Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Lý luận tuần hoàn và chu chuyển tư bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.24 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta chỉ gồm hai thành phần kinh tế: Kinh tế
nhà nước và kinh tế hợp tác xã. Từ sau khi mở cửa đến nay Việt Nam đã mở rộng
với sáu thành phần kinh tế. Tuy giảm về mặt số lượng nhưng các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) luôn chứng tỏ được vai trò chủ đạo của mình, là động lực của sự phát
triển nền kinh tế.
Sự phát triển của DNNN có vai trò rất quan trọng, nó định hướng nền kinh tế
theo hướng xã hội chủ nghĩa. Và để làm được điều đó các DNNN phải thể hiện
được ưu thế vượt trội của mình so với các loại hình khác. Ưu thế vượt trội thể hiện
ở việc làm ăn có hiệu quả.
Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đó là vấn đề mang tính quyết định sự phát
triển của DNNN và ảnh hưởng sự phát triển của đất nước ta. Nhìn vào sự phát triển
của DNNN ta có thể nhận biết được nền kinh tế đang hoạt động có năng động
không. Đó là lý do vì sao em quyết định chọn đề tài:"Lý luận tuần hoàn và chu
chuyển tư bản với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong doanh nghiệp của
nhà nước". Qua đề tài này em muốn tìm hiểu rõ hơn về DNNN trong việc sử dụng
vốn, về những thành quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó làm sáng
tỏ hiểu biết của mình về một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay.
Trong quá trình làm đề án, do còn hạn chế trong nhận thức và thời gian có
hạn nên em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của thầy để bài đề án của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn thầy!
Trang 1
A. LÝ LUẬN TUẦN HOÀN VÀ CHU CHUYỂN TƯ BẢN
I. TUẦN HOÀN TƯ BẢN
1. Các giai đoạn biến hoá của tư bản
1.1. Khái niệm
Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội và nó luôn luôn vận động và lớn lên không
ngừng. Trong quá trình tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau và liên tục chuyển từ
hình thái này sang hình thái khác. Đó là sự tuần hoàn tư bản.
1.2. Sự vận động của tư bản


Tư bản vận động qua ba giai đoạn.Giai đoạn 1: Lưu thông: T- H
Đây là giai đoạn dùng tiền mua hàng hoá trên thị trường gồm tư liệu sản xuất
và sức lao động. Tư bản xuất hiện dưới hình thái tiền là tư bản tiền tệ. Đây là đặc
trưng cơ bản nhất của sản xuất tư bản chủ nghĩa khi sức lao động trở thành hàng
hoáđặc biẹt có thể trao đổi trên thị trường. Do vậy không phải tiền đẻ ra quan hệ sản
xuất TBCN, mà ngược lại quan hệ sản xuất TBCN làm cho tiền có thể trở thành tư
bản.
Giai đoạn 2: Sản xuất: H- SX-…-H':Tư bản tồn tại dưới hình thái hai yếu tố
tư liệu sản xuất và sức lao động là tư bản sản xuất. Đây là giai đoạn sử dụng các yếu
tố đã mua để tổ chức quá trình sản xuất TBCN mà trong quá trình này công nhân tạo
ra giá trị và giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tạo ra.Quá trình này cần chú ý sự
kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất để đạt lợi nhuận tối đa.
Giai đoạn 3: H- T: Lưu thông: Hàng hoá so quá trình sản xuất TBCN tạo ra là
tư bản hàng hoá trong đó không phải chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà cả giá trị
thặng dư do quá trình sản xuất tạo ra. Khi tồn tại dưới hình thái hàng hoá, tư bản chỉ
thực hiện được chức năng của hàng hoá khi nó được ván đi tức là chuyển hoá được
thành tiền với T > t.
Mỗi giai đoạn thực hiện một chức năng Tư bản tiền tệ_Tư bản sản xuất_ Tư
bản hàng hoá. Sự vận động của tư bản là một chuỗi những biến hoá khình thái của
tư bản. Sự vận động của tư bản chỉ được tiến hành bình thường khi các giai đoạn
của nó diễn ra liên tục, các hình thái tồn tại và đuợc chuyển hoá hình thái một cách
đều đặn.Mỗi loại tư bản đóng vai trò khác nhau.
Trang 2
Tư bản tiền tệ: Trả lương và mua nguyên liệu
Tư bản sản xuất: Tiền dùng để mua máy móc và nguyên vật liệu
Tư bản hàng hoá: Sản phẩm trong kho chờ bán
Mỗi sự gián đoạn ở một giai đoạn nào đều gây rối loạn hay đình trệ cho sự
vận động của tư bản. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự đình trệ đó. Tuy nhiên,
trong mỗi ngành, ở mỗi thời kì nhất định, có một mức trung bình xã hội . Thu hẹp
hay kéo dài các thời gian đó đêù ảnh hưởng tới hiệu quả của tư bản. Có thể thấy

rằng các cuộc khủng hoảng dầu mỏ, năng lượng, nguyên liệu, những trở ngại trong
việc cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất, sự cố kỹ thuật, cuộc khủng hoảng về
tiêu thụ sản phẩm… đều làm cho sự chuyển hoá hình thái của tư bản trong mỗi giai
đoạn bị cản trở, ảnh hưởng tới hiệu quả của tư bản.
2. Sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn
Trong các loại tư bản chỉ có tư bản công nghiệp mới có hình thái tuần hoàn
đầy đủ gồm ba giai đoạn, tư bản lần lượt mang lấy và trút bỏ ba hình thái của nó. Tư
bản công nghiệp là hình thái tư bản duy nhất không chỉ chiếm đoạt giá trị thặng dư
mà còn tạo ra giá trị thặng dư. Trong sự vận động của tư bản công nghiệp mỗi hình
thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và kết thúc của tuần hoàn tư bản, tạo
nên các hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp
Tuần hoàn tư bản tiền tệ:
Tuần hoàn tư bản sản xuất:
Tuần hoàn tư bản hàng hoá
2.1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T- T: Mở đầu và kết thúc đều là tiền. Sự
vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của tiền. Hàng hoá hay sản xuất chỉ
là các yếu tố trung gian không thể tránh được. Đây là hình thái đặc trưng nhất nổi
bật nhất, nêu rõ được mục đích của tuần hoàn TBCN là làm tăng giá trị và tạo ra giá
trị thặng dư. Nhưng đây là hình thái phiến diện nhất, che giấu quan hệ bóc lột
TBCN.
2.2. Tuần hoàn tư bản sản xuất: SX- ….-SX. Mở đầu và kết thúc quá trình
tuần hoàn là sản xuất, vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động khồng ngừng
của sản xuất hàng hoá, và tiền tệ chỉ là yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông
H- T- H chỉ là điều kiện cho sản xuất. Tuần hoàn của tư bản không chỉ ra được động
Trang 3
cơ, mục đích vận động của tư bản là tăng giá trị và tạo ra giá trị thặng dư, nhưng lại
làm rõ được nguồn gốc của tư bản. Nguồn gốc đó là lao động công nhân tích luỹ lại.
Nếu chỉ xét riêng tư bản sản xuất ta có thể bị nhầm lẫn mục đích của tư bản là sản
xuất, trung tâm của vấn đề là sản xuất nhiều và rẻ, có trao đổi là trao đổi sản phẩm
để sản xuất được liên tục

2.3. Tuần hoàn tư bản hàng hoá: H-H: Mở đầu và kết thúc giai đoạn là
hàng hoá. Vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của hàng hoá. Hình thái
tuâng hoàn này nhấn mạnh vai trò của lưu thông hàng hoá và tính liên tục của lưu
thông. Quá trình sản xuất và lưu thông của tiền tệ chỉ là điều kiện cho lưu thông
hàng hoá.
Quá trình tuần hoàn tư bản hàng hoá bộc lộ mối quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hoá với nhau. Nó vạch rõ sự lưu thông hàng hoá là điều kiện thường
xuyên của sản xuất và tái sản xuất, song quá nhấn mạnh vai trò của lưu thông hàng
hoá: mọi yếu tố của quá trình sản xuất đều do lưu thông hàng hoá và chỉ gồm có
hàng hoá.
Sự vận động của tư bản chủ nghĩa
Đó là sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn. Nếu chỉ xét riêng từng hình
thái tuần hoàn tư bản thì chỉ phản ánh phiến diện, làm nổi bật mặt này và che giấu
mặt khác. Vì vậy cần xem xét ba hình thái tuần là một thể chặt chẽ trong mối quan
hệ của chúng.
II. CHU CHUYỂN TƯ BẢN
1. Chu chuyển tư bản và thời gian chu chuyển.
1.1. Khái niệm
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản nếu ta coi đó là một quá trình định kỳ,
đổi mới và lặp đi lặp lại không ngừng. Nghiên cứu tuần hoàn tư bản là ta nghiên cứu
mặt chất của vận động của tư bản. Nghiên cứu chu chuyển là nghiên cứu mặt lượng
của vận động tư bản.
1.2. Thời gian chu chuyển của tư bản.
Là thời gian từ khi nhà tư bản ứng tư bản ra dưới một hình thái nhất định cho
đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm theo giá trị thặng dư. Tuần hoàn
Trang 4
của tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thông nên thời gian chu
chuyển cũng do thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cộng lại.
= +
a. Thời gian sản xuất

Thời gian tư bản nằm trong giai đoạn sản xuất. Gồm : Thời gian lao động và
thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian có ích, vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm.
Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động , dưới dạng bán
thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không có sự tác động của lao động
của tự nhiên. Thời gian gián đoạn lao động xó thể xen kẽ hoặc tách ra thành thời kì
riêng biệt với thời gian lao động và nó thể rút ngắn, dài khác nhau.
Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về và
sẵn sàng thời gian sản xuất, nhưng chưa thực sự được đưa vào quá trình sản xuất,
còn ở dạng dự trữ. Đó là điều kiện để quá trình sản xuất được liên tục. Trong ba thời
gian trên thì chỉ có thời gian lao động là tạo ra giá trị, nhưng thời gian dự trữ sản
xuất và thời gian gián đoạn lao động là không tránh khỏi, Vì vậy rút ngắn được thời
gian này là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất của tư bản.
b. Thời gian lưu thông
Là thời gian tư bản nằm trong quá trình lưu thông. Thời gian lưu thông gồm
thời gian mua nguyên nhiên vật liệu và thời gian bán hàng hoá, kể cả thời gian vận
chuyển.
Thời gian lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Tình hình thị trường,
quan hệ cung- cầu, giá cả trên thị trường, khoảng cách tới thị trường, trình độ phát
triển giao thông vận tải.....Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng
sản xuất, không tạo ra giá trị cho sản phẩm và giá trị thặng dư cho tư bản. Tuy
nhiên, không thể thiếu sự tồn tại của nó, vì đó là đầu vào và đầu ra của sản xuất. Rút
ngắn được thời gian lưu thông sẽ làm rút ngắn thời gian chu chuyển, làm cho quá
trình sản xuất đựơc lặp lại nhanh hơn, làm tăng hiệu quả của tuần hoàn tư bản. Ta có
:
Trang 5
Thời gian
chu chuyển
Thời gian

sản xuất
Thời gian
lưu thông
Thời gian lưu thông = Thời gian bán hàng + Thời gian mua hàng
c. Tốc độ chu chuyển tư bản
Thời gian chu chuyển tư bản chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên thời
gian chu chuyển trong cung một ngành và giữa những ngành khác nhau là rất khác
nhau. Để so snáh được cần tính tốc độ chu chuyển tư bản. Tăng tốc độ chu chuyển
của tư bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng hiệu quả họat động của tư bản.
Trước hết tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi
phí bảo quản, sửa chữa tư bản cố định trong quá trình hoạt động, tránh được hao
mòn vô hình và hao mòn hữu hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị có thể
sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần
có tư bản phụ thêm.
Đối với tư bản lưu động, việc tăng tốc độ chu chuyển hay rút ngắn thời gian
chu chuyển sẽ cho phép trết kiệm được tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất như
cũ hay có thể mở rộng thêm sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Ví dụ , một tư bản có thời gian chu chuyển là `10 tuần gồm 5 tuần sản xuất
và 5 tuần lưu thông. Quy mô sản xuất đòi hỏi một lượng tư bản lưu động cho 5 tuần
sản xuất là: 100x5=500. Nhưng sau đó sản phẩm làm ra phải qua 5 tuần lưu thông.
Do vậy, để sản xuất liên tục phải cần một lượng tư bản lưu động khác cho 5 tuần là
100x 5 = 500, tổng cộng là 1000. Nếu do những nhuyên nhân nào, thời gian chu
chuyển rút ngắn lại còn 9 tuần với quy mô sản xuất không đổi thì tư bản lưu động
cần thiết cho sản xuất cần thiết cho sanr xuất liên tục chỉ là 100x9 = 900, tiết kiệm
được 100 tư bản ứng trước. Chính vì vậy khi mới bắt đầu kinh doanh, thực lực kinh
tế còn yếu, tư bản thường được đầu tư vào những ngành có thời gian chu chuyển
ngắn như công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm…. Chỉ khi đã trưởng thành, có
vốn lớn thì tư bản với đầu tư vào những ngành có chu kỳ kinh doanh dài như công
nghiệp nặng. Đối với tư bản khả biến, việc tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư hàng
năm.

Ví dụ: có hai tư bản A và B, đều có tỷ suất giá trị thặng dư là m = 100%, chỉ
khác nhau ỏ thời gian chu chuyển tư bản. Tư bản A là 5 tuần ( ngành dệt) còn tư bản
B là 50 tuần ( ngành đóng tàu). Để sản xuất liên tục, tư bản A cần một lượng tư bản
khả biến ứng trước là100x5 = 500, còn tư bản khả biến ứng trước là 100x 50 =
Trang 6
5000. Cùng với m = 100, sau 5 tuần, tư bản A tạo ra một giá trị thặng dư là 5x100=
500, sau 50 tuần tạo ra giá trị thặng dư là 100x50= 5000( hay 500x10 vòng=5000),
nhưng luôn luôn chỉ cần một lượng tư bản khả biến ứng trước là 500 còn tư bản B,
sau 50 tuần cũng tạo ra niith gúa trị thặng dư là 100x 50 =5000, nhưng cần một
lượng tư bản khả biến ứng trước là 5000.
Tỷ suất giá trị thặng dư hang năm là M với tư bản khả biến ứng trước V.
M' =M/V x100% = mxn/Vx 100% =m'.n
Trong đó: m là giá trị thặng dư tạo ra trong 1 vòng chu chuyển
m/v là tỷ suất giá trị thăngh dư thực tế
n: là số vòng chu chuyển trong năm
Ở tư bản Am tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm là:
M' = 5000/500 x 100%= 100%
Như vậy mặc dù có tỷ suất giá trị thặng dư m' phản ánh trình độn bóc lột ở tư
bản A và B như nhau, nhưng tỷ suất giá trị thăng dư hàng năm M' phản ánh hiệu quả
hoạt động của hai tư bản đó lại khác nhau. Bởi vậy, việc lựa chọn ngành có thời
gian chu chuyển chắn hơn và tìm mọi cách rút ngắn thời gian của một vòng chu
chuyểnlà một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của các doanh
nghiệp. Điều đó gây ra ảo tưởng rằng lưu thông cũng tạo ra giá trị thặng dư dho tư
bản. Song thực tế không phải vậy, chu chuyển nhanh vì do đã thu hút được nhiều lao
động hơn, nhờ đó mà tạo ra được nhiều giá trị mới trong đó có giá trị thặng dư.
Tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng chu chuyển thực hiện được trong
một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như một năm.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu chuyển tư bản.
Gồm : Quá trình sản xuất và quá trình lưu thông
2.1 Quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi hai nhân tố: Tư bản cố định
và tư bản lưu động.
a. Tư bản cố định
Tư bản cố định là bộ phận tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá
trị của nó được chuyển dần vào từng phần của sản phẩm lao động bao gồm : Nhà
máy, máy móc, các công trình phục vụ sản xuất. Đặc điểm của tư bản cố định là
Trang 7
hiện vật, nó luôn luôn bị cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là
thời gian vào quá trình lưu thông cùng sảnphẩm và nó vũng chỉ lưu thông từng
phần, còn một phần vẫn bị cố định trong tư liệu lao động, phần này không ngừng
giảm xuống cho tới khi nó chuyển hết giá trị vào sản phẩm
b. Tư bản lưu động
Là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình nó chuyển hoá oang bộ giá trị
sang sản phẩm. Đó là bộ phận tư bản bất biến dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu phụ, và đặc biệt quan trọng là sức lao động
Bộ phận tư bản này có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thái tiền tệ
sau khi đã bán hàng hoá xong
Tư bản cố định và tư bản lưu động đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chu
chuyển tư bản, cũng có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của tư
bản. Vậy hai yếu tố càng hoàn hảo thì quá trình chu chuyển tư bản càng gặp thuận
lợi, tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh. Và ngược lại sự không hoàn hảo của từng
yếu tố sẽ cản trở tốc độ chu chuyển.
2.2. Quá trình lưu thông
Đây là giai đoạn không tạo ra sản phẩm nhưng là quá trình không thể thiếu
được. Càng rút ngắn được quá trình này tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh
chóng. Quá trình lưu thông bao gồm qúa trình bán hàng và mua hàng.Quá trình mua
hàng: mua các nguồn đầu vào, các nguyên vật liệu, lao động. Quá trình này nhanh
hay chậm phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn cung cấp đầu vào đến nơi sản xuất,
thông thường các công ty thường xây dựng xí nghiệp sản xuất ở ngay tại nơi cung
cấp nguồn nguyên liệu để hạn chế chi phí vận chuyển cũng như thời gian vận

chuyển. Quá trình bán hàng là quá trình hàng hoá sản xuất lưu thông trên thị trường,
quá trình này phụ thuộc vào chất lượng hàng hoá và khả năng quảng cáo của từng
công ty. Công việc đó càng thuận lợi thì hàng hoá lưu thông càng nhanh. Nhưng
trong giai đoạn hiện nay do toàn cầu hoá, phân công lao động quốc tế diễn ra rất
mạnh mẽ nên xuất hiện các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia. Sản
phẩm không chỉ lưu thông trong một quốc gia, một khu vực mà nó còn tràn ngập
trên toàn thế giới. Ví dụ như: Các sản phẩm nước giải khát Cocacola, Pepsi của Mỹ.
Các sản phẩm điện tử của Nhật rất được nhiều tiêu dùng trên toàn thế giới yêu thích.
Trang 8
Cũng do khoảng cách về không gian rất rộng, nên quá trình lưu thông sẽ diễn ra
chậm hơn so với ngày trước, nhưng đó không phải là điều thể hiện sự đi xuống của
kinh tế mà nó là hiện tượng khách quan, cũng như sự phát triển lớn mạnh của các
tập đoàn kinh tế.
3. Biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản
Trong quá trình sản xuất cần rút ngắn thời gian gián đoạn lao động và thời
gian dự trữ sản xuất.Đây là thời gian không tạo ra gía trị cho sản phẩm, nhưng
không thể thiếu được. Trong thời gian gián đoạn sản xuất và thời gian dự trữ lao
động có thể xảy ra hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Vì vậy càng rút ngắn
được quá trình này càng hạn chế được thiệt hại do hai loại hao mòn này gây ra, và
rút ngắn được thời gian chu chuyển tư bản. Còn thời gian sản xuất thì cần rút ngắn
bằng cách nâng cao năng suất lao động và hiệu quả lao động. Để tăng được năng
suất lao động cần phải sử dụng máy móc phù hợp với mục đích kinh doanh để đạt
được hiệu quả cao nhất. Máy móc không được quá lạc hậu nhưng cũng không quá
hiện đại mà không có khả năng khai thác hết chức năng của nó. Trong quá trình sản
xuất cần tạo ra khâu sản xuất liên hoàn, như vậy sẽ hạn chế được "thời gian chết".
Vì như vậy sẽ đánh vào trách nhiệm của mọi người hơn, chỉ cần nghẽn ở một khâu
thôi sẽ gây ra cả quy trình sản xuất bị đình trệ, nên sẽ nâng cao được hiệu quả sản
xuất. Đối với thời gian lưu thông để tăng tốc độ chu chuyển cần rút ngắn khoảng
cách từ nơi cung cấp đầu vào đến nơi sản xuất. Và hàng hoá sản xuất ra lưu thông
thông suốt, không bị dư thừa, ế ẩm. Muốn làm vậy phải nâng cao chất lượng sản

phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định nhưng bên cạnh
đó cần chú trọng khâu bán hàng. Để bán hàng được thuận lợi cần quan tâm đến
Marketing, quảng cáo. Đây là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó
có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi mà hàng hoá tràn ngập thị
trường, có rất nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Vì vậy để người tiêu dùng biết
đến sản phẩm và tin tưởng về chất lượng sản phẩm đòi hỏi phải thực hiện tốt khâu
này. Trong khâu này cần chú ý đến đặc điểm tôn giáo, phong tục của từng địa
phương, từng quốc gia để phù hợp được với người sử dụng. Đó là bí quyết thành
công của các doanh nghiệp.
Trang 9
B. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. DOANH NGHIỆP NHÀ NỨƠC (DNNN). VAI TRÒ CỦA DNNN VÀ
THỰC TRẠNG CÒN TỒN TẠI Ở VIỆT NAM
1. DNNN. Vai trò của DNNN
1.1. Khái niệm
DNNN là các tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự quản lý
của nhà nước bằng các công cụ trực tiếp ( mệnh lệnh hành chính) hoặc các công cụ
gián tiếp ( các công cụ kinh tế ) để định hướng sự phát triển của doanh nghiệp phù
hợp với yêu cầu , đòi hỏi của đất nước.
1.2. Vai trò của DNNN
Là lực lượng nòng cốt, chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, biểu hiện ở mặt số
lượng, chất lượng và loại hình. Hoạt động của DNNN giữ vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế. Nó là bộ phận nắm giữ cơ sở vật chất chủ yếu, huyết mạch chính của
nền kinh tế quốc dân, nơi tập trungchủ yếu những công trình, những cán bộ quản lú
của đất nước, nơi đưa lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Hiện nay nứơc ta có khoảng 5280 DNNN với tổng số vốn gần 116 tỉ đồng.
Xét về mặt số lượng chỉ chiếm khoảng 17% tổng số doanh nghiệp nhưng hàng năm
đóng góp từ 40%-46% trong tỉ trọng GDP cả nước. Các DNNNlà lực lượng nắm
hầu hết các nguồn lực cơ bản trong xã hội: 86,6% tổng số vốn, 85% tài sản cố định,

100% mỏ, 80% rừng, 90% lao động được đào tạohệ thống và nhận được hầu hết các
ưu đãi của nhà nước so với các thành phần kinh tế khác. Lực lượng DNNN đang là
lực lượng then chốt trong sản xuất công nghiệp, trong hoạt đọng xuất- nhập khẩu,
trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng-tín dụng. Và trong một số ngành khác như: Bưu
chính viễn thôngm diện..... DNNN giữ vai trò độc quyền
Vài năm trở lại đây, xét về mặt số lượng thì số DNNN giảm đi nhiều nhưng
về mặ chất lượng lại tăng lên đáng kể do sự năng động hơn trong cơ cấu quản lý.
DNNN luôn thể hiện vai trò chủ đạo của mình, là động lực của sự phát triển kinh tế
của nứơc ta.
Trang 10

×