Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tiền giả định trong câu phủ định bác bỏ tiếng Việt và ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.56 KB, 123 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=======================


NGUYỄN THỊ KIM HUỆ




TIỀN GIẢ ĐỊNH TRONG CÂU PHỦ ĐỊNH BÁC BỎ
TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY
TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học






Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM HUỆ






TIỀN GIẢ ĐỊNH TRONG CÂU PHỦ ĐỊNH BÁC BỎ
TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY
TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Vũ Văn Thi



Hà Nội - 2014

1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 5
1. Tính cấp thiết, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài………….5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………5

1.2. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………5
1.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 7
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………….7
3. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………… 7
3.1. Ý nghĩa lý luận…………………………………………………… 7
3.2. Ý nghĩa thực tiễn………………………………………………… 7
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu………………………………….8
5. Bố cục của luận văn………………………………………………… 9
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN………………………………… 10
1. Vấn đề tiền giả định……………………………………………… 10
2. Vấn đề phủ định và phủ định bác bỏ………………………………16
2.1. Khái niệm về phủ định trong logic học………………………… 17
2.2. Phủ định trong ngôn ngữ học…………………………………… 17

2
2.3. Phủ định điển hình và phủ định bác bỏ……………………………19
2.3.1. Phủ định điển hình……………………………………………… 19
2.3.2. Phủ định bác bỏ……………………………………………………19
2.3.3. Bác bỏ tiền giả định……………………………………………….20
Tiểu kết
Chương 2: CÁC PHƢƠNG PHÁP BÁC BỎ VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỘT
CÂU BÁC BỎ CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƢỢC………………………….22

1. Điều kiện thực hiện hành vi bác bỏ……………………………… 22
2. Các phương thức bác bỏ………………………………………… 23
2.1. Bác bỏ thông qua TGĐ…………………………………………… 24
2.1.1. Bác bỏ thông qua bác bỏ một TGĐ……………………………… 24
2.1.2. Bác bỏ bằng cách chất vấn……………………………………… 25
2.1.3. Bác bỏ thông qua tính phi lí tiền giả định…………………………26
2.2. Bác bỏ thông qua hàm ý…………………………………………… 27

2.2.1. Bác bỏ thông qua hàm ý phản đối ngầm………………………… 28
2.2.2. Bác bỏ thông qua hàm ý cầu khiến, ra lệnh, yêu cầu…………… 29
2.2.3. Bác bỏ bằng cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ…………………….31
2.2.4. Bác bỏ bằng cách so sánh, tỉ dụ………………………………… 31
2.2.5. Bác bỏ bằng cách chơi chữ……………………………………… 33
2.2.6. Bác bỏ bằng cách mỉa mai……………………………………… 34
2.2.7. Bác bỏ bằng cách thề………………………………………………35
2.2.8. Bác bỏ thông qua hàm ý câu hỏi………………………………… 36
3. Các tác tử bác bỏ và mô hình bác bỏ tiếng Việt……………………38
3.1. Tác tử bác bỏ là gì? 38

3
3.2. Phân loại và miêu tả các TTBB và các mô hình điển hình………….39
3.2.1. Tác tử bác bỏ “nào” và các kết hợp…………………………… 39
3.2.2. Tác tử bác bỏ “gì” và các kết hợp…………………………………41
3.2.3. Tác tử bác bỏ “đâu” và các kết hợp……………………………… 45
3.2.4. Tác tử bác bỏ “sao/làm sao mà”………………………………… 49
3.2.5. Tác tử bác bỏ “ai”………………………………………………….52
3.2.6. Tác tử bác bỏ “mà”……………………………………………… 53
3.2.7. Tác tử bác bỏ “chẳng lẽ…à/hay sao”…………………………… 55
Tiểu kết
Chương 3: ỨNG DỤNG DẠY TIỀN GIẢ ĐỊNH TRONG CÂU PHỦ
ĐỊNH BÁC BỎ CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI……… 57
1. Một vài nhận xét về việc dạy tiếng Việt hiện nay………………….57
2. Vấn đề giảng dạy câu phủ định bác bỏ cho người nước ngoài… 64
2.1. Vấn đề tính tình thái trong câu PĐBB………………………………64
2.2. Vấn đề ngữ cảnh có liên quan đến câu PĐBB………………………65
2.3. Đặc trƣng văn hóa của câu PĐBB………………………………… 66
2.4. Vấn đề mô hình hóa các cấu trúc PĐBB…………………………….67
3. Một số kiến nghị về việc giảng dạy câu PĐBB cho NNN………… 69

3.1. Vấn đề đƣa ngữ liệu câu PĐBB trong các giáo trình tiếng Việt…….69
3.2. Vấn đề đƣa các mô hình câu PĐBB vào các giáo trình ở các cấp độ.70
Tiểu kết
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 77
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN……………………………………………… 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 81

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TGĐ
: Tiền giả định
CN
: Chủ ngữ
DT
: Danh từ
ĐT
: Động từ
TT
: Tính từ

: Phủ định
BB
: Bác bỏ
PĐBB
: Phủ định bác bỏ
NNN
: Ngƣời nƣớc ngoài
TTBB

: Tác tử bác bỏ
Nxb
: Nhà xuất bản
=>
: Tức là, nghĩa là











5
MỞ ÐẦU
1. Tính cấp thiết, ðối týợng, phạm vi nghiên cứu của ðề tài

1.1. Tính cấp thiết của ðề tài

Ngôn ngữ là phýõng tiện giao tiếp ðặc biệt quan trọng của con ngýời.
Khi con ngýời muốn truyền ðạt thông tin, tý týởng, ý kiến của mình ðều phải
nhờ ðến sự trợ giúp của ngôn ngữ, qua ðó ngýời ta mới có thể bộc lộ tâm tý,
tình cảm, thái ðộ của mình. Ngôn ngữ làm ngýời ta gần gũi nhau nhýng cũng
có thể là nguyên nhân làm cho ngýời ta xa nhau. Chính vì vậy mà ngýời Việt
Nam có câu ca dao: "Chim khôn hót tiếng rảnh rang, ngýời khôn nói tiếng dịu
dàng dễ nghe" sự dịu dàng ở ðây không chỉ là nói nhẹ nhàng, mà là nói có
tình có lí, nói phù hợp với hoàn cảnh Ðặc biệt là khi bác bỏ một ðiều gì ðó

thì lời nói càng cần ðýợc chú trọng ðể khỏi gây sự hiểu lầm vì những yếu tố
bác bỏ và ngữ ðiệu gây ra. Ngôn ngữ vốn ðýợc cấu tạo bởi âm thanh và ðýợc
phụ trợ bằng cử chỉ, nét mặt Tất cả những biểu hiện ðó bộc lộ thái ðộ, quan
ðiểm của con ngýời. Khi phủ ðịnh bác bỏ một ðiều gì ðó, ngýời ta sẽ thông
qua những hành vi ngôn ngữ hoặc hành ðộng ðó ðể ðoán biết ý tứ của ngýời
ðối thoại ðể có những ứng xử phù hợp. Trong thực tế cuộc sống không phải
lúc nào cũng có thể "nói cho nhau vừa lòng" mà chỉ một câu nói phủ ðịnh vô
tình, ðôi khi dẫn ðến việc làm mất lòng nhau, nhất là khi phủ ðịnh hay bác bỏ
ý kiến của ngýời khác.
Vì vậy, bên cạnh việc phủ ðịnh bác bỏ một thông tin thì câu phủ ðịnh
bác bỏ còn cho thấy ðýợc những phản ứng có thể xảy ra bên ngoài lời nói, ðó
là các tiền giả ðịnh (TGÐ) của câu phủ ðịnh bác bỏ (PÐBB), nó hàm chứa
một lớp ý sâu xa mà chỉ những ngýời trực tiếp tham gia giao tiếp mới hiểu
toàn ý ðýợc. Ngôn ngữ bác bỏ có liên quan ðến thái ðộ và ngữ cảnh nên khi

6
xem xét hành vi ứng xử ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những hành ðộng
và phát ngôn khác nhau. Vấn ðề này cũng liên quan chặt chẽ với lí thuyết ngữ
dụng học.
Vào ðầu thập niên 1960, cùng với sự xuất hiện của Lí thuyết Hành
ðộng ngôn từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xýớng, ngữ
dụng học bắt ðầu býớc vào thời kì phát triển mạnh mẽ. Nó quan tâm ðến việc
vì sao việc truyền ðạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào các kiến thức ngôn ngữ
học nhý ngữ pháp, từ vựng mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn
cũng nhý hiểu biết về vị thế của các nhân vật hữu quan và ý ðồ giao tiếp của
ngýời nói. Nói cách khác, ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngữ
nghĩa trong bối cảnh giao tiếp, trong ðó câu phủ ðịnh bác bỏ ðýợc coi nhý là
một hành ðộng ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện hành vi
giao tiếp của con ngýời. Hành ðộng bác bỏ ðã ðýợc nhiều tác giả quan tâm
bởi nó là hành ðộng thông dụng và phổ biến. Trong giao tiếp, không phải lúc

nào ngýời ta cũng ðồng tình với một ý kiến, yêu cầu ðýa ra mà ngýời ta dùng
hành ðộng bác bỏ ðể thể hiện quan ðiểm của mình.
Ðối với ngýời nýớc ngoài (NNN) việc hiểu ðýợc TGÐ trong câu tiếng
Việt không ðõn giản bởi vì nó bao gồm nhiều lớp nghĩa hàm ý của ngýời nói.
Làm thế nào ðể hiểu ðýợc TGÐ trong câu PÐBB lại càng phức tạp, ðòi hỏi
ngýời ðối thoại, ngýời học phải có một sự hiểu biết khá sâu sắc và chắc chắn
về tiếng Việt, bên cạnh ðó phải biết ðýợc phong tục tập quán, thói quen, vãn
hoá, lịch sử của ngýời Việt.
Hành ðộng bác bỏ, câu phủ ðịnh bác bỏ, từ ngữ bác bỏ là ðề tài rộng
và thú vị, cho ðến nay ðã có một số công trình nghiên cứu liên quan ðến vấn
ðề này. Tuy nhiên, chýa có công trình nào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Vì
vậy, chúng tôi ðã chọn nghiên cứu về vấn ðề "tiền giả ðịnh trong câu phủ ðịnh
bác bỏ" thông qua việc phân tích các tác tử bác bỏ và hàm ý của những tác tử

7
bác bỏ ðó ðể thấy ðýợc ý nghĩa hàm ẩn chứa ðựng trong câu phủ ðịnh nhằm
góp phần tìm hiểu ý nghĩa sâu và tính ða dạng câu PÐBB. Qua ðó có thể thấy
ðýợc TGÐ ðýợc liên hệ với việc sử dụng rộng rãi các tác tử bác bỏ (TTBB),
tổ hợp tác tử bác bỏ trong câu thế nào.
Ðồng thời thông qua luận vãn này chúng tôi sẽ trình bày và ðýa ra các
ý kiến nhằm ðóng góp cho việc nghiên cứu TGÐ trong câu phủ ðịnh bác bỏ
và ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho NNN.

1.2. Ðối týợng nghiên cứu

Trong luận vãn này chúng tôi tập trung nghiên cứu về các kiểu câu
PÐBB trong tiếng Việt, cụ thể là các TTBB (các từ, ngữ sử dụng trong câu
PÐBB) thông qua ðó ðể làm nổi bật các TGÐ ẩn chứa trong câu bác bỏ.

1.3. Phạm vi nghiên cứu


Trong khuôn khổ của ðề tài nghiên cứu, luận vãn tập trung vào các vấn
ðề sau:
- Nghiên cứu những khái niệm cõ bản làm cõ sở lý luận cho việc
miêu tả các TTBB trong câu PÐBB.
- Nghiên cứu phân tích và phân loại các TTBB trong câu phủ PÐBB.
- Phân tích TGÐ thông qua các TTBB, ðể thấy ðýợc tác ðộng của
hàm ý ðối với nội dung BB.
- Phân tích thực trạng dạy và học câu PÐBB ðồng thời ðýa ra một số
kiến nghị nhằm nâng cao chất lýợng dạy và học tiếng Việt ðối với
NNN hiện nay.


8
2. Mục ðích nghiên cứu

Mục ðích nghiên cứu của luận vãn là làm nổi bật vấn ðề TGÐ, BB
TGÐ cũng nhý mô hình câu PÐBB, vai trò của các TTBB và tác ðộng của
chúng ðối với các TGÐ có trong câu PÐBB.
Luận vãn cũng ðề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lýợng
giảng dạy tiếng Việt cho NNN về câu PÐBB, ðồng thời chúng tôi cũng ðýa ra
một số mô hình ðõn giản, dễ nhớ, dễ áp dụng ðể phù hợp với NNN, giúp họ
nắm bắt ðýợc các kiểu câu này cũng nhý hiểu ý nghĩa sâu của TGÐ trong câu
PÐBB và có thể ứng dụng trong giao tiếp tiếng Việt một cách có hiệu quả.

3. Ý nghĩa của ðề tài

3.1. Ý nghĩa lí luận

Về phýõng diện lí luận, luận vãn sẽ góp phần làm rõ một số khái niệm

liên quan ðến TGÐ và BB TGÐ ðồng thời trình bày một bức tranh tổng quát
về vấn ðề câu PÐBB và những yếu tố liên quan ðó là các TTBB và những
hàm ý mà nó thể hiện, hàm ý ðó là những thái ðộ nhý: khen, chê, tin týởng,
nghi ngờ, châm biếm, khiêu khích Luận vãn sẽ góp phần làm sáng tỏ ðặc
ðiểm của câu PÐBB tiếng Việt cũng nhý vai trò của nó trong giao tiếp.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu và so sánh của luận vãn có
thể là những cứ liệu, sự gợi ý cho những ngýời làm công tác biên soạn, xây
dựng giáo trình dạy tiếng Việt cho NNN, góp phần bổ xung vào phần ngữ

9
pháp một số vấn ðề liên quan ðến câu PÐBB và các TTBB. Mặt khác, luận
vãn cũng sẽ phục vụ tích cực và hiệu quả công tác giảng dạy tiếng Việt cũng
nhý việc học tiếng Việt ðối với học viên NNN.

4. Phýõng pháp nghiên cứu và tý liệu

Trong luận vãn, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu TGÐ trong câu
PÐBB thông qua các tác tử bác bỏ ðiển hình trong tiếng Việt ðể thấy ðýợc sắc
thái biểu cảm, lí do bác bỏ, mối quan hệ, tính vãn hoá giữa những ngýời
tham gia ðối thoại. Ðồng thời chúng tôi cũng tiến hành so sánh những TTBB
ðể phân biệt giữa những cách nói khác nhau của tác tử này, nhằm tạo dựng
mô hình bác bỏ ðiển hình trong câu bác bỏ tiếng Việt. Ðể giải quyết những
vấn ðề mà ðề tài ðặt ra, luận vãn sẽ sử dụng những phýõng pháp nghiên cứu
chính nhý sau:
- Phýõng pháp thống kê, phân loại.
- Phýõng pháp so sánh ðối chiếu.
- Phýõng pháp phân tích ngữ cảnh.

- Phýõng pháp phân tích cú pháp và từ vựng.
- Phýõng pháp mô hình hoá.
Về tý liệu phục vụ cho nghiên cứu ðề tài, luận vãn ðã lựa chọn tý liệu
từ những nguồn nhý: Một số giáo trình dạy tiếng Việt tiêu biểu, một số truyện
ngắn và một số bài viết khác, cụ thể nhý sau:
1. Ðoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt A tập1; Thực hành
tiếng Việt A tập2, Nxb Thế giới, 2006.
2. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành Tiếng Việt C, Nxb Thế giới, 2005.
3. Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), Thực hành tiếng Việt B, Nxb Thế giới, 2007.

10
4. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Q.3, Nxb Giáo
dục, 2004.
5. Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Q.4, Nxb Giáo
dục, 2004.
6. Vũ Văn Thi, Tiếng Việt cơ sở, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008.
7. Nguyễn Thiện Nam, Giáo trình tiếng Việt cao cấp, Nxb ĐHQG, 2013.
8. Nguyễn Việt Hƣơng, Thực hành Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2004.
9. Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài - chƣơng trình
cơ sở, Nxb Đại học Quốc gia, 2006.
10. Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Nxb Giáo dục, 1994.
11. Đinh Thanh Huệ (chủ biên), Tiếng Việt thực hành cho ngƣời nƣớc ngoài, Nxb
Đại học Quốc gia, 1997.
12. Tô Hoài, Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài trƣớc Cách mạng tháng 8/ 1945, Nxb
Hội nhà văn, 1994.
13. Nam Cao, Tuyển tập Chí Phèo, Nxb Hội nhà văn, 2008.
14. Nam Cao, Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn hóa thông tin, 2005.
15. Ma Văn Kháng, Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn hóa thể thao, 2006.
16. Vũ Trọng Phụng, Vỡ đê, Nxb Hội nhà văn, 2004.

17. Tổng cục Chính trị, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (Các số từ năm 2004 - 2008).
18. Một số bài viết trên Internet.

5. Bố cục của luận vãn

Ngoài phần mở ðầu và kết luận, danh mục tham khảo, nguồn tý liệu
trích dẫn, bảng chữ cái viết tắt, luận vãn gồm có 3 chýõng ðýợc sắp xếp nhý
sau:

11
Chýõng 1: Cõ sở lí luận
Trình bày cõ sở lí luận ðể giải quyết các vấn ðề chính của luận vãn,
phần này gồm có:
- Lí thuyết về vấn ðề TGÐ
- Vấn ðề về câu phủ ðịnh ðiển hình và câu PÐBB
- Ðiều kiện thực hiện hành vi PÐBB
Chýõng 2: Các phýõng thức bác bỏ và ðiều kiện thực hiện các hành vi bác bỏ
Ở chýõng này, Luận vãn tiến hành khảo sát, phân loại các phýõng thức
bác bỏ thýờng ðýợc sử dụng trong tiếng Việt, ðó là BB thông qua bác bỏ
TGÐ và bác bỏ hàm ý ðể từ ðó thấy ðýợc vấn ðề về PÐBB xuất hiện, tầm
quan trọng và ða dạng thế nào trong ngữ pháp cũng nhý trong giao tiếp tiếng
Việt. Bên cạnh ðó chúng tôi ðã ðýa vào phân tích các TTBB với những mô
hình cấu trúc ðiển hình và những biến thể của chúng ðể thấy ðýợc sự phong
phú về cách bác bỏ trong tiếng Việt.
Chýõng 3: Ứng dụng dạy câu PÐBB tiếng Việt cho NNN
Trên cõ sở kết quả nghiên cứu lí thuyết kết hợp ðiều tra, khảo sát thực
tế nắm bắt tình hình dạy và học câu PÐBB của học viên NNN, ở chýõng này
chúng tôi sẽ nêu lên thực trạng dạy và học tiếng Việt nói chung và câu PÐBB
nói riêng trong giảng dạy tiếng Việt cho NNN. Chýõng này luận vãn cũng nêu
lên một số những bất cập của một số giáo trình cũng nhý trong phýõng pháp

giảng dạy của giáo viên ðể làm cõ sở ðýa ra một số kiến nghị nhằm góp phần
nâng cao chất lýợng dạy và học, cũng nhý chuyển tải những nét vãn hoá ðộc
ðáo thể hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt.





12
Chýõng 1: CÕ SỞ LÝ LUẬN

1. Vấn ðề tiền giả ðịnh

Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ học đã có khá nhiều cuộc tranh luận
về khái niệm TGĐ. Một số ngƣời cho rằng TGĐ đƣợc coi là mối quan hệ giữa
hai mệnh đề hoặc có ngƣời đã đồng nhất TGĐ và hàm ngôn.
Ngƣời đầu tiên giới thiệu khái niệm TGĐ ở Việt Nam là giáo sƣ Hoàng
Phê, theo ông TGĐ là một thành phần đặc biệt trong nghĩa của từ, TGĐ là
điều đƣợc giả định trƣớc đó là đúng. Trong trƣờng hợp chƣa biết thì cũng cần
thừa nhận là đúng, có nhƣ vậy thì câu hoặc lời mới thực sự có ý nghĩa.
Ông đƣa ra ví dụ nhƣ sau:
“Dừng” có nghĩa là không hoạt động, không di chuyển nhƣng đồng
thời cũng giả định trƣớc đó tàu vừa mới đang hoạt động di chuyển và “vừa
mới hoạt động” là điều đƣợc coi nhƣ là một hoạt động đã biết rồi, nhƣ thế gọi
là “Tiền giả định”, nghĩa là điều đƣợc giả định trƣớc đó là đúng vì nếu sự thật
không phải nhƣ thế, tức tàu trƣớc đó không hoạt động di chuyển thì nói
“dừng” là vô nghĩa. Ông phân chia làm hai loại TGĐ là: TGĐ nội tại và TGĐ
tổ hợp. TGĐ nội tại thƣờng cụ thể, ví dụ: Bắn (nói về đạn hoặc tên và dùng
cho súng hoặc cung) còn TGĐ tổ hợp thƣờng không cụ thể, chỉ đƣợc xác định
ở cấp độ phạm trù. TGĐ nội tại có vai trò quan trọng trong nghiên cứu ngữ

dụng học, nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
Trong cuốn “Logic – Ngôn ngữ học” Hoàng Phê cho rằng TGĐ là
những điều mà ngƣời nói coi nhƣ ngƣời đối thoại đã biết, bất tất phải nói vì
vậy nó không làm chức năng thông báo, không có giá trị thông báo. TGĐ một
thông báo có thể phân chia ra làm hai cấp độ: Cấp độ của cái nói ra và cấp độ
của cái không nói ra (TGĐ) chính cái không nói ra là vì cho là không cần phải

13
nói cùng với cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) là cơ sở cho cái nói ra gián tiếp
(hàm ngôn), ngƣời nghe hiểu đƣợc hàm ngôn là nhờ vào TGĐ và hiển ngôn.
Nguyễn Đức Dân - nhà nghiên cứu khá sâu về TGĐ đã viết "TGĐ là
một khái niệm đƣợc dùng rất nhiều trong nghiên cứu về ngữ nghĩa và cú
pháp". Tác giả dẫn ra các ví dụ và nêu ra khái niệm về TGĐ là: "TGĐ là điều
kiện dùng để cho một câu trở thành bình thƣờng. Có thể phân biệt hai kiểu
câu suy diễn này qua thái độ của ngƣời nghe, đặc biệt qua thái độ phủ định
đƣợc biểu hiện bằng những công cụ ngôn ngữ khác nhau".
Nguyễn Đức Dân phân chia làm hai loại TGĐ là: TGĐ ngữ nghĩa và
TGĐ ngữ dụng.
Ví dụ TGĐ ngữ nghĩa nhƣ:
A: Con anh Ba đang ốm.
B: Con anh Ba không ốm.
Cả hai câu trên đều có TGĐ là “anh Ba có con” TGĐ này luôn luôn có
giá trị đúng bất chấp câu A có giá trị đúng hay sai (tức bất chấp việc con anh
Ba ốm hay không ốm)
Ví dụ về TGĐ ngữ dụng
(Đầu năm học, A và B vào cùng một lớp, gặp nhau lần đầu tiên, thấy B
cầm bao thuốc lá, A hỏi làm quen và B đáp bằng các câu sau).
A: Anh tiếp tục hút thuốc à?
B: (1) Vâng
(2) Trước kia thì có, nhưng bây giờ tiền đâu mà hút. Thuốc này

mua cho bố tôi.
(3) Đây là lần đầu tiên tôi hút.
(4) Chưa bao giờ tôi hút cả, thuốc này mua cho bố tôi.
Những câu trả lời trên đây đều có thể chấp nhận đƣợc, mỗi câu đều bao
gồm hai phần, một phần trả lời và một phần đánh giá về TGĐ có trong câu

14
hỏi. Về câu nói của A, do từ "tiếp tục" mà chúng ta biết đƣợc khi nói câu này
A có một TGĐ là “trƣớc kia anh đã hút thuốc lá” ngoài ra, đó còn là một câu
hỏi tu từ mang nội dung khẳng định.
Ở câu B1 và B2 ngƣời đáp xác nhận TGĐ có trong câu A là đúng vì
hiện tại anh B có hút thuốc. Còn ở câu B3 và B4 ngƣời đáp cho rằng TGĐ
trong câu A là sai (khẳng định hiện tại anh B không hút thuốc) muốn cho
cuộc nói chuyện đƣợc bình thƣờng thì trƣớc tiên bác bỏ TGĐ đó, nghĩa là câu
hỏi A đƣợc nêu ra là không chuẩn xác, mặt khác, hai câu trả lời B1 và B2
cũng nhƣ hai câu B3 và B4 lại khác nhau ở một phƣơng diện khác. B1 và B2
có ý rằng phần khẳng định trong câu hỏi A là đúng, còn ở B3 và B4 thì phần
khẳng định ở câu câu hỏi A lại bị coi là sai.
Lê Đông trong Luận án Tiến sĩ “Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính
danh” (trên ngữ liệu Tiếng việt) tác giả cho rằng: “trong nghiên cứu nghĩa của
câu nói chung cũng nhƣ câu hỏi nói riêng, TGĐ có một vai trò hết sức quan
trọng. Nó cho phép ta chỉ ra đƣợc mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa
các bƣớc khác nhau của quá trình nhận thức phản ánh vào cấu trúc ngữ nghĩa
của câu" vai trò của các thành phần thông tin đó trong hoạt động giao tiếp và
nhận thức, nó cũng cho phép giải thích sự hình thành của nhiều chiến thuật
giao tiếp. Nhƣ vậy TGĐ là thành phần thông tin nằm trong ý nghĩa của câu
nói với tính cách là cái không đƣợc diễn đạt hiển ngôn, nhƣng đối với cả
ngƣời nói lẫn ngƣời nghe nó là cái cần phải đƣợc khẳng định trƣớc là đƣơng
nhiên phải nhƣ vậy, để câu đƣợc sử dụng bình thƣờng.
Chẳng hạn nhƣ:

(1) Con chị ấy đi đâu thế?
(2) Tại sao anh đánh vợ?
Đặt câu hỏi (1) điều mà ngƣời hỏi đã biết, đã khẳng định trƣớc là:

15
1. Chị ấy đã có con; 2. Con chị ấy không có ở nhà. Một cách tƣơng tự
đặt câu hỏi (2) khi ngƣời nói đã biết trƣớc, đã khẳng định là 1. Anh ta đã có
vợ, 2. Anh ta đánh vợ, 3. Có lí do nào đó khiến anh ta đánh vợ.
Đối với các câu hỏi, thông tin TGĐ mang tính khẳng định, thể hiện sự
tin tƣởng của ngƣời hỏi với cái phân đoạn thực tế đƣợc phản ánh trong câu,
còn thành phần thông tin cần hỏi thực sự vào lúc nói thể hiện tập trung tình
thái hỏi. Đặc trƣng tình thái của thông tin TGĐ mang tính chất thứ cấp, nghĩa
là nó không trực tiếp qui định mục đích của hành vi phát ngôn mà ngƣời nói
thực hiện. Do đó, TGĐ là thông tin bình thƣờng không có giá trị thông báo và
thuộc về phạm vi tiền đề của thông báo. Có thể phân TGĐ trong câu hỏi thành
hai loại: TGĐ từ vựng (gắn với một từ hoặc tổ hợp từ nào đó hoạt động trong
câu) và TGĐ thông báo – cú pháp (TGĐ trực tiếp gắn bó với trung tâm thông
báo trong câu).
Nhƣ vậy, theo tác giả thì trong ví dụ: Con chị ấy đi đâu thế? Có các
TGĐ là:
TGĐ từ vựng: Chị ấy đã có con.
TGĐ thông báo – cú pháp: Con chị ấy hiện không có ở nhà.
Tại sao anh đánh vợ?
TGĐ từ vựng là: Anh ta đã có vợ.
TGĐ thông báo – cú pháp là: Anh ta đánh vợ, có lí do khiến anh ta
đánh vợ.
Lê Đông nhìn nhận TGĐ ở những chiều hƣớng khác nhau khiến nó trở
thành một trong những trọng tâm của ngữ dụng học.
Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn "Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập 2" ông
cho rằng: TGĐ là những hiểu biết đƣợc xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất

phải đặt lại thành vấn đề, đã đƣợc các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận
dựa vào chúng mà ngƣời nói tạo nên ý nghĩa tƣờng minh trong phát ngôn của

16
mình. Trong một phát ngôn có thể có nhiều TGĐ, nhƣng chỉ có một hoặc một
số có liên quan đến ý nghĩa tƣờng minh của phát ngôn, do tính chất “bất tất
phải bàn cãi của nó” nên TGĐ phải có dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu nó.
Chúng ta hãy xét phát ngôn sau:
Anh ta đang lo đám tang cho bà mẹ vợ khó tính của anh ta.
Có các TGĐ nhƣ sau:
Anh ta có mẹ vợ. (1)
Mẹ vợ anh ta khó tính. (2)
Mẹ vợ anh ta mới chết. (3)
Anh ta đã có vợ. (4)
Các TGĐ 1, 2, 3 đều quan yếu đối với phát ngôn trên và đƣợc đánh dấu
bằng các yếu tố ngôn ngữ nhƣ: bà mẹ vợ, khó tính, đang, đám tang. TGĐ 4
không quan yếu mặc dầu vẫn đƣợc đánh dấu bằng từ “vợ”. Theo tác giả do
đặc điểm dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu mà TGĐ tƣơng đối ít lệ thuộc vào các
ngữ cảnh phát ngôn.
Cao Xuân Hạo cũng đặc biệt quan tâm đến TGĐ, theo ông TGĐ của
một câu nói là một điều gì phải đƣợc giả định là đã có trƣớc khi nói câu đó, vì
nếu không nói điều này thì không thể nói câu đó đƣợc (câu đó sẽ trở thành phi
lí hoặc không thể hiểu đƣợc). TGĐ có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả
câu cùng với sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống nhƣng bên trong câu
cũng có những từ mà nghĩa của chúng chứa sẵn TGĐ, theo tác giả thì TGĐ
đƣợc hiểu theo một nghĩa rất rộng, rộng hơn nhiều so với các quan niệm
thƣờng thấy trong ngữ dụng học, ví dụ nhƣ: TGĐ trong danh từ, TGĐ vị từ,
TGĐ của câu phủ định…
Ví dụ về TGĐ trong câu phủ định:
Trong một câu trần thuật nhƣ: “từ đây ra đó không xa” thì TGĐ là một

điều gì đó ngƣợc lại (nghĩa là muốn nói câu này thì trƣớc đó không nhất thiết
là phải có ai nói hay nghĩ rằng “từ đây ra đó xa lắm”)

17
Nguyễn Văn Hiệp (2007) trong bài viết “Một số phạm trù tình thái chủ
yếu trong ngôn ngữ” cho rằng: Những mệnh đề đƣợc nêu ra với một xác
quyết tƣơng đối, để ngỏ khả năng ngƣời nghe phản bác và do đó đòi hỏi, hoặc
có chỗ cho việc nêu ra bằng chứng thì các TGĐ cũng có thể đƣợc xem là tình
thái, bởi vì nó giả định một cam kết ngầm ẩn của ngƣời nói đối với tính chân
thực của một sự tình nào đó.
Tác giả nêu ra hai đối lập chủ yếu của tình thái trong ngôn ngữ, đó là
tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Hành động bác bỏ và TGĐ, tác giả
trình bày ba loại mệnh đề có thể đƣợc thừa nhận theo Givon.
Thứ nhất, những mệnh đề đƣợc giả định thông qua những qui ƣớc đa
dạng, ngƣời nghe không nghi ngờ và do đó không đòi hỏi ngƣời nói phải nêu
bằng chứng.
Thứ hai, những mệnh đề đƣợc nêu ra với một xác quyết tƣơng đối, để
ngỏ khả năng ngƣời nghe phản bác và do đó đòi hỏi, hoặc có chỗ cho việc nêu
ra bằng chứng.
Thứ ba, những mệnh đề đƣợc xác quyết với nhiều nghi ngờ, chỉ nhƣ là
những giả thuyết và do đó có thể không đƣợc thừa nhận và cần có bằng chứng
cụ thể.
Với tác giả Nguyễn Thiện Giáp khái niệm TGĐ còn đƣợc tác giả gọi là
“tiền đề”. Tác giả cho rằng : Tiền đề là những mệnh đề mà tính chân thực của
chúng đƣợc dùng làm bảo đảm cho phát ngôn của ngôn bản, những mệnh đề
mà thiếu chúng thì phát ngôn không thể đƣợc coi là có giá trị. Theo tác giả thì
đặc điểm của tiền đề không bị thay đổi do sự phủ định, tức là tiền đề của một
nhận định sẽ giữ nguyên (tức là đúng) ngay cả khi nhận định đó bị phủ định.
Xét ví dụ sau:
Vợ anh Tùng rất đảm đang.


18
Khi nói câu này thì ngƣời nói phải tin là có một ngƣời tên Tùng và anh
ta đã có vợ.
Khi chuyển sang dạng phủ định sẽ là:
Vợ anh Tùng không đảm đang.
Trong câu này TGĐ vẫn giữ nguyên, chỉ cái nhận định bị phủ định. Tác
giả cũng phân chia ra các kiểu tiền đề nhƣ: Tiền đề tồn tại, tiền đề hữu thực,
tiền đề phản thực, tiền đề từ vựng.
Trong cuốn “Pragmatics” (Ngữ dụng học) Levinson cho rằng: TGĐ là
một kiểu ý nghĩa làm ẩn của ngữ dụng học. Cũng theo tác giả, TGĐ ngữ dụng
mang tính lập trình.
Theo Yule: "một TGĐ là cái mà ngƣời nói cho là đúng trƣớc khi thực
hiện một phát ngôn, ngƣời nói chứ không phải câu có TGĐ". Tác giả chia ra
các loại TGĐ nhƣ: TGĐ từ vựng, TGĐ tiềm tại, TGĐ tồn tại, TGĐ thực…Tác
giả đã đƣa ra ví dụ sau:
Anh của Mary đã mua ba con ngựa.
Trong khi tạo ra phát ngôn trên thông thƣờng ngƣời nói sẽ đƣợc coi là
có những TGĐ là: 1. tồn tại một ngƣời có tên là Mary, 2. Cô ta có một ngƣời
anh. Ngƣời nói cũng có thể nắm đƣợc những tiền giả định riêng biệt nhƣ:
Mary chỉ có một ngƣời anh và anh ta có nhiều tiền…Tất cả các TGĐ đó đều
thuộc ngƣời nói và tất cả chúng đều có thể sai trên thực tế. Theo Yule, trong
câu khẳng định cũng nhƣ câu phủ định, TGĐ đều không thay đổi, thuộc tính
này đƣợc ông mô tả chung là tính bất biến khi phủ định. Về cơ bản, điều đó
có nghĩa là TGĐ của một điều trình bày vẫn sẽ là bất biến (tức là vẫn đúng)
ngay cả khi điều trình bày đó bị phủ định, xét ví dụ sau của Yule:
a. Mọi người đều biết rằng John là người vui tính.
b. Mọi người đều không biết rằng John là người vui tính.
c. John là người vui tính.


19
Trên đây là các quan niệm về TGĐ của các tác giả trong và ngoài nƣớc,
trên cơ sở đó, chúng ta thấy rằng tuy cách phân loại có khác nhau nhƣng điểm
chung của khái niệm về TGĐ đó là: Điều mà đã đƣợc giả định là đã có từ
trƣớc khi câu nói đƣợc nói ra vì nếu không có điều này thì không thể nói câu
đó đƣợc. Hay nói cách khác TGĐ là hàm ý ẩn chứa trong câu nói của cả
ngƣời nói lẫn ngƣời nghe, điều đó tuy không nói ra nhƣng cả hai bên đều
ngầm hiểu đƣợc và đó là điều kiện để một câu nói tồn tại đƣợc.

2. Vấn đề về phủ định và phủ định bác bỏ

Trƣớc khi trình bày về vấn đề phủ định bác bỏ chúng tôi muốn nêu một
số vấn đề phủ định và phủ định bác bỏ.

2.1. Khái niệm về phủ định trong logic học

Trong logic học, khái niệm về phủ định đƣợc coi là một trong những
khái niệm quan trọng. Nó đối lập với phạm trù khẳng định. Phủ định và khẳng
định là hai dạng của phán đoán trong logic học. Các biểu thức đó trong logic
học đều đƣợc đơn giản về mặt cấu trúc, nghĩa là một phán đoán chỉ có một
giá trị đúng hoặc sai.
Phủ định là một thao tác logic, nhờ nó mà từ một phán đoán này tạo ra
một phán đoán mới (gọi là phủ định cái xuất phát) sao cho nếu phán đoán
xuất phát là chân lí thì sự phủ định phán đoán ấy là sai, còn nếu xuất phát sai
thì cái phủ định nó là chân lí.
Ví dụ: Con đường này dài. => Con đường này không dài.

2.2. Phủ định trong ngôn ngữ học

20


Ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy đƣợc coi nhƣ là một điểm tựa trong
việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên (Đỗ Hữu Châu, Đại cƣơng Ngôn ngữ
học, trang 5-16, 2002). Dạng thức phủ định trong ngôn ngữ không đồng nhất
với dạng thức phủ định trong logic, nếu nhƣ trong logic ngƣời ta quan tâm
đến giá trị chân lí của các phán đoán, tức là quan tâm đến các phƣơng diện
hình thức cấu tạo thì trong ngôn ngữ ngƣời ta lại dùng những cách khác nhau
với sự đa dạng của các sắc thái, các từ ngữ mang tính chất nhấn mạnh hoặc
biểu cảm để diễn đạt cùng một nội dung, đây cũng chính là hiện tƣợng đa trị
về mặt cấu trúc của ngôn ngữ. Có thể dẫn ra cùng một câu phủ định nhƣng
có những cách diễn đạt khác nhau, qua đó thấy đƣợc mục đích, ý nghĩ và
cảm xúc của ngƣời đối tƣợng tham gia giao tiếp cũng khác nhau.
Ví dụ:
Bá Kiến: Anh này lại say khướt rồi.
Chí Phèo: Bẩm không ạ, bẩm thật là không say.
(Chí Phèo, Nam Cao, trang 76, Nxb Hội nhà văn)
Từ câu nói PĐBB ý kiến của Cụ Bá trên đây của Chí Phèo, chúng ta có
thể hình dung ra đƣợc các câu phủ định khác nhƣ sau:
- Con không say.
- Con chẳng say.
- Con mà say à?
- Cụ say thì có.
- Tại sao cụ bảo con say?
- Con say bao giờ mà say.
- Con mà lại say đƣợc à?
- Ai say?
- Say đâu mà say.

21
- Chẳng lẽ con mà lại say à?

- Con say sao đƣợc.
- Con mà say thì chúng nó say hết.
- Say là say thế nào.
- Chẳng biết ai say.
- Còn lâu con mới say.
- Con có uống đâu mà say?
- Con nào có say.

Nhƣ vậy, cùng là sự phủ định nhƣng chúng ta có thể liệt kê ra đƣợc rất
nhiều cách diễn đạt khác nhau, mỗi ý diễn đạt không chỉ là phủ định để bác
bỏ với ý kiến trƣớc đó đƣa ra, mà nó còn chứa đựng nhiều hàm ý, thái độ, tình
cảm Trong các hàm ý đó có những hàm ý mà chỉ ngƣời trực tiếp tham gia
giao tiếp mới cảm nhận đƣợc chính xác ý mà ngƣời kia muốn nói.
Trong ngữ pháp hình thức, câu khẳng định và câu phủ định đƣợc coi là
hai dạng đối lập của câu trần thuật. Nhƣng giữa câu khẳng định và câu phủ
định không có sự tƣơng ứng song hành. Xét về mặt ngữ nghĩa thì phủ định
tức là khẳng định sự đối lập vì khi chúng ta phủ nhận sự hiện hiện của một
đối tƣợng, chủ thể, hành động thì cũng có nghĩa là ta khẳng định sự vắng mặt
của đối tƣợng, chủ thể, hành động đó. Bất kì một hiện tƣợng, một dấu hiệu
nào trong ngôn ngữ cũng đều có thể đƣợc phủ định hoặc khẳng định. Xét về
mục đích phát ngôn thì câu phủ định là câu đƣợc phân chia theo mục đích
phát ngôn, trong giao tiếp ngƣời ta có thể dùng cho các mục đích giao tiếp
khác nhau nhƣ: kể, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyến khích

2.3. Phủ định điển hình và phủ định bác bỏ


22
2.3.1. Phủ định điển hình


Nguyễn Đức Dân (năm 1983) đã nêu ra mối quan hệ giữa hành động
bác bỏ (một hành động ngôn từ) và câu phủ định (một kiến trúc ngôn ngữ).
Đây là hai khái niệm mà thoạt đầu chúng ta sẽ tƣởng rằng hai khái niệm đó là
đồng nhất, tuy nhiên Nguyễn Đức Dân đã phân biệt chúng bằng những nét
khu biệt sau:
Về câu phủ định, tác giả chia ra thành phủ định miêu tả (phủ định điển
hình) và phủ định bác bỏ. Trong hành ngôn, khi tƣ duy về các sự vật, hiện
tƣợng và mối quan hệ giữa chúng, ngƣời ta có thể xây dựng đƣợc các phán
đoán khẳng định thuộc tính và mối quan hệ của sự vật với nhau, có thể là
thuộc tính dƣơng cũng có thể là thuộc tính âm dƣới dạng câu phủ định trực
tiếp bằng các từ phủ định điển hình: không, chƣa, chẳng, không phải
Ví dụ:
“Căn phòng trang trí đơn giản, trên tường không có tranh, trên bàn
không có hoa ”
Kiểu câu nhƣ vậy đƣợc coi là câu phủ định điển hình, bên cạnh kiểu
câu phủ định điển hình nhƣ vậy, trong tiếng Việt còn có cách nói phủ định
gián tiếp, hay còn gọi là câu PĐBB.

2.3.2. Phủ định bác bỏ

Trong quá trình giao tiếp, khi một ngƣời khẳng định trực tiếp hay gián
tiếp về một thuộc tính A của sự vật, nhƣng nếu ngƣời khác cho rằng ý kiến đó
không đúng và bác bỏ ý kiến đó, nhƣ thế ngƣời thứ hai đã thực hiện một hành
vi phủ định, hay là hành vi bác bỏ.
Ví dụ 1:

23
A: Ngôi nhà kia cao.
B: (a) Ngôi nhà kia đâu có cao.
(b) Ngôi nhà kia không cao.

Ví dụ 2:
A: Ngôi nhà kia không cao.
B: (a) Ngôi nhà kia mà không cao.
(b) Ngôi nhà kia cao.
Lời đáp của B ở trên đều là những hành vi phủ định, hành vi này đƣợc
thể hiện bằng những dạng thức khác nhau. Để tạo những câu PĐ ngƣời ta có
thể dùng các từ phủ định điển hình nhƣ: không, chƣa, chẳng nhƣng cũng có
thể dùng những từ khác nhƣ: sao, chƣa, đâu, gì, mà thể hiện sự PĐBB gián
tiếp, đồng thời bộc lộ thái độ, tình cảm của ngƣời nói.
Vậy, luận văn coi PĐBB là dạng phủ định không dùng các từ phủ định
điển hình trực tiếp nhƣ: không, chƣa, chẳng, không phải mà dùng cách nói
phủ định gián tiếp đồng thời qua đó thể hiện thái độ, tình cảm của ngƣời nói
cho thấy mức độ thân quen, sự gần gũi, lịch sự giữa các bên tham gia giao
tiếp.

2.3.3. Bác bỏ tiền giả định

TGĐ trong câu PĐBB là một câu nói ngoài thông báo hiển ngôn, còn
mang những thông tin khác nữa không hiện ra trực tiếp ở câu chữ, trong nhiều
trƣờng hợp thông tin đó là TGĐ của câu nói đó, chúng ta xét ví dụ sau:
Con anh Ba đã đi bộ đội.
Trong câu trên có thể tìm đƣợc các TGĐ nhƣ:
- Anh Ba đã có con trai.
- Con trai anh Ba đủ tuổi đi bộ đội (trên 18 tuổi)

×