Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại công ty xây dựng công trình hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.4 KB, 8 trang )

Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền trong
các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty
xây dựng công trình hàng không

Vũ Thị Hồng Nhung

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Hệ thống lại mô hình chiết khấu dòng tiền ứng dụng cho việc ra quyết định
đầu tư tài sản dài hạn. Đánh giá thực trạng quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty
xây dựng công trình hàng không ACC trong thời gian qua. Nghiên cứu ứng dụng mô hình
chiết khấu dòng tiền trong việc ra các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây
dựng công trình hàng không. Giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận được một công cụ
quan trọng đối với các quyết định đầu tư, đó là mô hình chiết khấu dòng tiền. Đây chính
là mô hình trọng tâm và là xương sống của quản trị tài chính doanh nghiệp.

Keywords: Đầu tư; Chiết khấu dòng tiền; Tài sản


Content
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của quyết định đầu tư rất quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp. Sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định đầu
tư đúng của nhà quản trị. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của thị trường chứng khoán, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa các doanh nghiệp
Sự phát triển mạnh mẽ này chứng tỏ nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng cao. Do đó, cơ sở
để đảm bảo cho quyết định đầu tư dài hạn đúng, một yêu cầu quan trọng là phải xác định được


giá trị tài sản đầu tư bằng một phương pháp khoa học, tin cậy.
Việc xác định giá trị tài sản đầu tư giúp bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư bởi đây là khâu quan trọng cơ bản đi đến quyết định đầu tư đúng. Có nhiều phương pháp
khác nhau để định giá tài sản, nhưng mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) là một mô hình khoa
học được nhiều nước ưa chuộng trong thực tiễn cũng như trong các nghiên cứu khoa học. Chính
vì vậy, những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền
trong các quyết định đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp, có thể kể đến như sau:
Thứ nhất, phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng những số liệu
thống kê kế toán và sử dụng kinh nghiệm bản thân hay dựa vào trực giác khi đưa ra các quyết
định đầu tư. Đối với các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm thì bằng cách này vẫn mang lại được kết
quả tốt. Tuy nhiên, quyết định bằng trực giác chỉ phù hợp với những tình huống ít phức tạp, với
quy mô công ty nhỏ. Còn với những quyết định lớn chứa đựng nhiều tình huống phức tạp thì
quyết định bằng trực giác dường như kém hiệu quả. Khi quy mô của công ty lớn mạnh, đi kèm
theo là các quyết định đầu tư như đầu tư tài sản cố định, các tài sản lớn khác như việc mua bán
sáp nhập doanh nghiệp, hơn bao giờ hết các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay cần những
phương pháp mang tính khoa học cao và chính xác để quyết định đầu tư đúng.
Thứ hai, trong doanh nghiệp hiện nay có hai loại quyết định lớn nhất: đó là quyết định
đầu tư tài sản và quyết định tài chính. Quyết định đầu tư tài sản liên quan đến tài sản lưu động,
tài sản cố định. Quyết định tài chính liên quan đến việc huy động vốn, cơ cấu vốn tối ưu, chính
sách nợ, chính sách chia cổ tức, thời điểm nào quyết định phát hành chứng khoán, nên sử dụng
nợ hay sử dụng vốn chủ sở hữu. Quyết định đầu tư tài sản đúng và quyết định tài chính đúng sẽ
đưa đến tối đa hóa giá trị cổ đông cho doanh nghiệp. Đó là mục tiêu cuối cùng mà các doanh
nghiệp, các cổ đông hướng tới. Có thể nói, quyết định đầu tư tài sản là một mắt xích quan trọng
hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Thứ ba, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp
trong việc đầu tư tài sản là do năng lực quản trị tài chính hạn chế. Đặc biệt thể hiện qua tình
trạng xác định giá trị tài sản. Mà mô hình chiết khấu dòng tiền đã tỏ ra ưu việt trong các quyết
định đầu tư. Đối với thị trường chứng khoán, mô hình chiết khấu dòng tiền cung cấp cho nhà đầu
tư một công cụ tính toán định giá giá trị chứng khoán. Đối với hoạt động đầu tư tài sản, mua bán
& sáp nhập doanh nghiệp, cổ phần hóa, liên doanh liên kết, thì mô hình chiết khấu dòng tiền

cung cấp một công cụ định giá giá trị một cách khoa học và chính xác.
Do vậy, mô hình DCF giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà quản trị tài chính.
Mô hình DCF là công cụ định giá quan trọng giúp nhà quản trị ra quyết định đầu tư đúng. Và
quan trọng hơn, những quyết định đầu tư đúng có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của doanh
nghiệp, tới những cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Nói cách khác, mô hình này cung cấp
cho các nhà quản trị tài chính một công cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp.
Vì vậy, để đứng vững và phát triển lớn mạnh thì Công ty xây dựng công trình hàng
không cần đưa ra những quyết định đầu tư đúng. Và mô hình DCF là một công cụ quan trọng
giúp cho lãnh đạo công ty đạt được mục tiêu đề ra. Trên thực tế thì việc ra quyết định đầu tư tài
sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không vẫn dựa trên số liệu kế toán và kinh
nghiệm bản thân. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý khi công ty ngày càng lớn mạnh.
Xuất phát từ những lý do trên, “Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định
đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không ” được chọn làm đề tài
luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Về các công trình nghiên cứu, hiện tại chủ yếu các công trình nghiên cứu liên quan đến
các khía cạnh riêng như định giá cổ phiếu, định giá trái phiếu, định giá doanh nghiệp trong các
hoạt động đầu tư, hoạt động mua bán & sáp nhập doanh nghiệp. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu sau:
- Nguyễn Thế Khải (2005), “Một số vấn đề về xác đinh giá trị doanh nghiệp theo phương
pháp DCF”, Tài chính, (Số 2), Tr. 24-25,27.
- Trần Xuân Nam (2006), “Xác định giá trị cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng
tiền tự do”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 10), Tr. 36-38.
- Nguyễn Việt Dũng (2007), “Định giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt mô hình chiết khấu
cổ tức vào thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, (Số 7), Tr. 14-17.
- Lý Thị Thu Hiền (2007), Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị
doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Kinh tế, Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên, mô hình chiết khấu dòng tiền được gợi ý sử dụng. Nhưng

chưa có công trình nào tổng hợp mô hình chiết khấu dòng tiền cho các quyết định đầu tư dài hạn
nói chung trong doanh nghiệp. Qua quá trình học tập nghiên cứu của bản thân, tác giả tự nhận
thấy tầm quan trọng của mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư, tầm quan
trọng của quyết định đầu tư trong việc tạo giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Và theo hiểu biết
của tác giả, hiện nay mô hình chiết khấu dòng tiền còn được ứng dụng ít trong thực tiễn. Bởi đây
là một mô hình khoa học, tin cậy, nên tác giả lựa chọn đề tài này nhằm giúp nhà quản trị đưa ra
các quyết định đầu tư đúng. Song do những ràng buộc về thời gian và kinh nghiệm chuyên môn
còn hạn chế, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc ứng dụng mô hình DCF như là một mô
hình phổ biến đã được sử dụng nhiều trên thế giới, để ứng dụng trong các quyết định đầu tư dài
hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Tầm quan trọng của các quyết định đầu tư trong doanh nghiệp.
- Ứng dụng một mô hình khoa học: mô hình chiết khấu dòng tiền trong việc ra các quyết
định đầu tư tài sản dài hạn, tạo tiền đề để quản trị tài chính trở thành một công cụ đắc lực giúp
các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp một cách tốt nhất.
- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến quyết định đầu tư tài sản dài hạn của doanh nghiệp và phương
pháp định giá tài sản đầu tư theo mô hình chiết khấu dòng tiền.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu trực trạng ra quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công
trình hàng không (ACC).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phướng pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận văn là:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống lại mô hình chiết khấu dòng tiền ứng dụng cho việc ra quyết định đầu tư tài
sản dài hạn.

- Đánh giá thực trạng quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình
hàng không ACC trong thời gian qua.
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền trong việc ra các quyết định đầu tư
tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không.
- Giúp cho các doanh nghiệp nhìn nhận được một công cụ quan trọng đối với các quyết
định đầu tư, đó là mô hình chiết khấu dòng tiền. Đây chính là mô hình trọng tâm và là xương
sống của quản trị tài chính doanh nghiệp.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định
đầu tư tài sản dài hạn.
Chương 2: Thực trạng đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty xây dựng công trình hàng không.
Chương 3: Ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn
tại Công ty xây dựng công trình hàng không.


References
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Tấn Bình (2008), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Tấn Bình (2009), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hải Bình (2007), “Đánh giá hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam qua mô
hình định giá tài sản CAPM”, Nghiên cứu tài chính - kế toán, (Số 90), Tr. 40-43.
5. Nguyễn Việt Dũng (2007), “Định giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt mô hình chiết khấu cổ tức
vào thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, (Số 7), Tr. 14-17.
6. Eugene F.Brigham, Joel F.Houston, Nguyễn Thị Cành (dịch thuật) (2009), Quản trị tài chính,
Nxb Đại học Florida, USA.
7. Trần Thị Thái Hà (2005), Đầu tư tài chính, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Trần Thị Thái Hà (2009), Các thị trường và định chế tài chính, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,

Hà Nội.
9. Dương Hữu Hạnh (2009), Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, TP Hồ
Chí Minh.
10. Quách Mạnh Hào (2009), “Tìm kiếm mô hình định giá tài sản Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,
(Số 5), Tr.45-47.
11. Đinh Thế Hiển (2008), Quản trị tài chính - Đầu tư, Viện nghiên cứu tin học & kinh tế ứng
dụng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
12. Lý Thị Thu Hiền (2007), Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong xác định giá trị doanh
nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ QTKD.
13. Nguyễn Thị Việt Hồng (2006), “Giới thiệu phương pháp tính giá trị tài sản cố định và thử
nghiệm vào Việt Nam”, Thông tin Khoa học thống kê, (Số 4), Tr. 20-24.
14. Đàm Văn Huệ (2005), “Vận dụng phương pháp tính lãi suất chiết khấu dự án đầu tư vào thực
tiễn”, Kinh tế & phát triển, (Số 102), Tr 32-35.
15. La Hường (2009), “Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và suy thoái
kinh tế”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 6), Tr.28-30.
16. An Huy (2009), “Phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ”, Chứng khoán việt nam, (Số
4), Tr. 7-10.
17. An Huy (2009), “Hoàn thiện chế độ công bố thông tin”, Chứng khoán Việt nam, (Số 5), Tr.
3-5.
18. Nguyễn Thị Minh Huyền (2009), “Xác định giá trị cộng hưởng khi sáp nhập doanh nghiệp”,
Kinh tế và dự báo, (Số 4), Tr. 39-42.
19. Vũ Quang Kết (2007), TS. Nguyễn Văn Tấn, Quản trị tài chính, Học viện công nghệ Bưu
chính viễn thông, Hà Nội.
20. Nguyễn Thế Khải (2005), “Một số vấn đề về xác đinh giá trị doanh nghiệp theo phương pháp
dòng tiền chiết khấu”, Tài chính, (Số 2), Tr. 24-25, 27.
21. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
22. Michael E.S. Frankel (2009), Thủy Nguyệt (dịch thuật), M&A Mua lại và sáp nhập Thông
Minh, Nxb Tri thức, Hà Nội.
23. Michael E.S.Frankel (2009), Minh Khôi & Xuyến Chi (dịch), M&A Mua lại và sáp nhập căn
bản, Nxb Tri thức, Hà Nội.

24. Bùi Thanh Lam (2007), “M&A - Tìm lối ra đường lớn”, Tài chính doanh nghiệp, (Số 8), Tr.
22-26.
25. Nguyễn Hồng Minh (2009), “Cách tiếp cận mới trong xác định wacc đối với các dự án đầu
tư”, Kinh tế phát triển, (Số 7), Tr. 38-41.
26. Trần Xuân Nam (2006), “Xác định giá trị cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự
do”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 10), Tr. 36-38.
27. Lê Hoàng Nga (2009), “Thị Trường trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam”, Chứng khoán Việt
Nam, (Số 3), Tr. 6-10.
28. Bá Nguyễn (2007), “M & A và những rủi ro tiềm ẩn”, Nhà quản lý, (Số 51), Tr. 30-31.
29. Tạ Minh Phương (2008), “Định giá tài sản vô hình”, Chứng khoán Việt Nam, (Số 9), Tr. 8-
13.
30. Nguyễn Đình Quế (2008), Chiến lược tài chính trong quản trị kinh doanh, Nxb Tài chính, TP
Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
32. Văn Tạo (2007), “Làm gì để công khai, minh bạc về tình hình tài chính đối với các doanh
nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập wto”, Thị trường Tài chính tiền tệ, (Số 17),
Tr. 21-23.
33. Vũ Như Thăng (2009), “Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam: định hướng hoàn thiện”,
Tài chính, (Số 2), Tr. 33-37.
34. Trần Tất Thành (2008), “Bàn về lãi suất chiết khấu trong mối quan hệ với dòng tiền của dự
án”, Kinh tế & phát triển, (Số 128), Tr.31-34.
35. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Nxb Tài chính, Hà Nội.
36. Tài liệu Báo cáo tài chính (2008), Công ty ACC.
37. Tài liệu Báo cáo tài chính (2009), Công ty ACC.
38. Tài liệu Hồ sơ dự án chung cư 26 (2009), Công ty ACC.
39. Tài liệu Hồ sơ đầu tư thiết bị mới (2008), Công ty ACC.
40. Tài liệu Hồ sơ đầu tư thiết bị thay thế thiết bị cũ (2009), Công ty ACC.
41. Tài liệu Kế hoạch sản xuất kinh doanh (2008-2009), Công ty ACC.
42. Tài liệu Kế hoạch sản xuất kinh doanh (2009-2010), Công ty ACC.
43. Tài liệu Sổ tay chất lượng ISO, Công ty ACC.


Tiếng anh
44. Robert C. Higgins (2007), Analysis for Financial management, McGraw-Hill, USA.
45. William E. Fruhan (2008), Financial Management overview, Harvard University, USA.

×