hán).
4. Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu là những câu tục ngữ trong một số tác phẩm tục ngữ
đã xuất bản ở Việt Nam. Đó là tác phẩm của Chu Xuân Diên, Lương Văn
Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã
hội, H. Còn tục ngữ của Trung Quốc lấy từ Xu Zong Cai, Ying Jun Ling
(2004), Từ điểm Tục ngữ (Su Yu Ci Dien), Nxb Quán sách in Thương vụ,
Trung Quốc.
Từ những câu tục ngữ trên, chúng tôi sẽ thống kê những từ ngữ thuần Việt
và Hán - Việt để làm tư liệu miêu tả trong luận văn.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết phục vụ cho luận văn
Chương 2: Tình hình sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong một số câu
tục ngữ

Chương 3: Nét văn hóa dân tộc thể hiện trong tục ngữ tiếng Việt (có so
sánh với tục ngữ tiếng Hán)





8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN VĂN

1.1 Cách hiểu về tục ngữ ở Việt Nam
1.1.1 Hiểu về tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân
về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về
trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong
phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc
tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân
gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp
cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.
Với các đặc thù như ngắn gọn, dễ nhớ, giàu hình tượng, giàu nhịp điệu,
gần gũi với mọi người mà tục ngữ là một loại hình văn hóa dân gian có mối
quan hệ mật thiết nhất với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau những kinh nghiệm của con
người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy
vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của
con người. Ví dụ:
Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

Cái sảy nảy cái ung
Cõng rắn cắn gà nhà
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và
đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác. Nó được tách ra từ tác
phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con
đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.


9
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục
ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc
kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý.
Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện
pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ
Đa số các câu tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các
kiểu ngắt nhịp thường dựa vào cơ sở: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở
đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp
nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý.
Thường thường tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể
gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Qua các tài liệu sáng tác văn học và trước tác văn học ở Việt Nam, trong
tình hình thư tịch như hiện nay, cho phép khẳng định các công trình nghiên
cứu về tục ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở khoảng đầu thế kỷ XIX, được biên soạn
bằng cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Điển hình là các công trình bằng chữ
Nôm như “Nam phong nữ ngạn thi” của Ngô Đình Thái (thế kỷ 19), “Đại nam
quốc túy ” của Ngô Giáp Đậu (thế kỷ 19), và một số tác phẩm khuyết danh
như “Khẩu sử ký”, “Phong ngôn tục ngữ”,….Các công trình bằng chữ quốc
ngữ thì rất phong phú: “Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn” của Huỳnh Tịnh Của
(xuất bản năm 1897), “Sách truyện biến ngôn và tục ngữ thường dùng cùng
phép lịch sự” (khuyết danh, năm 1907), “Nam ngạn chính cẩm” của Phạm

Quang San (2 tập, năm 1918), “Tục ngữ cách ngôn” của Hàn Thái Dương
(năm 1920), “Phong dao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ ” của Nguyễn Văn
Chiểu (năm 1936),…Đây mới chỉ là các công trình đã được đăng lên báo chí,
còn trên thực tế thì số lượng các công trình nghiên cứu về tục ngữ có thể còn
nhiều hơn.


10
Công trình sưu tập tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú nhất
trong thời kỳ này phải kể đến “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc,
xuất bản lần đâu năm 1928. Riêng tập 1 của bộ sách này đã giới thiệu khoảng
6500 câu tục ngữ và thành ngữ, cho tới hiện nay ở Việt Nam nó vẫn được coi
là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có qui mô lớn nhất.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, có thêm một số các tác phẩm sưu tập,
biên soạn tục ngữ có qui mô như tác phẩm của Nguyễn Văn Ngọc, như “Tục
ngữ và dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan được xuất bản lần đầu năm
1956, sau đó bộ sách này được đổi tên là “ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”
vào năm 1971 ở lần in thứ 7, có sửa chữa và bổ sung; một tác phẩm đồ sộ
khác là “ Hợp tuyển văn học Việt Nam” tập 1 được xuất bản năm 1972, tác
phẩm này đã tuyển chọn giới thiệu 365 câu tục ngữ, v.v
Những cách hiểu về tục ngữ và con số thống kê trên đây đã được ông
Chu Xuân Diên trình bảy trong cuốn “Tục ngữ Việt Năm”. Chúng hoàn toàn
đồng ý cách hiểu về tục ngữ này, vì cách hiểu này có thể cho người nước
ngoài dễ hiểu hơn. Vậy chúng nhờ cách hiểu này làm cơ sở lý thuyết để chúng
ta nghiên cứu đề tài của chúng ta.
1.1.2 Phân biệt tạm thời giữa tục ngữ và thành ngữ hiện nay
Tất cả các công trình sưu tập trên đã đóng góp vào việc bảo tồn và giới
thiệu được một phần quan trọng vốn tục ngữ cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Trước tiên quan sát phương pháp biên soạn của các công trình này, hầu hết
các tác phẩm giới thiệu trên đây đều không giới thiệu riêng biệt giữa tục ngữ

và ca dao, thành ngữ, đặc biệt là không phân biệt với thành ngữ. Tục ngữ và
thành ngữ ít khi được người ta xem xét một cách rạch ròi như là hai loại hình
sáng tạo dân gian khác nhau, thể hiện rõ nét nhất là phần đông đều quan niệm
rằng Tục ngữ và Thành ngữ đều là những hiện tượng ngôn ngữ. Nguyễn Văn
Tố trong bài “ Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây” [5:19] hầu như
không phân biệt tục ngữ và thành ngữ vì ông viết “ …. Tục ngữ là câu thành ngữ


11
nói đã quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa; câu nào từ
đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn. Nhưng dù là
ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau….” [5:19]
Quan niệm mơ hồ, coi tục ngữ cũng như thành ngữ đều là những hiện
tượng ngôn ngữ như vậy có liên quan tới khuynh hướng chọn cách trình bày
tục ngữ theo những tiêu chí hoàn toàn có tính chất hình thức. Đó là cách trình
bày tục ngữ theo trật tự ABC của các chữ cái đầu câu và theo trật tự số chữ ít
nhiều của mỗi câu. Những người biên soạn tục ngữ sau đó nhận thấy rằng
cách trình bày theo những tiêu chí hoàn toàn có tính chất hình thức chưa phản
ảnh được bản chất của tục ngữ; do đó một số người đã tìm đến với cách trình
bày tục ngữ theo những tiêu chí nội dung, theo đề tài của tục ngữ. Cách trình
bày này ngày càng được các nhà sưu tập, biên soạn tục ngữ Việt Nam áp dụng
rộng rãi, chứng tỏ tục ngữ ngày càng được xem xét như là một hiện tượng ý
thức xã hội chứ không phải chỉ xem xét như là một hiện tượng ngôn ngữ. Một
số ví dụ điển hình như “Tục ngữ ca dao dân ca” của Vũ Ngọc Phan, “Ca dao,
ngạn ngữ Hà Nội” của Triệu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà….
Khuynh hướng xem xét tục ngữ như là một hiện tượng ý thức xã hội
không những thể hiện trong cách trình bày của những công trình sưu tập, biên
soạn tục ngữ mà còn bộc lộ càng rõ hơn trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận về
tục ngữ. Và có ý nghĩa hơn cả là những cố gắng đi tìm sự phân biệt giữa tục
ngữ và thành ngữ.

Trong quá trình đi tìm sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, thì ý kiến
của Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” xuất bản lần đầu
năm 1943 [17] là một trong những ý kiến được chú ý, ông viết “Một câu tục
ngữ tự nó phải có ý nghĩa đấy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn
thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì
hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” [17, 15], với cách nói này thì tục
ngữ được coi là một hiện tượng ý thức xã hội mà thành ngữ chỉ là một hiện


12
tượng ngôn ngữ. Nhưng Vũ Ngọc Phan vẫn nhận xét rằng định nghĩa như vậy
cũng vẫn chưa được rõ lắm, vì chưa đề ra được các tiêu chí cụ thể để phân
biệt tục ngữ với thành ngữ. Sau đó, trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt
Nam”, Vũ Ngọc Phan đã viết như sau “Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn
vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê
phán. Còn thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà
nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn
vẹn” [41, tr31]. Ở đây rõ ràng sự phân biệt tục ngữ với thành ngữ được dựa
trên hai tiêu chí là: sự khác nhau trong nội dung và kết cấu ngữ pháp của tục
ngữ và thành ngữ.
Sau đó người ta còn đi sâu hơn nữa trong việc phân tích ranh giới giữa
tục ngữ và thành ngữ ở các ngành khoa học khác nhau. Ví như Nguyễn Văn
Mệnh trong một bài luận bàn về "Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ", sau
khi phân tích “Về nội dung…thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện
tượng, một trạng thái, mộ tính cách, một thái độ, ” còn tục ngữ “…đi đến một
nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời
khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức….” và sau đó tác giả kết luận:
"Có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn nội dung
của tục ngữ nói chung là mang tính chất qui luật. Từ sự khác nhau cơ bản về
nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động

trong chuỗi lới nói….Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm
từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối
thiểu là một câu”.[39, 13]
Thế nhưng đầu năm 1973, cũng trên Tạp chí Ngôn ngữ, Cù Đình Tú lại
thử đưa ra một cách lý giải mới về sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.
Theo ông thì những ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh vẫn chưa thật xác đáng vì
“ xét về nội dung thì tục ngữ cũng như thành ngữ đều là sự đúc kết kinh
nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hóa hiện thực


13
để rút ra bản chất qui luật mà có”. Theo ông thì cần phải có một tiêu chí khác
để xác định ranh giới giữa hai loại hình này: “Thành ngữ là một hiện tượng
ngôn ngữ. Tục ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hiện tượng ngôn ngữ.
Giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ cần phải dựa vào những căn cứ ngôn ngữ
học. Một trong những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại là chỉ ra sự khác
nhau và mối quan hệ giữa kết cấu và chức năng. Theo chỗ chúng tôi suy nghĩ,
sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức
năng ” [51, 39-40] .
Cách lý giải và những tiêu chí trong bài Góp ý kiến về phân biệt
thành ngữ với tục ngữ đưa ra, là một đóng góp mới trong quá trình nhận
thức ngày càng sâu sắc về bản chất của tục ngữ và thành ngữ. Cách lý
giải này đứng ở góc độ của ngành ngôn ngữ học để giải quyết vấn đề,
cho nên ta lấy lý giải này làm cơ sở cho sự phân biệt thành ngữ với tục
ngữ: đó là những sự khác nhau về cấu tạo ngữ pháp và về vị trí trong lời
nói của thành ngữ và tục ngữ.
1.2 Cách hiểu về từ ngữ thuần Việt và Hán -Việt trong luận văn
Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ bền vững, mật thiết từ xa xưa. Đất
nước Việt – Trung gắn liền với nhau, văn hóa giao lưu không ngừng tạo nên nền
tảng văn hóa giống nhau. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn

hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Nhưng tại sao kho từ vựng tiếng Việt có tỷ lệ từ
Hán – Việt rất lớn và nền văn hóa Việt Nam có những nét giống nhau với Trung
Quốc, trong khi đó tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán?
1.2.1 Từ thuần Việt và nguồn gốc tiếng Việt
Về vấn đề nguồn gốc tiếng Việt. Từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến khác
nhau về nguồn gốc của tiếng Việt.
- Đầu tiên phải nói đến ý kiến của Taberd. Ông cho rằng tiếng Việt có
nguồn gốc từ tiếng Hán. Bởi trong vốn từ vựng tiếng Việt thì có tới 75% là có
gốc Hán. Thế nhưng 75% vốn từ gốc Hán đấy, khi đi vào ngôn ngữ Việt thì
nó đã bị Việt hóa. Vậy nên quan điểm này chưa chính xác. Yếu tố Hán trong


14
tiếng Việt chỉ mang tính chất vay mượn chứ không có ý nghĩa là nguồn gốc.
Vậy nên quan điểm này không chính xác [7,68-69]
- Quan điểm thứ hai cho rằng tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Đảo.
Tuy nhiên quan điểm này cũng chưa được chứng minh chặt chẽ. Nó chỉ mang
tính giả thiết [7,73-78].
- Ý kiến thứ ba cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ
Thái. Bởi vì về mặt từ vựng, ngữ pháp và thanh điệu tiếng Việt với tiếng Thái
đều có sự tương ứng như nhau. Khác với các ngôn ngữ Mon-Khmer tiếng
Việt và tiếng Thái có nhiều thanh điệu, về mặt ngữ pháp có giá trị hình thái
học. Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và trong một
thời gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngôn ngữ của
các nhà ngôn ngữ trên thế giới.
Tuy nhiên, những luận điểm của trên của Maspéro không phải là không
có hạn chế. Và những hạn chế đó sau này đã được A.G. Haudricourt chỉ ra
một cách thuyết phục qua hai bài báo được ông lần lượt công bố vào năm
1953 và 1954 mang tựa đề: “Về nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt” và “Về
nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt” [7,92-105].

Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được
phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần
Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaixia, phần lớn Cămpuchia
và phần lớn Việt Nam.
- Qua hai bài báo của mình A.G. Haudricourt đã chứng minh và khẳng
định nguồn gốc tiếng Việt thuộc họ Nam Á bằng những lập luận chặt chẽ về
từ vựng, ngữ pháp và thanh điệu.
Trong sách “Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo)” của GS.TS Trần Trí
Dõi, [7, 105-111], ông cho biết lập luận về nguồn gốc tiếng Việt của A.G.
Haudricourt được bổ sung và khẳng định. Ngoài ra những lý do khẳng định
mà GS.TS Trần Trí Dõi, ông còn cho thêm lý giải vấn đề sâu sắc hơn về từ
vựng cơ bản và phụ tố cấu tạo từ.


15
Cụ thể, về từ vựng A.G. Haudricourt đã chứng minh tiếng Việt thuộc
nhóm Mon-Khmer bằng khảo sát lớp từ vựng cơ bản. Và bác bỏ khái niệm
nguồn gốc Thái mà H. Maspéro đã đề nghị trước đó. Theo ông yếu tố Thái
trong tiếng Việt cũng chỉ mang tính chất vay mượn từ vựng. GS.TS Trần Trí
Dõi tiếp tục bổ sung “cũng đều đã chứng minh hoặc nhận thấy rằng trong vốn
từ tiếng Việt, những từ cơ bản có nguồn gốc Môn-Khmer có số lượng nhiều
hơn. Hơn nữa, những từ này đều tương ứng theo những nhóm trọn vẹn và đều
đặn về mặt ngữ nghĩa…” [7:107]. Những ý kiến do các nhà nghiên cứu khác
như S.E Yakhontov, M. Ferlus, Nguyễn Tài Cẩn v.v. đều khẳng định như thế
về nguồn gốc tiếng Việt.
Về mặt ngữ pháp có thể nhận thấy rõ ràng là tiếng Việt cấu tạo từ bằng
phương thức phụ tố. Ví dụ : giết – chết: kchết
xát hoá
> giết
Và đặc biệt quan trọng là vấn đề thanh điệu. Như ở trên chúng ta đã đề

cập đến lập luận của Henry Maspéro. Cho rằng thanh điệu của tiếng Việt với
tiếng Thái và tiếng Hán có nhiều thanh điệu giống nhau. Khác với các ngôn
ngữ Mon-Khmer. Nhưng A.G. Haudricourt lại cho rằng thanh điệu chưa nói
lên điều gì về nguồn gốc. Bởi hệ thống thanh điệu có thể xuất hiện, có thể mất
đi trong lịch sử của một ngôn ngữ. Bởi cũng có những ngôn ngữ có thanh
điệu như nhau, thậm chí ngữ pháp cũng giống nhau đến lạ kì như một số ngôn
ngữ ở Đông Nam Á và Tây Phi nhưng tuyệt đối rõ ràng là những ngôn ngữ
này không phải là họ hàng.
Theo Haudricourt, “thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có”, nói
cách khác, trước đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và
hiện nay nó là một ngôn ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái.
Chính vì điều này mà Haudricourt đã chứng minh được rằng, về nguồn gốc,
tiếng Việt tương tự như các ngôn ngữ Mon-Khmer:


16
Đến ngày nay, vẫn còn nhiều dấu vết về mối quan hệ họ hàng gần gũi
giữa tiếng Việt với nhóm tiếng Mon-Khmer ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây
Nguyên, ở trên đấy Campuchia, Miến Điện (Mianma) Rõ nhất là những dấu
vết trong lớp từ cơ bản, tức là những từ thông thường đã có từ lâu đời. Ví dụ:
Trong tiếng Việt, có từ tay thì từ tương đương trong tiếng Mường nghe như
"thay"; tiếng Ba Na, tiếng Mơ Nông, nghe như "ti"; trong tiếng Môn, tiếng
Khmer, nghe như "tai"
Chúng ta có thể nhận thấy tiếng Việt tuy đã được các nhà nghiên cứu
xếp vào nhiều họ ngôn ngữ khác nhau nhưng kết luân cuối cùng tiếng Việt là
một ngôn ngữ Nam Á. Điều này cho thấy các ngôn ngữ trong khu vực, trong
quá trình phát triển, có sự tiếp xúc và vay mượn của nhau rất nhiều. Sau khi
xác định nguồn gốc tiếng Việt, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về khái niệm từ
thuần Việt.
Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt. Nó làm chỗ dựa và

có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác. Như vậy, từ
thuần Việt phải là những từ gốc Nam Á. Nhưng nếu coi từ thuần Việt gồm cả
những từ là kết quả của quá trình tiếp xúc, tác động lâu dài giữa các ngôn ngữ
Nam Á và Tày - Thái thì các từ này hình thành nên một lớp từ vựng cơ bản và
lâu đời nhất trong tiếng Việt, có thể chia ra như sau:
Những từ tương ứng với tiếng Mường như: đuôi, móng, mồm, sừng ;
cô gái, đàn ông, vợ, chồng ; cây, củ, cơm, mả ; bí, cỏ, chuối, hành , bướm,
cáo, cầy, chuột ; bẩn, cay, chậm, dài ; ăn, bơi, cấy, chạy
Những từ tương ứng với các tiếng Tày-Thái như: bánh, bóc, buộc,
đường, gọt, ngắt, ngọn, rẫy, vắng
Những từ tương ứng với các tiếng Việt-Mường và Tày-Thái như: bão,
bể, dao, gạo, ngà voi, sống
Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Bru ở tây Quảng Bình:
bụng, bốc, bớt, củi, đêm, mặt trăng, mặt trời, núi, rắn, chuột


17
Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Môn-Khơme ở Tây
Nguyên: dốc, đèo, khói, mây, mưa, rừng, sấm ; da, đầu gối, mỡ, người, óc,
tim, thịt ; bố, bọn, mày, mẹ, nó ; bếp, cày, chổi, cuốc, ruộng ; bịt, bóp, bú,
bưng, cắn, cắt, đứng, gãi, hét, lắc, mặc, nghĩ, ngồi, phá, quăng, ôm, rụng,
tát, về, xé
Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Môn-
Khơme nói chung: một, hai, ba, bốn, năm ; con, cháu, mọi, người; đất, đá,
gió, lửa ; cằm, chân, cổ, lưng ; bay, cắt, đẻ, kẹp, liếc ; ao, cá, chim, lá ;
cong, già, mới, ngát.
Với việc nghiên cứu từ thuần Việt, GS.TS Trần Trí Dõi đi vào chi tiết
hơn, cụ thể hơn trong một bài viết gần đây. Quan niệm ông nêu ra đã thống
nhất những quan niệm nghiên cứu trước đây. Chúng tôi nhờ cách quan niệm
này để làm cơ sở lý luận và muốn nhấn mạnh hơn vào cái tiêu chí “thái độ của

người Việt”. Bởi vì, thật khó để chúng ta phân biệt được thế nào là một từ
thuần Việt nếu không dựa vào cảm quan của người bản ngữ. Trên thực tế, xử
lý tư liệu sẽ có một số trường hợp mà nếu xét một cách nghiêm ngặt thì đó là
từ ngoại lai (gốc Hán chẳng hạn) nhưng trong quá trình sử dụng chúng gần
gũi với người Việt, được người Việt coi như từ gốc, từ thuần Việt.
Chính vì thế, trong luận văn này chúng tôi coi những từ thuần Việt có
trong tục ngữ là những từ thuộc một bên thứ nhất của sự phân biệt thuần Việt
và vay mượn. Phần vay mượn, như chúng tôi sẽ trình bày sau, có chỉ có vay
mượn từ tiếng Hán (Hán Việt), vay mượn từ những ngôn ngữ châu Âu (gốc
châu Âu). Lý do là đối với nhiều người, những từ vay mượn từ tiếng Hán
(Hán Việt), vay mượn từ những ngôn ngữ châu Âu được nhận diện cụ thể và
dễ dàng hơn. Như vậy, rất có thể những vay mượn từ những ngôn ngữ Thái,
Nam Đảo trong tục ngữ Việt (thậm chí những từ gốc Hán không phải Hán
Việt), do bình thường rất khó nhận thấy và lại được sử dụng lâu đời trong
tiếng Việt nên tạm thời vẫn được xếp vào bên từ thuần Việt. Chúng tôi chọn


18
cách làm việc như vậy tuy chưa được triệt để nhưng dễ làm việc trong luận
văn này.
Theo cách làm như vậy, trong những câu tục ngữ:
Quá mù ra mưa
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
không thấy có những từ Hán Việt và gốc châu Âu nên được coi là những từ
thuần Việt.
1.2.2 Từ Hán Việt
Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình
thành, xây dựng bằng con đường "tự nó". Trong những ngôn ngữ được sử
dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp người

ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn
gốc từ ngôn ngữ khác. Tiếng Việt hiện tại cũng vậy. Như thế, điều mà người
ta có thể dễ thấy nhất ở đây là nổi lên đường phân giới giữa hai lớp từ ngữ:
lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ
(còn gọi là lớp từ ngoại lai). Phân tích qua tiếng Việt, ta sẽ rõ điều đó.
Ở từ vựng tiếng Việt, như đã nói ở trên, lớp từ ngoại lai được phân thành
hai lớp nhỏ hơn: lớp các từ ngữ gốc Hán (chủ yếu là Hán Việt) và lớp các từ
ngữ gốc châu Âu (dường như chủ yếu là gốc Pháp). Trong luận văn này,
nhiệm vụ của chúng tôi là tìm hiểu lớp từ Hán Việt, một bộ phận của những
từ gốc Hán nên chúng tôi chỉ trình bày cách hiểu của chúng tôi về lớp từ vay
mượn này. Do đó chúng tôi sẽ không trình bày bộ phận vay mượn từ ngữ gốc
châu Âu trong tục ngữ tiếng Việt.
1.2.2.1 Những khái niệm liên quan đến từ gốc Hán
Trước hết, để hiểu đầy đủ về khái niệm từ gốc Hán trong tiếng Việt,
chúng ta không thể không nhắc tới một loạt các khái niệm quan trọng trong
tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán. Những khái niệm này cần được phân biệt rõ

×