Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ THỊ HẢI HÀ



NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KẾT HỢP THANH ĐIỆU
TRONG TỪ LÁY ĐÔI TIẾNG VIỆT




Luận văn ThS Ngôn ngữ học: 60.22.01









Người hướng dẫn. : TS. Vũ Kim Bảng
















1
MỤC LỤC


Tr
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1
1. Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1
2. Phạm vi và nội dung của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5
3. Phƣơng pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5
3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình kết hợp thanh để khảo sát . . . . . . . .
5
3.2. Phương pháp thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7
3.2.1. Bảng từ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7
3.2.2. Người đọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9
3.2.3. Ghi âm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
10
3.2.4. Chương trình phân tích dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
12
3.2.5. Phương pháp đo các thông số âm học . . . . . . . . . . . . . . . .
13
3.2.6. Tính giá trị trung bình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
14
3.2.7. Vẽ biểu đồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
15
3.3. Phƣơng pháp mô tả cho các mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
15
4. Ý nghĩa của luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
16
5. Bố cục của luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
16
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
18
1. Phân loại và miêu tả về sự hoà phối âm thanh trong từ láy . . .
18
1.1. Khái niệm hài thanh trong từ láy đôi . . . . . . . . . . . . . . . . .
18

2
1.2. Phân loại và miêu tả chi tiết của các tác giả tiêu biểu . . . . . .
20
2. Các khái niệm âm học liên quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
29
2.1. Sóng âm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

29
2.2. Tần số cơ bản. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
30
2.3. Cường độ âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
30
2.4. Trường độ âm thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
31
CHƢƠNG 2: THANH ĐIỆU TỪ LÁY TRONG BỐI
CẢNH BIỆT LẬP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
32
1. Sự thể hiện của thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập . . . .
32
1.1. Thanh ngang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
32
1.2. Thanh huyền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
34
1.3. Thanh ngã . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
35
1.4. Thanh hỏi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
37
1.5. Thanh sắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
38
1.6. Thanh nặng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
40
2. Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
41
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH KẾT HỢP THANH ĐIỆU
CỦA TỪ LÁY ĐÔI TRONG NGỮ CẢNH . . . . . . . . .
42
1. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc trùng

thanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
42
1.1. Mô hình 1 (ngang - ngang) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
42
1.1.1. Diễn tiến của tần số cơ bản(Fo) trong mô hình . . . . . . . . .
42
1.1.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
45

3
1.1.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
46
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
49
1.2. Mô hình 2 (sắc - sắc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
49
1.2.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . .
49
1.2.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
52
1.2.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
52
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
54
1.3. Mô hình 3 (hỏi - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
55
1.3.1. Diễn tiến của tần số cơ bản (Fo) trong mô hình. . . . . . . . . .
55
1.3.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . .
58

1.3.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình. . . . . . . . . . . . . . . . .
59
Tiểu kết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
61
1.4. Mô hình 4 (huyền - huyền) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
61
1.4.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . .
61
1.4.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
64
1.4.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . .
65
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
67
1.5. Mô hình 5 (nặng - nặng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
68
1.5.1. Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . .
68
1.5.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
71
1.5.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
71
Tiểu kết
73
2. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy có cấu trúc khác
75

4
thanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.1. Mô hình 6 (ngang - sắc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

75
2.1.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . .
75
2.1.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
77
2.1.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . .
77
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
79
2.2. Mô hình 7 (ngang - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
80
2.2.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . .
80
2.2.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
82
2.2.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . .
83
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
85
2.3. Mô hình 8 (sắc - hỏi) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
88
2.3.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . .
88
2.3.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
88
2.3.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . .
89
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
91
2.4. Mô hình 9 (huyền - nặng) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

92
2.4.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . .
92
2.4.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
94
2.4.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . .
94
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
96
2.5. Mô hình 10 (huyền - ngã) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
97

5
2.5.1. Diễn tiến đường nét (Fo) trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . .
97
2.5.2. Trường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . .
100
2.5.3. Cường độ của âm tiết trong mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . .
100
Tiểu kết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
102
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
105
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
106
PHỤ LỤC 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
108
PHỤ LỤC 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
112






1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Có thể nói, đối với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, phương
thức láy một từ gốc (1 âm tiết) thành một từ láy hay còn gọi là từ lấp láy khác
(2, 3 hoặc 4 âm tiết) là một phương thức cấu tạo từ độc đáo, mang đặc điểm
loại hình. Phương thức cấu tạo từ này liên quan đến không chỉ bản chất ngữ
pháp mà còn cả các bản chất ngữ âm và từ vựng ngữ nghĩa của tiếng Việt.
Chính vì lẽ đó, cho đến nay có nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau của
ngành Việt ngữ học quan tâm, nghiên cứu hiện tượng này: M.B. Emeneau
(1951), Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Kim Thản (1963), Nguyễn Tài Cẩn
(1976), Nguyễn Phú Phong (1977), Nguyễn Thiện Giáp (1985), Hoàng Cao
Cương - Nguyễn Thu Hằng (1985), Hoàng Văn Hành (1979, 1985), Nguyễn
Thị Hai (1988), Diệp Quang Ban (1989), Phi Tuyết Hinh (1991)…
Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng hình thức láy đôi (2 âm tiết)
chiếm đa số, tiêu biểu và thể hiện được đặc điểm cơ bản của từ láy nói chung
trong vốn từ vựng tiếng Việt. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nghiên
cứu từ láy là việc cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm và cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm
từ này. Tuy nhiên, đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy cuốn hút được sự quan tâm
nhiều hơn, được các tác giả nghiên cứu sâu hơn và đã đạt được những thành
tựu rõ nét.
1.2. Cắt nghĩa cấu trúc ngữ âm của từ láy tiếng Việt, các tác giả miêu tả
chúng bằng cụm từ hay thuật ngữ khác nhau, ví dụ: Diệp Quang Ban (1989)
ghi nhận mối quan hệ ngữ âm trong từ láy là “để “dễ đọc, dễ nghe” cũng tức
là tăng cường sự hoà phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa”; Nguyễn Thiện
Giáp (1985) miêu tả đó là “sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm,

gợi tả”… Tác giả luận văn này rất tâm đắc với quan niệm và cách cắt nghĩa
cấu trúc ngữ âm của từ láy của tác giả Hoàng Văn Hành trong bài báo công bố

2
năm 1979. Tác giả viết: “Nếu thừa nhận cách tạo từ láy là phép trượt để nhân
đôi đơn vị gốc theo nguyên tắc đối và điệp… thì từ đó cũng có thể rút ra hai
hệ luận: một là, việc tạo từ láy (cũng như dạng láy của từ) trong tiếng Việt
chịu sự chi phối đồng thời của cả nguyên tắc đối và nguyên tắc điệp. Hai
nguyên tắc này là những biểu hiện cụ thể của xu hướng hài âm – hài thanh
trong tiếng Việt… Hai là, không phải vô cớ mà người ta tạo từ láy theo kiểu
này hay kiểu kia. Nói một cách khác, mô hình cấu tạo của từ láy có những
mối quan hệ nhất định với cơ cấu nghĩa của nó” (tr. 6). Trong bài báo này,
tác giả khái quát hai nguyên tắc cơ bản, bắt buộc phải có trong cấu tạo từ láy
là sự lặp lại (điệp) và sự tương phản (đối) về mặt ngữ âm và cũng chính tác
giả xác định rõ bằng ngôn từ cách thể hiện “sự hoà phối ngữ âm” lâu nay vẫn
sử dụng bằng thuật ngữ hài âm tức các yếu tố chiết đoạn (phụ âm đầu,
nguyên âm, phụ âm cuối) và hài thanh tức các yếu tố siêu đoạn (thanh điệu)
phối hợp với nhau trong từ láy theo nguyên tắc đối và điệp.
1.3. Nội dung hài âm trong từ láy được nhiều các tác giả bàn kĩ. Ngược
lại, nội dung của khái niệm hài thanh trong từ láy tiếng Việt còn được rất ít
tác giả đề cập đến.
Đặc điểm lớn nhất, bao trùm của hài thanh trong từ láy, tiêu biểu là từ
láy đôi, mà tác giả nào cũng ghi nhận là các thanh tuân thủ chặt chẽ qui tắc
kết hợp theo âm vực cao và thấp. Tiêu biểu cho nhận định này là Đỗ Hữu
Châu (1981) khi định nghĩa từ láy “là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc
thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị
hay đơn vị có nghĩa”.

Một khảo cứu duy nhất mà chúng tôi có được là kết quả thống kê các
kết hợp thanh của 4547 từ láy đôi Việt của các tác giả Hoàng Cao Cương và

3
Nguyễn Thu Hằng (1985). Tuy chỉ trình bày như một tóm tắt báo cáo khoa
học và chỉ dựa vào kết quả thống kê nhưng các tác giả đã đưa ra những nhận
xét xác đáng, thú vị và có tính gợi ý cho việc nghiên cứu sâu hơn. Về các từ
láy đôi có cấu trúc trùng thanh điệu, các tác giả đã đưa ra nhận xét: “ …có tồn
tại một cơ chế tạo sản siêu đoạn trong từ láy đôi nhằm hoà kết các âm tiết
thành phần trong cấu trúc láy thành một thể thống nhất có giá trị tương
đương như một từ đơn” (tr. 17). Điều thuận lợi cho sự hoà kết ở đây chính là
hai âm tiết cùng mang một thanh tức chúng trước hết có cùng đường nét và
trường độ. Đối với các từ láy đôi có cấu trúc không trùng thanh điệu, các tác
giả nhận xét: “…các thanh có nhiều nét ngữ âm tương tự thì có khả năng dễ
kết hợp với nhau hơn” (tr. 17). Những nét ngữ âm ở đây dựa trên tiêu chí cơ
bản là diễn tiến đường nét tần số cơ bản của thanh.
Trong tiếng Việt, sự kết hợp chặt chẽ nhất về mặt ngữ âm trước tiên là
âm tiết và sau đó là từ láy. Rõ ràng là cùng với sự kết nối của âm (chiết đoạn)
thì sự kết nối thanh (siêu đoạn) đã làm cho hai âm tiết của từ láy đôi gắn bó
với nhau như một chỉnh thể. Đồng thời cũng phải thấy rằng, sự gần gũi về mặt
ngữ âm (đường nét) của thanh làm cho sự kết nối giữa chúng chặt chẽ hơn.
Tác giả Hoàng Văn Hành (1985), trong công trình “Từ láy trong tiếng
Việt”, theo chúng tôi được biết, là người đầu tiên và duy nhất đã dùng phương
pháp ngữ âm học thực nghiệm (máy Pegelschreiber) để tiến hành khảo sát 6
mô hình từ láy đôi về mặt cường độ và trường độ của chúng nhằm xác định
trọng âm trong mỗi mô hình láy trong tương quan với qui tắc hài âm. Kết quả
cho thấy, đa số các trường hợp, trọng âm từ rơi vào “tiếng gốc” chứ không rơi
vào “tiếng láy” bất kể “tiếng gốc” đó đứng trước hay sau trong từ (chi tiết xin
xem Chương I). Kết quả này chỉ ra rằng, trong từ láy đôi tiếng Việt, quan hệ
ngữ nghĩa mạnh hơn và chi phối quan hệ ngữ âm. Chúng tôi sẽ có dịp bàn

luận về vấn đề này khi trình bày các kết quả khảo sát.

4
1.4. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học và
kĩ thuật, nhiều phần mềm phân tích tích âm thanh được công bố và phổ biến,
ví dụ: CSL (Computerized Speech Lab); Praat của Viện Ngôn ngữ học, Đại
học Tổng hợp Amsterdam; Winpitch (Pitch Instruments Inc) của Philip
Martin; WinSnoori của Babel Technologies… Các phần mềm này giản tiện
phù hợp với các máy tính cá nhân nhưng có rất nhiều chức năng cho phép xử
lý được tất cả các thông số âm học của ngôn ngữ tự nhiên một cách tối ưu. Sự
ra đời của các phần mềm phân tích âm thanh đáp ứng không chỉ nhu cầu
nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà còn phục vụ cho nhu cầu của các
khoa học liên ngành đặc biệt là cho việc xử lý ngôn ngữ, ứng dụng cho việc
tổng hợp và nhận dạng lời nói tự nhiên.
1.5. Từ những tiền đề đã trình bày trên, luận văn này đặt vấn đề khảo
sát đặc điểm hài thanh trong 10 mô hình kết hợp thanh điệu có tần số cao
nhất của từ láy đôi tiếng Việt bằng phương pháp thực nghiệm.
Kết quả của các khảo sát này nhằm xác định:
- Trong các mô hình kết hợp thanh điển hình của từ láy đôi tiếng Việt,
đặc trưng nào của thanh điệu vốn được xem là một tổng thể các đặc trưng
ngữ âm: tần số cơ bản (Fo); trường độ của thanh hay cường độ của thanh biến
đổi (trong so sánh với thanh điệu đó ở dạng biệt lập) tạo nên sự “hoà phối âm
thanh”, “hài hoà âm thanh” hay còn gọi là sự “hài thanh” làm cho hai âm tiết
của từ láy đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần với một từ đơn.
- Đặc trưng ngữ âm nào: tần số cơ bản, trường độ hay cường độ của
thanh giữ vai trò chủ đạo của việc hài thanh trong từ láy đôi.
- Sự biến đổi đặc trưng của thanh điệu trong mỗi mô hình sẽ rơi vào âm
tiết đầu (AT1); âm tiết thứ hai (AT2) hay diễn ra ở cả hai âm tiết và do vậy, lý
giải câu hỏi: Trong từ láy đôi tiếng Việt, quan hệ ngữ nghĩa (phụ thuộc vào vị
trí là AT1 hay AT2 của từ gốc trong từ láy đôi) hay quan hệ ngữ âm thuần tuý

chi phối qui luật hài thanh.

5
2. Phạm vi và nội dung của đề tài
Nhiệm vụ của luận văn giới hạn trong phạm vi khảo sát hiện tượng hài
thanh trong từ láy đôi tiếng Việt. Để thực hiện nhiệm vụ này, luận văn có các
nội dung chính sau:
- Thống kê và phân loại quan hệ thanh giữa AT1 và AT2 của toàn
bộ từ láy đôi tiếng Việt dựa vào cuèn: Tõ ®iÓn tõ l¸y (Hoµng
V¨n Hµnh chñ biªn, NXB KHXH,1994). Công việc này nhằm
định hướng cho việc lựa chọn các mô hình kết hợp thanh điển
hình mà luận văn sẽ khảo sát.
- Miêu tả 6 thanh điệu Việt ở dạng biệt lập làm cơ sở cho việc so
sánh với thanh điệu trong từ láy đôi.
- Miêu tả sự hài thanh của 10 mô hình láy đôi tiêu biểu mà dữ
liệu của các mô hình được đọc trong bối cảnh.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho mục đích của luận văn là khảo sát sự hài thanh trong từ
láy đôi tiếng Việt, chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương pháp: thống kê và
ngữ âm học thực nghiệm. Ngoài ra, để chỉ rõ sự khác biệt giữa thanh điệu bị
chi phối trong từ láy đôi so với thanh điệu ở dạng biệt lập, chúng tôi dùng
phương pháp so sánh đối chiếu. Ngoài ra, phương pháp như miêu tả được
chúng tôi sử dụng để trình bày, thể hiện và nhận xét các kết quả thu được.
3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình kết hợp thanh để khảo sát
Để có cơ sở cho việc lựa chọn mô hình kết hợp thanh trong từ láy đôi
phục vụ cho luận văn, chúng tôi đã tiến hành thống kê toàn bộ kết hợp thanh
điệu của 4902 từ láy đôi (so với 4547 từ láy đôi mà các tác giả Hoàng Cao
Cương và Nguyên Thu Hằng thống kê) có trong cuốn: Từ điển từ láy (Hoàng
Văn Hành chủ biên, NXB KHXH, 1994) dựa theo mối quan hệ về thanh giữa
âm tiết thứ nhất (AT1) và âm tiết thứ hai (AT2). Kết quả thống kê đã xác định


6
tất cả có 31 kiểu kết hợp thanh và số lượng của từng kiểu được trình bày
như sau:
Thanh ngang: Thanh huyền
ngang - ngang 553 huyền - huyền 593
ngang - sắc 528 huyền - nặng 442
ngang- hỏi 272 huyền - ngã 140
ngang - huyền 44 huyền - ngang 65
ngang - nặng 32 huyền - sắc 25
ngang - ngã 11 huyền - hỏi 23
Tổng 1.440 (24,37%) 1.288 (26,27%)
Thanh sắc Thanh nặng
sắc - sắc 665 nặng - nặng 392
sắc - hỏi 157 nặng - huyền 135
sắc - ngang 120 nặng - ngã 73
sắc - nặng 42 nặng - ngang 6
sắc - huyền 18 nặng - sắc 5
sắc - ngã 0 nặng - hỏi 0
Tổng 1.002 (20,44%) 611 (12,46%)
Thanh hỏi Thanh ngã
hỏi - hỏi 197 ngã - ngã 76
hỏi - ngang 77 ngã - nặng 66
hỏi - sắc 64 ngã - huyền 64
hỏi - nặng 9 ngã - ngang 0
hỏi - huyền 6 ngã - hỏi 0
hỏi - ngã 2 ngã - sắc 0
Tổng 355 (7,24%) 206 (4,20%)



7
Từ kết quả thống kê trên, chúng tôi chọn 10 mô hình kết hợp thanh để
khảo sát. Các mô hình khảo sát phải thoả mãn 2 tiêu chí cơ bản sau:
a) Tần số
Các mô hình được lựa chọn có tần số cao trong vốn từ láy đôi tiếng
Việt.
b) Đặc trưng ngữ âm của thanh
Các mô hình kết hợp thanh được lựa chọn theo nguyên tắc lưỡng phân:
cấu trúc trùng thanh và không trùng thanh
Kết quả là 10 mô hình sau được lựa chọn:
Trùng thanh
- Mô hình 1: ngang - ngang (553)
- Mô hình 2: sắc - sắc (665)
- Mô hình 3: hỏi - hỏi (197)
- Mô hình 4: huyền - huyền (593)
- Mô hình 5: nặng - nặng (392)
Khác thanh
- Mô hình 6: ngang - sắc (528)
- Mô hình 7: ngang - hỏi (272)
- Mô hình 8: sắc – hỏi (157)
- Mô hình 9: huyền - nặng (442)
- Mô hình 10: huyền - ngã (140)
3.2. Phương pháp thực nghiệm
3.2.1. Bảng từ
Để khảo sát 10 mô hình kết hợp thanh điển hình trong từ láy đôi, chúng
tôi lựa chọn cho mỗi mô hình 5 từ láy tiêu biểu và chúng được thể hiện ở 2
phong cách:
Bảng từ 1:

8

50 từ láy dưới đây thuộc 10 mô hình kết hợp thanh được các CTV đọc
chậm rãi với mục đích xác định 6 thanh điệu tiếng Việt trong bối cảnh biệt
lập (isolated):
- Mô hình 1 (ngang - ngang): loay hoay, loăng quăng, rêu rao,
phây phây, xum xuê.
- Mô hình 2 (sắc – sắc): loắt choắt, rúc rích, chuếnh choáng,
luýnh quýnh, óc ách.
- Mô hình 3 (hỏi - hỏi): hổn hển, lảo đảo, rủ rỉ, tẩn mẩn, lủi thủi.
- Mô hình 4 (huyền – huyền): ngoằn ngoèo, phì phèo, quều quào,
xồm xoàm, chềnh ềnh.
- Mô hình 5 (nặng – nặng): khệnh khạng, tẹp nhẹp, luộm thuộm,
ọp ẹp, xộc xệch.
- Mô hình 6 (ngang – sắc): khanh khách, phăng phắc, quang
quác, thông thống.
- Mô hình 7 (ngang - hỏi): khinh khỉnh, ngoe nguẩy, nho nhỏ, phe
phẩy, sang sảng.
- Mô hình 8 (sắc - hỏi): hí hửng, ngúng nguẩy, óng ả, tấp tểnh,
vắt vẻo.
- Mô hình 9 (huyền – nặng): cuồn cuộn, hì hục, ngồ ngộ, nườm
nượp, oàm oạp.
- Mô hình 10 (huyền – ngã): bì bõm, chồm chỗm, đuồn đuỗn, phè
phỡn, rền rĩ.
Bảng từ 2: 50 từ láy được đọc trong bối cảnh (context)
Cũng là 50 từ láy trên nhưng chúng nằm trong kết hợp câu (mỗi từ nằm
trong 1 câu - xem Phụ lục 1). Mỗi CTV trên đọc 50 câu mà mỗi câu chứa 1
từ láy trên với tốc độ đọc văn bản.

9
Chúng tôi sẽ khảo sát sự hài thanh của các mô hình kết hợp thanh trong
bối cảnh đọc câu với các thanh điệu cũng của những từ láy đó nhưng bối cảnh

biệt lập.
3.2.2. Người đọc
Chúng tôi chọn 10 người đọc hay được gọi là cộng tác viên (CTV) gồm
5 nam và 5 nữ. Các CTV phải có đủ hai yêu cầu:
- Về mặt nguồn gốc, các CTV sinh ra và lớn lên ở tỉnh thuộc đồng
bằng Bắc Bộ, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội với lý do
là những người nói phương ngữ Bắc Bộ có khả năng phản ánh đầy
đủ phần vần và thanh điệu như cách thể hiện của chữ Quốc ngữ.
- Về mặt phát âm, các CTV phải có giọng đọc rõ ràng, đúng chính tả,
không bị ngọng.
Danh sách CTV
CTV nam
STT
Họ và Tên
Tuổi
Quê quán
1
Bùi Đăng Bình (CTV nam 1)
30
Hưng Yên
2
Nguyễn Thế Dương (CTV nam 2)
26
Hà Nội
3
Đỗ Anh Vũ (CTV nam 3)
26
Hà Tây
4
Vương Bá Cẩn (CTV nam 4)

27
Bắc Ninh
5
Vũ Kim Bảng (CTV nam 5)
53
Phú Thọ
CVT nữ
STT
Tên
Tuổi
Nghề nghiệp
1
Đoàn Thị Kim Dung (CTV nữ 1)
23
Nam Định
2
Trần Hương Thục (CTV nữ 2)
27
Hà Nội
3
Văn Tú Anh (CTV nữ 3)
33
Hà Nội
4
Vũ Thị Hải Hà (CTV nữ 4)
27
Hải Dương
5
Trần Thị Ngân Giang (CTV nữ 5)
32

Hà Nội

10
3.2.3. Ghi âm
a) Chương trình ghi thu dữ liệu CoolEdit2000.
Cơ sở dữ liệu gốc và dữ liệu đã chọn lọc của các CTV được chúng tôi
xử lý và phân tích bằng CoolEdit2000. Mẫu lời nói hiển thị trong
CoolEdit2000 cho phép quan sát dữ liệu từ hai chiều (dimension) là dạng
sóng (waveform) và phổ (spectrum) và được định dạng với các đặc điểm: 1-
Tần số mẫu 11025 Hz; 2 – Kênh Mono; 3 - Hệ xử lý/phân tích 16 Bit; 4 -
Kiểu định dạng *. MPEG3; 5 – Bề rộng dải +/ - 30.000 sample.
CoolEdit2000 có ưu điểm cho phép người phân tích lựa chọn nhiều
tham số như vừa trình bày trên. Chúng tôi chọn kiểu định dạng trên là kiểu
định dạng được đa số nhiều người phân tích tiếng nói chấp nhận, vì nó giữ lại
được nhiều đặc điểm tự nhiên của tiếng nói, nghĩa là, các thuộc tính tự nhiên
của tiếng nói được đảm bảo trong suốt quá trình xử lý và phân tích nhờ kiểu
định dạng này. Ngoài ra, CoolEdit2000 còn có nhiều tính năng linh hoạt khác
giúp người phân tích gặp không mấy khó khăn trong quá trình xử lý.
Dưới đây là minh hoạ chương trình CoolEdit2000.

Sơ đồ : Minh hoạ chương trình CoolEdit2000 (dạng sóng)

Thước
đo thời
gian
(ms)

Thước
đo bề
rộng dải



11

Sơ đồ : Minh hoạ chương trình CoolEdit2000 (ảnh phổ)
CoolEdit2000 được dùng để ghi thu và xử lý toàn bộ ngữ liệu cho luận
văn tại Phòng Ngữ âm học, Viện Ngôn ngữ học. Đây là một chương trình ghi
âm chuyên dụng hiện đại, không làm mất đi các đặc điểm ngữ âm - âm học tự
nhiên của tiếng nói. Ngữ liệu được lưu bằng CoolEdit2000 vào máy tính là
ngữ liệu thô. Các thuộc tính tự nhiên của tiếng nói được bảo vệ trong suốt quá
trình xử lí và phân tích.
b) Ghi âm
Việc ghi âm được thực hiện tại phòng thu chuyên dụng của Phòng ngữ
âm học, Viện Ngôn ngữ học.
Mỗi CTV lần lượt đọc hai bảng từ:
- Bảng từ 1:
50 từ láy đôi độc lập thuộc 10 mô hình thanh điệu được mỗi CTV đọc 1
lần. Tổng cộng số từ láy đôi biệt lập được khảo sát là:
50 từ láy x 1 lần đọc/1người x 10 CTV = 500 từ láy (độc lập)
- Bảng từ 2:
50 từ láy đôi kết hợp tức trong bối cảnh câu được mỗi CTV đọc 1 lần.
Tổng cộng số câu có chứa từ láy đôi được ghi âm là:
50 câu x 1 lần đọc/câu x 10 CTV = 500 câu có chứa từ láy.


12
3.2.4. Chương trình phân tích dữ liệu
Chúng tôi sử dụng chương trình WINPITCH có nhiều tính năng để xử
lý âm thanh lời nói, các tính năng này vượt trội so với nhiều chương trình
phân tích âm thanh khác. Đây là phần mềm công cụ nghiên cứu diễn tiến của

tần số cơ bản (Fo) và cường độ âm thanh tiếng nói. Nó cho phép phân tích các
file âm thanh tiếng nói gắn với các giá trị chính tả và ngữ âm tương ứng.
Đồng thời nó miêu tả tín hiệu lời nói trên cơ sở của âm vị, từ, thậm chí cả câu.
Sơ đồ: Minh hoạ chương trình WINPITCH và các cửa sổ của nó.
WINPITCH gồm màn hình phía trên hiển thị dạng sóng của âm, hiển thị các
tham số: 1- đường nét của tần số cơ bản (F
0
); 2 - cường độ của âm và 3- dạng
sóng của mỗi bộ phận cấu thành âm tiết.


Dạng sóng Tần số cơ bản (F
0
) Cường độ (dB)
Sơ đồ: Câu dữ liệu “Mây cuồn cuộn trên đầu như đám lốc xám xịt” và các
thông số âm học của nó

13
3.2.5. Phương pháp đo các thông số âm học
Như đã trình bày, chúng tôi sẽ phải xử lý toàn bộ 1000 file âm thanh (50 từ
láy x 2 lần đọc /1CTV và 10 CTV = 1000 file). Để thực hiện công việc này,
chúng tôi tiến hành theo các bước:
- Xử lý ban đầu: Dữ liệu được chúng tôi tiến hành lọc nhiễu và các khoảng
lặng; phân đoạn âm thanh thành từng file nhỏ, mỗi file tương ứng với 1 từ láy
đã được xác định điểm đầu và điểm cuối.
- Phân tích các thông số âm học: Để phân tích từng file dữ liệu nhằm thu
được các thông số về diễn tiến cao độ (Fo), diễn tiến cường độ (dB) và trường
độ của từng âm trong mỗi từ láy đối với mỗi CTV chúng tôi tiến hành: Mở
một file âm thanh sẵn có, trên màn hình hiện lên hình ảnh sóng âm kèm theo
đường nét Fo, cường độ của các âm. Để phân biệt các âm, chúng tôi gán nhãn

cho từng âm ngay trong quá trình phân đoạn âm thanh. Sau đó, cho hiển thị
đường nét Fo và cường độ của các âm phân tích. Cuối cùng là tìm các giá trị
tuyệt đối Fo và cường độ theo thời gian của từng âm, các thông số này được
ghi lại trong Excel. Có thể minh hoạ bằng hình dưới đây:

14

Kết quả các giá trị Fo trung bình, trường độ trung bình và cường độ
trung bình theo thời gian được tính trong Excel.
3.2.6. Tính giá trị trung bình
Theo nguyên tắc, mỗi mô hình kết hợp thanh điệu điển hình được một
CTV đọc 5 từ láy cho 2 phong cách. Do vậy các thông số âm học của thanh
điệu trong từ láy như: diễn tiến tần số cơ bản Fo (Hz); diễn tiến cường độ theo
thời gian (dB) và trường độ của thanh điệu (ms) của một CTV ở từng phong
cách (biệt lập hay bối cảnh) đều được đo đạc và thống kê theo phương pháp
trung bình cộng.
Các thông số này lại được tính trung bình cộng cho hai nhóm CTV nam và
nữ.

15
3.2.7. Vẽ biểu đồ
Kết quả đo đạc và tính toán trung bình cộng các thông số âm học trở
thành nguồn tư liệu để vẽ các biểu đồ. Chúng tôi vẽ 2 loại biểu đồ:
- Biểu đồ thể hiện giá trị diễn tiến tần số cơ bản (Fo) trung bình của
10 CTV trong 2 phong cách đọc.
- Biểu đồ thể hiện giá trị diễn tiến cường độ (dB) trung bình của 10 từ
láy trong ngữ cảnh.
Tất cả các dữ liệu thông số âm học về trường độ (ms), tần số formant
(Hz) của những CTV tiêu biểu. Sau khi xử lý các thông số được chuyển sang
dạng văn bản Microsolf Word. Tổng cộng chúng tôi có 66 trang dữ liệu kết

quả các formant, 66 trang dữ liệu kết quả cường độ và 26 biểu đồ loại 1, 20
biểu đồ loại 2. Tất cả dữ liệu sẽ được trình bày ở phần Phụ lục 2.
3.3. Phương pháp mô tả cho các mô hình
Với mỗi mô hình chúng tôi sẽ đưa các thông tin sau đây:
1) Diễn tiến cao độ và trị số tuyệt đối Fo ở các điểm đo của các từ láy
trong mô hình.
Khái niệm diễn tiến Fo cho hai thuộc tính của cao độ:
1. Chiều diễn tiến
2. Tốc độ diễn tiến
Diễn tiến Fo có chiều thuận là quá trình suy giảm Fo theo thời gian,
thanh có chiều đi xuống, còn diễn tiến Fo nghịch là sự tăng trưởng Fo
theo thời gian, thanh có chiều đi lên.
Nếu áp dụng công thức:
).max(.
)min(max
HzsFoT
HzFoFo
k



Trong đó: Fo max: giá trị Fo lớn nhất của một thanh.
Fo min: giá trị Fo nhỏ nhất của một thanh.

16
T: trường độ của âm tiết chứa thanh (s)
Thì k chính là hệ số chỉ tốc độ biến thiên của Fo trong đơn vị thời gian
và hệ số này được hiệu chỉnh theo đặc tính thẩm nhận. K càng có trị số
nhỏ thì thanh đang xét càng ít biến động và ngược lại. Tương quan giữa
các hệ số k là thống nhất không phân biệt giới tính, tuổi tác và nghề

nghiệp.
2) Trường độ của âm tiết trong mô hình.
3) Diễn tiến cường độ của âm tiết trong mô hình.
Từ đó đưa ra những nhận xét sự khác biệt giữa từ láy biệt lập và từ
trong ngữ cảnh cho mỗi mô hình.
4. Ý nghĩa của luận văn
Những kết quả khảo sát mà luận văn thu được là một cứ liệu thực tế
chứng minh mối quan hệ giữa thanh điệu của hai âm tiết trong từ láy đôi tiếng
Việt, góp phần làm rõ cơ chế hình thành quy luật hài thanh trong từ láy đôi
mà nhờ nó đã tạo nên sự “hoà phối âm thanh” làm cho hai âm tiết của từ láy
đôi gắn kết với nhau về mặt ngữ âm gần như một từ đơn tạo nên hiệu ứng ngữ
nghĩa.
Kết quả khảo sát về diễn tiến của tần số cơ bản (Fo), cường độ và
trường độ của các mô hình thanh điệu tiêu biểu, là cơ sở cho việc nghiên cứu
ngôn điệu tiếng Việt và là những đóng góp bước đầu nhưng thiết thực cho
việc tổng hợp lời nói Việt.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những khái niệm liên quan.
Chương 2: Thanh điệu từ láy trong bối cảnh biệt lập.
Chương 3: Mô hình kết hợp thanh điệu của từ láy đôi trong ngữ cảnh.
1. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc trùng thanh
2. Mô hình kết hợp thanh điệu trong từ láy đôi có cấu trúc khác thanh

17
Tài liệu tham khảo
Phụ lục1
- Bảng từ 1.
- Bảng từ 2.
Phụ lục 2

Bảng thể hiện các kết quả đo các giá trị:
+ Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) của các thanh trong từ láy đôi ở dạng
biệt lập.
+ Diễn tiến tần số cơ bản (Fo) của các thanh trong ngữ cảnh.
+ Diễn tiến cường độ (dB) của các thanh trong từ láy đôi.
+ Trường độ (ms) thanh điệu trong các từ láy đôi.

18
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1. Phân loại và miêu tả về sự hoà phối âm thanh trong từ láy
1.1. Khái niệm hài thanh trong từ láy đôi
Từ láy trong tiếng Việt là một hiện tượng đa diện và phức tạp nhưng rất
thú vị. Điều này được thể hiện ngay trong các định nghĩa về từ láy “là những
từ được cấu tạo theo phương thức láy, phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ
phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc
biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, nhóm cao:
thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã,
thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” (Đỗ Hữu Châu, 1981).
Nguyễn Thiện Giáp (1985) lại coi từ láy là “những cụm từ cố định được
hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi về ngữ
âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hoà về ngữ âm, vừa có giá trị
biểu cảm, gợi tả”.
Coi láy là một cơ chế, một phương thức cấu tạo từ ở đó diễn ra sự hoạt
động của một hệ những quy tắc chi phối việc tạo ra những từ đa tiết mà các
tiếng của chúng nằm trong thế vừa điệp, vừa đối, Hoàng Văn Hành (1979)
xem “từ láy là từ được tạo bằng phép trượt để nhân đôi từ tố gốc dưới sự chi
phối của quy tắc đối và điệp thể hiện ở quá trình biến đổi ngữ âm hoặc kết
hợp khuôn vần trong từ tố láy”. Trong các định nghĩa đã trình bày trên, chúng
ta đều nhận thấy khi bàn về từ láy tất cả các tác giả đều đề cập tới khái niệm:

biến đổi ngữ âm, hài hoà âm thanh và chi tiết của sự biến đổi thanh điệu là
quy tắc biến thanh.
Quy tắc hài thanh đã tạo nên sự hoà phối ngữ âm giữa các tiếng trong từ
láy khiến cho nó có một hình thức rất riêng so với các từ ghép. Đó có thể nói
là một cơ chế tạo sản ở khu vực siêu đoạn tính nhằm hoà kết các âm tiết thành

19
phần trong cấu trúc láy thành một chỉnh thể thống nhất có giá trị tương đương
như một từ đơn và là một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ chế tạo
sản hài âm.
Từ láy đôi được xem xét dựa vào cách cấu tạo tương ứng của hai âm
tiết trong từ. Âm tiết tiếng Việt có cấu tạo chặt chẽ gồm 3 bộ phận lớn: phụ
âm đầu, vần và thanh điệu. Ba bộ phận này liên kết với nhau làm thành chỉnh
thể trọn vẹn là âm tiết. Trong phương thức láy, cả chỉnh thể đó lẫn từng bộ
phận đều có vai trò nhất định. Căn cứ vào hình thức lặp lại toàn âm tiết hoặc
các bộ phận cấu tạo âm tiết mà người ta phân chia từ láy thành: từ láy hoàn
toàn (từ láy toàn bộ) và từ láy bộ phận. Đây dường như trở thành cách phân
chia truyền thống trong lịch sử nghiên cứu từ láy tiếng Việt.
Trong cả hai kiểu láy hoàn toàn, láy bộ phận, thanh điệu ở tiếng gốc và
tiếng láy đều có thể khác nhau và thường khác nhau theo những quy tắc hài
thanh đó là:
- Hai thanh điệu trong hai âm tiết của từ được phân bố chủ yếu theo
nguyên tắc cùng âm vực: các thanh cao: không dấu, hỏi, sắc kết hợp với nhau
và các thanh thấp: huyền, ngã, nặng đi với nhau.
Ví dụ:
đo đỏ nhàn nhạt
nhan nhản bì bõm
hâm hấp kệch cỡm
đỏ đắn bàng bạc…
- Hai âm tiết trong từ láy đôi còn có sự phối hợp thanh điệu theo quy

tắc: đối các thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực. Nghĩa là trong
mỗi từ láy, thanh trắc ở tiếng gốc chỉ được chọn cho tiếng láy của mình thanh
bằng cùng âm vực.
Hai quy tắc trên có thể tổng hợp trong bảng sau:

×