Tải bản đầy đủ (.pdf) (282 trang)

Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 282 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NHIẾP TÂN
( Nie Bin )


NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM TỰ TẠO TRONG
VĂN BẢN GIẢI ÂM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Hà Nội - 2012

2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NHIẾP TÂN
( Nie Bin )

NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM TỰ TẠO TRONG
VĂN BẢN GIẢI ÂM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC


Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62.22.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng

Hà Nội – 2012

5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng biểu

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………… 1
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………… 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………… …… 2
2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu chữ Nôm tự tạo…………………………………… 2
2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu văn bản giải âm Truyền kỳ mạn
lục……………………………………… ……………………………………… 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 8
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… …… 8
5. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án………………… …… 9
6. Đóng góp của luận án………………………………………………… …… 9
7. Cấu trúc của luận án………………………………………………… …… 10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHỮ NÔM VÀ VĂN BẢN TÂN BIÊN TRUYỀN
KỲ MẠN LỤC ……………………………………………… …… 11
1.1 Định nghĩa chữ Nôm……………………………………… …… …… 11
1.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm…………………………………… …… 15
1.2.1 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam……………… …… 15
1.2.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở các nước khác …………… 18
1.3 Chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo………………………………………….22
1.4 Văn bản Tân biên truyền kỳ mạn lục………………………………… …… 23

6

1.5 Tiểu kết Chương 1……………………………………………… ……………… 28
Chương 2: LÝ THUYẾT VĂN TỰ HỌC VÀ CHỮ NÔM TỰ TẠO TRONG
VĂN BẢN GIẢI ÂM TRUYỀN KỲ MẠN
LỤC…………………………………………………… ……….…… 29
2.1 Cơ sở lý thuyết về văn tự học……………………………………… ………… 29
2.1.1 Khái niệm cơ bản về văn tự học……………………………… ………….29
2.1.1.1 Định nghĩa văn tự học……………………………… ………… 29
2.1.1.2 Cộng đồng văn tự và loại hình văn tự……………… ………… 30

2.1.2 Lý thuyết cơ bản về Hán tự học…………………………… ………… 31
2.1.2.1 Khái lược về Hán tự học…………………………… ………… 31
2.1.2.2 Tính chất của chữ Hán……………………………… ………… 35
2.1.2.3 Thuyết “Lục thư”六书说 và thuyết “Tam thư”三书说………… 37
2.2 Phân định chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo……………… ………… 39
2.2.1 Phân định chữ Nôm tự tạo trùng hình với chữ Hán………… ………….39
2.2.2 Phân định một số chữ Nôm với dạng viết tắt……………… ………… 46
2.3 Khái lược về tình hình chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn
lục………………………………………………………………………………… …… 49
2.4 Cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể của chữ Nôm…………………… ……51
2.5 Tiểu kết Chương 2…………………………………………………………… …….53
Chương 3: NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM TỰ TẠO TRONG VĂN BẢN GIẢI
ÂM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC TỪ GÓC NHÌN CẤU TRÚC CHỨC
NĂNG……………………………………………………………… ……54
3.1 Số liệu về chữ Nôm tự tạo xét theo cấu trúc chức năng của chúng………… …54
3.1.1 Phân loại chữ Nôm tự tạo theo cấu trúc chức năng…………………… …54
3.1.2 Mấy điều cần chú ý……………………………………………………… ….60
3.1.3 Thống kê tỷ lệ các loại chữ……………………………………………… …64
3.2 Chữ hội âm………………………………………………………………………… 67

7

3.2.1 Chữ hội âm đẳng lập………………………………………………………….67
3.2.2 Chữ hội âm chính phụ……………………………………………………… 71
3.2.2.1 Phân loại chữ hội âm chính phụ với thành tố phụ khác nhau…… 73
3.2.2.2 Chức năng của các thành tố phụ…………………………………… 83
3.3 Chữ hội ý…………………………………………………………………………… 87
3.3.1 Chữ hội ý đẳng lập…………………………………………………………….89
3.3.2 Chữ hội ý chính phụ………………………………………………………… 95
3.4 Chữ hình thanh…………………………………………………………………… 103

3.4.1 Chữ hình thanh đẳng lập…………………………………………………….106
3.4.1.1 Phân loại chữ hình thanh đẳng lập………………………………….107
3.4.1.2 Một số chữ có cấu trúc đặc biệt…………………………………… 110
3.4.2 Chữ hình thanh chính phụ………………………………………………… 112
3.4.2.1 Phân loại chữ hình thanh chính phụ…………………………… 113
3.4.2.2 Một số chữ có cấu trúc đặc biệt………………………………… 116
3.5 Chữ đơn thể…………………………………………………………………… 118
3.5.1 Chữ đơn lấy âm………………………………………………………… 119
3.5.2 Chữ đơn lấy nghĩa……………………………………………………… 122
3.6 Khảo sát bộ thủ được sử dụng trong chữ Nôm tự tạo của văn bản………… 124
3.6.1 Tình hình sử dụng bộ thủ……………………………………………… 124
3.6.2 Chức năng của bộ thủ…………………………………………………… 125
3.6.2.1 Chức năng thể hiện nghĩa “xác chỉ” của chữ…………………… 125
3.6.2.2 Chức năng thể hiện nghĩa “phạm trù” hoặc “trường nghĩa” của
chữ …………………………………………………… ……… 126
3.7 Khảo sát một số hiện tượng về tương quan giữa chữ Nôm với ngữ tố mà nó thể
hiện trong các loại chữ……………………………………………… ……… 129
3.7.1 Hiện tượng một âm có nhiều dạng chữ ghi…………………… ……… 129
3.7.1.1 Hiện tượng dị thể………………………………………… ……… 129
3.7.1.2 Hiện tượng khác hình đồng âm khác nghĩa……………… ………134

8

3.7.2 Hiện tượng dùng một dạng chữ ghi nhiều âm……………………… ……137
3.7.2.1 Về mặt âm đọc…………………………………… ……….… ……138
3.7.2.2 Về mặt ý nghĩa…………………………………… ……….… ……140
3.7.3 Hiện tượng chuyển dụng chữ Nôm……………………… ……… …… 142
3.7.3.1 Chuyển dụng chữ Nôm làm chữ Nôm mới……… ……… …….142
3.7.3.2 Chuyển dụng chữ Nôm làm thành tố tạo chữ…… ……… …….144
3.7.4 Hiện tượng một dạng chữ có khi là chữ Nôm mượn Hán, có khi lại là chữ

Nôm tự tạo …………………………………………………… ……… 145
3.7.5 Hiện tượng viết nhầm, khắc nhầm…………………………… ……… 146
3.7.6 Hiện tượng mượn dùng cùng một chữ Hán làm thành tố biểu ý trong các từ
láy song tiết.…………………………………………………… ……… 147
3.7.7 Hiện tượng cùng một chữ Hán đảm nhiệm chức năng khác nhau… 148
3.8 Tiểu kết Chương 3………………………………………………… ……… 148
Chương 4: NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM TỰ TẠO TRONG VĂN BẢN GIẢI
ÂM TRUYỀN KỲ MẠN LỤC TỪ GÓC NHÌN CẤU TRÚC HÌNH
THỂ………………………………………………… ……… 150
4.1 Số liệu về chữ Nôm tự tạo xét theo cấu trúc hình thể của chúng…… 150
4.1.1 Phân loại chữ Nôm tự tạo theo cấu trúc hình thể……… ……… 150
4.1.2 Thống kê tỷ lệ của các loại chữ………………………… ……… 152
4.2 Chữ có cấu trúc trái phải ………………………………… ……… 153
4.2.1 Cấu trúc trái phải được thể hiện trong chữ hội âm…… ……… 154
4.2.2 Cấu trúc trái phải được thể hiện trong chữ hội ý……… ……… 155
4.2.3 Cấu trúc trái phải được thể hiện trong chữ hình thanh… ……… 156
4.3 Chữ có cấu trúc trên dưới………………………………… ……… 160
4.3.1 Cấu trúc trên dưới được thể hiện trong chữ hội âm… ……… 160
4.3.2 Cấu trúc trên dưới được thể hiện trong chữ hội ý…… ……… 161
4.3.3 Cấu trúc trên dưới được thể hiện trong chữ hình thanh ……… 161

9

4.4 Chữ có cấu trúc bao dưới ………………………………… ……… 164
4.4.1 Cấu trúc bao dưới được thể hiện trong chữ hội âm… ……… 165
4.4.2 Cấu trúc bao dưới được thể hiện trong chữ hội ý……… ……… 166
4.4.3 Cấu trúc bao dưới được thể hiện trong chữ hình thanh……… ……… 166
4.5 Chữ có cấu trúc bao trên ………………………………… ……… 168
4.6. Chữ có cấu trúc bọc trên ………………………………… ……… 169
4.7 Chữ có cấu trúc đơn thể………………………………… ……… 169

4.8 Vị trí của bộ thủ……………………………………………… ……… 170
4.9 Hiện tượng viết tắt…………………………………………… ……… 172
4.9.1 Viết tắt cả chữ…………………………………………… ……… 174
4.9.2 Viết tắt các thành tố tạo chữ…………………………… ……… 174
4.9.2.1 Viết tắt thành tố biểu âm……………………… ……… 174
4.9.2.2 Viết tắt thành tố biểu ý…………………………… ……… 177
4.9.2.3 Viết tắt cả thành tố biểu âm lẫn thành tố biểu ý… ……… 177
4.10 Hiện tượng biến thể…………………………………………… ……… 178
4.10.1 Biến thể do chuyển dịch vị trí các thành tố mà tạo ra… ……… 179
4.10.2 Biến thể do viết tắt mà tạo ra…………………………… ……… 182
4.11 Tiểu kết Chương 4…………………………………………… ……… 183
* KẾT LUẬN……………………………………………… ……… 185
* DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………… ……… 193
* TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………… ……… 194
* PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm TKML ……… 201
-Phụ lục 2: Tình hình sử dụng bộ thủ ở chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm
TKML………………………………………… ……… 249
- Phụ lục 3: Tình hình chữ Nôm dị thể trong bản giải âm TKML 253


10

- Phụ lục 4: Tình hình chữ Nôm khác hình đồng âm khác nghĩa trong bản giải âm
TKML……………………………… ……… 256
-Phụ lục 5: Tình hình dùng một dạng chữ ghi nhiều âm trong bản giải âm
TKML …………………………… ……… 260
- Phụ lục 6: Tình hình chuyển dụng chữ Nôm trong bản giải âm TKML 265
- Phụ lục 7: Tình hình viết tắt trong bản giải âm TKML 266

- Phụ lục 8: Tình hình biến thể trong bản giải âm TKML 270






















11

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. Bản giải âm TKML: Bản dịch chữ Nôm trong sách Tân biên Truyền kỳ mạn lục
tăng bổ giải âm tập chú ( được sử dụng trong luận án).
2. Hạng: Hạng Vương từ ký. (Truyện thứ 1 trong QI sách TKML)
Khoái: Khoái Châu nghĩa phụ truyện. (Truyện thứ 2 trong QI sách TKML)

Mộc: Mộc miên thụ truyện. (Truyện thứ 3 trong QI sách TKML)
Trà: Trà Đồng giáng đán lục. (Truyện thứ 4 trong QI sách TKML)
Tây: Tây viên kỳ ngộ ký. (Truyện thứ 5 trong QI sách TKML)
Long: Long Đình đối tụng lục. (Truyện thứ 1 trong QII sách TKML)
Đào: Đào thị nghiệp oan ký. (Truyện thứ 2 trong QII sách TKML)
Tản: Tản viên từ phán sự lục. (Truyện thứ 3 trong QII sách TKML)
Từ: Từ Thức tiên hôn lục. (Truyện thứ 4 trong QII sách TKML)
Phạm: Phạm Tử Hư du Thiên Tào lục. (Truyện thứ 5 trong QII sách TKML)
Xương: Xương Giang yêu quái lục. (Truyện thứ 1 trong QIII sách TKML)
Na: Na Sơn tiều đối lục. (Truyện thứ 2 trong QIII sách TKML)
Đông: Đông Triều phế tự lục. (Truyện thứ 3 trong QIII sách TKML)
Thúy: Thúy Tiêu truyện. (Truyện thứ 4 trong QIII sách TKML)
Đà: Đà Giang dạ ẩm ký. (Truyện thứ 5 trong QIII sách TKML)
Nam: Nam Xương nữ tử truyện. (Truyện thứ 1 trong QIV sách TKML)
Lý: Lý tướng quân truyện. (Truyện thứ 2 trong QIV sách TKML)
Lệ: Lệ Nương truyện. (Truyện thứ 3 trong QIV sách TKML)
Kim: Kim Hoa thi thoại ký. (Truyện thứ 4 trong QIV sách TKML)
Dạ: Dạ Xoa bộ soái ký. (Truyện thứ 5 trong QIV sách TKML)
3. Phật thuyết: Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
4. QI: Quyển I; QII: Quyển II; QIII: Quyển III; QIV: Quyển IV
5. Tân biên TKML: Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú.
6. TKML: Truyền kỳ mạn lục.
7. vt: viết tắt; >, < : trỏ sự diễn biến.

12

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Lượt chữ Nôm tự tạo trong 20 truyện của bản giải âm TKML 49
Bảng 3.1 Mô hình cấu trúc chữ Nôm tự tạo (theo Nguyễn Tài Cẩn & N.V.
Xtankevich, 1976) ………………………… ……… 56

Bảng 3.2 Mô hình cấu trúc chữ Nôm tự tạo (theo Nguyễn Quang Hồng, 2008) 57
Bảng 3.3 Thống kê các loại chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm TKML theo cấu trúc
chức năng………………………… ……… 65
Bảng 3.4 Những chữ hội âm chính phụ dùng 个“cá” làm thành tố phụ 73
Bảng 3.5 Những chữ hội âm chính phụ dùng 車“cư” làm thành tố phụ 77
Bảng 3.6 Những chữ hội âm chính phụ dùng 巨“cự” làm thành tố phụ 79
Bảng 3.7 Những chữ hội âm chính phụ dùng 多“đa” làm thành tố phụ 80
Bảng 3.8 Những chữ hình thanh đẳng lập với thành tố biểu âm thể hiện đúng âm
đọc của chữ………………………… ……… 108
Bảng 3.9 Những chữ hình thanh chính phụ với thành tố biểu âm thể hiện đúng âm
đọc của chữ………………………… ……… 113
Bảng 4.1 Mô hình phân loại chữ Hán theo cấu trúc hình thể 150
Bảng 4.2 Thống kê các loại chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm TKML theo cấu trúc
hình thể………………………… ……… 152
Bảng 4.3 Tình hình cấu trúc trái phải được sử dụng trong các loại chữ 154
Bảng 4.4 Tình hình cấu trúc trên dưới được sử dụng trong các loại chữ 160
Bảng 4.5 Tình hình cấu trúc bao dưới được sử dụng trong các loại chữ 165








13

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chữ Nôm có thể chia làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự

tạo
1
. Chữ Nôm mượn Hán là những chữ Nôm vay mượn từ chữ Hán để ghi tiếng
Việt, có xuất hiện trong văn bản Hán và văn bản Nôm, không có cấu trúc nội tại
2
.
Còn chữ Nôm tự tạo là những chữ Nôm do người Việt tự tạo ra, chỉ xuất hiện trong
các văn bản Nôm, hầu hết có cấu trúc nội tại. Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo, không
những có thể khiến ta nắm vững được tính sáng tạo, tính độc đáo của chữ Nôm, mà
qua đó còn có thể giúp ta tìm hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề quan trọng của chữ
Nôm, như tính chất biểu âm – biểu ý của chữ Nôm, quan hệ giữa vay mượn và sáng
tạo của chữ Nôm, cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể của chữ Nôm, v.v.
Truyền kỳ mạn lục (viết tắt là TKML) của Nguyễn Dữ là một kiệt tác viết bằng
văn xuôi chữ Hán của Việt Nam ở giữa thế kỷ XVI (được Hà Thiện Hán viết Tựa
đầu tiên năm Vĩnh Định sơ niên [1547]). Đây là một tập truyện có ảnh hưởng rất
lớn trong đời sống văn học Việt Nam đương thời cũng như rất lâu về sau, được các
nhà văn đánh giá cao. Sau khi ra đời, tương truyền tác phẩm này đã được Nguyễn
Thế Nghi (người quen biết Mạc Đăng Dung và sống cho đến cuối thời nhà Mạc, tức
cuối thế kỷ XVII) “dịch đuổi” từng câu sang chữ Nôm, và bản giải âm Nôm được
khắc in sóng đôi với nguyên tác Hán văn trong một bộ sách có tên sách là Tân biên
truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú (viết tắt là Tân biên TKML). Đây là một
văn bản dịch Nôm quan trọng của văn học Nôm Việt Nam, được coi là dịch phẩm
văn học đầu tiên từ Hán sang Việt
3
, đánh dấu chặng đường phát triển của chữ Nôm

1
Cách chia chữ Nôm làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo được GS. Nguyễn
Tài Cẩn và N.V.Xtankevich đầu tiên nêu ra vào năm 1976 trong bài Điểm qua vài nét về tình hình
cấu tạo chữ Nôm (Xin xem: [Nguyễn Tài Cẩn,1985, tr.48-85]), rồi quan điểm này được nhiều học

giả nghiên cứu chữ Nôm chấp nhận và được thể hiện trong cách phân loại chữ Nôm của họ. Chúng
tôi cho rằng nhận định này mang tính khoa học và cần thiết, nên cũng xin thừa hưởng từ đó.
2
Ở đây, thuật ngữ “cấu trúc nội tại” là trỏ cấu trúc nội tại của chữ Nôm.
3
Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001, tr.10-13].

14

vào khoảng cuối thế kỷ XVII. Bởi vậy có thể coi đây là tư liệu lý tưởng để nghiên
cứu chữ Nôm ở thời điểm chữ Nôm đã khá hoàn chỉnh và bắt đầu thịnh hành.
Vì những lẽ trên, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài Nghiên
cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu chữ Nôm tự tạo
Trong hầu hết các công trình nghiên cứu chữ Nôm đều có nói tới chữ Nôm tự
tạo, sau đây chúng tôi xin điểm lại một số công trình quan trọng và mang tính tiêu
biểu.
Cuốn Chữ Nôm:Nguồn gốc-cấu tạo-diễn biến của Đào Duy Anh có thể được
coi như là công trình khảo cứu mang tính chất chuyên luận đầu tiên về chữ Nôm.
1

Trong chương ba “Phương pháp cấu thành của chữ Nôm”, ông cho rằng chữ Nôm
được cấu thành dựa trên ba phép trong “lục thư” là hội ý, giả tá và hình thanh.
Trong đó, phép hội ý và phép hình thanh chính là nói về cấu trúc của chữ Nôm tự
tạo.
2

Cuốn Một số vấn đề về chữ Nôm tập hợp các bài viết đã công bố rải rác trong
nhiều năm (1971- 1985) của Nguyễn Tài Cẩn (có ba bài là với sự cộng tác của

N.V.Xtankevich). Trong bài Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo chữ Nôm được
công bố năm 1976, Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich đã chia chữ Nôm tự tạo
thành 5 loại nhỏ là gia thêm biến đổi phụ, ghép 2 thành tố âm + âm, ghép 2 thành tố
nghĩa + nghĩa, ghép 2 thành tố âm + nghĩa (bộ +chữ), ghép 2 thành tố âm + nghĩa
(chữ +chữ).
3


1
Xin xem: [Lã Minh Hằng, 2004, tr.24].
2
Xin xem: [Đào Duy Anh, 1975, tr.59-113]. Khi khảo sát phép giả tá, Đào Duy Anh cho rằng
“Phép giả tá là phép mượn nguyên cả chữ Hán để viết chữ Nôm”. Ông chia phép giả tá thành 5 loại,
trong cách giả tá thứ tư, ông nêu ra mấy trường hợp đặc biệt, những trường hợp đặc biệt này chúng
tôi cho rằng phần lớn nên được xếp vào chữ Nôm tự tạo.
3
Xin xem: [Nguyễn Tài Cẩn, 1985, tr.48-85].

15

Trong cuốn Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ
mẫu ân trọng Kinh, Hoàng Thị Ngọ đã căn cứ vào đặc điểm của chữ Nôm trong
Phật thuyết (vào khoảng thế kỷ XV) chia chữ Nôm ra làm 2 loại lớn là loại dùng hai
“mã chữ” (tức là 2 chữ vuông) tách rời để ghi một tiếng và loại dùng một “mã chữ”
(tức là 1 chữ vuông) để ghi một tiếng. Loại dùng hai “mã chữ” tách rời để ghi một
tiếng có thể được coi như là một loại chữ Nôm tự tạo cổ và khá đặc biệt, còn loại
dùng một “mã chữ” ghi một tiếng lại được chia làm 2 loại nhỏ là loại có cấu trúc
nội tại (loại chữ ghép) và loại không có cấu trúc nội tại (loại chữ đơn), trong đó, loại
có cấu trúc nội tại chính là chữ Nôm tự tạo.
1


Trong cuốn Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Việt, Nguyễn
Tá Nhí đã phân tích tỉ mỉ các phương thức biểu âm, thành tố biểu âm của chữ Nôm
mượn Hán và chữ Nôm tự tạo.
2
Mấy năm sau, trong cuốn Cấu trúc nghĩa trong chữ
Nôm Việt, Lã Minh Hằng đã khảo sát kỹ càng các phương thức biểu ý và ký tự biểu
ý của chữ Nôm. Tác giả chia phương thức biểu ý trong chữ Nôm thành ba loại là
phương thức kết hợp hai ký tự biểu ý, phương thức “đọc nghĩa” và phương thức kết
hợp ký tự biểu âm với ký tự biểu ý, trong đó loại thứ nhất và loại thứ ba đều là nói
về chữ Nôm tự tạo.
3
Hai cuốn chuyên khảo này góp phần thuyết minh về cấu trúc
âm và cấu trúc nghĩa của chữ Nôm tự tạo.
Trong cuốn Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nguyễn Ngọc San có chia chữ Nôm
thành hai nhóm lớn là nhóm mượn thẳng chữ Hán và nhóm có cấu tạo riêng, và nói
nhiều đến phần âm đầu của chữ Nôm, trong đó gồm cả chữ Nôm tự tạo. Căn cứ
chính để phân loại cấu trúc chữ Nôm của tác giả là phần biểu âm, mặc dù không bỏ
qua phần biểu ý trong chữ Nôm.
4


1
Xin xem: [Hoàng Thị Ngọ, 1999, tr.53-77].
2
Xin xem: [Nguyễn Tá Nhí, 1997, tr.45-152].
3
Xin xem: [Lã Minh Hằng, 2004, tr.31-277].
4
Xin xem: [Nguyễn Ngọc San, 2003, tr.28-265].


16

Trong cuốn Khái luận văn tự học chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng đã trình bày
nguyên tắc phân định chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo, và chia chữ Nôm tự
tạo làm 8 loại nhỏ là hội âm đẳng lập, hội âm chính phụ, hội ý đẳng lập, hội ý chính
phụ, hình thanh đẳng lập, hình thanh chính phụ, chữ đơn lấy âm, chữ đơn lấy nghĩa.
Tác giả cũng sử dụng một khối lượng tư liệu đồ sộ và cách phân tích khoa học, chi
tiết để nghiên cứu cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể của chữ Nôm, mà chủ
yếu là dành cho chữ Nôm tự tạo.
1

Ngoài những công trình được điểm qua như trên, còn có nhiều công trình và
bài viết đã công bố có nói tới chữ Nôm tự tạo, nhưng phần lớn những thành quả
nghiên cứu này đều tập trung vào phân tích cấu trúc chức năng của chữ Nôm, hầu
như không nói tới cấu trúc hình thể, và chưa có một công trình nghiên cứu nào là
chuyên nghiên cứu về chữ Nôm tự tạo như chúng tôi muốn thực hiện trong luận án
này.
2.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục
Vì Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một tác phẩm nổi tiếng và quan trọng
trong lịch sử văn học Việt Nam, văn bản giải âm Nôm Tân biên TKML cũng là một
văn bản Nôm mang tính tiêu biểu, cho nên, trong những năm gần đây, tác phẩm này
được nhiều học giả quan tâm và triển khai nghiên cứu, nhân đây xin điểm lại một
vài thành quả nghiên cứu như sau:
Năm 1975, trong cuốn Chữ Nôm: Nguồn gốc-cấu tạo-diễn biến, khi nói tới sự
diễn biến của chữ Nôm, Đào Duy Anh đã coi Tân biên TKML là tác phẩm đại biểu
cho bước quá độ từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba, cho rằng trong sách này
đã thể hiện những bước diễn biến như “ vẫn còn cái khuynh hướng viết chữ đơn,
song so với Quốc âm và Chỉ nam thì lại thấy cái khuynh hướng chuyển sang dùng
phép hình thanh nhiều hơn ”, “ viết nhiều chữ kép ”, “ chữ Hán theo âm xưa -

cách giả tá thứ nhất – được dùng ít đi mà thay bằng chữ giả tá cách thứ tư và chữ

1
Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.186-337].

17

hình thanh ” [Đào Duy Anh, 1975, tr.121-122] Ông còn phiên âm một đoạn văn
ngắn của truyện Khoái Châu nghĩa phụ truyện trong Tân biên TKML để phân tích
những cách cấu tạo khác nhau của những chữ Nôm thông tục.
1

Năm 1981, trong cuốn Nghiên cứu về chữ Nôm, Lê Văn Quán có nhắc đến
Tân biên TKML, khảo sát vấn đề chữ Nôm của tác phẩm này trong việc đối chiếu
với các tác phẩm Nôm khác.
2

Năm 1985, trong bài “Một bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 vừa tìm thấy”,
Trần Nghĩa có nhắc đến vấn đề niên đại và dịch giả của Tân biên TKML.
3

Năm 1986, trong cuốn Việt Nam Hán văn tiểu thuyết trùng san 越南漢文小說重
刪, Trần Khánh Hạo 陳慶浩 đã dành riêng 1 tập để đối chiếu giữa các văn bản TKML
và Tân biên TKML ở Pháp và Trung Quốc.
4

Năm 1988, trong bài “Truyền kỳ mạn lục có 20 hay 22 truyện”, Nguyễn Đăng
Na có nói đến vấn đề lý giải mệnh đề “tăng bổ giải âm tập chú” của Tân biên
TKML.
5


Năm 1992, trong bài “Những vấn đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn
lục: lịch sử sáng tác, xuất bản và sự nghiên cứu tập truyện theo cách nhìn văn học
so sánh”, Kawamoto Kuniye đã khảo sát một số vấn đề về TKML, nhắc đến những
văn bản Tân biên TKML có niên đại khá sớm (1714) hiện ở Nhật.
6

Năm 1995, Schneider Paul công bố bài viết “Khảo cứu bản dịch Nôm Truyền
kỳ mạn lục”, giới thiệu lai lịch và nội dung của Tân biên TKML, rồi phân tích ngữ

1
Xin xem: [Đào Duy Anh, 1975, tr.120-122, 150-158].
2
Xin xem: [Lê Văn Quán, 1981].
3
Xin xem: [Trần Nghĩa, 1985, tr.90].
4
Xin xem: [陳慶浩, 1986].
5
Xin xem: [Nguyễn Đăng Na, 1988, tr.45].
6
Xin xem: [Kawamoto Kuniyé, 1992].

18

âm lịch sử, sự biến đổi văn tự, sự tiến triển ngữ nghĩa và cấu trúc tiếng cổ của tiếng
Việt qua văn bản dịch Nôm này.
1

Năm 1995, Hoàng Hồng Cẩm công bố bài viết “Tân biên truyền kỳ mạn lục

tăng bổ giải âm tập chú, một tác phẩm văn xuôi Nôm thế kỷ XVII”, đánh giá tác
phẩm Tân biên TKML và phương pháp dịch thuật của Nguyễn Thế Nghi.
2
Năm
1996, tác giả công bố bài viết “Tình hình văn bản ‘Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng
bổ giải âm tập chú’ hiện còn ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, giới thiệu tình
hình nghiên cứu Tân biên TKML và những văn bản hiện còn.
3
Cùng năm, tác giả
công bố bài viết “Tìm hiểu tính chất ‘cổ’ của chữ Nôm trong Tân biên truyền kỳ
mạn lục tăng bổ giải âm tập chú”, thông qua phần phụ âm đầu và vần để khảo sát
tính chất cổ của chữ Nôm trong Tân biên TKML.
4
Về sau, tác giả có bảo vệ thành
công luận án tiến sĩ Nghiên cứu về chữ Nôm qua bản Tân biên truyền kỳ mạn lục
tăng bổ giải âm. Năm 1998, tác giả công bố bài viết “Về những trang in đầu của bộ
sách‘Tân biên truyền kỳ mạn lục’”, khảo sát Tân biên TKML từ góc độ văn bản
học.
5
Năm 1999, tác giả công bố chuyên khảo Tân biên truyền kỳ mạn lục: Nghiên
cứu văn bản và vấn đề dịch Nôm, khảo sát văn bản giải âm TKML từ góc độ văn
bản học và phiên dịch học.
6
Năm 2000, tác giả lại cho in sách Tân biên truyền kì
mạn lục: Tác phẩm Nôm thế kỉ XVI, phiên âm toàn văn bản Nôm và có bảng đối
chiếu cách dịch hư từ Hán - Nôm.
7

Năm 1995, trong bài “Một tác phẩm văn xuôi tiếng Việt thế kỷ XVII: Người
con gái Nam Xương”, Nguyễn Quang Hồng đã phiên âm và chú giải câu chuyện

Nam Xương nữ tử truyện trong quyển IV Tân biên TKML.
8
Sau đó tác giả còn công

1
Xin xem: [Schneider Paul, 1995].
2
Xin xem: [Hoàng Hồng Cẩm, 1995, tr. 38-54].
3
Xin xem: [Hoàng Hồng Cẩm, 1996a, tr.47-51].
4
Xin xem: [Hoàng Hồng Cẩm, 1996b, tr.17-21].
5
Xin xem: [Hoàng Hồng Cẩm, 1998, tr.48-52].
6
Xin xem: [Hoàng Hồng Cẩm, 1999].
7
Xin xem: [Hoàng Hồng Cẩm, 2000].
8
Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 1995, 1996].

19

bố bài “Chuyện ngươi Thiên Tích lên chơi thiên tào”. Năm 2001, tác giả công bố
chuyên khảo Truyền kỳ mạn lục giải âm, khảo cứu văn bản TKML và Tân biên
TKML, phiên âm và chú giải phần dịch Nôm của tất cả 20 truyện trong Tân biên
TKML sang chữ Quốc ngữ,
1
cung cấp cứ liệu bổ ích cho những người nghiên cứu
văn bản giải âm này cũng như những người nghiên cứu chữ Nôm, ngôn ngữ học,

văn học, v.v. Về sau, tác giả tiếp tục nghiên cứu về văn bản giải âm TKML, đã công
bố bài viết “Chuyển dịch từ ngữ song tiết Hán văn sang từ ngữ văn Nôm trong bản
giải âm Truyền kỳ mạn lục”, khảo sát các cách chuyển dịch từ Hán sang Nôm để
thực hiện Việt hóa ngữ liệu Hán văn trong bước đầu hình thành văn học chữ Nôm
của tiếng Việt.
2

Năm 2002, trong cuốn Phiên dịch học lịch sử - văn hóa. Trường hợp Truyền
kỳ mạn lục, Nguyễn Nam đã khảo sát Tân biên TKML từ góc nhìn phiên dịch học.
3

Tóm lại, Tân biên TKML được nhiều học giả quan tâm và chú ý, các học giả
triển khai nghiên cứu về các mặt niên đại, dịch giả, văn bản, ngữ âm, văn tự, ngữ
nghĩa, phiên âm, cách chuyển dịch, v.v. đối với tác phẩm này và đã có được những
thành quả nghiên cứu đáng kể. Riêng về bản giải âm, tức là bản dịch chữ Nôm trong
sách, thì các học giả đã có phiên âm ra chữ quốc ngữ, khảo sát một số truyện và một
số chữ Nôm trong Văn bản, nghiên cứu đặc điểm của những chữ Nôm này. Nhưng
có lẽ là vì bản giải âm này quá đồ sộ, có tới 4 quyển, 20 truyện, 45421 lượt chữ
Nôm (theo thống kê của tác giả luận án), nên đến nay chưa có một công trình nào
lấy tất cả những chữ Nôm trong 20 truyện làm đối tượng nghiên cứu một cách có hệ
thống, cũng chưa có công trình nào là chuyên nghiên cứu về những chữ Nôm tự tạo
trong bản giải âm, mà đây chính là nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi muốn thực hiện
trong bản luận án này.


1
Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2001].
2
Xin xem: [Nguyễn Quang Hồng, 2005, tr.1-12].
3

Xin xem: [Nguyễn Nam, 2002].

20

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Theo khảo cứu của các học giả, thì Tân biên TKML có 4 bộ ván in cơ bản là
bộ ván Vĩnh Thịnh thập niên (1714), bộ ván Vĩnh Hựu tam niên (1737), bộ ván
Cảnh Hưng nhị thập tứ niên (1763) và bộ ván Cảnh Hưng tam thập ngũ niên (1774).
Các văn bản Tân biên TKML khắc in hiện có ở Hà Nội đều thuộc các bộ ván Cảnh
Hưng 24 (1763) và Cảnh Hưng 35 (1774). Luận án chọn bản Tân biên TKML mang
kí hiệu HN 257 (Quyển I, Quyển II) và HN 258 (Quyển III, Quyển IV) hiện lưu giữ
tại Viện Văn học Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu. Bản sách này thuộc bộ ván
Cảnh Hưng 35 (1774), là bản Tân biên TKML còn lại ở dạng nguyên vẹn nhất hiện
nay mà tác giả luận án có thể tìm thấy được, có đầy đủ từ tờ bìa đến tờ cuối, không
có tờ nào bị rách nát, đã phản ánh trung thành bản khắc vốn có. Đây cũng chính là
văn bản đã được Nguyễn Quang Hồng (2001) sử dụng để khảo cứu, phiên âm, chú
giải mà tác giả luận án hân hạnh được thừa hưởng từ đó.
Bản sách này gồm 4 quyển, 20 truyện, phần giải âm Nôm có tất cả 45421 lượt
chữ Nôm, chia làm hai loại lớn là chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo, luận án
tập trung nghiên cứu về chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm Nôm của sách. Cụ thể sẽ
thông qua cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể để nghiên cứu chữ Nôm tự tạo
trong bản sách một cách hệ thống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là phương pháp
thống kê định lượng văn tự học lịch sử, tức là sẽ thống kê, phân loại tất cả những
chữ Nôm tự tạo trong bản giải âm TKML, rồi khảo sát từng loại chữ một, tìm ra quy
luật. Phương pháp này sẽ được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm cung cấp những
số liệu khách quan, cụ thể và chính xác để mong đưa tới những kết luận hợp lý.
Phương pháp đối chiếu – so sánh cũng được sử dụng để phân tích những hiện tượng
cụ thể. Luận án sử dụng những thao tác nghiên cứu chung trong nghiên cứu khoa

học như: thống kê, phân loại, quy nạp, so sánh.

21

Ngoài ra, nhìn từ góc độ khoa học liên ngành, luận án còn sử dụng một số
khái niệm từ các ngành văn bản học, ngữ âm học lịch sử, âm vận học… ở những
mức độ phù hợp để giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan.
Luận án sẽ thống kê tất cả những chữ Nôm tự tạo trong 20 truyện bản giải âm
TKML, rồi triển khai phân tích một cách tỉ mỉ và có hệ thống, nêu ra quan điểm của
mình, rút ra kết luận.
5. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án
Giới thuyết về các khái niệm và thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong luận
án: - Văn tự học
- Chữ Nôm
- Chữ Nôm tự tạo
- Cấu trúc chức năng và Cấu trúc hình thể
- Dị thể và Biến thể
6. Đóng góp của luận án
Luận án sẽ nghiên cứu một cách tỉ mỉ và có hệ thống về tất cả những chữ
Nôm tự tạo trong văn bản giải âm TKML qua cấu trúc chức năng và cấu trúc hình
thể, là công trình đầu tiên nghiên cứu văn bản giải âm TKML từ góc độ này. Vì vậy,
luận án sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tế như sau:
Thứ nhất, luận án sẽ cố gắng làm rõ vấn đề phân định chữ Nôm mượn Hán và
chữ Nôm tự tạo, trình bày những điều cần phải chú ý khi phân định hai loại chữ
Nôm này, góp phần cho việc phân loại chữ Nôm cũng như tìm hiểu tính sáng tạo,
tính độc đáo của chữ Nôm.
Thứ hai, luận án sẽ thống kê tất cả các chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm
TKML - một văn bản Nôm mang tính tiêu biểu của cuối thế kỷ XVII, cố gắng mang
lại một cái nhìn tương đối toàn diện về chữ Nôm tự tạo trong thời kỳ đó.


22

Thứ ba, trong quá trình khảo cứu và phân tích tư liệu, luận án sẽ sử dụng hai
khái niệm quan trọng là cấu trúc chức năng và cấu trúc hình thể (xin xem [Nguyễn
Quang Hồng, 2008, tr.211-214]). Khi bàn về cấu tạo chữ Nôm, người ta hầu như
không phân biệt cấu trúc chức năng với cấu trúc hình thể, và thực tế thường chỉ nói
tới cấu trúc chức năng, còn cấu trúc hình thể của chữ Nôm thì chưa được nghiên
cứu cẩn thận. Luận án này là một ứng dụng đầu tiên sự phân biệt nói trên vào
nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trên một văn bản khả tín của một tác phẩm văn Nôm
tiêu biểu trong lịch sử văn hiến Hán Nôm Việt Nam.
Cuối cùng, những kết quả nghiên cứu theo hướng như trên hoàn toàn có khả
năng được ứng dụng vào công việc nghiên cứu và dạy học chữ Nôm đối với người
Việt cũng như người nước ngoài, trước hết là đối với những ai biết đọc chữ Hán.
7. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về chữ Nôm và văn bản Tân biên truyền kỳ mạn lục
Chương 2: Lý thuyết văn tự học và chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm
Truyền kỳ mạn lục
Chương 3: Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn
lục từ góc nhìn cấu trúc chức năng
Chương 4: Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền kỳ mạn
lục từ góc nhìn cấu trúc hình thể
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục






23

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHỮ NÔM VÀ VĂN BẢN TÂN BIÊN
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Dẫn nhập:
Với đề tài luận án là Nghiên cứu chữ Nôm tự tạo trong văn bản giải âm Truyền
kỳ mạn lục, trước hết người đọc có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như: Chữ Nôm là gì?
Chữ Nôm tự tạo là gì? Văn bản giải âm Truyền kỳ mạn lục là một văn bản như thế
nào? Để giải đáp những vấn đề này, trong chương đầu của luận án chúng tôi sẽ làm
rõ định nghĩa chữ Nôm một cách khách quan dựa trên những định nghĩa đã có của
các học giả, giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu chữ Nôm tại Việt Nam và
ở các nước khác; phân biệt rõ khái niệm chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo;
đồng thời cũng giới thiệu bốn bộ ván in cơ bản và những văn bản khác nhau của
Tân biên truyền kỳ mạn lục, đặc biệt nhấn mạnh bản mang ký hiệu HN 257 và HN
258 là đối tượng nghiên cứu chính của luận án.
1.1 Định nghĩa chữ Nôm
Muốn đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm, trước hết chúng ta phải làm rõ vấn đề
định nghĩa chữ Nôm. Về vấn đề này, nhiều học giả đã nêu ra quan điểm của mình
trong các chuyên khảo hoặc bài viết đã công bố. Ví dụ trong cuốn Chữ Nôm:Nguồn
gốc-cấu tạo-diễn biến, Đào Duy Anh viết: “Chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã
được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở
thành, cũng như chữ Hán, một thứ cổ tự không được dùng trong đời sống hàng ngày
nữa.” [Đào Duy Anh, 1975, tr. 9]. Trong bài Điểm qua vài nét về tình hình cấu tạo
chữ Nôm, Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankevich viết: “Chữ Nôm là một lối chữ
vuông, xuất thân từ chữ Hán, nhưng lại chuyên dùng để ghi tiếng Việt.” [Nguyễn
Tài Cẩn, 1985, tr.48]. Trong cuốn Các phương thức biểu âm trong cấu trúc chữ
Nôm Việt, Nguyễn Tá Nhí viết: “Chữ Nôm là chữ viết của người Việt Nam được tạo


24

ra bằng cách sử dụng các yếu tố có sẵn trong chữ Hán.” [Nguyễn Tá Nhí, 1997,
tr.17]. Trong cuốn Lý thuyết chữ Nôm văn Nôm, Nguyễn Ngọc San viết: “ chữ
Nôm là nền văn tự ghi âm, tất nhiên là ghi theo cách riêng của nó, tuy nhiên về hình
thể nó thuộc loại văn tự hình khối, biểu ý.” [Nguyễn Ngọc San, 2003, tr.27]. Trong
“Lời dẫn” cho bộ Tự điển chữ Nôm (2006), Nguyễn Quang Hồng viết rằng: “Chữ
Nôm của dân tộc Việt là một thứ chữ ô vuông […], về cơ bản là biểu âm biểu ý,
theo kiểu Hán tự” [Nguyễn Quang Hồng, 2006e, tr.7]. Trong cuốn Khái luận văn tự
học chữ Nôm, ông còn xác định chữ Nôm như một hệ thống văn tự theo một loạt
các tiêu chí đặc trưng: “(a) Chữ Nôm là văn tự viết nét bút theo ‘ô vuông’ [ ] (b)
Chữ Nôm là văn tự ô vuông ghi âm tiết [ ] (c) Chữ Nôm là văn tự ô vuông ghi ngữ
tố [ ] (d) Chữ Nôm là văn tự chữ vuông ghép thành tố [ ] (e) Chữ Nôm là văn tự ô
vuông biểu âm - biểu ý[ ]” [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.174-186].
Ở Trung Quốc, cũng có nhiều học giả nêu ý kiến của mình về định nghĩa chữ
Nôm. Ví dụ trong cuốn Nghiên cứu tiếng Hán Việt 汉越语研究, Vương Lực 王力 cho
rằng: “Chữ Nôm, là thứ chữ được tạo ra cho tiếng nói thông tục trong tiếng Việt
theo phép tạo chữ của chữ Hán.” [王力, 1948, tr.78] (tại đây và ở dưới đều do chúng
tôi chuyển dịch). Trong bài “Chữ Nôm của Việt Nam 越南的喃字”, Mã Khắc Thừa 马
克承 viết: “Chữ Nôm là văn tự dân tộc Việt Nam được tạo ra theo phép tạo chữ của
chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt.” [马克承, 1998, tr.540] . Trong bài “Bàn về ảnh
hưởng của chữ Hán đối với chữ Nôm 论汉字对字喃的影响”, Đàm Chí Từ 谭志词 viết:
“Chữ Nôm là một hệ thống văn tự Việt Nam được tạo ra trên cơ sở sử dụng chữ
Hán, lấy chữ Hán và bộ thủ chữ Hán làm nguyên liệu, áp dụng ba phép tạo chữ là
giả tá, hình thanh và hội ý, cơ bản đọc theo âm Hán Việt (bao gồm âm cổ Hán Việt
và âm Hán Việt ngày nay), dùng để ghi tiếng Việt (gồm cả từ Hán Việt).” [谭志词,
2000, tr.15]. Trong bài “Định nghĩa chữ Nôm 喃字界说”, Lâm Minh Hoa 林明华 cho
rằng: “Chữ Nôm là một loại văn tự ô vuông của Việt Nam được tạo ra trên cơ sở
chữ Hán trong thời kỳ sử dụng chữ Hán bằng phép tạo chữ giả tá, hình thanh, hội ý
trong ‘Lục thư’, dùng để ghi ‘quốc âm’[=tiếng nói thông tục, không bao gồm từ


25

Hán Việt-tác giả luận án] trong tiếng Việt. Nói tóm lại, chữ Nôm tức là văn tự thông
tục dân gian dùng để ghi ‘quốc âm’ trong tiếng Việt.” [林明华, 1989, tr.66].
Ngoài ra, trong nhiều từ điển cũng có định nghĩa về chữ Nôm. Ví dụ trong Từ
điển tiếng Việt đã định nghĩa chữ Nôm là: “Chữ viết cổ của tiếng Việt, dựa vào chữ
Hán mà đặt ra.” [Từ điển tiếng Việt, 2008, tr.246]. Trong bộ Từ Hải 辞海 của Trung
Quốc đã định nghĩa chữ Nôm là “những chữ Hán mượn dùng và những chữ Việt
Nam được tạo ra theo hình thức chữ Hán để ghi tiếng Việt Nam trong thời kỳ Việt
Nam mượn dùng chữ Hán” [辞海, 1987, tr.568].
Tóm lại, nói tới chữ Nôm, người ta thường xuất phát từ các mặt đặc trưng, tính
chất, phạm vi sử dụng v.v. của thứ chữ này để nêu ra định nghĩa. Chúng tôi cho
rằng, muốn định nghĩa chữ Nôm một cách toàn diện và khách quan, trước tiên phải
làm rõ hai vấn đề như sau:
Một là loại chữ Hán mượn dùng - mượn hình, mượn nghĩa và đọc theo âm Hán
Việt - trong văn bản Nôm có phải là chữ Nôm hay không? Về vấn đề này, có học
giả cho rằng đây là chữ Hán, chứ không phải là chữ Nôm, vì loại chữ này mượn cả
ba mặt âm, nghĩa, hình của chữ Hán. Chỉ có loại chữ Hán mượn dùng có đặc trưng
là đồng hình, đồng (hoặc gần) âm nhưng khác nghĩa mới là chữ Nôm.
1
Nhưng phần
nhiều học giả cho rằng đây là loại chữ mượn Hán cả về văn tự cả về từ ngữ, được sử
dụng tự nhiên trong văn bản chữ Nôm tiếng Việt, cho nên phải được quy vào phạm
trù chữ Nôm. Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong cách phân loại chữ Nôm của
các học giả, như Đào Duy Anh, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Quang Hồng
2
Chúng
tôi cho rằng loại chữ này tất nhiên là chữ Hán, nhưng đồng thời cũng là chữ Nôm.
Vì nó đã được mượn dùng trong văn bản Nôm, cùng với các loại chữ Nôm khác cấu

thành một nền văn tự hoàn chỉnh, đảm nhận chức năng ghi ngôn ngữ Việt Nam.

1
Xin xem: [林明华, 1989, tr. 63-66].
2
Xin lần lượt xem tại: [Đào Duy Anh, 1975, tr. 65-84], [Nguyễn Tài Cẩn, 1985, tr.53], [Nguyễn
Quang Hồng, 2008, tr.208].

26

Hai là về mặt đặc trưng loại hình, chữ Nôm là một loại văn tự như thế nào?
Chữ Nôm không phải là một loại văn tự thuần biểu ý, điều này đã được mọi người
công nhận. Nhưng về vấn đề chữ Nôm là một thứ chữ biểu âm - biểu ý hay là một
loại văn tự ghi âm thì vẫn có tranh luận. Ví dụ Nguyễn Ngọc San cho rằng chữ Nôm
là một loại văn tự ghi âm: “ nhìn toàn bộ quá trình phát triển của chữ Nôm ta thấy
lúc nào nó cũng cố gắng ghi trung thành âm Việt ở thời điểm nó sáng tác và xét về
mặt đó thì chữ Nôm là nền văn tự ghi âm, tất nhiên là ghi theo cách riêng của nó,
tuy nhiên về hình thể nó thuộc loại văn tự hình khối, biểu ý.” [Nguyễn Ngọc San,
2003, tr.27]. Nguyễn Quang Hồng thì lưu ý đến một tình hình ngược lại, là “nếu
nhìn toàn bộ quá trình phát triển chữ Nôm thì ta thấy một sự thực là chữ ‘giả tá’
mượn từ chữ Hán để ghi âm các từ gốc Việt ngày càng được ‘hình thanh’ hóa, nghĩa
là từ chỗ các từ ấy chỉ được biểu âm thuần túy, trở nên có chữ ghép ‘âm+ý’ để thể
hiện phần nghĩa của nó nữa. Đương nhiên là với quan hệ liên tưởng qua lại giữa âm
và nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ, cả hai thành tố ‘biểu âm’ và ‘biểu ý’ trong chữ
vuông sẽ ‘hỗ trợ’ cho nhau để nhận diện ra âm và nghĩa chính xác của ngữ tố được
ghi. Hai ‘mặt’ âm và nghĩa ở đây là ‘hai mặt của một tờ giấy’, không thể chỉ thừa
nhận mặt này mà phủ nhận mặt kia.” “ xét về mật độ chữ Hán ghi âm Nôm khá
đậm trong văn bản, ta có thể nói rằng văn bản chữ Nôm nghiêng về mặt biểu âm,
nhưng điều này không thể phủ nhận chữ Nôm là một hệ thống văn tự biểu âm - biểu
ý khá điển hình.” [Nguyễn Quang Hồng, 2008, tr.181-182]. Chúng tôi đồng ý với

quan điểm của Nguyễn Quang Hồng, cho rằng chữ Nôm là một loại văn tự biểu âm
- biểu ý. Vì dù rằng những chữ Nôm xuất hiện đầu tiên là mượn từ chữ Hán để ghi
âm tiếng Việt bằng cách giả tá, nhưng dần dần nhiều chữ giả tá này đã được gia
thêm thành tố biểu ý để hình thanh hóa, loại chữ hình thanh có tỷ lệ ngày càng cao
hơn; ngoài ra, trong chữ Nôm còn có một loại chữ là chữ hội ý. Những điều này
chứng tỏ thành tố biểu ý là phần rất quan trọng trong cấu trúc chữ Nôm, vì vậy, nói
chữ Nôm là một loại văn tự biểu âm - biểu ý thì chính xác hơn và toàn diện hơn.

27

Trên cơ sở những định nghĩa về chữ Nôm của các học giả và những điều thảo
luận kể trên, chúng tôi xin nêu ra cách định nghĩa của mình về chữ Nôm: Chữ Nôm
là một hệ thống văn tự Việt Nam được tạo ra trên cơ sở chữ Hán để ghi tiếng Việt,
là một loại văn tự biểu âm - biểu ý (ghi âm tiết – ngữ tố), bao gồm hai phần lớn là
chữ Nôm mượn Hán và chữ Nôm tự tạo (hai khái niệm này sẽ được trình bày ở tiểu
mục 1.3).
1.2 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm
1.2.1 Tình hình nghiên cứu chữ Nôm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chữ Nôm được triển khai khá sớm. Khi chữ Nôm
còn được sử dụng rộng rãi đã được nhiều học giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu
nhằm phục vụ công việc giảng dạy và đề ra phương án cải tiến văn tự dân tộc.
1
Một
số sách vở quan trọng trong thời kỳ đầu bao gồm Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa
(không rõ tác giả), Vân đài loại ngữ và kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Tự học
toản yếu tam thiên tự của Ngô Thì Nhậm, Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình
Hổ, Đại Nam quốc ngữ của Nguyễn Văn San, Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa
ca của vua Tự Đức, Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ, v.v. Đến cuối thế kỷ
XIX, các học giả Việt Nam như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phạm huy Hổ
công bố nhiều bài viết nghiên cứu về chữ Nôm, đồng thời trong các sách lịch sử văn

học như Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, Việt Nam văn học sử yếu
của Dương Quảng Hàm, Văn chương chữ Nôm của Lãng Nhân cũng đã dành nhiều
trang nói về chữ Nôm.
2
Từ đầu thế kỷ XX, công việc nghiên cứu chữ Nôm và văn
bản Nôm được triển khai một cách rộng rãi hơn, chữ Nôm và tác phẩm Nôm đã
được giới thiệu cho đông đảo nhân dân Việt Nam, được coi như là một phần “quốc
hồn quốc túy”. Lúc đó có nhiều truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Nhị Độ Mai, Lục
Vân Tiên, Thạch Sanh v.v. được phiên âm ra chữ Quốc ngữ. Đến giữa thế kỷ XX,
một số nhà nghiên cứu văn học sử đã giới thiệu những tác phẩm chữ Nôm nhiều thể

1
Xin xem: [Nguyễn Tá Nhí, 1997, tr.21-27].
2
Xin xem: [Lã Minh Hằng, 2004, tr.24].

×