Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 101 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÊ THANH HƯƠNG



NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGUYÊN HỒNG QUA
CÁC LỚP TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC





Hà Nội - 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THANH HƯƠNG




NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGUYÊN HỒNG QUA
CÁC LỚP TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Tất Thắng




Hà Nội - 2013
3

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục của luận văn 2
Chương 1 3
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1. Khái quát về từ 3
1.2. Các lớp từ vựng tiếng Việt 4
1.2.1. Các lớp từ vựng tiếng Việt về mặt nguồn gốc 5
1.2.2. Các lớp từ vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng 12

1.2.3. Các lớp từ vựng tiếng Việt về mặt mức độ sử dụng 20
1.3. Phong cách văn học giai đoạn 1930 - 1945 25
1.3.1. Khái niệm phong cách và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 23
1.3.2. Phong cách văn học giai đoạn 1930 - 1945 28
1.4. Khái quát về thể loại truyện ngắn trong tác phẩm văn học 29
1.4.1. Khái niệm truyện ngắn 29
1.4.2. Đặc trưng của truyện ngắn hiện đại 29
1.5. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng 31
Chương 2 34
CÁC LỚP TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
34
2.1. Đặt vấn đề 34
2.2. Từ gốc Hán trong truyện ngắn của Nguyên Hồng 35
2.2.1. Từ gốc Hán đơn âm tiết 35
2.2.2. Từ gốc Hán song âm tiết 39
4

2.3. Từ gốc Ấn - Âu trong truyện ngắn của Nguyên Hồng 48
2.4. Từ lịch sử trong truyện ngắn của Nguyên Hồng 51
2.5. Tiếng lóng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng 54
2.6. So sánh sự khác biệt về sử dụng các lớp từ trong truyện ngắn của Nguyên
Hồng giai đoạn trước và sau năm 1942 58
Chương 3 67
ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUA
CÁC LỚP TỪ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
67
3.1. Đặt vấn đề 67
3.2. Nghệ thuật sử dụng các lớp từ trong truyện ngắn của Nguyên Hồng 68
3.2.1. Lớp từ gốc Hán 68
3.2.2. Lớp từ gốc Ấn - Âu 69

3.2.3. Từ lịch sử 71
3.2.4. Tiếng lóng 72
3.3. Hình tượng nhân vật qua nghệ thuật điệp từ 74
3.3.1. Những con người cùng khổ 75
3.3.2. Những người đàn bà dân nghèo 78
3.3.3. Những trẻ em con nhà nghèo 81
3.4. Hình tượng nhân vật qua chất liệu thành ngữ 83
3.4.1. Tỉ lệ sử dụng lặp lại của thành ngữ 4 âm tiết 85
3.4.2. Thành ngữ được sử dụng trong các truyện ngắn 87
3.4.3. Những kết cấu gần giống thành ngữ 89
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ không những là phương tiện giao tiếp mà còn là công cụ để tư
duy. Vì thế, ngôn ngữ không chỉ phục vụ cho những mục đích giao tiếp thông
thường hàng ngày, mà còn là phương tiện thể hiện những tư tưởng nghệ thuật trong
cuộc sống của con người. Trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật, ngôn ngữ thành
tiếng không chỉ khắc họa hình tượng nhân vật mà còn góp phần quan trọng vào việc
làm sáng tỏ phong cách tác giả và tác phẩm.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyên Hồng là một trong các nhà
văn có quá trình sáng tác liên tục và đã để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, gồm
nhiều thể loại khác nhau như: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, bút ký và thơ. Nhiều
tác phẩm của ông đã rất thành công và góp phần vào những thành tựu rực rỡ cho
nền văn học Việt Nam hiện đại.

Một trong những lĩnh vực sáng tác có nhiều thành công của Nguyên Hồng là
truyện ngắn. Khác với các thể loại văn xuôi khác, truyện ngắn là một thể loại khó,
đòi hỏi sự cô đọng. Trong truyện ngắn, người viết không thể lan man, dàn trải
những quan sát, suy ngẫm trong miêu tả tình huống, khắc họa tính cách nhân vật mà
phải hết sức cô đọng. Ở những người viết truyện ngắn có nghề, người đọc thường
thấy việc chọn lọc những chi tiết trong sáng tác của họ rất đắt, đặc biệt là lối dùng
câu chữ khá chuẩn mực.
Vì thế, để góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng,
chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu các lớp từ vựng tiếng Việt trong tác phẩm
của ông và hi vọng sẽ góp thêm một tiếng nói nhỏ bé đối với nhà văn Nguyên Hồng
– một trong những cây bút xuất sắc trong giới văn học nghệ thuật Việt Nam.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài "Nghiên cứu phong cách Nguyên Hồng qua các lớp từ
trong truyện ngắn của nhà văn", mục đích chủ yếu của luận văn này là khảo sát và
miêu tả các lớp từ vựng trong truyện ngắn của ông để phục vụ cho việc tìm hiểu
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng. Cụ thể như sau:
6

- Khái quát một số vấn đề lí luận để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu
nội dung của đề tài luận văn.
- Miêu tả và phân tích các lớp từ vựng tiếng Việt trong truyện ngắn của
Nguyên Hồng.
- Phân tích các lớp từ được sử dụng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng để
làm nổi bật phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số lớp từ vựng được sử dụng
nhiều và thành cộng ở trong các truyện ngắn của Nguyên Hồng như: lớp từ gốc
Hán, lớp từ gốc Ấn - Âu, từ lịch sử và tiếng lóng. Những lớp từ này được chúng tôi

khảo sát trong tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng được in trong cuốn
Nguyên Hồng toàn tập, Nxb Văn học, 2008, do Phan Cự Đệ sưu tầm và giới thiệu.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp miêu tả và
phân tích từ vựng ngữ nghĩa các lớp từ vựng tiếng Việt thông qua các thủ pháp
thống kê kết hợp với các biểu đồ và bảng biểu.
Ngoài ra, để làm rõ các đặc điểm sáng tạo trong việc sử dụng các lớp từ của
nhà văn, luận văn đã tiến hành phân tích ngữ cảnh các lớp từ đó để thấy được những
đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyên Hồng.

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2. Các lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng
Chương 3. Đặc điểm phong cách nghệ thuật thể hiện qua việc sử dụng các
lớp từ trong truyện ngắn của nhà văn Nguyên Hồng




7

Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái quát về từ
Mong muốn của các nhà ngôn ngữ học là đưa ra một định nghĩa chung, khái
quát, đầy đủ về từ cho tất cả mọi ngôn ngữ, tiếc thay, cho đến nay vẫn chưa đạt
được và có lẽ sẽ không thể đạt được. Chúng ta đồng tình với L.Serba khi ông cho

rằng từ trong các ngôn ngữ khác nhau, sẽ khác nhau …, và không thể có được một
khái niệm về từ nói chung. Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc nghiên cứu, người
ta vẫn thường chấp nhận một khái niệm nào đó về từ tuy không có sức bao quát
toàn thể nhưng cũng chỉ để lọt ra ngoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều
các trường hợp ngoại lệ. [3 ; 135]
Theo GS Nguyễn Thiện Giáp: Từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có
những đặc trưng sau:
+ Chúng đều là những cấu trúc vừa có tính hoàn chỉnh, không thể xen thêm
một đơn vị nào vào giữa, vừa có tính độc lập, có thể tách rời khỏi những đơn vị
khác một cách dễ dàng.
Về mặt ngữ âm, chúng đều là những âm tiết cấu tạo theo đúng nguyên tắc
ngữ âm của tiếng Việt hiện đại.
Về mặt chính tả, chúng được viết liền thành một khối theo đúng quy tắc
chính tả hiện hành.
+ Chúng đều biểu thị những sự vật, hiện tượng và những quan hệ của thực
tại. Có những đơn vị vừa có chức năng định danh, lại vừa có chức năng dẫn xuất,
vừa có chức năng biểu niệm như: nhà, cây, đi, cười, đẹp,…
Có những đơn vị vừa có chức năng dẫn xuất và chức năng biểu niệm mà
không có chức năng định danh như: và, với, tuy, nhưng,…
Lại có những đơn vị chỉ dẫn xuất tình thái, cảm xúc nào đó trong thực tại chứ
không có chức năng định danh như: à, ôi, ối, ái,… Những đơn vị như: tôi, nó, đấy,
đó, nọ, kia,… tự thân không biểu thị khái niệm, cũng không dẫn xuất, định danh cái
gì cả, những chúng vẫn có ý nghĩa và ý nghĩa đó chỉ bộc lộ trong những hoàn cảnh
nhất định.
8

+ Các đơn vị như vừa nêu trên đều tham gia cấu tạo câu nói. Tùy theo tính
chất, ý nghĩa của mình, chúng có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp khác
nhau ở trong câu. Những đơn vị như: bàn, nhà, đi, đẹp, tốt,… có thể làm chủ ngữ, vị
ngữ, bổ ngữ,…Những đơn vị như: của, để, vì, bởi, nên, và, với, mà, thì,… làm chức

năng liên kết các từ, nhóm từ hay mệnh đề trong câu. Còn những đơn vị như: à, hả,
ái, ối, ôi, ơi,… thì đem lại cho câu nói tính tình thái nào đó.
Những đặc trưng của cả mặt phương tiện vật chất lẫn mặt chức năng, ý nghĩa
trên đây đã làm cho những đơn vị đang xét trở thành một loại đơn vị thực tại, hiển
nhiên nhất đối với mỗi người nói tiếng Việt, tức là trở thành từ của tiếng Việt.
Từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có những đặc điểm sau:
+ Từ tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, mỗi từ là một âm tiết, nếu phân
tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn nữa thì chỉ có thể thu được những âm vô
nghĩa.
+ Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm (ví dụ: lời và nhời, trăng và giăng,
nhăn và dăn) nhưng không có biến thể hình thái học. Dù đứng trong câu hay đứng
lẻ một mình, bao giờ chúng cũng giữ nguyên một hình thức.
+ Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp gắn bó chặt chẽ với nhau ở trong từ
tiếng Việt. Vì vậy, ý nghĩa của từ tiếng Việt thường có tính chất trừu tượng, khái
quát. Chỉ khi kết hợp với các từ khác, ý nghĩa của nó mới được cụ thể hóa. [19 ; 67]
Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, từ trong tiếng
Việt có thể được phát biểu như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ
ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái
hiện tự do trong lời nói để tạo câu.[3 ; 141]

1.2. Các lớp từ vựng tiếng Việt
Do tiếng Việt vốn có một khối lượng từ ngữ khá đồ sộ nên cần phải sắp xếp
từ vựng thành một hệ thống cụ thể để tạo điều kiện cho việc học tập và nghiên cứu
tiếng Việt, đồng thời giúp cho tiếng Việt hoàn thiện và phát triển. Hệ thống đó
chính là các lớp từ.
Lớp từ vựng tiếng Việt được hiểu là một tập hợp các đơn vị gồm nhiều đặc
điểm giống nhau về nguồn gốc, phạm vi sử dụng, mức độ sử dụng và về mặt phong
9

cách học. Nhìn chung, các lớp từ vựng tiếng Việt có thể được trình bày theo mô

hình sau:






Lớp từ vựng
tiếng Việt

Về mặt nguồn gốc
Các từ thuần Việt
Các từ ngữ gốc Hán
Các từ ngữ gốc Ấn - Âu


Về mặt phạm vi sử dụng
Từ vựng toàn dân
Từ địa phương
Tiếng lóng
Từ ngữ nghề nghiệp
Thuật ngữ

Về mặt mức độ sử dụng
Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực
Từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử
Từ ngữ mới và ý nghĩa mới

Về mặt phong cách học
Từ vựng trung hòa

Từ vựng hội thoại
Từ vựng sách vở

1.2.1. Các lớp từ vựng tiếng Việt xét về mặt nguồn gốc
1.2.1.1. Các từ thuần Việt và giải thuyết về nguồn gốc tiếng Việt
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng
Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu, tất cả các từ còn lại thường
được gọi là các từ thuần Việt. Những từ được gọi là thuần Việt thường trùng với bộ
phận từ vựng gốc của tiếng Việt, chúng biểu thị những sự vật, hiện tượng cơ bản
nhất, chắc chắn phải tồn tại từ rất lâu. Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều giải
thuyết khác nhau về nguồn gốc của tiếng Việt. Có ba khuynh hướng chính như sau:
- Cho tiếng Việt bắt nguồn từ các ngôn ngữ Môn - Khơme (Nam Á).
- Cho tiếng Việt bắt nguồn từ các ngôn ngữ Tày - Thái.
- Cho tiếng Việt sinh ra do sự hỗn hợp của ngôn ngữ Nam Á và Tày - Thái.
[19 ; 236]
Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: Lớp từ thuần
Việt là các từ gốc Nam Phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những kết quả
10

nghiên cứu gần đây chp thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt
có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc
nhóm ngôn ngữ trong vùng:
- Tương ứng Việt - Mường: vợ, chồng, ông, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn,
gáy, mỏ, môm, rá, chum, nồi, vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, cau, cỏ, gà, trứng,…
- Tương ứng Việt - Tày Thái: đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh,
vắng, mo, ngọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột,…
- Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt - Mường đồng thời với nhóm Bru - Vân
Kiều: trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột, rắn, khô,…
- Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: trời, mây,
mưa, sấm, sét, bàn, chân, đầu gối, da, óc, thịt, mỡ, bố, mẹ, mày, nó, nuốt, cắn, nói,

kêu, còi, mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi,…
- Tương ứng với nhóm Việt - Mường và các ngôn ngữ Môn - Khmer khác: sao, gió,
sông, đất, nước, lửa, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân,
máu, xương, cằm, đít, con, cháu,…
- Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái: bão, bể, bát,dao, gạo, ngà voi,
than, phân, cày, đen, gạo, giặt,…
- Tương ứng Việt - Inddooneexxia: bố,ba, bu, mẹ, bác, ông, cụ, đất, trâu, sông, cái,
cây, núi, đồng, mất, nghe, đèn, đêm, trắng, tuổi, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu,
này, là, rằng, ngày,…
[3 ; 218]

1.2.1.2. Các từ ngữ gốc Hán
a. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán trong lịch sử
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời. Sự tiếp
xúc giữa hai ngôn ngữ này bắt đầu khi phong kiến nhà hán của Trung Quốc xâm
chiếm nước ta, biến nước ta thành những quận, huyện của chúng.
Trong quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ, tiếng Việt đã tiếp nhận một khối
lượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của mình. Hiện
tượng tiếp nhận này diễn ra không giống nhau trong các thời kì, Nếu hiện tượng tiếp
nhận từ ngữ Hán của tiếng Việt ở giai đoạn đầu chỉ có tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chủ
yếu bằng con đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc trực tiếp của người Việt với người
11

Hán thì đến đời Đường, tiếng Việt đã tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ
thống bằng con đường sách vở.
Tuy nhiên, chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự
nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm,
ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Như vậy, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm
hai bộ phận chính:
+ Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt, gọi tắt là các từ Hán - Việt.

+ Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt.

b. Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán - Việt (các từ Hán - Việt)
Các từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán đọc theo âm Hán - Việt là bộ phận chủ
yếu trong các từ ngoại lai của tiếng Việt. Nó bao gồm:
(1). Những từ ngữ Hán - Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại
tiếp theo cho đến ngày nay. Do có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp một cách lâu dài
với tiếng Hán nên tiếng Việt đã tiếp nhận có hệ thống một khối lượng to lớn các từ
ngữ của tiếng Hán thuộc đủ mọi lĩnh vực hoạt động. Ví dụ:
chính trị có: hoàng thượng, chế độ, triều đình, giám sát, áp chế, bá chủ, dân chủ, xã
hội, cách mạng,…
Kinh tế có: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất
khẩu, nhập khẩu, năng suất, thặng dư, lợi nhuận,…
Y học có: viêm nhiệt, thương hàn, chướng khí, thương tích, bệnh nhân, bệnh viện,…

Đối với các từ tiếp nhận kiểu này cần phân biệt hai loại nhỏ:
- Những từ tiếng Việt trực tiếp nhận của tiếng Hán
Loại này chiếm tuyệt đại đa số các từ Hán - Việt. Nghĩa của các từ Hán -
Việt loại này có quan hệ với nghĩa gốc của các từ Hán tương ứng. Ví dụ: anh là
chúa của loài hoa, hùng là chúa của loài thú, cho nên anh hùng cũng có nghĩa là
người hào kiệt xuất chúng.
- Những từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán.
Ví dụ: câu lạc bộ do tiếng Hán dịch âm từ Anh club mà thành, Mạc Tư Khoa là do
tiếng Hán dịch âm từ Nga Mockva mà thành,…
12

(2). Những từ ngữ Hán - Việt được cấu tạo ở Việt Nam. Nhiều từ Hán - Việt
được tiếp nhận vào Việt Nam từ lâu, chúng đã trở thành một bộ phận hữu cơ của từ
vựng tiếng Việt. Người Việt đã sử dụng những từ gốc Hán đó làm chất liệu để cấu
tạo nên những đơn vị từ vựng mới theo cách của Việt Nam, cho nên chúng ta không

thể tìm thấy một từ ngữ nào tương ứng trong tiếng Hán hiện nay. Cần phân biệt 2
loại nhỏ:
Thứ nhất: Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán tạo thành.
Hãy so sánh:
Từ tiếng Việt
Từ gốc Hán
An tri
Đại đội
Náo động
Thiếu tá
Tiểu đoàn
Câu cấm
Liên
Tao động
Thiếu hiệu
doanh

Thứ hai: Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán và thuần Việt tạo thành. Ví dụ:
binh lính, cướp đoạt, đói khổ, kẻ địch, súng trường, tàu hỏa, tàu thủy,…
Thực ra, tính ngoại lai của các đơn vị từ vựng được cấu tạo ở Việt Nam là có
mức độ. Chúng chỉ có tính ngoại lai ở chất liệu cấu tạo còn cách cấu tạo là của Việt
Nam. Đối với những từ loại thứ hai (yếu tố Hán - Việt kết hợp với yếu tố thuần
Việt) thì tính ngoại lai lại càng ít hơn nữa.

c. Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán - Việt
Ngoài các từ ngữ Hán - Việt đã nói ở trên, trong tiếng Việt còn có một số từ
gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán - Việt. Những từ này chiếm một số lượng
ít, lẻ tẻ, không làm thành hệ thống như các từ Hán - Việt. Những từ gốc Hán không
đọc theo âm Hán - Việt có thể gồm:
- Những từ vào Việt Nam trước đời Đường - Những từ Hán cổ. Từ đời Hán

đến đời Đường, ngữ âm của tiếng Hán đã phát triển và biến đổi khá nhiều. Những từ
Hán được tiếng Việt tiếp nhận vào trước đời Đường sẽ có cách đọc theo âm Hán cổ
chứ không đọc theo cách đọc Hán - Việt. Đến đời Đường, những từ đó lại được tiếp
nhận vào tiếng Việt một lần nữa, nhưng đọc theo cách phát âm đời Đường, tức là
13

đọc theo cách đọc Hán - Việt. Do đó, ở Việt Nam tồn tại những cặp từ ngoại lai
cùng gốc, nhưng có cách đọc khác nhau. Ví dụ:
Hán cổ
Hán - Việt
Bia
bi
Bụa
Phụ
Buồm
phàm
Buồn
Phiền
Buồng
phòng

- Những từ Hán Việt được Việt hóa
Các từ Hán - Việt khi nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt đã chịu sự tác
động của quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt. Vì vậy, có một số từ đã thay đổi
diện mạo của mình, không giống với dạng ngữ âm Hán - Việt ban đầu nữa. Dạng
ngữ âm Hán - Việt của từ có khi vẫn tồn tại trong tiếng Việt, tạo nên những cặp từ
song song tồn tại. Hãy so sánh:
Hán - Việt
H-V Việt hóa
ấn

In
Bảo
Báu
Bích
Biếc
Bổ

Bổn
Vốn
d. Từ Việt gốc Hán và từ Hán đọc theo âm Hán - Việt
Như trên đã nói, người ta có thể dùng cách đọc Hán - Việt để đọc bất cứ chữ
Hán nào. Vì vậy, không phải bất cứ từ nào đọc theo âm Hán - Việt cũng là từ gốc
Hán trong tiếng Việt. Ngược lại không phải bất kì từ gốc Hán nào cũng phát âm
theo cách đọc Hán - Việt. Hai khái niệm này bắt chéo lẫn nhau, chứ không trùng
nhau. Có thể hình dung mối quan hệ của chúng như sau:

I - Từ gốc Hán trong tiếng Việt
II - Từ Hán đọc theo âm Hán Việt
a
I b
c

II
14

Vòng tròn thứ nhất (I) biểu thị các từ gốc Hán, vòng tròn thứ hai (II) biểu thị
những từ Hán đọc theo âm Hán - Việt. Bộ phận giao nhau của hai vòng tròn biểu thị
các từ gốc Hán trong tiếng Việt được đọc theo âm Hán - Việt. Phần còn lại của vòng
tròn thứ nhất gồm: những từ gốc Hán cổ (a), những từ Hán - Việt được Việt hóa về
ngữ âm (b), những từ gốc Hán tiếp nhận qua khẩu ngữ địa phương nào đó (c). Phần

còn lại của vòng tròn thứ hai biểu thị những từ Hán được đọc theo âm Hán - Việt
nhưng chưa được mượn vào Việt Nam.
Những từ gốc Hán trong tiếng Việt được đọc theo âm Hán - Việt và những từ
Hán đọc theo âm Hán - Việt phân biệt nhau ở chỗ những từ gốc Hán trong tiếng
Việt là một bộ phận của từ vựng tiếng Việt, nó chịu sự chi phối của các quy luật
hoạt động của tiếng Việt, còn những từ Hán đọc theo âm Hán - Việt là những từ của
tiếng Hán, chứ không phải tiếng Việt.

1.2.1.3. Các từ ngữ gốc Ấn - Âu
a. Sự tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ Ấn - Âu
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm nước ta thành
một thuộc địa của chúng. Từ đó trở đi, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của Pháp ngày
càng nhiều về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Địa vị của tiếng
Pháp ở Việt Nam rất được đề cao.
Chẳng những tiếng Pháp được dùng trong công văn, giấy tờ của nhà nước mà
còn được dùng làm phương tiện giảng dạy ở trường học. Do đó, những từ ngữ của
Pháp đã thâm nhập vào tiếng Việt ngày càng nhiều. Tỉ lệ của từ tiếng Việt tiếp nhận
của tiếng Pháp đứng hàng thứ hai sau tiếng Hán.
Ví dụ:
- Tên món ăn: bít tết, kem, pho mát, rượu vang, xúc xích,
- Tên quần áo vải vóc: ba đơ suy, bốt, gi lê, len, may ô, sơ mi, vét tông,
- Tên thuốc: can xi, ca phê in, kí ninh, vi ta min,
- Thuật ngữ quân sự: ách suy đăng, ca nông, cẩm, com măng đô, đoan, lô
cốt,
Đồng thời gián tiếp thông qua tiếng Pháp, một số từ ngữ của tiếng Anh cũng
du nhập vào tiếng Việt.
15

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại đã có ảnh hưởng lớn đối với
xã hội Việt Nam. Nhiều từ Nga như bônssêvích, xô viết đã được tiếp nhận vào tiếng

Việt. Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước ta mở rộng quan hệ
ngoại giao với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cho nên tỉ lệ các từ tiếng
Việt tiếp nhận của tiếng Nga cũng tăng thêm.
b. Quá trình Việt hóa các từ ngoại lai gốc Ấn - Âu
Theo quy luật chung, tất cả các từ ngoại lai trong tiếng Việt đều có sự biến
đổi về ngữ âm sao cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt.
Mức độ Việt hóa các từ ngoại lai gốc Ấn - Âu không giống nhau. Những từ
tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ thường được Việt hóa nhiều hơn các từ tiếp
nhận bằng con đường sách vở.
Đặc điểm của tiếng Việt là mỗi từ một âm tiết có thanh điệu nhất định, trong
từ, không có phụ âm kép, không có âm câm. Nhiều từ Ấn - Âu, vốn là đa âm tiết,
không có thanh điệu, có phụ âm kép hoặc âm câm khi vào tiếng Việt đã biến đổi đi
cho giống với diện mạo của từ tiếng Việt. Ví dụ:
êquipe
-
kíp
créme
-
kem
cric
-
kích
dame
-
đầm
drap
-
dạ
gram
-

gam
post
-
bốt

Những từ tiếp nhận bằng con đường sách vở thường gần với nguyên mẫu
hơn. Trong khi phiên âm các thuật ngữ Ấn - Âu người ta vẫn phản ánh tính đa tiết
của nó mặc dù đã phân tiết hóa các thuật ngữ đó, đã biến dạng âm tiết Ấn - Âu cho
phù hợp với mô hình cấu tạo âm tiết của tiếng Việt. Sự biến đổi ngữ âm thể hiện ở
những mặt sau đây:
- Thêm thanh điệu:
café - cà phê
carotte - cà rốt
fromage - pho mát
16

- Khi có phụ âm kép thì bỏ bớt một phụ âm:
glacé - lát xê
frein - phanh
gramme - gam
- Bỏ cả các âm câm không cần thiết đối với tiếng Việt:
coupe - cúp
creme - kem
equipe - kíp
- Thay đổi một số âm:
p b : paté - ba tê
r k : carton - các tông
s t : caisse - két
l n : balcon - ban công
Trong những trường hợp cần thiết, trên sách báo người ta chỉ chuyển tự các

từ mượn, thậm chí có khi ghi luôn bằng chữ tiếng nước ngoài. Hiện tượng chuyển
tự thường thấy trong các trường hợp dịch các tên riêng, tên người, tên thành phố,
sông hồ, núi non, của nước ngoài. Ví dụ: Gorki, Puskin, Moskva,
[19 ; 236]

1.2.2. Các lớp từ vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng
1.2.2.1. Từ vựng toàn dân
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử
dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói tiếng Việt, thuộc các địa
phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản,
lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ vựng toàn dân là hạt
nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ, không có nó, ngôn ngữ không
thể có được và do đó cũng không có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi người.
Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu thị những sự vật, hiện tượng hay
khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống. Chẳng hạn, những từ chỉ hiện
tượng thiên nhiên: mưa, nắng, núi, sông,… ; những từ chỉ bộ phận cơ thể con người:
đầu, mắt, mũi, chân, tay,… ; những từ chỉ các sự vật, hiện tượng gắn liền với đời
sống: cày, cuốc, kim, chỉ,…
17

Về mặt nguồn gốc, vốn từ toàn dân của tiếng Việt có thể bao gồm các từ có
quan hệ với các tiếng Môn - Khơme như: sông, núi, bắn, lớp,…
Từ vựng toàn dân là bộ phận nòng cốt của từ vựng văn học. Nó là vốn từ cần
thiết nhất để diễn đạt tư tưởng trong tiếng Việt. Từ vựng toàn dân cũng là cơ sở để
cấu tạo các từ mới, làm giàu cho từ vựng tiếng Việt nói chung.
Nói chung, tuyệt đa số các từ thuộc lớp từ vựng toàn dân là những từ trung
hòa về phong cách, tức là chúng có thể được dùng trong các phong cách chức năng
khác nhau.
[19 ; 255]
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cho rằng: Trừ những từ

ngữ thuộc các lớp từ được sử dụng hạn chế về mặt lãnh thổ (từ địa phương) hoặc về
mặt "phương ngữ xã hội" (thuật ngữ, tiếng lóng, từ nghề nghiệp), số còn lại được
gọi là lớp từ vựng chung hoặc từ vựng toàn dân.
Ngay tên gọi của lớp từ này cũng đã ngụ ý rằng nó gồm những từ ngữ mà
toàn dân, mọi người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng một cách rộng rãi.
Lớp từ này có khối lượng từ ngữ lớn nhất, và trong từ vựng của ngôn ngữ
nào cũng vậy, nó đóng vai trò làm nền tảng. Nó cũng là cơ sở để thống nhất từ vựng
và thống nhất ngôn ngữ dân tộc, đồng thời là tài sản chung để mọi thành viên trong
dân tộc, trong xã hội sử dụng làm công cụ giao tiếp chung; bởi vì nó gọi tên cho tất
cả những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình,… thiết yếu nhất trong sự tồn tại
của đời sống con người.
Trong tương quan với từ địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ và cả tiếng
lóng, lớp từ chung vừa làm chỗ dựa cho chúng, lại vừa được chúng bổ sung cho.
Trong trường hợp cần thiết, vẫn có những từ ngữ trong các lớp từ được sử dụng hạn
chế đó, được chấp nhận và tiếp thu vào vốn từ vựng chung (dĩ nhiên, không phải là
tất cả mọi từ). Đó là sự tác động qua lại hai chiều, là biểu hiện của tính thống nhất
trong cái đa dạng của từ vựng.
[3 ; 226]

1.2.2.2. Từ địa phương
Nguyễn Văn Tu viết: Trong tác phẩm "Chủ nghĩa Mac và vấn đề ngôn ngữ
học", Xta - lin đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ dân tộc và tiếng địa phương. Theo
18

đồng chí, mỗi ngôn ngữ trong quá trình phát triển vẫn là công cụ duy nhất của mọi
thành viên của xã hội. Quá trình phát triển của ngôn ngữ nói chung hay của một
ngôn ngữ cụ thể nào đó đều lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, ngôn ngữ thị
tộc phát triển lên ngôn ngữ bộ lạc rồi bộ tộc và cuối cùng lên ngôn ngữ dân tộc.
Ngôn ngữ bộ tộc xuất hiện vào thời kì tiền chủ nghĩa tư bản. Rồi một mặt hình
thành ngôn ngữ của toàn dân, mặt khác tính chất đặc thù của bộ phận lãnh thổ trong

một bộ tộc phát triển thành tiếng địa phương mới.
Tiếng địa phương không có tính giai cấp. Nó phục vụ mọi giai cấp ở một địa
phương nhất định. Một trong những tiếng địa phương sẽ làm sở sở cho ngôn ngữ
dân tộc hình thành.
Mặc dù tiếng Việt về cơ bản thống nhất nhưng theo sự khác nhau về thanh
điệu, về từ vựng có thể có 4 nhóm:
- Tiếng địa phương miền Bắc: Bắc bộ + Thanh Hóa
- Tiếng địa phương Trung bộ, Nghệ An và Thừa Thiên
- Tiếng địa phương miền Nam Trung bộ: Quảng Nam, Phú Yên
- Tiếng địa phương Nam bộ từ Bình Thuận trở vào.
Theo Nguyễn Văn Tu, tác dụng của tiếng Việt đến các tiếng địa phương biểu
hiện nhiều nhất trong từ vựng. Tất cả những từ mới biểu thị các khái niệm chính trị,
kinh tế, văn hóa đều được các địa phương dùng. Các tiếng địa phương đều tiếp thu
các danh từ trừu tượng của tiếng phổ thông. Trong quá trình sát nhập vào ngôn ngữ
dân tộc, tiếng địa phương làm giầu thêm từ vựng của tiếng phổ thông.
[47 ; 127]
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở
một hoặc một vài địa phương. Nói chung, từ địa phương là bộ phận từ vựng của
ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng
của ngôn ngữ văn học. Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường
mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật,…
Có thể thấy một số kiểu từ địa phương như sau:
- Từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng toàn dân: Đó là những từ
ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hoạt động, cách sống đặc biệt chỉ có ở
địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân, do đó không có từ song
19

song trong ngôn ngữ văn học toàn dân. Các nhà ngôn ngữ học loại này là từ địa
phương dân tộc học. Ví dụ: chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,
- Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân: Kiểu từ vựng địa

phương này có thể chia ra hai loại nhỏ căn cứ vào hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa của
chúng.
+ Từ ngữ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa: Những từ ngữ này về mặt ngữ
âm giống với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa
khác nhau. Ví dụ: cậu: Em trai của mẹ (trong ngôn ngữ toàn dân) nhưng là Anh trai
của mẹ (trong phương ngữ Hải Hưng)
+ Từ ngữ địa phương có sự đối lập về ngữ âm: Kiểu này có thể chia ra làm
hai loại nhỏ, căn cứ vào mức độ khác biệt về ngữ âm so với từ ngữ toàn dân tương
ứng:
(1). Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác hoàn toàn với các từ
ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: cua (toàn dân) - rốc ( Hải Hưng) -
dạm (Thanh Hóa) - dam (Nghệ Tĩnh).
(2). Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với các từ ngữ
tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ: đu đủ (toàn dân) - thù đủ (Thanh Hóa) -
thu đủ (Nghệ Tĩnh).
Giữa từ vựng toàn dân và từ vựng địa phương có quan hệ qua lại lẫn nhau.
Ranh giới giữa hai lớp này sinh động, thay đổi phụ thuộc vào vấn đề sử dụng của
chúng. Ví dụ: Đã một thời các từ chốc "đầu", cấu "gạo", là các từ toàn dân. Với
thời gian, những từ này chỉ được giữ lại ở một vùng nào đó và trở thành các từ địa
phương. Ngược lại, các từ địa phương như cây đước, đặng, ngó, sầu riêng, tắc kè,
đã trở thành từ vựng toàn dân sau quá trình mở rộng phạm vi sử dụng của mình.
[19 ; 257]

1.2.2.3. Tiếng lóng
Theo Nguyễn Thiện Giáp, Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về
mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp
xã hội nào đó sử dụng mà thôi.
Thông thường, tiếng lóng được hiểu là những từ ngữ riêng của bọn ăn cắp.
Cách quan niệm như vậy là hẹp hòi và không đúng. Nói chung, mỗi tầng lớp xã hội
20


có chung một hoàn cảnh, một lối sống, có thể tạo ra một số từ ngữ riêng chỉ dùng
trong nội bộ tầng lớp mình, những từ ngữ như vậy đều có thể coi là tiếng lóng.
Cũng là hiện tượng ngôn ngữ, song dường như tiếng lóng chỉ là một hiện
tượng kí sinh vào tiếng Việt. Số phận của tiếng lóng gắn liền với cái môi trường, cái
hoàn cảnh và bản thân những tầng lớp xã hội đã sản sinh ra nó. Vì vậy, hơn lĩnh vực
nào khác, tiếng lóng thay đổi thường xuyên, không ngừng. Sự thay đổi này tùy
thuộc vào hai nhân tố:
(1). Sự thay đổi của bản thân cái môi trường, hoàn cảnh xã hội và những tầng
lớp sản sinh ra nó.
(2). Bản chất của tiếng lóng là muốn bí mật, muốn che giấu với mục đích nào
đó, trong phạm vi của giới mình, cho nên khi cái bí mật đã bị phát hiện thì cơ sở tồn
tại của tiếng lóng cũng bị mất.
Ví dụ: tiếng lóng của bọn phe phẩy: bắt mồi (tìm hàng), dính (mua), phảy
(bán), luộc (bán), tách bõ (chia phần); tiếng lóng của bộ đội: đi R (đi phép), đi xe
dép (đi bộ), lái F (có vợ), đi âm tần đi cao tần (tranh thủ),
[19 ; 261]
Theo Nguyễn Văn Khang, có thể nêu ra một nhận định chung là, từ ngữ lóng
tiếng Việt, tức là từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn có để
tạo nên những từ ngữ lóng.
Những từ lóng thường thấy nhất là những từ lóng sử dụng ngay các đơn vị từ
vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới: nghĩa lóng. Có
thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của tiếng Việt.
[27 ; 26]
Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: Tiếng lóng là
một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên
những sự vật, hiện tượng, hành động vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung,
nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình.
Ở nước ta, trong bối cảnh xã hội mà chúng ta đang sống, trừ một nhóm rất ít
người buôn bán gian lận, làm ăn bất chính hoặc trộm cắp lưu manh, có vốn tiếng

lóng khá phong phú để góp phần che giấu hành vi của họ, hoặc tỏ ra cho có vẻ "anh
chị", "thời thượng" còn thì các tầng lớp xã hội khác rất ít tiếng lóng (mà tiếng lóng
của họ lại chỉ để vui đùa là chủ yếu).
21

Tiếng lóng có tính "thời sự" và "mốt" của nó. Việc tổng kết, phát hiện nghĩa
tiếng lóng và cách cấu tạo của nó luôn luôn "lạc hậu" so với sự đổi mới vì tính
không ổn định của nó.
[3 ; 226]

1.2.2.4. Từ ngữ nghề nghiệp
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị
những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong
xã hội. Những từ ngữ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết
và sử dụng. Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ
ngữ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng. Do đó, từ ngữ nghề
nghiệp cũng là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội. Ví dụ:
- Thuộc nghề nông có: cày vỡ, cày ải, bón lót, bón đón đòng, bón thúc, gieo thẳng,
gieo vại,
- Thuộc nghề dệt có: xa, suốt, thoi, cữ, go, trục, gằm, guồng cửu, hồ sợi, lấy go,
đánh suốt, sợi mộc,
- Thuộc nghề làm nón có: móc vanh, guột, riệp, nức, khuôn, là lá, bắt vanh, nức
nón, chằng nón,
Nhìn chung, tuy là lớp từ vựng hạn chế về mặt xã hội, nhưng khác với tiếng
lóng, từ ngữ nghề nghiệp là những tên gọi duy nhất của hiện tượng thực tế. Nó
không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. Vì vậy, từ nghề nghiệp dễ dàng
trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề nào đó trở thành
phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội.
[19 ; 265]
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cho rằng: Từ nghề

nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong
phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví dụ: các từ thìu, choòng, lò chợ,
lòa thượng, đi lò, là những từ thuộc nghề thợ mỏ. Các từ bó, vét, xịt, phủ, bay,
hom, thí một, thí hai, lót sống, là của nghề sơn mài.
Thật ra, nghề nào cũng có những từ ngữ riêng của nó để chỉ: đối tượng lao
động, động tác lao động, nguyên liệu sản xuất, sản phẩm làm ra, công cụ để lao
động, Tuy vậy, không phải là hễ người ngoài nghề thì không thể biết được từ nghề
22

nghiệp. Người ta (trong phạm vi rộng rãi toàn xã hội) vẫn có thể hiểu được chúng
nhiều hay ít tùy theo mức độ quen biết của xã hội đối với nghề đó.
Ví dụ, nghề làm ruộng ở Việt Nam, nói chung cả xã hội đều không xa lạ với
nó. Ai cũng biết và sử dụng rất tự nhiên các từ như: cày, bừa, ruộng, bón, gieo,
nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết các từ: chia vè, cứt gián, nứt chanh, cắm
vè, lúa con, bông cài, đỏ đuôi, đứng cái,
Như vậy, lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít
quen như: nghề làm giấy, làm đồ gốm, làm sơn mài, nghề đúc đồng, nghề chài lưới,
nghề làm muối,
Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, Những nghề thủ công nghiệp hoặc
tiểu công nghiệp vốn phân tán và không tiếp xúc rộng rãi với toàn xã hội. Vì thế,
những từ nghề nghiệp thuộc phạm vi này có nhiều từ nghề nghiệp hơn cả.
Sự hoạt động của các từ nghề nghiệp là không đồng đều, có từ thì vô cùng
hạn chế, nhưng cũng có không ít từ ngữ đã đi vào vốn từ vựng chung. Chúng được
coi là một trong những nguồn cung cấp thêm từ ngữ để làm phong phú hơn cho vốn
từ vựng chung.
[3 ; 223]

1.2.2.5. Thuật ngữ
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn
ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái

niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người. Ví dụ các
thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân, trong toán học; tư bản, tích lũy, giá trị
thặng dư, trong kinh tế học; bộ tộc, bộ lạc, huyết thống, trong sử học; âm vị, âm
tiết, hình vị, trong ngôn ngữ học,
Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa
sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo
nên chúng. Thuật ngữ gồm các đặc điểm cơ bản:
- Tính chính xác: Mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, nhưng
các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái niệm
được biểu hiện trong thuật ngữ. Các khái niệm được biểu hiện trong các từ thông
thường chỉ là các khái niệm thông thường, còn các khái niệm được biểu hiện trong
23

thuật ngữ là các khái niệm chính xác của một khoa học nào đó. Nội dung của thuật
ngữ thuộc về lĩnh vực thuần túy về trí tuệ. Trong ngữ cảnh khác nhau cũng như khi
đứng một mình, thuật ngữ không thay đổi về nội dung. Số phận của thuật ngữ
không phụ thuộc vào sự phát triển của bản thân khoa học. Nó chỉ thay đổi khi nào
xuất hiện những biểu tượng mới, những quan niệm mới, chỉ thay đổi khi nào các
khái niệm mà nó diễn đạt được xác lập lại.
- Tính hệ thống: Mỗi thuật ngữ đều được quy định bởi hai trường: trường từ
vựng và trường khái niệm. Trường từ vựng là những liên hệ của thuật ngữ với các
từ khác trong ngôn ngữ nói chung. Tất cả các từ không phải thuật ngữ cũng nằm
trong cái trường như vậy. Nhưng đối với thuật ngữ, trường khái niệm có tính chất
tất yếu hơn và cũng chỉ thuật ngữ mới bị quy định bởi cái trường này.
Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ, hữu hạn,
được thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Như vậy, mỗi hệ thống đều
chiếm một vị trí trong hệ thống khái niệm, đều nằm trong một hệ thống thuật ngữ
nhất định. Giá trị của nó được xác định bởi mối quan hệ của nó với những thuật ngữ
khác cùng trong hệ thống. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống thì nội dung
thuật ngữ của nó không còn nữa.

Tính hệ thống về nội dung của thuật ngữ kéo theo tính hệ thống về hình thức
của nó. Muốn thuật ngữ "không cản trở đối với cách hiểu", lại thể hiện được vị trí
của nó trong hệ thống thuật ngữ thì qua hình thức của thuật ngữ phải có thể khu biệt
nó về chất với các thuật ngữ khác loạt, đồng thời có thể khu biệt nó về mặt quan hệ
so với những khái niệm khác cùng loạt.
- Tính quốc tế: Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái
niệm khoa học chung cho những người nói các tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống
nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và bổ ích. Chính điều này đã tạo nên
tính quốc tế của thuật ngữ.
Nếu chú ý tới mặt nội dung của thuật ngữ, thì phải thừa nhận rằng, tính quốc
tế của thuật ngữ là một đặc trưng quan trọng, phân biệt thuật ngữ với những bộ phận
từ vựng khác: thuật ngữ biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những
người nói các thứ tiếng khác nhau, trong khi đó phạm vi biểu hiện của các lớp từ
khác nhau nằm trong khuôn khổ của từng dân tộc.
24

Nếu hiểu tính quốc tế của thuật ngữ chỉ ở khía cạnh hình thức biểu hiện thì
nó sẽ mâu thuẫn với yêu cầu về tính dân tộc, dễ hiểu trong hình thức cấu tạo của
thuật ngữ. Khi xây dựng thuật ngữ chẳng những phải bảo đảm tính chất riêng của
thuật ngữ mà còn phải bảo đảm cả những tính chất chung của thuật ngữ với những
lớp từ vựng khác.
[19 ; 270]

1.2.3. Các lớp từ vựng tiếng Việt về mặt mức độ sử dụng
1.2.3.1. Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Căn cứ vào mức độ sử dụng của các từ trong quá
trình giao tiếp, có thể chia từ vựng tiếng Việt thành hai lớp: từ vựng tích cực và từ
vựng tiêu cực. Thực chất của các cách phân tích loại này là dựa vào tần số sử dụng
của các từ. Tất cả các từ ngữ đều tham gia vào quá trình giao tiếp, nhưng những từ
ngữ này có thể cần thiết hơn từ ngữ kia và được dùng nhiều lần hơn các từ ngữ kia.

- Từ vựng tích cực: là những từ ngữ quen thuộc được sử dụng thường xuyên
trong phạm vi nào đó của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Như vậy, từ vựng tích cực
không mang sắc thái cổ cũng không mang sắc thái mới. Cần phân biệt từ vựng tích
cực toàn dân và từ vựng tích cực của từng cá nhân. Từ vựng tích cực của cá nhân
thật là nhỏ bé so với từ vựng toàn dân. Hơn nữa, từ vựng tích cực của cá nhân này
có thể không phải là từ vựng tích cực của cá nhân khác. Từ vựng tích cực trong lĩnh
vực này có thể kém tích cực, thậm chí tiêu cực trong lĩnh vực khác.
Từ vựng tích cực của một ngôn ngữ thường được phản ánh trong các từ điển
tần số và từ điển tối thiểu. Từ điển tần số là một tài liệu rất cần thiết đối với việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Việt. Nó có thể làm căn cứ cho việc lập bảng
từ của các cuốn từ điển khác nhau như từ điển tối thiểu, từ điển giải thích,… Nó có
thể giúp cho quá trình biên soạn các giáo trình tiếng Việt thực hành dạy cho người
nước ngoài cũng như cho người Việt. Đồng thời, từ điển tần số cũng là một cơ sở để
vạch ra chương trình ngữ văn trong nhà trường nói chung.
- Từ vựng tiêu cực: là các từ ngữ ít dùng hoặc không được dùng. Nó bao
gồm các từ ngữ đã lỗi thời và các từ ngữ còn mang sắc thái mới, chưa được dùng
rộng rãi.
[19 ; 277]
25

Theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: Trong thực tế, có
rất nhiều từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Nghĩa là
chúng thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp. Chúng thuộc lớp từ tích cực vì được
sử dụng "một cách tích cực".
Ngược lại, có những từ ngữ rất ít được sử dụng, hoặc chỉ sử dụng trong bối
cảnh giao tiếp nào đó (vì không phải là quen thuộc với đa số người trong xã hội).
Chúng thuộc lớp từ tiêu cực vì chỉ được sử dụng "một cách tiêu cực". Ví dụ: Trong
tiếng Việt, các từ am, lệ, thái thú, suất đội,… là những từ tiêu cực; còn nhà, người,
đi, đẹp,… là những từ tích cực.
Mỗi địa phương, mỗi tầng lớp xã hội, mỗi lứa tuổi, giới tính, mỗi nghề

nghiệp và ngay cả mỗi cá nhân… đều có từ vựng tích cực và tiêu cực của riêng
mình, bởi vì việc tích lũy, xây dựng và sử dụng từ ngữ ở các đối tượng đó không thể
đồng đều, như nhau được, và do rất nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng.
[3 ; 226]

1.2.3.2. Từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử
Theo Nguyễn Thiện Giáp: Căn cứ vào nguyên nhân làm cho lỗi thời có thể
chia các từ ngữ lỗi thời thành hai loại: từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử.
- Từ ngữ cổ: là những từ ngữ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt có
các từ đồng nghĩa tương ứng ở giai đoạn hiện nay làm cho chúng trở nên lỗi thời.
Có thể thấy những loại như sau:
+ Những từ ngữ cổ đã hoàn toàn biến khỏi ngôn ngữ văn học hiện đại. Chúng
chỉ được gặp trong các tác phẩm văn học cổ. Muốn xác định nghĩa của chúng đòi
hỏi phải nghiên cứu từ nguyên học. Ví dụ: am (nhà nhỏ của người ở ẩn), ầm
(nhiều), áo (sâu kín), âu (có lẽ), áy (héo), bát (gang), ca (hòm),…
+ Những từ còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị
lu mờ vì chúng không được dùng độc lập nữa. Ví dụ: bỏng trong bé bỏng, cả trong
kẻ cả, chèo trong chèo kéo, chiêu trong đăm chiêu, dấu trong yêu dấu,…
- Từ ngữ lịch sử là những từ ngữ trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị của
chúng đã bị mất. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật, hiện tượng bị
mất đi, các tên gọi của các sự vật, hiện tượng này tự nhiên ít hoặc không được dùng
nữa.

×