Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đặc điểm của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 119 trang )

0
























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VƯƠNG DĨNH


(Wang Ying)

ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ PHẬT GIÁO TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC











Hà Nội - 2013

1

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ PHẬT GIÁO TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

VƯƠNG DĨNH
(Wang Ying)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang







Hà Nội - 2013
2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


TÁC GIẢ

Vương Dĩnh














3

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô và các bạn. Với lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khang, người thầy kính mến đã hết lòng
giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô của Khoa Ngôn Ngữ đã luôn động viên
và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp K55 đã động viên
và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn.













4

MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………….7
Chương 1 Cơ sở lý thuyết của đề tài ……………………………………… 16
1.1 Mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ………………………………… 16
1.1.1 Đặc điểm chung………………………………………………………… 16
1.1.2 Ngôn ngữ tạo ra tôn giáo…………………………………………………17
1.1.3 Tôn giáo phát triển ngôn ngữ…………………………………… 18
1.1.4 Nhận xét………………………………………………………………….20
1.2 Khái quát về Phật giáo ở Trung Quốc có liên quan đến tiếng Hán……… 20
1.2.1 Sự du nhập vào của Phật giáo vào Trung Quốc………………………….20
1.2.2 Các giai đoan phát triển và sự ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc… 22
1.2.3 Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán …………………………23
1.3 Khái quát về Phật giáo ở Việt Nam……………………………………… 26
1.3.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam…………………………………26
1.3.2 Các giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam……………………… 27
1.3.3 Sự ảnh hưỏng của Phật giáo đối với văn hoá Việt Nam………………….29
Chương 2 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt)………………………………………………………… 32
2.1 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo……………………………………………….32
2.1.1 Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển Phật học tiếng Hán 32
2.1.2 Phân loại từ ngữ Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại ………… 37
2.1.3 Khảo sát về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt ……… ……….…………40
2.2 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Hán………………….…… 41
5

2.2.1 Từ phiên âm……………………………………………………… 42
2.2.2 Từ hỗn hợp……………………………………………………………….46
2.2.3 Từ dịch nghĩa…………………………………………………………… 51

2.2.4 Từ gốc Hán Phật hóa…………………………………………………… 56
2.2.5 Thành ngữ Phật giáo…………………………………………………… 58
2.2.6 Tục ngữ Phật giáo……………………………………………………… 61
2.3 Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo tiếng Việt……………………… 62
2.3.1 Từ ngữ Phật giáo tiếng Việt………………………………………………62
2.3.2 Thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Việt………………………………66
2.4 Tiểu kết…………………………………………………………………… 70
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có
đối chiếu với tiếng Việt)………………………………………………………72
3.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nghĩa của từ…………… 72
3.2 Phân loại từ ngữ Phật giáo tiếng Hán theo đặc điểm ngữ nghĩa…… 73
3.2.1 Từ ngữ Phật giáo chuyên dụng………………………………………… 73
3.2.2 Từ ngữ gốc Phật………………………………………………………….75
3.3 Sự phát triển và biến đổi nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng
Việt…………………………………………………………………………… 91
3.3.1 Sự Biến đổi nghĩa cơ bản của từ…………………………………………91
3.3.2 Tăng thêm hay giảm ít nét nghĩa của từ……………………………… 92
3.3.3 Sự biến đổi phạm vi nghĩa của từ………………………………………93
3.3.4 Sự biến đổi sắc thái tình cảm về mặt nghĩa của từ…………………… 93
3.4 So sánh nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
6

hiện đại……………………………………………………………………….94
3.4.1 Nghĩa cơ bản của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng
Việt giống nhau………………………………………………………………95
3.4.2 Nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt có sự
khác nhau…………………………………………………………………… 97
3.5 Tiểu kết 100
Kết luận………………………………………………………………………101
Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 104

Phụ lục……………………………………………………………………… 108














7

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới và là một tôn giáo có
lịch sử lâu dài và nội dung phong phú, vì vậy Phật giáo trở thành đề tài nghiên
cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có ngôn ngữ.
Lịch sử văn hóa của Trung Quốc là lịch sử của sự tiếp xúc với các nền văn
hóa khác nhau trên thế giới trong đó có Phật giáo. Nhờ quá trình giao lưu mà
văn hoá nói chung, ngôn ngữ của Trung Quốc nói riêng cũng chịu ảnh hưởng rất
lớn từ Phật giáo. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo trong
tiếng Hán ở các mặt như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhưng chưa có công trình
nào khái quát chung về đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo
trong tiếng Hán.
Các công trình nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo cũng ít khi quan tâm đến từ

ngữ Phật giáo trong tiếng Việt. Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, nhiều từ ngữ tiếng
Hán được du nhập vào tiếng Việt trong đó có những từ ngữ gốc Phật giáo. Cho
đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ Hán
và Việt trong các lĩnh vực như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp v.v Tuy nhiên,
chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về đặc điểm của từ ngữ Phật giáo
trong tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là Đặc điểm
của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (đối chiếu với tiếng Việt). Luận văn này
hy vọng sẽ có đóng góp nhất định về nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng
Hán và tiếng Việt.
8

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán
Từ xưa đến nay, ngôn ngữ kinh Phật vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của
tiếng Hán, nhưng mãi đến thế kỳ XX, chúng mới được những nhà ngôn ngữ học
quan tâm. Ở Trung Quốc, lần đầu tiên sử dụng ngữ liệu trong kinh điển Phật
giáo để nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hán cận đại là Lã Thục Tương. Năm 1940,
với bài
《释
<
景德传灯录
>
中“在”,“著”二助词》
(Thích <cảnh đức truyền
đăng lục>trung “tại”, “trứ” nhị trợ từ) đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về
ngữ pháp tiếng Hán cận đại. Vào thập kỷ 50, hai tác giả Chu Nhất Lương và ông
Tưởng Lễ Hồng đã bắt đầu nghiên cứu về từ vựng trong kinh điển Phật giáo bản
Hán dịch. Đến thập kỷ 80, kinh điển Phật giáo dần dần được nhiều học giả quan
tâm đến, từ năm 1980 đến năm 2006, có khoảng hơn 900 bài nghiên cứu về

“tiếng Hán Phật giáo”. Trong đó, có nhiều nhà ngôn ngữ học đã góp phần cho
việc nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Chẳng hạn, nghiên cứu về mặt ngữ âm
Phạn-Hán, có học giả Dư Mẫn, Thi Hướng Đông, Lưu Quảng Họa v.v… Nghiên
cứu về từ ngữ lịch sử tiếng Hán, có Lương Hiểu Hồng, Tưởng Thiệu Ngu, Chu
Khánh Chi v.v… Nghiên cứu về ngữ pháp của ngôn ngữ trong kinh điển Phật
giáo có học giả Đổng Côn, Táo Guảng Thuận, Chu Khánh Chi v.v… Phạm vi
nghiên cứu được mở rộng đến các lĩnh vực như sự phiên dịch của kinh Phật ảnh
hưởng đến tiếng Hán, sự ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với tiếng Hán. Có
thể nói “tiếng Hán Phật giáo” là kết quả được tạo ra trong quá trình tiếp xúc
ngôn ngữ văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Sự ảnh hưởng của kết quả này
được thể hiện trong ba phương diện: những giai đoạn quan trọng của sự phát
9

triển của tiếng Hán; hệ thống ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của tiếng Hán; khẩu
ngữ và chữ viết của tiếng Hán.
Thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về từ ngữ Phật
giáo có thể kể đến là:
Thứ nhất là từ điển, nổi tiếng nhất và được sử dụng phổ biến nhất là
《佛学
大辞典》
“Đại từ điển Phật học”
(丁福保
Đinh Phúc Bảo

,
《佛教大辞典》

“Đại từ điển Phật giáo”
(任继愈
Nhiệm Kế Du

),《佛源语词词典》
“Từ điển
từ ngữ Phật nguyên”
(孙维张
Tôn Vi Trương
),《成语与佛教》
“Thành ngữ và
Phật giáo”
(朱瑞玫
Chu Thụy Mai

,
《汉语大辞典》
“Đại Từ điển tiếng Hán”
v.v…
Thứ Hai là các công trình như:
《佛典与中古汉语词汇研究》
“Nghiên cứu
về Phật điển và từ vựng tiếng Hán trung cổ ”
(朱庆之
Chu Khánh Chi
),《佛
经文献语言》
“Phật kinh văn hiến ngữ ngôn”
(余理明
Dư Lý Minh
),《佛经
释词》
“Phật kinh thích từ”
(李维奇

Lý Vi Kỳ
)《佛教词语的构造与汉语词
汇的发展》
“Cấu trúc của từ ngữ Phật giáo và sư phát triển của từ vựng tiếng
Hán”
(梁晓红
Lương Hiểu Hồng
),《俗语佛缘》
“Tục ngữ Phật nguyên”
(赵
朴初
Triệu Phác Sơ

v.v…
Thứ ba là các luận văn, luận án. Từ năm 1980 đến năm 2006, đã có đến
hàng trăm luận văn nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo.
- Về ngữ liệu nghiên cứu ngôn ngữ Kinh Phật, đối tượng nghiên cứu của
các học giả có sự khác nhau và phương pháp nghiên cứu theo hướng đồng đại và
lịch đại. Có những học giả nghiên cứu ngôn ngữ kinh Phât trong một giai đoạn
lịch sử, theo thời gian, có thể phân chia ngôn ngữ kinh Phật thành 3 giai đoạn:
10

1) Ngôn ngữ kinh Phật trước thời Hán. Ví dụ :
《从早期汉译佛典看中古
表方所的指示代词》
“Tung tảo kỳ Hán Dịch Phật Điển khán trung cổ biểu
phương sở đích chỉ thị đại từ ”
(陈文杰
Trần Văn Kiệt
),《早期汉译佛典语

言研究》
“Tảo kỳ Hán dịch Phật điển ngữ ngôn nghiên cứu ”
(陈文杰
Trần Văn
Kiệt
),《东汉佛经音译词的同词异形现象》
“Đông Hán Phật kinh âm dịch từ
tích đồng từ dị hình hiện tượng”
(顾满林
Cố Mãn Lâm

v.v…
2) Ngôn ngữ kinh Phật của thời Nam Bắc triều. Ví dụ:
《魏晋南北朝佛经
词汇研究》
“Ngụy Tấn Nam Bắc triều Phật kinh từ vựng nghiên cứu ”
(颜洽

Nhan Hiệp Mậu

v.v…
3) Ngôn ngữ kinh Phật của thời Tùy-Đường. Ví dụ :
《隋以前佛经释词》

“Tùy dĩ tiền Phật kinh thích từ”
(李维琦
Lý Vi Kỳ
),《先唐佛经词语札记六则》

“Tiên đường Phật kinh từ ngữ trát kỳ lục tắc”

(汪维辉
Uông Vi Huy
),《初唐
佛典词汇研究》
“Sơ đường Phật điển từ vựng nghiên cứu ”
(王绍锋
Vương
Thiệu Phong

v.v…
Một số học giả lấy từ ngữ trong một bộ kinh Phật nào đó để làm đối tượng
nghiên cứu. Những bộ kinh Phật nổi tiếng như “Kim cương kinh” , “Cao tăng
truyện” , “Lục độ tập kinh”, “Đại đường tây vực kỳ”, “Bách dụ kinh”, “Đại tạng
kinh” v.v… Đối với các bộ kinh Phật, có những học giả chỉ nghiên cứu về một
bộ kinh Phật nào đó, chằng hạn như

<
金刚经
>
外来词研究


“<kim cương
kinh>từ ngoại lai nghiên cứu ”
(孔祥珍
Khổng Tường Trân
),《
<
高僧传
>


语札记》
“<Cao Tăng Truyền”
(鲍金华
Bào Kim Hoa
),《
<
六度集经
>
词语
例释》
“<Lục Độ tập kinh >từ ngữ lệ thích
(李维奇
Lý Vi Kỳ
),《
<
大唐西域

>
词语札记》
“<Đại đường Tây du kỳ >từ ngữ trát kỳ”
(梁晓红
Lương
11

Hiểu Hồng

v.v…
Cũng có những học giả nghiên cứu chỉ một bộ kinh Phật nhưng có mấy bản
dịch khác nhau. Ví dụ : “Lục độ tập kinh ”, có một vài học giả nghiên cứu về từ

ngữ của nó trong các bản dịch khác nhau.
- Từ góc độ từ vựng học nghiên cứu từ ngữ Phật giáo.
Về nghiên cứu và phân tích toàn diện cấu trúc của từ ngữ Phật giáo, Lương
Hiểu Hồng là người đầu tiên. Trong tác phẩm “cấu trúc của từ ngữ Phật giáo và
sự phát triển của tiếng Hán”, tác giả áp dụng cơ sở lý luận của từ vựng học và
xuất phát từ góc độ phương thức cấu tạo của tiếng Hán để phân tích cấu trúc của
từ ngữ Phật giáo. Từ ngữ Phật giáo được tác giả phân chia thành 6 loại: từ phiên
âm, từ hỗn hợp (Hán + Phạn), từ dịch nghĩa, từ ngữ tiếng Hán được Phật hóa,
thành ngữ Phật giáo và tục ngữ Phật giáo. Tác giả Chu Thục Mẫn đã phân loại
từ ngữ Phật giáo thành 5 loại, trong đó không có loại tục ngữ Phật giáo. Tiếp
theo, các học giả lại phân tích tiếp kết cấu nội bộ của mỗi một loại. Ví dụ: từ
phiên âm lại phân chia thành hai tiểu loại là: từ phiên âm hoàn toàn và từ phiên
âm bộ phận. Về lĩnh vực thành ngữ và tục ngữ cũng được nhiều học giả quan
tâm đến, chẳng hạn có những bài như:
《成语佛源》
“Thành ngữ Phật nguyên”
(阮文成
Nguyễn Văn Thành
),《谈谈源佛教的成语集中构成形式——读禅
宗传灯录札记》
“Đàm đàm nguyên dư Phật giáo tích thành ngữ tập trung cấu
thành hình thức- đọc thiền tông truyền đăng lục trát kỳ”
(梁晓虹
Lương Hiểu
Hồng

,
《汉语佛教熟语的类型与文化特征》
“Đặc trưng văn hóa và loại hình
của thành ngữ và tục ngữ Phật giáo tiếng Hán ”

(蒋媛
Tưởng Viên

v.v…
- Từ góc độ văn hóa và ngôn ngữ nghiên cứu về vấn đề từ ngữ Phât giáo liên
12

quan đến văn hóa Phật giáo hoặc văn hóa Trung Hoa.
Sự hình thành của từ ngữ Phật giáo không phải chỉ do kinh Phật tạo ra,
Trên thế giới, ngôn ngữ nào cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội, dân tộc và
tôn giáo, vì thế, qua ngôn ngữ có thể phản ánh các hiện tượng văn hóa, ngược lại,
qua văn hóa cũng có thể tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ nào đó. Từ xưa đến
nay, đã có nhiều học giả quan tâm đến vấn để này và việc nghiên cứu cũng đạt
được thành quả nhất định. Ví dụ:
《从佛教成语看佛教文化在中国的发展》
“Từ
gốc độ thành ngữ Phật giáo nhìn sự Phát triển của văn hóa Phật giáo ở Trung
Quốc”
(梁晓虹
Lương Hiểu Hồng
),《论熟语中的佛教文化》
“Luận Văn hóa
Phật giáo trong thành ngữ và tục ngữ”

Trương Lập Bình
),《梵汉文化的合璧
——试析汉语佛教成语的一个构成特征》
“Phạn Hán văn hóa tích hợp bích –
Thí thích Hán ngữ Phật giáo thành ngữ tích y cai cấu thành dặc trưng”
(蒋栋元


Tưởng Đống Nguyên
),《汉语成语与佛教文化》
“Thành ngữ tiếng Hán và văn
hóa Phật giáo ”
(梁晓虹
Lương Hiểu Hồng

v.v…
- Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Phật giáo và từ ngữ Phật giáo đối với từ
vựng tiếng Hán.
Các học giả nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo đã khẳng định, khi từ ngữ
Phật giáo đi với kinh Phật du nhập vào tiếng Hán, đối với từ vựng tiếng Hán có
sự ảnh hưởng rất lớn. Dựa vào kết quả nghiên cứu của các học giả, sự ảnh
hưởng của từ ngữ Phật giáo có thể khái quát về 4 điểm: tạo ra nhiều từ mới và
ngữ nghĩa mới của từ; phát triển từ ngữ tiếng Hán song tiết hóa; làm giàu
phương thức cấu tạo của từ; tính khẩu ngữ của từ vựng Phật giáo. Những tác
phẩm nghiên cứu về vấn đề này có
《试论佛教对汉语词汇的影响》
“sự ảnh
13

hưởng của Phật giáo đối với từ vựng tiếng Hán”
(尤俊成
Vưu Tuấn Thành
),
《简论佛教对汉语的影响》
“sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán”
(梁晓虹
Lương Hiểu Hồng

),《佛教对汉语词汇影响的探析》
“Phật giáo đối
Hán ngữ từ vựng ảnh hưởng tích thám tích”
(王脉
Vương Mạch
),《佛教对汉
语词语的影响》
“sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán”
(黄群
Hoàng
Quần

v.v…
2.2 Tình hình nghiên cứu từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo.
Chẳng hạn:
《成语佛源》
“Thành ngữ Phật nguyên” của Nguyên Văn Thành đã
thu dược 544 thành ngữ, lấy chúng làm đối tượng nghiên cứu để thảo luận phân
tích nguồn gốc và ngữ nghĩa của các thành ngữ Phật giáo.
《佛经词语的汉化》

“Hán hóa từ ngữ Phật kinh” của Nguyễn Ngọc Hiệp, chủ yếu là nghiên cứu từ
ngữ trong kinh sách. Vào năm 2011, có một văn tiến sĩ
《越南语佛教词语研究》
“Nghiên cứu về từ ngữ Phật giáo của tiếng Việt” của Nguyễn Thị Ngọc Hoa.
Công trình này khảo sát từ ngữ Phật giáo chuyên dụng và từ ngữ Phật giáo trong
tiếng Việt hiện đại, miêu tả và phân tích đặc điểm và địa vị của từ ngữ Phật giáo
trong tiếng việt, đối chiếu từ ngữ Phật giáo giữa tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
hiện đại; thu thập những tục ngữ liên quan đến Phật giáo, qua từ ngữ Phật giáo

để nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn này đã góp
phần vào mở ra và phát triển việc nghiên cứu từ ngữ Phật giáo tiếng Việt. Vào
năm 2012, có một luận văn thạc sỹ, đó là “Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ
sinh hoạt” của Nguyễn Thị Bích Thủy.

14

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
- Xuất phát từ lý luận về mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ, luận văn
khảo sát và tìm hiểu lớp từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt.
- Thông qua thống kê, phân loại, phân tích và khái quát đặc điểm cấu trúc và ngữ
nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và đối chiếu với tiếng Việt, luận văn chỉ
ra ảnh hưởng của từ ngữ Phật giáo đối với tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những nét
tương đồng và khác biệt về từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Nghiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Về lí luận, làm rõ quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ;
- Khái quát về những nôi dung về Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam, chỉ ra
ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán và tiếng Việt;
- Khảo sát lớp từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt, phân tích đặc
điểm cấu trúc- ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (đối chiếu với
tiếng Việt)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và
tiếng Việt.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là:
Đối với tiếng Hán cổ là: Từ ngữ đơn tiết và song tiết trong “
佛学大辞典

(Đại Từ Điển Phật học) của 丁福保 (Đinh Phúc Bảo).

Đối với tiếng Hán hiện đại là: Từ và cụm từ cố định có nguồn gốc Phật giáo ,
trong “
现代汉语词典
” (Từ Điển tiếng Hán hiện đại)
15

Đối với từ ngữ Phật giáo trong tiếng Việt là: Từ ngữ Phật giáo gốc Hán, từ ngữ
Phật giáo Việt tạo và từ ngữ Phật giáo thuần Việt trong Đại từ điển tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp miêu tả và phương
pháp so sánh đối chiếu.
Phương pháp miêu tả gồm các thủ pháp phân tích - tổng hợp, thống kê –
phân loại. Thủ pháp thống kê dùng để thu thập dữ liệu, thống kê những từ đơn
tiết và từ song tiết của từ ngữ Phật giáo tiếng Hán trong Đại Từ điển Phật học,
và những từ ngoại lai Phật giáo trong Từ điển tiếng Hán hiện đại.
Trên cơ sở những ngữ liệu đã được thống kê, chúng tôi sẽ phân tích những
đặc điểm chung, tổng hợp các ngữ liệu để phân loại các từ ngữ Phật giáo trong
tiếng Hán và tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi còn miêu tả các đặc điểm cấu trúc
và ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Để tìm ra những tương đồng và khác biệt về đặc
điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán và tiếng Việt.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt)
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ Phật giáo trong tiếng Hán (có
đối chiếu với tiếng Việt)
16


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Mối quan hệ giữa tôn giáo và ngôn ngữ
1.1.1 Đặc điểm chung
Ngôn ngữ và tôn giáo đều là hiện tượng văn hóa của con người, chúng
có lịch sử lâu dài như xã hội loài người. Trong Kinh thánh có ghi: “Từ thuở
khai thiên lập địa đã có ngôn ngữ, ngôn ngữ tồn tại cùng Thượng đế. Ngôn
ngữ chính là Thượng đế ”. Con người trong tiến trình phát triển, đến một thời
điểm phát triển nhất định, sẽ có nhu cầu để giao tiếp với nhau, vì thế người ta
sáng tạo ra những ký hiệu đầu tiên mà chúng ta gọi đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ
cũng cổ xưa như ý thức, sinh ra do nhu cầu và sự cần thiết phải giao tiếp với
người khác. Tôn giáo đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định
nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, nguồn
gốc của tôn giáo là một kết quả của sự phát triển xã hội nhân loại. Tôn giáo
được ra đời do rất nhiểu nhân tố, trong đó, ngôn ngữ là một nhân tố quan
trọng. Ngôn ngữ và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết, hai chiều. Các học giả
Trung Quốc nhận xét về quan hệ này là: ngôn ngữ tạo ra tôn giáo và tôn giáo
phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp và hệ thống tín hiệu,
ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra thế giới thiêng liêng. Tôn giáo là một hệ thống
liên quan đến hiện tượng siêu nhiên, khả năng văn hóa đặc biệt của tôn giáo
có thể phát triển ngôn ngữ của nhân loại. Ngôn ngữ và tôn giáo là hai mặt có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
17

1.1.2 Ngôn ngữ tạo ra tôn giáo
Về “Ngôn ngữ tạo ra tôn giáo ”, có thể xuất phát từ những phương diện như
sau:
1) Từ góc độ nguồn gốc

Tôn giáo được ra đời dựa vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ là “hình thức tồn tại ”, là
phương tiện vật chất dể thể hiện tư duy của con người, nếu không có ngôn ngữ,
các kết quả hoạt động của tư duy sẽ không thể thể hiện ra ngoài dưới dạng vật
chất (âm thanh và văn từ) nhằm cho những người khác có thể “thấy được ”.
Cho nên, tôn giáo cũng là một loại ý thức của con người, ngôn ngữ đã cung cấp
một “cơ sở vật chất ” cho ý thức tôn giáo.
2) Từ góc độ truyền bá
Tư tưởng, quan điểm, giáo nghĩa của tôn giáo đều là được truyền bá bằng
ngôn ngữ. Với chức năng phản ánh hiện thực, ngôn ngữ phản ánh các hoạt động
của tôn giáo, sự xuất hiện của chữ viết và nhờ đó các bản kinh ra đời và các nghi
lễ của tôn giáo cũng được ghi chép lại. Nếu không có ngôn ngữ làm công cụ để
truyền đạt thông tin từ người này đến người khác, không có ngôn ngữ làm
phương tiện lưu giữ lại nội dung thông tin thì tôn giáo sẽ không thể tồn tại lâu
dài được.
3) Từ góc độ tâm lý học
Con người được tiếp xúc với tôn giáo có liên quan đến tác dụng của ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là một tín hiệu văn hóa của con người, chức năng tình cảm, chức
năng nhận thức và chức năng thực hành của nó sẽ khiến người ta tìm hiểu tôn
giáo và phát sinh tâm lý tín ngưỡng về tôn giáo. Ví dụ, một người truyền giáo
18

trong những buổi truyền giáo sử dụng ngôn ngữ có tình cảm sâu sắc hoặc những
phương pháp tu từ như ẩn dụ, khoa trương, làm cho người nghe có sự xúc động
về nội dung được truyền bá. Cho nên ngôn ngữ có ảnh hưởng to lớn đến tâm lý
tình cảm về tôn giáo của con người.
1.1.3 Tôn giáo phát triển ngôn ngữ
Về “Tôn giáo phát triển ngôn ngữ ”, chúng ta có thể tìm hiểu về những nội
dung như sau:
Thứ nhất, nhìn vào lịch sử của ngôn ngữ học, chúng ta sẽ thấy, sự ra đời
của ngôn ngữ học chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là thời kỳ sơ khai, người ta

bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ là xuất phát từ tôn giáo. Ví dụ, kinh Phệ Đà viết
bằng tiếng Phạn, do nhu cầu truyền giáo, người Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu tiếng
Phạn, họ nghiên cứu và viết ra ngữ pháp chuẩn mực để quy định hình thức sử
dụng tiếng Phạn, giải thích từ ngữ khó hiểu, biên soạn từ điển, và nghiên cứu
ngữ âm, thúc đẩy ngữ âm phát triển. Do đó, Ấn Độ cổ đại trở thành cái nôi của
ngôn ngữ học. Ở Trung Quốc, sau khi Phật giáo truyền vào, người ta mới bắt
đầu quan tâm đến nghiên cứu về ngữ âm học, sự phát triển của âm vận học cổ
đại Trung Quốc chịu ảnh hưởng rất lớn của Phất giáo.
Thứ hai, tôn giáo có thể lưu giữ các dấu vết của ngôn ngữ và tác động vào
sự phát triển ngôn ngữ. Chẳng hạn, Phật giáo cùng với tiếng Phạn đã hoạt động
ở các vùng đất rộng lớn ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á; còn Đạo Hồi ra đời
không phải chỉ là truyển bá kinh Coran mà còn truyền bá cả tiếng nói chữ viết
Arập. Truyền đạo không chỉ phát triển và phổ biến ngôn ngữ, truyền đạo cũng
ảnh hưởng đến những ngôn ngữ khác. Các giáo sỹ đạo Cơ Đốc truyền đạo mỗi
19

khi dến vùng đất mới đều sẽ phát hiện và nghiên cứu các ngôn ngữ mới, phương
ngữ mới, chế tác, cải tiến chữ viết cho ngôn ngữ với mục đích là dịch kinh để
truyền đạo. Chẳng hạn, đạo Cơ Đốc truyền vào Việt Nam với hệ chữ Latinh đã
có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển tiếng Việt, nhất là sự ra đời của chữ
quốc ngữ.
Thứ ba, nhờ có mối quan hệ sâu sắc giữa ngôn ngữ và tôn giáo, ngôn ngữ
tôn giáo được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ đời sống. Ngôn ngữ tôn giáo không
phải ngôn ngữ khoa học hoặc ngôn ngữ triết học, nó thuộc về văn học, vì tình
cảm trong tôn giáo thông thường được thể hiện qua những câu truyện thần thoại
và ngụ ngôn. Vì thế, có thể khái quát đặc điểm của ngôn ngữ tôn giáo là tính
khoa trương, tính ẩn dụ, tính miêu tả, tính tượng trưng, tính tình cảm và tính trừu
tượng v.v… Tôn giáo có tác động vào phương pháp tu từ và hình thức biểu hiện
nghệ thuật của ngôn ngữ. Chẳng hạn, người Arập tạo ra văn tự học, văn học và
tu từ học để làm cho người dân tộc và thế hệ trẻ tìm hiểu rõ hơn về kinh Coran.

Các môn học ngữ văn và đạo hội Islam đều lấy kinh Coran làm trung tâm, nên
có thể nói, sau khi có kinh Coran, người Arập mới có văn học. Do chịu ảnh
hưởng của văn hóa tôn giáo, ngôn ngữ tôn giáo với những phương pháp tu từ
và hình thức biểu hiện nghệ thuật của ngôn ngữ được thâm nhập vào ngôn ngữ
sinh hoạt, làm cho sự phát triển của ngôn ngữ dân gian được phong phú và đa
dạng hơn.
Thứ tư, tôn giáo làm một hiện tượng văn hóa không thể thiếu được trong
xã hội con người, nó có sự tác động rất lớn đối với ngôn ngữ của chúng ta. Tôn
giáo có ảnh hưởng tới các mặt như ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của hệ thống
20

ngôn ngữ, thậm chí ảnh hưởng đến phong cách ngôn ngữ và việc sử dụng ngôn
ngữ. Sự truyền bá của tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự truyền bá và phát triển
của chữ viết. Đây là lý do giải tích vì sao hiện nay trên thế giới có những tôn
giáo có quan hệ hinh thức với một loại chữ viết nào đó. Ví dụ : Thiên chúa giáo
với chữ Latinh, Phật giáo với chữ Phạn, đạo hội Islam với tiếng Arập.
1.1.4 Nhận xét
Theo những nội dung như trên, chúng ta đã thấy đươc ngôn ngữ và tôn
giáo có quan hệ rất mật thiết. Trong tắc phẩm “ Ngôn ngữ học xã hội ” của giáo
sư Nguyễn Văn Khang đã khái quát những nội dung về mối quan hệ giữa tôn
giáo và ngôn ngữ, ông cho rằng : “Tôn giáo và ngôn ngữ có mối quan hệ mật
thiết, hai chiều. Mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ và tôn giáo: ngôn ngữ
phản ánh các hoạt động và việc mở rộng hoạt động của tôn giáo; tôn giáo tác
động vào ngôn ngữ và có thể dẫn tới những thay đổi trong ngôn ngữ .” [5,
tr.291]. Theo đó, chúng ta sẽ biết được, trong quá trình nghiên cứu, thông qua
ngôn ngữ có thể nghiên cứu về hiện tượng tôn giáo và các vấn đề tôn giáo;
thông qua tôn giáo cũng có thể giải tích các vấn đề ngôn ngữ.
1.2 Khái quát về Phật giáo ở Trung Quốc có liên quan đến tiếng Hán
1.2.1 Sự du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc
Phật giáo là một trong những tôn giáo có lịch sử lâu đời trên thế giới. Theo

nhiều nguồn sử liệu, hai thế kỷ đầu khi mới thành lập, địa bàn hoạt động của
Phật giáo chỉ giới hạn quanh lưu vực sông Hằng của Ấn Độ. Nhưng, vào nửa thế
kỷ thứ III T.CN, Phật giáo bắt đầu vượt biên giới và truyền bá sang nhiều quốc
gia lân cận. Về phương diện địa lý, có thể truyền từ Ấn Độ đến Trung Quốc
21

bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. “Lịch Sử Phật giáo Trung Quốc” viết rằng,
trước hết, Phật giáo được từ Ấn Độ truyền vào nước Đại Nhục Chi (Tukhàra),
An Tức (Parthia) thuộc Bắc Ấn, sau đó phát triển sang vùng Tây Vực và cuối
cùng đến Trung Quốc. Nếu đi bằng đường thủy người ta sẽ khởi hành từ hải
cảng thuộc tỉnh Quảng Đông, qua các ốc đảo ở phía Đông Á rồi đến Ấn Độ.
Đường thủy rất tiện cho việc giao lưu buôn bán nhưng lúc đầu đường thủy ít
được sử dụng và nó chỉ trở nên phổ biến trong thời đại Đông Tấn. Cho nên khả
năng có thể tin cậy nhất là Phật giáo được truyền vào Trung Hoa bằng con
đường Trung Á.
Phật giáo du nhập vào Trung Hoa chính xác vào thời điểm nào vẫn còn là
một ẩn số. Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến sự kiện quan trọng và đầy ý
nghĩa trên. Nhưng trong đó có một giả thuyết được nhiểu sử gia Phật giáo quan
tâm và khẳng định là câu chuyện liên quan đến Hán Minh Đế. Theo “Mâu Tử Lý
Hoặc Luận”, vào một đêm nọ, Minh Đế (năm 58-75) nằm mộng thấy vị thần sắc
vàng bay liệng trong không gian, sáng hôm sau ông kể lại câu chuyện ấy cho
quần thần nghe. Trong số ấy, vị quan là Phó Nghị trả lời rằng, ông ta nghe kể có
một vị thánh ở Ấn Độ đã chứng ngộ giải thoát và được tôn xưng là Phật, người
có thân thể bằng vàng và có thể bay liệng giữa không trung. Vua đồng ý với giải
thích của Phó Nghị và sai một phái đoàn ra nước ngoài để tìm hiểu về vị thánh
này, đồng thời sưu tập giáo lý của ngài. Khi trở về, phái đoàn ấy mang về cuốn
kinh “Tứ Thập Nhị Chương”. Hán Minh Đế ra lệnh xây dựng một ngôi chùa
ngoài thành Lạc Dương để tôn trí kinh. Ngôi chùa này được đặt tên “Bạch mã
tự” (chùa Bạch mã), và là một ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Trung Quốc.
22


Chuyện này cũng được coi là một tiêu chí quan trọng của sự du nhập Phật giáo
vào Trung Quốc. Sau sự du nhập Phật giáo vào Trung Quốc, các học giả Phật
học của Tây Vực lần lượt sang Trung Quốc truyền giáo và dịch thuật, như An
Thế Cao, An Huyền, Trúc Phật Sóc, Chi-ca-lâu-sấm v.v… Các tu sỹ ngoại quốc
đã góp phần với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo Trung Quốc.
1.2.2 Các giai đoạn phát triển và sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Trung Quốc
Ngay từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội
địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm.
Dựa vào quá trình phát triển của Phật giáo Trung Quốc, có thể chia thành 4 giai
đoạn lớn là giai đoạn sơ chuyển (thời Hán- thời Đông Tấn), giai đoạn phát triển
(thời Nam Bắc Triều), giai đoạn thịnh vượng (thời Tùy Đường) và giai đoạn tạo
ra thành quả (thời Tống- Nguyên -Minh -Thanh). Ở Trung Quốc, Phật giáo đã
trải qua các thời kỳ sơ truyền, xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần
đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc.
Ðầu tiên, về mặt phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc, bắt đầu từ thời
Ðông Tấn, Phật giáo là một tôn giáo có nội dung phong phú và có vị thế quan
trọng trong xã hội. Phật giáo và những triều đại vua chúa phong kiến Trung
Quốc có rất nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt, thông qua mối quan
hệ giữa các bậc cao tăng và các triều đại vua chúa, dùng phương thức đặc biệt
vốn có của tôn giáo tắc dụng gián tiếp đến chính trị hiện thực. Mặt khác, thông
qua kinh tế tự viện, Tăng tục đệ tử, chế độ Tăng quan, ở khác quan, Phật giáo
luôn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xã hội phong kiến.
Thứ đến, về mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.
23

Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển, một mặt làm giàu
nội hàm nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, mặt khác trong thời gian dài
cùng với tư tưởng Nho gia và Ðạo giáo xung đột và dung hợp, Phật giáo đã trở
thành một trong ba bộ phận không thể thiếu được trong nền văn hóa Trung Hoa.

Về mặt triết học, Phật giáo truyền vào Trung Quốc, một mặt làm giàu
phương thức tư duy và kho tàng triết học Trung Quốc. Mặt khác, thông qua các
tư tưởng để mở rộng lĩnh vực nghiên cứu của nền triết học Trung Quốc, cho sâu
sắc hơn tư duy của triết học Trung Quốc và đẩy mạnh sự phát triển lớn lao của
triết học Trung Quốc.
Về phương diện văn học, các bản Hán dịch truyện ký về cuộc đời Ðức
Phật Thích Ca, truyện ngụ ngôn và các kinh điển đại thừa của Phật giáo có giá
trị rất cao, những tác phẩm Phật giáo có tác dụng quan trọng trong việc đẩy
mạnh sự phát triển của các loại hình tiểu thuyết, bình thoại, hý kịch, khúc điệu
đời sau. Vào thời Minh Thanh, người ta sáng tạo ra những tác phẩm tiêu biểu
chịu ảnh hưởng nhiều phương diện của Phật giáo như “Tây du ký”, “Hồng lâu
mộng”, “Phong thần diễn nghĩa” v.v…
Về mặt nghệ thuật, Phật giáo có sự ảnh hưởng rất lớn đối với các phương
diện khác nhau của văn hoá Trung Quốc như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm
nhạc v.v Làm tăng thêm hình thức và nội dung mới trong kho tàng nghệ thuật
dân tộc.
1.2.3 Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán
Suốt 2000 năm nay, Phật giáo ảnh hưởng rất sâu sắc đối với văn hóa Trung
Quốc. Có những học giả đã khẳng định rằng “ở Trung Quốc, không có văn hóa
24

ngoại lai nào có thể so sánh với văn hóa Phật giáo, cũng không có hiện tượng
văn hóa ngoại lai nào có thể thẩm thấu vào các lĩnh vực của cuộc sống xã hội
Trung Quốc như văn hóa Phật giáo, thậm chí thấm vào ý thức tư tưởng của
người dân, tức là hạt nhân của văn hóa Trung Quốc”. Chẳng hạn, cùng với việc
truyền bá Phật giáo và phiên dịch kinh sách, rất nhiều từ ngữ Phật giáo được
nhập vào tiếng Hán và hình thành những từ ngữ thường dùng phổ biến trong
cuộc sống hàng ngày. Theo tác giả Triệu Phác Sơ, nếu bỏ đi toàn bộ văn hóa
Phật giáo, thì người Trung Quốc sẽ không diễn đạt hoàn chỉnh được ý thức và tư
tưởng của mình. Về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán, có thể khái

quát như sau:
1) Về mặt ngữ âm
Khi Phật giáo và Phật kinh truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc bắt
đầu tiếp xúc và học tập tiếng Phạn, đồng thời thu nhập những kiến thức về mặt
ngữ âm học. Một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến ngữ âm của tiếng Hán và
sau đó xây dựng một hệ thống về âm vận học tiếng Hán. Chịu ảnh hưởng của
tiếng Phạn, người Trung Quốc phát hiện ra “bốn thanh” trong tiếng Hán và biên
soạn từ điển phân loại các tiếng trong tiếng Hán. Đến thời Tùy, các nhà ngôn
ngữ học đã xác định được hệ thống ngữ âm của tiếng Hán trên cơ sở phân tích
nguyên âm và phụ âm của mỗi một chữ Hán và biên tập sách 《切韵》“Thiết
vận”. Nhờ đó, nghiên cứu của ngữ âm học tiếng Hán đã được đẩy mạnh.
2) Về mặt từ vựng
Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tiếng Hán được thể hiện rõ nét nhất là
về mặt từ vựng. Theo bước chân của Phật giáo, các từ ngữ Phật giáo đã nhập

×