Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

NGHIÊN cứu KÍNH – KHIÊM NGỮ TRONG THƯ tín TIẾNG hán (có đối CHIẾU với TIẾNG VIỆT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 64 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học Ngoại ngữ
***

***
TI NGHIấN CU KHOA HC
CP TRNG I HC NGOI NG NM 2008
Nghiên cứu kính khiêm
ngữ
trong th tín tiếng Hán1
(có đối chiếu với tiếng
Việt)
Mã số: N.08.13
CHUYấN NGNH: Lí LUN NGễN NG
CH NHIM TI :TH.S PHM THY HNG

Hà Nội - 2009
Hà Nội - 2006
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một trong những dân tộc đặc biệt coi trọng lễ nghi, coi trọng phép
lịch sự. Trong văn hoá giao tiếp, nguyên tắc lịch sự được đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt.Tiêu
chuẩn đầu tiên của lịch sự là đề cao đối tượng giao tiếp, hạ thấp bản thân. Để thực hiện
nguyên tắc này, đối với người khác, người Trung Quốc dùng kính ngữ, với bản thân mình
dùng khiêm ngữ.
Việc sử dụng kính- khiêm ngữ một cách hợp lý, uyển chuyển còn thể hiện phẩm
chất đạo đức khiêm tốn tốt đẹp của con người. Phẩm chất đạo đức tốt đẹp này được cả xã
hội thừa nhận và phấn đấu vươn tới. Đồng thời, việc sử dụng kính- khiêm ngữ còn có tác
dụng to lớn trong việc tạo không khí hoà nhã, hữu nghị trong giao tiếp.
Kính- khiêm ngữ trong tiếng Hán vô cùng phong phú, tần suất sử dụng cao, phạm vi
ứng dụng rộng. Hệ thống từ ngữ này có liên quan mật thiết đến lịch sử văn hoá lâu đời và


thói quen giao tiếp ngôn ngữ của dân tộc Trung Hoa. Làm thế nào để sử dụng chính xác,
hợp lý kính-khiêm ngữ, điều này quả không đơn giản. Nhiều năm nay, sự phức tạp cùng
với tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà ngôn
ngữ học.
Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin, thư tín đã trở thành một phương thức
giao tiếp vô cùng quan trọng và hữu hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình viết thư, không ít học
sinh Việt Nam thường phạm các lỗi về quy cách thư, đặc biệt là các lỗi về sử dụng kính-
khiêm ngữ, điều này đôi lúc đã gây ra những trở ngại cho hiệu quả giao tiếp.
Là một người học tập nghiên cứu tiếng Hán, chúng tôi hi vọng có thể sử dụng tiếng
Hán một cách chuẩn xác để biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình, nhằm đạt hiệu quả cao
nhất trong giao tiếp. Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán sẽ giúp chúng tôi
hiểu sâu hơn về văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc và những tinh hoa của văn hoá
Hoa Hạ, từ đó có thể sử dụng một cách uyển chuyển, hợp lý tiếng Hán vào giao tiếp. Bởi
vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài Nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng
Hán( có đối chiếu với tiếng Việt) làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán nhằm mục đích nắm vững
quy tắc cấu tạo, đặc biệt là cách sử dụng của loại từ này, đồng thời tìm ra mối quan hệ mật
thiết giữa kính khiêm ngữ và văn hoá giao tiếp của dân tộc Hán. Để công trình nghiên cứu
có tính thực dụng cao, đề tài còn tiến hành so sánh bước đầu kính- khiêm ngữ tiếng Hán và
kính- khiêm ngữ tiếng Việt, tìm ra điểm khác biệt và tương đồng cơ bản giữa chúng, trên
cơ sở đó chỉ ra những lỗi sai của học sinh Việt Nam khi dùng kính- khiêm ngữ tiếng Hán
viết thư và những biện pháp khắc phục.
2
3. Đối tượng nghiên cứu
Kính- khiêm ngữ trong tiếng Hán hết sức phong phú đa dạng, đối tượng nghiên cứu
của đề tài này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu kính- khiêm ngữ trong thư tín hiện đại. Trong
so sánh kính-khiêm ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, đề tài chủ yếu sử dụng những thành quả
nghiên cứu đã có sẵn về kính-khiêm ngữ tiếng Việt làm căn cứ.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát lý luận về kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán.
- Miêu tả kết cấu và cách dùng của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán, sau đó tiến
hành so sánh với tiếng Việt, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau.
- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào công tác dạy học tiếng Hán, đồng thời nêu các kiến
nghị có liên quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước tiên đề tài áp dụng phương pháp thống kê tiến hành thống kê, khảo sát 200
bức thư tiếng Hán của người Trung Quốc và 50 bức thư tiếng Việt của người Việt Nam,
tiếp đó miêu tả đặc điểm cấu tạo của kính- khiêm ngữ. Sau đó chúng tôi dùng phương pháp
phân tích tiến hành phân tích đặc điểm ngữ dụng của kính- khiêm ngữ trong thư tín. Cuối
cùng sử dụng phương pháp quy nạp để tổng kết các đặc điểm kết cấu và ngữ dụng của
kính- khiêm ngữ thành những quy tắc cơ bản.
Để có thể ứng dụng tốt hơn kết quả nghiên cứu vào công tác dạy, học tiếng Hán,
chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tình hình sử dụng kính- khiêm ngữ tiếng Hán của
một bộ phận sinh viên Việt Nam khi viết thư. Từ đó phân tích và nêu lên các kiến nghị có
liên quan.
6. Kết cấu công trình nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về kính- khiêm ngữ tiếng Hán
Chương 2: Đặc điểm của kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán(có đối chiếu với tiếng
Việt)
Chương 3: Ứng dụng của kết quả nghiên cứu vào dạy, học tiếng Hán cho sinh viên Việt
Nam
3
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KÍNH-KHIÊM NGỮ TIẾNG HÁN
1.Lịch sử vấn đề
Tiếng Hán là một trong những ngôn ngữ có lịch sử lâu đời và vốn từ vựng phong
phú nhất trên thế giới. Người dân Trung Quốc trong quá trình giao tiếp đặc biệt chú trọng
sự nho nhã lịch thiệp trong ngôn ngữ và cử chỉ. Từ xưa tới nay đã tích luỹ được một hệ
thống kính- khiêm ngữ hình thành từ trong giao tiếp của quảng đại quần chúng nhân dân.

Lời nói lịch thiệp văn minh này mang đậm nét truyền thống trọng “ hoà khí, nho
nhã, khiêm tốn” của dân tộc Hán và được đông đảo nhân dân coi như là nguyên tắc cơ bản
trong giao tiếp. Tuy nhiên, những nghiên cứu liên quan tới vấn đề này còn thiếu khuyết.
Ngoài các nghiên cứu chuyên sâu của hai nhà ngôn ngữ: Chu Duy Phương với “Điều tra về
hiện tượng lễ phép trong ngôn ngữ thư tín” trong Học báo đại học ngoại ngữ Bắc Kinh
1997, Đàm Gia Kiện với “Ngữ dụng về phép lịch sự trong thư tín” trong Quang minh nhật
báo 1996, các bài viết khác chủ yếu chỉ là điểm qua những vấn đề có liên quan đến kính-
khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán. Các tác giả Hồng Thành Ngọc, Lưu Hồng Lệ, Dương
Thụ Đạt, Cao Minh Khải, Vương Lực, Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy, Dương Bá Tuấn vv
đều từng bàn đến kính- khiêm ngữ ở một phương diện nào đó trong tác phẩm của mình.
Trong “Điều tra về hiện tượng lịch thiệp trong ngôn ngữ thư tín”, Chu Duy Phương
đã tiến hành điều tra 261 bức thư thông thường và một số loại thư khác. Nội dung điều tra
bao gồm xưng hô ngoài bì thư, xưng hô đầu thư, lời hỏi thăm, tự xưng và đối xưng, lời kết
thư. Kết quả điều tra chứng minh sự khác biệt về địa vị xã hội càng lớn, quan hệ càng xa
thì mức độ lễ phép lịch sự giữa người gửi thư và người nhận thư càng lớn. Kết quả điều tra
cũng nêu rõ trong quá trình sử dụng, nguyên tắc hạ thấp bản thân, đề cao người khác có thể
không cân xứng. Cách dùng kính- khiêm ngữ không cân xứng(chỉ hạ thấp bản thân, hoặc
chỉ đề cao người khác) còn thể hiện tính lịch sự nhiều hơn cả cách dùng kính-khiêm ngữ có
tính cân xứng ( vừa hạ thấp bản thân, vừa đề cao người khác) .
Trong “Từ ngữ lịch sự dùng trong thư tín” tác giả Đàm Gia Kiện đã thống kê những
từ ngữ dùng ở đầu thư, ở cuối thư và từ xưng hô thể hiện sự lễ phép lịch sự. Ông chỉ ra
rằng tần số sử dụng kính- khiêm ngữ nhiều nhất là trong thư tín truyền thống.
Thành quả nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ khác đều có những giá trị tham khảo
quan trọng, cho chúng tôi nhiều gợi ý lớn, đồng thời chúng tôi cũng phát hiện còn một số
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Cụ thể là:
Thứ nhất, Chu Duy Phương và Đàm Gia Kiện chỉ tập trung vào khảo sát, thống kê
tình hình sử dụng kính khiêm ngữ trong thư truyền thống chứ chưa đề cập đến hàm ý văn
hoá và đặc điểm cấu trúc của kính- khiêm ngữ.
Thứ hai, trong thực tế thư tín giao dịch càng chú trọng việc sử dụng kính- khiêm
ngữ hơn thư tín thông thường, do vậy các nghiên cứu của hai tác giả chưa nêu đầy đủ tình

hình sử dụng kính- khiêm ngữ trong thư tín nói chung.
4
Thứ ba, mấy năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của kính- khiêm ngữ trong
giao tiếp, một số học giả Việt Nam bắt đầu chú ý đến kính- khiêm ngữ, nhưng những
nghiên cứu đó đều từ những góc độ khác đề cập đến một phương diện nào đó của kính
khiêm ngữ mà thôi. Ví dụ: Tác giả Phạm Ngọc Hàm có tác phẩm “Đặc điểm và cách sử
dụng của lớp từ ngữ xưng hô tiếng Hán(trong sự so sánh với tiếng Việt)” (luận án tiến sỹ
năm 2004); tác giả Phạm Thị Thành có nghiên cứu “Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại
qua các phát ngôn: chào- cảm ơn-xin lỗi”(Luận án phó tiến sỹ ngữ văn năm 1995). Có thể
thấy các nghiên cứu chuyên sâu về kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán còn hạn chế.
Mặc dù các nghiên cứu có liên quan đến kính- khiêm ngữ của các nhà ngôn ngữ tuy
chưa toàn diện, nhưng thành quả nghiên cứu của họ đã cung cấp cho chúng tôi cơ sở lý
luận và thực tiễn giúp chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu đặc điểm, cách dùng của kính-
khiêm ngữ tiếng Hán, so sánh với tiếng Việt để tìm ra điểm dị đồng, đồng thời chỉ ra
những lỗi sai có liên quan đến kính- khiêm ngữ mà học sinh Việt Nam thường mắc phải
khi viết thư tiếng Hán, nêu lên những kiến nghị đối với việc dạy, học viết thư tiếng Hán
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập tiếng Hán.
2.Định nghĩa về kính- khiêm ngữ
Các nhà ngôn ngữ Trung Quốc đã đưa ra không ít các khái niệm về kính- khiêm
ngữ.
Tác giả Vương Kim Phương trong “Thử bàn về đặc điểm của kính ngữ cổ đại Trung
Quốc”( Học báo dạy học Vũ Hán năm 2000) cho rằng: “ Cái gọi là kính ngữ cổ đại chính
là các từ ngữ tương đối cố định có sắc thái khiêm kỷ kính nhân được dân tộc Hán sử dụng
trong thời gian lịch sử lâu dài từ cuộc vận động “ Ngũ Tứ” về trước.”
Vương Kim Phương trong tác phẩm “Khái quát về kính ngữ, khiêm ngữ, uyển ngữ”
năm 1998 cho rằng kính ngữ không chỉ có sắc thái “kính nhân”(kính trọng người khác) mà
còn có sắc thái “khiêm kỷ”( hạ thấp bản thân). Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Bởi
mỗi một kính ngữ bản thân nó đã bao hàm bên trong sắc thái khiêm nhường. Chúng ta đề
cao người khác cũng có nghĩa là hạ thấp bản thân. Đáng tiếc là Vương Kim Phương chỉ
nghiên cứu về kính ngữ cổ đại, mà chưa bàn đến kính ngữ hiện đại, cũng không đề cập đến

khiêm ngữ.
So với Vương Kim Phương, Hồng Thành Ngọc đưa ra định nghĩa có phần toàn diện
hơn về kính khiêm ngữ: “Khiêm từ là từ ngữ khiêm tốn để xưng hô mình hoặc người, sự
vật có liên quan đến mình; Kính từ là những từ ngữ kính trọng dùng để tôn xưng người
khác(chủ yếu là đối tượng giao tiếp) hoặc người, sự vật liên quan đến người khác.” Hồng
Thành Ngọc đã chỉ ra đối tượng của khiêm xưng, kính xưng không chỉ bao gồm đối tượng
giao tiếp mà còn bao gồm người và sự vật có liên quan. Ví dụ:

(nhẫm),
阁下
(các hạ),
先生
(tiên sinh):dùng để tôn xưng đối tượng giao tiếp
5
高足
(cao túc),
令弟
(lệnh đệ),
令尊
(lệnh tôn):dùng để tôn xưng những người có
liên quan đến đối tượng giao tiếp
大扎
(đại trát),
佳话
(giai thoại),
芳龄
(phương linh):dùng để tôn xưng những sự vật
của đối tượng giao tiếp.
Theo “ Từ điển Hán ngữ ứng dụng” (2000), kính từ là từ ngữ có khẩu khí cung
kính. Ví dụ:

贵国
(quý quốc)
,大作
(tác phẩm lớn)
,玉音
(giọng nói trong như ngọc)vv…
dùng để tôn xưng sự vật có liên quan đến đối tượng giao tiếp; 赐教(dành cho sự chỉ bảo,
chỉ giáo)
,拜读
(có vinh dự đọc được) …tôn xưng hành vi của đối tượng giao tiếp. Khiêm
từ là ngôn từ biểu thị sự khiêm tốn, ví dụ:
不敢当(
không dám

vv…
Có thể thấy, định nghĩa của các nhà ngôn ngữ đều chỉ ra bản chất nổi bật nhất của
kính- khiêm ngữ đó là hạ thấp bản thân, đề cao người khác.
Các nhà ngôn ngữ học bàn về “kính ngữ”, “kính từ”, “khiêm ngữ”, “ khiêm từ” .
Vậy các khái niệm này có quan hệ gì với nhau. Theo tác giả Hách Minh Giám, Tôn Vi
trong “ Lễ nghi ứng dụng Trung Quốc toàn tập”(năm 1994), “ kính ngữ cũng gọi là kính
từ, nó đối lập với khiêm từ, là từ ngữ biểu thị sự tôn kính lễ phép. Khiêm từ là lời nói biểu
thị sự khiêm tốn”.
Như vậy “kính từ” chính là “kính ngữ”; “khiêm từ” chính là “khiêm ngữ”, phạm vi
của “ngữ” rộng hơn so với “từ”, nói cách khác khiêm ngữ đã bao gồm khiêm từ, kính ngữ
đã bao hàm kính từ. Kính- khiêm ngữ được nghiên cứu ở đây bao gồm kính- khiêm từ và
cụm từ kính, khiêm.
Trong quá trình giao tiếp, kính ngữ và khiêm ngữ nhìn chung không sử dụng riêng
rẽ mà sử dụng đồng bộ. Bởi vì “kính” và “khiêm” là một cặp tình cảm, thái độ đối ứng với
nhau. “Kính nhân” và “ khiêm kỷ” có tính thống nhất cao độ. “Khiêm kỷ” là thông qua hạ
thấp bản thân hoặc người, sự vật có liên quan đến bản thân mình để đề cao người khác

hoặc người, sự vật có liên quan đến người khác, có thể nói nó là biến thể của cách biểu đạt
“kính nhân”. Hơn nữa “ tự ti nhi kính nhân” ( tự hạ thấp bản thân để đề cao người khác) là
nguyên tắc lịch sự mà hai bên giao tiếp phải tuân thủ. Người nói đề cao đối tượng giao tiếp
cũng chính là hạ thấp bản thân, ngược lại đối tượng giao tiếp cũng sẽ có phản ứng tương
tự.
Chính vì kính ngữ và khiêm ngữ thường đi đôi với nhau, nghiên cứu kính ngữ
không thể không đề cập đến khiêm ngữ. Do đó chúng tôi kết hợp “kính ngữ” và “khiêm
ngữ” gọi thành “kính- khiêm ngữ”. Kính ngữ biểu thị sự tôn trọng, lễ phép; khiêm ngữ
thông qua hạ thấp bản thân đề cao người khác, biểu thị tôn trọng và lễ phép đối với người
khác một cách gián tiếp. Như vậy kính- khiêm ngữ là những từ ngữ biểu thị ý nghĩa hoặc
sắc thái đề cao người khác, hạ thấp bản thân.
Trong tiếng Việt, những từ ngữ có sắc thái khiêm kỷ kính nhân cũng rất phong phú,
như: kính thưa, kính gửi, ngài, quý trường, quý toà, cảm phiền, rồng đến nhà tôm, mạo
6
muội…Các nhà Việt ngữ học gọi chúng là “từ biểu thị sự khiêm nhường, kính trọng”. Ở
đây, để tiện cho công việc nghiên cứu, đối chiếu, chúng tôi gọi chung loại từ này là kính-
khiêm ngữ.
3. Định nghĩa về thư tín
Thư tín là một thể văn ứng dụng được sử dụng rộng rãi và không thể thiếu được
trong cuộc sống và công việc của mọi người. Thời xa xưa tất cả các văn bản mà hoàng đế
ban xuống, thư từ trao đổi riêng tư đều được gọi là “thư”. Ngày nay người Trung Quốc gọi
tất cả các văn bản ứng dụng mà mọi người thông qua ngôn ngữ văn viết để liên hệ công
việc, giao lưu tư tưởng tình cảm, truyền đạt tin tức là “thư tín”, gọi tắt là “tín”.
Trong việc phân chia chủng loại thư tín các nhà ngôn ngữ có các quan điểm khác
nhau. Giang Thiếu Xuyên chia thư tín thành: thư công vụ, thư riêng(thư cá nhân), thư giao
dịch(trong “Giáo trình viết ứng dụng”1989 ). Ông liệt kê giấy mời và thư chúc mừng vào
loại văn kiện xã giao. Nhưng theo định nghĩa về thư tín, chúng tôi thấy giấy mời và thư
chúc mừng cũng nên được coi là một loại thư.
Từ Trúc Quân trong tác phẩm “ Những thể văn ứng dụng thường dùng cho người
nước ngoài tại Trung Quốc”(2000) lại phân thư tín thành: thư riêng(thư cá nhân), thư giới

thiệu, thư hẹn, thư thăm hỏi chúc mừng, thư mời, thư cảm ơn. Tuy nhiên chúng tôi thấy
cách phân chia này quá vụn vặt.
Tổng hợp quan điểm của các nhà ngôn ngữ, cũng để tiện cho việc phân tích cách
dùng của kính-khiêm ngữ, chúng tôi chia thư tín thành 2 loại: thư giao dịch và thư thông
thường. Thư giao dịch bao gồm: thư cảm ơn, thư giới thiệu, thư tiến cử, thư xin phép, thư
mời, thư chúc mừng. Thư thông thường là những thư dùng để giao tiếp trong cuộc sống
hàng ngày, ví dụ: thư nhà, thư hỏi thăm, thư tình… Kính- khiêm ngữ mà chúng tôi nghiên
cứu tại đây là kính- khiêm ngữ xuất hiện trong thư giao dịch và thư thông thường.
Ở những thời đại khác nhau, ngôn ngữ mà người Trung Quốc sử dụng là khác nhau,
sự vận dụng kính-khiêm ngữ cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực
hiện cải cách mở cửa vào năm 1978, cách nhìn nhận của mọi người đối với sự vận dụng
kính- khiêm ngữ có nhiều nét mới. Bởi vậy, lấy năm 1978 làm tiêu chí, chúng tôi chia thư
tín thành 2 loại: thư tín truyền thống(viết trước năm 1978, sử dụng một lượng lớn kính-
khiêm ngữ) và thư tín hiện đại (viết sau năm 1978).
4.Hàm ý văn hoá của kính-khiêm ngữ
Hàm ý văn hoá của ngôn ngữ chính là “yếu tố văn hoá ẩn chứa trong hệ thống ngôn
ngữ, phản ánh quan niệm giá trị của một dân tộc, là yếu tố văn hoá phi tiêu chuẩn, phản
ánh tập tục xã hội, trạng thái tâm lý và phương thức tư duy” (Dạy học và nghiên cứu ngôn
ngữ, năm 1990, kỳ 2). Do đó, chúng ta nói đến nội hàm văn hoá của kính- khiêm ngữ
chính là nói đến các yếu tố văn hoá tiểm ẩn trong kính- khiêm ngữ.
7
Văn hoá Trung Hoa nguồn gốc sâu xa, nội dung phong phú, hệ thống hoàn chỉnh.
Không ít những quan niệm văn hoá truyền thống mãi trường tồn cùng thời gian. Ví dụ như
sự hài hoà khoan dung, quan niệm cung kính khiêm nhường trong giao tiếp- những nét văn
hoá này đều được phản ánh trong ngôn ngữ Hán, sự phát triển của kính- khiêm ngữ là một
minh chứng rõ nét nhất.
Đối với người Trung Quốc, trong quá trình giao tiếp, nhường nhịn khiêm tốn là
nguyên tắc đối nhân xử thế cao nhất. Vậy tại sao họ lại coi nguyên tắc này là nét đẹp trong
giao tiếp? Điều này được quyết định bởi quan niệm đạo đức của họ.
Học giả Samovar L.A trong cuốn sách “ Truyền thống văn hoá xuyên quốc gia” đã

từng đưa ra “Bảng so sánh phân loại giá trị văn hoá”, trong đó có 3 giá trị có liên quan đến
khiêm tốn. Các tác giả đã dựa trên các quan niệm khác nhau về giá trị, phân chia địa vị của
các giá trị này trong các hệ thống văn hoá khác nhau.
Giá trị Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4
Cá tính W E
Khiêm tốn E W
Tranh lên trước W E
(W: người phương Tây; E: người phương Đông)
Bốn cấp bậc thể hiện trong bảng trên bao gồm: Cấp độ 1 là mức độ cao nhất mà
người ta có thể đấu tranh và hi sinh vì nó. Cấp độ 2 là những thứ không thể thiếu được,
nhưng chưa đạt đến mức phải đấu tranh, hi sinh vì nó. Cấp độ 3 chỉ những thứ không quan
trọng. Cấp độ 4 chỉ những thứ có thể có, có thể không. Từ bảng trên có thể thấy, vị trí của
giá trị “Khiêm tốn” trong văn hoá Đông -Tây hoàn toàn tương phản, người phương Đông
coi nó là quan trọng nhất thì người phương Tây lại cho rằng có thể bỏ qua. Quan niệm giá
trị này đương nhiên được phản ánh trong hiện thực cuộc sống. Ví dụ: đối với lời khen của
người khác, phản ứng của người Mỹ và người Trung Quốc khác hẳn nhau. Khi nghe người
khác khen “ Lời phát biểu của anh thật ý nghĩa, đã cho tôi rất nhiều gợi ý”, người Mỹ sẽ
nói “ Thank you!”(Cảm ơn) để biểu thị sự cảm ơn lời khen của đối tượng giao tiếp. Song
người Trung Quốc ngược lại thường hay nói “
您过奖了
” (Anh/chị quá khen), hoặc “

要请您多指教
”(Còn phải nhờ anh chỉ giáo thêm ạ.) Mặc dù ngày nay, đã có một số người
phương Đông dùng từ “cảm ơn” để đáp lại lời khen ngợi của người khác, nhưng vẫn chưa
được đông đảo mọi người thừa nhận. Phần lớn mọi người vẫn cho rằng, nói “cảm ơn”
chính là tiếp nhận lời khen của người khác, có nghĩa là không khiêm tốn, như vậy sẽ thoát
ra khỏi giá trị mà người Trung Quốc vẫn đặt ở cấp độ 1 là “khiêm tốn”.
Văn hoá phương Đông xếp giá trị “cá tính” ở cấp độ 3, biểu hiện mức độ coi trọng
không cao đối với giá trị, tôn nghiêm và lợi ích cá nhân. Ví dụ: họ thường đánh giá thấp

thành tích, danh tiếng, năng lực của bản thân mình. Ngược lại, thường xuyên đề cao danh
dự của tập thể là trên hết. Quan niệm này xuất phát từ tầng sâu ý thức, hình thành tâm lý
phản ứng ổn định. Đại đa số người Trung Quốc khi nghe được lời khen của người khác, rất
8
ít người dám chính diện thừa nhận thành tích của mình, mà thường ngay lập tức không cần
suy nghĩ đã hạ thấp bản thân, quy thành tích đó về cho tập thể, bạn bè vv… , thậm chí phản
ứng bằng cách dùng phương thức thức khiêm tốn phủ định chính bản thân mình, ra sức né
tránh lời lẽ kiêu ngạo tự mãn đề cao bản thân. Do vậy, nhìn từ động cơ hành vi của họ, họ
biểu thị sự khiêm tốn không chỉ là do coi trọng giá trị khiêm tốn, mà còn là do đánh giá
thấp về giá trị “cá nhân” trong tầng sâu ý thức của họ.
Trong bảng của Samovar L.A, người phương Tây đặt giá trị “ tranh lên trước” ở cấp
độ 1, nhưng người phương Đông coi là có thể có, có thể không. Đối với người Trung
Quốc, thực chất hai đặc tính “khiêm tốn” và “không tranh lên trước” về mặt ý nghĩa là có
điểm bao hàm lẫn nhau. “Không tranh lên trước” chính là khiêm tốn, nhường nhịn. Khiêm
nhường không tranh giành, không chỉ là nguyên tắc đối nhân xử thế được người Trung
Quốc lựa chọn, mà cũng là tâm lý xã hội phổ biến, hình thành một loạt các lời nói khuyên
răn người ta phải khiêm tốn không tranh giành, như “
和为贵
,
忍为高
”( tạm dịch là: hoà
thuận là điều đáng quý, nhẫn nhịn là điều thanh cao)


退后一步
,
行安稳处
”(tạm dịch
là: lùi một bước trời êm biển rộng); “
树大招风

”(tạm dịch là: cây càng cao thì càng dễ bị
gió quật)… Có thể nói những câu nói trên tập trung phản ánh một tâm lý xã hội, một đặc
điểm tính cách của người Trung Quốc, đó là: trọng lịch sự, trọng khiêm tốn.
Sử dụng kính- khiêm ngữ thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp của người Trung
Quốc. Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, từ cổ chí kim, người Trung
Quốc đặc biệt chú trọng “lễ”, coi đó là quy phạm của đạo đức và luân lý xã hội. “Tôn
nhân, kính nhân” là một trong những nguyên tắc họ đặc biệt chú trọng trong giao tiếp.
Theo Cố Viết Quốc, quan niệm lễ phép đã thiết lập ra một hệ thống quy phạm về lời nói cử
chỉ của mọi người. Vi phạm những quy tắc này sẽ bị cả xã hội chỉ trích, bởi lễ phép là một
hiện tượng thuộc phạm trù xã hội, nó có tác dụng chi phối như nhau với tất cả mọi người
trong xã hội. Do đó trong quá trình giao tiếp mọi người bắt buộc phải duy trì sự tôn trọng
lẫn nhau, quan tâm đến lợi ích và hứng thú của nhau. Nếu kiêu ngạo tự mãn đi ngược với
chuẩn mực đạo đức của xã hội thì sẽ gây ra sự phản cảm và trách móc của mọi người.
Những chuẩn mực đạo đức xã hội tuy không phải là giấy trắng mực đen như điều lệ của
pháp luật, nhưng nó lại tiềm ẩn một sức mạnh uy hiếp mọi người, có tác dụng giám sát, chi
phối lời nói cử chỉ của mọi người. Chỉ khi tu dưỡng để có một tình cảm cao thượng, có ý
thức đạo đức xã hội thì mới có thể xây dựng được mối quan hệ hữu nghị, hoà thuận với
những người xung quanh.
Hệ thống kính- khiêm ngữ thể hiện cá tính của người Trung Quốc và nguyên tắc
lịch sự trong xã hội Trung Quốc. Cá tính và nguyên tắc lịch sự đó lại chịu ảnh hưởng sâu
sắc của tư tưởng truyền thống. Tư tưởng văn hoá khiêm tốn nhường nhịn đã ăn sâu vào
quan niệm, hành vi, tập tục tín ngưỡng, phương thức tư duy và trạng thái tâm lý tình cảm
9
của mỗi người dân Trung Quốc, hình thành nên văn hoá tâm lý dân tộc mang bản sắc
Trung Hoa.
Nhìn từ góc độ văn hoá, kính- khiêm ngữ của tiếng Việt cũng thể hiện cá tính và sự
coi trọng đối với nguyên tắc lịch sự trong xã hội. Giống như xã hội Trung Quốc, chế độ
phong kiến kéo dài tương đối lâu tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng chịu
sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho giáo, Đạo giáo và Lão giáo. Do vậy, trong quá trình
giao tiếp, thông qua ngôn ngữ, thái độ và hành vi, người Việt Nam cũng thể hiện truyền

thống lấy lễ đối nhân, có trật tự trên dưới, đẳng cấp phân minh, đề cao người khác hạ thấp
bản thân, kính lão tôn sư… Có thể nói chế độ đẳng cấp, chuẩn mực đạo đức, trật tự luân lý
và tông pháp lễ giáo của xã hội phong kiến đều vô hình hoặc hữu hình buộc mọi người
phải tuân thủ nguyên tắc “kính nhân khiêm kỷ”, đây cũng là hạt nhân của văn hoá lễ nghi
Việt Nam.
5. Tầm quan trọng của kính-khiêm ngữ trong giao tiếp
5.1. Kính- khiêm ngữ có tác dụng điều hoà quan hệ giao tiếp
Là bộ phận quan trọng của ngôn ngữ lịch sự, kính-khiêm ngữ trực tiếp thể hiện chức
năng điều hoà các quan hệ giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp bằng lời nói, hai bên giao
tiếp chịu sự chi phối của nguyên tắc lịch sự. Nhà ngôn ngữ học người Anh Geoffrey Leech
căn cứ theo đặc điểm văn hoá của Anh nêu ra sáu chuẩn mực của lịch sự, trong đó có hai
điều sau: 1) Chuẩn mực biểu dương: giảm thiểu hạ thấp, tăng thêm tán dương người khác;
2)Chuẩn mực khiêm tốn: giảm thiểu tán dương và tăng thêm hạ thấp bản thân. Như vậy,
người Anh đã có hai chuẩn mực liên quan đến kính- khiêm từ. Cố Viết Quốc của Trung
Quốc đã dựa trên khung lý luận của Leech để tiến hành nghiên cứu hiện tượng lịch sự
trong tiếng Hán. Ông căn cứ đặc điểm của tiếng Hán, tổng kết ra năm chuẩn mực lịch sự,
đồng thời chỉ rõ “Nguyên tắc biếm kỷ tôn nhân”(hạ thấp bản thân đề cao người khác) là
đặc điểm lớn nhất trong phép lịch sự của người Trung Quốc. Trong quá trình giao tiếp, để
tạo không khí hữu nghị thân mật, hai bên giao tiếp buộc phải tuân thủ nguyên tắc này.
Nhìn từ góc độ tâm lý, các nhà tâm lý học xã hội đều cho rằng, con người hầu hết
đều có lòng tự trọng. Trong quá trình giao tiếp, anh muốn được người khác tôn trọng thì
trước hết phải thể hiện mình tôn trọng người khác; muốn được người khác khen ngợi thì
phải chủ động khen ngợi người khác. Người xưa thường nói “ Dụ vi tha nhân sở kính sở ái,
kỷ tỉ tiên kính nhân ái nhân” (muốn được người khác kính trọng yêu mến thì bản thân mình
trước hết phải kính trọng, yêu mến người khác).
Đảm bảo nguyên tắc lịch sự giúp chúng ta có thể dung hoà quan hệ ở mức cao nhất.
Nó duy trì sự cân bằng về địa vị và quan hệ hữu hảo giữa hai bên giao tiếp. Do vậy, hai
bên giao tiếp cần hết sức chú ý đến việc tuân thủ nguyên tắc lịch sự, và việc sử dụng kính
khiêm ngữ giúp họ dễ dàng đạt được hiệu quả giao tiếp.
10

5.2.Việc sử dụng kính-khiêm ngữ thể hiện sự tu dưỡng và tính cách của người nói
Lời nói, cử chỉ có thể thể hiện sự tu dưỡng và tính cách của một con người. Văn hoá
phương Đông trọng tình cảm, trọng hàm xúc, nói năng phải chú ý uyển chuyển hợp lý.
Khiêm tốn, kính nhân đã trở thành một phẩm chất đạo đức đẹp được cả xã hội thừa nhận
và tuân theo. Do đó mọi con người từ khi còn nhỏ đã được giáo dục hết sức nghiêm khắc
về phương diện này, vì vậy mới có câu Tiên học lễ, hậu học văn; gọi dạ bảo vâng… Suốt
cuộc đời các cá thể xã hội đó sẽ tiếp tục được tiếp nhận, tu dưỡng phẩm chất đạo đức này.
Một người nói năng nho nhã, lịch thiệp, khiêm tốn, anh ta sẽ để lại ấn tượng tốt trong lòng
mọi người. Ngược lại, một kẻ nói năng thô lỗ, xấc láo vô lễ, kẻ đó sẽ bị mọi người chỉ trích
rằng “mất dạy, vô văn hoá”, từ đó mà không muốn qua lại giao tiếp với anh ta.
Mọi người thường thông qua lời nói cử chỉ của đối tượng giao tiếp để hiểu về sự tu
dưỡng và đặc điểm tính cách cơ bản của họ, để đánh giá sơ bộ họ là người như thế nào. Từ
đó mà quyết định có giao tiếp với họ hay không và chiến lược giao tiếp ra sao. Chính vì
vậy, mà người Trung Quốc và người Việt Nam đặc biệt chú trọng lời nói khiêm nhường
lịch sự.
5.3.Việc sử dụng hợp lý kính-khiêm ngữ có thể nâng cao hiệu quả giao tiếp
Hiệu quả giao tiếp cao hay thấp được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó một
trong những yếu tố quan trọng nhất là thái độ và cách dùng từ của người nói. Nói năng
khiêm nhường lịch sự, giữ lễ nghi là yêu cầu của lời nói hay, lời nói đẹp. Khi giao tiếp,
nên cố gắng giữ thái độ khiêm tốn, tôn trọng đối tượng giao tiếp một cách đúng mực, đặt
đối tượng giao tiếp ở vào vị trí vai chính, tương đương như vậy hạ thấp bản thân, đặt bản
thân ở cấp dưới đối tượng giao tiếp, như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu bản năng là được
tôn trọng của họ. Từ đó có thể tạo quan hệ hữu hảo giữa hai bên, để lại ấn tượng tốt cho
đối tượng giao tiếp, đương nhiên sẽ có ích lớn đối với hiệu quả giao tiếp. Muốn vậy, chúng
ta phải nắm vững cách sử dụng của kính- khiêm ngữ.
Rất nhiều câu chuyện lịch sử của Trung Quốc đã chứng minh cho đạo lý trên. Ví dụ
Lưu Bị ba lần tới nơi ở của Khổng Minh, lấy thái độ và lời lẽ cung kính khiêm nhường,
thành khẩn mời được Khổng Minh về làm quân sư cho mình.
Chủ tịch Mao Trạch Đông cũng là một bậc cao nhân trong sử dụng ngôn từ. Đọc “
Toàn tập thư tín Mao Trạch Đông” chúng ta có thể thấy Mao Trạch Đông rất chú ý sử

dụng kính- khiêm ngữ, đặc biệt là khi viết thư cho các nhân sỹ ngoài Đảng, các danh nhân
trong xã hội, ông sử dụng rất nhiều kính-khiêm ngữ, tạo nên hình tượng người Đảng viên
của Đảng cộng sản trọng lễ nghĩa, kính già trọng hiền, được đông đảo mọi người tín nhiệm
và tôn trọng, nhờ đó đã tập hợp được một lượng nhân sĩ, chiến sĩ yêu nước.
VD1:
马先生
来,
获读手书
,张同志回言,又接一月三日大示,久稽
回答,
幸原谅
之。两党的事不是两党私事,而是国民公事,先生于此关心之切,

11
佩不已
。远承下问,略速
鄙见
,尚希进而教之。
手此奉复

敬致民族解放之礼

(1938 年 2 月 15 日致范长江先生信)
VD2:三十年前,
拜读先生
在《晨报》及《国民公报》上的
崇论宏议

现闻
先生

居所距离此不远,甚思一晤,
借聆教益
。兹派车
迎候

倘蒙拔冗枉驾


任欢迎。敬颂大安
!(1948 年 4 月 27 日致蓝公武先生信)
Trong ví dụ 1, Mao Trạch Đông đã sử dụng rất nhiều kính-khiêm ngữ như:
马先生
( Ngài Mã),
大示
(bức thư lớn),
幸原谅
( xin tha lỗi),
钦佩不已
(vô cùng khâm phục ),
鄙见

kiến của kẻ hèn như tôi),
手此奉复
(kính dâng lên ngài thư hồi âm ),
敬致民族解放之礼
( kính chào Ngài với nghi lễ của quân giải phóng). Ví dụ 2, ông dùng các kính ngữ
拜读
( vinh dự đọc được…),
先生
( tiên sinh, ngài),

崇论闳议
(kiến giải cao siêu),
借聆教益
(nhân cơ hội này xin ngài chỉ giáo),
迎候
(nghênh đón),
倘蒙拔冗枉驾
(nếu được ngài hạ
cố đến chơi ),
无任欢迎
(vô cùng vinh hạnh ),
敬颂大安
(kính chúc đại an) để biểu thị sự
kính trọng đối tượng giao tiếp。
Kính- khiêm ngữ của tiếng Việt cũng giống kính-khiêm ngữ tiếng Hán, có công
dụng biểu thị giọng điệu cung kính khiêm nhường, nếu sử dụng hợp lý sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả giao tiếp. Ví dụ:
Thưa Quý Ông!
Chúng tôi xin cảm ơn Quý Ông về tài liệu nhận được qua bưu điện gửi ngày 12
tháng 12… Chúng tôi đã mạn phép chuyển tập catalo của Quý Ông cho hãng Borger Bros,
có lẽ họ sẽ quan tâm đến những đề nghị của Quý Ông…
(Đặng Thị Hằng “Thư tín thương mại” NXB Thông tin lý
luận)
Bức thư trên đã sử dụng các kính-khiêm ngữ thưa Quý Ông, xin cảm ơn, mạn phép
biểu thị sự tôn trọng đối tượng giao tiếp. Rõ ràng thưa Quý Ông tỏ rõ sự tôn trọng đối
tượng giao tiếp hơn thưa Ông; xin cảm ơn cũng lịch sự hơn cảm ơn, khiêm ngữ mạn phép
cũng thể hiện thái độ khiêm tốn và hết sức đề cao người nhận thư của người viết thư. Nếu
thay toàn bộ các kính khiêm ngữ trên bằng những từ ngữ thông thường thì bức thư sẽ mất
đi vẻ trang trọng, lịch sự của nó,ví dụ:
Ông XX!

Chúng tôi cảm ơn ông về tài liệu nhận được qua bưu điện gửi ngày 12 tháng 12…
Chúng tôi đã chuyển tập catalo của ông cho hãng Borger Bros, có lẽ họ sẽ quan tâm đến
những đề nghị của ông…
Rõ ràng hiệu quả giao tiếp của bức thư có sử dụng kính-khiêm ngữ sẽ cao hơn nhiều
bức thư không sử dụng kính- khiêm ngữ. Bởi người viết thư ngoài chuyển đạt thông tin
mới cho người nhận thư còn phải chú ý đến nguyên tắc lịch sự trong giao tiếp. Việc người
12
viết sử dụng một loạt kính-khiêm ngữ đã thể hiện thái độ tôn trọng, đề cao đối tượng giao
tiếp, chân thành hạ thấp bản thân mình. Quan hệ hai bên nhờ đó sẽ hữu hảo thân thiện hơn.
Nói tóm lại, văn hoá Trung Quốc, Việt Nam từ cổ chí kim đều hết sức chú trọng lời
nói lịch sự. Kính-khiêm ngữ là một phần quan trọng của ngôn từ lịch sự đó. Do vậy, muốn
đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, chúng ta nhất định phải nắm vững và vận dụng nó
một cách hợp lý, đúng mực. Không chỉ vậy, việc sử dụng tốt kính-khiêm ngữ còn thể hiện
sự tu dưỡng đạo đức và đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân, thể hiện truyền thống văn hoá
của dân tộc. Nghiên cứu văn hoá Trung Quốc không thể nào bỏ qua nghiên cứu kính-
khiêm ngữ trong hệ thống ngôn ngữ của dân tộc này.
6. Nguồn gốc của kính-khiêm ngữ
Kính khiêm ngữ dùng trong thư tín là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kính-
khiêm ngữ. Nguồn gốc của nó cũng là nguồn gốc của cả hệ thống kính-khiêm ngữ.
Thời cổ đại xa xưa chưa có lễ, cũng chưa có kính-khiêm ngữ, cho tới thời nhà Chu
mới bắt đầu đặt ra lễ. Do vậy kính-khiêm ngữ bắt đầu xuất hiện và phát triển đến đỉnh cao
trong xã hội nô lệ và xã hội phong kiến. Những vết tích trên giáp cốt đã phản ánh sự phát
triển của kính-khiêm ngữ ở đời nhà Ân.
Kính-khiêm ngữ cổ là do tổ tiên người Trung Quốc sáng tạo ra trong quá trình tạo
lập nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần viễn cổ, thượng cổ. Các kính-khiêm ngữ
phát triển dựa trên nền ngôn ngữ văn tự Hán thời đó.
Ví dụ: có người cho rằng từ
上帝
(thượng đế) là từ vay mượn nước ngoài, thực ra,
từ này sớm đã xuất hiện trên văn giáp cốt từ thời nhà Ân, đó là sự tôn xưng đối với vị thần

tự nhiên tối cao.

(đế) là một từ tôn xưng.

(đế) trong văn giáp cốt là hình của hoa Đế,
người xưa hết sức sùng bái hoa Đế bởi sự sinh sôi nảy nở của loài hoa này.
Đến thời Tiên Tần, trong quá trình giao tiếp, mọi người đã sử dụng rộng rãi kính-
khiêm ngữ. Bắt đầu là nội bộ thống trị, các vương hầu thường dùng

(cô),

(quả),

(cốc)để khiêm xưng mình thiếu thiện, thiếu đức. Các khiêm ngữ này xuất hiện nhiều trong
sử sách thời đó như “Tả truyện”, “Quốc ngữ”. Theo thống kê của của Hồng Thành Ngọc
trong “Từ điển kính-khiêm từ”(2002) thì “Tả truyện” dùng 90 lần từ
寡人
(quả nhân),32
lần từ

( cô), 19 lần
不榖
(bất cốc) ; “Quốc ngữ” dùng 42 lần từ
寡人
(quả nhân),28
lần từ

(cô),14 lần từ
不榖
(bất cốc ). Thiên tử và vua các chư hầu hồi đó khi truyện trò

với quần thần hoặc giao tiếp ngoại giao đều dùng những khiêm từ trên làm đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất để xưng hô mình.
Cùng khoảng thời gian đó, kính từ cũng bắt đầu xuất hiện. “Tả truyện”và “Quốc
ngữ” thường quen dùng
执事
(chấp sự) để tôn xưng vua chúa. Hồng Thành Ngọc nêu rõ


(chấp sự) nghĩa gốc là chỉ người giải quyết các công việc. Tôn xưng quân vương là
người quyết định mọi việc, là ý muốn biểu thị mình không dám gọi trực tiếp nhà vua, chỉ
13
dám trao đổi với bề dưới của nhà vua mà thôi. Từ
足下
(túc hạ) mà hiện nay trong văn viết
vẫn dùng xuất hiện sớm nhất từ “Chiến quốc sách”. Túc hạ lúc đầu dùng để tôn xưng nhà
vua, sau này phát triển thành kính từ sử dụng rộng rãi giữa bạn bè hoặc người ngang hàng.
Khiêm từ

ngu dùng để tự xưng, sau này chuyển thành khiêm ngữ tố dùng giữa bề trên
với bề dưới, người sang với người hèn, nói chung không dùng giữa những người ngang
hàng. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội có giai cấp đã không ngừng cung cấp mảnh đất
màu mỡ phì nhiêu cho kính-khiêm ngữ sinh sôi nảy nở.
Kính-khiêm ngữ của tiếng Hán có nguồn gốc văn hoá lâu đời, đó chính là văn hoá
Nho giáo. Trong một thời gian dài, dân tộc Trung Hoa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tư
tưởng Nho giáo. Nho giáo trọng lễ, quân thần, phụ tử, phu phụ, tôn ti quý tiện phân chia rất
rõ ràng. Nho giáo cho rằng “lễ” bao gồm cung, khoan, tín, mẫn, huệ, “恭则不侮、宽则得
众、信则人任焉,惠则足以使人” (cung là tôn trọng người khác, khoan là được lòng
người khác, tín là được người khác tín nhiệm, huệ sẽ sai khiến được người khác).( 论语。
阳货》)Đối với người thì phải cung kính, khoan dung, thành thật, ban ân huệ. Đạo Nho
đề xướng “Nhân”, nhân giả ái nhân, tức là phải tôn trọng người khác, hiểu được tâm tư của

người khác, lo nghĩ thay cho người khác. Tư tưởng này đã thấm nhuần vào sâu thẳm tâm
linh của người dân Trung Quốc, hình thành một quan niệm văn hoá truyền từ đời này sang
đời khác, ảnh hưởng đến hành vi, bao gồm cả hành vi ngôn ngữ của họ. Cũng có thể nói,
chỉ sự biểu đạt ngôn ngữ phù hợp với quan điểm trên thì mới được coi là hợp lý, được mọi
người chấp nhận và mới đạt được hiệu quả giao tiếp tốt. Do vậy, trong giao tiếp, bề dưới
nói với bề trên, cấp dưới nói với cấp trên phải chú ý sử dụng kính ngữ, bản thân mình biểu
thị sự khiêm tốn thì phải sử dụng khiêm ngữ. Dùng nhiều lời nói lịch sự, biểu thị sự tôn
kính người khác, nhường nhịn người khác; thường dùng kính-khiêm ngữ để tán dương
người khác, hạ thấp bản thân, hết sức khoa trương những lợi ích mà người khác đem đến
cho mình, hạn chế hết mức tổn thất của mình, làm đối tượng giao tiếp cảm thấy yên tâm và
thân thiện. Kính-khiêm ngữ đã hình thành trên cơ sở văn hoá kính-khiêm này.
Nhu cầu tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến kính-khiêm ngữ hình
hành. Mọi người đều coi trọng thể diện của mình. Errving Goffman đưa ra “Lý luận hành
vi thể diện”, và cho rằng thể diện là sự thể hiện cái tôi của mỗi người, giữ thể diện cho
mình, cũng giữ thể diện cho người khác chính là chiến lược giao tiếp, đây là tư tưởng
xuyên suốt mọi hoạt động giao tiếp. Cho nên muốn giữ thể diện cho mình, không làm mình
mất mặt trước người khác, thì cách tốt nhất là làm thoả mãn sự tự tôn của người khác,
không làm người khác bị mất thể diện. Nếu bản thân mình tự nguyện cung kính khiêm tốn,
người khác cũng sẽ có phản ứng tương tự, đây là lẽ thường tình, cũng là một trong những
chiến lược giao tiếp “thể diện”. Vì lý do đó, trong quá trình giao tiếp mọi người luôn ý
thức được rằng phải đề cao đối tượng giao tiếp, hạ thấp bản thân, nói tới người khác thì
dùng kính từ, nhắc đến bản thân thì dùng khiêm từ. Có thể nói nhu cầu giữ thể diện, giữ tự
14
trọng cho bản thân chính là nguyên nhân tâm lý quan trọng dẫn đến sự hình thành và phát
triển của kính-khiêm ngữ.
Sự ra đời của kính-khiêm ngữ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của xã hội văn minh.
Trong “Lễ kỷ. Khúc Lễ Thượng” có viết: “Phu lễ giả, tự ti nhi tôn nhân”. (Người hiểu lễ
nghĩa thì phải tự hạ thấp bản thân mà đề cao người khác). Trong giao tiếp, “tự ti tôn nhân”
là nguyên tắc cơ bản của lễ. Có thể nói kính-khiêm ngữ là sự thể hiện nguyên tắc của lễ
trong ngôn ngữ. Nói cách khác, nhìn từ góc độ văn hoá, kính-khiêm ngữ chính là “sản

phẩm” của lễ. Chính lịch sử của xã hội văn minh đã sáng tạo ra kính-khiêm ngữ.
Trong giao tiếp khẩu ngữ, người Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc sử dụng kính-
khiêm ngữ, đương nhiên trong thư tín, yêu cầu sử dụng những từ ngữ lịch sự này càng khắt
khe hơn. Từ thời chiến quốc, kính-khiêm ngữ đã được sử dụng phổ biến trong thư tín tiếng
Hán. Nguyên tắc lịch sự ngày càng được mọi ngưòi coi trọng hơn. Theo thống kê của
chúng tôi, đại bộ phận các thư tín đều có số lượng lớn kính-khiêm ngữ. Sở dĩ vậy là do
người viết thư và người nhận thư ở hai địa điểm khác nhau. Khi dùng từ, người viết càng
chú ý thận trọng, tránh làm tổn hại lòng tự trọng của người nhận thư, đồng thời cũng biểu
thị sự tôn trọng của mình với đối tượng giao tiếp, nếu không sẽ khó đạt được hiệu quả giao
tiếp như mong muốn. Ví dụ, cuối thư mọi người thường dùng kính từ
敬礼
(kính lễ). Nghĩa
gốc của kính từ này vốn miêu tả động tác đứng nghiêm, chắp tay hoặc hành lễ cúi chào
biểu thị sự cung kính. Sau này nó đã phát triển thành kính ngữ chuyên dùng ở cuối thư,
biểu thị lời chào tôn trọng của người viết thư đối với người nhận thư.
Rất nhiều kính-khiêm ngữ là từ tôn xưng cũng được dung rộng rãi trong thư tín, như
先生
(tiên sinh),
尊夫人
(tôn phu nhân),
大人
(đại nhân),
在下
(tại hạ),
小女
(tiểu nữ). Cũng có
rất nhiều kính-khiêm ngữ mang tính chất chỉ thị chuyên dùng trong thư tín như
惠函
(huệ
hàm- thư của (ngài) là một ân huệ đối với tôi),

玉音
(ngọc âm- giọng nói trong như ngọc),
谨祝
(cẩn chúc- kính cẩn chúc…)…
Tóm lại, kính-khiêm ngữ trong tiếng Hán được hình thành nhờ bối cảnh văn hoá
của xã hội nô lệ và xã hội phong kiến Trung Quốc tồn tại gần ba nghìn năm. Sự nảy sinh
loại từ ngữ này cũng gắn bó mật thiết với chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá của Trung
Quốc cổ đại. Điều này đã giúp cho kính-khiêm ngữ hiện đại của Trung Quốc vẫn giữ được
bản sắc văn hoá dân tộc.
7. Những biến đổi của kính-khiêm ngữ
Là một hiện tượng văn hoá đặc biệt, bản thân kính-khiêm ngữ có tính kế thừa. Do
vậy không ít kính-khiêm ngữ ra đời từ thời xưa vẫn còn được sử dụng ngày nay. Ví dụ:
trong thư ngoại giao người Trung Quốc vẫn tôn xưng vua của các nước là
陛下
(bệ hạ)

阁下
(các hạ), tôn xưng vợ của người khác là
夫人
(phu nhân), con gái của đối tượng giao
tiếp là
爱女
(ái nữ)… Tất cả các kính-khiêm ngữ này đều được truyền lại từ thời viễn cổ.
15
Tương tự như vậy ngày nay, một số lượng lớn kính-khiêm ngữ ra đời từ thời viễn cổ vẫn
được sử dụng trong thư tín tiếng Hán. Một số kính-khiêm ngữ có tần số sử dụng rất cao,
tuy nhiên cùng với sự thay đổi của thời đại, ý nghĩa và cách dùng của một số kính- khiêm
ngữ đã có sự thay đổi.
Ví dụ:
先生

(tiên sinh) là một kính từ cũ, nghĩa mặt chữ của nó là ra đời trước, nghĩa
gốc chỉ người đàn ông ra đời trước. Từ thời chiến quốc, từ
先生
được dùng để chỉ các bậc
trưởng bối, học giả tuổi cao, thầy giáo. Đến triều Tấn,
先生
lại được dùng làm kính từ tôn
xưng người khác một cách rộng dãi. Thời Kiến quốc, phạm vi sử dụng của
先生
rộng hơn
bao giờ hết, tất cả các giới, các nhân sỹ đều có thể sử dụng, mọi người tôn người khác là
mà không hề suy xét xem đối tượng giao tiếp có đủ tư cách là “tiên sinh” hay không. Ví dụ
họ gọi bà Tống Khánh Linh-phu nhân của Tôn Trung Sơn là
宋庆龄先生
(Tống Khánh
Linh tiên sinh). Sau năm 1949, ở đại lục,
同志
(đồng chí) lại chiếm hết vai trò của
先生
,


chủ yếu chỉ dùng để xưng hô các học giả hoặc giáo viên các trường đại học, các viện
nghiên cứu, cũng dùng trong ngoại giao, tôn xưng các quan chức nước ngoài và nhân viên
ngoại giao. Sang thời kỳ mới của cải cách mở cửa, từ tiên sinh lại xuất hiện trở lại, nó dựa
vào uy lực truyền thống vốn có và sức mạnh nội hàm mà dành lại được vị trí huy hoàng
ngày trước, trở thành từ tôn xưng thông dụng trong giới trí thức, doanh nghiệp, ngoại giao.
Khi mới ra đời, đối tượng và cách dùng của kính ngữ có những quy định riêng.
Nhưng cùng với thời gian, phạm vi sử dụng của nó ngày càng rộng hơn. Ví dụ đời Tống
chỉ dùng


(quân) để xưng hô Quốc vương,

(đài) để xưng các bá quan văn võ. Nhưng
trong giao tiếp ngày nay, yêu cầu về địa vị xã hội của đối tượng được tôn xưng có xu
hướng giảm dần.
Xã hội biến đổi dẫn đến sự biến đổi của ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là cùng với sự
thay đổi của thời gian, kính-khiêm ngữ mới sẽ xuất hiện, đồng thời một số kính-khiêm ngữ
ra đời từ rất sớm sẽ trở thành “dấu vết của lịch sử”, ví dụ như các khiêm ngữ

(bộc)
,奴

(nô gia)
,贱妾
(tiện thiếp)… Ngoài ra một số kính-khiêm ngữ có thay đổi, từ nghĩa tốt
trở thành nghĩa xấu, ví dụ
千金小姐
(thiên kim tiểu thư) trước đây dùng làm kính từ tôn
xưng con gái người khác, ngày nay từ này lại được dùng để chỉ các cô gái được nuông
chiều quá mức, có ý xấu.
Kính-khiêm ngữ ra đời sau cũng có, nhưng không nhiều, phần lớn là phát triển dựa
trên nền kính-khiêm ngữ cũ. Ví dụ dùng

(quý) tôn xưng các đơn vị công tác thành
贵公

(quý công ty)
,贵校
(quý trường)

,贵处
(quý sở)
,贵部
(quý bộ)…
Tính thời đại của kính-khiêm ngữ rất rõ nét, nó đã từ một góc độ nào đó phản ánh
sự thay đổi của văn hoá xã hội và thay đổi của tâm lý văn hoá dân tộc.
Nhìn chung, kính-khiêm ngữ là một thành phần quan trọng của ngôn ngữ, mà ngôn
ngữ lại quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội có sự thay đổi thì ngôn ngữ cũng sẽ có
16
những biến đổi tương ứng. Những biến đổi này đều nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động
giao tiếp. Do vậy, khi sử dụng kính khiêm ngữ chúng ta phải chú ý đến đặc điểm này.
8. Phân biệt kính-khiêm ngữ với các loại từ ngữ lịch sự khác
Theo “Từ điển Hán ngữ ứng dụng”(năm 2000), lịch sự là sử dụng lời lẽ cử chỉ, thái
độ thể hiện sự khiêm tốn, cung kính, chú trọng lễ tiết khi đối nhân xử thế. Có thể nói, từ
ngữ lịch sự là những từ ngữ biểu thị thái độ khiêm nhường, cung kính, lịch sự. Trong bài
viết “Từ ngữ lịch sự trong tiếng Hán” trên tạp chí Dạy học tiếng Hán trên thế giới 1987,
Đổng Minh đã chỉ ra rằng: “ Cái gọi là từ ngữ lịch sự bao gồm khiêm từ, kính từ, từ khách
khí, từ kiêng kị và uyển từ”. Như vậy, quan hệ giữa từ ngữ lịch sự và kính-khiêm ngữ là
quan hệ giữa yếu tố bao hàm và yếu tố được bao hàm. Quy định của kính-khiêm ngữ là
phải có yếu tố biểu thị khiêm hoặc kính, không có yếu tố “chất” này thì sẽ không được coi
là kính-khiêm ngữ. Ví dụ:
祝愿贵国日益繁荣富强。
(Chúc Quý Quốc ngày càng phồn vinh, giàu mạnh)
敬祝各位身体健康、工作顺利。
( Kính chúc các vị sức khoẻ dồi dào, công tác
thuận lợi)
祝愿
(chúc nguyện) và
敬祝
(kính chúc) đều là từ ngữ lịch sự, biểu thị một lời cầu

chúc tốt đẹp. Nhưng điểm khác nhau là
敬祝
(kính chúc) có một ngữ tố

(kính) biểu thị sự
kính trọng. Từ điển tiếng Hán hiện đại chú 敬祝 là kính từ, có nghĩa cầu chúc. Còn
祝愿
(chúc nguyện) chỉ là một lời chúc phúc thuộc từ ngữ lịch sự mà thôi, không được coi là
kính từ.
Quan hệ bao hàm giữa từ ngữ lịch sự và kính khiêm ngữ (quan hệ giữa chỉnh thể và
bộ phận) được Lưu Hồng Lệ miêu tả trong “Kính khiêm từ hiện đại” ( 2000) như sau:
Uyển ngữ là một bộ phận cấu thành của từ ngữ lịch sự. Vậy kính-khiêm ngữ và
uyển ngữ có quan hệ như thế nào? Uyển ngữ là những từ ngữ uyển chuyển, không trực
tiếp. Ví dụ: từ “chết” thì nói thành
去世
(khứ thế),
过世
(quá thế)… Những từ này là uyển
ngữ, không phải là kính- khiêm ngữ. Nếu uyển ngữ còn biểu đạt thái độ kính trọng, khiêm
nhường thì uyển ngữ đó chính là kính khiêm ngữ, ví dụ để biểu thị sự tiếc thương, kính
trọng người đã mất, người nói sử dụng các từ
逝世
(tạ thế),
长眠
(an giấc ngàn thu),
归天
(quy tiên). Những uyển ngữ này đều dùng cho những đối tượng mà người nói tôn trọng,
không dùng với đối tượng mà người nói coi thường hoặc ghét bỏ bởi chúng có hàm ý tôn
trọng, do đó những từ này được coi là kính từ. Có thể thấy quan hệ giữa uyển ngữ và kính
17

Từ ngữ lịch sự
Kính-
khiêm
ngữ
khiêm ngữ là quan hệ giao thoa. Quan hệ đó được Lưu Hồng Lệ (2000)miêu tả bằng mô
hình sau:
(Lưu Hồng Lệ “Kính khiêm ngữ tiếng Hán hiện đại” trang 6)
Lời nói khách sáo cũng có quan hệ giao thoa với kính khiêm ngữ. Lời nói khách sáo
biểu thị thái độ khách khí,
劳驾
(làm phiền… ),
慢走
((xin hãy) đi cẩn thận),
留步
( (xin)
dừng bước), ngữ tố

(giá) trong từ
劳驾
vốn chỉ xe cộ, sau đó đã dùng làm kính từ biểu
thị sự tôn trọng người khác, như
大驾
(đại giá),
驾到
(giá đáo); ngữ tố

(quang)trong từ


( tá quang)dùng riêng cho người khác biểu thị sự tôn trọng, ví dụ:

光临
(quang lâm),


(quang cố),
赏光
(thưởng quang) biểu thị rất vinh dự được người khác đến thăm, thưởng
thức… Như vậy
劳驾

借光
đều có ý nghĩa biểu thị sự cung kính, chúng đều là kính-
khiêm từ kiêm từ khách sáo. Song
慢走
( xin hãy đi cẩn thận)chỉ là lời nói lịch sự biểu thị
sự khách khí dùng khi chủ nhân tiễn khách ra về,
留步
(xin dừng bước) là lời nói khách khí
mà khách biểu thị ý không muốn phiền chủ nhà tiễn mình, cả hai từ này không có sắc thái
kính khiêm nên không phải là kính-khiêm ngữ. Lưu Hồng Lệ đã miêu tả quan hệ giữa kính
khiêm ngữ với từ ngữ khách khí bằng mô hình sau:
Từ những so sánh trên có thể thấy giữa kính-khiêm ngữ và uyển ngữ, từ khách khí
có một ranh giới không rõ ràng, chính điểm này khiến chúng ta khó phân biệt được kính-
khiêm ngữ với từ ngữ lịch sự khác.
Tiểu kết
Xã hội có giai cấp đã hình thành nên hệ thống kính-khiêm ngữ. Lễ nghi Nho giáo và
quan niệm đẳng cấp tíếp tục tạo ra mảnh đất phì nhiêu cho kính-khiêm ngữ sinh sôi, phát
triển. Thể diện và nhu cầu tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng hình
thành nên kính-khiêm ngữ.
18

Uyển
ngữ
Kính-
khiêm
ngữ


Từ
khách
khí
Kính-
khiêm
ngữ


Sau khi ra đời, kính-khiêm ngữ đã thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của xã hội văn
minh. Việc sử dụng hợp lý kính-khiêm ngữ thể hiện người nói có nề nếp, có văn hoá cao,
người nghe thì cảm thấy dễ chịu, thoải mái, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả giao tiếp.
Trong thư tín tiếng Hán hiện đại, kính-khiêm ngữ không những được coi trọng mà còn là
tiêu chí quan trọng của ngôn từ đẹp. Do vậy, một bức thư giao dịch có lời lẽ trang trọng
lịch sự, hiệu quả giao tiếp cao thường là những bức thư có sử dụng một lượng lớn các kính
khiêm ngữ.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA KÍNH-KHIÊM NGỮ TRONG THƯ TÍN TIẾNG
HÁN HIỆN ĐẠI(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
1.Đặc điểm kết cấu của kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán hiện đại
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sưu tập được 200 bức thư tiếng Hán của
người Trung Quốc, trong đó bao gồm 20 bức thư xin việc, 20 bức thư giới thiệu, 20 bức
thư thăm hỏi, 20 thư cảm ơn, 20 thư chúc mừng, 20 thư nhà, 20 thư xin lỗi, 20 thư mời, 20
thư khuyên nhủ, 20 thư thương mại. Sau khi thống kê chúng tôi thu được kết quả sau:
Thứ nhất, hơn 80% kính-khiêm ngữ là do kính- khiêm ngữ tố tạo thành. Kính-

khiêm ngữ tố là những ngữ tố có ý nghĩa hoặc sắc thái biểu thị sự cung kính, khiêm
nhường, như

(quý),

(tiện),

(tôn),

(gia),

(xá),

(đài),

(lệnh),

(huệ),

(giá),

(tiểu)vv…
19
Thứ hai, kính-khiêm ngữ tố có thể đơn độc tạo thành kính-khiêm ngữ, cũng có thể
kết hợp với các ngữ tố hoặc từ khác để tạo thành kính-khiêm từ hoặc cụm từ kính-khiêm.
Thứ ba, trong số kính-khiêm ngữ thống kê được, số lượng kính-khiêm ngữ đa âm
tiết là nhiều nhất( kính khiêm ngữ đơn âm tiết có 160 từ, đa âm tiết có 266 từ, và cụm từ
kính khiêm là 152). Tỷ lệ này có thể miêu tả như sau:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ kính- khiêm ngữ trong thư tín tiếng Hán hiện đại
Chúng tôi cũng sưu tập 50 bức thư do người Việt Nam viết, bao gồm 20 thư thương

mại, 10 thư hỏi thăm, 10 thư nhà, 10 thư xin việc. Kết quả thống kê cho thấy số lượng
kính-khiêm từ đơn âm là 33, kính-khiêm từ đa âm là 58, cụm từ kính-khiêm là 11.Tỷ lệ các
kính-khiêm ngữ được thể hiện dưới biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Tỷ lệ kính-khiêm ngữ trong thư tín tiếng Việt hiện đại
Từ hai biểu đồ 1,2 có thể thấy, kính-khiêm ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều có điểm
chung về mặt cấu tạo là: kính-khiêm từ đa âm tiết chiếm phần lớn trong tỷ lệ. Dưới đây là
những phân tích cụ thể về các phương thức cấu thành nên kính-khiêm ngữ.
1.1.Kính-khiêm từ đơn âm tiết
Kính-khiêm từ đơn âm tiết là kính-khiêm từ do một ngữ tố kính(khiêm) đơn âm tiết
cấu thành, có ý nghĩa hoặc sắc thái kính(khiêm), có thể sử dụng đơn độc.
Ví dụ:

(nhẫm)là hình thức tôn xưng mà người Trung Quốc thường dùng làm đại từ
nhân xưng ngôi thứ hai số ít, đây là một kính từ đơn âm. Thời kỳ nhà Tống

(nhẫm) được
dùng cho số nhiều, nhưng ngày nay chỉ dùng cho số ít.(Trong tiếng phổ thông, biểu thị sự
tôn xưng số nhiều thì phải dùng
您二位
( nhẫm nhị vị)
,您几位
( nhẫm kỉ vị).

(nhẫm) có
thể sử dụng trong trường hợp ngoại giao, bề dưới có thể tôn bề trên là

, không phân biệt
20
giới tính, hoặc chỉ cần A muốn biểu thị thái độ coi trọng, trịnh trọng hoặc xa lạ với B thì có

thể dùng

, ví dụ:

妈妈,您好!
陈先生,您好!
Từ ngài trong tiếng Việt là một kính từ. Nhưng nói chung ngài chỉ dùng trong
trường hợp xã giao chính thức, hơn nữa phải dùng cho những người đàn ông có địa vị cao
trong xã hội, không dùng cho nữ giới. Ví dụ: “ Kính gửi: Ngài đại sứ nước CHND Trung
Hoa!”.
Ông,bà cũng là những kính từ đơn âm, dùng trong các thư tín, văn bản hành chính.
Ví dụ:
Kính gửi: Ông hiệu trưởng trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội
Trân trọng kính mời: Bà Nguyễn Thị Phúc- giáo viên khoa Toán trường Đại
học Sư phạm Hà Nội…
Các kính-khiêm từ đơn âm thường gặp là:

(huynh),

(đệ),

(thỉnh),

(mông)…

(công),

(tử),

(quân):thời xưa thường dùng để xưng hô nam giới, đều có thể

dùng đơn độc, nhưng hiện nay đều ít được dùng trong tiếng Hán hiện đại
Kính-khiêm từ đơn âm trong tiếng Việt có số lượng phong phú hơn, ví dụ: thưa,
mời, ạ, xin, xơi … trong các ví dụ sau:
Thưa Thầy, dạo này Thầy có khoẻ không ạ?
Lúc nào rảnh, mời chị đến nhà em chơi!
Xin trân trọng cảm ơn!
Số lượng kính-khiêm từ đơn âm tuy không nhiều như đa âm, song tần suất sử dụng
của chúng trong thư tín lại rất cao.
1.2.Kính khiêm từ đa âm tiết
Trong tiếng Hán và tiếng Việt, kính-khiêm từ đa âm đều chiếm số lượng lớn. Các
kính-khiêm từ đa âm tiết này chủ yếu là do kính(khiêm) ngữ tố kết hợp với phi
kính(khiêm)ngữ tố tạo thành. Trong từ, kính(khiêm)ngữ tố thường đứng trước, một số ít
đứng sau, sự tổ hợp của chúng phần lớn là theo trật tự “kính(khiêm) ngữ tố + phi kính
khiêm ngữ tố”, từ đó tạo thành các kết cấu chính phụ “ định ngữ + trung tâm ngữ” hoặc
“trạng ngữ + trung tâm ngữ”. Ví dụ như:
大 稿
(đại cảo),
尊 姓
(tôn tính),
芳 名
(phương
danh), hoặc các từ trong tiếng Việt như quý toà, quý trường, quý cơ quan… đều là những
kính-khiêm từ có kết cấu định- danh. Các kính-khiêm từ như
钧鉴
(quân giám),
谨谢
(cẩn
tạ),
幸会
(hạnh hội) hoặc kính gửi, kính mời, kính chào … đều là những kính-khiêm từ có

kết cấu chính phụ trạng-trung. Dưới đây là những cách kết cấu của kính-khiêm từ đa âm:
21
1.2.1. Kính(khiêm) ngữ tố + phi kính khiêm ngữ tố kính-khiêm từ
Đây là phương thức chủ yếu cấu thành kính-khiêm từ đa âm. Trong mỗi một kính-
khiêm từ đều có một kính(khiêm)ngữ tố. Do vậy kính(khiêm) ngữ tố là tiêu chí nổi bật của
loại kính- khiêm từ này, giúp chúng ta xác định một từ có phải là kính-khiêm ngữ hay
không. Chúng tôi chia loại kính-khiêm từ này thành ba loại nhỏ:
a)Kính(khiêm)ngữ tố + ngữ tố xưng vị kính-khiêm từ xưng vị
Loại kính khiêm từ này chủ yếu dùng để xưng hô bản thân, người và sự vật có liên
quan đến bản thân, hoặc dùng để tôn xưng đối tượng giao tiếp, cùng người và sự vật liên
quan đến đối tượng giao tiếp.
Các khiêm ngữ tố thường dùng gồm

(gia),

(xá),

(tiểu)biểu thị ý nghĩa thuộc
về gia đình, ít hiểu biết, thấp kém, có sắc thái khiêm nhường. Ví dụ:

(gia) có thể dùng
trước ngữ tố xưng vị, khiêm xưng thân quyến là bề trên, hoặc cùng thứ bậc của mình.
Khiêm xưng bề trên của mình như:
家祖
(gia tổ): dùng để khiêm xưng ông nội của mình
家父
(gia phụ),
家严
(gia nghiêm),
家尊

(gia tôn): dùng để khiêm xưng phụ
thân của mình
家母
(gia mẫu),
家慈
(gia từ): dùng để khiêm xưng phụ mẫu của mình
Khiêm xưng người cùng thứ bậc với mình có:
家姐
(gia tỷ): khiêm xưng chị của mình
家兄
(gia huynh): khiêm xưng anh của mình
Khi khiêm xưng người cùng thứ bậc với mình,

chỉ có thể dùng cho người cùng
bậc nhưng hơn tuổi mình. Người nhỏ tuổi hơn mình thì không dùng

mà phải dùng

(xá)như:

舍弟
(xá đệ): khiêm xưng em trai mình
舍妹
(xá muội):khiêm xưng em gái mình

(tiểu) và

(xá) đôi lúc có thể dùng thay thế cho nhau, khiêm xưng người bề dưới
của gia đình mình như:
小弟

(tiểu đệ),
小妹
(tiểu muội)

khiêm xưng em trai, em gái mình
小儿
(tiểu nhi),
小女
(tiểu nữ)

khiêm xưng con trai, con gái mình
Một số kính ngữ tố như

(tôn),

(hiền),

(lệnh) biểu thị ý nghĩa tôn quý, hiền
đức, tốt đẹp, có sắc thái tôn kính, thường kết hợp với các ngữ tố xưng vị tạo thành kính từ.
Ví dụ: tôn xưng thân quyến của người khác, người Trung Quốc dùng

(lệnh) trước các
ngữ tố xưng vị, không phân biệt tuổi tác:
令尊
(lệnh tôn),
令严
(lệnh nghiêm): tôn xưng phụ thân của người khác
令子
(lệnh tử),
令郎

(lệnh lang); tôn xưng con trai của người khác
22
令爱
(lệnh ái) : tôn xưng con gái của người khác
Căn cứ theo đặc điểm ngữ dụng của

(gia),

(xá),

(lệnh), người ta khái quát
thành quy tắc và dạy cho thanh thiếu niên từ khi học vỡ lòng là “
家大舍小令他人
”(gia
đại, xá tiểu, lệnh tha nhân, tạm dịch là: gia cho bề trên , xá cho người bề dưới mình, lệnh
cho người khác). Nhờ đó học sinh dễ dàng nhớ được cách dùng của các ngữ tố kính-khiêm
này.

(hiền) chủ yếu dùng cho thân thích có thứ bậc thấp hoặc ngang hàng của đối
tượng giao tiếp, đôi lúc cũng dùng cho người có thứ bậc cao, và còn có thể dùng để gọi đối
tượng giao tiếp. Ví dụ:
贤 侄
(hiền điệt),
贤 弟
(hiền đệ),
贤 妹
(hiền muội),
贤 叔
(hiền
thúc)vv… Nếu không xác định được thân thích của đối tượng giao tiếp ai nhiều tuổi, ai ít

tuổi thì dùng

(lệnh) thay thế cho

(tôn) và

(hiền).

(đại) cũng dùng trước ngữ tố xưng vị để tôn xưng người khác, cho dù người đó
không phải là họ hàng thân thích của mình, như:
大姐
(đại tỉ),
大哥
(đại ca),
大叔
(đại
thúc),
大姑
(đại cô),
大姨
(đại di).
Khả năng tổ hợp của các kính(khiêm) ngữ tố trên có thể khái quát bằng bảng sau:
Từ loại Kính(khiêm)
từ
Hàm ý Ví dụ
Khiêm
từ
家 + ngữ tố
xưng vị
(NTXV)

khiêm xưng thân quyến là bề
trên, hoặc cùng thứ bậc nhưng
hơn tuổi của mình
家父
(gia phụ),
家母
(gia mẫu),


(gia huynh),
家姐
(gia tỉ)
舍+ NTXV
khiêm xưng thân quyến cùng thứ
bậc, nhỏ tuổi hơn mình
舍弟
(xá đệ),
舍妹
(xá muội)
Kính từ
令 + NTXV
tôn xưng thân quyến của người
khác
令尊
(lệnh tôn),
令弟
(lệnh đệ)
大 + NTXV
tôn xưng người khác
大叔

(đại thúc),
大哥
(đại ca)
尊 + NTXV
Tôn xưng bề trên hoặc người
cùng thứ bậc là thân quyến của
đối tượng giao tiếp
尊 堂
(tôn đường),
尊 夫 人
(tôn
phu nhân)
23
贤 + NTXV
Tôn xưng đối tượng giao tiếp
hoặc thân thích của đối tượng
giao tiếp
贤兄
(hiền huynh),
贤弟
(hiền đệ)
Kính-khiêm từ do kính khiêm ngữ tố kết hợp với ngữ tố xưng vị tạo thành, dùng để
tôn xưng hoặc khiêm xưng, trong giao tiếp thư tín, loại kính(khiêm) từ này được sử dụng
với tần xuất rất cao.
Trong tiếng Việt, loại kính(khiêm) từ có kết cấu tương tự có: lệnh tôn, lệnh bà, lệnh
huynh, hiền đệ, tiểu muội, hiền huynh, hiền hữu, hiền muội, hiền thê, hiền mẫu. Những
kính(khiêm)từ này đều vay mượn từ tiếng Hán.
b) Kính(khiêm)ngữ tố + danh ngữ tố danh từ kính(khiêm)
Theo thống kê 200 bức thư tiếng Hán, trong số kính(khiêm) từ đa âm tiết, số lượng
kính- khiêm từ do kính(khiêm)ngữ tố kết hợp với danh ngữ tố tạo thành là nhiều nhất. Căn

cứ theo ý nghĩa biểu đạt của chúng, chúng tôi phân loại từ này thành các dạng nhỏ sau:
• Kính từ biểu thị sự tôn quý, cao cả, hoa mỹ, ví dụ:
钧函
(quân hàm),
台函
(đài hàm),
惠示
(huệ thị),
惠信
(huệ tín),
惠书
(huệ thư)

tôn
xưng thư của người khác
大著
(đại trước),
大作
(đại tác),
大笔
(đại bỉ),
高制
(cao chế),
高片
(cao phiến),
华章
(hoá chương)

tôn xưng tác phẩm của người khác
贵庚

(quý canh),
尊庚
(tôn canh),
尊齿
(tôn xỉ),
高寿
(cao thọ),
高龄
(cao linh),
芳龄
(phương linh)

dùng để hỏi một cách lịch sự tuổi của đối tượng giao tiếp
尊容
(tôn dung),
尊颜
(tôn nhan),
尊仪
(tôn nghi),
尊范
(tôn phạm),
玉容
(ngọc dung),
玉貌
(ngọc mạo)

tôn vinh dung mạo của đối tượng giao tiếp
贵国
(quý quốc),
贵校

(quý hiệu),
贵公司
(quý công ty),
贵方
(quý phương),
贵报
(quý
báo),
贵处
(quý sở)

dùng để tôn xưng quốc gia hoặc đơn vị công tác của đối tượng giao
tiếp
高见
(cao kiến),
高名
(cao danh),
高教
(cao giáo),
高论
(cao luận):dùng để tôn xưng
ý kiến của đối tượng giao tiếp
Kính- khiêm từ có kết cấu tương tự trong tiếng Việt như: quý danh, quý khách, quý
quốc, quý công ty, quý ngài, quý cơ quan, quý vị, quý trường, cao kiến, bậc phụ huynh, bậc
anh hùng…
• Khiêm từ biểu thị ý nghĩa bé nhỏ, thấp hèn, ti tiện, ngu muội,ví dụ:
不才
(bất tài),
不肖
(bất tiêu),

不敏
(bất mẫn): dùng để khiêm xưng bản thân mình
thiếu tài thiếu đức, ngu dốt bất tài
愚见
(ngu kiến),
愚计
(ngu kế),
寓意
(ngụ ý): dùng để khiêm xưng mưu lược của
mình là thiển cận, ngu dốt
24
浅见
(thiển kiến),
浅闻
(thiển văn),
浅学
(thiển học): dùng để khiêm xưng bản thân
mình học thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp
拙妻
(chuyết thê),
拙室
(chuyết thất),
拙荆
(chuyết kinh): dùng khiêm xưng vợ mình
vụng về, kém cỏi
拙笔
(chuyết bỉ),
拙著
(chuyết trước),
拙作

(chuyết tác): dùng để khiêm xưng tác
phẩm của mình vụng về, chất lượng kém
Ngoài ra các kính(khiêm) ngữ tố

(ti),

(bỉ),

(tiện),

(bần),

(hàn),

(tệ),

(tiểu),

(thiển),

(bạc),

(phỉ),

(vi) có thể kết hợp với các danh ngữ tố tạo thành
các khiêm từ, khiêm xưng bản thân địa vị thấp hèn, hoặc khiêm xưng gia cảnh nghèo nàn,
tài đức thấp kém… ví dụ:
鄙人
(bỉ nhân),
小人

(tiểu nhân): nam giới sử dụng để khiêm xưng bản thân mình thô
thiển, thấp hèn
贱生
(tiện sinh),
小生
(tiểu sinh): người đọc sách dùng để khiêm xưng mình là kẻ
hèn mọn
贫舍
(bần xá),
寒舍
(hàn xá),
敝舍
(tệ xá),
小房
(tiểu phòng): dùng để khiêm xưng
nơi ở của mình nghèo nàn, chật chội…
卑意
(ti ý),
鄙见
(bỉ kiến),
鄙意
(bỉ ý): dùng để khiêm xưng ý kiến của mình…
Tiếng Việt có: hàn sĩ, bần tăng, ngu ý…
• Kính(khiêm)ngữ tố + phương vị từ danh từ kính(khiêm)
Một số ít kính(khiêm) ngữ tố kết hợp với phương vị từ để tạo thành danh từ kính-
khiêm, ví dụ như:
舍下
(xá hạ)
,舍间
(xá gian):dùng để khiêm xưng nơi ở của mình

尊前
(tôn tiền)
,尊


(tôn hậu): dùng để biểu thị không dám xưng hô trực tiếp
người nhận thư, thường dùng để biểu thị sự tôn trọng khi người nhận thư là bề trên, ví dụ:
岳父大人尊前
(nhạc phụ đại nhân tôn tiền)
阁下
(các hạ):dùng tôn xưng nguyên thủ hoặc quan chức cấp cao của các nước,
ví dụ:
总统阁下
(tổng thống các hạ),
总理阁下
(tổng lý các hạ),
大使阁下
(đại sứ các
hạ).
Ngoài ra còn có các từ như
座右
(toạ hữu),
座下
(toạ hạ),
座前
(toạ tiền),
台下
(đài
hạ),
道右

(đạo hữu)…
Hiện nay, những kính-khiêm từ có kết cấu như trên trong tiếng Việt rất ít. Một số
kính-khiêm từ trước kia vay mượn của tiếng Hán hiện cũng không còn dùng nữa, như tại
hạ, các hạ… Do những từ xưng hô này có sắc thái của văn phong cổ, trước đây người ta
sử dụng là do chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hoá Nho gia. Nhưng những ảnh hưởng đó
đối với xã hội hiện đại đã giảm dần đi cùng với thời gian. Trong xã hội mới ngày nay, mọi
25

×