Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn để biên soạn từ điển Ucraina - Việt, Việt - Ucraina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Olena Korniyenko


Cơ sở lý luận và thực tiễn để biên soạn từ
điển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina
(Từ điển cỡ nhỏ/Bỏ túi)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang Hào





HÀ NỘI - 2004
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Olena Korniyenko


Cơ sở lý luận và thực tiễn để biên soạn từ


điển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina
(Từ điển cỡ nhỏ/Bỏ túi)


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang Hào





HÀ NỘI - 2004

1

MỤC LỤC
***********************
Mở đầu

1.Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài này
1.1. Ý nghĩa lý thuyết của đề tài ……………………………………4
1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ……………………………………4
2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………….7
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ……………………… 10
4. Phưong pháp nghiên cứu ………………………………………………11
5. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………….12

Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về từ điển tần số va từ điển
tần số báo chí Việt – Ucraina


1. Một số vấn đề về từ điển song ngữ
1.1. Vị trí của từ điển song ngữ trong bảng phân loại từ điển theo
truyền thống ……………………………………………………… 13
1.2. Vấn đề xây dựng bảng từ cho từ điển song ngữ …………… 20
1.3. Vấn đề tương đương và không tương đương ………………….23
1.4. Vấn đề đưa ví dụ …………………………………………… 24
2. Một số vấn đề về từ điển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina cỡ nhỏ
2.1. Đối tượng sử dụng của từ điển này ……………………………28
2.2. Vấn đề lập bảng từ từ diển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina…….31
2.3. Vấn đề đối dịch ……………………………………………… 33
2.4. Vấn đề chọn ví dụ …………………………………………… 38

2

Phần II
1. Từ điển Ucraina - Việt theo thứ tự chữ cái A, B, C
2. Từ điển Việt – Ucraina theo thứ tự chữ cái A, B, C ……………

Phần kết luận: …………………………………………………………….
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………





















3

MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

1.1. ý nghÜa lý thuyÕt cña ®Ò tµi.
Các ngôn ngữ trên thế giới có thể chia thành hai nhóm: phổ biến (như
tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung…) và không phổ biến (như tiếng Tiệp, Ba
Lan, Hungari, …). Việc chia các ngôn ngữ thành hai nhóm này thuộc về tần
số người sử dụng ngôn ngữ này hoặc ngôn ngữ nọ.
Tiếng Ucraina và tiếng Việt đều thuộc nhóm ngôn ngữ không phổ biến
(không nhiều người được biết đến ngôn ngữ này).Việc nghiên cứu tiếng
Ucraina ở Việt Nam và tiếng Việt ở Ucraina là một vấn đề mới mẻ vì vậy nếu
luận văn của chúng tôi thành công sẽ đem lại những đóng góp đầu tiên cho
việc bắt đầu tìm hiểu tiếng Việt và tiếng Ucraina. Đồng thời luận văn của
chúng tôi cũng là lời giới thiệu sơ lược về tiếng Việt và tiếng Ucraina. Chúng
tôi hy vọng, sau cuốn luận văn này, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam sẽ quan
tâm nhiều hơn đến ngành học mới này và ngược lại.

Việc nghiên cứu cơ sở khoa học để biên soạn từ điển Ucraina - Việt,
Việt – Ucraina (cỡ nhỏ) sẽ góp thêm những cơ sở lý thuyết cho từ diển học
Việt Nam. Mặt khác trên cơ sở đó có thể sử dụng những mẫu lý thuyết chung
để biên soạn từ điển đối chiếu tiếng Việt với những ngôn ngữ chưa phổ cập ở
Việt Nam và ngược lại.

1.2. ý nghÜa thực tiÔn cña luận v¨n.
Việc bắt đầu xây dựng từ điển Ucraina - Việt, Việt - Ucraina không chỉ
nhằm mục đích giới thiệu tiếng Ucraina và tiếng Việt mà chúng tôi còn mong

4
muốn hai thứ tiếng này sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ cho người học trong
bước đầu tiếp xúc với loại ngôn ngữ mới này đối với người Ucraina và người
Việt. Hơn nữa, chúng tôi hy vọng góp phần vào việc mở rộng và phát triển
việc dạy và học tiếng Ucraina và tiếng Việt ở Việt Nam và ở Ucraina.
Nếu tiếng Nga là một trong những ngoại ngữ quan trọng ở Việt Nạm và
từ điển Nga - Việt, Việt –Nga là một trong loại từ điển xuất hiện nhiều ở Việt
Nam (khoảng 50 cuốn) bên cạnh các loại từ điển đối chiếu quan trọng khác
như Anh - Việt. Pháp - Việt, Hán - Việt và gần đây Đức - Việt, Nhật - Việt thì
mặc dù tiếng Ucraina có thể là một ngoại ngữ còn xa lạ đối với người Việt và
ngược lại tiếng Việt là một ngoại ngữ chưa quen thuộc đối với người Ucriana.
Nhưng chúng tôi khi tiến hành làm đề tài này để tính đến hai mục đích như
sau:
Thứ nhất là phát triển những mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và
Ucraina. Mặc dù tiếng Ucraina xa lạ ở Việt Nam như chúng tôi vừa nêu trên
nhưng trong thực tế Việt Nam đã có quan hệ với Ucraina từ nửa cuối thập kỷ
50 dưới thời Liên Xô. Năm 1991, do những biến động trong nước và quốc tế,
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Việt đã chấm dứt tồn tại, Cộng đồng
các quốc gia độc lập, trong đó có Ucraina ra đời. Quan hệ Ucraina - Việt cũng
không ứng ngoài vòng ảnh hưởng của những biến động lịch sử ấy. Hậu quả là,

những năm đầu thập kỷ 90, quan hệ Việt Nam – Ucraina trên các lĩnh vực đều
bị chững lại. Tuy nhiên, khoảng dừng này chỉ là tạm thời và đã nhanh chóng
đi qua. Tư duy chính trị tỉnh táo đã thắng những xúc cảm nhất thời. Hai nước
chúng ta đã sớm nối lại các quan hệ bị gián đoạn, bắt đầu từ việc ký Hiệp định
thư thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ (23/1/1992). 10 năm qua là một
quãng thời gian không dài so với lịch sử quan hệ hai nước. Trong thời gian đó
Việt Nam và Ucraina đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh

5
vực hợp tác. Đây là hành trang quan trọng để hai nước chúng ta tiếp tục tiến
bước trên con đường hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI.
Bằng luận văn chúng tôi hy vọng phục vụ đặc lực cho việc trao đổi văn
hoá, khoa học, kinh tế, khoa học kỹ thuật, góp phần tăng cường tính hữu nghị
và sự hiểu biết hai dân tộc Ucraina và Việt Nam trong bất cứ lĩnh vự nào sự
tiếp xúc giữa Việt Nam và Ucraina ngày càng được tăng cường.
Thứ hai là cho đến nay ở cả hai nước Việt Nam và Ucraina chưa có
loại từ điển này và do vậy mô hình từ điển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina mà
chúng tôi xây dựng trong luận văn này sẽ có ý nghĩa thực tiễn như là một công
trình mở đầu để chuẩn bị xâu dựng những cơ sở thực tiễn cho việc giảng dạy
tiếng Việt ở Ucraina và dạy tiếng Ucraina ở Việt Nam. Cũng như để xây dựng
ngành Việt ngữ học ở Ucraina và ngược lại để xây dựng ngành Ucraina ngữ
học ở Việt Nam.
Việc biên soạn từ điển Ucraina - Việt và Việt – Ucraina là một yêu cầu
cần thiết để giúp đông đảo đội ngũ cán bộ giảng dạy, các cán bộ nghiên cứu,
sinh viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh Việt Nam và Ucraina muốn đọc
sách báo bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Ucraina. Hiện nay ở Ucraina có
cộng đồng Việt Nam sống ở các thành phố lớn như Kharcov (hơn 3000
người), Kiép (khoảng 700 người), Ôđêtsa (khoảng 700 người)… Trong tập thể
cộng đồng, số người Việt kiều không nhiều, chỉ trên 200 người. Một trong
những đóng góp của cộng đồng cho quan hệ hai nước đó là các hoạt đồng hữu

nghị của các hội đồng hương, các nhà doanh nghiệp Việt Nam trong công tác
văn hoá, xã hội và trợ giúp nhân đạo. Những hoạt động văn hoá, nhân đạo này
đã làm cho quan hệ hữu nghĩ củng cố và phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng từ
điển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina của chúng tôi sẽ giúp cả cộng đồng Việt
đang ở Ucraina sống và tiếp xúc với nhân dân Ucraina một cách dễ dang hơn.


6
Vì cho đến nay đã có nhiều tài liệu lý thuyết bàn về biên soạn tử điển
đối chiếu tiếng Việt với những ngôn ngữ thông dụng và ít sử dụng cho nên
trong luận văn này chúng tôi sẽ tập trung vào phần thực tiễn tức là sẽ cố gắng
biên soạn một từ điển cỡ nhỏ chất lượng cao. Để thực hiện việc đó trước hết
chúng tôi sẽ phải lập bảng từ hợp lý nhất (bao gồm những từ cần thiết nhất
trong những bước đầu học tiếng Ucraina hoặc học tiếng Việt) cho những
người sẽ sử dụng từ điển Ucraina - Việt và Việt – Ucraina. Chúng tôi sẽ lập
một bảng từ riêng dành cho người Ucraina học tiếng Việt và một bảng từ
riêng dành cho người Việt học tiếng Ucraina (Mỗi một bảng từ sẽ chia thành
hai phần: thứ nhất là bảng từ bao gồm những từ có nghĩa tương đương trong
cả hai ngôn ngữ và thứ hai là bảng từ bao gồm những từ không có nghĩa tương
đương. Trong mỗi một mục từ chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để làm rõ ý
nghĩa và trường hợp sử dụng những từ đó).

2. Lịch sử vấn đề.
Từ điển học liên quan rất chặt chẽ với từ vựng học và ngữ nghĩa. Cấu
trúc vĩ mô có đơn vị chủ yếu là đơn vị từ vựng ngôn ngữ. Để cung cấp thông
tin cho mục từ thì nhà từ điển học phải khảo sát toàn bộ đặc điểm từ vựng, đặc
biệt là ý nghĩa từ vựng. Có người cho rằng từ điển học là phần ngành từ vựng
học (mặc dù được thoát ra từ vựng học nhưng đã phát triển rất mạnh). Từ điển
còn cung cấp thông tin về ngữ pháp, ngữ dụng, tu từ và ngữ âm. Nhà từ điển
học quan tâm và áp dụng thành quả của nhiều ngành khác nhau của ngôn ngữ.

Mặt khác, trong quá trình xây dựng và phát triển từ điển học đã hình thành hệ
thống và phương pháp lý thuyết riêng của mình như: nguyên tắc xây dựng cấu
trúc bảng từ, nguyên tắc xây dựng cấu trúc lời định nghĩa của từng loại từ
điển, vai trò của dữ liệu từ điển, mẫu định nghĩa trong từ điển, phương pháp

7
trình bày của từ điển… Đã có đến mấy trăm công trình (bao gồm cả các bài
báo) về lý thuyết từ điển. Tuy nhiên những công trình lý thuyết này mặc dù đã
đề cập đến việc biên soạn từ điển đối chiếu nhưng chủ yếu dựa trên kết quả
nghiên cứu biên soạn từ điển đối chiếu những thứ tiếng được nhiều người sử
dụng. Còn đối với những thứ tiếng ít người sử dụng thì lý thuyết từ điển học
chưa đề cập đến.
Cho đến nay những tài liệu lý thuyết bàn về biên soạn từ điển đối chiếu
nói chung đã quá nhiều. Cũng như đã có không ít những công trình, những bài
báo đề cập đến việc biên soạn từ điển đối chiếu tiếng Việt với một số ngoại
ngữ thông dụng hoặc với một số ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiều từ
điển học Việt Nam đang còn thiếu vắng những tài liệu bàn về việc biên soạn
từ điển đối chiếu giữa tiếng Việt với những ngoại ngữ ít phổ biến hơn ở Việt
Nam. Mặc dù trên thực tế những cuốn từ điển Việt - Ngoại ngữ ít phổ biến đã
xuất bản (từ điển Việt – Lào, Việt – Khơme, Việt – Inđônexia, Việt – Balan,
Việt - Tiệp, Việt – Bungari, Việt – Hàn, v.v…). Chỉ mãi gần đây mới có một
bản luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học nghiên cứu việc biên soạn từ điển Việt –
Hàn, Hàn - Việt (cách đây khoảng hai năm). Đối với việc xây dựng lý thuyết
tiến tới xây dựng những cơ sở thực tế để biên soạn từ điển Ucraina – Viêt,
Việt – Ucraina thì luận văn thạc sĩ của chúng tôi là công trình đầu tiên.
Trước năm 1991 người Việt Nam không có nhu cầu học tiếng Ucraina
bởi Ucraina lúc đó còn là thành viên trong Liên bang Xô Viết cho nên trên
lĩnh vực của đất nước Ucraina tiếng Nga được coi là ngôn ngữ quốc gia còn
tiếng Ucraina chỉ là ngôn ngữ dân tộc chính là vì thế việc tiếng Ucraina vào
Việt Nam trước đây hầu như chưa được tiến hành là một điều tất nhiên.

Nhưng mà từ năm 1991 tình hình đã thay đổi hẳn. Hiện nay Ucraina là một
nhà nước độc lập với ngôn ngữ quốc gia riêng - tiếng Ucraina. Chính vì thế

8
bây giờ người Việt Nam có nhu cầu học tiếng Ucraina để thực hiện việc hợp
tác về các mặt như văn hoá, kinh tế, giáo dục v.v…
Sẽ là thật khiểm khuyết nếu giới trí thức Việt Nam nói riêng và nhân
dân Việt Nam nói chung không được tiếp xúc một cách trực tiếp với nền văn
hoá Ucraina bằng tiếng Ucraina. Trước đây, người Việt Nam chỉ được biết
đến văn hoá Ucraina (“Lời di chúc” (Заповіт) của Taras Shevchenko – thi hào
kiệt xuất của đất nước Ucraina) thông qua bản dịch các ngôn ngữ khác (tiếng
Nga chẳng hạn). Việt Nam cần được tiếp xúc trực tiếp, thưởng thức nghệ thuật
trực tiếp đến chính tiếng mẹ đẻ của nước.
Như vậy đã đến lúc, tiếng Ucraina tự nó trở thành một nhu cầu bức thiết
đối với người Việt Nam nhất là đối với giới trí thức. Và việc phát triển tiếng
Ucraina cũng là một động lực thúc đẩy đất nước Việt Nam đi lên.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong lĩnh vực Đông Nam Á. Trong thời
gian gần đây cùng với xu hướng toàn cầu hoá, chính sách của hợp tác kinh tế
mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên lĩnh vực và trên thế giới
của Đảng và nhà nước Việt Nam đã cải thiện và nâng cao quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam và Ucraina. Nước Ucraina đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước Việt Nam (từ năm 1992) với quan hệ ngoại giao các dự án hợp tác về
kinh tế, giáo dục cũng đã bước đầu được thiết lập và có chiều hướng ngày
càng phát triển. Các nhà doanh nghiệp Việt Nam và Ucraina đã bắt đầu quan
tâm hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Hợp đồng thuê người lao
động Việt Nam đến làm việc ở Ucraina ngày càng tăng. Chính những điều này
đã mở ra những triển vọng mới trong việc hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
Ucraina.
Về vấn đề hợp tác giáo dục, chính phủ Việt Nam đã tiến hành ký hợp
tác giáo dục. Nhiều sinh viên Việt Nam đã được cử đi học rải rác ở Ucraina

nhằm cung cấp cho các ngành khác nhau. Theo em việc đưa chương trình giáo

9
dục tiếng Ucraina vào Việt Nam sẽ bắt đầu tiến hành trên cơ sở hợp tác giáo
dục giữa bộ giáo dục Việt Nam và bộ giáo dục Việt Nam.Và tất nhiên đấy sẽ
là bước mở đầu cho hàng loạt các dự án hợp tác giáo dục khác.

3. Đối tượng nghiên cứư và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn này tập trung vào việc soạn từ điển Ucraina - Việt và Việt -
Ucraina cỡ nhỏ (còn gọi là bỏ túi). Hai cuốn từ điển này thuộc lại từ điển Việt
- Ngoại ngữ, Ngoại ngữ - Việt hoặc Ucraina - Ngoại ngữ, Ngoại ngữ - Ucraina
dành cho đông đảo Ucraina và Việt Nam đang hoặc sẽ học tiếng Việt và tiếng
Ucraina: sinh viên đại học, người tự học tiếng Việt và tiếng Ucraina, giáo viên
dạy tiếng Việt và tiếng Ucraina.
Một điểm thường ít khi được chú ý là một quyển từ điển hai thứ tiếng A
và B không thể đồng thời đáp ứng yêu cầu của những người biết tiếng A và
của những người biết tiếng B, và như Sếc-ba đã viết, làm từ điển hai thứ tiến
nào đó thì phải làm bốn quyển. Ví dụ hai thứ tiếng là Việt và Ucraina thì phải
có: hai cuốn Việt - Ucraina (một cho người Việt và một cho người Ucraina) và
hai cuốn Ucraina - Việt (cũng một cho người Việt và một cho người Ucraina).
Nhưng do hạn chế về thời gian trong luận văn này chúng tôi chỉ làm hai
quyển. Chúng tôi hy vọng rằng đây chỉ là bước đầu tiên trong việc biên soạn
từ điển Ucraina - Việt, Việt - Ucraina.
Để hoàn thành việc biên soạn từ điển Ucraina - Việt và Việt – Ucraina
chúng tôi đã tham khảo rất nhiều từ điển khác nhau trong đó có cả từ điển
song ngữ lẫn từ điển đơn ngữ (từ điển một thứ tiếng, từ điển giải thích). Do
vẫn đến bây chưa có từ điển song ngữ Ucraina - Việt hoặc ngược lại cho nên
chúng tôi đã tham khảo từ điển Nga - Việt, Việt – Nga, Ucraina –Anh chủ yếu
để chọn những thí dụ điển hình nhất. Để lập bảng từ chúng tôi đã chủ yếu dựa


10
vào những từ điển giải thích. Vậy phần tiếng Ucraina của từ điển được xây
dựng chủ yếu dựa vào bảng từ vựng của “Từ điển giải thích tiếng Ucraina” do
L. P. Oleksiinko và O. L. Shumeiko biên soạn (Kyiv, Nhà xuất bản “Cobza”,
2002) còn phần tiếng Việt của từ điển được xây dựng dựa vào “Từ điển từ
nguyên giải nghĩa” do Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế biên soạn (“Hà nội,
Nxb “Văn hoá thông tin”, 2003) và từ điển “tiếng Việt thông dụng” do Trần
Ngọc Hưởng, Trần Công Tùng, Lê Thuý Nga biên soạn (Hà Nội, Nxb “ Thanh
niên”, 2003)

4. Phương pháp làm việc.
Luận văn này sẽ áp dụng những phương pháp truyền thống của ngôn
ngữ học. Chẳng hạn, phương pháp thống kế, phương pháp tần số, phương
pháp phân tích nghĩa, phương pháp đối lập từng phẳng, v.v…
Để phục vụ cho việc xây dựng những cơ sở lý thuyết của luận văn
chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp thực nghiệm cụ thể là sẽ biên soạn thử từ
điển Ucraina - Việt, Việt – Ucraina cỡ nhỏ với khoảng 5000 mục từ. Phương
pháp làm việc của chúng tôi chủ yếu dựa vào cuốn từ điển Nga - Việt (hai tập)
do K. M. Alikanốp, V. V. Ivanốp, I. A. Malkhanôva biên soạn (Hà nội, Nxb
“Văn hoá thông tin”, 2003), Việt – Nga do I. I. Gơ-le-bô-va và A. A. Xô-cô-
lốp biên soạn (Maxcơva, Nhà xuất bản “tiếng Nga”, 1992), Ucraina – Anh,
Anh - Ucraina do V. Ph. Malyshếp và O, Iu. Petrakốpskyi biên soạn (Kharcov,
Nhà xuất bản “Eđinorog”, “Svitoviđ”, “Promin”, 2001) phổ biến nhất và tiến
hành dịch. Đồng thời chúng tôi trong quá trình dịch cũng tiến hành đối chiếu
từ với các từ điển khác: Nga – Ucraina do S. Ia. Ermolenko, V. I. Ermolenko,
K. V. Lenetc, L. O. Pustovit (Kyiv, Nhà xuất bản “Đôvira”, 1996), Anh - Việt

11
do Trầm Quỳnh Dân, Trầm Thanh Sơn, Bá Khánh, Xuân Bách biên soạn (Hà
Nội, Nxb “Văn hoá thông tin”, 2003)

5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn này sẽ gồm hai phần nữa
là Phần lý thuyết và Phần thực nghiệm.
















12


Phần I
Một số vấn đề lý luận về từ điển đối chiếu và về từ điển
Ucraina-Việt, Việt-Ucraina

1. Một số vấn đề về từ điển song ngữ

1.1. Vị trí của từ điển song ngữ trong bảng phân loại từ điển theo truyền
thống.

Từ điển là loại sách tra cứu (sách công cụ) cung cấp thông tin về các từ
ngữ. Thông tin được cung cấp trong từ điển phải có tính khách quan và tính
tiêu chuẩn. Từ điển có chức năng xã hội rộng. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ
ngữ và cách sử dụng chúng trong giao tiếp, học tập tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ,
góp phần chuẩn hoá ngôn ngữ, từ điển còn giúp mở rộng hiểu biết của con
người về sự vật, khái niệm - vốn là môt mặt thường không thể thiếu được
trong ý nghĩa của từ. Từ điển luôn phản ánh những kiến thức vốn có trong xã
hội ở một thời kỳ nhất định. Nó là một trong những sản phẩm khoa học chịu
ảnh hưởng trực tiếp của nền văn hoá xã hội. Ngược trở lại, từ điển cũng có tác
dụng lớn đối với sự phát triển của bản thân ngôn ngữ và đối với việc mở rộng
giao lưu những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau.
Cung cấp thông tin có liên quan tới mặt từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp,
chữ viết… giúp ngừoi đọc nắm chắc và nhuần nhuyễn phương pháp biểu đạt
của ngôn ngữ, nâng cao trình độ ngữ văn (công dụng số nhất là từ điển giải
thích một thứ tiếng).

13
Cung cấp kiến thức để sử dụng một ngôn ngữ khác (trong đó có các
mức độ: đọc hiểu được, dịch xuôi, giao tiếp, dịch ngược hoặc viết bằng ngôn
ngữ khác) là công dụng của từ điển song đa ngữ.
Cung cấp hiểu biết sâu sắc về khoa học của nhiều lĩnh vực là công dụng
của từ điển bách khoa.
Có nhiều cách phân loại từ điển. Viện sĩ Sécba phân loại như sau:
1. Đối lập giữa từ điển chuẩn và từ điển tra cứu.
Từ điển tra cứu cung cấp thông tin về những từ chưa biết: từ cổ, từ nước
ngoài, nghĩa khó…
Từ điển chuẩn giúp tra cứu dạng đúng về hình thức, ý nghĩa và các
thông tin khác của kí hiệu ngôn ngữ.
2. Đối lập giữa từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ.
Từ điển bách khoa cung cấp thông tin về sự vật.

Từ điển ngôn ngữ cung cấp thông tin về kí hiệu.
3. Đối lập giữa từ điển tổng toàn và từ điển thông thường.
Từ điển tổng toàn thu thập tất cả các từ trong ngôn ngữ dù chỉ được sử
dụng một lần. Có đưa ví dụ kèm theo.
Từ điển thông thường: đơn vị của từ điển này đuợc lựa chọn khi đã
mang tính ổn định tương đối.
4. Đối lập giữa từ điển thông thường và từ điển ý niệm.
Từ điển thông thuờng: các đơn vị được sắp xếp theo một trật tự
anphabet nhất định.
Từ điển ý niệm: các đơn vị đuợc sắp xếp và giai thích theo từng nhóm
đề tài. Ví dụ: không gian, thời gian, địa lý…
5. Đối lập giữa từ điển giai thích (tuòng giải) với từ điển phiên dịch (đối
dịch, song ngữ).

14
Từ điển giải thích làm sang tỏ bản chất của các đơn vị ngôn ngữ. Mục
đích: xây dựng và chuẩn hoá ngôn ngữ văn hoá, làm giàu và phát triển ngôn
ngữ dân tộc.
Từ điển phiên dịch đáp ứng nhu cầu hiểu văn bản của ngôn ngữ khác.
Ở dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu cách phân loại từ điển theo truyền
thống ở Việt Nam.

Từ điển một thứ tiếng
Từ điển hai hoặc hơn hai thứ tiếng
1.Từ điển ngữ văn
(có khoảng 10-14 loại): từ điển tiếng
Việt, từ điển tiếng Anh, v.v
2.Từ điển thuật ngữ
(còn gọi là từ điển khái niệm)
Có hai loại từ điển thuật ngữ:

- từ điển một tứ tiếng (giải thích)
- từ điển nhiều thứ tiếng (đa ngữ,
song ngữ)
3. Các công trình Bách khoa như từ
điển Bách khoa, Bach khoa thư
4. Từ điển chỉ dẫn tra cứu
như sổ tay, cầm năng chẳng hạn
5. Từ điển chính tả
6. Từ điển giải thích (tường giải)
7. Từ điển trái nghĩa
8. Từ điển tác phẩm
Từ điển truyện Kiều chẳng hạn
1. Ngoai ngữ - Việt, Việt – Ngoai ngữ

2. Ngông ngữ dân tộc - Việt, Việt -
Ngôn ngữ dân tộc

15
9. Từ điển tác giả
9. Từ điển tần số
10. Từ điển gần âm gần nghĩa
11. Từ điển thành ngữ
12. Từ điển tục ngữ
13. Từ điển ngữ pháp
14. Từ điển ngữ âm
15. Từ điển đồng nghĩa

Có một cách phân biệt từ điển khác chia từ điển thành hai loại lớn:
1. Các từ điển bách khoa: Đây la loại từ điển khong nhằm xây dựng các từ
trong ngôn ngữ nói chung, mà chủ yếu đưa ra và giải thích các khái

niệm; trình bày lai lịch của nó đến các quan điểm khác nhau, cùng với
những thay đổi của nó (nếu có) về mặt nội dụng…
Loại từ điển bách khoa cho tất cả các lĩnh vực, gọi là bách khoa toàn thư;
còn loại cho từng lĩnh vực một thì gọi là từ điển bách khoa chuyên ngành. Ví
dụ: Từ điển bách khoa nông nghiệp, Từ điển bách khoa y học…
2. Từ điển ngôn ngữ: đây là loại từ điển được xây dựng bằng những con
đường “ngôn ngữ học”. Chúng được phân loại ra như sau:
Từ điển một ngôn ngữ, được biên soạn cho một ngôn ngữ cụ thể nào đó ở
từng mặt, từng lĩnh vực. Ví dụ: Từ điển giải thích, Từ điển đồng nghĩa, Từ
điển chính tả, Từ điển từ nguyên, Từ điển tần số…
Từ điển nhiều ngôn ngữ, được biên soạn trên cơ sở đối chiếu hai hay nhiều
ngôn ngữ. Ở đây cũng có thể gồm từ điển đối chiếu phổ thống như: Từ điển
Anh - Việt, Từ điển Nga - Việt, Từ điển Việt – Pháp…từ điển đối chiếu
chuyên ngành như: Từ điển toán học Anh - Việt, Từ điển y học Nga - Việt…

16

Những năm gần đây, ở Việt Nam tình hình biên soạn và xuất bản từ điển
có nhiều dấu hiệu đổi mới. Có rất nhiều từ điển đủ loại được xuất bản hàng
năm.Theo thống kê chưa đầy đủ, chủ yếu dựa vào thư mục của Thư viện Quốc
gia, trong tổng số 447 quyển từ điển đã xuất bản ở Việt Nam từ xưa đến nay,
có 239 quyển (trên 53%) đã được xuất bản từ sau 1975, bao gồm: 35 quyển từ
điển tiếng Việt các loại, 64 quyển từ điển ngữ văn song ngữ, 78 quyển từ điển
thuật ngữ đối chiếu và 62 quyển từ điển chuyên môn các ngành.
Tình hình này chứng tỏ xã hội Việt Nam đang có nhiều nhu cầu và ngày
càng tăng về từ điển. Nhu cầu này là một tiêu chí của mức độ phát triển kinh
tế, văn hoá. Nhu cầu lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hạn chế. Biên soạn từ
điển loại vừa và lớn đòi hỏi phải có cơ sở tư liệu đầy đủ và một đội ngũ
chuyên gia và kĩ thuật viên làm việc trong nhiều năm; và phải dựa những từ
điển loại vừa hoặc loại lớn làm cơ sở thì mới có thể biên soạn tốt những từ

điển loại nhỏ. Ở Việt Nam những điều kiện trên đây chưa có đủ, biên soạn từ
điển là một việc có nhiều khó khăn, Thế nhưng vì từ điển là loại sách đang "ăn
khách", nên với cơ chế thị trường, có không ít quyển từ điển được biên soạn
vội vàng, in ấn cũng vội vàng, có rất nhiều sai sót. Từ điển là loại sách công
cụ, dùng để tra cứu mỗi khi cần thiết, cung cấp ad hoc những mẩu tri thức mà
người dùng nó đang cần. Chỉ cái tên là từ điển "không sai", hoặc "không có
những sai lớn".

Từ điển học ngày này đã trở thành một bộ môn ngôn ngữ học ứng dụng
quan trọng. Do việc biên soạn và xuất bản phát triển rất mạnh từ trên một thế
kỷ này, từ điển trở thành loại sách có số lượng phát hành lớn nhất ở nhiều
nước, nên công tác từ điển học đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm. Sự
phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học mấy thập kỷ gần đây, đặc biệt những

17
thành tựu đã đặt được trong nhiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa, đã tạo tiền đề
cho việc xây dựng cơ sở lý luận từ điển học hiện đại. Việc ứng dụng kĩ thuật
điện toán, sử dụng rộng rãi máy tính đã tạo một bước phát triển mới của từ
điển học.

Nói về lịch sử từ điển học, người ta thường xem xét nó trên hai phương
diện, đó là:
- Lịch sử từ điển học xét về phương diện lý thuyết.
- Lịch sử từ điển học xét về phương diện thực hiện.
Ở đây, chúng tôi trình bày lịch sử từ điển học theo trình tự thời gian và
chỉ nói về từ điển đối chiếu.
Có nhiều ý kiến cho rằng, ở Việt Nam trên thực tế cho đến nay vẫn
chưa có từ điển học lý thuyết mà mới có từ điển học thực hành thôi. Cụ thể là
theo GS. Hoàng Phê và PGS. Nguyễn Ngọc Trâm (1993), từ điển học Việt
Nam ra đời rất muộn. Nhưng đó là những ý kiến về từ điển học nói chung.

Còn về từ điển đối chiếu (hoặc từ điển song ngữ, từ điển đối dịch), theo GS.
Chu Bích Thu. Có thể chia làm ba giai đoạn phát triển tương ứng với ba giai
đoạn lịch sử của Việt Nam, do nó thường chịu ảnh hưởng của các hoàn cảnh
chính trị, xã hội, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của mối quan hệ ban giao giữa
nước ta với các nước khác. Chúng tôi đang nói đến ba giai đoạn như sau:

1/ Giai đoạn trước thế kỷ XX: Việt Nam có nhiều thời kỳ chịu sự đô hộ
của phong kiến Trung Quốc, sao đó trở thành thuộc địa của Pháp. Trong suốt
thời gian này mặc dù tiếng Việt chịu ảnh hưởng của tiếng Hán và văn hoá
Trung Hoa, nhưng tiếng Việt vẫn giữ được những nét riêng của mình và phát
triển theo con đường riêng. Hiện nay những tài liệu cổ này chỉ còn ít, và
chúng được sử dụng chủ yếu trong việc học tập chữ Hán, chữ Nôm. Hoặc một

18
số từ điển đối dịch Pháp - Việt, Việt - Pháp (cuốn Từ điển An nam - Lusitan -
La tin xuất bản năm 1651 còn được gọi là Việt - Bồ - La chẳng hạn) giúp các
cố đạo Tây Ban Nha truyền giáo.

2/ Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945, do điều kiện lịch
sử, ở Việt Nam phổ biến hai loại từ điển đối chiếu Hán - Việt và Pháp - Việt.
Cuốn Hán - Việt tự điển, H., 1932 được coi là cuốn từ điển đối chiếu Hán -
Việt thực sự đầu tiên ở Việt Nam.

3/ Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, các loại từ điển đối chiếu đã nhiều hơn
và thực sự. Vào giai đoạn này có những tác phẩm của những tác giả có uy tín
như: Nguyễn Đình Trọng, Hoàng Xuân Minh, Bùi Ý, Trần Văn Điền, Đặng
Chấn Liêu, v.v
Ngày nay, ngoài từ điển đối chiếu giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ
phổ biến trên thế giới như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng
Pháp chúng ta còn có một số cuốn từ điển đối chiếu giữa tiếng Việt - tiếng

dân tộc trong nước và ngược lại như Việt - Chăm, Việt – Tày - Nùng Ngoài
những từ điển này còn có một loại nữa là những từ điển đối chiếu tiếng Việt
với một số thứ tiếng nước ngoài không phổ biến lắm như: tiếng Bungari,
Balan, Tiệp Những cuốn từ điển này ra đời một mặt thể hiện sự phát triển
của ngành biên soạn từ điển, mặt khác cũng phản ánh sự phát triển của các
chính sách xã hội của nhà nước. Đó là các chính sách về đầu tư phát triển cho
các vùng dân tộc thiểu số, chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra
nó cũng phản ánh sự phát triển của ngành ngôn ngữ học trong nước và đặc
biệt, những cuốn từ điển đối chiếu tiếng Việt - tiếng dân tộc và ngược lại đã
phản ánh sự phát triển việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam.

19
Quay trở lại mấy chục năm gần đay, từ điển Nga - Việt đã là loại từ
điển đối chiếu phổ biến nhất ở phía Bắc Việt Nam, còn bây giờ từ điển Anh -
Viêt là phổ biến nhất.
Ngày nay, chúng ta chú trương mở rộng quan hệ quốc tế với tất cả các
nước trên thế giới; chính vì thế, từ điển đối chiếu sẽ ngày càng trở nên một
loại sách quan trọng và cần thiết. Và có thể là các nhà biên soạn từ điển hai
thứ tiếng sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc biên soạn từ điển này
ở giai đoạn từ điển đối chiếu phát triển như hiện nay.

Ngày nay, từ điển song ngữ là loại sách rất phổ biến và cần thiết đối với
mọi người: từ học sinh, sinh viên đến những người làm khoa học hay các nhà
doanh nghiệp, thư ký văn phòng bất cứ ai biết và học ngoại ngữ đều cần đến
một quyển từ điển song ngữ. Do vậy, đây là một loại sách đã và đang được
xuất bản rất nhiều ở Việt Nam với rất nhiều kích cỡ, qui mô khác nhau để đáp
ứng được nhu cầu của mỗi người. Vấn đề đặt ra là loại sách này được xuất bản
ở Việt Nam có dựa trên một nguyên tắc chung hay lý thuyết chung về kỹ thuật
biên soạn từ điển không? Có thể nói rằng, cho đến nay ngành từ điển học lý

thuyết ở Việt Nam chưa phát triển kịp thời so với từ điển học thực hành người
Việt cũng đã có một số nghiên cứu hay những bài viết về lĩnh vực này nhưng
đã có rất nhiều từ điển đủ các loại được biên soạn. Đây là tình hình chung về
từ điển học ở Việt Nam hiện nay.

1.2. Vấn đề xây dựng bảng từ ngữ từ điển song ngữ.
Như chúng đã nêu ở trên từ điển song ngữ hoặc từ điển đa ngữ được
chia thành hai loại: Ngoại ngữ - Việt, Việt - Ngoại ngữ và Ngôn ngữ dân tộc -
Việt, Việt – Ngôn ngữ dân tộc. Trong luận văn này chúng tôi sẽ nói đến vấn

20
đề bảng từ trong loại từ điển Ngoại ngữ - Việt và Việt - Ngoại ngữ. Loại đầu
thường phổ biến hơn.
Cấu trúc của bảng ngữ Việt - Ngoại ngữ thuộc phạm vi hẹp hơn. Qua
việc nghiên cứu bảng từ của 50 cuốn từ điển Việt - Ngoại ngữ, người ta thấy
rằng bảng từ của loại từ điển này được làm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lập
bảng từ của các từ điển nước ngoài. Còn ở Việt Nam thì chưa có một công
trình nghiên cứu lý luận nào về vấn đề của từ điển Việt - Ngoại ngữ nói chung
và vấn đề bảng từ của loại từ điển này nói riêng.
Với từ điển Việt - Ngoại ngữ, vấn đề khó khăn trước hết là cách cấu
trúc bảng từ sao cho phản ánh được đặc điểm của tiếng Việt so với đặc điểm
của thứ tiếng cần đối chiếu.
Đối với bảng từ của từ điển Việt - Ngoại ngữ, phải xác định cho nó
những đặc điểm riêng trong đó có hai đặc điểm cần chú ý sau:

 Bảng từ của từ điển Việt - Ngoại ngữ không thể giống bảng từ của từ
điển giải thích.
 Mỗi một cặp đối chiếu Việt - Ngoại ngữ phải có bảng từ riêng, cuốn từ
điển Viêt - Ngoại ngữ cho người Việt phải khác cuốn cho người nước
ngoài.


Cấu trúc của bảng từ Việt - Ngoại ngữ có hai kiểu chính;

1/ Kiểu phân lập: Mỗi một tiếng, mỗi một từ (đơn vị mục từ) được xếp riêng
ra thành một mục từ độc lập theo thứ tự chữ cái A, B, C…


21
2/ Kiểu quy gộp: Những đơn vị phái sinh của một từ được quy gộp lại trên cơ
sở một tiếng hoặc một từ chung.

Với hai kiểu cấu trúc, chúng ta có thể nhận ra được hai ưu việt:

- Nếu xếp theo trật tự chữ cái thì rất dễ tra cứu.
- Nếu quy gộp thì có thể thấy được toàn cảnh ngữ nghĩa của một từ.

Nhưng ở đây cũng nảy sinh hai sở đoản:
- Nếu xếp theo chữ cái thì sẽ bị phản tán, tản mất ngữ nghĩa.
- Nếu xếp theo quy gộp thì sẽ khó cho việc tra cứu; không đủ trình độ
ngữ văn thì không tra cứu được.

Nếu nói đến cỡ của từ điển song ngữ thì chúng ta thấy được có ba loại: từ
điển cỡ lớn, từ điển cỡ trung bình, từ điển cỡ nhỏ. Từ điển cỡ lớn và cỡ nhỏ là
hai loại từ điển thông dụng nhất. Do vậy có thể chia hai loại bảng từ như sau:

1. Bảng từ cho từ điển cỡ lớn (khoảng 100.000 từ):
- Từ điển song ngữ lớn phổ biến: Nga - Việt, Anh - Việt, Pháp - Việt,
Trung - Việt, Nhật - Việt
- Từ điển song ngữ tương đối lớn những không phổ biến: Bungari -
Việt, Balan - Việt, Tiệp - Việt

2. Bảng từ cho từ điển cở nhỏ (người Việt Nam còn gọi là từ điển bỏ túi).
- Từ điển song ngữ nhỏ phổ biến (ưu dụng): Anh - Việt, Nga - Việt
(không còn phổ biến nữa), Pháp - Việt, Đức - Việt.
- Từ điển song ngữ nhỏ chưa phổ biến: Ucraina - Việt

22
Bảng từ của từ điển loại này phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của
những người sẽ sử dụng từ điển này. Ví dụ:
- Cho những người mới học ngoại ngữ;
- Cho những người thỉnh thoảng tra cứu do nhu cầu của họ.

Như vậy, người soạn từ điển phải xuất phát từ mục đích biên soạn, đối
tượng phục vụ để lựa chọn kiểu bảng từ Việt - Ngoại ngữ hoặc Ngoại ngữ -
Việt nào sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, người soạn từ điển phải cố gắng sưu
tầm, tập hợp cho đầy đủ các nghĩa của từ, những từ thường kết hợp được với
nó, các thành ngữ, tục ngữ có liên quan và làm sao để đưa vào được các ví
dụ điển hình nhất.
Lập bảng từ cho một cuốn từ điển chính là công việc quan trọng đầu
tiên mà các nhà biên soạn từ điển phải làm. Nó thực chất là một cấu trúc có
quan hệ dọc suốt từ đầu đến cuối cuốn từ điển, bao gồm các đơn vị thường là
từ, nhưng cũng có khi là những đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn từ. Các đơn vị
này được lựa chọn theo mục múc đích, tính chất, yêu cầu của mỗi một cuốn từ
điển và thường được sắp xếp theo trật tự chữ cái.
Vấn đề lập bảng từ cho một cuốn từ điển không chỉ đơn giản là việc thu
thập các đơn vị mục từ mà con là việc lựa chọn các đơn vị ngôn ngữ có tần số
cũng như sự phân bố của nó trong sử dụng với sự nhất quán cao nhất trong
nguyên tắc thu thập.

1.3. Vấn đề tương đương và không tương đương.
Không một quyển từ điển đối chiếu nào có hết các tương đương cho các

mục từ, cho dù người biên soạn có giỏi đến đâu cũng không thể làm được việc
đó. Người biên soạn chỉ có thể cố gắng đưa ra các tương đương trong các
trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, còn có những mục từ, những từ hay khái

23
niệm chỉ có ở ngôn ngữ thứ hai mà không hề tồn tại trong tiếng mẹ đẻ hay
những từ, thuật ngữ mới của một nền khoa học kỹ thuật phát triển mà ngôn
ngữ của chúng ta chưa phát triển kịp thời với nó. Bản thân ngôn ngữ là một
thực thể động, luôn luôn có sự phát triển.
Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng trong việc không tìm được tương
đương giữa hai ngôn ngữ đối chiếu đó là các yếu tố văn hoá, thói quen, truyến
thống, loại hình ngôn ngữ. Chính vì vậy, việc không tìm được tương đương
trong đối chiếu đối với một số từ là một điều chắc chắn phải có trong bất cứ
một cuốn từ điển hai thứ tiếng nào. Điều quan trọng là đối với những từ không
có tương đương như vậy, người biên soạn phải giải thích nghĩa của nó sao cho
dễ hiểu và cũng không nên giải thích dài dòng quá.
Thí dụ: hát tuồng – (в’єтнамська) класична опера, hát chèo –
(в’єтнамська) народна опера, bún – вермишель (рисова), miến –
вермишель (рисова, бобова), bánh chưng пиріг з клейкого риса (з бобами і
м’ясом, має квадратну форму, в основному готується на ТЕТ
(в’єтамський новий рік за місячним календарем), bánh dẻo пиріг iз
клейкого рису (з м’ясною та бобовою начинкою, готується на свято
середини осeні (Tết Trung thu) v.v… (trong tiếng Việt) và млинці bánh xèo,
bánh tráng, батон bánh mì (trắng) (ổ bánh có hình ô van), булка ổ bánh, bánh
mỳ trắng, bánh ngọt, блондин người có tóc mùa vàng hung, блузка áo cánh
nữ, áo bơ lu (trong tiếng Ucraina).

1.4. Vấn đề đưa ví dụ.
Học ngoại ngữ là một quá trình nắm vững cách dùng một ngôn ngữ
khác làm phương tiện giao tiếp bổ sung bên cạnh tiếng mẹ đẻ của mình.

Những sự hiểu biết ngôn ngữ nào đó không hoàn toàn đồng nhất với khả năng
sử dụng thành thạo thứ tiếng ấy. Chẳng hạn một người Việt Nam có thể nói

×