Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại việt nam qua chinh phụ ngâm và cung oán ngân khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.31 KB, 14 trang )

Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học
trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngân khúc

Vũ Thị Hoài

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nho Thìn
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Chương 1: Người chinh phụ, cung nữ và số phận của họ trong lịch sử và
văn học. Chương 2: Chinh phụ và cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
khúc nhìn từ góc độ tính nữ. Chương 3: Kỹ thuật miêu tả tâm lý và tính nữ.

Keywords: Nhân vật; Văn học Việt Nam; Văn học trung đại; Thơ

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống văn học Trung Quốc và Việt Nam trung đại đều viết về nỗi niềm kiểu
nhân vật phụ nữ mà người xưa gọi chung là Khuê oán. Nhưng dòng chảy văn học không đứng
im mà vận động, phát triển. Tìm hiểu sự phát triển của hai kiểu nhân vật phụ nữ chinh phụ và
cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam cho đến Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc
có thể giúp xác định bức tranh văn học sử trung đại Việt Nam. Trong lịch sử văn học trung
đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, các tác phẩm viết về người phụ nữ rất thưa thớt. Đến đầu
thế kỷ XVIII, kiểu nhân vật này bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, trở thành nguồn cảm hứng lớn
cho các tác giả nhà nho. Hai trong số những tác phẩm nổi bật xuất hiện đầu tiên chính là
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Hai
khúc ngâm này đã khơi mào dòng văn học của các nhà nho viết về phụ nữ, dẫn đến sự ra đời
của tác phẩm đỉnh cao văn học cổ điển – Truyện Kiều (Nguyễn Du). Cả hai được các học giả


đương thời đánh giá cao, lưu truyền rộng rãi và có ảnh hưởng lớn tới các sáng tác sau này.
Cho tới nay, hai tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ ở những góc độ như vấn đề
văn bản, tiếng nói phê phán chiến tranh, chế độ cung nữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý, thể thơ
song thất lục bát… Tuy nhiên, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu riêng về hai tác

2
phẩm đặt trong hệ thống nhân vật nữ của văn học trung đại, trong sự vận động của thể loại,
hình thức diễn ngôn và đặc biệt là sự thay đổi quan niệm của tác giả nhà nho về người phụ nữ.
Giới phê bình thời sau thường có đánh giá chung về các nhà nho là những người mang
tư tưởng nam quyền, gia trưởng và khắt khe với phụ nữ, chịu ảnh hưởng học thuyết nam
quyền của Nho giáo. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận lại, ta có thể thấy sự phân hóa trong tầng lớp
nho gia về thái độ đối với người phụ nữ. Một số tác giả nhà nho những thế kỷ cuối thời kỳ
trung đại (XVIII – XIX), có cái nhìn rất mới mẻ, tiến bộ về giới nữ. Trong sáng tác văn học
giai đoạn này, nhiều tác giả dành những trang tuyệt bút để viết về người phụ nữ, cảm thông
với số phận bất hạnh, trân trọng tài sắc và nói lên quyền sống của nữ giới. Các nhà nho có
chung nguồn cảm hứng sáng tác nên những kiểu nhân vật phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, trong
đó nổi bật lên ba kiểu nhân vật chinh phụ, cung nữ và kỹ nữ. Tiêu biểu cho ba loại nhân vật
này là ba tác phẩm Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều. Những kiểu nhân
vật này dần đi lệch chuẩn mực Nho giáo và văn chương nhà nho về khát vọng tình yêu mạnh
mẽ, tình yêu gắn với tình dục, về thứ ngôn ngữ táo bạo, đầy nhục cảm. Nếu như nhân vật ả
đào kỹ nữ là bước đột phá cao nhất của văn học nữ quyền giai đoạn này, thì chinh phụ và
cung nữ là những bước chuyển biến, vừa dựa trên truyền thống vừa có nhiều yếu tố đột phá.
Hai loại nhân vật này không mới vì đã xuất hiện nhiều trong văn học Trung Quốc và
xuất hiện lẻ tẻ trong văn học trung đại Việt Nam. Nhưng đến thế kỷ XVIII, sáng tác về chinh
phụ và cung nữ ở nước ta mới nở rộ, trở thành đề tài lớn (chinh phụ và cung oán), đưa văn
học thế kỷ XVIII thoát ra khỏi mô hình nhân vật chính tồn tại hàng thế kỷ (thánh nhân, quân
tử). Đặc biệt, nếu như ở Trung Quốc, chỉ mới xuất hiện các tác phẩm nhỏ lẻ, thể hiện những
khoảnh khắc nỗi niềm của người vợ lính có chồng đi chinh chiến, về người cung nữ bị bỏ
quên trong cung cấm, thì ở Việt Nam, xuất hiện những tác phẩm thơ dài hàng trăm câu, khắc
họa cụ thể các cung bậc cảm xúc, những tâm sự triền miên và những khao khát trần thế mang

tính bản năng của hai kiểu phụ nữ chịu nhiều bất hạnh này.
Sự xuất hiện của người phụ nữ mang đầy yếu tố nữ tính như khao khát hạnh phúc, tình
yêu riêng tư, khao khát đời sống thân xác trọn vẹn trong các tác phẩm này gây nhiều tranh cãi
không chỉ với các tác giả nhà nho mà với cả những nhà nghiên cứu hiện đại. Không ai phủ
nhận sức hấp dẫn của Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc và các nhà nghiên cứu đã
đánh giá cao tác phẩm ở nhiều mặt khác nhau; tuy nhiên hầu hết các nhà phê bình từ giữa thế
kỷ XX tới những thập kỷ 80 vẫn cho rằng hạn chế của hai tác phẩm này, đặc biệt Cung oán
ngâm khúc, là nhiều yếu tố nhục dục, đậm không khí nhục cảm, nhân vật chỉ biết đến tình yêu
riêng tư, nỗi đau thiếu thốn đời sống thân xác. Bản thân các nhà phê bình cũng đứng trên quan

3
điểm nam quyền để định giá, hoặc quá nhấn mạnh vào quan điểm giai cấp nên gạt đi, hạ thấp
yếu tố nữ tính. Khoảng hai thập kỷ gần đây, khi phê bình nữ quyền xuất hiện và ảnh hưởng tới
Việt Nam, cùng với việc nở rộ các tác phẩm sáng tác mang đậm yếu tố nữ và tình dục, giới
nghiên cứu bắt đầu nhìn nhận lại tính nữ trong các sáng tác văn học. Phương pháp phê bình
này gợi mở ra những lớp nghĩa thú vị, xét lại nhiều giá trị của một số tác phẩm trung đại và
hiện đại. Cũng từ phương pháp phê bình nữ quyền gợi cho chúng tôi tìm hiểu lại giá trị nhân
bản của Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc, thái độ tiến bộ của hai tác giả nhà nho này
với người phụ nữ xét trong hệ thống sáng tác về đề tài nữ giới thời kỳ văn học trung đại.
Với tư tưởng nam quyền của Nho giáo, qua thái độ của họ với người phụ nữ. Sự phân
hóa này cho thấy sự phức tạp trong tư tưởng nho gia và sự đa dạng trong sáng tác. Nhà nho
sáng tác không chỉ đứng trên quan điểm đạo đức phong kiến mà còn đứng trên lập trường
nhân sinh, tố cáo những gì phản nhân sinh, bênh vực quyền sống của con người, đặc biệt là
phụ nữ. Thêm vào đó, người viết cũng muốn tìm hiểu thêm về kỹ thuật miêu tả tính nữ trong
hai tác phẩm này, sự đột phá cũng như các công thức miêu tả.
2. Lịch sử vấn đề
Là hai tác phẩm có nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao nên Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngâm khúc đã được các nhà nghiên cứu xưa nay dành nhiều bút mực để tìm hiểu,
đánh giá, ca tụng. Những công trình lớn về hai khúc ngâm này thường là tìm hiểu về văn bản,
những bản dịch và chú giải khác nhau, thân thế, sự nghiệp của hai tác giả, bởi đây là những

tác phẩm thời trung đại, tài liệu ghi chép lưu truyền bị thất lạc. Công tác nghiên cứu này diễn
ra xuyên suốt các thế kỷ qua. Trong khi đó, những bài phê bình về giá trị nội dung và nghệ
thuật mới bắt đầu nở nộ từ giữa thế kỷ XX tới nay. Thời kỳ đầu (1945 – 1975), đa số các bài
phê bình đứng trên quan điểm xã hội học để đề cao tinh thần phản phong, chống chiến tranh
(Chinh phụ ngâm) và tố cáo chế độ cung nữ trong xã hội phong kiến qua thân phận bất hạnh
của một cung phi bị thất sủng (Cung oán ngâm khúc). Rất nhiều công trình cũng đi sâu tìm
hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý trong hai khúc ngâm này cũng như đóng góp về thể thơ song
thất lục bát. Từ sau chiến tranh, các nhà phê bình có hứng thú hơn với việc tìm hiểu từ góc độ
văn hóa (như ảnh hưởng của đạo Phật, số phận hồng nhan bạc mệnh, bi kịch của con người cá
nhân…). Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tỉ mỉ về kiểu nhân vật chinh phụ và
cung nữ đặt trong hệ thống nhân vật nữ văn học trung đại nói chung, kiểu nhân vật khuê oán
nói riêng, chúng có sự vận động như thế nào, vị trí và những đóng góp ra sao về khía cạnh
tính nữ.

4
Như trên đã nói, nhiều nhà phê bình đã đánh giá tinh thần nhân đạo của Đặng Trần Côn
và Nguyễn Gia Thiều khi lấy đề tài sáng tác là người phụ nữ. Nhưng có nhiều góc độ thể hiện
giá trị nhân bản lại chưa được xem xét, khẳng định một cách đúng đắn. Chẳng hạn, những
biểu hiện của giới nữ, của tình yêu gắn với nhục cảm, tình dục trong hai khúc ngâm. Chúng ta
hãy điểm lại những bài phê bình đề cập tới tính nữ, tình yêu thân xác trong hai tác phẩm này.
Đối với Cung oán ngâm khúc, cách nhìn nhận về yếu tố tình dục của các nhà nghiên cứu
rất khác nhau. Nhà phê bình Đặng Thanh Lê trong Cung oán ngâm khúc trên bước đường
phát triển của thể song thất lục bát phê phán yếu tố nhục cảm: “Tuy nhiên, Cung oán ngâm
khúc vẫn có phần chưa lành mạnh. Tràn đầy khúc ngâm là một không khí nhục cảm. Cung nữ
say sưa nói đến những hạnh phúc của thời kỳ được sủng ái và chủ yếu là khoái cảm xác thịt
với những cảm giác đắm đuối khó tả (…) Hạnh phúc ở đây phiến diện quá, yêu cầu ấy có mặt
chính đáng nhưng quyết không thể là mặt duy nhất, cao nhất của hạnh phúc yêu đương. Tất
nhiên, tâm trạng của cung nữ phần nào được biểu hiện qua nhân sinh quan hưởng lạc của giai
cấp thống trị và quan hệ giữa cung nữ với vua không phải là quan hệ của tình yêu mà chỉ là
quan hệ nhục dục. Nhưng dù sao, cung nữ cũng khác nàng Kiều trong trắng kiên quyết bảo vệ

mối tình đầu tươi đẹp, khác cả người chinh phụ tuy rạo rực yêu đương nhưng cũng rất kín
đáo, tế nhị” [26, tr. 2]. Nhà nghiên cứu Thanh Lê đứng trên quan điểm giai cấp để phê bình
cung nữ chỉ nghĩ đến hưởng lạc, nhu cầu xác thịt, không có tình yêu trong sáng.
Nguyễn Trác và Nguyễn Đăng Châu trong Cung oán ngâm khúc, khảo thích và giới
thiệu, cũng phê phán phương diện nhục cảm, cho rằng cung nữ luôn bị ám ảnh về tình dục mà
không một chút e lệ. Ông viết: “Toàn khúc ngâm triền miên trong một thế giới đặc biệt toàn
ân ái mây mưa. Mới thời con gái, chưa bước chân vào cuộc đời, tự hào về nhan sắc người
thiếu nữ đã nghĩ tới: Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa. Hoặc cho rằng văn nhân tài tử
công hầu khanh tướng khi nghe nói đến nàng sẽ: Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn/ Bệnh Tề
Tuyên đã nổi lên đùng đùng. Với những ý nghĩ táo bạo sớm nở về dục tình kiểu ấy, khi được
tuyển vào cung, người cung nữ cũng chỉ có thể hân hoan vì những sự thỏa nguyện về xác thịt
(…). Bài ca xác thịt văn vẻ ấy được kết thúc bằng một nỗi hân hoan không chút e lệ ngượng
ngùng” [50, tr. 45 – 46].
Lý giải về yếu tố nhục dục trong khúc ngâm, hai ông cho rằng, hiện thực đời sống trụy
lạc trong cung đã tác động tới nhân sinh quan nhà thơ: “Sự thực trong cung, dưới mắt Nguyễn
Gia Thiều, cơ sở sáng tác của ông, là một sự thực dâm đãng. Cuộc tình duyên của Sâm và
Huệ không phải là thiên ái tình cao thượng của những tâm hồn trong sạch trọng nhau vì nết,
mến nhau vì tài. (…) Từng ấy yếu tố đã khiến Nguyễn Gia Thiều đơn giản hoá tâm hồn người

5
cung nữ, hướng nàng đi quá sâu vào con đường tình dục. Ông cũng sẵn sàng quên rằng ông đã
qua cửa Khổng sân Trình và đức thánh của ông khi xưa chỉ nói chuyện với nàng Nam Tử
chốc lát, mà phải thanh minh mãi với môn đồ. Người cung nữ đã bị nhìn sai lạc. Cảm tình của
người đọc đối với nàng bị hạn chế. Và cũng bị hạn chế cái giá trị của tình yêu mà tác giả
muốn đề cao”. [50, tr. 47]. Hai nhà nghiên cứu cũng đứng trên quan điểm giai cấp để phê
phán nhân vật cung nữ quá nhiều khao khát nhục dục, đại diện cho sự sa đọa của giai cấp
thống trị: “Tâm lý của người cung nữ là tâm lý chung của tầng lớp thống trị đang đi vào con
đường tan rã suy vong, kiêu ngạo lố lăng, trắng trợn, bất chấp hết thảy, chỉ còn nghĩ tới khoái
lạc cá nhân, địa vị cá nhân. Họ không còn chút ý thức đối với lịch sử, không còn chút ưu ái
đối với nhân dân” [50, tr. 49]. Nhà nghiên cứu đánh đồng giữa tình yêu xác thịt của người con

gái với sự hưởng lạc của giai cấp thống trị.
Các nhà nghiên cứu trên đều quá nặng về phê bình xã hội học giai cấp nên nhìn nhận
phiến diện về nhân vật cung nữ. Những yếu tố đậm tính nữ của nhân vật đều bị phê phán và bị
quy kết là đại diện tâm lý hưởng lạc của giai cấp thống trị. Các nhà nghiên cứu không xem xét
tới cảnh ngộ đặc biệt của người cung nữ, bi kịch của người phụ nữ tuy đầy đủ về vật chất
nhưng bị tước bỏ hạnh phúc vợ chồng, hạnh phúc ái ân, chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm.
Bởi vậy, những khao khát đời sống thân xác của nàng là rất đời thường và những trang thơ
của Nguyễn Gia Thiều thể hiện tâm sự sâu kín ấy chính là ý nghĩa nhân bản của khúc ngâm.
Nhiều nhà nghiên cứu có cái nhìn thoáng hơn về yếu tố nhục cảm trong khúc ngâm và
đánh giá cao nghệ thuật thể hiện nữ tính của Nguyễn Gia Thiều. Trong Mấy vấn đề đặt ra từ
hội thảo khoa học về Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc, nhà nghiên cứu Nguyễn
Huệ Chi viết: “Bởi vì cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của ông đã cố ý để cho biểu tượng cung
nữ – người lấn át biểu tượng cung nữ – phụ nữ. Nhưng ham muốn nhục cảm có phần lộ liễu
đối với nàng cũng không còn gì là quá đáng, là xa lạ với những quy phạm nghệ thuật biểu
hiện nữ tính, vì chúng nằm trong tâm lý khao khát nhục cảm vốn có của con người. Cho nên
Cung oán ngâm khúc chính là sự giãi bày tâm trạng của một con người trong mọi cảnh ngộ có
thể có về thân phận con người, cao hơn nữa, nó còn kết tinh được những cảm hứng triết học
về nỗi khổ của đời người.” [8, tr. 4].
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân con người
trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều khẳng định yếu tố nhục cảm là một trong
những biểu hiện của quan niệm về con người cá nhân: “Ông miêu tả cảnh hành dục không
như một tội lỗi kiểu Truyền kỳ mạn lục mà như một niềm kiêu hãnh, sung sướng. Cả ở đây
con người cá nhân cũng xuất hiện như một phát hiện lại, đi ngược giáo lý. Có thể nói thế kỷ

6
XVIII đã xảy ra một bước ngoặt lớn trong quan niệm con người cá nhân, làm nở rộ một dòng
văn học nhân đạo, khác với văn học nhân nghĩa là chủ đạo trước đó. Bước ngoặt làm đổi thay
giá trị con người ấy là: Trước thế kỷ XVIII cá nhân chỉ được đánh giá trong thang bậc đạo lý,
nghĩa lý, lý trí và ở sức mạnh tinh thần, con người càng có nghị lực vươn lên bao nhiêu, càng
khắc phục cá nhân nhỏ bé, phàm tục bao nhiêu thì càng có giá trị. Bởi vì nghĩa lý, đạo lý, giáo

lý là cái thiện, còn mọi thứ dục, lục dục, nhân dục, nhất là tình dục đều là cái ác. Bây giờ tình
hình lật ngược lại. Quyền sống của con người trần thế, giá trị con người thân xác với bao thứ
“dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của giá trị. Bất kỳ cái gì chà đạp giá trị ấy, quyền
sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng oán hận” [41, tr. 168].
Nhà nghiên cứu Vũ Minh Tâm trong Nguyễn Gia Thiều và nỗi đau nhân thế
(
1
)
khẳng
định yếu tố nhục cảm trong khúc ngâm không phải là chủ nghĩa thân xác mà chính là nhân
tính, nhân tình. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Rực rỡ và khắc khoải (Hay là tính
cách hiện đại của “Cung oán ngâm khúc”) cũng đánh giá cao những đóng góp của Nguyễn
Gia Thiều về nghệ thuật miêu tả yếu tố xác thịt trong khúc ngâm: “Xưa nay, trong văn học cổ
Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chỉ được diễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu không nói
là giấu biệt đi, bảo nhau không nên đả động đến. Ở Cung oán ngâm khúc, người phụ nữ mất
hết vẻ e thẹn vốn có, nàng sẵn sàng khoe ra tài năng, vẻ đẹp và cả khả năng quyến rũ của
mình” [34, tr.4]. Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh trong tham luận Nguyễn Gia Thiều và
nhân vật người cung nữ
(
2
)
cũng khẳng định yếu tố dục tính, coi đây là điều hợp lý với hoàn
cảnh riêng của người cung nữ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Bích trong Đạo Phật, tính dục,
âm nhạc tính trong Cung oán ngâm khúc khẳng định tác phẩm có một đoạn miêu tả không
tiền khoáng hậu về vẻ đẹp của dục tính (câu 135 – 152). Tuy nhiên, ông không phân tích sâu
và lại cho rằng đó là cái nhìn của người theo Phật giáo công nhận sức hút phi thường của dục
tính.
Các nhà nghiên cứu trên đã coi yếu tố xác thịt trong khúc ngâm là chính đáng và đánh
giá cao nghệ thuật biểu hiện nữ tính mà Nguyễn Gia Thiều đã thể hiện. Dù chưa đi sâu khai
thác yếu tố nữ tính nhưng đây là những đóng góp bước dầu trong việc nhìn nhận lại giá trị

khúc ngâm xét về khía cạnh con người bản năng, thân xác.
Với Chinh phụ ngâm, vấn đề nữ tính ít bị chỉ trích vì khao khát thể xác không được thể
hiện sôi nổi và trực tiếp như trong Cung oán ngâm khúc. Trong các bài nghiên cứu trước đây


(
1
) Đăng trên Tạp chí Văn học, số 4 – 2003.
(
2
) In trong Những nghĩ suy từ vă n họ c trung đại, Nxb Khoa họ c xã hộ i, H., 1999.

7
về nội dung và nghệ thuật của khúc ngâm, người chinh phụ chủ yếu được đánh giá về phẩm
chất chung thủy theo quan niệm đạo đức Nho giáo (Đỗ Mục trong Chinh phụ ngâm khúc dẫn
giải, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu) hoặc cái nhìn phê phán chiến tranh
(Phong Châu trong Chinh phụ ngâm khúc – khúc ca oán ghét chiến tranh, Văn Tân trong
Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm chống chiến tranh…). Rất ít các bài
phê bình nhìn nhận và đề cao yếu tố nữ tính trong khúc ngâm.
Chinh phụ ngâm khúc giảng luận của Thuần Phong có đoạn viết: “Và đây là bài học của
tạo vật, của tự nhiên:
“Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội
Cũng dập dìu chẳng vội phân trương.
Chẳng xem chim én trên rường
Bạc đầu không nỡ đôi đường rẽ nhau.
Kìa loài sâu hai đầu cùng sánh,
Nọ loài chim chắp cánh cùng bay,
Liễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cùng sánh, đôi dây cùng liền.
Ấy loài vật tình duyên còn thế,

Sao kiếp người nỡ để đấy đây?”
Một bài học khá tầm thường chứa chan những ý vị phàm tục, chưa nói đến ý nghĩa khoa
học có chỗ rất khả nghi. Bài học hưởng thụ, bài học khoái lạc chủ nghĩa - chỉ có thế thôi! Mà
lời lẽ cũng chẳng có gì là tha thiết cho lắm (…). Sự yêu cầu hưởng thụ trong Chinh phụ ngâm
lại cũng không có ý vị nồng nàn của nhục dục như trong Cung oán, hoặc chán chường như
trong Truyện Kiều. Ái tình, ở đây, không nghiến răng, nghiến lưỡi trong một cử chỉ phản
kháng, nhưng cũng chưa hề hướng dẫn tâm hồn đến một cõi đời siêu thoát. Dù có bực bội với
hoàn cảnh thì ý niệm của khổ chủ cũng vẫn quanh quẩn trên thực tế và dịu dàng ngoan ngoãn
xin với đời sống những cái mà đời sống có thể cung cấp cho cuộc đời thế tục mà thôi”
(
3
)
.
Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ khẳng định Chinh phụ ngâm là tiếng nói đầu tiên mà
bột phát mạnh mẽ của tình cảm, của cá nhân trong văn học sử quốc âm nhưng ông cũng cho
rằng, nhân vật chinh phụ hầu như chỉ biết đến nỗi niềm riêng tư của bản thân, nỗi thèm khát
hạnh phúc đôi lứa: “Các giáo sư phê bình Chinh phụ ngâm thường ca tụng tư cách đạo đức
của người chinh phụ, nào nuôi lão thân, nào chăm con nhỏ. Song chỗ nói về điều đó không


(
3
) Thuần Phong, Chinh phụ ngâm khúc giảng luận, Văn hóa xuất bản, Sài Gòn, 1952, tr. 33.

8
quá mười câu, còn ra trong cả trăm câu toàn là một tâm sự thiếu thốn tình cảm, mơ ước yêu
thương. Phải công nhận rằng tiếng kêu của tình cảm ở đây rõ là mãnh liệt. Nó nói lên một
biến chuyển mạnh mẽ ở nội dung văn học chúng ta, ở tâm trạng của nhà văn, của nho sĩ.
Chúng ta đã cách xa cái thời lý trí thanh sở, đạo đức uy nghi, pháp luật khắt khe, chính quyền
nghiêm cẩn, cái thời Thịnh Lê ngày trước. Từ lâu, xã hội loạn ly, lòng người hoang mang,

trống trải. Các chúa Trịnh lại ngụp lặn trong một nếp sống xa hoa dật lạc, gây cho người dưới
một sự thèm thuồng hưởng thụ mà binh cách máu lửa càng kích thích nấu nung
(
4
)
. Nhà nghiên
cứu cho rằng, “tư cách đạo đức” của chinh phụ cần được xem xét lại vì nàng chẳng mấy nói
về gia đình, con thơ mà chỉ đề cập đến tâm sự thiếu thốn tình cảm của bản thân.
Có thể thấy, yếu tố nhục cảm trong hai khúc ngâm gây ra nhiều ý kiến trái chiều đối với
các nhà nghiên cứu. Đa số các cây bút phê bình trong giai đoạn ảnh hưởng mạnh mẽ của phê
bình xã hội học giai cấp đã phê phán không khí nhục cảm trong các khúc ngâm và quy nhân
vật vào giai cấp quý tộc hưởng lạc. Có một thực tế rằng, các nhà phê bình đã không xem xét
đến thái độ của tác giả khi viết về các nhân vật nữ này. Giai đoạn sau này, một số nhà phê
bình đã nhìn nhận yếu tố này một cách cởi mở hơn, đặc biệt xem xét nhân vật chinh phụ và
cung nữ ở góc độ con người đời thường chứ không đứng ở góc độ giai cấp hay đạo đức, bổn
phận của người phụ nữ.
Tìm hiểu con người trong văn chương trung đại từ quan điểm văn hóa học, dựa trên hai
phạm trù “thân” và “tâm”, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã có những đánh giá mới mẻ về
nhân vật phụ nữ. Trong nhiều bài viết, ông đã bước đầu hệ thống hóa những kiểu nhân vật nữ
giai đoạn thế kỷ XVIII, chỉ ra sự chuyển biến giữa các kiểu nhân vật và thái độ đầy nhân bản
của tác giả nhà nho khi viết về người phụ nữ. Ông cũng đánh giá cao Nguyễn Gia Thiều và
Đặng Trần Côn ở việc ngợi ca, bênh vực, nói lên quyền sống về tình yêu, thân xác của họ.
Đặc biệt bài viết Nho giáo và nữ quyền của nhà nghiên cứu gợi mở cho chúng tôi hướng
nghiên cứu sâu hơn về các kiểu nhân vật phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, nhìn nhận
từ phương pháp phê bình văn học nữ quyền. Bài tham luận này đã chỉ ra sự phân hóa trong
tầng lớp tác giả nhà nho đối với vấn đề nữ quyền. Trong bối cảnh Nho giáo Việt Nam chịu
ảnh hưởng của Tống Nho và Minh Nho, với nhiều tư tưởng nam quyền nặng nề, dòng văn học
có yếu tố nữ quyền vẫn tồn tại và phát triển. “Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ



(
4
) Phạ m Thế Ngũ , Đặ ng Trầ n Côn vớ i khúc chinh phụ chữ Hán. In trong Việ t Nam vă n họ c sử giả n
ước tân biên, tậ p II, Vă n họ c lị ch triề u, Việ t vă n, Nxb Đồ ng Tháp, in lạ i nă m 1997.


9
XX có thể cấp cho chúng ta một nguồn tư liệu phong phú để suy nghĩ về vấn đề nữ quyền và
Nho giáo. Trong khuôn khổ một xã hội Nho giáo nam quyền, thực tế sáng tác văn học giai
đoạn này cho thấy chủ nghĩa nữ quyền đã xuất hiện bên cạnh dòng tư tưởng chống nữ quyền
truyền thống (…) Hai thế kỷ XVIII- XIX cũng chứng kiến tiếng nói bênh vực nữ quyền của
một số nhà Nho - người đàn ông. Ba kiểu nhân vật phụ nữ đều là do các nhà văn - nhà Nho
sáng tác - đã tạo nên những cơn sốt văn học cho giai đoạn này là: người chinh phụ (vợ lính),
người cung nữ và người kỹ nữ” [47, tr. 2 – 4].
Yếu tố nữ quyền trong sáng tác của một bộ phận nhà nho giai đoạn này chính là cái nhìn
về người phụ nữ bằng cảm xúc, nỗi niềm của giới nữ, nói giùm họ những khao khát sâu kín về
tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đặc biệt, một khía cạnh của tư tưởng nữ quyền là sự bộc bạch
tình yêu gắn liền với khao khát nhục cảm, nhu cầu xác thịt của người phụ nữ. Bởi trong tư
tưởng khắt khe của Nho giáo, phụ nữ đức hạnh không được phép nói về những nhu cầu bản
năng, thân xác đó. Theo quan điểm nam quyền, phụ nữ cần phải giữ gìn tiết hạnh, đảm đương
bổn phận của một người vợ, người mẹ.
Trong bài viết này, khi phân tích sự xuất hiện nổi bật của nhân vật chinh phụ và cung nữ
trong hai khúc ngâm, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu từ phương diện con người đời
thường, phương diện giới tính – tính nữ, một vấn đề vẫn chưa được khai thác cụ thể trong các
nghiên cứu từ trước đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để tìm hiểu nhân vật chinh phụ và cung nữ, điều cần thiết là khảo sát hai kiểu nhân vật
này trong toàn bộ văn chương thời kỳ trung đại Việt Nam. Thêm vào đó, đây là những kiểu
nhân vật truyền thống trong văn học phương Đông nền cần có sự so sánh với nền văn học
Trung Quốc. Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận văn, việc khảo sát trên diện rộng chỉ được

trình bày sơ lược trong chương 1. Luận văn chủ yếu tập trung phân tích hai kiểu nhân vật này
trong hai tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều.
Ngoài ra, mục đích của luận văn là nghiên cứu hai nhân vật này đặt trong hệ thống nhân
vật nữ văn học trung đại, soi chiếu ở góc độ tính nữ nên chúng tôi cũng phân tích đối chiếu
với các tác phẩm viết về người phụ nữ nói chung, bởi từ đó mới thấy rõ hơn những đóng góp
của hai tác giả nhà nho trong việc thể hiện hai kiểu nhân vật nữ này.

10
Về văn bản khúc ngâm dùng để khảo sát và phân tích, chúng tôi nghiên cứu dựa trên
văn bản chữ quốc âm của Chinh phụ ngâm, bản dịch hiện hành in trong sách Chinh phụ ngâm,
Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu. Đối với Cung oán ngâm khúc, chúng tôi lựa chọn
văn bản in trong cuốn Ngâm khúc Việt Nam chọn lọc do Nhà xuất bản Văn học chịu trách
nhiệm biên tập và in ấn, xuất bản năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu nhân vật chinh phụ và cung nữ trong hai khúc ngâm, những nhân vật nữ
thuộc về thời kỳ trung đại, nên chúng tôi lựa chọn phương pháp tiếp cận văn hóa học, dựa
trên hai phạm trù mà người xưa dùng để nhìn nhận về con người: thân và tâm.
Chúng tôi nghiên cứu hai kiểu nhân vật từ góc độ giới nên cũng áp dụng phương pháp
phê bình văn học nữ quyền. Trên thế giới, phê bình văn học nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ
cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 cùng với cuộc cách mạng nữ quyền rầm rộ. Ở Việt
Nam, phê bình văn học nữ quyền mới chỉ được áp dụng ở vài ba công trình nghiên cứu. Phê
bình nữ quyền đem lại nhiều kiến giải mới về nhân vật và quan điểm của nhà văn. Một trong
những khía cạnh của phê bình văn học nữ quyền là vấn đề giải phóng tình dục. Chúng tôi
cũng dựa vào khía cạnh này để phân tích tư tưởng nữ quyền trong hai khúc ngâm.
Bên cạnh đó, do đề tài thuộc về vấn đề văn học sử nên chúng tôi cũng áp dụng phương
pháp xã hội học để lý giải sự tác động của hoàn cảnh xã hội, lịch sử đến tư tưởng của tác giả,
đến sự xuất hiện nở rộ của kiểu nhân vật phụ nữ trong văn học nhà nho giai đoạn XVIII –
XIX.
Luận văn nghiên cứu nhân vật chinh phụ và cung nữ trong hai khúc ngâm, đặt trong hệ

thống nhân vật phụ nữ xuyên suốt văn học trung đại cũng như hai kiểu nhân vật này trong lịch
sử và văn học Trung Quốc nên chúng tôi cũng thấy sự cần thiết của việc lựa chọn phương
pháp so sánh.
Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp thi pháp học để tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện tâm
lý và tính nữ trong hai khúc ngâm. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết hợp các thao tác như
thống kê, phân tích… để có được cái nhìn toàn diện và cụ thể về đối tượng nghiên cứu của
mình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm những mục chính như sau:

11
Chương 1: Người chinh phụ, cung nữ và số phận của họ trong lịch sử và văn học
Chương 2: Chinh phụ và cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc nhìn
từ góc độ tính nữ
2.1. Phụ nữ trong quan niệm của Nho giáo và trong văn học của các nhà nho trước thế
kỷ XVIII
2.2. Bối cảnh lịch sử thế kỷ XVIII và sự nở rộ của văn học viết về người phụ nữ
2.3. Ba kiểu nhân vật phụ nữ giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII – đầu XIX
2.4. Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc
Chương 3: Kỹ thuật miêu tả tâm lý và tính nữ

References
1
Phan Tuấn Anh (2008), Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính
nữ trong văn học nghệ thuật, ngày 31/10, Tạp chí sông Hương.
/>=1052&shname=My-h-c-tinh-duc-va-cuoc-phieu-luu-giai-phong-thien-tinh-nu-
trong-van-h-c-nghe-thuat
2
Lại Nguyên Ân, Hồ sơ Phan Khôi, 2003, website viet-studies, t-
studies.info/Phankhoi/index.htm

3
Nguyễn Ngọc Bích (2007), Đạo Phật, tính dục và âm nhạc tính trong Cung oán
ngâm khúc,
4
Tôn Thất Bình (2008), Kể chuyện các vua Nguyễn, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
5
Tôn Thất Bình (2008), Kể chuyện các vương phi, công chúa, nữ cung triều
Nguyễn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
6
Lại Ngọc Cang (2006), Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội
7
Phạm Tú Châu (1999), Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt
Nam, tạp chí Hán Nôm, số 3, tr.41
8
Nguyễn Huệ Chi (1991), Mấy vấn đề đặt ra từ hội thảo khoa học về Nguyễn Gia
Thiều và Cung oán ngâm khúc, tham luận tại cuộc hội thảo Nguyễn Gia Thiều và
Cung oán ngâm khúc
9
Mai Ngọc Chúc (2005), Thần nữ và liệt nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội

12
10
Ngân Duyên (2008), Vấn đề tình dục trong văn học Việt Nam từ và qua truyện
ngắn Chí Phèo của Nam Cao, bài viết cho Hội thảo tự sụ học toàn quốc lần thứ
hai - Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức
11
Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu (1982), Hồng
Đức quốc âm thi tập, Nxb Văn học, Hà Nội

12
Ngô Văn Đức (2001), Quá trình hình thành, phát triển và thi pháp thể loại, Nxb
Thanh niên, Hà Nội
13
Ngô Văn Đức (2002), Đánh giá Chinh phụ ngâm khúc theo đặc trưng thể loại,
Nxb Thanh Niên, Hà Nội
14
Hoàng Xuân Hãn (1993), Chinh phụ ngâm bị khảo, Nxb Văn học, Hà Nội
15
Bùi Hữu Hồng (1997), Bí mật hoàng hậu cung phi Trung Quốc, Nxb Trẻ, TP. Hồ
Chí Minh
16
Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X- XIX), tập 1 (2007), Nxb Giáo
dục, Hà Nội
17
Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X- XIX), tập 2 (2008), Nxb Giáo
dục, Hà Nội
18
Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X- XIX), tập 3 (2009), Nxb Giáo
Dục, Hà Nội
29
Phạm Khang (2008), Đại Thắng Minh Hoàng hậu, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
20
Trúc Khê dịch (1992), Lý Bạch, Nxb Văn học, Hà Nội
21
Trúc Khê, Ngô Văn Triện dịch (2002), Truyền kỳ mạn lục, Nxb TP Hồ Chí Minh.
22
Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm (2007), Nxb Giáo dục, Hà Nội
23
Đỗ Trung Lai biên soạn (2008), Lý Bạch - Những bài đường thi nổi tiếng, Nxb

Giáo dục, Hà Nội
24
Lý Lan (2009), Phê bình văn học nữ quyền, Tạp chí Tia sáng, số ngày 5 - 3.
25
Đại Lãn (2006), Các phi tần nổi loạn, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
26
Đặng Thanh Lê (1991), Cung oán ngâm khúc trên bước đường phát triển của thể
song thất lục bát, Tạp chí văn học số 3, tr. 47-51.
27
Li-Hsiang Lisa Rosenlee (2006) Confucianism and Women: A Philosophical
Interpretation
/>q=Confucianism+and+Women+A+Philosophical+Interpretation&source=bl&ots
=H0dMDkJmiv&sig=ZiALGxnop9CN2Kd6focLlRE3h28&hl=vi&ei=QwvlTLq6

13
GJGYvAPznaycDQ&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1&ved=0CBoQ
6AEwAA#v=onepage&q&f=false
28
Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII- hết thế kỷ XIX),
Nxb Giáo dục, Hà Nội
29
Nguyễn Triệu Luật (1937), Hòm đựng người, trích trong Phổ thông bán nguyệt san.
30
Vân Bình Tôn Thất Lương dẫn giải và chú thích (1950), Cung oán ngâm khúc,
Nxb Văn học, Hà Nội
31
Đoàn Quang Lưu (2008), Mở rộng điển tích Chinh phụ ngâm NXB Nghệ An –
Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây.
32
Ngâm khúc Việt Nam chọn lọc (2008), Nxb Văn học, Hà Nội

33
Nguyễn Bích Ngô, Nguyễn Văn Tú hiệu đính, Lê Sỹ Thắm giới thiệu (1963),
Thánh Tông di thảo, Nxb Văn hóa, Hà Nội
34
Vương Trí Nhàn (1991), Rực rỡ và khắc khoải (Hay là tính cách hiện đại của
“Cung oán ngâm khúc”), tham luận tại cuộc hội thảo Nguyễn Gia Thiều và Cung
oán ngâm khúc.
35
Tạ Quang Phát dịch (2004) Kinh thi Khổng Tử, Nxb Văn học, Hà Nội.
36
Nguyễn Khắc Phi (2001), Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung
Quốc qua cái nhìn so sánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội
37
Tuyển tập Nguyễn Khắc Phi (2006), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
38
Mai Phương (2010), Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn, báo Pháp luật Thành
phố Hồ Chí Minh
/>nguyen.htm
40
Đông A Sáng (2008), Bạo chúa Trung Hoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội
41
Trần Đình Sử (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội
42
Nguyễn Hữu Sơn (2001), Thời gian nghệ thuật và những khái quát, triết lý trữ
tình, Tạp chí Văn học, số 4
43
Vũ Minh Tâm (2003), Nguyễn Gia Thiều và nỗi đau nhân thế, Tạp chí Văn học, số 4
44
Phạm Đình Thảo (1997), Chuyện các bà hoàng trong lịch sử Việt Nam, Nxb Văn

hóa - Thông tin, Hà Nội
45
Trần Nho Thìn (2007), Truyện Kiều: Khảo - chú - bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội
46
Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,

14
Nxb Giáo dục, Hà Nội
47
Trần Nho Thìn (2009), Nho giáo và nữ quyền, Tham luận trình bày tại Hội thảo
khoa học quốc tế Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông Á, tổ chức tại Viện Triết
học, ngày 23-24/6.
48
Đặng Việt Thủy, Đặng Thành Trung (2009), 54 vị Hoàng hậu Việt Nam, Nxb
Quân đội Nhân dân, Hà Nội
49
Đỗ Lai Thúy (2004), Nguyễn Gia Thiều – người đối thoại với bóng.

50
Nguyễn Trác và Nguyễn Đăng Châu khảo thích và giới thiệu (1959), Cung oán
ngâm khúc / Nguyễn Gia Thiều, Nxb Văn hóa, Hà Nội
51
Nguyễn Văn Trung (2006), Ca tụng thân xác, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
52
Tạ Chí Đại Trường (2004), Sử việt đọc vài quyển,

53
Ông Văn Tùng dịch (2007), Khổng Tử truyện, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội
54
Nguyễn Quảng Tuân biên soạn, Tản Đà dịch (1989), Thơ Đường, Nxb Trẻ, TP.

Hồ Chí Minh
55
Phạm Thị Thùy Vinh (2003), Văn bia thời lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh
hoạt làng xã, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
56
Trần Ngọc Vương chủ biên (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX, những vấn
đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội

×