Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.93 KB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



DƯƠNG THỊ KIM THOA


TIẾP CẬN SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ ĐỖ
BÍCH THÚY TỪ PHƯƠNG DIỆN GIÁ TRỊ VĂN HỌC – VĂN HÓA


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS. Vũ Tuấn Anh




HÀ NỘI - 2008


1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3


1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
a) Các bài nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Ngọc Tƣ có nhấn mạnh đến vấn đề văn hoá . 5
b) Các bài nghiên cứu, phê bình về Đỗ Bích Thuý có nhấn mạnh đến vấn đề văn hoá 12
3. Phạm vi nghiên cứu 15
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 15
PHẦN NỘI DUNG 17
CHƢƠNG I: TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ 17
1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và văn học 17
a. Mối quan hệ và sự chi phối giữa văn hoá và văn học trong quan niệm của giới học giả
thế giới và trong nƣớc 17
b. Sự tác động trở lại văn hoá của văn học 21
c. Văn học khai thác giá trị văn hoá – một “dòng riêng giữa nguồn chung” 23
2. Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ và Đỗ Bích Thuý từ góc độ văn hoá 30
CHƢƠNG II: TỪ HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG ĐẾN “VÙNG THẨM MỸ” CỦA VĂN
CHƢƠNG 38
2.1 Nguyễn Ngọc Tƣ - Sự phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt, tâm lý của ngƣời dân
miền Nam 38
2.1.2 Nam Bộ là vùng đất phong phú tài nguyên thiên nhiên nhƣng còn nhiều ngƣời
nghèo khổ 45
2.1.3 Đời sống hiện đại của ngƣời dân trong không gian sinh hoạt Nam Bộ 47
2.2 Đỗ Bích Thuý – Nhà văn thành công với mảng đề tài miền núi và dân tộc thiểu số 49
2.2.1 Đỗ Bích Thuý tái hiện thành công mảng không gian hiện thực miền núi phía Bắc
với những trang văn miêu tả phong cảnh giàu chất thơ 49
2.2.2 Cuộc sống, sinh hoạt của ngƣời dân miền núi đƣợc phác hoạ rõ nét 52
CHƢƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ THÂN PHẬN CON NGƢỜI VÀ THÁCH THỨC CỦA
CUỘC SỐNG ĐƢƠNG ĐẠI 56
3.1 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ đi sâu vào những vấn đề thân phận con ngƣời, nhất là
con ngƣời bé nhỏ, do vậy mà đậm chất nhân văn 56
3.1.1 Ám ảnh về sự phiêu dạt của kiếp ngƣời, về những trắc trở trong cuộc sống và nỗi

đắm đuối vì nghề của các văn nghệ sỹ 56
3.1.2 Ám ảnh về khát khao vƣơn tới hạnh phúc của con ngƣời 59
3.1.3 Con ngƣời trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ dù thế nào vẫn luôn rất chí tình,
chí nghĩa, luôn cố gắng xoá bỏ hận thù bằng lòng bao dung, nhân ái. 62
3.2 Tác phẩm của Đỗ Bích Thuý đặc biệt dụng công khai thác hình ảnh và thân phận ngƣời
phụ nữ, đặc biệt là ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số 64
3.2.1 Hình ảnh ngƣời phụ nữ suốt đời chịu thƣơng chịu khó 65
3.2.2 Hình ảnh ngƣời phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất công xã hội và thƣờng chịu nhiều
mất mát, đau khổ trong tình yêu 67
3.2.3 Hình ảnh ngƣời phụ nữ bao dung, nhân hậu, thuỷ chung 69

2
CHƢƠNG IV: NHỮNG ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN VĂN
HOÁ VÀ NGÔN NGỮ 72
4.1 Những đặc trƣng nghệ thuật trong bút pháp của Nguyễn Ngọc Tƣ 72
4.1.1 Các biểu tƣợng văn hoá 72
a. Gió 73
b. Dòng sông - Con thuyền 75
c. Cánh đồng 76
4.1.2 Tính nhịp điệu rất rõ trong văn Nguyễn Ngọc Tƣ 78
a. Sử dụng các cấu trúc lặp 78
b. Dùng các cấu trúc câu đăng đối về ý nghĩa, thanh điệu 81
c. Nhịp điệu tạo nên từ mạch cảm xúc bên trong của nhân vật 81
4.1.3 Sắc sảo trong nghệ thuật miêu tả tâm lý, đặc biệt chú ý phân tích những đoạn đóng
mở ngoặc đơn trong văn Nguyễn Ngọc Tƣ 83
a. Phân tích tâm lý nhân vật thông qua chi tiết, sự việc nào đó 83
b. Phân tích tâm lý nhân vật qua tình huống giả định nào đó 85
c. Phân tích tâm lý nhân vật qua những bổ sung trong ngoặc đơn (nét nghệ thuật đặc
biệt ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ) 86
4.1.4 Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ 87

4.2 Những đặc trƣng nghệ thuật trong bút pháp viết truyện của nhà văn Đỗ Bích Thuý 88
4.2.1 Ngôn ngữ - điểm nhìn ra chất văn hoá của ngƣời dân tộc trong tác phẩm của Đỗ
Bích Thuý 89
4.2.2 Văn viết giàu hình ảnh, nhiều đoạn nhƣ những thƣớc phim quay chậm 93
PHẦN KẾT LUẬN 95
PHỤ LỤC 96
PHỤ LỤC I : CẤU TRÖC LẶP TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 96
PHỤ LỤC II: THỐNG KÊ VỀ GIÓ 104
PHỤ LỤC III: THỐNG KÊ VỀ DÕNG SÔNG 112
PHỤ LỤC IV: THỐNG KÊ VỀ CÁNH ĐỒNG 118
PHỤ LỤC V: THỐNG KÊ VỀ NGHỆ THUẬT VÍ VON 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
I. SÁCH 136
II. BÁO, TẠP CHÍ 137








3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, cái tên Nguyễn Ngọc Tƣ và Đỗ
Bích Thuý đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học. Dƣ
luận thoạt đầu chú ý tới họ chính vì bởi họ là những cây bút trẻ đoạt giải quán
quân trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín tổ chức.
Nguyễn Ngọc Tƣ từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ II" do

Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn TP HCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với
tập truyện Ngọn đèn không tắt. Tập truyện này cũng đem lại cho cô giải thƣởng
Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 và đƣợc chọn in lại trong "Tủ
sách Vàng" của NXB Kim Đồng năm 2003. Không chỉ thế, Nguyễn Ngọc Tƣ
còn đoạt giải 3 cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo VN với truyện
ngắn Đau gì như thể Tuy thành tích không “dày dặn” nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ,
nhƣng Đỗ Bích Thuý cũng đã để lại một dấu ấn không dễ quên với chùm truyện
ngắn nộp vào chót hạn của cuộc thi truyện ngắn Tạp chí VNQĐ 1998-1999
nhƣng lại đem lại thứ hạng cao nhất cho cô. Đó là những truyện Sau những mùa
trăng, Ngải đắng ở trên núi và Mùa nước nổi.
Sau những thành công bƣớc đầu đó, độc giả bắt đầu ghi nhận những
thành tựu vững vàng khẳng định phong cách và hƣớng đi của họ. Truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tƣ liên tục tái bản, tập truyện Ngọn đèn không tắt đã tái bản
đến hơn mƣời lần, đặc biệt với tập truyện CĐBT, nếu không tính số lƣợng sách
in ngoài luồng thì số lƣợt tái bản đã lên tới 16 lƣợt với hàng vạn bản. Truyện
ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (TĐMSBRĐ) của Đỗ Bích Thuý đã đƣợc
dựng thành phim và bộ phim này đã đoạt giải Cánh diều vàng cho thể loại phim
truyện nhựa trong liên hoan phim lần thứ V (2006-2007). Nếu theo số liệu
thống kê của chúng tôi trên các báo Văn nghệ (VN), Văn nghệ trẻ (VNT), Tạp
chí Văn nghệ quân đội (VNQĐ), Tạp chí Nghiên cứu văn học (NCVH) và một
số trang báo mạng khác từ năm 2000 trở lại đây, đã có trên bốn mƣơi bài viết
lớn nhỏ nói về hai nhà văn trẻ này.

4
Nhƣ khá nhiều ngƣời đã nhận ra, có một điều đặc biệt vô tình nhƣng đặc
biệt thú vị, nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút của vùng đất Cà Mau, cực Nam
của tổ quốc còn nhà văn Đỗ Bích Thuý lại là cây bút của vùng đất Hà Giang,
miền cực Bắc nƣớc ta. Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu đặt hai tác giả trong
vị thế so sánh để đặt ra những vấn đề riêng chung về đề tài, phong cách nhƣ
Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ [29]; Cảm hứng cảm thương trong sáng

tác của Đỗ Bích Thuý và Nguyễn Ngọc Tư [35]; v.v. Một cảm nhận khá rõ với
bất cứ độc giả nào khi tiếp cận tác phẩm của hai chị là chất văn hoá vùng miền
nói riêng và văn hoá dân tộc nói chung thấm đẫm trong các trang văn, nói cách
khác, trong tác phẩm của họ có một chiều sâu văn hoá, và đây chính là điểm mà
luận văn này đặc biệt quan tâm.
Chúng tôi muốn thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm của hai nhà
văn này để khám phá rõ hơn giá trị văn hoá, văn học trong tác phẩm của họ.
Một cây bút trẻ xuất sắc viết về vùng miền núi phía Bắc, một mạch văn trẻ độc
đáo viết về vùng đồng bằng Nam Bộ, đây cũng chính là hai khu vực với hai sắc
thái văn hoá đặc trƣng.
Từ việc tiếp cận tác phẩm của hai tác giả từ phƣơng diện giá trị văn học –
văn hoá nhƣ vậy, chúng tôi muốn khẳng định quan điểm, việc coi văn hoá nhƣ
một cội rễ của văn học, là nền tảng, bệ đỡ của văn học đã và đang trở thành một
hƣớng đi không thể thiếu trong văn chƣơng. Có thể nói, trong văn chƣơng từ
trƣớc tới nay có rất nhiều hƣớng khai thác, khám phá cuộc sống, có những tác
giả tìm về nguồn cội lịch sử để lý giải hiện thực nhƣ Hoàng Quốc Hải, Nguyễn
Xuân Khánh, Võ Thị Hảo; có nhà văn dùng chính hiện thực đời sống và những
diễn biến tâm lý con ngƣời trong cuộc sống đó để đặt ra những vấn đề cần suy
ngẫm của thời cuộc nhƣ Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh; v.v. và
nhìn qua lăng kính văn hoá, dùng văn hoá để gắn kết, lý giải và bồi đắp tâm hồn
con ngƣời theo chúng tôi cũng là một cách khám phá đời sống qua văn chƣơng
theo chiều sâu rất đáng trân trọng của những tác giả nữ, những ngƣời tiếp nối
của đội ngũ tác giả làm văn học.
2. Lịch sử vấn đề

5
Căn cứ vào thời điểm hai nhà văn trẻ chúng tôi tìm hiểu trong luận văn
này xuất hiện và đƣợc công chúng biết đến là vào khoảng những năm 1999,
2000 và do số lƣợng ấn phẩm báo chí xuất bản trong hơn bảy năm qua là rất lớn
nên chúng tôi lựa chọn tìm hiểu tƣ liệu trên các báo và tạp chí quan trọng nhất

về văn học trên cả nƣớc là báo VN, VNT, VNQĐ và NCVH. Tất cả những ấn
phẩm này đều đƣợc tìm hiểu trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây.
a) Các bài nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Ngọc Tư có nhấn mạnh
đến vấn đề văn hoá (bên cạnh đó là những bài nghiên cứu nhấn mạnh đến
các khía cạnh khác), đặc biệt là Cánh đồng bất tận (CĐBT)
Phải đến năm 2005, ngƣời ta mới chú ý nhiều hơn đến Nguyễn Ngọc Tƣ
nhƣng với những ngƣời trong nghề, đặc biệt là ngƣời trực tiếp làm công tác
biên tập mảng VN các báo thì hẳn là trƣớc đó năm, sáu năm, cái tên Nguyễn
Ngọc Tƣ đã đƣợc lƣu tâm, cụ thể là sau những truyện ngắn đầu tiên đăng trên
VNT nhƣ Con sáo sang sông (số 40, ra ngày 30/9/2000), Người xưa (số 20, ra
ngày 19/5/2001), và đặc biệt là khi tập truyện Ngọn đèn không tắt của chị đoạt
giải nhất cuộc Vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II. Ngay trong lời giới
thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Tƣ trong truyện ngắn Ngổn ngang in trên VNT số
44, ra ngày 29/10/2000, trang 4, nhà văn Dạ Ngân đã cảm nhận rất rõ và đầy
trân trọng chất văn hoá đậm đặc trong các tác phẩm của chị, bà viết: “Phải nói
rằng Ngọn đèn không tắt rất dễ đọc. Nhƣng tôi không đọc một lƣợt. Vấn vƣơng,
xao xuyến và vì sao cứ muốn đọc tới đọc lui, vì sao? Tôi nhớ đọt dừa bụi lá và
ánh đèn ở đầm Bà Tƣờng, nhớ rau choại luộc và màu nƣớc diệp lục của sông
Trẹm, nhớ bông súng trắng và tiếng chim bìm bịp ở Đầm Dơi, nhớ lắm. Cố gái
đất Mũi nầy, cô nhà báo Nguyễn Ngọc Tƣ này cho tôi tất cả những thứ đó, tất
cả những gì làm nên hai chữ Cà Mau, hay rộng hơn, U Minh. Có bản sắc Nam
Bộ, nhƣng tôi là ngƣời miền Tây tôi hiểu, trong bản sắc ấy có văn hoá tiểu
vùng, ngƣời Cà Mau, dân Cà Mau làm một tiểu vùng đặc biệt nên vừa có Võ
Tòng vừa có Dạ cổ hoài lang…” Những cảm nhận ban đầu tinh tế này không
chỉ đƣợc duy trì rất trọn vẹn mà bốn năm sau đó đã lại đƣợc bổ sung thêm
những ghi nhận của bà trong sự đóng góp đầy nỗ lực của Nguyễn Ngọc Tƣ về

6
mặt ngôn ngữ. Trong bài Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư -
Điềm đạm mà thấu đáo [30], nhà văn Dạ Ngân đã không tiếc lời khen ngợi khả

năng vận dụng ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tƣ: “Cái cách tu từ của Tƣ là tuyệt
vời. Tôi thấy phƣơng ngữ mà Ngọc Tƣ đƣa vào truyện bao giờ cũng có sự cân
nhắc cho sự đóng góp vào vốn liếng chung của ngôn ngữ quốc gia. Những
ngƣời bẩm sinh có tài năng lớn thì họ mới làm đƣợc cái đó chứ! Nó tự nhiên
nhƣ không thôi! Thả cái chữ ra thì đúng là cái chữ đó thôi không phải cái chữ
nào khác”. Vậy là theo đánh giá của nhà văn Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tƣ không
chỉ biết trân trọng, vận dụng những giá trị văn hoá đặc trƣng đã có của vùng
miền, của dân tộc, chị còn chủ động sáng tạo và đóng góp một cách có ý thức
những giá trị văn hoá mới, những cách dùng ngôn ngữ mới, làm giàu thêm cho
nền văn hoá dân tộc.
Ở góc độ ngôn ngữ, tác giả Văn Công Hùng phần nào cũng chung cảm
nhận với nhà văn Dạ Ngân khi viết: “Các câu thoại cũng thế. Đầy bất ngờ và lý
thú, đậm đặc bản sắc Nam Bộ. Đậm đặc đến mức dẫu chƣa một lần tới Nam Bộ
cũng thấy rõ nó hiện ra mồn một khi đọc văn Nguyễn Ngọc Tƣ. Chất Nam Bộ
ấy ẩn chứa trong tâm hồn của những con ngƣời sống ở nơi tận cùng của tổ
quốc, phóng khoáng và nhân hậu, thẳng thắn trung thực hết mình trong đời
sống… Số phận cột họ vào mảnh đất này và họ sống chết với nó một cách dung
dị cƣơng trực”[39]. Với tác giả Văn Công Hùng, đằng sau ngôn ngữ đầy chất
Nam Bộ là những con ngƣời mang khí chất đặc trƣng của một vùng đất, là
những bản sắc tâm hồn riêng không thể pha trộn với bất cứ vùng miền nào khác
và Nguyễn Ngọc Tƣ đã mang đƣợc các bản sắc này vào truyện ngắn của mình
thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Với Kiệt Tấn, một trong những ấn tƣợng sâu sắc nhất lƣu lại trong lòng
anh sau khi đọc tác phẩm hai tập truyện Ngọn đèn không tắt và Giao thừa của
Nguyễn Ngọc Tƣ cũng là nét văn hoá tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu
Long: những dòng sông, con nƣớc: “Còn một thứ không thể nào thiếu đƣợc
trong tất cả các truyện của Nguyễn Ngọc Tƣ. Đó là sông nƣớc: sông bốn phía,
nƣớc tƣ bề! Quơ chỗ nào cũng đụng nƣớc, ngó chỗ nào cũng thấy sông. Nƣớc là

7

nền, sông là dòng cho ngòi bút của Tƣ triền miên tuôn chảy, cuốn theo những
chữ nghĩa đầy ắp tình ngƣời nhƣ phù sa lợn cợn. Sinh đẻ ở miệt Hậu giang, gắn
bó với cuộc đất Cà Mau nhƣ Tƣ thì cũng không thể nào khác hơn đƣợc. Dứt
sông là dứt hơi thở, cạn nƣớc là cạn máu huyết, là mất hết cái lẽ sống còn. Tƣ
đặt tựa truyện: Dòng nhớ (tr. 47). Nhớ gì? Nhớ sông (tr. 154). Nhớ sông, nhớ
nƣớc, nhớ da diết, nhớ dai dẳng, nhớ muốn khùng, nhớ muốn điên. Nhắm mắt
vẫn thấy, hôn mê vẫn thấy” [48]. Cũng cần phải nói thêm rằng tác giả Kiệt Tấn
nguyên là ngƣời gốc Bạc Liêu hiện đang sinh sống tại Pháp, hẳn là không ai có
thể cảm nhận rõ đƣợc vẻ thuần hậu, mặn mòi của vùng đất miệt vƣờn Nam Bộ
hơn chính những ngƣời con đã từng sinh ra tại đó. Vả chăng rất nhiều ngƣời
biết rằng các thành phố, thị xã phía Nam nhƣ Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh
Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau phần lớn đƣợc bao bọc bởi những
con sông.
Ba năm sau những dòng giới thiệu đầu tiên trên VNT thì Ngọc Tƣ mới
bắt đầu “ngấp nghé” xuất hiện trên báo VN, cơ quan ngôn luận chính thức của
Hội nhà văn Việt Nam qua bài viết Nhân vật người nông dân và nghệ sỹ trong
Giao thừa của Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Nguyễn Tý. Trong bài viết này, bên
cạnh nội dung chính bàn về kiểu nhân vật nông dân và nghệ sỹ trong các truyện
ngắn của cây bút trẻ vùng đất Mũi thì Nguyễn Tý cũng đồng thuận trong cảm
nhận về chất văn hoá trong văn phong của chị: “Quanh đi quẩn lại vẫn là
chuyện sông nƣớc, cải lƣơng ở xứ đất Mũi Cà Mau. Nói rộng ra đó là vùng văn
hoá Nam Bộ - đặc trƣng của cái nôi cải lƣơng gần một thế kỷ.” [49] Và cái nôi
văn hoá đó đã trở thành mảnh đất di dƣỡng thị hiếu thẩm mỹ của Nguyễn Ngọc
Tƣ theo nhƣ bài viết Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của
tác giả Trần Phỏng Diều: “Nguyễn Ngọc Tƣ là nhà văn của vùng đất Nam Bộ,
tuổi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đƣớc bạt ngàn,
đồng lúa mênh mông… Do đó có thể nói, thị hiếu thẩm mỹ trong Nguyễn Ngọc
Tƣ cũng chính là hình tƣợng ngƣời nghệ sỹ, hình tƣợng ngƣời nông dân và hình
tƣợng con sông đƣa mình uốn khúc, chở nặng tình ngƣời” [33].


8
Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì CĐBT vẫn là truyện ngắn đánh dấu
sự thành công vƣợt trội của Nguyễn Ngọc Tƣ và số bài viết phê bình, nghiên
cứu dành cho tác phẩm này cũng nhiều hơn cả. Truyện ngắn CĐBT của Nguyễn
Ngọc Tƣ đăng lần đầu trên báo VN, số 33, ra ngày 13/8/2005 (trang 1, trang 16,
trang 17) và đăng hai kỳ tiếp theo trên báo Việt Nam số 34 và số đặc biệt
35+36. Có thể nói khi mới xuất hiện, CĐBT không phải đã gây đƣợc tiếng vang
ngay với công chúng yêu văn học, bằng chứng là sau khi nó xuất hiện tới hơn
nửa năm, nhân có vụ việc Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau có ý kiến chỉ đạo Hội
Văn học - Nghệ thuật tỉnh kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ thì báo VN mới
bắt đầu đăng các bài thảo luận về truyện ngắn này. Gạt ra ngoài những vấn đề
phi văn chƣơng, có thể thấy khi bình luận về truyện ngắn CĐBT, cũng nhƣ mọi
tác phẩm khác, có hai luồng ý kiến khen chê nhƣng rõ ràng khen nhiều hơn chê.
Khi đề cập đến CĐBT, một lần nữa tác giả Trần Văn Sỹ lại khai thác giá trị
ngôn ngữ và khả năng làm giàu ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Tƣ trong bài Bức
tranh quê buồn tím ngắt: “CĐBT đã khai thác ngôn từ địa phƣơng rất tài tình và
có duyên lạ. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ giúp bạn đọc vùng đồng bằng sông Cửu
Long càng yêu, càng tự tin hơn về ngôn ngữ địa phƣơng nơi mình sinh ra, lớn
lên. Sử dụng đặc sệt ngôn ngữ địa phƣơng trong văn viết cũng nhƣ khẩu khí
nhân vật nhƣng văn chƣơng không rƣờm rà, cầu kỳ mà có duyên lạ” [43]. Thế
nhƣng theo quan điểm của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng thì việc sử dụng
phƣơng ngữ một cách đậm đặc nhƣ vậy sẽ làm đe doạ đến “ranh giới giữa văn
chƣơng với lời ăn tiếng nói hàng ngày” [45], ông khẳng định: “Nếu coi ngôn
ngữ văn chƣơng là yếu tố đầu tiên của văn chƣơng thì rõ ràng Nguyễn Ngọc Tƣ
còn thiếu sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, kỹ lƣỡng đối với câu chữ…” [45]
và “Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là mục đích sáng tác văn chƣơng. Tôi
nghĩ nếu Nguyễn Ngọc Tƣ mới chỉ coi nó là phƣơng tiện thì cũng cần phải bỏ
công sức nhiều hơn nữa để mài giũa, nâng cao làm cho tác phẩm của mình vƣợt
qua đƣợc “lời ăn tiếng nói”, vƣợt qua đƣợc “vùng miền”. Đi ra biển phải đóng
tàu to, phải trang bị hiện đại hơn là đi trong kênh rạch. Nguyễn Ngọc Tƣ đang

đi từ trong kênh rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động
nghệth uật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành “tài sản quốc

9
gia” [45]. Cũng ở bài nghiên cứu này, bên cạnh vấn đề ngôn ngữ, nhà nghiên
cứu Bùi Việt Thắng cũng chỉ ra vấn đề xây dựng biểu tƣợng văn chƣơng trong
truyện ngắn CĐBT của Nguyễn Ngọc Tƣ. Theo ông, trong văn học thế giới
cũng nhƣ văn học dân tộc, từ trƣớc đến nay, cánh đồng luôn coi là không gian
sinh tồn của ngƣời nông dân bao đời, “nó đƣợc con ngƣời tôn kính, yêu mến
nhƣ ngƣời mẹ hiền vĩ đại luôn sẵn sàng vắt kiệt bầu sữa - nguồn sức lực của
mình - để nuôi dƣỡng đàn con (con ngƣời)”, nhƣng biểu tƣợng cánh đồng trong
CĐBT của Nguyễn Ngọc Tƣ lại không đƣợc xây dựng theo cách đó mà là “cánh
đồng chết”. Theo nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, “CĐBT của Nguyễn Ngọc
Tƣ, xét về mặt văn chƣơng, liên quan đến chủ thể sáng tác: Đó là sự bối rối,
thiếu bình tĩnh của nhà văn. Sự bối rối này có căn nguyên từ sự non nớt, chƣa
đủ bản lĩnh nghệ thuật của một cây bút trẻ sớm thành danh. Nhà văn sống trong
hào quan, thứ hào quang do dƣ luận tạo nên chính trong khi bản thân thiếu một
sự tự chuẩn bị toàn tiện về mặt kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp và
quan trọng nhất là một “nền” văn hoá cần thiết” [45].
Ngay sau khi TCVH công bố bài viết của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng
thì tác giả Trần Thiện Khanh có bài phản hồi Bàn lại với tác giả Bùi Việt
Thắng. Theo Trần Thiện Khanh, việc nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đòi hỏi
Nguyễn Ngọc Tƣ phải xây dựng biểu tƣợng cánh đồng theo những chuẩn mực
trƣớc đó trong văn chƣơng là điều hết sức phi lý, nhất là trong xu hƣớng tìm tòi,
thể nghiệm mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Tác giả bài viết cho rằng, truyện ngắn
CĐBT “có dáng vóc một tiểu thuyết hiện thực, pha lẫn yếu tố kì ảo viết về thân
thận con ngƣời bị bỏ rơi, héo hắt trên một cánh đồng hoang liêu nhất” [40]. Còn
về nhận định liên quan đến tính phƣơng ngữ quá đậm đặc trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tƣ mà nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đƣa ra, tác giả Trần Thiện
Khanh bình luận. “Hoá ra, Bùi Việt Thắng đã xoá nhoà cá tính sáng tạo của chủ

thể thẩm mĩ, ông muốn mọi tác phẩm phải giống nhau nhƣ đúc khuôn, ngay cả
về hệ từ vựng và ngữ pháp. Đòi hỏi của Bùi Việt Thắng có phần ảo tƣởng” và
“Không nên đo thế giới của Nguyễn Ngọc Tƣ bằng kích thƣớc ngôn ngữ khác”
[40].

10
Không chỉ xem xét, bình luận CĐBT ở phƣơng diện văn hoá, ngôn ngữ,
rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đã soi chiếu tác phẩm này ở những cách tiếp
cận khác. Trong phần điểm bài viết của tác giả Trần Thiện Khanh phía trên,
chúng tôi có trích dẫn ý kiến của ông khi nhắc tới yếu tố kỳ ảo pha lẫn hiện
thực trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ, nhƣng trên thực tế, trƣớc Trần
Thiện Khanh, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã đề cập khá kỹ về tính kỳ ảo
trong truyện ngắn CĐBT. Bà viết: “Ở thời đại chúng ta, ma quái không nằm ở
bên ngoài. Nó nằm ở đƣờng biên nhạt nhoà giữa thực và ảo trƣớc sự tiếp nhận
của ngƣời đọc và nhân vật… Ta còn thấy một thế giới đảo ngƣợc: khi những
đứa con thấy cha mình sau cơn hoan lạc giống nhƣ con thú no mồi thì những
cảnh vịt trống đạp mái lại mềm mại êm đềm, tuyệt không có gì là thô tục. Chính
cô chị nhận ra rằng họ là những ngƣời bất thƣờng và có lúc kêu lên “thằng Điền
sao rồi! Những hoang tƣởng, những cơn điên, chính trạng thái cực hạn này là
mảnh đất làm xuất hiện cái kỳ ảo” [36].
Còn nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp lại khai thác tác phẩm từ việc khám
phá văn bản tác phẩm: “Truyện ngắn CĐBT lay động ngƣời đọc bởi chất thơ từ
sự lặp lại về nỗi nhớ, về cánh đồng. Trong cánh đồng đã có những dòng sông.
Những dòng sông cuộc đời, dòng sông thời gian thấm thía tình ngƣời, niềm đau
và nỗi buồn. Những dòng sông – thơ ấy cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữ
rất riêng, rất trong trẻo, độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tƣ” [38].
Chọn hƣớng khai thác theo hình thức tự sự, tác giả Đoàn Ánh Dƣơng đã
chia tác phẩm thành nhiều đoạn dựa trên cơ sở mỗi đoạn biểu đạt một sự kiện
chính để phác thành một mô hình tự sự và phân tích những thay đổi trật tự đầy
hữu ý trên bình diện sự kiện và bình diện tâm lý nhân vật, tác giả cho rằng

“Điều này đem đến cho ngƣời đọc cái hứng thú đƣợc thể nghiệm “một hiện
thực chƣa hoàn kết”, đƣợc cùng theo đuổi và trải nghiệm với nhân vật, tức là
gia tăng sự tham gia của ngƣời đọc vào câu chuyện. Đó là khuynh hƣớng tự tự
giàu tính hiện đại” [34]. Một phát hiện nữa cũng đáng lƣu ý của bài viết này là
tác giả Đoàn Ánh Dƣơng đã chỉ ra sự khác biệt trong cảm thức lƣu lạc của con
ngƣời Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tƣ so với các tác giả thế hệ trƣớc và cả

11
những tác giả đƣơng thời, đó là sự ƣu tiên khai thác những ám ảnh về thời gian
hơn là không gian.
Tuy nhiên theo chúng tôi, đáng chú ý hơn cả trong loạt bài phê bình về
truyện ngắn CĐBT là hai bài viết của nhà nghiên cứu Phan Quý Bích. Coi văn
chƣơng là phƣơng tiện suy tƣởng, là yếu tố ngẫm ngợi về cuộc sống, nhà
nghiên cứu Phan Quý Bích đã chỉ ra những tƣ tƣởng mà theo ông CĐBT muốn
nói: “CĐBT dựng lại một thế giới có khả năng chao đảo giữa văn minh và dã
man, giữa hạnh phúc và khổ đau, đúng hơn một thế giới có thể đổi màu về phía
hai cực của nó, mà con ngƣời vừa là tác giả tạo ra nó, vừa là nạn nhân. Nhân vật
chính của thế giới chao đảo ấy là ngƣời cha, ngƣời kể chuyện xƣng tôi” [31;6].
Đề cập đến những chi tiết “nhƣ thật” của tác phẩm, nhà nghiên cứu khẳng định:
“Những chi tiết vay mƣợn nguyên xi từ đời sống nhƣ địa danh, nhƣ dịch cúm gà
là những cái “neo” để định vị câu chuyện thành chuyện ở đây, lúc này. Mà có lẽ
chuyện cũng không chỉ có thể xảy ra ở Cà Mau lúc này, mà có thể xảy ra ở bất
kỳ đâu, bất kỳ lúc nào trên đất nƣớc ta, trên thế giới, một khi đói nghèo, dốt nát
và thù hận cứ tạo thành một dòng chảy bất tận, một khi con ngƣời cứ chỉ có thể
là Điền (đất), là Nƣơng (cô gái), hoặc không có tên (chị gái điếm) hoặc có tên
thì lại là Hận, là Thù… hệt nhƣ tự nhiên hoang dã” [31;11]. Sau khi truyện ngắn
CĐBT đƣợc giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Quý
Bích lại có bài Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc [32]. Trong bài viết này,
bên cạnh việc khẳng định sức hấp dẫn của truyện ngắn CĐBT ở những bức
tranh nhƣ thực đƣợc miêu tả, kể lại trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tƣ, nhà

nghiên cứu cũng đồng tình với quan điểm cho rằng với truyện ngắn này,
Nguyễn Ngọc Tƣ đã tiếp cận với nghệ thuật tiểu thuyết bởi CĐBT đã đem đến
cho ngƣời đọc một bức tranh khiến ta phải suy ngẫm về thực tại cuộc sống. Có
thể thấy những kiến giải của nhà nghiên cứu Phan Quý Bích trong hai bài viết là
rất thuyết phục và tạo ra đƣợc những hƣớng gợi mở trong việc tiếp cận và phê
bình văn chƣơng, đây là điều chúng tôi cho là rất cần thiết trong bối cảnh phê
bình văn học hiện nay. Từ bài nghiên cứu của ông có thể thấy, văn chƣơng có
thể mƣợn chuyện ngƣời thực việc thực mà cũng có thể nói chuyện thần tiên

12
tƣởng tƣợng nhƣng nhất định phải tạo cảm giác “giống nhƣ thật” để gây sự tin
cậy trong tâm thế ngƣời đọc, từ đó mở ra trong ngƣời đọc những suy ngẫm về
thế giới đang sống từ những hiện thực của thế giới văn chƣơng. Làm đƣợc nhƣ
thế thì văn chƣơng mới đích thực là văn chƣơng và mới khẳng định đƣợc vai trò
không thể thiếu của nó trong đời sống.
b) Các bài nghiên cứu, phê bình về Đỗ Bích Thuý có nhấn mạnh đến
vấn đề văn hoá, bên cạnh đó là những bài nghiên cứu có đề cập đến các khía
cạnh khác.
Sau khi Đỗ Bích Thúy đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của VNQĐ
năm 1998-1999, báo VNT có bài Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ (tức
Nguyễn Ngọc Tƣ và Đỗ Bích Thuý) của tác giả Điệp Anh. Trong bài này, ngƣời
viết cũng đã nhắc tới ấn tƣợng về nét văn hoá rất riêng của truyện ngắn Đỗ Bích
Thuý: “thế mạnh của Đỗ Bích Thúy là đời sống ngƣời dân Tây Bắc với những
không gian vừa quen vừa lạ, những phong tục tập quán đặc thù khiến ngƣời đọc
luôn cảm thấy tò mò và bị cuốn hút” [29] ; và “Trong truyện của Đỗ Bích Thuý,
không gian Tây Bắc hiện lên đậm nét, để lại dƣ vị khó quên trong lòng độc giả,
dù ngƣời đọc vẫn chƣa thể hết lƣu luyến với những áng văn thơ dặt dìu tiếng
sáo, tiếng khèn, la đà với rƣợu nồng bếp lửa của núi rừng Tây Bắc trong các
sáng tác của các bậc tiền bối nhƣ Tô Hoài, Chế Lan Viên, Tố Hữu,v.v.” [29]
Vậy là cũng giống nhƣ Nguyễn Ngọc Tƣ, ngay từ những tác phẩm đầu tiên, Đỗ

Bích Thuý đã “buộc” ngƣời ta phải nhớ tới chị qua một văn phong riêng đậm
chất văn hoá miền núi, cái chất đó nhƣ tác giả Điệp Anh cảm nhận, đã phảng
phất qua mấy chục năm nay trong tác phẩm của những ngƣời đi trƣớc nhƣng
giờ lại nồng nàn, duyên dáng qua mạch văn của tác giả trẻ này.
Cảm nhận đó còn thuyết phục hơn nữa khi nhà văn Trung Trung Đỉnh,
một ngƣời cũng viết khá nhiều về đề tài miền núi đã viết nhƣ thế này: “Tôi có
cảm giác Đỗ Bích Thuý còn quá nhiều điều để viết về miền rẻo cao xa xôi
nhƣng gần gũi, tuyệt vời đẹp ấy của đất nƣớc ta. Tôi cũng là ngƣời mê viết
truyện ngắn và mê cao nguyên đá kỳ vỹ Hà Giang, nhƣng đọc truyện ngắn của
Đỗ Bích Thuý, tôi thực sự ngả mũ… chào thua! Dẫu đây mới chỉ là mở đầu.

13
Một mở đầu mơ ƣớc của mọi nhà văn” [37;8]. Cũng giống nhƣ những ngƣời đã
một lần đến với truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý, nhà văn Trung Trung Đỉnh thật
sự ấn tƣợng về những dấu ấn văn hoá đặc sắc đƣợc chuyển tải duyên dáng và
tinh tế trong văn của chị, ông viết: “Đỗ Bích Thuý có khả năng viết truyện về
cảnh sinh hoạt truyền thống của ngƣời miền cao một cách tài tình. Không
truyện nào là không kể về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh
sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ
mặc dù tác giả không hề cố ý đƣa vào chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng
sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết rất đặc sắc chỉ ngƣời miền cao mới
có” [37;8]
Cái lạ mà nhà văn Trung Trung Đỉnh cảm nhận thấy cũng rất gần gũi với
cảm giác về cái lạ của nhà văn Chu Lai khi đọc văn Đỗ Bích Thuý. Trong bài
Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ, nhà văn Chu Lai viết nhƣ đang say
giữa những cảnh sắc và không gian đầy quyến rũ đƣợc khơi nguồn từ mạch văn
của Đỗ Bích Thuý: “Đọc Thuý, ngƣời ta có cảm giác nhƣ đƣợc ăn một món ăn
lạ, đƣợc sống trong một mảnh đất lạ mà ở đó tràn ngập những cái rất riêng đậm
đặc chất dân gian của hƣơng vị núi rừng, của con suối chảy ra từ khe đá lạnh,
của mây trời sánh đặc nhƣ “một bầy trăn trắng đang quấn quyện vào nhau”, của

mùi ngải đắng, mần tang, của những nét ăn nét ở, phong tục tập quán còn giữ
nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác, của ánh trăng “giữa mùa cứ rọi vào nhà cả
đêm, trăng đi một vòng cửa trƣớc ra cửa sau”, của những trái tim con gái vật vã,
cháy bùng theo tiếng khèn gọi tình dƣới thung xa, của bếp lửa nhà sàn và tiếng
mõ trâu gõ vào khuya khoắt, của những kiếp sống nhọc nhằn và con bìm bịp
say thuốc, say rƣợu ngủ khì bên chân chủ…” [41;102]
Sau những thành công bƣớc đầu ở thể loại truyện ngắn, Đỗ Bích Thuý đi
vào một thử thách mới dài hơi hơn là tiểu thuyết và ngay ở lần thể nghiệm đầu
tiên này, chị đã thành công ở cuộc thi Sáng tác văn học cho tuổi trẻ lần thứ 2 do
Nhà xuất bản Thanh Niên và Báo VN phối hợp tổ chức (từ 26/3/2002 đến
14/7/2004) với cuốn tiểu thuyết Bóng của cây sồi (BCCS). Ở cuốn sách này, Đỗ
Bích Thuý vẫn rất thống nhất trong phong cách chung của chị, một văn phong

14
nền nã trong giọng điệu, đậm đà chất trữ tình và thấm sâu chất văn hoá đặc
trƣng của vùng miền. Nhà văn Nguyễn Hữu Quý viết: “Với BCCS, Đỗ Bích
Thuý thêm một lần nữa chứng tỏ sự hiểu biết, gắn bó của mình đối với cuộc
sống của những ngƣời Tày, ngƣời Dao ở vùng cực Bắc Hà Giang, nơi thƣợng
nguồn con sông Lô huyền bí” [43;111] .
Có thể thấy các bài viết đều đã chỉ ra những đặc điểm chung nhất trong
lối viết của Đỗ Bích Thuý song dƣờng nhƣ mới chỉ nhìn nhận theo cách riêng lẻ
của từng tác phẩm hoặc từng cụm tác phẩm. Theo chúng tôi, bài Từ truyện ngắn
của một người viết trẻ của nhà nghiên cứu, phê bình Lê Thành Nghị đăng trên
báo VNT số 31 (31/7/2005), sau này đƣợc in lại trong phần đầu tuyển tập Tiếng
đàn môi sau bờ rào đá là bài viết mang tính bao quát sâu sắc và chính xác hơn
cả. Và ở trong bài viết này, nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị đã viết thành chữ,
thành lời tất cả những cảm giác của ngƣời đọc khi bƣớc vào thế giới truyện của
Đỗ Bích Thuý: “Chúng ta sẽ bƣớc vào một không gian lạ, không gian có núi
cao, trời rộng của vùng rừng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn xuống, dòng sông
Nho Quế chỉ còn “bé nhƣ sợi chỉ dƣới chân núi Mã Pí Lèng”. Một không gian

đầy hoa lá rừng; có tiếng gà gáy tách te trong bụi rậm, có những dòng suối
trong suốt với những viên cuội đỏ, có những chàng trai thổi sáo theo sau các cô
gái khoác quẩy tấu xuống chợ; những nồi thắng cố nghi ngút khói trong phiên
chợ vùng cao đầy màu sắc; những đêm trăng sóng sánh, huyền ảo; những cụm
mần tang mọc trong thung lũng; tiếng đàn môi réo rắt sau bờ đá; lễ hội gầu tào
với điệu hát gầu Plềnh mê đắm của các cô gái,c hàng trai ngƣời Mông trên đỉnh
núi…” Không gian Đỗ Bích Thuý đã tái tạo đƣợc trong tác phẩm của mình
chính là một không gian văn hoá đầy sức hút với độc giả mà nếu thiếu nó, thử
hỏi sức nặng của triết lý và lẽ sống trong tác phẩm có còn đủ sức níu kéo ngƣời
đọc nhiều đến thế không?
Cùng với những bài viết đề cập đến nét văn hoá trong tác phẩm của Đỗ
Bích Thuý, còn khá nhiều bài viết khác đề cập đến những vấn đề khác trong
truyện ngắn của chị nhƣ bài Đôi điều tâm đắc về cuộc thi truyện ngắn VNQĐ
1998-1999 của Khuất Quang Thuỵ. Tuy chỉ nhận xét về chùm ba truyện ngắn

15
đƣợc giải của Đỗ Bích Thuý nhƣng nhà văn Khuất Quang Thuỵ đã chỉ ra đƣợc
một vấn đề luôn trăn trở trong các tác phẩm của chị: “Sự biến động của thời đại
mới đã tác động lên mọi số phận của ngƣời Việt Nam, kể cả những ngƣời sống
ở những nơi thâm sơn cùng cốc. Cuộc sống đã đòi hỏi mọi ngƣời phải suy nghĩ,
trăn trở để làm sao vừa hoà nhập đƣợc với thời đại, với đất nƣớc vừa không
đánh mất đi những giá trị riêng của mỗi con ngƣời, mỗi cộng đồng dân tộc. Đó
chính là thử thách lớn nhất của thời mở cửa” [47;100].
Từ những tan rã trong cuộc sống truyền thống khi đối mặt với thời mở
cửa đó, nhà văn Chu Lai lại thấy rằng, “Cảm hứng truyện ngắn của Thuý là cảm
hứng trở về. Mô típ xuyên suốt là mô típ ngƣời mẹ và gia đình. Hầu nhƣ chỉ sử
dụng một ngôi thứ nhất là tôi” [40;104]. Còn tác giả Phạm Thuỳ Dƣơng trong
bài Cảm hứng cảm thương trong sáng tác của Đỗ Bích Thuý và Nguyễn Ngọc
Tư [35;101] lại khai thác tính cảm thƣơng trong các truyện ngắn của Đỗ Bích
Thuý. Theo ngƣời viết, tính cảm thƣơng đó đƣợc bộc lộ qua tình thƣơng con

trẻ, thƣơng ngƣời phụ nữ, từ tính cảm thƣơng, tác giả Phạm Thùy Dƣơng nhìn
nhận về giọng điệu cảm thƣơng trong văn phong của chị, v.v.
3. Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ trong các tập truyện: Ngọn
đèn không tắt (Nxb Trẻ, 2000), Giao thừa (Nxb Trẻ, 2003), Nước chảy mây trôi
(Nxb Văn Nghệ TP. HCM, 2004). Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Văn hoá
Sài Gòn, 2005) và CĐBT (Nxb Trẻ, 2006). Ngoài ra có tham khảo thêm một số
tản văn của nhà văn nhƣ Ngày mai của những ngày mai (Nxb Phụ nữ, 2007),
Sống chậm thời @ (In chung với Lê Thiếu Nhơn, Nxb Trẻ 2007), Tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư (Nxb Trẻ - Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2005).
- Tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Nxb Công an nhân
dân, 2005) và tiểu thuyết Bóng của cây sồi (Nxb Thanh niên, 2005) và các tản
văn, tuỳ bút, phóng sự của nhà văn Đỗ Bích Thuý.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp và phê bình tác phẩm.

16
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
- Các phƣơng pháp hỗ trợ khác nhƣ thi pháp học thể loại, thống kê, so
sánh.





















17
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TIẾP CẬN TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ GÓC ĐỘ
VĂN HOÁ
1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và văn học
a. Mối quan hệ và sự chi phối giữa văn hoá và văn học trong quan
niệm của giới học giả thế giới và trong nước
Không cần đợi đến khi có định nghĩa chính thức về văn hoá của
UNESCO cho rằng, “văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối
sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và những tín ngƣỡng…” [28] ngƣời ta mới nhìn thấy sự gắn kết đầy biện
chứng giữa văn hoá và văn học. Văn học là một thành tố của văn hoá, “sáng tác
văn học trƣớc hết là một hành động văn hoá. Tác phẩm văn học, sự kiện văn
học là một loại chứng tích văn hoá” [16] văn học tiếp nhận các giá trị của nền
văn hoá bao chứa nó và do đó đƣợc tiếp sức bởi toàn bộ các giá trị phong phú
của một nền văn hoá, khi văn học thoát ly khỏi cái cội rễ của nó là văn hoá, văn
học sẽ trở nên chông chênh, thiếu sức sống.
Xem xét mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, chúng tôi nhận thấy có sự
gặp gỡ khá lớn trong quan điểm của giới học thuật thế giới và trong nƣớc ở luận
điểm này. Văn học là một hình thái ý thức xã hội, nhà văn thông qua việc sáng

tạo tác phẩm để gửi gắm những tƣ tƣởng, suy ngẫm về các vấn đề trong hiện
thực đời sống. Trong khi đó, văn hoá tiềm ẩn rất sâu xa và dƣới muôn dạng
thức khác nhau của đời sống ấy và nhiệm vụ của văn học là biểu đạt đƣợc
những giá trị văn hoá đó một cách tinh tế và phong phú nhất. Văn học nằm
trong văn hoá và chịu sự quy định, chi phối của toàn bộ nền văn hoá của một
dân tộc và nền văn hoá đó luôn mang tính lịch sử, tính thời đại nhất định. Chính
vì lẽ đó mà khi xem xét bất cứ nền văn học nào, giai đoạn văn học nào, trào lƣu
văn học nào cũng cần phải xem xét trong mối liên hệ với bối cảnh văn hoá. Về
vấn đề này, nhà nghiên cứu ngƣời Nga Bakhtinne trong bài Một số vấn đề cần
lƣu ý khi nghiên cứu văn học quá khứ đã viết: “Trƣớc hết, khoa nghiên cứu văn

18
học phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử văn hoá. Văn học là một bộ phận không thể
tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ
văn hoá một thời đại trong đó nó tồn tại. Không đƣợc tách nó khỏi các bộ phận
khác của văn hoá, cũng nhƣ không đƣợc, nhƣ ngƣời ta vẫn làm, là trực tiếp gắn
bó các nhân tố xã hội, kinh tế, vƣợt qua đầu văn hoá, những nhân tố xã hội kinh
tế tác động tới toàn bộ văn hoá nói chung và chỉ thông qua văn hoá, cùng với
văn hoá, mới tác động đƣợc tới văn học” [1;361].
Đặc biệt coi trọng yếu tố văn hoá, lịch sử và chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ
của khoa học xã hội mà chủ yếu là Thực chứng luận của A. Comte (1789-
1857), nhà phê bình, nhà triết học Pháp H. Taine (1828-1893) đã đề xuất trƣờng
phái văn hoá – lịch sử trong nghiên cứu văn học. Văn chƣơng với Taine chỉ là
“tấm ảnh của những phong tục tập quán và thƣớc đo của tình trạng trí tuệ đƣơng
thời”. Khi nghiên cứu một nhà văn, Taine đƣa ra ba nguyên lý cần phải áp dụng
là chủng tộc, địa điểm và thời điểm. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà nghiên
cứu Đỗ Lai Thuý, “trƣờng phái văn hoá – lịch sử vẫn tìm giá trị của văn chƣơng
không phải ở bản thân văn chƣơng, mà ở đối tƣợng đã in dấu vào văn chƣơng,
tức là văn hoá – lịch sử. Nhƣ vậy nó đã có phần đồng nhất văn chƣơng với thực
tại xã hội mà văn chƣơng phản ánh. Bởi vậy, lịch sử văn chƣơng mà Taine

muốn tạo dựng thực chất là lịch sử văn minh, lịch sử tƣ tƣởng xã hội. Mối quan
hệ biện chứng, chân thực giữa các quá trình xã hội và văn học chƣa đƣợc giải
thích rõ” [19;107,108].
Chúng ta biết rằng văn hoá chỉ xuất hiện khi con ngƣời ra đời, văn hoá
gắn liền với sự tồn tại của con ngƣời, do đó, nói văn học biểu đạt các giá trị văn
hoá tiềm ẩn trong đời sống cũng chính là biểu đạt các giá trị văn hoá của con
ngƣời, do con ngƣời sáng tạo ra và kết tinh trong mọi hiện tƣợng đời sống.
“Nhà văn Pháp Drieu la Rochelle nói: Tác phẩm nào cho ta một bức hoạ xã hội
của thời đại đúng nhất là tác phẩm tỏ ra ít chú ý đến thời đại nhất. Nói thế,
không phải là bảo nhà văn không nên bàn đến những vấn đề hiện thời. Nhƣng
viết văn về vấn đề gì thì viết, nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình,

19
tìm những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi ngƣời
qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết” [13;2007].
Mối dây liên hệ giữa văn hoá và văn học không phải lúc nào cũng tƣờng
tận nhƣng ở tận cùng gốc rễ, chúng có ràng buộc hết sức bền vững và văn học
luôn mang trong mình sứ mệnh biểu đạt tinh tế nhất mọi khía cạnh nảy sinh
trong đời sống con ngƣời. Trong Văn học khái luận, nhà nghiên cứu Đặng Thai
Mai chỉ ra: “Các nhà lý luận nƣớc Đức đã nhận thấy rằng: giữa các cơ cấu
huyền diệu của văn hoá vẫn có những dây liên lạc bất di bất dịch, để hỗn hợp
những ảnh hƣởng của thổ nghi, khí hậu, trú trạch, dân cứ và thần thánh của
giống ngƣời thành khối cố định mà trí tính có thể nhận thấy rõ là dính líu chặt
chẽ với nhau… Vậy nên lịch sử chỉ là một tập “địa dƣ chí” hay đi, còn văn
học… có thể xem nhƣ một pho “dân sinh chí” biết nói và biết mơ mộng vậy”.
[13;738]. Phải chăng nhà nghiên cứu Emerson không phải không có lý khi cho
rằng, “Văn học là biểu hiện riêng của dân tình”.
Nhìn lại những lời bàn luận văn chƣơng của giới học giả trong nƣớc từ
xƣa đến nay, ta càng cảm nhận rõ hơn về mối quan hệ gắn bó giữa văn hoá và
văn học. Trong Luận văn tạp thuyết, Vũ Duy Thanh viết: “Có ngƣời hỏi cái kỳ

diệu của văn là ở chỗ nào? Tôi trả lời: Khó nói quá. Muốn hiểu cái kỳ diệu phải
tìm nơi tâm ta, tìm nơi tâm ta phải chất chính nơi thánh hiền, chất chính nơi
thánh hiền phải truy cứu tới cùng nơi trời đất, truy cứu tới cùng nơi trời đất phải
đi sâu nơi sự vật, đi sâu nơi sự vật thì cái biết sẽ đến, cái biết đến thì văn đến.
Cái diệu lý của đất trời thấy ở khắp sự vật, cái tân kỳ xuất hiện ngay nơi mục
nát” [13;272]. Tuy không định danh rõ là văn hoá theo nhƣ cách gọi hiện đại,
nhƣng học giả thời trung đại Vũ Duy Thanh đã chỉ ra chính giá trị cốt lõi nhất
của văn chƣơng, đó là văn chƣơng phải bắt nguồn từ chính chủ thể sáng tạo hay
cũng chính là con ngƣời, văn chƣơng phải bắt nguồn từ trời đất, vạn vật và chỉ
khi con ngƣời am hiểu chính môi trƣờng văn hoá đang sinh tồn thì văn chƣơng
mới đạt đến độ diệu kỳ là vậy.
Hay nhƣ trong Thư gửi Ngô Huy Phan, học giả Nguyễn Văn Siêu đã có
một tuyên ngôn về văn chƣơng còn đƣợc truyền tụng mãi tới ngày nay: (Văn

20
chƣơng) “Có loại đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn
chƣơng. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con ngƣời” [13;231]. Trở lại với ý
chúng tôi đã nêu phía trên khi cho rằng, văn hoá chỉ ra đời khi có sự xuất hiện
của con ngƣời, chuyện văn chƣơng trƣớc hết và sau chót cũng chỉ là chuyện
ngƣời, chuyện đời đƣợc soi chiếu, biểu đạt trong những kiểu, những loại hình
văn hoá khác nhau mà thôi.
Trong quan niệm của các học giả thời xƣa (và có thể cả thời nay chăng?),
văn chƣơng muốn hay thì kiến thức phải uyên bác (đồng nghĩa với vốn văn hoá
phải rộng lớn), kiến thức muốn uyên bác thì không thể không đọc muôn quyển
sách, đi muôn dặm đƣờng. Cao Bá Quát từng viết: “Văn chƣơng của ngƣời xƣa
phần nhiều có sự giúp đỡ của non sông. Thái sử công (tức Tƣ Mã Thiên) đi
khắp bốn biển nên văn chƣơng có khí lạ; Liễu Tƣ Hậu (một nhà thơ đời Đƣờng)
đi khắp Lĩnh Nam dò hết điều kỳ lạ; Tô Đông Pha đi hải ngoại, buông tuồng
đƣợc cõi thần diệu cả. Học thức bình sinh của tôi không thể so sánh đƣợc với
ngƣời xƣa, nhƣng nhờ có những chuyến đi để phát huy chí khí của mình, ngõ

hầu không uổng công phu đọc sách” [13;249]. Cùng chung quan điểm này với
Cao Bá Quát, Nguyễn Tƣ Giản trong bài bàn về “thần”, “khí”, “thể”, “cách” của
thơ viết: “Tinh nghĩa nhập thần thì thần văn sẽ đầy đặn; nuôi tầm nhìn rộng
trông xa thì hơi văn sẽ thăng bằng; trong bụng nuốt tám chín chằm Vân Mộng
(ý nói đi nhiều) thì thể văn sẽ bao la mà thoải mái; đọc nát vạn cuốn sách, cảm
thấy nhƣ có thần bên mình, thì thể cách văn sẽ lớn lao mà đúng đắn. Ngƣời nào
gồm đủ các mặt trên, đấy là nhà văn ƣu tú nhất, ngƣời nào tuy cũng có đủ các
mặt nhƣng hơi yếu, thì thuộc loại thứ hai; còn ngƣời nào chỉ xuất sắc về một vài
phƣơng diện, thì lại đứng vào hàng sau nữa [13;275].
Sự nhìn nhận về mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá và văn học ngày
càng rõ ràng và đƣợc chỉ ra cụ thể hơn trong các bài nghiên cứu của lớp học giả
trong nƣớc giai đoạn về sau. Trên báo Thanh nghị số 26/1942, học giả Đinh Gia
Trinh viết: “Tiểu thuyết đựng những nguyện vọng, những phản ánh của đời
sống tinh thần và vật chất của xã hội. Muốn suy xét về một dân tộc, một nhà mỹ
học khuyên ta nên để ý tới nền âm nhạc và lối kiến trúc của nƣớc ấy. Ta phải

21
thêm vào: nên xét đến văn chƣơng của nƣớc ấy và nhất là môn tiểu thuyết của
nƣớc họ”. Có thể thấy qua lời bàn của Đinh Gia Trinh thì tiểu thuyết nói riêng
và văn chƣơng nói chung đã trở thành cánh cửa để nhìn vào và đánh giá toàn bộ
một dân tộc, đất nƣớc bởi nó “phản ánh đời sống tinh thần về vật chất” hay nói
cách khác chính là phản ánh văn hoá của dân tộc ấy, đất nƣớc ấy. Về luận điểm
này, Nguyễn Hƣng Phấn tỏ ý tán đồng khi viết: “Thấy chán văn học chả có gì
thần bí hết! Nó là phản ánh những tình trạng trong cuộc sinh hoạt hiện thiệt của
xã hội, nó thông qua các thứ tình cảm, tƣởng tƣợng, tƣ tƣởng cho đến hứng thú
của tác giả, mà đồng thời những cái kêu bằng tình cảm, tƣ tƣởng, tƣởng tƣợng
của tác giả cũng đều cùng một thể chuyển biến cái hoàn cảnh của tác giả và ảnh
hƣởng của hiện tƣợng xã hội đƣơng thời chớ không sao vƣợt qua nổi cuộc sinh
hoạt hiện thiệt” [13;1019].
Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế đất nƣớc ngày càng phát triển, đất

nƣớc ta đã bƣớc vào thời kỳ hội nhập thế giới thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc ngày càng đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ sống còn của toàn dân
tộc. Từ thực tiễn đó, văn học có vai trò hết sức quan trọng trong sứ mệnh là nền
tảng của văn hoá – đƣợc coi là động lực trực tiếp cho quá trình phát triển xã hội.
Giáo sƣ Phan Trọng Thƣởng trong bài Văn hoá, văn nghệ trình bày: “Văn học
là một thành tố chính của văn hoá (…) gắn bó hữu cơ với văn hoá (…); sáng tạo
văn học cũng có nghĩa là sáng tạo văn hoá. Văn học luôn đƣợc xem là công cụ
chuyển tải văn hoá, là phƣơng tiện lƣu giữ các giá trị văn hoá [6;12]. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII, 1993 đã
khẳng định tầm quan trọng của văn hoá và văn học nghệ thuật: “Văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”; “Văn học nghệ thuật là một bộ
phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về
chân - thiện - mỹ” [3;157].
b. Sự tác động trở lại văn hoá của văn học
Nhƣ trên đã nói, văn hoá cô đọng trong muôn mặt khác nhau của hiện
thực cuộc sống, có những giá trị văn hoá vật thể và những giá trị văn hoá phi

22
vật thể và mỗi một loại hình nghệ thuật lại có cách biểu đạt văn hoá theo lối
riêng của mình. Nếu âm nhạc khai thác những giá trị văn hoá về mặt tiết tấu,
giai điệu, làn điệu, kiến trúc biểu đạt văn hoá qua những phong cách, bài trí, bố
cục thì văn học lại có cách thể hiện văn hoá theo phƣơng pháp riêng của mình
thông qua ngôn ngữ, hình tƣợng, cấu trúc. Chính trong những tìm tòi về khả
năng biểu đạt, khai thác giá trị văn hoá thì quá trình tác động trở lại của văn học
tới văn hoá đã diễn ra.
Trƣớc hết, văn học phản ánh văn hoá nhƣng không phải phản ánh toàn
bộ, phản ánh không chọn lọc. Văn học luôn tìm kiếm những giá trị nhân văn,
những giá trị tốt đẹp của con ngƣời và phê phán những điều tiêu cực, trái với
thuần phong mỹ tục và văn hoá chung của dân tộc, nói cách khác, văn học đã

chủ động lựa chọn các giá trị văn hoá, do đó làm giàu thêm cho văn hoá. Bản
thân văn hoá luôn là cái cần đƣợc bồi đắp qua nhiều thế hệ và văn học đã bồi
đắp thêm vào văn hoá những giá trị mới thông qua việc: Làm rõ vẻ đẹp của văn
hoá dân tộc, nhấn mạnh và làm sâu đậm thêm những nét văn hoá tốt đẹp đó và
cuối cùng là làm mới thêm những nét văn hoá dân tộc dựa trên chính những nét
mới mẻ của chất liệu hiện thực và sự mới mẻ trong cách nhìn, cách tiếp cận,
chiêm ngƣỡng hiện thực. Về điều này, ngay trong lời Phi lộ đăng trên Văn học
tạp chí số 1 (5/1932) học giả Đinh Gia Trinh đã có lời bàn: “Muốn giữ cho cái
quốc hồn của mình đừng siêu lạc, cái quốc tuý của mình khỏi tán thất, cái quốc
hoa của mình một ngày một thêm rực rỡ tốt tƣơi, thì thế nào cũng phải có một
thứ văn tự riêng để ghi chép thứ tiếng nói riêng của mình, lại phải trao lời chải
chuốt, sửa sang, sắp đặt, gom góp, chỉnh đốn thứ tiếng nói ấy cho thành văn
thành vẻ, thành riêng hẳn, là đặc sắc của dân tộc mình mới đƣợc”.
Không chỉ chọn lọc và bảo lƣu, phát triển các giá trị văn hoá tốt đẹp, văn
học còn góp phần sản sinh ra các giá trị văn hoá mới, các giá trị tinh thần mới,
đôi khi còn vƣợt thoát khỏi những hạn chế về mặt thời đại. Những tác phẩm văn
học đích thực có sức lay động lòng ngƣời mạnh mẽ, nâng cao vốn văn hoá cho
con ngƣời, làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan, hƣớng con ngƣời tới
những giá trị tinh thần tốt đẹp hơn, cao thƣợng hơn. Nhờ có những tác phẩm

23
của phong trào thơ Mới mà con ngƣời đã biết tôn trọng và đề cao những cảm
xúc của cái “tôi” cá nhân, điều mà trƣớc đó vốn bị gạt đi hoặc xem nhẹ; nhờ
những tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam, chúng
ta đƣợc tiếp xúc với một cánh cửa nhìn ra thế giới với rất nhiều góc độ văn hoá
có thể chiêm ngƣỡng nhƣ vấn đề lý tƣởng, quan niệm, lối sống, v.v. Từ đó, bao
thế hệ ngƣời Việt đã dần tích luỹ đƣợc những điều vốn trƣớc nay còn tƣơng đối
xa lạ nhƣ tƣ duy làm ăn lớn, quan niệm về vị thế và vai trò của ngƣời phụ nữ,
sự tự do trong hôn nhân luyến ái, v.v. Hay nhƣ với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã
góp vào kho ngôn ngữ dân tộc với rất nhiều thuật ngữ mới, cách nói mới nhƣ

những kẻ Sở Khanh, Tú Bà, những cách nói nhƣ “ngƣời đâu gặp gỡ làm chi –
trăm năm biết có duyên gì hay không”, “rành rành trong ngọc trắng ngà – dày
dày sẵn đúc một toà thiên thiên” và “tiếc thay một đoá trà mi – con ong đã tỏ
đƣờng đi lối về”, v.v. và cả tục bói Kiều vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại.
Rất nhiều hình tƣợng văn học đã đi vào cuộc sống và trở thành một giá trị văn
hoá thân thuộc với nhân dân, đó hẳn nhiên là sự thành công của ngƣời nghệ sỹ
nhƣng một mặt, nó cũng biểu hiện quan hệ tác động độc lập của văn học với
văn hoá.
c. Văn học khai thác giá trị văn hoá – một “dòng riêng giữa nguồn
chung”
1

Theo quan sát và tìm hiểu của chúng tôi, dƣờng nhƣ có một “dòng” riêng
của xu hƣớng văn học đi vào khai thác những nét đẹp, những giá trị bền vững
của văn hoá trong văn học, có những tác giả tha thiết đi tìm những giá trị ẩn
chìm phía sâu trong văn hoá nhƣ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Tô Hoài,
Sơn Nam, Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng v.v.
Với Thạch Lam, trong số không nhiều những tác phẩm để lại của ông, có
thể thấy xu hƣớng tìm tòi, ngợi ca những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc thể
hiện rất rõ trong tập Hà Nội băm sáu phố phường (Nxb Văn nghệ, TP. HCM,
Sài Gòn, 2000). Đọc tác phẩm của nhà văn Tự lực văn đoàn này có thể thấy,

1
chữ dùng của giáo sƣ Trần Ngọc Vƣơng

24
trong cuộc sống sinh hoạt thƣờng ngày cũng nhƣ trong văn chƣơng, Thạch Lam
luôn thể hiện tình yêu, sự trân trọng với các giá trị văn hoá dân tộc, với các nét
phong tục tập quán trong đời sống ngƣời Việt Nam nói chung và của Hà Nội
nói riêng. Ngay trong tiểu luận Theo dòng, ông cũng từng viết: “chúng ta chỉ có

thể bằng các nhà văn ngoại quốc khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn chúng ta mà
thôi”. Đọc các sáng tác của ông, có thể thấy quan điểm này đã đi sâu và chi
phối toàn bộ hệ thống đề tài, nội dung tác phẩm. Nói nhƣ nhà nghiên cứu Lê
Thị Đức Hạnh, bà gọi cái đó là màu sắc dân tộc trong sáng tác của Thạch Lam,
còn chúng tôi, chúng tôi gọi đó là chất văn hoá, cảm hứng văn hoá trong tác
phẩm của Thạch Lam, nhà văn đã chọn cho mình một con đƣờng đi trong dòng
chảy chung của văn học dân tộc. Ta cảm nhận đƣợc thái độ nâng niu tới mức
nào của ông khi viết về các món ăn, hàng quà ở Hà Nội nhƣ phở, cốm, bánh
cuốn, xôi,… ta cảm nhận đƣợc nét vấn vƣơng trong hình dáng những thiếu nữ
vấn áo tứ thân cũ kĩu kịt quẩy đôi quang gánh buôn bán dọc đƣờng chợ quê.
Với Thạch Lam, ăn là một văn hoá và “quà… tức là ngƣời”, lối chọn món ăn và
cách ăn cũng là một biểu hiện văn hoá đáng trân trọng bởi “một cách cầm đũa,
một cách đƣa thìa lên húp canh báo cho ta nhiều về một ngƣời hơn là trăm pho
sách. Và nhất là những thức mà họ ăn… Bảo cho tôi biết anh ăn gì, tôi sẽ nói
anh là ngƣời nhƣ thế nào” [10;173]. Trong cảm nhận riêng của chúng tôi, khi
nói về ẩm thực, Thạch Lam luôn nhìn dƣới con mắt một một ngƣời nghệ sỹ
chiêm ngƣỡng và luôn nhìn thấy mối liên hệ giữa ẩm thực với văn chƣơng.
Ngắm nhìn cô hàng nƣớc ông viết: “Cô hàng nƣớc Việt Nam – dù ở dƣới bóng
đa, bên ruộng lúa hay ở dƣới mái hiên thành phố, ở đâu cũng vậy, miệng cƣời
tƣơi của cô hàng là dây liên lạc khắp mọi ngƣời. Cô hàng nƣớc Việt Nam, từ
xƣa đến nay đã chiếm một địa vị quan hệ trong lịch sử và trong văn chƣơng: đã
có nhiều tiểu thuyết bắt đầu ở một hàng nƣớc và kết cục cũng ở đây” [10;182].
Hay nhƣ khi viết về món bún sƣờn, ông hạ bút bình phẩm nhƣ thế này: “Ngƣời
ta ăn bún sƣờn nhƣ đọc những tiểu thuyết ngon ngọt, thích thôi không dám mê.
Không có ngƣời ghét nhƣng cũng không có ngƣời tha thiết quá. Cái gì cũng ở
nửa chừng” [10;140]. Tất cả những điều vừa kể đã làm cho Thạch Lam sống
mãi và gần chúng ta hơn, dù ông ra đi khi còn rất trẻ (32 tuổi), kể cả sau sáu

×