Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Sự tái hiện cuộc va chạm Đông Tây và thời thuộc địa trong văn học đương đại Việt Nam (qua nghiên cứu một số trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 131 trang )




®¹i häc quèc gia hµ néi
TR-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
            



HÀ THU HỒNG


SỰ TÁI HIỆN CUỘC VA CHẠM ĐÔNG TÂY VÀ THỜI
THUỘC ĐỊA TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
(QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP)


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Hµ Néi - 2013


®¹i häc quèc gia hµ néi
TR-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
            


HÀ THU HỒNG


SỰ TÁI HIỆN CUỘC VA CHẠM ĐÔNG TÂY VÀ THỜI
THUỘC ĐỊA TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
(QUA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP)


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Thạch


Hµ Néi - 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS Phạm Xuân Thạch.
Tôi cũng xin cam đoan đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận
văn nào đã đƣợc công bố ở Việt Nam.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.

Ngƣời cam đoan


Hà Thu Hồng












LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Văn học - Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Xuân Thạch là
ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn
đƣợc hoàn chỉnh.
Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ
và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Tác giả


Hà Thu Hồng


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3

1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 15
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 16
5. Cấu trúc luận văn 17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18
1.1. Cơ sở lý luận 18
1.1.1. Thi pháp học – công cụ nghiên cứu phương diện biểu hiện của
tác phẩm 18
1.1.2. Xã hội học văn học – một hướng nghiên cứu 19
1.1.3. Hậu thuộc địa và nghiên cứu văn học 21
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Khái quát thực tế văn xuôi từ sau Đổi mới 26
1.2.2. Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Bảo Ninh – 3 thế hệ
nhà văn Đổi mới chịu ảnh hưởng của thời thuộc địa 28
CHƢƠNG 2: CÁI NHÌN MỚI VỀ GIAI ĐOẠN THUỘC ĐỊA 35
2.1. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật của các tiểu thuyết 36
2.1.1. Giới thuyết về vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn 36
2.1.2. Ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trong bốn tiếu thuyết Mẫu
Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa, Con ngựa Mãn Châu, Nỗi buồn chiến
tranh 39
2.2. Hệ thống nhân vật 47
2.2.1. Giới thuyết về nhân vật 47
2.2.2. Cấu trúc tuyến nhân vật trong bốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn,
Đội gạo lên chùa, Con ngựa Mãn Châu, Nỗi buồn chiến tranh 47

2
CHƢƠNG 3: XUNG ĐỘT VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY ĐẦU THẾ KỶ XX,
ĐẶC ĐIỂM VÀ HẬU QUẢ 59
3.1. Xung đột văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX - quá trình tự nhận

thức và hoàn thiện từ hai phía 60
3.1.1. Xung đột văn hóa giữa kẻ đi chinh phục và nạn nhân của nó 61
3.1.2. Kết quả của cuộc va chạm Đông – Tây 67
3.2. Sự lai ghép văn hóa và tính hai mặt của văn hóa thời thuộc địa 81
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 101


3
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1. Từ năm 1986, với chủ trƣơng đổi mới mọi mặt đời sống xã hội
của Đại hội Đảng VI, công cuộc Đổi mới đƣợc tiến hành trên mọi lĩnh vực
từ kinh tế cho đến văn hóa, giáo dục. Cụm từ “hiện đại hóa” đƣợc đƣa vào
trong các báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần VII (1991) một
lần nữa đã khẳng định định hƣớng mới của xã hội Việt Nam: Đổi mới theo
hƣớng hiện đại hóa toàn diện. Là một bộ phận quan trọng của lĩnh vực văn
hóa xã hội, văn học cũng không nằm ngoài dòng chảy Đổi mới. Các nghệ sĩ
đều phải tìm kiếm những cảm hứng mới, những phƣơng pháp thể hiện mới,
vừa là để đáp ứng nhu cầu tự thân: nhu cầu thay đổi để phù hợp với đời
sống xã hội sôi nổi đƣơng thời; vừa đáp ứng yêu cầu chính trị: phục vụ cho
công cuộc Đổi mới của đất nƣớc, và hơn hết là nắm bắt đƣợc tâm tƣ,
nguyện vọng, tình cảm của độc giả văn học đƣơng đại. Công cuộc Đổi mới
đã góp phần tạo nên một diện mạo văn học muôn màu muôn vẻ. Các nhà
văn, nhà thơ thuộc thế hệ Đổi mới đầu tiên có thể kể tới nhƣ: Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Duy,
Lƣu Quang Vũ… và lần lƣợt kế tục là một đội ngũ đông đảo các nghệ sĩ
với những cách tân mới trong tƣ duy nghệ thuật nhƣ: Nguyễn Khắc

Trƣờng, Dƣơng Hƣớng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Võ
Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phƣơng, Phan Thị Vàng Anh, Vi
Thùy Linh… Các tác phẩm với chất lƣợng cao cả về nội dung và nghệ
thuật, đặc biệt với sự tìm tòi cảm hứng và đề tài mới đã chứng tỏ giai đoạn
Đổi mới là một dấu mốc thể hiện thay đổi lớn của văn học Việt Nam so với
thời kỳ trƣớc.
2. Việt Nam là một quốc gia đang ở trong tình trạng hậu thuộc địa.
Đây là một trạng thái mang tính phổ quát toàn thế giới bởi sự bành trƣớng

4
của chủ nghĩa thực dân trong suốt gần hai thế kỷ mà đặc biệt là trong thế kỷ
XX. Hệ thống thuộc địa của các đế quốc lớn nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha… trải dài khắp từ châu Á đến châu Phi, Trung Đông và
Trung - Nam Mỹ. Tuy nhiên, cũng trong thế kỷ XX cùng với phong trào
giải phóng dân tộc lên cao trên toàn cầu, các quốc gia trong hệ thống thuộc
địa ấy lần lƣợt giành đƣợc độc lập. Tuy nhiên, các quốc gia thuộc địa sau
khi giành đƣợc độc lập đều có những vấn đề chính trị - văn hóa hậu thuộc
địa cần đƣợc quan tâm nghiên cứu bằng một lý thuyết chuyên biệt về quá
trình giải thực dân hóa. Lý thuyết hậu thuộc địa đã ra đời để đáp ứng nhu
cầu đó. Là một quốc gia trải qua hai cuộc kháng chiến để giành độc lập từ
hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ trong thế kỷ XX, có thể thấy khả năng áp
dụng lý thuyết hậu thuộc địa vào nghiên cứu tình hình thực tế ở Việt Nam
là hoàn toàn khả thi.
Hơn thế nữa từ sau Đổi mới, chúng ta có thể nhận thấy tại Việt
Nam xuất hiện nhu cầu nhìn nhận lại quá khứ một cách đúng đắn hơn.
Trong mọi mặt của đời sống xã hội, dƣờng nhƣ đều có một sự bình tĩnh để
đánh giá lại lịch sử và quá khứ khách quan hơn, tiếp thu những tinh hoa từ
quá khứ đó. Những giá trị văn hóa của thời thuộc địa nhƣ kiến trúc, văn
hóa, giáo dục đƣợc nhìn nhận và đánh giá đúng với vị trí mà nó đáng có.
Các nhà thơ Mới của giai đoạn 1932 - 1945 lại đƣợc nhắc đến trên văn đàn

đầy trang trọng, thơ Mới cũng đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng phổ thông.
Các tác phẩm nhạc tiền chiến, “nhạc vàng” đƣợc biểu diễn công khai, thu
âm và ghi đĩa phát hành rộng rãi. Các kiến trúc Pháp và thuộc địa xuất hiện
ở nhiều công trình từ công cộng cho tới tƣ nhân. Đó là những biểu hiện sự
chấp nhận của xã hội Việt Nam đƣơng đại với lịch sử và văn hóa thời thuộc
địa. Vậy sự chấp nhận quá khứ ấy thể hiện nhu cầu văn hóa gì của xã hội
hiện tại? Đó là một hƣớng nghiên cứu cần đƣợc quan tâm đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển văn hóa và hội nhập với thế giới.

5
Lý giải đƣợc vấn đề đó trong thực tiễn đời sống văn hóa nói chung và văn
học nói riêng đòi hỏi phải sử dụng một lý thuyết phù hợp với hoàn cảnh
hậu thuộc địa của Việt Nam nhƣ lý thuyết hậu thuộc địa. Tuy nhiên, cũng
phải lƣu ý rằng lý thuyết hậu thuộc địa đƣợc các nhà lý thuyết hình thành
trên cơ sở tƣ liệu thực tế dựa trên vấn đề của các quốc gia Bắc Phi, Trung
Đông, Ấn Độ… Các quốc gia này có những điểm khác biệt về điều kiện
chính trị - kinh tế - văn hóa với Việt Nam, do đó khi vận dụng lý thuyết hậu
thuộc địa ta cần phải có sự chọn lọc, không thể rập khuôn máy móc mà bỏ
qua hoàn cảnh thực tế. Chính vì thế, hậu thuộc địa trong nghiên cứu của
chúng tôi đƣợc hình dung nhƣ một phái sinh của xã hội học văn học giúp
nghiên cứu các vấn đề của văn học trong bối cảnh xã hội đặc thù mà ở đây
là Việt Nam trong bối cảnh hậu thuộc địa.
3. Một trong những dòng chảy chính của văn học từ sau Đổi mới là
tự sự lịch sử. Các tác phẩm từ truyện ngắn nhƣ: Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm
tiết… của Nguyễn Huy Thiệp, Dị hương của Sƣơng Nguyệt Minh, Trở về
Lệ Chi viên của Nguyễn Thúy Ái cho đến những tiểu thuyết nhƣ: Giàn
thiêu của Võ Thị Hảo, Mạc Đăng Dung của Lƣu Văn Khuê, Khúc khải
hoàn dang dở của Hà Ân, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải… đã
chứng minh cảm hứng dồi dào của các nhà văn với đề tài lịch sử. Các nhà
văn đã cố gắng tìm tòi những cách thể hiện mới cả về nội dung và hình

thức với mong muốn tái hiện lịch sử theo hƣớng đƣa ra các giả định, phân
tích nhằm lý giải lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là phục hiện lại các sự
kiện lịch sử trong tác phẩm. Điều này xuất phát chính từ nhu cầu của thực
tại với mong muốn tìm kiếm hiện tại từ quá khứ, một tinh thần “ôn cố tri
tân” vốn có truyền thống lâu đời.
Xem xét các tự sự lịch sử sau Đổi mới, có thể nhận thấy một hiện
tƣợng có một bộ phận không nhỏ các tác giả lựa chọn viết về những vấn đề
liên quan đến thời thuộc địa. Đây là một hƣớng đi không hẳn là mới mẻ,

6
bởi ngay từ giai đoạn 1945 – 1975 các tác giả lớn nhƣ Nguyễn Đình Thi,
Nguyên Hồng… đã có những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ có đề tài về thời
thuộc địa nhƣ Vỡ bờ, Sóng gầm… Với ngòi bút hiện thực sắc bén, các nhà
văn giai đoạn 1945 – 1975 đã tố cáo một xã hội thực dân đầy rẫy những áp
bức bất công, những đau thƣơng tang tóc của cả một thế hệ, một dân tộc.
Tuy nhiên, các tác giả sau Đổi mới khi viết về đề tài này đã tìm cho mình
hƣớng đi riêng, đó là viết lại quá khứ về sự va chạm văn hóa giữa phƣơng
Đông và phƣơng Tây, tái hiện một diện mạo chân thực và đầy đủ hơn của
thời thuộc địa. Họ đều thống nhất trong việc cố gắng tạo ra một cái nhìn
khác về thời thuộc địa so với văn học thời kỳ trƣớc, một cái nhìn công bằng
hơn, chỉ ra những vấn đề nội tại của xã hội thuộc địa và ảnh hƣởng lâu dài
của thời kỳ lịch sử này đến tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam hơn là
chỉ đề cập đến vấn đề chính trị và mâu thuẫn dân tộc trong lòng xã hội
thuộc địa. Hiện tƣợng sáng tác ấy trong văn học đòi hỏi cần phải có một sự
lý giải từ phía những ngƣời nghiên cứu văn học về tâm thức sáng tác, tƣ
duy sáng tạo của nhà văn khi sáng tạo tác phẩm.
Với những lý do nêu trên, đề tài Sự tái hiện cuộc va chạm Đông –
Tây và thời thuộc địa trong văn học Việt Nam đương đại (qua nghiên
cứu một số trường hợp) của chúng tôi mong muốn thông qua những hiện
tƣợng văn học viết về thực dân và thời thuộc địa đầu thế kỷ XX để tìm

kiếm và lý giải những vấn đề mới trong sáng tác của các nhà văn đƣơng đại
về thời thuộc địa, cùng sự đánh giá và nhìn nhận mới về thời kỳ lịch sử đầy
biến động này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tự sự lịch sử và những nghiên cứu liên quan
Tự sự lịch sử là một loại hình có lịch sử lâu đời cả ở phƣơng Đông
và phƣơng Tây. Đặc biệt ở phƣơng Đông, từ rất sớm các tác giả của Tả
truyện, Lã Thị Xuân Thu, Sử ký… đã cho thấy khuynh hƣớng trần thuật

7
hƣ cấu về lịch sử. Sự phát triển khuynh hƣớng này đã hình thành nên tiểu
thuyết lịch sử chƣơng hồi ở Trung Hoa. Truyền thống tiểu thuyết lịch sử
chƣơng hồi ấy đƣợc các nhà văn Việt Nam đón nhận ngay từ thời trung đại.
Những tác phẩm nhƣ: Hoàng Lê nhất thống chí, Nam triều công nghiệp
diễn chí… của Ngô gia văn phái đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của
tiểu thuyết lịch sử chƣơng hồi truyền thống của Việt Nam. Đến các thập
niên đầu của thế kỷ XX, tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng tìm đƣợc chỗ đứng
cho mình với những tác giả tiêu biểu nhƣ Phan Bội Châu, Đào Trinh Nhất,
Trần Thanh Mại, Phan Trần Chúc, Ngô Văn Triện, Nguyễn Triệu Luật…
Tuy tiểu thuyết lịch sử sớm có thành tựu nhƣng việc nghiên cứu lại
chỉ mới đƣợc quan tâm từ sau năm 1954. Trƣớc đó, chỉ có Vũ Ngọc Phan
trong Các nhà văn Việt Nam nhắc tới nhóm tác giả viết về chủ đề lịch sử.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử nhận đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu
đầu tiên là Trùng Quang tâm sử của tác giả Phan Bội Châu; nhà nghiên
cứu Phan Cự Đệ coi đây là một tiểu thuyết lịch sử luận đề về cách mạng
Việt Nam [16]; còn Nguyễn Đình Chú thì khẳng định ƣu thế về mặt nội
dung của Trùng Quang tâm sử là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về một tập
thể anh hùng [10]. Tác giả Phan Cự Đệ cũng là ngƣời đầu tiên nhận xét
khái quát về tiểu thuyết lịch sử trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
(tập 1 - 1974) với sự khẳng định tính chất phù hợp của tiểu thuyết lịch sử

với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội lúc bấy giờ. Nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Thạch trong chƣơng VI: Văn xuôi tự sự trong giai đoạn chuyển đổi
hệ hình văn học của sách Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu
thế kỷ XX đã nhận xét về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong những thập
niên đầu của thế kỷ XX nhƣ sau: “Tiểu thuyết lịch sử là sản phẩm của chủ
nghĩa dân tộc khi âm ỉ, khi bùng cháy dữ dội trong xã hội Việt Nam… đến
thập niên 1920, tiểu thuyết lịch sử đã trở thành một dòng phát triển hết sức

8
mạnh mẽ ở cả miền Nam lẫn miền Bắc Việt Nam. Trong giai đoạn này, tiểu
thuyết lịch sử là sự pha trộn của nhiều yếu tố từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa
đƣợc biểu hiện một cách kín đáo kết hợp với kết cấu tiểu thuyết chƣơng
hồi” [93; 388, 389]. Ngoài ra tiểu thuyết lịch sử còn nhận đƣợc sự quan tâm
trên báo chí với những bài nghiên cứu về đặc trƣng thể loại cũng nhƣ thi
pháp của các tác giả. Mặt khác, cũng có nhiều luận văn, luận án của các
học viên cao học, nghiên cứu sinh viết về vấn đề này, tiêu biểu có thể kể tới
là luận án Tiến sĩ Ngữ văn đƣợc bảo vệ tại Đại học Sƣ phạm năm 1998 của
nghiên cứu sinh Bùi Văn Lợi có tên: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu
thế kỉ XX đến 1945, diện mạo và đặc điểm, và luận án tiến sĩ của Nguyễn
Thị Tuyết Minh bảo vệ năm 2003 tại Viện Văn học có tên: Tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam từ 1945 đến nay. Đây đều là những công trình mang tính tổng
kết và khái quát lại về đặc điểm tiểu thuyết lịch sử xuyên suốt từ đầu thế kỷ
XX cho tới nay.
2.2. Về tự sự lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh
Xuất hiện từ năm 1959 với truyện ngắn Một đêm và tiếp theo đó là
những tác phẩm gây nhiều sóng gió cho sự nghiệp cầm bút nhƣng chỉ đến bộ ba
tiểu thuyết lịch sử mà xuất hiện đầu tiên là Hồ Quý Ly (2000) sau đó là Mẫu
Thượng Ngàn (2006) và mới đây là Đội gạo lên chùa (2011), tác phẩm của
Nguyễn Xuân Khánh mới thực sự gây đƣợc tiếng vang và giành đƣợc thiện
cảm lớn trong lòng độc giả cũng nhƣ trong giới nghiên cứu phê bình.

Đánh giá về những tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, các nhà
nghiên cứu phê bình dành cho ông rất nhiều lời khen ngợi. Bài viết Về
những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh của Lã Nguyên đã chỉ ra những
cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh: “Một trong những
cách tân nghệ thuật quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh là đổi mới nguyên

9
tắc truyện kể, biến tiểu thuyết thực sự trở thành câu chuyện của mình và về
mình, mang đậm dấu ấn của một cá tính sáng tạo” và sự cách tân ở kết cấu
khung và lối xử thế và cặp đối lập “âm – dƣơng”. Đoàn Ánh Dƣơng trong
bài viết Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hóa – lịch sử khẳng định:
“Có thể nói, đến bộ ba tiểu thuyết văn hóa - lịch sử này, Nguyễn Xuân
Khánh đã gác sang bên những trăn trở về đổi mới bút pháp để đi sâu vào
những đổi mới về mặt tƣ tƣởng”.
Đặc biệt, ngày 15/10/2012, Viện văn học và Nhà xuất bản Phụ nữ
phối hợp tổ chức Tọa đàm Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của
Nguyễn Xuân Khánh. Tọa đàm đƣợc coi là một tập hợp đầy đủ, nhiều
chiều nhất những ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học về bộ
ba tác phẩm thành công nhất của nhà văn. 25 bài viết trong tọa đàm này đã
đƣợc in lại trong cuốn Lịch sử và văn hóa – cái nhìn nghệ thuật Nguyễn
Xuân Khánh do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Hai vấn đề về nội dung và
nghệ thuật tiểu thuyết đã đƣợc tiếp cận qua hai phần “Diễn ngôn lịch sử và
tƣ duy nghệ thuật” và “Những chiến lƣợc tự sự và các hƣớng tiếp cận”.
Cuốn sách đã chọn lọc những bài tham luận có giá trị về tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh một diễn ngôn về
lịch sử và văn hóa của Nguyễn Đăng Điệp; Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh từ phương diện kết cấu thể loại của Bùi Việt Thắng; Tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh, sự đan bện giữa lịch sử và văn hóa phong tục
của Nguyễn Hoài Nam; Nguyễn Xuân Khánh, từ cấu trúc nghệ thuật đến

cấu trúc tư tưởng của Phạm Xuân Thạch; Đọc Hồ Quý Ly, nghĩ về tư duy
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh của Phạm Phú Phong; Sự ám ảnh của
tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Trần Thị
An; Tâm thức Phật giáo hòa vào tâm thức Việt (nhân đọc Đội gạo lên
chùa) của Tôn Phƣơng Lan v.vv… và còn rất nhiều những ý kiến tham

10
luận có giá trị khác đƣợc tập trung trong cuốn sách này. Từ đó, độc giả
không chỉ có thêm những “đánh giá khách quan hơn về thành công, hạn chế
của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh mà còn mở ra những cách hiểu mới về
diễn ngôn lịch sử và những chuyển động của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ
đổi mới” (Nguyễn Đăng Điệp).
Ngay từ khi mới ra đời, các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã
tạo nên một sức hút đặc biệt với bạn đọc. Điều đặc biệt là trong xu thế tiểu
thuyết ngắn đang chiếm ƣu thế trong dòng chảy văn học đƣơng đại thì nhà
văn lại cho ra đời những bộ tiểu thuyết với dung lƣợng đồ sộ nhƣng vẫn
giành đƣợc sự quan tâm lớn của bạn đọc cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Đó
chính là thành quả của những năm tích lũy và thai nghén những đứa con
tinh thần của nhà văn. Sự hấp dẫn đó đã đƣợc thể hiện qua số lƣợng sách
đƣợc xuất bản, số bài báo, bài nghiên cứu, bài phỏng vấn, bài đăng tạp chí
v.v… Trong bài nghiên cứu của mình về tiểu thuyết lịch sử, nhà nghiên cứu
Phạm Xuân Thạch đã đề cập đến tiểu thuyết Hồ Quý Ly trên phƣơng diện
tiếp cận những yếu tố làm thay đổi cấu trúc truyện, đó là thời gian, sự thay
đổi ngôi trần thuật, giọng kể và cách xây dựng nhân vật. Đinh Công Vĩ
trong bài viết Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng
định đây là cuốn tiểu thuyết mới lạ. Nhà văn khẳng định Nguyễn Xuân
Khánh đã chọn thời điểm lịch sử đầy biến động gắn với hệ thống các nhân
vật lịch sử. Qua cái nhìn đa chiều về các nhân vật, tầm hiểu biết về các vấn
đề lịch sử đã đƣợc thể hiện.
Ngoài những bài báo, bài viết Tọa đàm, nghiên cứu, tiểu thuyết

Nguyễn Xuân Khánh còn đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu của các
khóa luận, luận văn, nghiên cứu khoa học tại các trƣờng đại học, cao đẳng.
Trong luận văn Thạc sĩ ngành Ngữ văn, Tống Thị Thanh đã nghiên cứu
những đóng góp của nhà văn trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam

11
trong đề tài “Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi
mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn)”. Bên cạnh đó, đề tài “Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
dưới góc nhìn thể loại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng
Ngàn)” của Hoàng Thị Hiền Lƣơng (Khoá luận tốt nghiệp, 2007) lại cho
thấy những đặc điểm nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy xu hƣớng tiếp cận tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh trong mối liên hệ so sánh với các tác giả khác trong
những đề tài khóa luận của sinh viên: Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc
Hải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn Thuỳ Dƣơng (Khóa luận tốt
nghiệp, 2004); Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (qua khảo sát
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) của
Đinh Việt Hà (Khóa luận tốt nghiệp, 2004); Một số vấn đề lý luận về tiểu
thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa
lũ của Nguyễn Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên (Luận văn thạc sĩ, 2006).
2.2.3. Về tự sự lịch sử của Nguyễn Quang Thân
Sau tiểu thuyết đầu tay Lựa chọn, những cuốn tiểu thuyết sau này
của Nguyễn Quang Thân đã đi theo một lối viết mới. Tiểu thuyết của ông
đã chạm đến những vấn đề bức xúc của đất nƣớc, của lịch sử, của thời đại
gắn với số phận con ngƣời. Đến với thể loại tiểu thuyết, nhà văn có thể gửi
gắm ý tƣởng nhân văn và trách nhiệm của ngƣời sáng tạo mà ông suốt đời
phấn đấu. Sau thành công của hai cuốn tiểu thuyết xuất sắc về đề tài thế sự
là Một thời hoa mẫu đơn và Ngoài khơi miền đất hứa , Nguyễn Quang
Thân cho ra đời tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu. Cuốn tiểu thuyết viết về

một thời kì lịch sử đầy biến động dữ dội trên đất nƣớc ta. Một thời kì lịch
sử ngắn ngủi nhƣng có biết bao nhiêu đổi thay không chỉ ở số phận cá nhân
mà còn là vận mệnh chung của cả dân tộc. G.S Phan Ngọc trong bài Đọc

12
tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân đã cho rằng
cuốn tiểu thuyết là một sự cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử với sự
độc đáo về mặt tự sự học cũng nhƣ tƣ tƣởng, đặc biệt là tác giả đã chạm
đến tầng sâu của những vấn đề có ý nghĩa không chỉ ở giai đoạn lịch sử đã
qua mà ở ngay cả hiện tại[61]. Tác giả Thúy Nga trong bài Con ngựa Mãn
Châu thì lại tập trung hƣớng đến sự khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ
trong tác phẩm đặc biệt là qua hình tƣợng Dƣ An – bà tham Chinh[57].
Chú ý đến ý nghĩa biểu tƣợng của hình ảnh con ngựa Mãn Châu, Văn Ngọc
nhận xét: “Nhƣng con ngựa Mãn Châu không chỉ là một kỷ niệm. Nó còn
là một biểu tƣợng. Trƣớc hết, đó là biểu tƣợng của thời kỳ Nhật chiếm
đóng Đông Dƣơng vào những năm 40. Hình ảnh những con ngựa Mãn
Châu lang thang, vô chủ (lúc Nhật đã đầu hàng), ngày một rạc đi. Để rồi
cuối cùng kiệt lực, rơi xuống vực thẳm (cùng với nhân vật ông Tham Chinh
ở cuối truyện), có thể còn là biểu tƣợng của sự cáo chung của một xã hội -
cái xã hội Việt Nam nửa phong kiến, nửa thuộc địa, bƣớc vào Cách Mạng
Tháng Tám” [63]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch đã nhiều lần dẫn
chứng Con ngựa Mãn Châu nhƣ một tác phẩm tự sự lịch sử có tầm vóc và
mang nhiều vấn đề đáng đƣợc quan tâm và nghiên cứu cả về mặt nội dung
và nghệ thuật, có thể kể tới nhƣ trong bài viết: Tiểu thuyết Việt Nam đương
đại – suy nghĩ từ những tác phẩm mang chủ đề lịch sử. Sau bốn năm ấp ủ ý
tƣởng, tiểu thuyết lịch sử Hội thề đƣợc Nguyễn Quang Thân chính thức
giới thiệu với độc giả vào đầu năm 2009. Tiểu thuyết đã dựng lại một thời
kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong giai đoạn kháng chiến chống quân
Minh. Trong bài viết gần đây đăng trên Báo Văn nghệ, Hoài Nam đã có
những nhận định về tác phẩm Hội thề nhƣ sau: “Chọn “trúng” khoảnh khắc

lịch sử để mô tả và để triển khai ý tƣởng của mình, không đơn giản hóa sự
kiện lịch sử, không một chiều hóa các danh nhân lịch sử khi biến họ thành

13
nhân vật của tiểu thuyết, đồng thời kích thích đƣợc ở ngƣời đọc hứng thú
suy nghĩ tiếp về những vấn đề của lịch sử, có thể nói, đây là những thành
công cần phải đƣợc ghi nhận ở tác phẩm Hội thề của nhà văn Nguyễn
Quang Thân”[56]. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu khác cũng dành sự quan
tâm đến tác phẩm ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Trong nhà
trƣờng, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Quang Thân cũng đƣợc chú ý với
một số nghiên cứu viết về tiểu thuyết của ông, có thể kể tới hai luận văn:
Tiểu thuyết Nguyễn Quang Thân sau 1986 của học viên cao học Nguyễn
Thị Thƣơng bảo vệ năm 2010 tại Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã đƣa ra những
đánh giá mang tính khái quát và có hệ thống về tiểu thuyết của Nguyễn
Quang Thân nói chung sau 1986; Tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang
Thân dưới góc nhìn thể loại của học viên cao học Trịnh Thanh Tùng tại
trƣờng Đại học Vinh đã nghiên cứu tiểu thuyết Hội thề tƣơng đối kỹ càng
với tƣ cách là một tiểu thuyết lịch sử.
2.2.4. Về tự sự lịch sử của Bảo Ninh
Khác với hai trƣờng hợp trên, nhà văn Bảo Ninh mới chỉ có một
tiểu thuyết duy nhất đƣợc xuất bản là Nỗi buồn chiến tranh. Đây cũng là
một tác phẩm có số phận “long đong” kỳ lạ. Xuất hiện năm 1989 và ngay
lập tức gây tiếng vang lớn trên văn đàn nhƣng Thân phận của tình yêu
(tên đầu tiên của Nỗi buồn chiến tranh) phải chờ đợi đến hơn mƣời năm
sau mới giành lại đƣợc đúng vị trí của mình trên văn đàn. Khi vừa mới ra
đời, Nỗi buồn chiến tranh nhận đƣợc những luồng ý kiến khác nhau từ
giới nghiên cứu. Có những ý kiến ngợi ca cuốn tiểu thuyết nhƣ của các nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử, Cao Tiến Lê, Phạm Tiến Duật, Nguyên Ngọc,
Vũ Quần Phƣơng, Chu Lai, Nguyễn Phan Hách, Đỗ Đức Hiểu, Ngô Văn
Phú, Tôn Phƣơng Lan, Nguyễn Trọng Tân, khi tham gia cuộc thảo luận

về cuốn tiểu thuyết thời điểm nó vừa đƣợc Nhà xuất bản Hội Nhà văn in và

14
phát hành nhất trí khẳng định giá trị văn học và thẩm mỹ của cuốn tiểu
thuyết. Các ý kiến về cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (khi đó có tên
Thân phận của tình yêu) trong cuộc tranh luận này đều đƣợc đăng tải trên
báo văn nghệ số 37, 43, 44, 47 năm 1991. Trái ngƣợc lại có những ý kiến
phê bình rất gắt gao, thậm chí phủ nhận toàn bộ giá trị của tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh nhƣ ý kiến của TS Mỹ học Đỗ Văn Khang trên báo Văn
nghệ ngày 26/10/1991 với bài Nghĩ gì khi đọc Thân phận tình yêu hay ý
kiến của Trần Duy Châu trên tạp chí Cộng Sản số 10/1994.
Sau đó, các nhà nghiên cứu tiêu biểu là TS. Phạm Xuân Thạch đã
tiếp cận Nỗi buồn chiến tranh ở những góc độ khác biệt hơn nhƣ trong bài
viết với nhan đề Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến -
từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp đã đƣa ra những lí
giải sâu sắc về những cách tân trong cấu trúc tác phẩm, đổi mới về đề tài,
đổi mới về xây dựng nhân vật; hay trong tham luận Quá trình cá nhân hóa
hư cấu – tự sự đương đại Việt Nam về đề tài lịch sử tại hội thảo Đổi mới tư
duy tiểu thuyết Việt Nam do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2002 đã
chọn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu và Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh nhƣ hai minh chứng tiêu biểu nhất cho bƣớc chuyển biến mang
tính cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết, khi tác giả vƣợt khỏi tâm thức lịch
sử mang tính cộng đồng để khám phá lịch sử mang tính cá nhân Ngoài ra
còn có rất nhiều những bài nghiên cứu có chất lƣợng đƣợc đăng tải trên các
website nhƣ loạt bài của nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi và các bài phỏng
vấn, chân dung nhà văn Bảo Ninh. Các nghiên cứu trong nhà trƣờng cũng
đặc biệt chú ý đến tác phẩm này, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu
nhƣ: luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh của Nguyễn Thị Thanh (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, năm
2006); luận văn Thi pháp tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh


15
(Qua so sánh với tiểu thuyết Phía tây không có gì lạ của Erich Maria
Remarque và tiểu thuyết Khói lửa của Henri Basbusse) của Vũ Thị Thúy
Vân (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2012); luận văn Văn xuôi
tự sự của Bảo Ninh trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới của
Bùi Thị Hợi (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2011) đã đƣa
ra những nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá cả về mặt thành công và hạn chế
của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, đặc biệt là trên phƣơng diện cách tân
hình thức nghệ thuật và thi pháp tiểu thuyết.
Nhƣ vậy, từ nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu,
các tác giả đã đƣa ra những nhận định nghiên cứu khá phong phú về tiểu
thuyết lịch sử cũng nhƣ tiểu thuyết lịch sử của ba tác giả. Trong những
công trình đó, thành công và hạn chế cả về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ
nghệ thuật của các tác giả đƣợc chỉ ra rất rõ. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên
cứu về sự tái hiện lịch sử thời thuộc địa trong các tác phẩm của ba tác giả
kể trên thì chƣa có một công trình nào mang tính chất đầy đủ và hệ thống
về vấn đề này. Chính bởi vậy, luận văn Sự tái hiện cuộc va chạm Đông –
Tây và thời thuộc địa trong văn học Việt Nam đương đại (qua nghiên
cứu một số trường hợp) của chúng tôi mong muốn đƣợc góp phần nghiên
cứu vấn đề này nhƣ một sự đóng góp vào quá trình tìm hiểu tƣ duy sáng tạo
của các nhà văn trong việc giải mã lịch sử và văn hóa của dân tộc đặc biệt
là thời thuộc địa trong văn học đƣơng đại.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Trong luận văn này chúng tôi tập trung
khảo sát, phân tích, lý giải một đề tài hiện diện trong văn học Việt Nam
đƣơng đại, đó là: cái nhìn mới về thời thuộc địa và cuộc va chạm Đông –
Tây về văn hóa giữa hai chủ thể: một là văn hóa phƣơng Tây mà ở đây
đƣợc chỉ rõ là ngƣời Pháp và văn hóa Pháp, hai là văn hóa phƣơng Đông


16
với đại diện là văn hóa Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam là thuộc địa của
Pháp và các vấn đề liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Với đối tƣợng nghiên cứu nêu trên, chúng tôi
nhận thấy nó hiện diện trong sáng tác của một số nhà văn với các tác phẩm
tiêu biểu. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn cách nghiên cứu trƣờng hợp (case
study) với bốn tiểu thuyết sau để giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài,
bao gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh,
Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân và Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của chúng tôi trong luận văn này
không nhằm vào sự phân tích, nghiên cứu về bốn tiểu thuyết nêu trên mà
chúng tôi mong muốn nghiên cứu của mình xác định đƣợc sự hiện diện của
đề tài về thời thuộc địa và sự va chạm Đông – Tây về văn hóa trong văn
học Việt Nam đƣơng đại. Hơn thế nữa, chúng tôi mong muốn có thể góp
phần giải mã tƣ duy trong sáng tác của các nhà văn đƣơng đại khi chạm
đến một đề tài nhiều thách thức nhƣ lịch sử Việt Nam thời thuộc địa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc hiểu là cách tiếp cận, phân tích hiện
tƣợng ở một góc độ cụ thể dƣới sự chỉ đạo của một lý thuyết. Tức là,
phƣơng pháp là một cách làm việc có hệ thống và nguyên tắc trên cơ sở
những khái niệm, thao tác của lí thuyết mà nó dựa theo. Tuy nhiên, không
có một phƣơng pháp nào có thể tiếp cận từ mọi góc độ của vấn đề bởi
không có lí thuyết nào có thể bao quát toàn bộ hệ vấn đề của hiện tƣợng.
Do vậy, để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu chúng tôi chọn các phƣơng pháp
cơ bản sau để tiếp cận từng khía cạnh quan trọng của tác phẩm:
- Phƣơng pháp xã hội học văn học giúp tìm hiểu những sự ảnh
hƣởng của bối cảnh xã hội, thời đại đến tâm lí, tính cách, quan niệm và ứng

17

xử của con ngƣời trong tác phẩm. Từ đó phƣơng pháp này sẽ giúp chỉ ra
những đặc điểm của con ngƣời Việt Nam trong quá khứ đƣợc tái hiện lại.
Đồng thời, đây cũng là phƣơng pháp giúp phân tích đƣợc các yếu tố xã hội
chi phối tƣ duy sáng tác của nhà văn. Phƣơng pháp này cũng mang tính
tƣơng thích với một trong những khái niệm quan trọng nhất của lý thuyết
hậu thuộc địa đƣợc sử dụng trong luận văn này.
- Phƣơng pháp thi pháp học giúp phân tích những phƣơng tiện
hình thức đặc thù của nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong việc thể hiện
nội dung của tác phẩm. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhằm chỉ ra những
vấn đề mang tính tƣ tƣởng đã đƣợc các tác giả hiện thực lại trong tác phẩm
nhƣ thế nào? Các phƣơng tiện mang tính hình thức đã thỏa mãn đƣợc ý đồ
nghệ thuật của tác giả hay chƣa?
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Cái nhìn mới về giai đoạn thuộc địa
Chƣơng 3: Xung đột văn hóa Đông – Tây đầu thế kỷ XX, đặc
điểm và hậu quả










18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Trƣớc khi bắt đầu tiến hành những bƣớc khảo sát cụ thể làm sáng
tỏ những vấn đề cần nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đƣợc minh định
các công cụ lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm: thi pháp học,
xã hội học văn học và lý thuyết hậu thuộc địa. Đồng thời, chúng tôi cũng
xin đƣa ra một cái nhìn bao quát về đặc điểm tiểu sử cũng nhƣ sáng tác của
ba nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân và Bảo Ninh để có
đƣợc sự tiếp cận đúng đắn và chuẩn xác với các tác phẩm đƣợc lựa chọn
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Thi pháp học – công cụ nghiên cứu phương diện biểu hiện
của tác phẩm
Thuật ngữ thi pháp học (poétique, poetics) có nguồn gốc từ tiếng
Hi Lạp Poietike, chỉ một lĩnh vực tri thức về các quy tắc chuyên ngành
sáng tác nghệ thuật, phân loại về thể loại nghệ thuật, xuất hiện trong công
trình Poetica (thƣờng đƣợc dịch là Thi học hoặc Nghệ thuật thi ca) của
Aristote (384 – 322). Trải qua các thời kỳ lịch sử cho đến nay đã hình thành
nhiều cách hiểu cho khái niệm thi pháp học. Tại Việt Nam, sau công trình
của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử về thơ Tố Hữu, khái niệm thi pháp học
đƣợc sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ tình hình nghiên cứu thi
pháp học trên thế giới, cách hiểu về thi pháp học ở Việt Nam – một nơi
không phải là cái nôi sinh ra thuật ngữ này – cũng có nhiều khác biệt.
Nhƣng tựu chung lại thi pháp học là một hƣớng nghiên cứu có mục đích
chính là tập trung vào nghiên cứu hình thức. Nó tìm kiếm những cấu trúc
trừu tƣợng và phổ quát mang tính đặc thù của văn chƣơng, những cấu trúc
mà từng tác phẩm cụ thể chỉ là sự biểu hiện của những cấu trúc đó.
Là một phƣơng pháp nghiên cứu phƣơng diện hình thức, thi pháp
học quan tâm đến giọng kể, ngƣời kể chuyện, điểm nhìn, hệ thống nhân

19
vật, các kỹ thuật viết liên quan đến tâm lý nhân vật nhƣ độc thoại nội tâm,

không gian và thời gian của tác phẩm. Phân tích tác phẩm theo thi pháp học
là một hƣớng nghiên cứu đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Chính bởi vậy, đối
với cả bốn tác phẩm, các nghiên cứu về vấn đề thi pháp của tác phẩm, kỹ
thuật viết của tác giả cũng nhƣ không – thời gian nghệ thuật đã đƣợc triển
khai và đạt đƣợc nhiều thành tựu. Trong luận văn này, chúng tôi không đặt
vấn đề phân tích toàn bộ phƣơng diện hình thức của các tác phẩm mà chỉ đi
vào phân tích những đặc điểm hình thức có liên quan đến mục đích nghiên
cứu của chúng tôi bao gồm: giọng kể, điểm nhìn và hệ thống nhân vật.
1.1.2. Xã hội học văn học – một hướng nghiên cứu
Từ rất sớm, ngƣời ta đã nhận thấy mối liên hệ khăng khít giữa văn
học và đời sống. Những chất liệu để tạo nên văn học nhƣ ngôn ngữ, cốt
truyện, nhân vật… đều bắt nguồn từ cuộc sống. Tác phẩm sau khi đƣợc
hoàn thành lại gia nhập đời sống văn học và đời sống xã hội với việc tác
giả xuất bản tác phẩm của mình. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu văn học theo
hƣớng xã hội học là một yêu cầu luôn luôn cấp thiết trong bất cứ giai đoạn
nào của lịch sử văn học. Về xã hội học văn học, trƣớc tiên cần phải phân
biệt rõ sự khác biệt của hai khái niệm, hai hƣớng nghiên cứu. Một là những
nghiên cứu xã hội học nghiên cứu về văn học, tức sự áp dụng những
phƣơng pháp khảo sát xã hội học về thị trƣờng sách, vấn đề tiêu thụ, nhu
cầu và thị hiếu của độc giả… Ở hƣớng này xã hội học coi văn học là một
trong những đối tƣợng đặc thù đƣợc đánh giá. Còn ở đây, chúng tôi muốn
đề cập đến xã hội học văn học với tƣ cách là là một phƣơng pháp có
khuynh hƣớng phát triển thành một lý thuyết phê bình có thể nghiên cứu và
chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản văn học và xã hội.
Những nghiên cứu của các nhà Marxist từ L. Goldmann đến Ch.
Caudwell đã phân tích các vấn đề của phản ánh luận. Với L.Goldman, tính

20
cơ học của phản ánh luận đã đƣợc điều chỉnh. Ông đƣa ra khái niệm "cái
nhìn thế giới" (vision du monde). Qua khái niệm này L. Goldmann cho

rằng trong những tác phẩm lớn sự kết tinh của một cách thức cảm nhận và
phản ánh thế giới là một hệ giá trị đặc thù của một tầng lớp ngƣời. Còn đối
với Ch. Caudwell, những đặc trƣng của phản ánh nghệ thuật đƣợc xem xét
theo những bình diện mới. Với hƣớng nghiên cứu đó vai trò của chủ thể
sáng tạo, ngƣời nghệ sỹ đƣợc đề cao. Giá trị đích thực của văn chƣơng
không nằm ở hàm lƣợng sự thật cuộc sống đƣợc phản ánh trong tác phẩm
mà nó nằm ở những băn khoăn, trăn trở của ngƣời nghệ sĩ với hiện thực.
Nhƣ vậy, vai trò của văn học không chỉ là sự phản ánh hiện thực mà còn là
suy tƣ, xúc cảm thẩm mỹ của ngƣời nghệ sĩ trƣớc hiện thực. Với hƣớng
này, vấn đề cần giải quyết của ngƣời nghiên cứu không phải là đem những
cấu trúc xã hội có sẵn áp vào văn học để xác định số phận của cuộc sống
thật đƣợc đem vào tác phẩm, mà quan trọng hơn ngƣời nghiên cứu phải tìm
ra đƣợc những cấu trúc chiều sâu của tâm hồn và tƣ tƣởng của ngƣời sáng
tác. Nhƣ vậy, xã hội học văn học là một phƣơng pháp nghiên cứu đầy triển
vọng ở cả phƣơng diện lý thuyết và ứng dụng phân tích văn bản.
Tại Việt Nam, phƣơng pháp này cũng đã nhận đƣợc sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu với sự giới thiệu lý thuyết của GS. Phƣơng Lựu,
PGS.TS. Đỗ Lai Thúy, PGS.TS. Đào Duy Hiệp và sự ứng dụng trong
nghiên cứu văn học của các nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch, Phùng
Ngọc Kiên… Nhận định về khả năng phát triển của xã hội học văn học tại
Việt Nam, các nhà nghiên cứu Lộc Phƣơng Thủy, Phƣơng Ngọc, Phạm
Xuân Thạch đều nhất trí đây là một hƣớng nghiên cứu cần đƣợc quan tâm
và chắc chắn sẽ đem lại những kết quả đầy hứa hẹn. Luận văn của chúng
tôi sử dụng xã hội học văn học để lý giải một phần tiểu sử xã hội của nhà
văn, đây là một thao tác quan trọng bởi muốn hiểu đƣợc tác phẩm thì phải

21
hiểu sự chi phối của các yếu tố xã hội đến nhà văn. Đồng thời, xã hội học
văn học giúp chúng tôi đọc các tác phẩm và phân tích nhằm tìm kiếm tƣ
tƣởng của các nhà văn về xã hội và văn hóa đƣợc mã hóa bằng ngôn ngữ

văn chƣơng trong các tác phẩm chứ không nhằm mục đích đánh giá sự điêu
luyện của kỹ thuật viết.
1.1.3. Hậu thuộc địa và nghiên cứu văn học
Về nguồn gốc của chủ nghĩa hậu thuộc địa các nhà nghiên cứu đa
số tán thành chủ nghĩa này đƣợc bắt nguồn từ những công trình của Frantz
Fanon và Albert Memmi với bối cảnh là trong những cuộc đấu tranh của
các nƣớc Bắc Phi giành độc lập từ thực dân Pháp. Đặc biệt là các công
trình phê bình về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc và chủ
nghĩa thực dân của Fanon. Hai công trình tiêu biểu nhất của Fanon: Da đen
Mặt nạ trắng (1952) và Những kẻ khốn cùng của trái đất (1961) đã phân
tích về nạn phân biệt chủng tộc và sự đàn áp mà kẻ thực dân thực thi ở xã
hội thuộc địa, cuộc sống khốn khổ của ngƣời dân trong các xã hội đã bị
thuộc địa hóa. Fanon đã tiến hành các phân tích tâm lý với các cƣ dân thuộc
địa để giải thích mặc cảm nhƣợc tiểu của ngƣời da đen trong xã hội thuộc
địa với chuẩn mực đƣợc thiết lập bởi ngƣời da trắng. Ông cũng chỉ ra tâm
lý hai mặt/ tâm lý nƣớc đôi (ambivalence) của ngƣời dân thuộc địa khi đối
diện với mẫu quốc. Một điểm quan trong nữa là Fanon đã đƣa quan điểm
của mình về ý thức dân tộc (national consciousness) trở thành chìa khóa
giúp các nƣớc thuộc địa có thể hoàn toàn giải phóng dân tộc mình. Những
quan niệm của Fanon về dân tộc (ý thức dân tộc, tinh thần dân tộc (national
spirit), chủ nghĩa dân tộc (nationalism)…, đã đƣợc các nhà lý thuyết hậu
thuộc địa về sau kế thừa và phát triển. Tuy nhiên sự ra đời của tác phẩm
Đông phương học (1978) của Edward W. Said mới chính là dấu mốc mang
tính bƣớc ngoặt để dẫn đến sự ra đời của lý thuyết hậu thuộc địa. Hiện nay,

×