Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

NGHIÊN cứu CHỮ nôm KHẮC TRÊN BIA đá (từ THẾ kỷ XII đến đầu THẾ kỷ XX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 176 trang )

1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN
NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ
(TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2013
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN
NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ
(TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
Chuyên ngành: HÁN NÔM
Mã số: 62.22.40.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
2. TS. Nguyễn Thị Lâm
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong
các công trình của ai khác.
- Luận án đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu
một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án.
Tác giả luận án


Đỗ Thị Bích Tuyển
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh và TS Nguyễn Thị
Lâm, hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ
trong giới hạn nghiên cứu của đề tài luận án, mà còn trong nhiều vấn đề khoa
học khác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Tá Nhí (nguyên
Trưởng phòng Nghiên cứu Văn bản Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm), người
từ rất sớm đã chỉ bảo, dẫn dắt tôi trong công việc và trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học
viện Khoa học xã hội, các thày cô, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi và động viên khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội
đồng đánh giá luận án, bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận án có
những tiến bộ trên con đường học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Bích Tuyển
4
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Âm HV : Âm Hán Việt
Chữ Nôm trên văn bia : Chữ Nôm khắc trên bia đá
EFEO : Viện Viễn đông Bác cổ
(Ecole Francaice d'Extrême - Orient)
KHXH : Khoa học xã hội
NCS : Nghiên cứu sinh
Nxb. : Nhà xuất bản
Phật thuyết : Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
TBHNH : Thông báo Hán Nôm học
TCHN : Tạp chí Hán Nôm

Truyền kỳ mạn lục : Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm
N
0
2410 : Thác bản văn bia kí hiệu 2410, hiện đang lưu trữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
N
0
19581-84 : Thác bản văn bia kí hiệu 19581/19582/19583/19584
(bia gồm 4 mặt)
[57, tr 100] : Số thứ tự sách hoặc tạp chí trong Tài liệu tham khảo
và trang trích dẫn
5
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
1 Bảng 2.1. Phân loại thác bản văn bia qua hai đợt sưu tầm 26
2 Bảng 2.2. Số liệu văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm theo niên
đại và thời đại
43
3 Bảng 2.3. Văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm phân bố theo địa
phương
46
4 Bảng 2.4. Số liệu văn bia thơ Nôm theo di tích 49
5 Bảng 2.5. Tác giả soạn văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm 50
6 Bảng 3.1: Số liệu và tỉ lệ mã chữ Nôm của 15 tiểu loại 88
7 Bảng 3.2. Số liệu chữ Nôm có nhiều cách viết 94
8 Bảng 3.3: Số liệu và tỉ lệ mã chữ Nôm của các tiểu loại từng thời kỳ 95
9 Bảng 3.4: Diễn biến cấu trúc chữ Nôm trên văn bia 98
10 Bảng 4.1. Thống kê từ cổ trên 1.500 văn bia 128
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ẢNH MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN
1 Ảnh 2.1. Thác bản văn bia kí hiệu 12341 36

2 Ảnh 2.2. Bia đá hiện trạng tại núi Non Nước - Quảng Nam và thác
bản N
0
19279 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
56
3 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia 89
6
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
6
1.1. Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm 6
1.2. Các công trình sử dụng chữ Nôm trên văn bia làm tư liệu nghiên cứu nguồn
gốc, cấu tạo, diễn biến của chữ Nôm
1.3. Các công trình nghiên cứu, giới thiệu mô hình phân loại chữ Nôm
10
12
1.4. Những bài viết, công trình khảo sát về chữ Nôm trên văn bia 13
Tiểu kết 17
CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BIA KHẮC CHỮ NÔM 18

2.1. Giải thích những khái niệm
2.1.1. Khái niệm về văn bia
18
18
2.1.2. Giới thuyết về văn bia có chữ Nôm 20
2.1.2.1. Khái niệm văn bia có chữ Nôm 21
2.1.2.2. Khái niệm văn bia chữ Nôm 22
2.1.2.3. Giới hạn tư liệu văn bia có khắc chữ Nôm 25
2.2. Đặc điểm về thời gian và thể loại của văn bia có khắc chữ Nôm
2.2.1. Thời Lý - Trần
26
27
2.2.2. Thời Lê sơ - Mạc 34
2.2.3. Thời Lê Trung hưng - Tây Sơn 37
2.2.4. Thời Nguyễn 41
2.3. Đặc điểm về không gian của văn bia có khắc chữ Nôm 46
2.4. Tác giả soạn văn bia khắc có chữ Nôm và một số vấn đề khác
2.4.1. Tác giả soạn văn bia
49
49
2.4.2. Một số vấn đề khác 53
2.4.2.1. Vấn đề trùng bản ở một số văn bia chữ Nôm 53
7
2.4.2.2. So sánh văn bia trong kho thác bản và văn bia trên thực tế 54
Tiểu kết 57
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA 58
3.1. Khái quát tình hình chữ Nôm thể hiện trên các loại hình văn bản 58
3.2. Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia 60
3.2.1. Mô hình phân loại chữ Nôm 60

3.2.2. Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia 62
3.2.2.1. Chữ Nôm mượn chữ Hán 62
Chữ A1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt và nghĩa 62
Chữ A2: Mượn hình, mượn âm Tiền Hán Việt 63
Chữ B1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt, bỏ nghĩa 65
Chữ B2: Mượn Hình, mượn âm Hán Việt, đọc chệch âm 66
Chữ C: Mượn nghĩa 67
3.2.2.2. Chữ Nôm tự tạo 69
Chữ D: Ghép một chữ Hán với một kí hiệu phụ 70
Chữ E1: Hội âm (âm + âm) đẳng lập 76
Chữ E2A: Hội âm chính phụ (ghi âm bằng hai mã tách rời) 77
Chữ E2B: Hội âm chính phụ (ghép hai mã âm + âm) 80
Chữ F1: Hội ý đẳng lập (ghép ý + ý đẳng lập) 82
Chữ F2: Hội ý chính phụ (ghép ý + ý chính phụ) 83
Chữ G1: Ghép âm + ý đẳng lập 83
Chữ G2: Ghép âm + ý (chính phụ) 84
Chữ H1: Bộ thủ Hán + chữ Hán biểu âm (bộ thủ có chức năng liên kết) 86
Chữ H2: Bộ thủ Hán + chữ Nôm 87
Sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia 89
3.3. Một số đặc điểm chủ yếu của chữ Nôm trên văn bia 90
3.3.1. Chữ Nôm trên văn bia còn bảo lưu được nhiều dấu vết cổ 90
3.3.2. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều chữ mang ký hiệu phụ 91
3.3.3. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều cách đọc, cách viết 93
3.4. Diễn biến của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ 95
3.4.1. Diễn biến về mặt số lượng và tiểu loại chữ 95
3.4.1.1. Số lượng và các tiểu loại chữ trong từng thời kỳ 96
3.3.1.2. Diễn biến về tiểu loại chữ qua các thời kỳ 97
3.4.2. Diễn tiến về tự dạng của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ 97
3.4.2.1. Thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm mang tính ổn định 101
3.4.2.2. Xu hướng chuyển từ chữ đơn sang chữ ghép (thay đổi về cấu trúc) 102

3.4.2.3. Chuyển từ chữ ghép âm + âm sang chữ âm + ý 102
8
3.4.2.4. Thành tố biểu ý thay đổi hướng tới độ chính xác cao về ý nghĩa của từ 103
Tiểu kết 104
CHƯƠNG 4
NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT QUA CỨ LIỆU CHỮ NÔM
TRÊN VĂN BIA 106
4.1. Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia 107
4.1.1. Dấu vết các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ 108
4.1.2. Dấu vết phản ánh những mối liên hệ ngữ âm trong hệ thống âm đầu tiếng Việt 111
4.1.3. Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt 117
4.1.4. Dấu vết vần Việt cổ 118
4.2. Từ vựng tiếng Việt qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia 122
4.2.1. Từ láy 122
4.2.1.1. Nhấn mạnh về ngữ nghĩa 122
4.2.1.2. Nhấn mạnh về ngữ âm 123
4.2.3. Ghi tiếng địa phương 124
4.2.4. Ghi từ cổ tiếng Việt 127
4.2.5. Từ thuần Việt ghi tên đất, tên người 132
4.2.5.1. Ghi tên đất 132
4.2.5.2. Ghi tên người 138
Tiểu kết 146
PHẦN KẾT LUẬN 147
DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục 1395 văn bia có khắc chữ Nôm
Phụ lục 2: Danh mục 105 văn bia Nôm
Phụ lục 3: 10 ảnh minh họa thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm
Phụ lục 4: Bảng tra 15 loại chữ Nôm trên văn bia theo mô hình phân loại cấu trúc

9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Văn bia khắc chữ Hán và chữ Nôm (gọi tắt là văn bia Hán Nôm) là một loại
hình văn bản có niên đại khá chính xác nên có thể cung cấp những thông tin xác
thực giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn học, văn hóa xã hội, đặc
biệt là vấn đề ngôn ngữ văn tự, trong đó có chữ Nôm. Hiện trong kho sách của
Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được hơn ba chục ngàn thác bản văn bia
có giá trị, trong đó có một bộ phận chiếm số lượng đáng kể là văn bia có khắc
chữ Nôm. Đây là những văn bia chữ Hán, có khắc một số chữ Nôm để ghi
những tên đất, tên người, tên vật dụng của người Việt một cách chính xác mà
chữ Hán không thể đáp ứng được; và một số văn bia hoàn toàn dùng chữ Nôm
để ghi chép, chúng tôi gọi là văn bia chữ Nôm.
Theo khảo sát của chúng tôi, văn bia có khắc chữ Nôm có niên đại sớm
nhất ra đời năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) đời vua Lý Nhân Tông. Đây là
văn bia có niên đại sớm nhất xác định về thời điểm chữ Nôm xuất hiện trên văn
bản. Từ đó về sau, khi bia đá được dựng nhiều ở các công trình tín ngưỡng, các
công trình công cộng và mộ chí thì văn bia có chữ Nôm đã trở nên phổ biến với
số lượng tăng dần theo thời gian. Số văn bia này hiện được lưu giữ chủ yếu
trong kho thác bản đã được Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) sưu tầm đầu thế kỷ
XX và có bổ sung từ những đợt sưu tầm sau này của Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Qua chọn lọc, thống kê phân loại, chúng tôi nhận thấy, số văn bia có chữ
Nôm nằm rải rác ở các tỉnh từ miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn,
Tuyên Quang đến miền Nam Trung bộ là Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở các tỉnh ở phía
Nam của đất nước, căn cứ vào số lượng thác bản văn bia sưu tầm đầu thế kỷ XX
lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hiện chúng tôi chưa tìm thấy văn bia
nào có chữ Nôm.
10
Văn bia có chữ Nôm với niên đại xuất hiện sớm đã trở thành chứng tích

quan trọng để chứng minh thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản Hán
Nôm. Các nhà khoa học, các học giả trong và ngoài nước qua nghiên cứu đã đưa
ra giả thuyết rằng, trong khi chưa tìm thấy những chứng tích nào sớm hơn nữa
thì những chứng tích trên những văn bia thời Lý cho thấy rằng muộn nhất là vào
đầu thế kỷ XII, một số đơn vị chữ Nôm ghi tiếng Việt đã thực sự có mặt trong
các văn bản chữ Hán của người Việt.
Đồng thời nhờ niên đại tương đối chính xác, nên những cứ liệu chữ Nôm
trên văn bia đã trở thành những mẫu tự cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình
hình thành và phát triển của chữ Nôm trong tiến trình phát triển ngôn ngữ văn
tự và văn học Nôm của dân tộc. Trên cơ sở thống kê, phân loại từ những cứ liệu
cụ thể, tác giả luận án sẽ làm rõ đặc điểm của chữ Nôm trên văn bia qua mỗi
thời kỳ, chỉ rõ tính kế thừa và ổn định cũng như diễn biến của chữ Nôm về tự
dạng và cấu trúc. Qua khảo sát những mã chữ Nôm trên văn bia, cũng thấy
được mối tương quan của chữ Nôm với ngữ âm tiếng Việt qua các thời kỳ.
Do có tính chính xác về niên đại, nên chữ Nôm trên văn bia có thể sử dụng
làm tiêu chí để giám định niên đại văn bản Hán Nôm, hoặc ít nhiều cũng góp
phần đính chính những chữ viết khác, viết sai trong các văn bản Nôm khắc in và
chép tay sau này. Đây có thể coi là ưu điểm của văn bia mà các loại hình văn
bản Hán Nôm khác không có được.
Chữ Nôm trên văn bia thời kỳ đầu với chức năng chính là ghi tên đất, tên
người nên ít nhiều đã phản ánh được cách ghi từ thuần Việt về tên đất, tên
người mang nét riêng theo phong tục tập quán và sinh hoạt của người Việt, góp
thêm tư liệu cho khoa học nghiên cứu về nhân danh và địa danh.
Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về văn bia đã được nhiều người
quan tâm, trong đó một số công trình về văn bia chữ Hán đã được công bố rộng
rãi nhưng các công trình nghiên cứu về văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ
Nôm thì lại rất ít. Điều đó cho thấy sự cần thiết cần có công trình nghiên cứu
một cách hệ thống về văn bia có chữ Nôm, qua đó góp thêm tư liệu quan trọng
11
để xác định thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bia cũng như nghiên cứu

quá trình phát triển của hệ thống văn tự Nôm và ngôn ngữ của dân tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, NCS chọn hướng nghiên cứu chữ Nôm
khắc trên bia đá, từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX làm đề tài luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Hán Nôm.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là:
- Phương pháp văn bản học
Do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những thác bản văn bia có khắc chữ
Nôm nên NCS vận dụng phương pháp này để xác định niên đại của những thác
bản văn bia không ghi năm tạo hoặc khắc lại, hoặc tục khắc, qua đó có thể xác
định ra niên đại văn bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu chữ Nôm thuộc giai
đoạn lịch sử nhất định.
- Phương pháp định lượng
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này để thống kê, định lượng, định
tính những mã chữ Nôm trên văn bia theo đồng đại và lịch đại. Sau đó, tác giả
luận án sử dụng những thao tác đối chiếu, so sánh các mã chữ Nôm trên văn bia
qua các thời kỳ, đồng thời so sánh những mã chữ Nôm trên văn bia với một số
văn bản Nôm cùng thời để làm cơ sở cho những bước nghiên cứu
tiếp theo.
- Phương pháp văn tự học
Luận án này nghiên cứu chữ Nôm khắc trên văn bia từ góc độ văn tự học.
Do vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu từ góc độ văn tự học đối với hệ
thống hàng ngàn chữ Nôm khảo sát được, luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu
phân loại, cấu trúc chữ Nôm và diễn biến phát triển của nó gắn với sự phát triển
của ngữ âm và từ vựng tiếng Việt trong suốt chiều dài lịch sử gần tám thế kỷ.
- Phương pháp liên ngành
Nghiên cứu chữ Nôm trên văn bia không chỉ là xem xét đối tượng nghiên
cứu trong quá trình vận động của lịch sử phát triển văn bia, mà cần kết hợp các
12

tri thức về khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy các phương pháp mang tính
liên ngành như: ngữ văn học, văn hóa học, dân tộc học cũng được vận dụng
thích hợp trong quá trình phân tích và giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án.
Do nghiên cứu chữ Nôm trên các thác bản văn bia, nên NCS đã thực hiện
những chuyến đi điều tra điền dã để kiểm tra những điểm tồn nghi, như: thác
bản trong kho lưu trữ và bia đá trên thực tế; những chỗ bị đục mờ, tẩy xóa; địa
điểm khắc trên bia và trên thực tế nơi dựng bia Qua những chuyến đi điền dã
đã giúp NCS thấy được hiện trạng văn bia ở địa phương so với thác bản đã được
lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm hiện đang
lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó bao gồm văn bia chữ Hán có
chữ Nôm và văn bia chữ Nôm.
- Hệ thống 3.391 mã chữ Nôm trên 1.500 văn bia có niên đại từ thế kỷ XII
đến đầu thế kỷ XX.
- Sử dụng một số văn bản Nôm khắc in và chép tay có niên đại để tiến
hành so sánh đối chiếu với chữ Nôm trên bia đá nhằm làm rõ những luận điểm
của mình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận án đi vào 2 vấn đề chính:
- Hệ thống hóa và nghiên cứu đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm từ thế
kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, với sự lựa chọn các văn bia tiêu biểu từ các địa
phương khác nhau.
- Tiến hành thống kê, phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trên văn bia
với hệ thống mã chữ, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm và diễn biến của
chữ Nôm trên văn bia. Từ việc nghiên cứu các mã chữ Nôm trên văn bia từ thế
kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, sẽ làm cơ sở để nghiên cứu sự phát triển của lịch sử
tiếng Việt và những yếu tố văn hóa địa phương qua lớp từ thuần Việt.
13

5. Đóng góp của luận án
- Lần đầu tiên 1.500 văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm được giới
thiệu theo đặc điểm không gian và thời gian, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu
sâu sắc hơn về sự phát triển của văn bia có chữ Nôm và đặc trưng của thể loại
văn bản này tại các địa phương.
- Luận án đưa ra hệ thống gồm 3.391 mã chữ Nôm với 15 tiểu loại theo mô
hình phân loại cấu trúc.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học để
góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chữ Nôm khắc trên bia đá
nói riêng và chữ Nôm trong nền văn hóa Việt Nam nói chung, qua đó góp phần
nghiên cứu các vấn đề tiếng Việt cổ, từ thuần Việt ghi tên đất, tên người của
người Việt xưa.
- Cung cấp bảng tra gồm 3.391 chữ Nôm trên văn bia.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, nội dung luận án chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án
Chương 2: Đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm
Chương 3: Đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia
Chương 4: Ngữ âm và từ vựng tiếng Việt qua cứ liệu chữ Nôm trên văn
bia
Phần phụ lục
Phụ lục 1: Danh mục 1.395 văn bia có chữ Nôm xếp theo niên đại
Phụ lục 2: Danh mục 105 văn bia chữ Nôm xếp theo niên đại
Phụ lục 3: 10 ảnh minh họa thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm
Phụ lục 4: Bảng tra 15 loại chữ Nôm trên văn bia theo mô hình phân loại cấu
trúc.
14
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nhận thức được giá trị của chữ Nôm trên văn bia có thể dùng làm tiêu chí
đáng tin cậy để giám định các văn bản Hán Nôm, nên các nhà nghiên cứu Hán
Nôm, nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã đặc biệt quan tâm đến loại hình văn bản
này. Có người đã bỏ nhiều công sức khảo cứu giới thiệu văn bia chữ Nôm mới
được phát hiện; nhiều người sử dụng chữ Nôm trên văn bia để chứng minh cho
các luận điểm của mình về nguồn gốc cấu tạo của chữ Nôm; lại có người
chuyên sâu vào khảo sát loại hình văn bản đặc biệt này để tìm ra những giá trị
đích thực của nó. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu tổng quan và phân tích
các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án như sau:
1.1. Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm
Văn bia chữ Nôm từ trước tới nay đã thu hút được nhiều sự quan tâm của
những người làm công tác nghiên cứu Hán Nôm. Việc công bố giới thiệu văn
bản phát hiện mới cũng luôn được chú trọng. Có thể kể như:
- Nguyễn Thị Trang: Mười tám tấm bia Nôm ở chùa Phật giáo, TCHN, số
1 - 1987, đã giới thiệu 18 văn bia chữ Nôm ở chùa Phật Giáo xã Vĩnh Quỳnh
huyện Thanh Trì, Hà Nội có nội dung bầu Hậu. Qua bài viết, tác giả đã xác định
niên đại của 6 tấm bia Hậu Nôm không ghi niên đại cũng có niên đại cùng thời
với những văn bia có niên đại 1943, 1944 và tác giả qua việc đi thực địa địa
phương nên đã có nhận định đó là những văn bia cùng do một người soạn và
người đó vẫn còn sống (tính đến thời điểm tác giả viết bài).
- Hiền Lương - Bạch Văn Luyến: Một số bài thơ Nôm khắc ở vách đá
trong hang Trầm, TCHN, số 1 – 1988, đã phiên âm, giới thiệu 14 bài thơ Nôm,
1 văn văn Nôm khắc trên vách đá hang Trầm huyện Chương Mỹ, Hà Nội có
15
niên đại đầu thế kỷ XX. Tác giả giới thiệu về một địa điểm còn lưu lại được dấu
tích của nhiều bài thơ Nôm khắc trên đá.
- Phần Phụ lục cuốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nguyễn Quang Hồng
chủ biên, năm 1993, đã phiên âm giới thiệu 10 bài thơ Nôm, trong đó 8 bài

được khắc trên bia đá và 2 bài khắc trên biển gỗ. 8 bài bao gồm: Bài Ngự đề
(được cho là của Lê Thánh Tông); 1 bài của Trịnh Sâm trên bia chùa Tuyết Sơn
đề năm Canh Dần (1770); 2 bài ở đền Tản Viên Sơn (triều Nguyễn); 3 bài ở
động Tam Thanh (triều Nguyễn); 2 bài ở núi Non Nước (triều Nguyễn).
- Văn bia Hà Tây, Nguyễn Tá Nhí chủ biên, năm 1993, có phiên âm, chú
thích, giới thiệu 4 bài thơ Nôm khắc trên vách đá chùa Tuyết Sơn (làng Phú
Yên xã Hương Sơn huyện Mĩ Đức, Hà Nội). Tác giả đã phân tích, giới thiệu
niên đại của 4 văn bia Nôm, trong đó có 1 bài thơ Nôm của chúa Trịnh Sâm đề
năm Canh Dần (1770); 1 bài của nhà sư trụ trì họa lại bài thơ của Trịnh Sâm; 1
bài cũng họa lại bài thơ của Trịnh Sâm đề năm Tân Tỵ niên hiệu Bảo Đại
(1941) của tác giả Nguyễn Minh Côi làm Thông sự ở Viện Canh Nông, 1 bài
không rõ tác giả.
- Trương Đức Quả: Tấm bia Nôm chùa Hồng Liên, TCHN, số 4 – 1994,
giới thiệu bài văn Nôm ở chùa Hồng Liên thuộc gia đình họ Nguyễn thôn Tây
Mỗ xã Tây Mỗ huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tác giả nhận định, chữ Nôm trên văn
bia này phản ánh đặc điểm chung của chữ Nôm cuối thời Nguyễn, tuy nhiên
cũng lưu được một vài dấu tích của chữ Nôm cổ và một số hiện tượng dùng chữ
Hán có phụ âm “l” để ghi từ Việt “n”.
- Trịnh Khắc Mạnh - Trương Đức Quả: Về những thác bản văn khắc chữ
Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, TCHN, 2 – 1994, đã giới thiệu 23
thác bản văn bia Nôm hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong
đó 21 thác bản khắc bằng thơ, chỉ có 2 thác bản khắc bằng văn xuôi. Đây là bài
viết mang tính khởi phát, quan tâm cụ thể đến vấn đề những bài văn bia toàn
bằng Nôm. Trong bài viết này, hai tác giả đã đưa ra tình trạng chênh chệch và
số lượng giữa thơ và văn xuôi của văn bia toàn Nôm.
16
- Trương Đức Quả: Về một số văn bia Nôm mới được sưu tầm trong những
năm gần đây, TCHN, số 3 – 1996, đã chọn giới thiệu thêm 10 bài văn bia Nôm
viết bằng văn xuôi mới được sưu tầm để bổ sung cho sự thiếu hụt về tư liệu văn
xuôi Nôm trước đó.

- Vũ Thị Lan Anh: Giới thiệu tấm bia chữ Nôm chùa Mụa mới sưu tầm.
TBHNH, 1997. Tác giả giới thiệu về tấm bia hậu Nôm ghi việc cúng tiến công
đức cho chùa. Văn bia có niên đại năm Bảo Đại thứ 17 (1942). Tác giả chỉ
phiên âm, giới thiệu, cung cấp tư liệu, chứ chưa có nhận định về chữ Nôm trong
văn bản.
- Nguyễn Thị Nguyệt: Về hai tấm bia chữ Nôm khắc trên vách đá núi Con
Mèo, TBHNH năm 2002. Tác giả giới thiệu 2 bài thơ Nôm được khắc trên hai
tấm bia ở núi Con Mèo thuộc thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh, trong đó có một bài của Hoàng đế Nhân Tông triều Trần đề
thơ vào mùa xuân năm Trùng Hưng thứ 8 (1292); một bài của Tuần phủ trí sĩ
Trần Văn Đại kính hoạ vào cuối mùa đông năm Bảo Đại thứ 12 (1937). Qua
việc phân tích giới thiệu nội dung hai văn bia, tác giả cho rằng hai chữ “Nhân
Tôn” cho biết tấm bia do người đời sau chạm khắc để tỏ lòng tôn kính hoàng
thượng, trên bia không có tên người viết chữ, không có tên người khắc bia không
có niên đại tạc bia. Đây là những văn bia chữ Nôm rất có giá trị, theo chúng tôi
có lẽ bia được khắc vào triều vua Bảo Đại, cùng thời với tấm bia khắc bài thơ họa
của Tuần phủ Trần Văn Đại.
- Trương Đức Quả: Về hai bài thơ Nôm thời Lê khắc trên bia đá, TBHNH
năm 2002, giới thiệu hai bài thơ Nôm của Trịnh Doanh khen tặng cho Đài công
họ Nguyễn, Trấn thủ xứ Sơn Nam, Chánh thủ hiệu, Cai cơ cơ Trung dực kiêm
quản đội Thiện trung, Thiếu phó, tước Lãng Trung hầu. Hai bài thơ Nôm có niên
đại xuất xứ rõ ràng vào những năm cuối triều Lê Trung hưng, nên cũng ít cung
cấp tư liệu cho việc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh trong đó có vấn đề về chữ
Nôm.
- Nguyễn Tá Nhí: Bài ký của Hữu để điểm Đoàn Đình Kim, TCHN, số 5 -
2003, giới thiệu bài ký bằng chữ Nôm có niên đại Cảnh Hưng thứ 41 (1780).
17
Đây là bài văn xuôi Nôm viết theo lối tự sự, không dùng điển cổ, không viết
theo lối biền ngẫu thông dụng thời bấy giờ. Tác giả khảo sát và nhận định rằng,
bài ký tuy có dùng nhiều từ Hán Việt, thậm chí có cả đoạn viết bằng Hán văn,

song đây là những từ thông dụng gần gũi với cuộc sống nên dễ hiểu. Qua việc
giới thiệu thêm một trường hợp viết theo lối văn như vậy, tác giả cho rằng đây
là lối văn Nôm thường gặp trong giai đoạn thế kỷ XVIII. Bài ký này có thể xem
là bài văn xuôi Nôm vào loại sớm nhất hiện còn.
- Nguyễn Quốc Khánh: Thêm một tấm bia diễn Nôm vừa sưu tầm, TBHNH
năm 2004, giới thiệu một bài văn diễn Nôm có niên đại Bảo Đại khắc trên bia ở
đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, thành phố Hà Nội.
- Nguyễn Hoàng Quý: Góp thêm một loại hình bia Hậu, TBHNH năm
2005, giới thiệu một bia Hậu Nôm, gọi là Hậu Hóa soạn năm 1943 của một
dòng họ công giáo ở thôn Mai Châu xã Đại Mạch huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội.
- Nguyễn Đình Hưng: Ba bài thơ cổ khắc trên vách đá chùa Hang, TCHN,
số 1- 2006. Trong bài này, tác giả giới thiệu hai bài thơ chữ Hán và một bài thơ
bằng chữ Nôm khắc trên vách đá chùa Hang (động Tiên Lữ) thuộc huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra còn một số bài trên các tạp chí, các hội thảo khoa học liên quan
đến chuyên ngành Hán Nôm, giới thiệu về những văn bia chữ Nôm mới được
phát hiện.
Có lẽ do số lượng văn bia chữ Nôm chiếm tỉ lệ thấp trong kho thác bản văn
bia, nên việc phát hiện ra một văn bia chữ Nôm nào đó cũng được các tác giả
quan tâm, giới thiệu để bổ sung thêm số liệu cho thể loại đặc biệt này.
Gần đây, Trịnh Khắc Mạnh trong Một số vấn đề về văn bia Việt Nam, năm
2008 đã giới thiệu về thực trạng thác bản văn bia có khắc có chữ Nôm và văn
bia chữ Nôm hiện đang lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tác giả công bố
danh mục 104 văn bia chữ Nôm (trong đó gồm 6 biển gỗ), và đưa ra nhận định
rằng: Văn bia chữ Nôm có niên đại sớm nhất vào năm 1486 với bài Ngự đề trên
bia đá chùa Muống huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, và văn bia chữ Nôm có
18
niên đại muộn nhất là Vĩnh Ninh xã Phật giáo hội công đức bi kí, niên đại 1950,
khắc trên bia chùa Vĩnh Quỳnh xã Vĩnh Ninh huyện Thanh Trì, Hà Nội. Căn cứ

vào nguồn tư liệu văn bia chữ Nôm, tác giả nhận định rằng: “Sự chính xác về
niên đại và mã chữ khắc trên văn bia là một trong những ưu điểm mà các sách
Nôm, nhất là những văn bản viết tay không thể có được. Nhờ tính đặc thù này
mà những chữ Nôm khắc trong các bài văn bia đã là những mẫu tự cần thiết
trong việc nghiên cứu quá trình hình thành, cấu tạo và diễn biến chữ Nôm trải
qua các giai đoạn lịch sử” [86, tr167-168].
Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp
nguồn tư liệu cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để NCS sử dụng làm tài liệu
tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề mà luận án đặt ra.
1.2. Các công trình sử dụng chữ Nôm trên văn bia làm tư liệu nghiên
cứu nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến của chữ Nôm
- Đào Duy Anh: Chữ Nôm, nguồn gốc cấu tạo và diễn biến, năm 1975, có
nhắc tới tấm bia Báo Ân thiền tự bi ký, niên đại Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1210)
đời vua Lý Cao Tông, ở chùa Tháp Miếu tổng Bạch Trữ huyện Yên Lãng tỉnh
Vĩnh Yên (nay thuộc thị trấn Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc), và coi đó “là chứng
tích xưa nhất có nhiều chữ Nôm”. Tác giả thống kê văn bia này có hơn 20 chữ
Nôm khác nhau, kể cả mượn chữ Hán để ghi tên người, có chữ Hán mượn để
ghi âm những từ thuần Việt, như 同 翕 Đồng Hấp, 同 䊷 Đồng Chài, 䊷
Thằng… Điều đáng lưu ý là trong bài văn bia còn có một số chữ Nôm được tạo
theo phép hình thanh, như Bơi, 䊷 Chài, Nhe, 䊷 Oản… Qua đưa ra
những dẫn chứng về thời điểm chữ Nôm xuất hiện trên văn bản như thế, tác giả
đã nhận xét: “Đến đời Lý Cao Tông, chữ Nôm đã được cấu tạo với qui cách có
thể nói là đầy đủ rồi, suốt các triều đại các qui cách ấy vẫn không hề thay đổi”[2,
tr18].
- Lê Văn Quán : Nghiên cứu về chữ Nôm, năm 1981, giới thiệu tấm bia đời
Lý là Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí, niên đại Chính Long Bảo Ứng thứ 11
(1173) đời Lý Anh Tông. Bia dựng ở chùa Diên Linh xã Hương Nộn tổng Dị Nậu
huyện Tam Nông tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ). Trong văn bia này, ông
19
thống kê được 8 mã chữ Nôm, là Bà Cảm, Đầu Đình, Cửa Ngõ, Bến Sông và cho

đó là chứng tích có chữ Nôm xưa nhất ở thời Lý [110, tr137].
- Nguyễn Quang Hồng: Khái luận văn tự học chữ Nôm, năm 2008, có mục
Chữ Nôm trên các bản văn khắc đời Lý, tác giả đưa ra 5 văn bia có chữ Nôm có
niên đại sớm hơn văn bia Báo Ân thiền tự bi ký mà Đào Duy Anh công bố.
Trong đó, tấm bia sớm nhất có khắc chữ Nôm được tác giả giới thiệu là Cổ Việt
thôn Diên Phúc tự bi minh, niên đại Đại Khánh thứ 4 (1113).
Qua khảo sát, giới thiệu một số mã chữ Nôm trên văn bia thời Lý, tác giả
cho rằng: "Đó là những chứng tích có niên đại xác tín và sớm nhất còn lại đến
nay về quá trình thử dùng chữ Hán một cách trực tiếp và tạo ra một số chữ mới
để ghi những từ ngữ tiếng Việt, những từ ngữ quen thuộc có nhu cầu được thể
hiện chính xác trong văn bản (Hán văn) của người Việt. Quá trình này có thể
bắt đầu sớm hơn nhiều (mà nay không còn lưu lại chứng tích) và còn kéo dài
mãi về sau, khi chữ Nôm đã thực sự hành chức như một hệ văn tự của dân tộc
Việt Nam. Trong khi chưa tìm thấy những chứng tích nào sớm hơn nữa thì
những chứng tích vừa nêu trên đây cho thấy rằng muộn nhất là vào đầu thế kỷ
XII, một số đơn vị chữ Nôm tiếng Việt đã thực sự có mặt trong các văn bản chữ
Hán của người Việt” [57, tr104].
Vậy thì, trước văn bia Báo Ân thiền tự bi ký, Phụng thánh phu nhân Lê thị
mộ chí mà Đào Duy Anh và Lê Văn Quán đưa ra, sau này các nhà nghiên cứu
đã phát hiện ra ít nhất đã có 5 văn bia có niên đại sớm hơn có khắc chữ Nôm.
Qua khảo sát, chúng tôi đưa ra trường hợp tấm bia đầu tiên có khắc chữ
Nôm là 大越國李家第四帝崇善延靈塔碑 Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng
Thiện Diên Linh tháp bi tạo năm Thiên Phù Duệ Vũ 2 (1121), N
0
32724/32725,
hiện ở chùa Long Đọi thôn Đọi Sơn xã Đọi Tam huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
Toàn văn bia dài khoảng 4.200 chữ, trong đó có 2 chữ Hán ghi một tên sông theo
trật tự tiếng Việt là 河瀘 Hà Lô = Sông Lô. Với cách ghi theo ngữ pháp, văn
phong tiếng Việt như vậy thì trường hợp này được coi là chữ Nôm mượn Hán.
Đây được xem là chứng tích xưa nhất của việc sử dụng chữ Nôm trên một loại

hình văn bản có niên đại được xác định.
20
Các tác giả trên đều đưa ra những chứng cứ để xác định thời điểm chữ
Nôm được sử dụng trên văn bản. Tuy nhiên, công trình của Đào Duy Anh giới
thiệu vào năm 1975; Lê Văn Quán giới thiệu vào năm 1981, mà những tấm bia
(trong 5 tấm bia được Nguyễn Quang Hồng giới thiệu) lại được phát hiện vào
những năm sau đó. Trong các hội thảo thuộc các chuyên ngành liên quan, thỉnh
thoảng giới khoa học lại công bố những phát hiện mới về những tư liệu văn bia
còn ẩn chứa trong dân gian, do vậy việc phát hiện để chứng minh thời điểm xuất
hiện của chữ Nôm trên văn bản có lẽ vẫn còn tiếp diễn.
Giả thuyết của các tác giả đưa ra đều nhằm vào vấn đề tìm ra được thời
điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản, từ đó làm căn cứ để tìm hiểu cấu tạo,
diễn biến phát triển của chữ Nôm.
Với việc phát hiện và chỉ ra những mã chữ Nôm của thời kỳ đầu xuất hiện
như thế, các học giả đã có những gợi mở quan trọng về thời điểm chữ Nôm xuất
hiện trên văn bia với chức năng cụ thể là ghi tên đất, tên người. Từ đó gợi mở
hướng tiếp cận cho những nghiên cứu về chữ Nôm theo mô hình diễn biến cấu
trúc và diễn biến ngữ âm, lấy mốc phát triển từ thế kỷ XII.
1.3. Những công trình nghiên cứu, giới thiệu về mô hình phân loại chữ
Nôm
- Nguyễn Tài Cẩn trong Một số vấn đề về chữ Nôm, phân ra hai loại lớn là
loại chữ Mượn Hán (chữ đơn) và loại chữ Tự tạo (chữ có cấu trúc bên trong).
Tiếp đến tác giả căn cứ vào các tiêu chí đối lập khác mà chia thành 10 loại chữ
[15, tr53].
- Lê Văn Quán trong chuyên khảo Nghiên cứu về chữ Nôm, cũng chia làm
hai loại lớn là chữ Sẵn có và chữ Sáng tạo. Tác giả dựa vào các mặt đối lập về
âm và nghĩa mà tách ra thành 14 loại [110, tr93].
- Trần Xuân Ngọc Lan dựa trên chữ Nôm trong Chỉ Nam ngọc âm giải
nghĩa chia làm ba loại lớn: Loại chữ Xây dựng trên cơ sở thành tố biểu âm; chữ
Xây dựng trên thành tố biểu âm và biểu nghĩa; loại chữ xây dựng trên cơ sở

thành tố biểu nghĩa. Sau đó tác giả căn cứ vào các mặt đối lập khác mà chia
thành 21 loại [71, tr45]
21
- Nguyễn Ngọc San chia làm hai loại lớn: chữ dựa âm và chữ không dựa
âm. Tác giả căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà chia thành 14 loại [116,
tr100-123]
- Nguyễn Quang Hồng chia làm hai loại lớn là Chữ mượn Hán và chữ Tự
tạo. Tác giả dựa vào các tiêu chí khác nhau mà chia thành 13 loại [57, tr208].
Trong các mô hình phân loại nêu trên, thì mô hình lưỡng phân theo
Nguyễn Tài Cẩn áp dụng từ năm 1976 được các nhà nghiên cứu chữ Nôm sau
đó áp dụng một cách phổ biến, sau đó các tác giả dựa vào các tiêu chí khác nhau
của chữ Nôm trong từng loại văn bản Nôm cụ thể mà phân chia thành số tiểu
loại khác nhau
1
.
1.4. Những bài viết và công trình khảo sát về chữ Nôm trên văn bia:
- Trương Đức Quả trong bài Khảo sát tình hình diễn biến của hai chữ
“cửa” trên văn bia Hán, TCHN, số 4 năm 1995, đã khảo sát diễn biến chữ cửa
theo mô hình cấu trúc và đi đến nhận định: “Từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX,
có bảy cách viết chữ cửa, quy lại vẫn chỉ có hai loại cấu trúc. 1. Cấu trúc đơn
chỉ mượn một chữ Hán có âm cử đọc chệch đi. Loại này có 3 cách viết xuất
hiện từ thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVII; 2. Loại cấu trúc kép gồm 2 chữ “cử” và
“môn”: cách viết xuất hiện từ thế kỷ XVII đến XIX về sau, thường chỉ thấy trong
các văn bia thời Nguyễn từ cuối thế kỷ XIX. Tác giả lý giải rằng: “Hệ thống chữ
Nôm được hình thành trong khoảng gần 1000 năm, dù là thứ chữ ghi âm không
chính xác nhưng ít nhiều cũng phản ánh được diễn biến quá trình phát triển của
ngữ âm tiếng Việt”.
- Đỗ Thị Bích Tuyển trong luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu về văn bia chợ ở
Việt Nam, năm 2002, có mục giới thiệu về Chữ Nôm trên văn bia chợ. Tác giả
giới thiệu danh mục 83 văn bia chợ có niên đại từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ

XX nhưng không có một văn bia chợ thuần Nôm nào. Chữ Nôm trên văn bia
chợ được dùng xen kẽ trên văn bia chữ Hán. Chức năng chính của chữ Nôm
trên văn bia chợ là ghi tên chợ bằng chữ Nôm, như Chợ Huyện, quán Vung,
1
Hoàng Thị Ngọ (1997, 7 loại), Nguyễn Thị Lâm (2003, 12 loại), Nguyễn Thị Hường (2005, 14 loại);
Nguyễn Thị Chuyền (2007, 10 loại); Trần Trọng Dương (2011, 11 loại); Nguyễn Tuấn Cường (2012,
13 loại) v.v
22
Cầu Đơ ghi tên các phường buôn bán như Hàng Nón phường, Hàng Dầu
phường, Hàng Thịt phường và ghi tên người, tên một số đơn vị đo lường. Ở
luận văn này, tác giả chỉ giới thiệu những mã chữ Nôm với chức năng của nó
chứ chưa phân loại và phân tích cấu trúc.
- Trần Thu Hường trong luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu văn bia đình làng
Bắc Bộ thế kỷ XVII, năm 2004, cũng có mục đề cập đến chữ Nôm trên văn bia
đình. Tác giả đưa ra một số văn bia đình có chữ Nôm, chỉ ra một số mã chữ như
chữ cửa, mả, suối, ba có phân tích cấu trúc những mã chữ đó và đi đến nhận
định: “Chữ Nôm trên văn bia đình làng Bắc Bộ thế kỷ XVII đã có nhiều chữ với
đủ cả hai thành tố: biểu âm và biểu ý, hoặc cả hai thành tố đều biểu ý. Đây cũng
là đặc điểm chữ Nôm thuộc giai đoạn đã phát triển”[61].
Sự nhận định của tác giả dựa trên cơ sở một số những mã chữ Nôm được
tác giả giới thiệu. Mục đích nghiên cứu trong luận văn của tác giả không nhằm
chính vào chữ Nôm, nên chữ Nôm trên văn bia đình chỉ được giới thiệu sơ lược.
Tuy nhiên, qua đó cũng nhận thấy rằng, ở thế kỷ XVII, chữ Nôm gồm 2 thành
tố biểu âm và biểu ý đã rất phổ biến trên văn bia. Xu hướng gia thêm bộ phận
chỉ nghĩa để đọc chính xác âm Nôm ngày càng phát triển ở những giai đoạn
muộn hơn.
- Trần Thị Giáng Hoa trong Bước đầu tìm hiểu chữ Nôm trong các bản
văn khắc thời Lý - Trần, đã thống kê được 28 văn bia thời Lý - Trần có khắc
chữ Nôm (trong đó có 2 văn chuông), qua đó đã hệ thống được 72 mã chữ Nôm
và phân ra làm 6 loại. Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu một số chữ Hán

là một ký hiệu ghi tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ, như 阿 A (có 4 mã chữ: 阿閣
A các >gác; 阿 界 A giới> dưới; 阿雷 A lôi>trôi, 阿尾 A vĩ>vạy), 多 Đa (多麻
Đa ma>va, 多埋 đa mai>vai); và 18 mã chữ có mã chữ ghi thành tố thứ nhất
của tổ hợp phụ âm đầu: 䊷 Cá, 巨 Cự, 可 Khả, 麻 Ma.
Qua cách phân loại, tác giả đưa ra nhận định ban đầu là, các mã chữ Nôm
trên văn bia thời Lý – Trần phần nào đã thể hiện được diện mạo chữ Nôm ở giai
đoạn đầu của quá trình hình thành, phát triển. Chữ Nôm trên văn bia thời Lý –
23
Trần bao gồm cả loại hình chữ đơn, chữ ghép và trong mỗi loại hình có thể
phân thành nhiều tiểu loại. Với những chữ tác giả đã khảo sát, có 32 chữ đơn
(chữ vay mượn) trong tổng số 69 chữ Nôm, chiếm 46,3%, chữ ghép chiếm
60,5% trong tổng số chữ sáng tạo. Tác giả cũng nhận định, trên văn khắc thời
Lý - Trần xuất hiện những chứng tích chữ Nôm mang dấu vết phụ âm đầu,
nhưng chỉ xuất hiện xen kẽ trong văn bia chữ Hán, dùng để ghi tên người hoặc
tên đất [44, tr271-283].
- Đinh Khắc Thuân: Chữ Nôm trên văn bia thời Lê (thế kỷ XV-XVIII), Tác
giả cho rằng, chữ Nôm trên bia thế kỷ thế kỷ XV-XVIII khá xác thực bởi hầu
hết văn bia này còn giữ nguyên dấu tích ban đầu tạo tác, không bị khắc lại về
sau như bia thời Lý – Trần. Chữ Nôm được sử dụng trong 3 trường hợp tiêu
biểu: Một là xuất hiện ở các tên đất, tên người; Hai là, xuất hiện trong những
bài thơ Nôm; Ba là, xuất hiện trong các bài ký hay bài phú (tức là ở dạng văn
xuôi bằng chữ Nôm). Trong chuyên luận này, tác giả chủ yếu xem xét chữ Nôm
trên văn bia dưới góc độ chức năng (như trong 3 trường hợp tiêu biểu nêu trên).
Tác giả cho rằng, chữ Nôm được sử dụng trên bia không phải là ít, song ở giai
đoạn sớm thì thường xuất hiện ở dạng địa danh và nhân danh, số khác là trong
thơ Nôm, còn được dùng thuần túy trong bài văn xuôi thì thường có niên đại
muộn hơn.
Về đặc điểm tự dạng của chữ Nôm trên bia thời Lê, tác giả không đi sâu
thống kê phân loại mà chỉ giới thiệu sơ lược, chẳng hạn tác giả đưa ra nhận xét:
Chữ Nôm ở giai đoạn này phổ biến được viết dạng chữ đơn, tức là chưa phổ

biến bộ phận chỉ nghĩa như 多 đa trong cây đa, 䊷 cử đọc cửa, 䊷 cá (nháy) đọc
cá (con cá) Nhìn chung chú trọng phần âm hơn là bộ phận chỉ nghĩa. Tác giả
cũng gợi mở nhận định ban đầu, dấu phụ cũng bắt đầu được phổ biến từ cuối
thế kỷ XVI. Tác giả cung cấp một bảng chữ Nôm có nguồn gốc xuất xứ theo âm
đọc gồm 144 mã chữ [134, tr283-299].
- Nguyễn Thị Hường: Nghiên cứu văn bia chữ Nôm, Luận văn Thạc sĩ năm
2004, đã thống kê, giới thiệu 104 văn bia Nôm có niên đại từ thế kỷ XV đến
XX. Tác giả đưa ra mô hình phân loại chữ Nôm gồm 14 loại nhỏ. Qua khảo sát,
24
tác giả nhận định rằng, so với các thế kỷ trước thì đến thế kỷ XX, thể hiện xu
thế người viết văn bia ngày càng sử dụng các phương thức ghi âm chính xác để
thể hiện chữ Nôm. Tác giả nhấn mạnh ở thế kỷ XV-XVIII loại chữ Nôm vay
mượn được sử dụng nhiều, nhưng lại giảm dần ở những thế kỷ sau. Tác giả
khảo sát chi tiết 42 mã chữ Nôm trên văn bia Nôm và bước đầu đi đến nhận
định: các chữ Nôm phát triển theo tiến trình âm phù ngày càng chính xác, các kí
hiệu chỉnh âm ngày càng cụ thể. Đóng góp của Nguyễn Thị Hường thể hiện ở
chỗ, từ những khảo sát cụ thể diễn biến chữ Nôm trên văn bia thế kỷ XV-XX,
tác giả đã nghiên cứu sự chuyển dịch các phương thức cấu tạo chữ qua từng thời
kỳ. Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã làm tốt việc giám định văn bản từ những
tiêu chí văn tự nội tại trong một tác phẩm đối chiếu dựa trên nguồn tư liệu văn
tự trên văn bia thuần Nôm. Đây có thể coi là công trình khoa học công phu nhất
nghiên cứu về văn bia chữ Nôm từ trước đến năm 2005.
- Tác giả luận án đã công bố một số bài viết trên TCHN, TBHNH, Hội thảo
khoa học, giới thiệu những nét đặc trưng của chữ Nôm trên văn bia, như Văn
bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu các vấn đề sinh hoạt xã hội thời
phong kiến, TCHN, số 5 -2006, có giới thiệu về những mã chữ Nôm ghi tên
người và tên các phường hội buôn bán thời phong kiến; Về những mã chữ Nôm
ghi tên người trên một số văn bia ở Hà Nội đầu thế kỷ XX, TBHNH năm 2009;
Thử giải mã của chữ Nôm “cửa” có cấu trúc lạ trên văn bia, TBHNH năm
2010; Về địa danh gọi là Kẻ trên văn bia, TBHNH năm 2011; Tìm thấy từ La

đá trên văn bia, TBHNH năm 2012; Tên người ghi bằng từ thuần Việt trên văn
bia vùng đồng bằng Bắc Bộ, TCHN, số 3-2013 và một số bài viết khác giới
thiệu về chữ Nôm trên một số loại hình văn bản khác hoặc bài viết giới thiệu về
việc sử dụng chữ Nôm của người Việt trong quá trình truyền thụ tri thức của
Nho gia và trong các công việc hành chính.
Như vậy, những đóng góp của tác giả các bài viết, các công trình nghiên cứu
thể hiện ở ba phương diện: Thứ nhất, định hướng việc nghiên cứu diễn biến các
mã chữ Nôm theo mô hình cấu trúc; Thứ hai, định hướng việc nghiên cứu diễn
biến các mã chữ Nôm theo mô hình ngữ âm; Thứ ba, nghiên cứu chữ Nôm trên
25

×