BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Võ Hương Giang
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ HƯƠNG GIANG
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự giúp đõ của thầy cô, gia đình và bạn bè, luận văn của tôi đã
được hoàn thành.
Để tỏ lòng tri ân tôi xin gởi những lời cảm ơn chân thành đến tất cả
mọi người.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS. TRẦN XUÂN
ĐỀ, nguời đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các giáo sư đã giảng dạy tôi trong thời gia
n
học tập tại trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học công nghệ
Sau đại học đã tạo điều kiện để tôi được hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn quý thầy cô của tổ bộ môn Văn học nước ngoài, khoa
Ngữ văn trường Đại học Sư Phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã động viên
cũng như tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến ba mẹ và những
người thân trong gia đình đã giúp đỡ và động viên trong suốt thời gian
tôi học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến bạn bè đã chia sẻ, động viên giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Võ Hương Giang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu như ở Phương Tây - Hi Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh nhân
loại, thì ở Phương Đông - Trung Quốc cổ đại cũng được đánh giá như vậy.
Một trong những đỉnh cao của văn minh Trung Hoa chính là văn học nghệ
thuật, đặc biệt là thơ ca. Khái niệm thi (thơ ca) ra đời từ rất sớm ở Trung
Quốc, ít ra là đã ba nghìn năm [33, tr. 212]. Có thể hiểu thơ dưới nhiều cách
khác nhau, nhưng “thời này phổ biến công nhận lối cắt nghĩa thơ (thi) xuyên
qua chí, nhìn thấy trong thơ một rung động tinh thần nảy sinh trong tim nhà
thơ và sau đó thể hiện ra lời” [33, tr. 213]. Đã nghìn năm trôi qua, khái niệm
thơ có nhiều thay đổi nhưng nó vẫn là tiếng lòng, tiếng nói của tình cảm, tiếng
nói tri âm. Thi (thơ ca) dù được hiểu như thế nào đi chăng nữa thì “nó vẫn là
một trong những khái niệm quan t
rọng nhất của tư tưởng văn học truyền
thống của Trung Hoa”. [33, tr. 211]
Từ khi ra đời cho đến nay, không biết bao nhiêu lời nhận xét được các
nhà nghiên cứu gán cho thơ Trung Hoa đó là “Trung Quốc là đỉnh cao của
thơ ca nhân loại” hay “Thơ quả là tôn giáo của người Trung Hoa” [18, tr.
94]. Theo Lâm Ngữ Đường, ở Trung Quốc thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo,
nghĩa là có nhiệm vụ làm cho tâm hồn thanh khiết, cảm được cái bí mật cùng
cái đẹp của vũ trụ, gây cho con người tấm lòng thương đồng loại và mọi sinh
vật [18, tr. 92]
. Quả nhiên, đối với người Trung Quốc, thơ ca có một sức
mạnh vô biên, nó dạy cho con người biết bao điều trong cuộc sống: biết yêu
con người, yêu thiên nhiên, biết tận hưởng cuộc đời bình dị, biết giữ được một
lý tưởng hiền lương, thanh khiết, biết vượt lên mọi kiếp trần lao khổ… Những
điều mà thơ ca dạy cho người Trung Hoa thật vô cùng quý bá
u cho mỗi người
chúng ta. Cái muốn biết thật vô cùng, vô tận trong kho tàng kiến thức của
nhân loại nhưng những cái cần biết kia mới là nền tảng để con người tiếp tục
một cuộc hành trình dài trong cuộc đời của mỗi con người.
Có lẽ trong thời buổi hiện đại này không còn mấy ai mặn m
à với thơ ca
để rồi còn được học những bài học quý báu ấy. Nhưng giữa bộn bề của sự
mưu sinh, giữa lo toan nhọc nhằn của cuộc sống đôi lúc con người cũng cần
lắng lại lòng m
ình, nhìn lại mình, trở về với chính mình, và chính lúc này đây
thơ ca như dòng suối ngọt ngào thấm vào mảnh đất khô cằn của tâm hồn con
người khiến họ biết mở rộng lòng mình để đón nhận vạn vật, biết lắng nghe,
chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh. Cuộc đời này cần lắm những
con người như vậy.
Có hiểu được tầm quan trọng của thơ ca trong thế giới tinh thần của
người Trung Quốc chúng ta mới hiểu được vì sao người Trung Quốc lại biết
làm
thơ sớm như vậy? Kinh thi là một bộ tổng tập thơ ca sớm nhất của người
Trung Quốc xuất hiện ở Phương Bắc. Ở Phương Nam lại hưng khởi một thể
thơ mới - Sở từ - m
ang âm hưởng dân ca Sở, đậm đà màu sắc địa phương Sở
và nhà thơ vĩ đại Khuất Nguyên là người đại diện bất hủ. Nghiên cứu con
người và thơ ca của Khuất Nguyên trong thời điểm hiện nay là một vấn đề
nan giải, bởi lẽ tài liệu về cuộc đời ông không nhiều, thơ ca của ông để lại cho
người đời sau cũng ít (khoảng 25 bài) “nhưng qua những bài thơ còn lại của
ông, chúng ta có thể biết tường tận về cuộc đời chìm nổi của một con người
từng ôm ấp những hoài bão lớn lao và đã đấu tranh đến cùng để bảo vệ nó”.
[15, tr. 34]
Là một nhà chính trị trẻ đầy triển vọng, là một người có nhân cách cao
quý, luôn hết lòng vì nước, vì dân, hơn lúc nào hết Khuất Nguyên muốn đem
tài đức của mình ra phục vụ cho nước, cho dân nhưng không được vua tin
dùng, còn bị ghen ghét gièm pha. Hụt hẫng, thất vọng, đau buồn, chán nản
không khiến ông lùi
bước dù phía trước còn lắm chông gai. Có nhà nghiên
cứu đã nhận xét: “Phẩm chất t
rong sáng được rèn luyện, ý chí kiên cường đến
chết cũng không thay đổi, đã giúp ông trong nghịch cảnh viết được những bài
thơ rạng rỡ như thời trăng” [49, tr. 43]. Do đó nghiên cứu con người và thơ
ca của Khuất Nguyên càng giúp chúng ta có điều kiện hiểu rõ hơn nhân cách
của ông và những vần thơ bay bổng diệu kì của con người hết mực tài hoa
này.
Việt Nam trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, chịu sự đô hộ của
phong kiến phương Bắc nên những phong tục, tập quán dường như đã t
hấm
sâu trong tâm trí của mỗi người. Không chỉ có phong tục, tập quán mà văn
chương cũng có những ảnh hưởng khá sâu đậm đối với chúng ta, đặc biệt là
các nhà tư tưởng lớn, nhà thơ và thơ ca của họ đã trở thành nguồn đề tài để
các nhà thơ Việt Nam khai thác và khám phá. Do vậy, tìm hiểu con người và
thơ ca Kh
uất Nguyên trong sự so sánh đối chiếu với các nhà thơ Việt Nam
cũng giúp cho ta có dịp hiểu rõ hơn, sâu hơn tấm lòng của các nhà thơ Việt
Nam dành cho bậc vĩ nhân.
Theo sự quan sát của chúng tôi, hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu
thơ ca Khuất Nguyên nói riêng, cũng như việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của
Khuất Nguyên đối với các nhà thơ Việt Nam
nói chung cũng còn hạn chế.
Với tấm lòng kính trọng và yêu mến một người có nhân cách lớn và với
những lý do đã nêu ở trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Khuất
Nguyên - con người và thơ ca trong văn học Trung Đại Việt Nam” một
phần để bài tỏ tình cảm và quan trọng hơn là góp một phần công sức nhỏ bé
của mình vào việc bổ sung cho nền nghiên cứu văn học nước nhà thêm những
công trình mới.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ Khuất Nguyên ra đời cách chúng ta hơn hai nghìn năm, đó là một
quãng t
hời gian khá dài để có thể thay đổi mọi thứ trong cuộc đời. Thế nhưng,
những gì còn đọng lại cho thế hệ hôm
nay từ thơ ca cũng như nhân cách của
Khuất Nguyên thì vẫn còn nguyên vẹn.
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử thơ ca nói riêng cũng như lịch
sử văn học Trung Quốc nói chung không thể không nhắc đến “hai đỉnh cao
xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc” là Kinh thi và Sở từ.
Và ngôi sao sáng của thời đại này không ai xa lạ chính là Khuất Nguyên. Sau
này khi t
hơ ca của Trung Quốc thực sự phát triển lên đến đỉnh cao của nhân
loại thì trên thi đàn văn học của xứ sở thơ ca này không chỉ có một hay vài
ngôi sao sáng nữa mà xuất hiện rất nhiều ngôi sao sáng khác. Tài năng và tên
tuổi của họ mãi được lưu danh hậu thế. Mặc dù Khuất Nguyên không được
chúng ta nhắc nhiều như Đào Tiềm, Đỗ Phủ, Lý Bạch…có thể do thời đại của
ông đã cách quá xa
chúng ta, hoặc tư tưỏng thời ấy còn quá sơ khai, thế
nhưng những gì chúng ta biết được về con người tài giỏi cả về chính trị lẫn
thơ ca vẫn đáng để chúng ta khám phá và học hỏi. Có thể nói, nghiên cứu thơ
ca cũng như những nét cao đẹp về phẩm chất và nhân cách của Khuất Nguyên
được khá nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, tuy chưa đầy đủ và hệ thống nhưng
dù sao cũng giúp người đọc hình dung được về con người tài giỏi này. Dù
chưa có nhiều bài viết theo dạng khảo luận, chuyên đề…nhưng cuộc đời và
thơ ca của Khuất Nguyên cũng được đề cập ở các bài viết dưói dạng tìm
hiểu
hoặc điểm qua một vài nhận xét chung về địa vị và ảnh hưởng trên văn đàn
văn học sử của Trung Quốc nói chung và nền văn học cổ điển của Việt N
am
nói riêng. Qua đó, người viết có những cơ sở ban đầu trong việc đánh giá,
nhận xét về vị trí của Khuất Nguyên trong lòng độc giả Việt Nam.
Ở Trung Quốc, Khuất Nguyên được các nhà nghiên cứu viết khá kỹ về
những ảnh hưởng của ông trên thi đàn văn học. Trong cuốn “Lịch sử văn học
Trung Quốc”, Dư Quan Anh, Tiềm Chung Thư, Phạm Ninh dành hơn hai
trang giấy để nói về địa vị và ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn học.
Những tác giả này đánh giá rất cao Khuất Nguyên, họ cho rằng: “tư tưởn
g yêu
nước của Khuất Nguyên, lòng kiên trì lý tưởng trong sự nghiệp đấu tranh
chính trị và tinh thần hi sinh thà chết chứ không chịu khuất phục của ông đã
gây được một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với các nhà văn đời sau” [55; tr.
119]. Bởi lẽ, họ tìm thấy ở Khuất Nguyên tư tưởng lớn, nhân cách lớn và xem
Khuất Nguyên như người bạn tri kỷ với n
hững mối đồng cảm sâu xa. Đó là
Giả Nghị, là Tư Mã Thiên. Dường như tinh thần vĩ đại của Khuất Nguyên đã
truyền cho họ một sức mạnh lớn lao dám đứng lên đấu tranh chính trị, vạch
trần và phê phán nền chính trị đen tối hoặc có khi quên thân mình hi sinh vì lý
tưởng tốt đẹp. Không chỉ ảnh hưởng về nội dung mà phương pháp biểu hiện
nghệ thuật của ông cũng có ảnh hưởng rất lớn. Để chứng m
inh cho ý kiến trên
các tác giả đã dẫn một đoạn trích ở thiên Biện tao trong “Văn tâm điêu long”
của Lưu Hiệp.
“Khi ông diễn tả nỗi oan ức của mình thì làm cho độc giả vô cùng xúc
động, khi ông phô bày nỗi đau khổ biệt li thì làm cho người đọc cùng xót
thưong sâu sắc, khi nói đến núi sông thì chỉ nghe âm thanh mà tưởng tượng
thấy cảnh núi cao, sông sâu, khi nói đến bốn mùa thì xem văn như thấy thời
tiết đổi thay. Về sau, Mai Thặng, Giả Nghị (n
hững nhà từ phú có tiếng đời
Hán) phỏng theo phong cách đó, cho nên tác phẩm mới hay. Tư Mã Tương
Như, Dương Hùng (cũng là những nhà từ phú nổi tiếng đời Hán) theo cái tinh
thần của ông nên văn chương mới kì diệu. Chiếc áo lông của ông bao trùm
lên các nhà làm từ không phải chỉ có một thời đại. Những nhà văn hậu thế có
tài đều hấp thu tư tưởng trong tác phẩm của ông, còn những nhà văn tầm
thường cũng nhặt nhạnh được lời văn đẹp đẽ.” [55, tr. 120]
Tương tự, trong cuốn “Văn học sử Trung Quốc”, một nhóm tác giả khác
như Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh cũng đưa những ý kiến của mình khi
xét về địa vị ảnh hưỏng của Khuất Nguyên. Qua đó, các tác giả cũng đã khái
quát được phần nào tầm
quan trọng của Khuất Nguyên trên thi đàn văn học.
Nói như các nhà nghiên cứu : nếu xét về địa vị của Khuất Nguyên trong xã
hội thời bấy giờ ông là một nhà chính trị chứ không phải là một “thi nhân”
theo ý nghĩa thông thường. Nhưng những tác phẩm ông để lại cho đời đã
được mọi người đánh giá rất cao và ông thực sự là “một thi nhân vĩ đại trong
lịch sử văn học Trung Quốc”. Khuất Nguyên là một người có nhân cách cao
thượng, luôn hết lòng vì nước, vì dân. Với tư tưởng ấy mà mãi cho đến ngày
nay ông vẫn được đánh giá rất cao với tư cách là một người yêu nước kiên
định, trung thành với lý tưởng nhân sinh. Vì theo đuổi lý tưởng mà ông sẵn
sàng đối kháng với tập đoàn thống trị cho nên ông thà chết chứ không chịu
khuất phục. “Ông là một người tuẫn nạn cho lý tưởng, cho nên người hậu thế
nhận được từ ông một sự xúc động và kêu gọi cực kỳ to lớn. Phương thức lập
thân xử thế của ông cũng được những văn nhân đời sau x
em là một tấm
gương để bắt chước” [24; tr. 223]
Ở đây, các tác giả cũng xét về sự ảnh hưởng ở mặt nghệ thuật. Với lời
văn phóng túng, tác phẩm của Khuất Nguyên đã phơi bày được một tình cảm
mạnh mẽ, mở ra một
phong cách thi ca giàu sinh khí, có tính truyền cảm lớn.
Cũng bởi thế mà “những thi nhân đời sau có cá tính và xúc cảm mạnh mẽ như
Lý Bạch, Lý Hạ v.v…đều nhận được sự gợi mở ở Khuất Nguyên” [24; tr. 224].
Để đúc kết cho điều này, các tác giả cũng viết “đại để có thể, những hệ phái
chú trọng sự hoa mỹ và văn vẻ trong văn học cổ của nước Trung Quốc, truy
cho cùng đều bắt nguồn từ Khuất Nguyên” [24; tr224]
Còn ở Việt Nam, giới nghiên cứu cũng dành cho ông những tình cảm
chân thành, sâu sắc. Dù chưa nhiều nhưng chúng ta có thể tìm hiểu qua những
bài viết ấy để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của Khuất Nguyên đối với nền văn
học cổ Việt Nam. Nhưng trước khi tìm hiểu những bài viết của các tác giả
Việt Nam
, chúng ta có thể khảo sát qua một bài viết “Văn học Việt Nam từ
thời trung cổ đến hiện đại, thế kỉ X->XI
X” của nhà Việt Nam học người Nga
N.I Niculin, do nhà xuất bản khoa học ban biên tập văn học Phương Đông
xuất bản năm 1977 của nhóm tác giả trường ĐHSP-TPHCM, phòng khoa học
công nghệ và sau đại học biên soạn, dịch. Ở đây, Niculin có nhắc đến khía
cạnh của việc “làm sáng tỏ ít nhiều sự phức tạp của quá trình cảm thụ nền
văn hoá Trung Quốc ở Việt N
am thời đó” [74; tr. 28]. Trong bài viết này, tác
giả có đề cập đến di cảo văn học Việt Nam sớm nhất mà khoa học biết được,
có thể xem đó là một bài thơ do Ngô Chân Lưu viết cách đây gần một ngàn
năm, vào thời của vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành). Trong tình thế nước nhà bị
bọn xâm lăng ở phương Bắc uy hiếp, theo lệnh của Lê Hoàn, Ngô Chân Lưu
đã viết một bài thơ để trình sứ thần nhà Tống. Và hình thức thơ được nhà thơ
chọn là “từ khúc” ra đời ở nước Sở phía Nam của Trung Quốc để viết lên
những vần thơ khảng khái mà dường như “có một cái gì đó thân thuộc với
những hình ảnh to lớn, bao la của Khuất Nguyên văng vẳng trong những
dòng thơ của Ngô Chân Lưu”. [74, tr. 28]
Tuy không trực tiếp nói đến sự ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào
nhưng t
hấp thoáng đâu đó trong từng lời văn là sự tiếp thu và sự tác động của
những tinh hoa văn hoá Trung Quốc đến chúng ta từ thời xa xưa.
Có lẽ, Dương Quảng Hàm - tác giả cuốn “Văn học Việt Nam sử yếu”
[23] đã dành trọn thiên thứ nhất để viết về “ảnh hưởng của văn chương Tàu”
từ “tính cách phổ thông của văn chương Tàu và văn chương Việt N
am” đến
“các văn sĩ và thi sĩ Tàu có ảnh hưởng lớn nhất đến văn chương Việt Nam”.
Một số văn sĩ, thi sĩ được Dương Quảng Hàm nhắc đến trong đó có Khuất
Nguyên. Bởi lẽ, những gì mà Khuất Nguyên để lại thật đáng để chúng ta phải
suy ngẫm. Từ cuộc đời đến tư tưởng, tính tình được tác giả viết rất ngắn
nhưng nổi bật lên trê
n hết là một số phận chìm nổi, có tài nhưng không được
trọng, có đức mà không được dùng; phẫn uất, bất đắc chí, chán chường khi
nhìn Tổ Quốc bị xâ
m chiếm, cuối cùng ông đành chọn cái chết để giữ tròn khí
tiết. Chính vì “ông là người tư tưởng cao thượng, tính tình thanh khiết, trí
tưởng tượng phong phú, yêu cảnh vật đẹp đẽ của tạo hoá, nhưng cũng thiết
tha đến nỗi đau khổ của người đời” [23; tr. 199] mà ông luôn được các thi
nhân, không chỉ của Trung Quốc mà cả Việt Nam, xem là người bạn tri âm,
tri kỷ của mình.
Sau này, một số bài viết cũng tiếp tục đề cập đến những ảnh hưởng t
o
lớn của Khuất Nguyên đến các thi nhân Việt Nam. Thực sự, những bài viết
này cũng chỉ là những nét chấm phá chứ chưa đầy đủ, chi tiết. Một số bài
cũng chỉ điểm qua chẳng hạn trong “Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen
mà lạ” [51], Nguyễn Khắc Phi đã kết lại phần Khuất Nguyên - Li
tao bằng
một đoạn văn ngắn, trong đó ông có nói “ảnh hưởng của Khuất Nguyên đối
với đời sau không phải chỉ bằng thơ, mà còn bằng cả nhân cách đạo lý làm
người” [51; tr. 64]. Và điều này được tác giả nói rõ hơn trong cuốn “Văn học
Trung Quốc, tập 1” [50], được viết chung với Trương Chính. Ở đây, người
viết đã kể tên những thi nhân Việt Nam ảnh hưởng từ thơ ca và con người
Khuất Nguyên đó là
“Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát, mỗi người một hoàn cảnh nhưng người nào cũng có nỗi oan ức cần
phải bộc bạch đều có thơ vịnh Khuất Nguyên. Nhiều nhất là Nguyễn Du. Khi
đi sứ Trung Quốc, qua vùng Giang Nam, ông đã làm cả thảy bảy bài thơ về
Khuất Nguyên. Cảm hứng dồi dào như thế là vì ông cũng gặp cảnh ngộ tương
tự như Kh
uất Nguyên, bị bọn nịnh thần chèn ép” [50; tr. 65]
Trong cuốn “Đại cương văn hoá Phương Đông” [63], GS Lương Duy
Thứ cùng một số nhà nghiên cứu khác cũng dành những tình cảm ưu ái của
mình khi viết về nhân cách lỗi lạc của văn hoá Trung Hoa, trong đó có nhà
thơ Khuất Nguyên. Ở đây, các tác giả có nhắc đến Nguyễn Trãi - nhà thơ, nhà
chính trị lỗi lạc của Việt Nam, với cách nhìn nhận có sự giống nhau “Cửu
chương gồm chín bài trữ tình nội tâm, trong đó đáng chú ý hơn cả là bài
“Quất tụng” (ca ngợi cây quýt Phương Nam). Nhà thơ đã ngợi ca phẩm chất
ngay thẳng kiên trinh bốn mùa tươi tốt của cây quýt. Ông nói đến chùm rễ
cắm sâu vào đất Phương Nam khiến ta nghĩ đến cây tùng lá xanh suốt mùa
đông giá rét vì “cội rễ bền, dời chẳng động” trong thơ Nguyễn Trãi” [63; tr.
97,98]
Bên cạnh những nhà nghiên cứu tìm hiểu về Khuất Nguyên như chúng
tôi đã nêu ở trên thì GS Trần Xuân Đề là
người đã đặt vấn đề nghiên cứu
Khuất Nguyên trong mối tương quan so sánh với các nhà thơ Việt Nam dưới
góc độ ảnh hưởng về mặt nhân cách cao đẹp, đó là: tư tưởng yêu nước, lòng
kiên trì lý tưởng trong đấu tranh chính trị, tinh thần hi sinh thà chết chứ không
chịu khuất phục của Khuất Nguyên cũng như việc sử dụng hình thức nghệ
thuật dân ca, sáng tạo một thể tà
i mới - thể tao - cũng gây được tiếng vang lớn
và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sau.
“Khuất Nguyên - nhà thơ yêu nước” [14] được GS Trần Xuân Đề viết
cách đây 35 năm nhưng cũng gợi cho chúng tôi những suy nghĩ và những
định hướng để tiếp tục những gì mà người viết gợi ra. Nhắc đến Khuất
Nguyên hay làm thơ vịnh Khuất Nguyên, thực ra các nhà thơ Việt Nam muốn
bày tỏ “…tấm lòng của mình về cuộc đời đầy bất hạnh của K
huất Nguyên, hết
lời ca ngợi tiết tháo và tài năng văn chương lỗi lạc của ông, và cũng là những
lời “lòng tự bảo lòng” gửi gắm bao niềm tâm sự riêng tây như Nguyễn Du,
Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu,…” [14; tr. 165], bởi lẽ họ tìm thấy ở
Khuất Nguyên mối đồng cảm sâu xa. Tiết tháo, tài năng của Khuất Nguyên
mãi toả những ánh hào quang, soi sáng mọi nẻo đường để chúng ta tiếp bước.
3. Phạm vi nghiên cứu
Văn học Trung Đại Việt Nam
được tính từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.
Đây là giai đoạn văn học kéo dài nhất trong nền văn học nước nhà. Cho nên
để nghiên cứu đề tài “Khuất Nguyên - con người và thơ ca trong văn học
Trung Đại Việt Nam” người viết cũng chỉ chọn lọc trong giai đoạn này những
tác giả có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Khuất Nguyên, có thể là bi
kịch số phận, nội dung sáng tác hay phương thức nghệ thuật. Tài liệu được
người viết tham
khảo là toàn bộ phần văn học Trung Đại Việt Nam
Có thể nói đây là một đề tài tương đối rộng, không thể bao quát hết cả
giai đoạn văn học thời kì Trung đại với một khối lượng tác giả, tác phẩm đồ
sộ như vậy. Cho nên, người v
iết chỉ khảo sát khoảng mười lăm tác giả có
nhắc đến nhà thơ yêu nước vĩ đại - Khuất Nguyên. Đó là những tác giả: Mạc
Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Ức, Trần Nguyên Đán, Vũ Thế
Trung, Phạm Nhữ Dực, Nguyễn Phi Khanh, Lê Thánh Tông, Phạm Qu
ý
Thích, Ngô Nhân Tĩnh, Phan Huy Chú, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,
Miên Thẩm…Tuy nhiên, theo chiều dài lịch sử văn học chắc chắn không thể
bỏ qua những nhà thơ lớn của Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc và bày tỏ
tình cảm tri âm của mình. Để bài viết có hướng nghiên cứu sâu hơn người viết
tiếp tục chia nhỏ và chọn hai tác gia tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du để
tìm
hiểu thái độ ứng xử hay quan điểm chính trị, phần nào hiểu sâu hơn về
tấm lòng và nhân cách của họ dành cho bậc vĩ nhân này. Với đề tài này,
chúng tôi muốn tìm cho mình một con đường mới để đi dù chưa thực bằng
phẳng và còn nhiều chông gai, hi vọng bên trong con đường ấy sẽ có nhiều
điều mới lạ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi nhà nghiên cứu khi muốn nghiên cứu một vấn đề gì không thể bỏ
qua phương pháp. Nó dẫn đường chỉ lối để chúng t
a đi đúng hướng và khai
thác mọi vấn đề mà đề tài muốn nói đến. Do đó, trong quá trình thực hiện đề
tài người viết đã lựa chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân loại, thống kê: Chọn phương pháp này là cách để
chúng tôi dễ dàng phân loại, chọn ra những nhà thơ chịu ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến Khuất Nguyên.
Phương pháp lịch sử, xã hội: Đây cũng là một phương pháp rất cần thiết.
Bởi lẽ, mỗi thời đại đi qua đều để lại những dấu ấn khó phai, mà mỗi tác giả,
tác phẩm đều có mối quan hệ gắn bó với hoàn cảnh xã hội thời đó. Hơn nữa
việc tiếp nhận của người đọc ở mỗi thời đại cũng không hoàn toàn giống
nhau. Do đó, hiểu rõ từng thời kì lịch sử sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn
diện, hệ thống về con người và thời đại của tác giả được nghi
ên cứu từ đó đưa
ra những nhận xét đánh giá công bằng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để các luận điểm được triển khai đầy
đủ và giúp người đọc hiểu rõ hơn, kĩ hơn thì
phương pháp này sẽ hổ trợ đắc
lực cho người viết.
Phương pháp so sánh văn học: Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Thế
nhưng đây là phương pháp chính được người viết sử dụng trong quá trình
thực hiện luận văn. Bởi nó giúp người viết đặt các vấn đề hay các mối quan
hệ trong sự tương quan lẫn nhau.
5. Đóng góp của luận văn
Mở một con đường mới để đi và tìm
xem trên con đường ấy có gì mới
mẻ quả là gian nan. Có đi chúng ta mới thấy và thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất
vả của những người mở đường. Dù vậy, chúng tôi muốn làm một người mở
đường để được khám phá những cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm v
à học
hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Cho nên trong quá trình thực hiện luận văn con
đường đi ấy dù đầy chông gai nhưng không kém phần thú vị. Nhưng dù sao
người viết cũng học hỏi được nhiều điều và mong muốn chia sẻ những điều
mình biết đến mọi người.
Nghiên cứu một nhà thơ xuất hiện đầu t
iên trong nền văn học Trung
Quốc cổ đại - Khuất Nguyên, người viết cũng thật lo lắng vì tài liệu ít. Không
những thế đề tài nghiên cứu lại quá rộng, đem nhà thơ của một nước rút ra
những ảnh hưởng và tác động của nhà thơ đó đến các nhà thơ Việt Nam giai
đoạn Trung Đại. Thế nhưng, qua đề tài này phần nào cũng giúp cho bạn đọc
có cái nhìn đầy đủ con người và thơ ca của Khuất Nguyên cũng như những
ảnh hưởng của Khuất Nguyên đối với các nhà thơ Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được sắp xếp
thành ba chương:
Chương 1. Tấn bi kịch của một đời người
1.1 Từ hưng thịnh đến suy vong - bước ngoặc của nước Sở thời
Khuất Nguyên.
1.2 Thời đại “Trăm
nhà đua tiếng”
1.3 Khuất Nguyên - nhà thơ đầu tiên của nền văn học Trung Quốc.
1.3.1. Con người
1.3.2. Sở từ và các tác phẩm của Khuất Nguyên.
Chương 2. Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong văn học Trung
đại Việt Nam
2.1 Khuất Nguyên trong cái nhìn của các nhà thơ Trung đại Việt
Nam.
2.1.1 Lòng yêu nước sâu sắc.
2.1.2 Đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp.
2.1.3 Ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức.
2.2 Thơ ca của Khuất Nguyên trong văn học Trung Đại Việt Nam.
2.1.1 Hình ảnh.
2.2.2 Điển cố.
2.2.3 Ý thơ.
Chương 3. Khuất Nguyên trong thơ ca của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.
3.1 Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong thơ Nguyễn Trãi.
3.1.1 Bước thăng t
rầm của cuộc đời Nguyễn Trãi.
3.1.2 Quan điểm xử thế của Khuất Nguyên và Nguyễn Trãi.
3.2 Hình ảnh và thơ ca của Khuất Nguyên trong thơ ca Nguyễn Du.
3.2.1 Cuộc đời của con người “tài hoa bạc mệnh”.
3.2.2 Thái độ ứng xử của Khuất Nguyên và Nguyễn Du.
Chương 1
:
TẤN BI KỊCH CỦA MỘT ĐỜI NGƯỜI
1.1. Từ hưng thịnh đến suy vong - bước ngoặc của nước Sở thời
Khuất Nguyên
Trước khi Tần thống nhất Trung Quốc, Sở cũng là nước hùng mạnh
trong thất hùng
thời Chiến Quốc. Vốn là một bộ tộc lâu đời ở vùng Đan
Dương (nay là miền Tây tỉnh Hồ Bắc) khi Chu Thành Vương phong cho
Hùng Dịch ở đất Sở thì vương triều nhà Chu phần nào thừa nhận trên thực tế
người Sở đã khống chế cả vùng Trường Giang và Hán Thuỷ. Nói như vậy,
nhưng không phải tự nhiên Sở lại được nhà Chu nể trọng một cách vô cớ,
chúng ta có thể lật lại những trang sử hào hùng của Sở.
Vào thế kỷ XIV trước công nguyên, đời Ân, Sở đã giữ vai trò quan trọng
trên vũ đài lịch sử. Nhà Ân đã bao lần phái binh chinh phục Sở nhưng đều
thất bại trước tinh thần quật cường của Sở. Từ đó, lưu vực Trường Giang và
Hán Thuỷ là nơi định cư của Sở.
Đến thế kỷ XI trước công nguyên, Sở liên m
inh với các bộ tộc ở lưu vực
Hoàng Hà chống lại thiên triều nhà Chu hòng chiếm địa vị độc tôn. Có lẽ,
chính thái độ đó m
à sau này Sở Trang Vương từng có ý “dòm ngó chín cái
đỉnh của nhà Chu”. Nhà Chu bao lần đem quân chống trả, nhưng đều bị Sở
nổi lên đánh bại, chỉ đến khi Chu Công đông chinh mới dẹp yên.
Từ đó, nước Sở dần mở rộng, vua nước Sở là Hùng Cừ chia đất đai ch
o
con cháu trước sau vẫn giữ thái độ xem thường nhà Chu.Vào khoảng giữa thế
kỉ VIII trước công nguyên, Hùng Thông dựa vào thế lực ngày càng lớn mạnh
của mình yêu cầu nhà Chu phong vương nhưng không được chấp nhận. Hùng
Thông tự xưng Sở Vũ Vương, con trai là Văn Vương dời đô đến Sính (thuộc
huyện Giang Lăng tỉnh Hồ Bắc ngày nay) xây dựng nước. Những nước nhỏ ở
lưu vực sô
ng Hoài dần dần bị Sở thôn tính. Từ đó, Sở trở thành một nước lớn
ở phía Nam với đất đai rộng nhất, nhân khẩu đông nhất.
Thế nhưng, bờ cõi nước Sở đâu chỉ dừng lại ở đó, cuối thế kỷ thứ VII
đến đầu thế kỷ VI trước công nguyên, Sở Trang Vương tiếp tục thôn tính
thêm nhiều nước nữa, mở rộng lãnh t
hổ trên ba ngàn dặm. Có thể nói, lúc này
ở phương Nam ngôi bá chủ của vùng Trung Nguyên thực sự thuộc về Sở.
Không những dân số phát triển, bờ cõi mở rộng, Sở còn có một nền kinh
tế hết sức phồn vinh. Sở dĩ, có được như vậy là do điều kiện kinh tế ở phía
Nam có nhiều tính ưu việt hơn phía Bắc. Bên cạnh nguồn thực phẩm dồi dào
thì ngành công nghiệp của Sở cũng đặc biệt được chú trọng. Theo sử sách ghi
lại thì Sở là một trong những nước sử dụng đồ sắt sớm n
hất. Không chỉ có sắt
mà cuối thời Xuân Thu, Sở còn mở mang công nghiệp luyện thép với quy mô
lớn. Có thể nói, nguyên liệu công nghiệp, nông nghiệp của Sở khá dồi dào.
Nước Sở nằm ở phương Nam, do có sự cách biệt về địa lý nên nền văn
hoá Sở cũng có những nét khá riêng. Trong quá trình phát triển, văn hoá Sở
không ngừng có sự gi
ao lưu và tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá Trung
Nguyên. Nét nổi bật nhất của nền văn hoá Sở là tục lên đồng (vu thuật).
Người lên đồng hay còn gọi là vu nhân có nhiệm vụ nối kết giữa người và
thần hay giữa thần và người. Khi tế lễ những vu nhân này thường đứng trên
đài cao ca hát, nhảy múa để tiếp đón, tiễn đưa thần, cầu thần phù hộ, trừ họa
giáng phúc cho con người. Những bài ca tế lễ này chính là những bài “cửu
ca” đầu tiên của nước Sở để rồi sau này được Khuất Nguyên dựa vào đấy m
à
chỉnh lý, tu sửa thành những bài thơ ưu tú chiếm địa vị quan trọng trong Sở
từ. Dân ca Sở phát triển trên cơ sở đó.
Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp như
núi Côn Lôn, hồ Động Đình, đầm V
ân Mộng. Một nhà thơ Trung Quốc đã
từng nhận xét về miền đất này như sau: “khí hậu ấm áp, cây cỏ xanh tươi,
phong cảnh tốt đẹp, sản vật phong phú. Núi lởm chởm, hết n
gọn này đến ngọn
khác, mây trắng phủ quanh năm, sông rạch quanh năm uốn khúc, như luyến
tiếc cành xanh hoa thắm mà không nỡ rời” [30; tr. 23,24]. Lịch sử cũng để lại
nơi đây nhiều di tích thần kỳ. Đó chính là nguồn đề tài vô tận của bao nhà thơ,
nhà văn mỗi khi đi ngang qua vùng đất này.
Nước Sở dù đất rộng, người đông, được thiên nhi
ên ưu đãi nhưng nếu
không có những cải cách chính trị , không tiến cử người tài thì có lẽ cũng bị
tiêu diệt từ lâu. Chính vì vậy, khi Sở Điếu Vương lên ngôi đã dùng Ngô Khởi
- học trò của Tăng Tử, một nhà quân sự có tài, theo học phái nho gia. Nhờ
thực hiện những cải cách của Ngô Khởi mà Sở ngày càng hùng mạnh.
Có thể nói, mục tiêu đấu tranh cuối cùng của các nước thời bấy giờ là
thống nhất Trung Quốc. Tần, Tề, Sở là
những nước có khả năng đảm nhận
nhiệm vụ đó vì họ khá mạnh, đất đai rộng mà tài nguyên lại nhiều.
Diện tích của Sở gần bằng lãnh thổ của sáu nước Tần, Hàn, Triệu, Nguỵ,
Yên, Tề cộng lại. Sở lại có đội kị binh hùng mạnh không nước nào sánh kịp.
lại nhờ biết thực hiện những cải cách chính trị đúng đắn của Ngô Khởi nên Sở
có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ thống nhất
Trung Quốc. Nhưng đáng
tiếc thay, Sở đã để cơ hội hiếm có vuột khỏi tay mình. Đáng lẽ, Sở phải liên
Tề chống Tần, ủng hộ chính sách hợp tung phản đối chính sách liên hoành,
nhưng vua Sở lại cả tin vào những lời dụ dỗ của bọn t
huyết khách (Trương
Nghi), phá vỡ kế hợp tung. Bao lần Sở phải lao đao chống cự với các nước
Tần, Hàn, Ngụy….
Khuất nguyên - một vị quan thanh liêm hết lòng vì nước vì dân cũng bao
phen lận đận. Mọi chủ trương của ông đều bị bọn quan lại ghen ghét, gièm
pha. Đứng trước tình hình Sở ngày một yếu, Tần ngày một mạnh, mấy lần bị
Tần lừa, Sở bị hại người, mất của nhưng vua Sở vẫn không tỉnh ngộ để rồi Sở
Hoài Vương phải ném thây bên xứ người. Sở Tương Vương lên ngôi nhưng
tình hình đất nước vẫn không biến chuyển, trước sau vẫn giữ thái độ khuất
thân hàng Tần, nghe lời súc xiểm của kẻ xấu m
à hại các trọng thần. Nền chính
trị ngày một rối ren. Cảnh đất nước bị diệt vong hiện ra trước mắt. Và điều
không ai mong muốn ấy đã đến, mùa xuân năm 278 trước công nguyên tướng
Tần là Bạch Khởi đem quân đánh chiếm Sính đô, đốt phá lăng tẩm của Sở.
Năm mươi lăm năm sau (223 tr..CN), nước Sở bị Tần tiêu diệt, kết thúc
thời kì xưng hùng xưng bá ở phương Nam.
1.2. Thời đại “Trăm nh
à đua tiếng”
Cuộc đời hoạt động của Khuất Nguyên nằm trọn trong thời Chiến Quốc
( 403 - 221 trước CN). Có thể nói, thời kì này Trung Quốc như ánh hào quang
với biết bao ngôi sao lạ chiếu sáng cả bầu trời. Theo GS Trần Xuân Đề thì đó
là “thời kì của những biến động lớn của xã hội Trung Hoa, của phong trào
“trăm nhà đua tiếng”, thời kì nở rộ những bông hoa đẹp của nền văn học cổ
điển Trung Quốc ” [14; tr. 12]. Nguyễn Hiến Lê thì cho rằng “thời Chiến
Quốc là hoàng kim thời đại của triết học, ngôn luận được hoàn toàn tự do, tất
cả các thời sau, cho tới thời nay không thời nào bằng, và được gọi là thời
“bách gi
a tranh minh” (trăm nhà đua tiếng) [30; tr. 104]. Còn Hà Thúc Minh
thì bảo thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc là “bình minh của xã hội Trung Quốc”
[40; tr. 9]. Quả vậy, lịch sử văn minh của thời kì vàng son ấy mãi lưu danh
hậu thế và sự ảnh hưởng của nó đối với chúng ta đến ngày hôm nay vẫn còn
sâu đậm.
Hãy trở lại những ngày đầu trước khi xuất hiện “những bông hoa đẹp
của nền văn học cổ điển Trung Quốc” để chúng ta có thể cảm nhận đầy đủ
hơn những bước thăng trầm của thời đại. Trước khi nhà Chu hình thành, lịch
sử Trung Quốc đã trải qua các đời vua gần nhất là Hạ, Thương (Ân). Hình
như thời nào cũng vậy, những năm đầu dựng nước thì vua sáng tôi hiền luôn
chăm lo đời sống nhân dân, xây dựng một đất nước giàu mạnh, nhưng càng về
sau vua quan ăn chơi sa đoạ, chỉ biết hưởng lạc chứ ít ngó ngàn đến nhân dân,
đất nước. Chính vì t
hế mà triều đại của họ chỉ tồn tại đến mấy trăm năm rồi
suy tàn, đổ nát. Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Ân Thương là những ông vua
như vậy. Khi nhà Chu lên nắm chính quyền tình hình cũng chẳng mấy sáng
sủa, trong những năm đầu giai cấp thống trị hô hào tiết kiệm, cấm chỉ giới quí
tộc ăn chơi xa xỉ. Thời gian này các sử gi
a gọi là thời hưng thịnh của Thành
Vương và Khang Vương. Nhưng vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc tình hình
xã hội khác trước rất nhiều. Chế độ chiếm hữu ruộng đất đã thay đổi. Ruộng
đất được phép tự do mua bán đưa đến sự thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất
và quan hệ sản xuất. Giai cấp địa chủ xuất hiện và chi phối các mặt c
hính trị,
kinh tế văn hoá của mỗi nước. Những người nông nô từng bị ràng buộc trên
mảnh đất quê hương, bây giờ trở thành nông dân hoặc dân thành thị tự do. Sự
phản kháng của nô lệ và bình dân chống bọn quí tộc chủ nô lan rộng và gay
gắt. Quyền thống trị thiêng liêng bất khả xâm phạm của thiên triều nhà Chu bị
lung lay, không đủ sức khống chế chư hầu. [14;tr. 15]
Khi nhà Chu còn thịnh thì trật tự được phân minh nhưng khi nhà Chu đã
suy phải dời đô về phía Đông thì mệnh lệnh của thiên tử không ai nghe. Một
khi vai trò của nhà Chu không còn tác dụng thì sự tranh giành quyền bính thế
lực của các chư hầu vì thế mà cũng tăng theo. Nước mạnh thôn tính nước yếu,
nước lớn chiếm nước nhỏ. Cuộc binh đao vì thế mà chẳng lúc nào dứt được.
Tình trạng chia cắt vụn vặt bớt đi. Thời Tây Chu có tám
trăm đến một ngàn
chư hầu nhưng bây giờ rút xuống còn một trăm nước. Thời đại này sử Trung
Quốc gọi là thời Xuân Thu.
Trước sự loạn lạc rối ren, đạo đế vương mờ tối, người đời đắm say vào
con đường danh lợi chẳng mấy ai thiết nghĩ đến nhân nghĩa. Nhưng cũng vì
thế cục biến loạn, dân tình khổ sở, người trong nước mới lo tìm
cách sửa đổi
để cứu vớt thiên hạ, vậy nên các học thuyết mới ra đời và hưng thịnh. Hai nhà
tư tưởng lớn của thời Xuân Th
u là Khổng Tử và Mặc Tử.
Khổng Tử ra đời và lúc chế độ nô lệ tan rã. Nội dung học thuyết chính trị
của Khổng Tử là “Nhân” và “Lễ”. Học thuyết “Nhân”, cốt lõi của tư tưởng
Khổng Tử, chủ yếu đề cập đến quan hệ giữa người và người. Khổng Tử quan
niệm mối quan hệ đó phải dựa trên cở sở của tình thương. Vậy “Nhân” có
nghĩa là thương người, yêu người. Nhân là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”,
hay “phù nhân giả, kỉ dục lập nhi lập nhân, kỉ dục đạt nhi đạt nhân”.
Thực chất quan điểm chính trị này của Khổng Tử là muốn cải thiện và
duy trì mối quan hệ “quân quân, thần t
hần, phụ phụ, tử tử” (vua phải giữ đạo
vua, tôi phải giữ đạo tôi, cha phải giữ đạo cha, con phải giữ đạo con). Có như
vậy mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Cuộc đời của Khổng Tử cũng lắm gian nan, bôn ba nay đây mai đó gần
mười bốn năm. Lúc ngài trở về quê thì đã 68 tuổi. Thời gian ở quê Ngài dạy
học, san định lại sách vở đời trước, l
àm sách Xuân Thu để bày tỏ cái đạo của
mình về đường chính trị. Sau khi Khổng Tử mất những người học trò tiếp tục
sự nghiệp của ông. Họ chia thành nhiều phái đi chu du khắp thiên hạ, truyền
bá học thuyết của ông.
Nho, Mặc hai học phái được sản sinh vào cuối thời Xuân Thu, nhưng vì
lập trường giai cấp khác nhau nên quan điểm
chính trị cũng khác nhau. Khổng
Tử đại biểu cho lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến đang lớn lên thì Mặc
Tử đại biểu cho lợi ích của dân tự do, lên tiếng bênh vực cho những người sản
xuất nhỏ, thợ thủ công, phản đối sự chuyên chính của giai cấp quí tộc. Ông
quan tâm nhiều đến hạnh phúc của con người nhất là những con người ở dưới
đáy xã hội. Theo ông điều dẫn đến những cảnh áp bức, lừa đảo, cướp bóc
chẳng qua do con người không biết yêu thương nhau mà ra. Do đó mà học
thuyết “Kiêm ái” (
mọi người thương yêu nhau, yêu mình như yêu người) của
ông ra đời.
Mặc Tử đề cao tính chủ động trong tình thương. Theo ông tình thương ở
đây phải là thứ tình thương không phân biệt thứ bậc, thân sơ khác với tình
thương mà Khổng Tử chủ trương đề xướng có phân biệt của chế độ đẳng cấp.
Luôn chú ý đến lợi ích cụ thể nên Mặc Tử kêu gọi tiết kiệm, bài xích sự
lãng phí
phô trương lòe loẹt về Lễ nhạc, phê phán thuyết thiên mệnh của đạo
Nho. Theo ông mỗi người phải tự mình nổ lực lao động chứ không khoanh
tay ngồi chờ, “người nào dựa vào sức mình thì sống, người nào không dựa
vào sức mình thì không sống – Phi nhạc” [40; tr. 33 ].
Xuất phát từ Kiêm ái nên Mặc Tử kịch liệt phản đối chiến tranh (phi
công ) nhưng ông không phản đối các cuộc chiến tranh chính nghĩa để bảo vệ
nền độc lập của nước nhà.
Mặc Tử cũng còn có một học thuyết nữa cũng đáng quan tâm mà chúng
ta ngày nay cần học hỏi. Đó là thuyết “thượng hiền” có nghĩa là cử người tài
giỏi ra giúp nước. Ông phê phán chế độ cha truyền con nối vì
theo ông làm gì
trong xã hội có loại người suốt đời làm quan, còn lại là loại người suốt đời chỉ
biết cúi đầu làm dân đen. Quả vậy, những người thực sự tà
i giỏi hãy để họ
đứng ra giúp nước, giúp đời, đừng gièm pha vùi dập họ và chỉ có lao động
chân chính mới con người đứng vững trong cuộc đời.
Hai học thuyết Khổng Mặc dù có phần trái ngược nhau nhưng nó đã trở
thành Hiển học của thời Chiến Quốc, người ta quen gọi là Hiển học Khổng
Mặc hay như Hàn Phi Tử cũng đã nói: “ Hiển học đời này là Nho và Mặc”
Thời Xuân Thu xã hội có nhiều thay đổi nhưng những biến đổi lớn lao và
gay gắt thực sự lại bùng phát vào thời Chiến Quốc. Nếu như thời Xuân Thu
những vị bá vẫn còn mượn danh thiên tử nhà Chu để tập hợp chư hầu hoặc sai
khiến các nước khác thì đến thời Chiến Quốc các ông vua đều xưng vương,
nhất là ở những nước mạnh. Họ chẳng thèm
mượn danh nghĩa nhà Chu mà
hình như họ cũng quên hẳn nhà Chu. Chiến tranh trong thời ấy càng kịch liệt
hơn trước và sự loạn ly cũng đã lên đến đỉnh điểm.
Thời thế mỗi lúc một cấp bách, các vua chư hầu muốn tồn tại thì phải
dùng người tài giỏi về chính trị, ngoại giao, kinh tế…. Vì vậy họ ra sức chiêu
hiền đãi sĩ, như nhận xét của một nhà nghiên cứu “tiếng kêu bất tuyệt trong
thời Chiến Quốc là phải biết dùng nguời” [5; tr. 33]. Không phải ngẫu nhiên
mà trong t
hời này kẻ sĩ xuất hiện khá nhiều. Họ xuất thân trong nhiều hoàn
cảnh khác nhau có thể trong gia đình đại quý tộc sa sút, có thể là tầng lớp bình
dân nhưng nhìn chung họ là những người thông minh, có tri thức văn hoá, có
kinh nghiệm đấu tranh chính trị và đặc biệt là có tài thuyết khách. Họ đi du
thuyết hết nước này
đến nước khác. Để được vua trọng dụng họ phải xoay
quanh những vấn đề thiết thực trước mắt như phát biểu những kiến giải chính
trị của mình, làm thế nào để xây dựng chế độ chính trị và luật pháp phù hợp
với yêu mới của xã hội, tìm cách thống nhất Trung Quốc, chấm dứt tình trạng
cát cứ, tổng kết kinh nghiệm sản xuất. Họ còn hăng hái viết sách, phát biểu
chính kiến, tuyên truyền quan điểm v
à chủ trương những đường lối chính trị
của mình. Chiến Quốc là thời chia năm xẻ bảy, nhà văn ít bị ràng buộc bởi
những tư tưởng và hình thức nghệ thuật truyền thống, nên họ mạnh dạn biện
bác, bài xích, công kích lẫn nhau. Họ tiếp thu những giá trị tinh tuý của dân
ca, truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn…, khéo vận dụng những điều hay, mới
lạ nên tác phẩm của họ thật m
uôn màu muôn vẻ, lời văn trau chuốt, lý lẽ sắc
bén. Thật không hổ thẹn là những bậc sĩ nổi tiếng thời bấy giờ.
Chính vì được nói lên suy nghĩ của mình mà các tác phẩm chứa đựng
nhiều mặt tích cực, tiến bộ, có mặt lạc hậu tiêu cực; có mặt duy tâm, có mặt
bao hàm
nhân tố duy vật. Về triết học có phái Nho gia với thuyết “nhân
chính”, Mặc gia với thuyết “kiêm ái”, Đạo gia với thuyết “vô vi”, Pháp gia
với thuyết “pháp trị”. Về quân sự có binh phá
p của Tôn Tử, Hàn Phi
Tử…Người ta gọi chung các trứ tác của họ là tản văn triết học. Những bộ tản
văn triết học nổi tiếng là Mạnh Tử, Tuân Tử, Lảo Tử, Trang Tử, Hàn Phi
Tử…
Mạnh Tử là người học trò gần gũi nhất của Khổng Tử. Ông kế thừa và
tiếp tục phát huy học thuyết “nhân nghĩa” của Khổng Tử. Cho nên tên tuổi
của ông thường đứng chung với thầy, gọi là học thuyết Khổng Mạnh. Ông
chủ trương thi hành nhân chính để bảo vệ quyền lợi của người dân. Mọi chính
sách sưu cao thuế nặng, hà khắc tàn bạo với dân đều bị ông kịch liệt phản đối.
Theo Mạnh Tử, nhà cầm quyền phải là người biết chăm lo đến đời sống nhân
dân, không được đẩy người dân rơi vào cảnh đói khổ cùng cực. Chính vì thế
mà ông cho rằng “ai thực hiện nhân chính thì người đó sẽ đư
ợc dân, ai được
dân thì người đó được thiên hạ” [40; tr. 40]. Mạnh Tử cũng đã từng tuyên bố
một câu mà nghìn đời sau chúng ta vẫn còn ghi nhớ “Dân vi quí, Xã tắc thứ
chi, Quân vi kinh”. Dĩ nhiên, khái niệm “dân” của Mạnh Tử không hẳn hoàn
toàn là dân đen, con đỏ như ngày nay chúng ta nghĩ mà “thực chất là những
người tri thức, địa chủ và thương nhân” [14; tr. 21]. Xét về mặt nào đó
thì
quan niệm về “dân” của ông cũng bao hàm những nhân tố tích cực của tư
tưởng dân chủ. Thế nhưng, chính Mạnh Tử lại tuyệt đối hoá ranh giới giữa
người lao tâm (lao động trí óc) và người lao lực (lao động chân tay). Ông nói:
“người lao tâm cai trị người khác, còn người lao lực thì bị người khác cai trị.
Người bị trị phải cung phụng cho người khác còn người cai trị thì được người
khác cung phụng. Đó là đạo lý
thông thường trong thiên hạ. Đằng Văn Công
Thượng” [40; tr. 44]. Mạnh Tử chỉ ra tính chất của lao động chính là để minh
chứng cho tính hợp lý của chế độ phong kiến.
Cùng xuất hiện với Nho gia và có ảnh hưởng lớn đến tâm thức của mỗi
người dân Trung Quốc đó chính là Đạo gia. Người sáng lập ra Đạo gia là Lão