Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HÀ TĨNH VỚI VIỆC GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.62 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP HÀ
TĨNH VỚI VIỆC GIA NHẬP WTO
2.1. Vai trò vị trí của ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời
sống xã hội. Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có ghi: “Rừng là tài nguyên quý
báu của đất nước, có khả năng tái tạo là một bộ phận quan trọng của môi trường
sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của
nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”. Vai trò này được thể hiện:
2.1.1. Vai trò cung cấp
Cung cấp là một trong những vai trò quan trọng của rừng. Trong thực tế mọi
thứ cần thiết cho sự tồn tại của con người như cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bên cạnh đó
rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, công
nghiệp chế biến thực phẩm… Đặc biệt đây là nguồn cung cấp lương thực, dược
liệu quý phục vụ trực tiếp cho đời sống dân cư.
2.1.2. Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
Một vai trò đặc biệt của rừng là phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái
gồm các vai trò như: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển nhằm bảo vệ đất,
tránh các hiện tượng xói mòn rửa trôi đất, chống nhiễm mặn đất và bảo vệ nguồn
nước, đồng thời hạn chế và phòng chống các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lũ quét…
Ngoài ra rừng còn có vai trò phòng hộ đối với các khu công nghiệp, các khu
đô thị, bảo vệ các đồng ruộng và các khu dân cư khỏi các nạn cát bay và mặn hoá,
điều hoà khí hậu, làm sạch không khí… Rừng còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ các
khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan du lịch, đồng thời rừng còn là đối
tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, là nơi dự trữ sinh quyển, làm tăng
thêm tính đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm…
2.1.3. Vai trò xã hội
Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào nhiều nguồn hàng hoá và dịch vụ môi
trường tự nhiên. Khi mất rừng thì những người dân bị mất rừng cũng vẫn có thể
thu được những lợi ích thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất lâm nghiệp.


tuy nhiên hậu quả của việc mất rừng là rất lớn, tuy nhiên ai cũng hiểu được hậu
quả của việc diện tích rừng bị giảm sút và vì vậy phá rừng để nhằm các mục tiêu
khác không phải là phương án hay.
Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng
quyết định sự tồn tại của ngành lâm nghiệp, là nguồn thu nhập chính của đồng bào
các dân tộc miền núi. Hiện nay rất nhiều người nghèo Việt Nam sống gần rừng, do
vậy tài nguyên rừng cần phải được quan tâm đích đáng trong công cuộc xoá đói
giảm nghèo. Đồng thời rừng là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao
động xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động sống gần rừng…
Bên cạnh những vai trò cơ bản trên thì trong lịch sử cũng như hiện nay rừng
còn có vai trò đặc biệt trong việc góp phần bảo vệ lãnh thổ đất nước trong chiến
tranh và cả thời bình.
2.2. Các tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp của Hà Tĩnh
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ có phía Bắc giáp với thành
phố Vinh, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào và phía đông là biển
Đông, là tỉnh có đường giao thông khá ngắn sang Lào và Thái Lan qua cửa khẩu
Cầu Treo, bên cạnh đó còn có nhiều cảng lớn như cảng sông Xuân Hải và cảng
biển nước sâu Vũng Áng là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế của tỉnh
với các tỉnh khác trong nước và với các nước láng giềng.
Ngoài ra Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 605.575 ha, với 80% diện tích là
đồi núi phân hoá phức tạp và chia cắt mạnh hình thành các vùng sinh thái khác
nhau. Địa hình đó đã tạo cho Hà Tĩnh có những cảnh quan có giá trị về mặt du lịch
cũng như sinh thái như: Rừng nguyên sinh Vũ Quang, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ
Gỗ… Với tổng diện tích tự nhiên đó thì đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 365.577
ha, cụ thể như sau: Đất có rừng là 299.603 ha gồm 214.958 ha là đất rừng tự nhiên,
84.645 ha là đất rừng trồng; đất chưa có rừng là 65.974 ha. Đất lâm nghiệp của tỉnh
Hà Tĩnh chiếm 60,37% với độ che phủ rừng trên 45% (bình quân mỗi năm tăng
1.5%). Bên cạnh gỗ là tài nguyên rừng chủ yếu trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm
như: Pơ mu, Gụ mật, Lim xanh thì rừng Hà Tĩnh còn có nhiều loại động vật và lâm

sản ngoài gỗ khác khá phong phú về loài. Về thực vật có đến 143 họ, 380 chi, 761
loài, có 265 loài cung cấp gỗ, 37 loài cây cảnh, còn rất nhiều loại dược liệu quý
khác… Động vật rừng cũng khá phong phú, trong đó lớp động vật có xương sống
bước đầu thống kê được 364 loài thuộc 99 họ, 28 bộ của hầu hết các lớp; Lớp thú
có 65 loài (gồm 8 bộ, 23 họ), trong đó có các loài đặc hữu như Sao La, Hổ, Voi, Bò
Tót… Lớp chim đã phát hiện được 322 loài, thuộc 62 họ, 17 bộ, có 17 loài được
ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có các loài đặc hữu như Gà Lôi
Lam mào đen, Gà Lôi Lam đuôi trắng, Trĩ Sao…
Với số lượng loài động thực vật như trên có thể nói rừng Hà Tĩnh có tính đa
dạng sinh học cao. Đây là nguồn tài nguyên sinh học vô giá cần được bảo tồn, giữ
gìn vì mục tiêu kinh tế, môi trường, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt được mức tăng trưởng khá. Tuy
nhiên, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh thuần nông và vẫn là một trong những tỉnh nghèo
của cả nước với GDP theo giá trị thực tế chỉ đạt khoảng 5.905 tỷ VNĐ (chiếm
khoảng 0.72% GDP của cả nước năm 2005). Tỷ lệ hộ nghèo khá cao 38,61% (cao
hơn hẳn vùng Bắc Trung Bộ 10%), GDP bình quân đầu người chỉ bằng 47% so với
cả nước (4.579.000 VNĐ/năm 2005). Thu vẫn chưa đủ chi và vẫn dựa chủ yếu vào
trợ cấp của Trung Ương.
Hà Tĩnh có dân số khoảng 1.286.730 nguời, trong đó lao động xã hội có hơn
576.000 người, hơn 299.000 hộ, trong đó lao động trong lĩnh vực Nông Lâm
nghiệp có hơn 483.000 người chiếm 83,8% tổng số lao động (cả nước tỷ lệ này là
65%). Dân số và lao động Nông, Lâm nghiệp chiếm đại bộ phận dân cư và lao
động trong tỉnh, nhưng nhìn chung chất lượng lao động còn thấp, chủ yếu lao động
chưa qua đào tạo (số lượng lao động đã qua đạo tạo từ 6 tháng trở lên chưa đạt
18%) do vậy rất hạn chế cho việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nên vấn đề chất lượng lao động là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới nhằm
nâng cao năng lực cho người lao động, tạo cơ hội việc lám cho họ để tham gia vào
các quá trình sản xuất trong thời kỳ CNH - HĐH.
Bên cạnh đó Hà Tĩnh hệ thống đường Quốc gia đi qua gồm: Đường sắt,

Quốc lộ IA, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 8A, đường 12… có hệ thống tỉnh lộ,
huyện lộ và hệ thống đường liên thôn liên xã khá hoàn chỉnh. Ngoài ra Hà Tĩnh
còn có hệ thống cảng biển như: Xuân Hải, Vũng Áng. Các tuyến đường và hệ
thống cảng biển tạo cho Hà Tĩnh một thế mạnh về giao lưu kinh tế trong và ngoài
tỉnh cũng như giao lưu với các nước trong khu vực. Tuy nhiên hệ thống giao thông
trong lâm nghiệp còn thiếu trầm trọng, số đã có thì đã xuống cấp trầm trọng, không
được duy tu bảo dưỡng nên đã gây trở ngại khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp.
Theo ước tính thì hệ thống đường giao thông hiện nay phục vụ cho công tác lâm
nghiệp chỉ mới đáp ứng được từ 20 - 25% nhu cầu, vì vậy trong thời gian tới cần
phải quan tâm đầu tư nhằm phát huy được được hiệu quả tiềm năng của lâm,
nghiệp.
Hệ thống cơ sở chế biến lâm sản tại Hà Tĩnh cũng khá phong phú và năng
lực chế biến lớn như nhà máy sản xuất gỗ dăm ở Vũng Áng 230.000 tấn/năm. Tuy
nhiên còn thiếu các cơ sở chế biến nhỏ gắn với cùng nguyên liệu tại chổ để có thể
sơ chế.
Hiện nay toàn tỉnh có 9 vườn ươm công nghiệp, có thể sản xuất cây giống từ
mô, hom… các vườn ươm này đều có vườn vật liệu giống đảm bảo, có khả năng
sản xuất 5 - 6 triệu cây giống mỗi năm, ngoài ra còn có hàng chục vườn ươm tạm.
Và với hệ thống này nếu tiếp tục củng cố và tổ chức lại sản xuất tốt thì có thể hoàn
toàn chủ động đảm bảo cung ứng đủ giống cho trồng rừng.
Trong xu thế phát triển mới thì đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp Hà Tĩnh
cũng có những biến đổi tích cực có nhiều dự án lớn như dự án xây dựng nhà máy
băm dăm cở cảng Vũng Áng, dự án trồng rừng nguyên liệu và một số dự án về lĩnh
vực thuỷ sản…
Bên cạnh đó đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa phát huy
đầy đủ tiềm năng và thế mạnh của của tỉnh trên lĩnh vực này. Xu hướng chủ yếu là
khai thác sử dụng tài nguyên và các nguồn lực sẵn có như lao động, đất đai, tài
nguyên… một số dự án trồng rừng nguyên liệu với diện tích khá lớn song hiệu quả
kinh tế và môi trường chưa tương xứng.
Nguyên nhân kinh doanh trong nông nghiệp được xem là lĩnh vực có nhiều

rủi ro. Đồng thời năng lực của các nhà quản lý thấp, thiếu các dịch vụ cần thiết, cơ
sở hạ tầng kém, thủ tục hành chính khó khăn…
Đòi hỏi tỉnh Hà Tĩnh phải có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích
đầu tư vào lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp tỉnh
tương xứng vời tiềm năng hiện có.
2.3. Các hoạt động của ngành lâm nghiệp
2.3.1. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng
Đây là một trong những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp. Hoạt động
trồng rừng được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau cả về mặt kinh tế lẫn
xã hội. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chắn sóng, chắn cát,
trồng rừng đê bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho con
người nói riêng và cho các loài sinh vật nói chung. Ngoài ra việc trồng rừng vùng
đệm góp phần vào công tác bảo vệ phân khu đặc biệt của rừng đặc dụng, khoanh
nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Trồng rừng phục vụ cho sản xuất kinh doanh khai
thác lâm sản.
Đi kèm với hoạt động trồng rừng là bảo vệ rừng không kém phần quan
trọng. Hoạt động này nó quyết định sự thành công hay không thành công của hoạt
động trồng rừng. Với tình trạng rừng càng ngày càng suy giảm về mặt số lượng và
chất lượng do khai thác bừa bãi và sâu bệnh… đòi hỏi phải làm sao bảo vệ và nâng
cao chất lượng diện tích rừng hiện có đồng thời thực hiện nâng cao độ che phủ của
rừng, giảm tối đa diện tích đất chưa có rừng, thực hiện phát triển lâm nghiệp bền
vững. Để làm được điều này thì việc bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của
riêng các cơ quan chức năng mà đó là trách nhiệm của mỗi người dân, hay nói
đúng hơn là thực hiện xã hội hóa nghề rừng.
2.3.2. Hoạt động khai thác lâm sản
Là hoạt động nhằm khai thác các sản phẩm từ rừng nhằm phục vụ cho hoạt
động sản xuất và tiêu dùng xã hội: khai thác gỗ tròn, gỗ nguyên liệu và các lâm sản
ngoại gỗ như tre, nứa, dược liệu, lương thực và nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Khai thác lâm sản là một nghề lâu đời, gắn liền với nông nghiệp nông thôn
miền núi và vùng dân cư sống gần rừng, hoạt động này mang tính chất nhỏ bé, tự

cấp, manh mún. Do sự phát triển của ngành chế biến lâm sản nên hiện nay hoạt
động này đã phát triển hơn có nhiều thành phần kinh tế tham gia.
2.3.3. Hoạt động chế biến lâm sản
Chế biến lâm sản là một ngành công nghiệp quan trọng, là hoạt động tạo ra
giá trị gia tăng cho các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là với hàng lâm sản xuất khẩu.
Nó lấy nguyên liệu từ ngành khai thác. Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển
cho phép sử dụng triệt để và tiết kiểm nguyên liệu từ rừng, nâng cao chất lượng và

×