Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển lâm nghiệp hà tĩnh với việc gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.25 KB, 63 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
NT : Đãi ngộ quốc
MFN : Đãi ngộ tỗi huệ quốc
EU : Liên minh Châu Âu
FSC : Hội đồng Quản trị rừng quốc tế
ASEAN : Khu vực mậu dịch tự do các nước Đông Nam Á
AFTA : Khu vực Thương mai tự do Đông Nam Á
AC-FTA : Khu vực mậu dich tự do ASEAN - Trung Quốc
QLRBV : Quản lý rừng bền vững
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập có đối tượng lao
động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên
ngành, lâm nghiệp còn là một ngành nghề lâu đời ở các quốc gia, đặc biệt là ở
Việt Nam. Dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công
nghệ, các công cụ lao động của ngành lâm nghiệp cũng được cải tiến và hoàn
thiện, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác, chế biến lâm
sản. Đồng thời công nghệ sinh học hiện đại đã góp phần đáng kể trong việc
chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu dịch bệnh cho cây rừng…
Bên cạnh đó ngành lâm nghiệp có vị trí kinh tế - xã hội quan
trọng. Lâm nghiệp hiện đang cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước, đảm
bảo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và góp phần không nhỏ trong
tổng GDP và kim ngạch xuất khẩu nước nhà. Phát triển sản xuất lâm nghiệp


gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc miền
núi, vùng cao, vùng sâu…
Là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với diện tích đất lâm nghiệp
chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh trong nhiều năm qua công việc
trồng rừng ở Hà Tĩnh đang nặng về phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái mà
chưa thực sự quan tâm đến lợi ích kinh tế, các chính sách và giải pháp chưa
đồng bộ, do đó chưa khơi dậy được tiềm năng của nghề rừng. Trên cơ sở chiến
lược phát triển lâm nghiệp Quốc gia trong xu thế mới, thời cuộc mới đòi hỏi Hà
Tĩnh phải có những định hướng phát triển lâm nghiệp để phù hợp với xu thế
phát triển của đất nước, khu vực, thế giới đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập
WTO đặt ra cho nước ta nói chung và Hà Tĩnh nói riêng rất nhiều cơ hội để
phát triển nhưng cũng đặt ra không ít thách thức mà chúng ta phải đối mặt và
vượt qua…
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
* Mục tiêu chung:
Đề tài được thực hiện với mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy phát triển
ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh, các tiềm năng phát
triển và những cơ hội thách thức của ngành trong xu thế hội nhập.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nhằm lâm nghiệp Hà Tĩnh phù hợp với
quá trình gia nhập WTO.
1.3. Nội dung nghiên cứu.
Với mục tiêu nghiên cứu như trên thì nội dung nghiên cứu của đề tài bao
gồm các phần chính sau:
- Tìm hiểu tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định của WTO liên
quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
- Nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập đến phát triển ngành lâm

nghiệp Hà Tĩnh cụ thể là các hoạt động lâm nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp và chính sách lâm nghiệp để thúc đẩy các hoạt
động của ngành lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu hội nhập
- Kết luận và kiến nghị
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến hoạt động lâm nghiệp.
- Điều tra, thu thập trực tiếp số liệu thông qua các báo cáo của Chi cục
Lâm nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Khảo sát trực tiếp tại cơ sở.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm
trong quản lý các hoạt động lâm nghiệp và đánh giá thực trạng phát triển của
ngành cũng như nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
3
* Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp thống kê kinh tế.
- Phương pháp phân tích kinh tế.
- Phương pháp phân tích điểm yếu điểm mạnh.
4
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HÀ TĨNH VỚI VIỆC GIA NHẬP WTO
2.1. Vai trò vị trí của ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời
sống xã hội. Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có ghi: “Rừng là tài nguyên
quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là một bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời
sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”. Vai trò này được thể hiện:
2.1.1. Vai trò cung cấp

Cung cấp là một trong những vai trò quan trọng của rừng. Trong thực tế
mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại của con người như cung cấp lâm sản, đặc sản
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bên
cạnh đó rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng
cơ bản, công nghiệp chế biến thực phẩm… Đặc biệt đây là nguồn cung cấp
lương thực, dược liệu quý phục vụ trực tiếp cho đời sống dân cư.
2.1.2. Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
Một vai trò đặc biệt của rừng là phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái
gồm các vai trò như: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển nhằm bảo vệ đất,
tránh các hiện tượng xói mòn rửa trôi đất, chống nhiễm mặn đất và bảo vệ
nguồn nước, đồng thời hạn chế và phòng chống các thiên tai như lũ lụt, hạn
hán, lũ quét…
Ngoài ra rừng còn có vai trò phòng hộ đối với các khu công nghiệp, các
khu đô thị, bảo vệ các đồng ruộng và các khu dân cư khỏi các nạn cát bay và
mặn hoá, điều hoà khí hậu, làm sạch không khí… Rừng còn có ý nghĩa trong
việc bảo vệ các khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan du lịch, đồng thời
rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, là nơi dự trữ
5
sinh quyển, làm tăng thêm tính đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gen quý
hiếm…
2.1.3. Vai trò xã hội
Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào nhiều nguồn hàng hoá và dịch vụ
môi trường tự nhiên. Khi mất rừng thì những người dân bị mất rừng cũng vẫn
có thể thu được những lợi ích thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất lâm
nghiệp. tuy nhiên hậu quả của việc mất rừng là rất lớn, tuy nhiên ai cũng hiểu
được hậu quả của việc diện tích rừng bị giảm sút và vì vậy phá rừng để nhằm
các mục tiêu khác không phải là phương án hay.
Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng
quyết định sự tồn tại của ngành lâm nghiệp, là nguồn thu nhập chính của đồng
bào các dân tộc miền núi. Hiện nay rất nhiều người nghèo Việt Nam sống gần

rừng, do vậy tài nguyên rừng cần phải được quan tâm đích đáng trong công
cuộc xoá đói giảm nghèo. Đồng thời rừng là cơ sở quan trọng để phân bố dân
cư, điều tiết lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sống
gần rừng…
Bên cạnh những vai trò cơ bản trên thì trong lịch sử cũng như hiện nay
rừng còn có vai trò đặc biệt trong việc góp phần bảo vệ lãnh thổ đất nước trong
chiến tranh và cả thời bình.
2.2. Các tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp của Hà Tĩnh
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ có phía Bắc giáp với
thành phố Vinh, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào và phía đông là
biển Đông, là tỉnh có đường giao thông khá ngắn sang Lào và Thái Lan qua cửa
khẩu Cầu Treo, bên cạnh đó còn có nhiều cảng lớn như cảng sông Xuân Hải và
cảng biển nước sâu Vũng Áng là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế
của tỉnh với các tỉnh khác trong nước và với các nước láng giềng.
Ngoài ra Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 605.575 ha, với 80% diện tích
là đồi núi phân hoá phức tạp và chia cắt mạnh hình thành các vùng sinh thái
6
khác nhau. Địa hình đó đã tạo cho Hà Tĩnh có những cảnh quan có giá trị về
mặt du lịch cũng như sinh thái như: Rừng nguyên sinh Vũ Quang, Khu bảo tồn
thiên nhiên Kẻ Gỗ… Với tổng diện tích tự nhiên đó thì đất quy hoạch cho lâm
nghiệp là 365.577 ha, cụ thể như sau: Đất có rừng là 299.603 ha gồm 214.958
ha là đất rừng tự nhiên, 84.645 ha là đất rừng trồng; đất chưa có rừng là 65.974
ha. Đất lâm nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh chiếm 60,37% với độ che phủ rừng trên
45% (bình quân mỗi năm tăng 1.5%). Bên cạnh gỗ là tài nguyên rừng chủ yếu
trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm như: Pơ mu, Gụ mật, Lim xanh thì rừng Hà
Tĩnh còn có nhiều loại động vật và lâm sản ngoài gỗ khác khá phong phú về
loài. Về thực vật có đến 143 họ, 380 chi, 761 loài, có 265 loài cung cấp gỗ, 37
loài cây cảnh, còn rất nhiều loại dược liệu quý khác… Động vật rừng cũng khá
phong phú, trong đó lớp động vật có xương sống bước đầu thống kê được 364

loài thuộc 99 họ, 28 bộ của hầu hết các lớp; Lớp thú có 65 loài (gồm 8 bộ, 23
họ), trong đó có các loài đặc hữu như Sao La, Hổ, Voi, Bò Tót… Lớp chim đã
phát hiện được 322 loài, thuộc 62 họ, 17 bộ, có 17 loài được ghi trong sách đỏ
Việt Nam và thế giới, trong đó có các loài đặc hữu như Gà Lôi Lam mào đen,
Gà Lôi Lam đuôi trắng, Trĩ Sao…
Với số lượng loài động thực vật như trên có thể nói rừng Hà Tĩnh có tính
đa dạng sinh học cao. Đây là nguồn tài nguyên sinh học vô giá cần được bảo
tồn, giữ gìn vì mục tiêu kinh tế, môi trường, nghiên cứu khoa học và tham quan
du lịch.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt được mức tăng trưởng khá.
Tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh thuần nông và vẫn là một trong những tỉnh
nghèo của cả nước với GDP theo giá trị thực tế chỉ đạt khoảng 5.905 tỷ VNĐ
(chiếm khoảng 0.72% GDP của cả nước năm 2005). Tỷ lệ hộ nghèo khá cao
38,61% (cao hơn hẳn vùng Bắc Trung Bộ 10%), GDP bình quân đầu người chỉ
bằng 47% so với cả nước (4.579.000 VNĐ/năm 2005). Thu vẫn chưa đủ chi và
vẫn dựa chủ yếu vào trợ cấp của Trung Ương.
7
Hà Tĩnh có dân số khoảng 1.286.730 nguời, trong đó lao động xã hội có
hơn 576.000 người, hơn 299.000 hộ, trong đó lao động trong lĩnh vực Nông
Lâm nghiệp có hơn 483.000 người chiếm 83,8% tổng số lao động (cả nước tỷ
lệ này là 65%). Dân số và lao động Nông, Lâm nghiệp chiếm đại bộ phận dân
cư và lao động trong tỉnh, nhưng nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, chủ
yếu lao động chưa qua đào tạo (số lượng lao động đã qua đạo tạo từ 6 tháng trở
lên chưa đạt 18%) do vậy rất hạn chế cho việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất. Nên vấn đề chất lượng lao động là vấn đề cần quan tâm
trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực cho người lao động, tạo cơ hội việc
lám cho họ để tham gia vào các quá trình sản xuất trong thời kỳ CNH - HĐH.
Bên cạnh đó Hà Tĩnh hệ thống đường Quốc gia đi qua gồm: Đường sắt,
Quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 8A, đường 12… có hệ thống tỉnh lộ,

huyện lộ và hệ thống đường liên thôn liên xã khá hoàn chỉnh. Ngoài ra Hà Tĩnh
còn có hệ thống cảng biển như: Xuân Hải, Vũng Áng. Các tuyến đường và hệ
thống cảng biển tạo cho Hà Tĩnh một thế mạnh về giao lưu kinh tế trong và
ngoài tỉnh cũng như giao lưu với các nước trong khu vực. Tuy nhiên hệ thống
giao thông trong lâm nghiệp còn thiếu trầm trọng, số đã có thì đã xuống cấp
trầm trọng, không được duy tu bảo dưỡng nên đã gây trở ngại khó khăn cho sản
xuất lâm nghiệp. Theo ước tính thì hệ thống đường giao thông hiện nay phục
vụ cho công tác lâm nghiệp chỉ mới đáp ứng được từ 20 - 25% nhu cầu, vì vậy
trong thời gian tới cần phải quan tâm đầu tư nhằm phát huy được được hiệu quả
tiềm năng của lâm, nghiệp.
Hệ thống cơ sở chế biến lâm sản tại Hà Tĩnh cũng khá phong phú và
năng lực chế biến lớn như nhà máy sản xuất gỗ dăm ở Vũng Áng 230.000
tấn/năm. Tuy nhiên còn thiếu các cơ sở chế biến nhỏ gắn với cùng nguyên liệu
tại chổ để có thể sơ chế.
Hiện nay toàn tỉnh có 9 vườn ươm công nghiệp, có thể sản xuất cây
giống từ mô, hom… các vườn ươm này đều có vườn vật liệu giống đảm bảo, có
khả năng sản xuất 5 - 6 triệu cây giống mỗi năm, ngoài ra còn có hàng chục
8
vườn ươm tạm. Và với hệ thống này nếu tiếp tục củng cố và tổ chức lại sản
xuất tốt thì có thể hoàn toàn chủ động đảm bảo cung ứng đủ giống cho trồng
rừng.
Trong xu thế phát triển mới thì đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Hà
Tĩnh cũng có những biến đổi tích cực có nhiều dự án lớn như dự án xây dựng
nhà máy băm dăm cở cảng Vũng Áng, dự án trồng rừng nguyên liệu và một số
dự án về lĩnh vực thuỷ sản…
Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa phát
huy đầy đủ tiềm năng và thế mạnh của của tỉnh trên lĩnh vực này. Xu hướng
chủ yếu là khai thác sử dụng tài nguyên và các nguồn lực sẵn có như lao động,
đất đai, tài nguyên… một số dự án trồng rừng nguyên liệu với diện tích khá lớn
song hiệu quả kinh tế và môi trường chưa tương xứng.

Nguyên nhân kinh doanh trong nông nghiệp được xem là lĩnh vực có
nhiều rủi ro. Đồng thời năng lực của các nhà quản lý thấp, thiếu các dịch vụ cần
thiết, cơ sở hạ tầng kém, thủ tục hành chính khó khăn…
Đòi hỏi tỉnh Hà Tĩnh phải có những chính sách phù hợp nhằm khuyến
khích đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp
tỉnh tương xứng vời tiềm năng hiện có.
2.3. Các hoạt động của ngành lâm nghiệp
2.3.1. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng
Đây là một trong những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp. Hoạt
động trồng rừng được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau cả về mặt
kinh tế lẫn xã hội. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chắn
sóng, chắn cát, trồng rừng đê bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi
trường sống cho con người nói riêng và cho các loài sinh vật nói chung. Ngoài
ra việc trồng rừng vùng đệm góp phần vào công tác bảo vệ phân khu đặc biệt
của rừng đặc dụng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Trồng rừng phục vụ
cho sản xuất kinh doanh khai thác lâm sản.
9
Đi kèm với hoạt động trồng rừng là bảo vệ rừng không kém phần quan
trọng. Hoạt động này nó quyết định sự thành công hay không thành công của
hoạt động trồng rừng. Với tình trạng rừng càng ngày càng suy giảm về mặt số
lượng và chất lượng do khai thác bừa bãi và sâu bệnh… đòi hỏi phải làm sao
bảo vệ và nâng cao chất lượng diện tích rừng hiện có đồng thời thực hiện nâng
cao độ che phủ của rừng, giảm tối đa diện tích đất chưa có rừng, thực hiện phát
triển lâm nghiệp bền vững. Để làm được điều này thì việc bảo vệ rừng không
chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan chức năng mà đó là trách nhiệm của
mỗi người dân, hay nói đúng hơn là thực hiện xã hội hóa nghề rừng.
2.3.2. Hoạt động khai thác lâm sản
Là hoạt động nhằm khai thác các sản phẩm từ rừng nhằm phục vụ cho
hoạt động sản xuất và tiêu dùng xã hội: khai thác gỗ tròn, gỗ nguyên liệu và các
lâm sản ngoại gỗ như tre, nứa, dược liệu, lương thực và nguyên liệu chế biến

thực phẩm.
Khai thác lâm sản là một nghề lâu đời, gắn liền với nông nghiệp nông
thôn miền núi và vùng dân cư sống gần rừng, hoạt động này mang tính chất
nhỏ bé, tự cấp, manh mún. Do sự phát triển của ngành chế biến lâm sản nên
hiện nay hoạt động này đã phát triển hơn có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
2.3.3. Hoạt động chế biến lâm sản
Chế biến lâm sản là một ngành công nghiệp quan trọng, là hoạt động tạo
ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là với hàng lâm sản xuất
khẩu. Nó lấy nguyên liệu từ ngành khai thác. Công nghiệp chế biến lâm sản
phát triển cho phép sử dụng triệt để và tiết kiểm nguyên liệu từ rừng, nâng cao
chất lượng và giá trị hàng lâm sản dựa vào các thành tựu khoa học kỹ thuật. Vì
vậy để ngành lâm nghiệp phát triển dược thì ngành chế biến lâm sản phải đi
trước một bước nhất là một nước đang phát triển như nước ta.
Nguồn nguyên liệu từ rừng phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho
ngành chế biến lâm sản hình thành nhiều nghề từ thủ công đến hiện đại như:
sản phẩm mộc, ván nhân tạo, đồ thu công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu, chế
10
biến nhựa thông, cao su, cánh kiến đỏ, chế biến dược liệu, thực phẩm… đã thúc
đẩy sự phân công lao động trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng như trong nên
kinh tế quốc dân nói chung.
2.3.4. Hoạt động tiêu thụ
Đây là hoạt động mang tính chất quyết định đối với bất kỳ sản phẩm nào
và sản phẩm lâm sản cũng vậy. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giá trị
hàng hóa được thực hiện tạo ra lợi nhuận cho người sản xuất kinh doanh. Sản
phẩm lâm sản được tiêu thụ thông qua thị trường, ở đây có thị trường trong
nước và thị trường nước ngoài. Vì vậy để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ thì phải
tạo thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại với
nhiều quốc gia trên thế giới.
2.4. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế hội nhập của lâm
nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

2.4.1. Tổ chức WTO
a. Tổ chức WTO là gì?
Tổ chức thương mại thế (WTO) thành lập ngày 1/1/1995, được kế tục và
mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức GATT (Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại). WTO là một tổ chức quốc tế có chức năng
giám sát các hiệp định thương mại đa phương được thương lượng bởi các nước
thành viên của tổ chức này. WTO được hiểu theo hai mặt:
• Là một cơ quan được gắn với hàng loạt các quy định và pháp luật về
việc sử dụng các chính sách thương mại tác động đến luồng mậu dịch
quốc tế.
• Là một thị trường mà ở đó các nước thành viên trao đổi “hàng hoá” là
các sự nhượng bộ, thâm nhập thị trường lẫn nhau và chấp nhận
nguyên tắc của luật chơi.
Và thực hiện các chức năng chính sau:
- Quản lý việc thực hiện các hiệp ước của WTO
- Diễn đàn về đàm phán thương mại
11
- Giải quyết các tranh chấp về thương mại
- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản
thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 7 tháng 11 năm 2006,
WTO có 150 thành viên và Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 vủa tổ
chức này.
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội Nghị Bộ Trưởng Thương
Mại, nhóm họp ít nhất hai năm một lần. Dưới hội đồng là Hội Đồng Thương
Mại về hàng hóa, Hội đồng về Thương Mại Dịch Vụ, Hội Đồng về các khía
cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. Phần lớn các quyết định
của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp

nhất định, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành
bỏ phiếu, khác với các tổ chức khác mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một
phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị như nhau.
b. Nguyên tắc hoạt động của WTO
* Nguyên tắc không phân biệt đối xử: mỗi thành viên sẽ dành cho sản
phẩm của một thành viên khác không kém ưu đãi hơn với sản phẩm của một
nước thứ ba (đãi ngộ tối huệ quốc - MFN). Và cũng không đối xử ưu đãi sản
phẩm của công dân nước mình hơn sản phẩm của nước ngoài (đãi ngộ quốc -
NT).
* Nguyên tắc thương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm
phán. Các hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ. Mức độ cắt giảm
hàng rào bảo hộ được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song phương và
đa phương.
* Nguyên tắc về dự báo, dự đoán: Các nhà đầu tư cũng như chính phủ
nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ không bị thay
12
đổi một cách tùy tiện. Cam kết về thuế quan và các biện pháp khác bị ràng
buộc về mặt pháp lý.
* Nguyên tắc tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng: Hạn chế
các tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán
phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
* Nguyên tắc dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi: Các
ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát
triển một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay có thời gian
dài hơn để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
c. Một số hiệp định liên quan đến lĩnh vực nông nghiêp
Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và khó giải quyết
trong quan hệ thương mại giữa các nước thành viên. Khi WTO ra đời thay thế
cho hiệp định GATT đã bổ sung các quy định, luật lệ thương mại áp dụng đối
với nông nghiệp. Do đó hiệp định nông nghiệp đã tăng cường các quy định và

luật lệ để điều chỉnh tốt hơn các biện pháp của Chính phủ trong ba lĩnh vực chủ
yếu:
- Tiếp cận thị trường nông - lâm sản (thuế quan, phi thuế quan và tự vệ
đặc biệt).
- Hỗ trợ trong nước trong nông nghiệp.
- Trợ cấp xuất khẩu.
* Tiếp cận thị trường
- Thuế quan: Là thuế đánh vào hàng hoá xuất và nhập khẩu. khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp tiền vào ngân sách nhà
nước mình theo các quy định của pháp luật. Tổ chức WTO cho phép bảo hộ sản
xuất trong nước bằng thuế quan nhưng phải cam kết mức thuế trần (ceiling
pindings) nhất định để đảm bảo trong tương lai mức thuế nhập khẩu không cao
hơn mức thuế trần đã cam kết. Ngoài ra còn phải cam kết lịch trình giảm thuế.
- Phi thuế quan: Là các biện pháp can thiệp vào hàng xuất, nhập khẩu
làm tăng hoặc giảm giá trị thương mại thực cũng như năng lực cạnh tranh của
13
hàng hoá đó. Theo quy định của WTO các nước thành viên phải loại bỏ các
biện pháp phi thuế quan như hạn chế định lượng (hạn ngạch xuất khẩu, hạn chế
số lượng nhập khẩu…) nhằm bảo hộ sản xuất nội địa và tiêu dùng trong nước.
- Tự vệ đặc biệt: WTO cho phép sử dụng một số biện pháp phi thuế quan
như các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ con người, động vật, thực vật và bảo vệ
môi trường với điều kiện là các biện pháp này không hạn chế và bóp méo
thương mại một cách vô lý hoặc tạo ra sự đối xử tùy tiện. Đồng thời cho phép
cấm nhập khẩu và xuất khẩu những hàng hóa nhất định để đảm bảo an ninh
quốc gia, bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa truyền thống.
Gia nhập WTO Việt Nam sẽ phải từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn các hạn chế định lượng nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp.
Đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp với quy định của hiệp định
nông nghiệp như: hạn ngạch thuế quan, thuế thời vụ, tự vệ đặc biệt và các tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Hỗ trợ trong nước đối với nông - lâm nghiệp
Hỗ trợ trong nước được phân thành ba dạng: dạng hộp xanh lá cây
(greenn box), hộp xanh lam (blue box) và hộp hổ phách (amber box). Các nước
phải cam kết cắt giảm trợ cấp đối với dạng hổ phách nhưng vẫn được phép duy
trì và không phải cam kết cắt giảm trợ cấp dạng hộp xanh lá cây và hộp xanh
lam.
- Nhóm chính sách hộp hổ phách: Đây là loại hỗ trợ làm bóp méo giá trị
thương mại, buộc phải cam kết cắt giảm khi vượt mức tối thiểu về tổng mức hỗ
trợ gộp. Tổng mức hỗ trợ gộp được xác định từ nguồn chi ngân sách của Chính
phủ và được quy định là không quá 5% tổng giá trị sản xuất nông sản đối với
nước phát triển, và không quá 10% đối với các nước đang phát triển. Biện
pháp hỗ trợ này gồm:
+ Hỗ trợ giá thị trường: áp dụng giấy phép, hạn ngạch để hỗ trợ trong
nước làm cho giá trong nước không phản ánh đúng theo giá thị trường quốc tế.
+ Hỗ trợ bằng cách thu mua theo giá can thiệp của Chính phủ.
14
- Nhóm chính sách hộp xanh lá cây
Gồm các biện pháp trợ cấp không tạo ra hoặc ít bóp méo thương mại
gồm: Các khoản hỗ trợ như trợ cấp lương hưu, chương trình chuyển đổi tái cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, các chương trình bảo vệ môi trường, các chương
trình hỗ trợ vùng, dự trữ quốc gia vì mục tiêu an ninh lương thực, các dịch vụ
công của Nhà nước đối với nông nghiệp.
- Nhóm chính sách hộp xanh lam:
Đó là những biện pháp có thể làm bóp méo giá trị thương mại, nhưng ở
mức độ không phải cam kết cắt giảm. Bao gồm các khoản chi trả trực tiếp trong
các chương trình hạn chế sản xuất; các trợ cấp thuộc chương trình phát triển
của các nước đang phát triển (trợ cấp đầu tư, trợ cấp cho người nghèo có thu
nhập thấp hoặc nông dân ở vùng khó khăn; trợ cấp để nông dân chuyển từ trồng
cây thuốc phiện sang trồng cây khác).
* Trợ cấp xuất khẩu

Hiệp định nông nghiệp quy định các nước thành viên không được áp
dụng lại trợ cấp xuất khẩu nông sản và phải kê khai cam kết cắt giảm cả về giá
trị và khối lượng các mặt hàng được nhận trợ cấp. Các nước phát triển cắt giảm
36% về giá trị và 21% về khối lượng tương ứng trong vòng 6 năm. Các nước
đang phát triển cắt giảm 24% và 14% tương ứng trong vòng 10 năm. Ngoài các
hiệp định trên trực tiếp trong nông nghiệp còn có các hiệp định liên quan đến
nông nghiệp như: hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hiệp định
về các biện pháp về kiểm dịch động thực vật…
Là một nước có gần 80% dân cư sinh sống ở các vùng nông thôn và sản
xuất nông lâm nghiệp với trình độ thấp, sản xuất lạc hậu nên trong nhiều năm
qua nhà nước ta đã có những hỗ trợ cho lĩnh vực này, do đó việc thực thi các
quy định của WTO về trợ cấp đối với nông lâm sản sẽ mang lại nhiều thách
thức cho ngành này.
15
2.4.2. Sự cần thiết phải hội nhập của ngành lâm nghiệp
Hội nhập là một xu thế khách quan mà bất kỳ một quốc gia nào trên thế
giới cũng phải tiến hành, chỉ khác một điều là tiến trình hội nhập diễn ra ở các
quốc gia khác nhau sẽ diễn ra khác nhau mà thôi. Khi tiến hành hội nhập có
nghĩa là các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân cũng phải tự đặt
mình trong một xu thế mới, chủ động vận động để đi kịp thời đại. Là một thành
phần của nền kinh tế quốc dân ngoài việc đi theo xu thế chung, để thấy rõ tại
sao ngành lâm nghiệp phải tham gia hội nhập ta sẽ đi phân tích một số vấn đề
tác động sau:
Thứ nhất, ta thấy rằng ngày nay xu hướng tiêu dùng mặt hàng lâm sản
trên thế giới, khu vực và trong nước ngày một tăng lên trong khi đó với nguồn
tài nguyên phong phú với chủ trương phát triển vốn rừng sẽ giúp chúng ta đáp
ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ những tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ hệ thống giống cây trồng trong lâm nghiệp được cải thiện,
nâng cao năng suất và chất lượng, đảm bảo được tiến độ phát triển.
Khu vực Đông Nam Á là một trong những khu vực có tay nghề về chế

biến lâm sản như công nghệ chế biến giấy của Inđônêxia, Malayxia,
Philippin… đặc biệt hơn đây cũng là khu vực có nguồn nguyên liệu xuất khẩu
khá lớn, nên tiến hành hội nhập làm cho giá nguyên liệu nhập khẩu giảm xuống
giúp cho chế biến trong nước phát triển hơn.
Thứ hai, như chúng ta đã nói lâm nghiệp là một ngành có vai trò quan
trọng đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước đặc biệt là chế biến lâm sản.
Phát triển ngành chế biến lâm sản sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp đồng thời tác động đến sự tăng trưởng của ngành công ngiệp làm
chuyển dịch cả cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó sản phẩm gỗ chế biến có giá trị của
chúng ta ngày một chiếm ưu thế trên thị trường cụ thể: hiện nay, đồ gỗ Việt
Nam có mặt ở 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn như
Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan… Trong những năm gần đây cùng với công nghệ
mới về xử lý và chế biến gỗ, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ ở nước ta năm 2005
16
đạt 1,5 tỷ USD, năm 2006 1,73 tỷ USD, riêng năm 2007 mức xuất khẩu tăng
vọt đạt 2,5 tỷ USD/năm. Chỉ trong một thời gian ngắn ngành chế biến gỗ trở
thành một mũi nhọn xuất khẩu quan trọng trong nông nghiệp, hàng chế biến
lâm sản cùng với 6 mặt hàng khác duy trì vị trí trong nhóm các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của cả nước. Nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khâu lâm sản sẽ góp
phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH – HĐH)
nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung một cách có hiệu quả
vững chắc, đạt mục tiêu nước ta là nước công nghiệp vào năm 2020.
Thứ ba, nước ta có rất nhiều lợi thế về lâm sản khi tham gia hội nhập:
- Được Đảng và Nhà nước quan tâm coi là ngành quan trọng và bên cạnh
đó người dân cũng nhận thức được tầm quan trọng của ngành.
- Ngành lâm nghiệp có một thời gian khá dài chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm, tạo ra được
nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả các lĩnh vực khai thác, chế biến và tiêu
thụ sản phẩm.
- Việt Nam có diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn và khí hậu nhiệt đới làm

cho chúng ta đa dạng về các loài lâm sản đặc sản.
Có thể nói khả năng hội nhập của ngành lâm nghiệp Việt Nam là rất lớn,
đặc biệt là ngành chế biến lâm sản. Tuy đã gia nhâp WTO đến nay đã hơn một
năm nhưng trên thực tế quá trình hội nhập của ngành lâm nghiệp Việt Nam vẫn
còn ở giai đoạn sơ khai, chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ, kỹ càng, chưa
đạt tới trình độ phát triển trong môi trường kinh tế hiện đại, hội nhập vào nền
kinh tế nói chung và WTO nói riêng. Tuy ngành lâm nghiệp Việt Nam đã có
được tiếng nói trên thị trường thế giới, nhất là ngành chế biến lâm sản. Nhưng
bên cạnh đó ngành lâm nghiệp còn rất nhiều khó khăn do Việt Nam là nước
nông nghiệp nhiệt đới và bán nhiệt đới, nắng hạn về mùa khô, lũ lụt về mùa
mưa gây tổn thất lớn trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Quy mô sản
xuất đồ gỗ ở nước ta nhỏ, chi phí lao động cao, công nghệ thấp, thiếu vốn lớn,
nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu nên giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp,
17
thương hiệu, nhãn mác chưa có hoặc có rồi nhưng bị tranh chấp. Khả năng tiếp
thị quảng cáo còn hạn chế và thị trường cho xuất khẩu đôi khi thiếu ổn định …
Nên ngành lâm nghiệp của Hà Tĩnh cũng không nằm ngoài những khó khăn
chung đó của đất nước. Do vậy ngành lâm nghiệp nước ta cần phải được Đảng,
Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm đến sự phát triển hội nhập
của ngành, tận dụng được những thuận lợi đồng thời khắc phục khó khăn, tự
học hỏi nghiên cứu, nhận định tình hình hiện tại và tương lai rút ra bài học kinh
nghiệm.
18
Chương 3
THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP HÀ TĨNH VỚI YÊU CẦU
HỘI NHẬP WTO
3.1. Những yêu cầu và lộ trình cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế tác
động đến kinh tế lâm nghiệp Việt Nam.
Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đã
từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Và để thu hút được

sự quan tâm chú ý đối với các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi Việt Nam phải
linh hoạt trong việc đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp. Các chính sách cải
cách, tự do hóa thương mại nói chung đối với hàng nông sản nói riêng được
thực hiện trên ba lĩnh vực:
- Từng bước cắt giảm thuế quan và loại bỏ dần các hàng rào phi thuế
quan.
- Mở rộng quyền tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh
nghiệp.
- Thực hiện các cam kết quốc tế và đổi mới chính sách từng bước phù
hợp với quy định quốc tế. Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan đã nhiều
lần sửa đổi và bổ sung. Cụ thể:
3.1.1. Về chính sách thuế quan
Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia
trong thương mại quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã thõa thuận về đối xử tối huệ
quốc với 71 nước và vùng lãnh thổ.
Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi Luật thuế xuất, nhập khẩu đã được ban
hành. Nhờ đó, những chính sách cụ thể về thuế quan đã được ban hành như các
văn bản về thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu để thực hiện theo chương
trình thu hoạch sớm của Hiệp định khung giữa ASEAN với Trung Quốc, thuế
giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu, một số chính sách quy định về
miễn giảm thuế nhập khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng, quy định về trị giá tính
19
thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan, cùng nhiều văn bản chính sách đối với xuất
nhập khẩu các hàng hóa nông sản
Biểu 3.01: Thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình ưu đãi thuế
quan
Loại thuế quan
1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan (%)
Loại trừ ngay

1,496 1,996 3,590 4,230 4,830 5,430 6,030 6,030 6,030 6,030
Loại trừ tạm thời
1,483 0,983 2,440 1,800 1,200 0,600 0 0 0 0
Loại nhạy cảm
0,026 0,026 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051 0,051
Loại miễn trừ
0,213 0,213 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202 0,202
Tổng số
3,218 3,218 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283 6,283
Thuế quan trung bình đơn giản (%)
Loại trừ ngay
6,8 5,8 5,6 4,7 3,9 3,8 2,8 2,6 2,5 2,3
Loại trừ tạm thời
19,9 19,9 19,9 19,8 19,6 19,4 17,5 13,4 8,9 3,9
Trung bình
12,6 12,1 11,9 11,4 10,9 10,7 9,3 7,4 5,3 3,0
(Nguồn: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn)
Các văn bản chính sách thuế quan của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với
nguyên tắc phân loại của Danh mục thuế quan, áp dụng biểu thuế với với các
loại thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường theo Hiệp định
khung và lịch trình cắt giảm thuế quan theo AFTA. Chính phủ đã quy định
danh mục hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu khi tham gia vào chương trình thu
hoạch sớm với lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm đến 2008 (biểu3.02)
Biểu 3.02: Lộ trình cắt giảm thuế quan tham gia chương trình thu hoạch
sớm
Nhóm thuế suất
Lộ trình cắt giảm thuế quan (% vào 01/01 hàng năm)
2004 2005 2006 2007 2008
Nhóm 1 (trên 30%) 20,0 15,0 10,0 5,0 0,0
Nhóm 2 (15 - 30%) 10,0 10,0 5,0 5,0 0,0

Nhóm 3 (dưới 15%) 5,0 5,0 0-5,0 0-5,0 0,0
Nguồn:Vụ kế hoach Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 11/2005
Chính phủ thảo luận thống nhất thuế quan trần và lộ trình cắt giảm thuế
quan thông thường theo Hiệp định khung ASEAN với 4 nước (AC_FTA):
20
Biểu 3.03: Lộ trình cắt giảm thuế quan thông thường của Việt Nam theo
AC_FTA
Thuế suất
MFN (%)
Mức thuế suất trần theo các năm (%)
2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X >60
60,0 50,0 40,0 30,0 25,0 15,0 10,0 0,0
45 < X < 60 40,0 35,0 35,0 30,0 25,0 15,0 10,0 0,0
35 <X < 45 35,0 30,0 30,0 25,0 20,0 15,0 5,0 0,0
30 < X < 35 30,0 25,0 25,0 20,0 17,0 10,0 5,0 0,0
25 < X < 30 25,0 20,0 20,0 15,0 15,0 10,0 5,0 0,0
20 < X < 25 20,0 20,0 15,0 15,0 15,0 10,0 5,0 0,0
15 < X < 20 15,0 15,0 10,0 10,0 10,0 5,0 0-5,0 0,0
10 < X < 15 10,0 10,0 10,0 10,0 8,0 5,0 0-5,0 0,0
7 < X < 10 7,0 7,0 7,0 7,0 5,0 5,0 0-5,0 0,0
5 < X < 7 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 0-5,0 0,0
X < 5 Giữ nguyên mức thuế suất 0,0
Nguồn: Vụ kế hoạch Bộ NN&PTNN tháng 11/2005, X là mức thuế suất 1/7/2003
Đánh giá chung, chính sách thuế quan hiện nay có nhiều thay đổi tiến bộ
thể hiện ở tính cụ thể và minh bạch hơn, phù hợp với quy định quốc tế. Chính
sách đã có sự thay đổi theo các cam kết và tình hình trong nước, số nhóm thuế
suất được rút gọn và đơn giản hóa, tạo nên tính đồng nhất cao. Các cơ quan cán
bộ chuyên ngành, người quản lý xuất nhập khẩu được nâng cao trình độ chuyên
môn, kỹ năng và trách nhiệm trong thực thi công việc. Tuy nhiên chính sách

thuế quan vẫn còn những bất cập sau:
- Thứ nhất, việc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các hiệp định đã
tạo cơ hội cho hàng nông sản các nước, nhất là Trung Quốc và Thái Lan là
những nước có hàng nông sản cạnh tranh với nông sản trong nước nhập khẩu
mạnh vào nước ta. Trong khi đó nước ta chưa chuẩn bị các điều kiện sử dụng
các hàng rào kỹ thuật ngăn chặn. Mặt khác năng lực quản lý kiểm soát hàng
nhập khẩu còn hạn chế nên ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và an toàn thực
phẩm.
- Thứ hai, hạn ngạch thuế quan là công cụ sử dụng khá phổ biến ở các
nước, nhưng nước ta chỉ sử dụng đối với một số sản phẩm liên quan đến thuốc
lá. Vì thế ưu thế của biện pháp này chưa được phát huy.
21
- Thứ ba, giá trị tính thuế tuy đã có sự thay đổi, nhưng việc kết hợp vận
dụng giữa tính theo giá trị giao dịch và phương pháp suy luận sẽ tạo kẽ hở cho
hải quan tính theo ý chủ quan, gây nên những thất thoát cho ngân sách.
Là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, Hà Tĩnh cũng phải đặt mình
trong sự vận động của nền kinh tế đất nước và nền kinh tế thế giới. Do vậy
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng phải từng bước thực hiện các lộ trình cam
kết cắt giảm thuế của Việt nam khi gia nhập WTO.
3.1.2. Phi thuế quan
Trong những năm 1990, Chính phủ đưa ra các chính sách phi thuế quan
nhằm điều tiết cung cầu trong nước và kiểm soát thương mại với nước ngoài,
gốm: Danh sách các mặt hàng xuất, nhập khẩu bị hạn chế định lượng; các mặt
hàng bị cấm xuất, nhập khẩu và các mặt hàng thuộc dạng chỉ định đầu mối
xuât, nhập khẩu. Hạn chế định lượng một số mặt hàng xuất nhập khẩu được áp
dụng năm 1994, được thay đổi từ 5 mặt hàng năm 1996 lên 8 mặt hàng năm
1997.
Năm 2001, Quyết định 46/2001/QĐ- TTg quy định: Các mặt hàng nông
sản, lâm sản cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên, củi than là từ gỗ
có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Loại hàng nông, lâm sản cấm nhập khẩu: thuốc

lá, xì gà và các dạng thuốc lá thành phần khác.
a. Về trợ cấp của Nhà nước
Theo quy định của WTO thì các nước phải cam kết cắt giảm trợ cấp dạng
hổ phách nhưng vẫn duy trì và không phải cam kết cắt giảm trợ cấp dạng hộp
xanh lá cây và hộp xanh lam.Theo đó đối với lâm nghiệp, các hỗ trợ của Nhà
nước nhằm tăng cường quản lý rừng và phát triển rừng bền vững ở mức độ cấp
quốc gia bao gồm: phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, nghiên cứu khoa học,
khuyến nông khuyến lâm và phát triển thị trường.
Ở Việt Nam thực tế về tài trợ tài chính của Nhà nước cho nghề rừng
trong thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng như: đường sá,
22
đầu tư trại giống quốc gia, tiến hành thực hiện phổ cập kiến thức về xã hội hoá
nghề rừng…
Trong thời gian qua thực hiện theo chủ trương phát triển rừng toàn quốc
Hà Tĩnh đã tổ chức thực hiện các chương trình, dự án nhằm phục hồi và nâng
cao diện tích rừng hiện có như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661,
chương trình 135…
Bên cạnh đó thực hiện chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi để
người dân có điều kiện tiến hành sản xuất lâm nghiệp tăng thu nhập cho hộ gia
đình góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân…
b. Về vấn đề lâm nghiệp bền vững
Môi trường và phát triển là vấn đề to lớn được toàn xã hội quan tâm.
Thực hiện phát triển bền vững đã trở thành nhiệm vụ bức thiết và gian khổ của
toàn thế giới, nó trực tiếp liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của nhân loài. Nó
ảnh hưởng đến mỗi nước, mỗi khu vực, cho đến mỗi người trên toàn cầu. Cho
nên việc phát triển bền vững chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của mọi hoạt động
kinh tế của loài người. Hoạt động lâm ngiệp là một bộ phận tổ thành quan trọng
của hoạt động đó, cho nên kinh doanh bền vững là linh hồn của lâm ngiệp hiện
đại.
Rừng là chủ thể sinh thái lục địa, là chiếc cầu nối và đai mở thực hiện sự

thống nhất môi trường và phát triển. Rừng là một kho tài nguyên, kho gen, kho
năng lượng, kho dự trữ cacbon hoàn thiện nhất về chức năng của giới tự nhiên.
Có tác dụng quyết định trong việc cải thiện môi trường sinh thái và duy trì cân
bằng sinh thái, đồng thời lại là tài nguyên không thể thiếu được của hoạt động
con người đối với phát triển bền vững kinh tế xã hội nó có một ý nghĩa chiến
lược cực kỳ quan trọng.
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất phải hướng về kinh tế quốc dân và
cuộc sống nhân dân cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Nó đi tìm việc tăng của
cải vật chất và nâng cao lợi ích kinh tế, nhưng do sự biến đổi phương thức sống
và phát triển kinh tế của nhân dân đối với công ích của rừng phải tăng trưởng
23
nhanh, kinh doanh rừng ở góc độ du lịch vui chơi và môi trường mỹ học trở
thành một trào lưu không thể thay đổi được. Cho nên sản xuất vật chất rừng và
bảo vệ rừng sống phải thống nhất với nhau. Trong quá trình lợi dụng rừng vừa
không làm tổn thương một nền sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ để thu được
hiệu ích kinh tế lớn nhất. Đồng thời lợi dụng đầy đủ tính năng đa dạng, phức
tạp và chức năng to lớn của loài sinh vật và kết cấu cây rừng. Tích cực phát huy
đầy đủ cải thiện môi trường sinh thái và chức năng phục vụ xã hội.
Bên cạnh đó thực hiện xây dựng rừng theo “tiêu chuẩn quản lý rừng bền
vững”. Chứng chỉ rừng được coi là công cụ mềm để thiết lập quản lý rừng bền
vững (QLRBV) nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế,
vừa đảm bảo các mục tiêu về môi truờng và xã hội. Để đảm bảo rừng sản xuất
được quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đạt “Tiêu
chuẩn quản lý rừng bền vững”. Để xác nhận QLRBV thì phải tổ chức đánh giá
và cấp chứng chỉ rừng. Hiện đã có những tổ chức cấp chứng chỉ, như: Hội đồng
quản trị rừng quốc tế (FSC) hoặc được FSC uỷ quyền (như Smartwood, Hội
đất). Việc cấp chứng chỉ rừng chỉ thực hiện ở đơn vị quản lý, chưa có chứng
chỉ ở cấp quốc gia. Lợi ích của cấp chứng chỉ rừng là sản phẩm từ rừng có tính
cạnh tranh cao trên những thị trường coi trọng bảo vệ rừng và môi trường. Nếu
có quy trình theo dõi quá trình hình thành sản phẩm từ khâu khai thác đến khâu

thành phẩm, gọi là chuỗi hành trình thì sản phẩm được dán nhãm của tổ chức
cấp chứng chỉ.
c. Về vấn đề cạnh tranh thương mại bình đẳng
Theo nguyên tắc của WTO là tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng
bình đẳng trong đó hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh
không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số
doanh nghiệp nhất định.
Tuy nhiên đối với ngành lâm nghiệp thì gần như chưa có một vụ kiện
nào thể hiện sự cạnh tranh không bình đẳng. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu
là các loại gỗ nhân tạo như: gỗ dăm, gỗ ghép thanh… ngoài ra sản phẩm được
24
nhiều nước trên thế giới ưa chuộng là đồ thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Bên
cạnh đó chúng ta tạo môi trường bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp, trong đó
chú trọng đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong nông
nghiệp. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá doanh nghiệp về năng lực
cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tăng cường
quản lý các doanh nghiệp nhà nước theo luật trên cơ sở tổ chức lại các Bộ,
Ngành và hệ thống luật pháp ngày càng bình đẳng hơn giữa các loại hình doanh
nghiệp.
3.2. Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh
3.2.1. Về công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng
Diện tích rừng trồng hiện có của Hà Tĩnh là 84.645 ha. Bình quân mỗi
năm Hà Tĩnh trồng mới được 6.000 ha. Trong đó: Rừng trồng bằng vốn ngân
sách Nhà nước là 1.600 ha, trồng bằng nguồn vốn vay là 2000 ha, diện tích còn
lại 2.400 ha là dân cư tự bỏ vốn ra trồng. Ngoài ra mỗi năm Hà Tĩnh còn trồng
được 13 - 15 triệu cây phân tán các loại, đưa độ che phủ của rừng từ 34.1%
năm 1999 lên và hiện nay là 47%, tăng bình quân 1.5% / năm. Là tỉnh có độ
che phủ cao trong toàn quốc. Ý thức của người dân về rừng, về môi trường sinh
thái và bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt, xu thế trồng rừng
nguyên liệu, trồng cây bản địa quý hiếm, trồng cây có giá trị kinh tế cao như

cây Dó Trầm được nhân dân phát triển mạnh, cùng với các loài cây chủ lực
khác như cây Cao Su, cây Keo, cây Phi Lao, cây Mây Nếp và một số lâm sản
ngoài gỗ… đã tạo nên các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, gắn với nhà
máy chế biến, tạo được động lực thúc đẩy quá trình phát triển rừng.
Bảo vệ rừng là công tác thường xuyên, liên tục có mối quan hệ mật thiết
không thể tách rời với việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng. Trong những
năm qua công tác bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành, các chủ rừng quan
tâm, chú trọng. Vì vậy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nỗi bật là:
- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có gồm 214.958 ha rừng tự nhiên; 84.645
ha rừng trồng
25

×