Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THỊ CHUYÊN




TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975
(KHẢO SÁT QUA TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ ĐÀO THẮNG)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam







Hà Nội - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




BÙI THỊ CHUYÊN



TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975
(KHẢO SÁT QUA TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ ĐÀO THẮNG)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam
Mã số: 602234



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Thảo Miên





Hà Nội - 2013
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
2.1 Những vấn đề chung 2
2.2 Về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía 4
2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường 4
2.2.2 Về tiểu thuyết Dòng sông mía của nhà văn Đào Thắng 8
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4.1 Đối tượng nghiên cứu: 10
4.2 Phạm vi nghiên cứu: 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Đóng góp của luận văn 10
7. Cấu trúc của luận văn 11
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU
1975. SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN KHĂC TRƯỜNG VÀ ĐÀO THẮNG
12
1.1 Khái quát tiểu thuyết viết về nông thôn trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại 12
1.1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn trước đổi mới (1986) 12
1.1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (1986) 18
1.2 Sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Đào Thắng trong
dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 24
1.2.1 Tiểu thuyết Nguyễn Khắc Trường trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại 24
1.2.2 Tiểu thuyết Đào Thắng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại . 25
CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC NÔNG THÔN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA VÀ DÒNG SÔNG MÍA 28
2.1 Đời sống nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông
mía 28

2.1.1 Hiện thực nông thôn thời kỳ tiền đổi mới 28
2.1.2 Vấn đề cải cách ruộng đất 35
2.1.3 Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong hai tiểu thuyết 40
2.2Nhân vật trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía
55
2.2.1 Nhân vật mang dấu vết tha hóa và yếu tố bi kịch 55
2.2.2 Nhân vật có số phận bi thảm 61
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG HAI TIỂU
THUYẾT MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA VÀ DÒNG SÔNG MÍA 67
3.1. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật 67
3.1.1 Xây dựng những chi tiết ngoại hình 68
3.1.2 Khắc hoạ nội tâm nhân vật 72
3.1.3. Khắc hoạ nhân vật qua những hành động 75
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng
sông mía 76
3.2.1.Ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ người kể chuyện) 77
3.2.2 Ngôn ngữ nhân vật. 80
3.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 84
3.4 Kết cấu nghệ thuật 88
3.3.1 Kết cấu lắp ghép cốt truyện 88
3.3.2 Kết cấu buông lửng, để ngỏ 89
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
95


1
MỞ ĐẦU

1 . Lí do chọn đề tài

Nông thôn luôn là đề tài xuyên suốt của văn học Việt Nam: Từ ca
dao, văn học trung đại đến văn học hiện đại. Mỗi thời kỳ tuỳ theo hoàn cảnh
lịch sử, văn hoá, xã hội mà nông thôn được tiếp cận dưới những góc độ khác
nhau. Trong dòng văn học Hiện thực phê phán những năm 1930 – 1945,
nông thôn hiện lên với cái đói, cái nghèo, tối tăm, lạc hậu. Sau cách mạng
Tháng tám đến năm 1975, đề tài nông thôn được khai thác với cảm hứng
ngợi ca những mặt tích cực, tốt đẹp của cuộc sống. Sau năm 1975, đặc biệt
là sau Đại hội Đảng VI (1986) với tinh thần tự do dân chủ nhìn thẳng vào sự
thật, phát huy nhân tố con người đã mang đến cho văn chương một luồng
sinh khí mới. Các nhà văn đã mạnh dạn bày tỏ tư tưởng, quan điểm nghệ
thuật của mình về hiện thực. Hơn thế nữa, giai đoạn này trong lòng văn học
đang diễn ra một sự chuyển biến mạnh mẽ đó là: sự chuyển biến từ khuynh
hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư. Sự chuyển đổi này đã mang
đến cho văn học viết về nông thôn những thay đổi đáng ghi nhận. Dưới cái
nhìn thế sự, người nông dân xuất hiện trên những trang văn với tất cả những
buồn vui, sướng khổ. Chưa bao giờ cuộc sống riêng tư, số phận con người
lại được chú ý đến như vậy.
Trong hàng loạt tác phẩm văn xuôi được viết từ sau đổi mới về đề tài nông
thôn như Thời xa vắng, Chuyện làng cuội của Lê Lựu, Bến không chồng của
Dương Hướng, Thuỷ hoả đạo tặc của Hoàng Minh Tường, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Dòng sông mía của Đào Thắng …thì Mảnh
đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía là hai tác phẩm tiêu biểu, sắc nét nhất.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tiểu thuyết này được khẳng định bằng việc
nhận giải thưởng thường niên do Hội nhà văn tổ chức, và quan trọng hơn là được
độc giả nhiệt tình đón nhận. Nhiều bài viết đã khẳng định thành công của hai tiểu
thuyết này trên nhiều phương diện, và bản thân người viết cũng có niềm say mê đối
với hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía, đó là lý do để

2
chúng tôi lựa chọn : Tiểu thuyết viết về nông thôn sau năm 1975 (khảo sát qua tác

phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng) làm đề tài nghiên cứu của mình. Với
đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định vị trí và đóng góp của hai nhà văn ở mảng
tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ sau đổi mới nói riêng, và đối với nền văn học
Việt Nam hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Những vấn đề chung
Sau năm 1986, bên cạnh hàng loạt tiểu thuyết viết về nông thôn gây tiếng vang
như Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường…đã xuất hiện nhiều cây bút mới
viết về nông thôn như: Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Minh
Tường, Đào Thắng…tất cả đã tạo nên một không khí sôi động trên văn đàn. Nhiều
tác phẩm đã gặt hái được thành công, và cùng với đó cũng bắt đầu xuất hiện các bài
nghiên cứu, phê bình về mảng văn học này.
Hầu hết các bài viết đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đời sống
nông thôn trước và sau đổi mới, và thống nhất ghi nhận sau Đại hội Đảng VI (1986),
văn xuôi viết về nông thôn đã có sự thay đổi đáng kể. Tác giả Trần Cương trong bài
Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 [18] đã nhận thấy có hai sự
chuyển biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 80 so với những
năm trước đó, đó là: Sự chuyển biến trong chủ đề và sự chuyển biến trong phạm vi
bao quát hiện thực. Ở bài viết này, nói về sự chuyến biến trong chủ đề Trần Cương
đã đánh giá ― dường như lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con người mà
trước kia chưa có đó là sản phẩm con người và hạnh phúc cá nhân…‖ [18;Tr.36]. Ở
phạm vi bao quát hiện thực tác giả cũng nhận xét: Các nhà văn đã nhìn nhận và phản
ánh hiện thực nông thôn một cách chân thực và sâu sắc.
Tác giả Tôn Phương Lan trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX [
53] có bài: ―Một số vấn đề văn xuôi thời kỳ đổi mới‖, tác giả có đề cập đến văn học
sau chiến tranh. Đặt đề tài nông thôn bên cạnh các đề tài khác, bài viết đã chỉ ra
những đổi mới của đề tài nông thôn trong sự đổi mới chung của tiểu thuyết sau 1986.
Ngoài ra, trong bài viết này tác giả còn nói đến một vài vấn đề tồn tại của đời sống


3
nông thôn trong mối quan hệ dòng tộc.
Nhà nghiên cứu Phong Lê trong công trình Nghiên cứu văn học [62] với bài:
“Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8 năm
1945”. Trong bài viết này tác giả đã có một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến những năm sau đổi mới, đặc biệt là những cuốn tiểu
thuyết mở đầu thế kỷ XXI.
Công trình tiêu biểu viết về đề tài nông thôn có lẽ phải kể đến tác giả Lã Duy
Lan với công trình khoa học Văn xuôi viết về nông thôn - tiến trình và đổi mới [52].
Trong công trình này, tác giả đã khái quát và đánh giá về nông thôn trong suốt quá
trình phát triển từ trước và sau 1986. Nếu ở giai đoạn trước năm 1986, tác giả đi vào
những thành tựu và hạn chế trong việc phản ánh hiện thực thì ở giai đoạn sau năm
1986, ngoài việc giới thiệu diện mạo chung, tác giả còn tập trung đánh giá những
―đặc trưng sáng tạo về nội dung‖ của văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ đổi mới qua
sự chuyển biến về chủ đề, phạm vi bao quát hiện thực và cách thể hiện nhân vật.
Đồng thời tác giả cũng đánh giá những thành tựu bước đầu về phương diện nghệ
thuật: Ngôn ngữ, thể loại, phong cách chung và giọng điệu.
Xác định ranh giới của tiểu thuyết nông thôn trước và sau đổi mới trong bài
Về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực trong văn xuôi sau 1975, nhà nghiên cứu
Tôn Phương Lan cho rằng “ Lâu nay người nông dân chưa được nhìn nhận qua vấn
đề ruộng đất, vấn đề vào ra hợp tác xã, giờ đây vấn đề đó được nhà văn nhìn vào số
phận lịch sử của họ. Và lịch sử đất nước được hiện ra qua lịch sử cuộc đời nhân vật
trong cuộc mưu sinh, trong sự duy trì đóng góp để làm nghĩa vụ cho tổ quốc, với
phần trách nhiệm của từng hoàn cảnh gia đình” [54;Tr.50], Từ góc độ đó, tác giả
cho rằng “đã có một cách soi xét lại một thời đã qua, thông qua những số phận cá
nhân và những vấn đề của một làng xã, một dòng họ”[54;Tr.48], trong đó “nổi bật
lên là mối mâu thuẫn về quyền lợi cá nhân nấp dưới vấn đề họ tộc”[54;Tr.40].
Tác giả Phạm Ngọc Tến trong bài Đề tài nông thôn không bao giờ mòn cũng
có cái nhìn lạc quan. Trong bài viết tác giả đã khẳng định đề tài nông thôn không bao
giờ “bạc màu”, “không bao giờ mòn”. Bởi nông thôn việt Nam đang từng bước

chuyển mình, đáng được ghi nhận. Quá trình nông thôn hóa, sự tác động của công

4
nghiệp vào nông nghiệp, sự lai căng về văn hóa…cũng có mặt tích cực và tiêu cực
nên đáng để các nhà văn suy ngẫm, trăn trở [87].
Trong công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo
và đặc điểm, tác giả Lê Thị Hường đã chỉ ra được những đặc điểm chính của tiểu
thuyết giai đoạn này là sự đa dạng về hệ đề tài, trong đó đề tài nông thôn là một trong
những đề tài đã gây được ấn tượng. Các nhà văn đã gặp gỡ nhau ở vấn đề cốt lõi của
nông thôn: gia đình và dòng tộc, phong tục, nếp nghĩ, nếp sống của những con người
sống trên những mảnh đất phần lớn còn chịu sức đè của những thói tục cũ.[ 49]
Nhân dịp cuộc thi tiểu thuyết lần 2 (2002 – 2004) kết thúc, báo Sài Gòn giải
phóng đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
Trong cuộc trao đổi này, nhà thơ đã khẳng định: Có mùa gặt mới của tiểu thuyết
nông thôn đầu thế kỷ XXI. Nét mới của cuộc thi tiểu thuyết lần 2 là các nhà văn đã
có sự mở rộng biên độ khi viết về nông thôn. Họ “đặt nông thôn Việt Nam trong
những biến cố của dân tộc đầy bão táp theo chiều dài lịch sử”, “với độ mở và góc
khuất mà trước đó nhiều nhà văn chưa có điều kiện để truyền tải tới bạn đọc. Những
yếu tố đó tạo nên bộ mặt và sức bền của nông thôn Việt Nam. Qua Dòng sông mía,
Cánh đồng lưu lạc… đã chứng tỏ được “sức sống của dân tộc, cốt cách của người
nông dân được phác họa một cách sắc sảo”[88]. Như vậy, văn xuôi và tiểu thuyết
viết về nông thôn từ sau 1975 đã thực sự hồi sinh, để lại nhiều dấu ấn qua mỗi giai
đoạn, mỗi tác giả và tác phẩm. Phải khẳng định rằng, văn xuôi và tiểu thuyết viết về
nông thôn giai đoạn này đã không dẫm lên những lối mòn quen thuộc, mà đã có sự
chuyển mình, hứa hẹn nhiều thành tựu ở những giai đoạn sau.
2.2 Về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía
2.2.1 Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc
Trƣờng
Nguyễn Khắc Trường là một cây bút trẻ của nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam. Khởi đầu với các tập truyện Cửa khẩu, Thác rừng , Miền đất mặt trời

nhưng thể loại truyện ngắn này đã không đem lại thành công cho ông. Đánh dấu
sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khắc Trường phải kể đến
cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, với cuốn tiểu thuyết này

5
Nguyễn Khắc Trường đã mang đến cho văn đàn một tiếng nói mới, trực diện và
sắc sảo. Khảo sát các tư liệu đã thu thập được chúng tôi nhận thấy các tài liệu
nghiên cứu về Nguyễn Khắc Trường hầu như mới là các ý kiến thảo luận, các
bài viết đăng rải rác trên các báo, tạp chí, và các bài phỏng vấn trực tuyến,
online, nó không mang tính hệ thống, toàn diện. Ngoài ra cũng còn phải kể đến
một số bài được phát trên Đài tiếng nói Việt Nam, kịch bản phim Mảnh đất lắm
người nhiều ma đã được công chiếu dưới cái tên ―Đất và người‖ của hãng phim
Truyền hình Việt Nam vào tháng 1 năm 2003. Tuy các ý kiến đánh giá, phê bình
đôi khi khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng nhìn chung cũng khá thống
nhất khi đánh giá về giá trị của cuốn tiểu thuyết này. Đáng chú ý là các ý kiến
thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma do báo Văn nghệ tổ chức
ngày 25 tháng 01 năm 1991. Trong cuộc thảo luận này các nhà nghiên cứu đã
xem xét tác phẩm dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Có ý kiến đưa ra
sự đánh giá tổng quát về tác phẩm và khẳng định tài năng của Nguyễn Khắc
Trường (Hà Minh Đức), đánh giá tác phẩm ở chiều sâu văn hoá của nó (Bùi
Bình Thi), cũng có ý kiến xem xét tác phẩm ở khía cạnh đóng góp của nó với đề
tài nông thôn (Phong Lê), ở nghệ thuật trần thuật và cách thức tổ chức cốt truyện
(Trần Đình Sử, Trung Trung Đỉnh)…Khái quát về giá trị của Mảnh đất lắm
người nhiều ma, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận thấy nhà văn Nguyễn Khắc
Trường đã ―Viết về nông thôn dưới cái nhìn chân thực, chủ động, làm bộc lộ
được qua những trang viết là một nông thôn với nhiều chuyển động, xáo trộn,
đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, tranh chấp nhau giữa các thế lực Nông thôn
trong tiểu thuyết không cuộn lên trong các phong trào đấu tranh yêu nước, cải
cách, hợp tác mà sôi lên những nguyên nhân bên trong, những chuyện làng
xóm.Tác giả đã chụp được khuôn mặt đích thực với những nét miêu tả sắc sảo,

chân thực”[71]. Nhà văn Trung Trung Đỉnh lại cho rằng: “ Nguyễn Khắc
Trường có tài lập truyện tỉnh táo và kín kẽ. Tôi nghĩ đây là thế mạnh và cũng là
điểm yếu của tác giả. Vì tỉnh táo quá, kĩ quá mà ông lo được hết mọi điều khiến
người đọc đỡ phải lo. Nếu anh là người say, không tỉnh táo chắc anh chẳng viết
đoạn cuối làm gì. Phần cuối được cái lí mà mất cái lập lờ vô lí khiến người ta

6
phải thèm khát, thao thức. Tôi nghĩ nghệ thuật lấp lánh ở cái sự say đến ngả
nghiêng, đến mập mờ và nó hấp dẫn chính ở cái sự mập mờ ấy‖ [71]. Theo Trần
Đình Sử, nhà văn Nguyễn Khắc Trường ―rất giàu vốn sống, đặc biệt ngôn ngữ
rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ “bộ đội” được
sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên” [71] và chính
điều này mà Trần Đình Sử nhận thấy tác phẩm đã “góp phần đổi mới mảng tiểu
thuyết về nông thôn của chúng ta”.Với Phong Lê, thì ―Cuốn sách đặt ra và gây
được ấn tượng ở các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen
đó. Không chỉ là chất thơ mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau.
Không chỉ những con người nhân danh đủ dạng trong thế bài trừ tiêu diệt lẫn
nhau mà còn là đủ những người “dị dạng”, bị đẩy ra hoặc bị hút vào những
giao tranh quyết liệt đó.” Và “sức hấp dẫn của cuốn sách là ở một số vỉa mới
mà nó khai thác, gắn bó với những vấn đề chung, vừa thực sự, vừa lưu cữu của
nông thôn chúng ta” [71]. Bùi Bình Thi khẳng định : Điều mà cuốn tiểu thuyết
đã đặt ra rất có ý nghĩa đó là nông thôn bấy lâu nay không hẳn chỉ là vấn đề
ruộng đất mà trên hết là một đời sống văn hoá. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh lại nhận thấy: nhà văn đã ―tạo được một không khí riêng cho tác phẩm‖
đó là “một không khí âm dương lẫn lộn, quỷ ở với người, có những nhân vật
khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần người” [71]. Nguyễn Phan Hách
khẳng định: ― Tác phẩm có tinh thần lạc quan‖. Với Thiếu Mai thì: ― Cuốn sách
của Nguyễn Khắc Trường hấp dẫn chúng ta bởi nhiều tình tiết, nhiều thông tin
mới mẻ, sinh động‖ [71]. Bên cạnh những ý kiến bình luận trên, trong cuộc thảo
luận còn có các ý kiến đóng góp của Ngô Thảo, Hoàng Ngọc Hiến, Hồ

Phương… Nhìn chung những bài viết này đều có nhận định chung là ý thức
dòng họ là vấn đề nổi bật trong các vấn đề về hiện thực nông thôn được phản
ánh trong tác phẩm. Ngoài ra còn có những bài viết trên các báo, tạp chí …
đánh giá về tiểu thuyết này, hầu hết các ý kiến đều thể hiện những ấn tượng
chung nhất, khái quát nhất về tác phẩm. Tiêu biểu là các bài: Đọc Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Hồng Diệu trên Tạp chí VNQĐ số 8/1991, tác giả
nhận thấy ―âm hưởng chủ yếu trong tác phẩm là lòng nhân hậu, là tình người‖.

7
Lê Thành Nghị có bài“Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma” trên Tạp chí tác
phẩm mới 8- 1991, trong đó khẳng định vấn đề bao quát trong tác phẩm là
“vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn‖, và cũng theo tác giả sự chi
phối ―khá triệt để về ý thức dòng họ‖ đã làm nên bộ mặt nông thôn từ xưa đến
nay. Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong bài “Thế giới kỳ ảo trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường với cái nhìn văn hoá” (Tạp chí khoa
học số 5 – 2005 Trường ĐHSP Hà nội), đã cho rằng: cái làm nên thành công
cho tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với thời kỳ khó khăn của đất nước,
còn là ―thế giới kỳ ảo mà tác giả đã dụng công xây dựng với các yếu tố kỳ ảo
rất đặc trưng, đó là mô típ cái chết đi liền với mô típ ma hiện hồn”. Trong bài
viết này tác giả còn nhận thấy có các biểu hiện khác nhau của văn hoá đó là ―
Văn hoá lịch sử‖, ―Văn hoá ẩm thực‖, ―Văn hoá cưới xin tang lễ‖. Bài viết của
tác giả Ngọc Anh (Báo Giáo dục và thời đại, 27- 5- 1991) khẳng định “sự
thành công về mặt nghệ thuật là tính chỉnh thể và kết cấu tác phẩm: sự việc
này nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác”.
Tuy nhiên, bên cạnh những ― cái được‖, các nhà nghiên cứu, phê bình còn
chỉ ra cái ― chưa được‖ của cuốn tiểu thuyết này. Có ý kiến cho rằng cuốn sách
vẫn đọc ― chụp trang‖ nhờ có một cốt truyện được ― dàn dựng cẩn thận‖, rằng ―
cuốn sách chưa có gì nổi bật sâu sắc, không thấy có tầng sâu ý nghĩa bên trong
- không có gì lấp lánh‖ (Nguyễn Phan Hách). Có lẽ ý kiến này tỏ ra ―hơi khắt
khe‖ đối với Nguyễn Khắc Trường. Theo chúng tôi, khi xem xét tác phẩm cần

đặt tác phẩm trong bối cảnh của thập niên 80 chúng ta mới thấy hết được những
đóng góp của Nguyễn Khắc Trường. Giữa biển sách xô bồ chạy theo thị hiếu
tầm thường thì Mảnh đất lắm người nhiều ma cùng với Bến không chồng của
Dương Hướng, Thân phận tình yêu của Bảo Ninh đã thực sự là món ăn tinh
thần bổ ích, thể hiện những đổi mới, cách tân, và có giá trị đích thực
đối với tiểu thuyết đương đại Việt Nam, khẳng định được chỗ đứng của mình
trên văn đàn.
Điểm lại những ý kiến đánh giá về Mảnh đất lắm người nhiều ma chúng
tôi nh ận thấy tuy có sự khác nhau về cách nhìn nhận và mức độ đánh giá nhưng

8
nhìn chung các ý kiến đều đánh giá rất thấu đáo và sâu sắc. Trên cơ sở tiếp thu
và kế thừa những ý kiến đóng góp đúng đắn của các nhà nghiên cứu, ở đề tài của
mình chúng tôi muốn thử đi tìm một cách đánh giá khách quan hơn, thoả đáng
hơn để góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị của cuốn tiểu thuyết này cũng
như tìm hiểu và lý giải những khía cạnh chưa được của tác phẩm này.
2.2.2 Về tiểu thuyết Dòng sông mía của nhà văn Đào Thắng
Dòng sông mía của Đào Thắng là tác phẩm ra đời muộn hơn so với
những tiểu thuyết cùng đề tài, song thực sự đã mang lại cho người đọc một cái
nhìn mới mẻ và toàn diện về bộ mặt nông thôn Việt Nam. Xoay quanh tiểu
thuyết này đã có những ý kiến đánh giá, phê bình của một số nhà nghiên cứu,
bạn đọc…Ở chuyên mục Văn nghệ thứ bảy ( 27/08/2005), Việt Chiến trên
trang điện tử Thanh niên đã đánh giá: Tác giả Đào Thắng khá sung sức và
thành công trong việc miêu tả đời sống nông thôn trong nhiều thập kỷ qua của
đất nước. Nông thôn trong tác phẩm vừa “ vạm vỡ, đằm thắm, vừa đầy ắp thế
sự với biết bao xung đột xung quanh một gia đình, một dòng tộc”. Ngoài ra, tác
giả còn nhận thấy: “ chỗ chênh vênh lại chính là sự thành công của Đào Thắng
khi tác giả này không rơi vào chủ nghĩa lạc quan, chủ nghĩa khách quan lạnh
lùng ngay cả khi miêu tả những tình huống tồi tệ, bi đát nhất của cuộc
sống”[17]. Ngô Thị Kim Cúc trên trang Việt báo trong bài “Đắng như sông

mía” có viết: “ Quyển sách cuốn hút người đọc từ những trang đầu tiên, không
phải vì hành văn hay cấu trúc mà ở sức sống ngồn ngộn toả ra từ trang sách,
tràn đầy sức mạnh tâm linh của một vùng đất, được thức dậy bằng tất cả niềm
yêu thương, đau đớn” [15]. Bên cạnh đó, bài viết còn xem “ Dòng sông mía”
như một cuốn “ gia phả của một dòng họ ưu tú ở nông thôn, lịch sử của một
ngôi làng bên bờ sông Châu đậm chất văn hoá dân gian, bi kịch của những thế
hệ đàn bà nông thôn, số phận mỏng manh, trải qua bao trầm luân, mất mát”
[15]. Lý Hoài Thu trong bài “ Dòng sông mía là một không gian vừa quen
thuộc vừa mới mẻ” đã nhận thấy những nét quen thuộc ― quen thuộc từ hình
ảnh dòng sông, cùng bức tranh thu nhỏ của một vùng dân cư có nghề chính là
nghề trồng mía, làm đường‖, và để khẳng định những nét mới mẻ của Dòng

9
sông mía, tác giả đã chỉ ra sự sáng tạo của Đào Thắng về giá trị nội dung và
những phương thức biểu hiện của tác phẩm như nghệ thuật xây dựng nhân vật,
không gian và thời gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật để từ đó khẳng định
―đặc tính nổi bật nhất của Dòng sông mía…là sự khác lạ độc đáo‖. Tác phẩm
thực sự đã mở ra những hướng tiếp cận mang ý nghĩa cách tân về mặt thể loại.
Tác giả Trần Mạnh Hảo trong bài: “ Dòng sông mía” của Đào Thắng hay là
tiếng nấc của sông Châu Giang? đã khẳng định “ Dòng sông mía” là tác
phẩm “ phải nói là hấp dẫn từ đầu đến cuối ( chỉ đoạn kết hơi bị khiên cưỡng).
Tác giả còn nhận định: Dòng sông mía ―là chính cái làng quê trồng mía để
bán và để nấu đường của tác giả hiện lên sinh động từ thời Tây thực dân, qua
cách mạng, kháng chiến, hoà bình, cải cách ruộng đất, chống Mỹ, hoà bình, và
cuối cùng đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc…”[91]. Ngoài ra, còn phải
kể đến một số bài viết khác như bài “ Trên đất nước có bao nhiêu làng mía?”
của Hoàng Ngọc Hiến (đăng trên Tạp chí Sông Hương) hay bài “ Cha, con và
dòng sông mía” của tác giả Văn Chinh (đăng trên trang Phongdiep.net)…
Đề tài nông thôn là một đề tài lớn, thu hút được nhiều sự quan tâm của
giới nghiên cứu, phê bình. Qua các bài viết nghiên cứu, phê bình trên chúng tôi

nhận thấy hầu hết các ý kiến đều đưa ra những đánh giá thẩm bình hai tiểu
thuyết ở nhiều khía cạnh từ nội dung đến nghệ thuật. Đồng thời các bài viết
cũng bày tỏ sự đồng tình, hoan nghênh nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà
văn Đào Thắng đã có cách nhìn, cách tiếp cận mới đối với cuộc sống và con
người nông thôn. Các bài viết trên đã chỉ ra sự chuyển biến trong phương thức
tiếp cận hiện thực, đánh giá những thành tựu về mặt nội dung cũng như nghệ
thuật của hai tiểu thuyết. Đó là nguồn tư liệu quý báu tạo nền cho người viết đi
tìm hiểu đặc điểm nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng
sông mía.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Khẳng định Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng là hai tác giả tiêu biểu cho
mảng đề tài viết về nông thôn sau đổi mới.
Qua sáng tác của hai tác giả, làm rõ hiện thực đời sống nông thôn sau đổi

10
mới, thế giới nhân vật và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu góp phần đem
lại thành công trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường và Dòng sông mía của Đào Thắng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm tiểu thuyết viết về đề tài
nông thôn qua Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng
sông mía của Đào Thắng. Đây là hai tiểu thuyết được Hội nhà văn trao giải
thưởng thường niên. Tuy thời điểm ra đời của mỗi tác phẩm là khác nhau, nhưng
ý tưởng của hai nhà văn lại gặp nhau ở việc: tái hiện lại bộ mặt nông thôn một thời
đã qua với những cái ― có thật‖ xảy ra ở các làng quê Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Theo hướng tiếp cận của đề tài, xuất phát từ đặc điểm tiểu thuyết viết về nông
thôn, chúng tôi tập trung khai thác bức tranh hiện thực và thế giới nhân vật được thể
hiện trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông

mía của Đào Thắng .
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn
vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Các phương pháp này sẽ được chúng tôi thực hiện cùng với thao tác
so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết viết về nông thôn qua sáng
tác của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn Đào Thắng nhằm:
Khẳng định cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng
trong việc phản ánh hiện thực nông thôn sau đổi mới.
Thông qua những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai tiểu thuyết

11
nhấn mạnh tài năng của hai nhà văn.
Đánh giá những đóng góp của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong
quá trình phát triển, đổi mới nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3 chương
Chương 1: Khái quát tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1975. Sự xuất hiện của
Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng
Chương 2: Hiện thực đời sống và thế giới nhân vật trong “Mảnh đất lắm người nhiều
ma” của Nguyễn Khắc Trường v à “ Dòng sông mía” của Đào Thắng
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma và Dòng sông mía

12

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1975.
SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN KHĂC TRƢỜNG VÀ ĐÀO THẮNG

1.1 Khái quát tiểu thuyết viết về nông thôn trong dòng chảy của tiểu thuyết
Việt Nam đƣơng đại
1.1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn trước đổi mới (1986)
1.1.1.1 Thời kỳ 1930 – 1945
Viết về nông thôn giai đoạn này trước hết phải kể đến tiểu thuyết của Tự
lực văn đoàn. Tuy nhiên, tác phẩm của họ mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả những
cảnh sống nghèo khổ, tối tăm, luộm thuộm do những thói quen, do trình độ thấp
kém, hoặc do mê tín dị đoan của người nông dân, chứ không phải do bị áp bức,
bóc lột. Do vậy, tác phẩm của họ còn nhiều hạn chế.
Để lại nhiều tác phẩm viết về nông thôn có giá trị giai đoạn này phải kể
đến các nhà văn hiện thực nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Nam Cao… Trong tác phẩm của họ, nông thôn hiện lên với sự khắc nghiệt
của sưu cao thuế nặng, vô lý và bất công, của những thủ đoạn bóc lột tàn
nhẫn, trắng trợn (Tắt đèn, Bước đường cùng). Đó là nông thôn của những hủ
tục nhiêu khê, rườm rà; của những mâu thuẫn, chèn ép giữa các phe cánh
tranh nhau quyền lợi, địa vị (Việc làng). Đó là nông thôn của những người
cùng khổ bị dồn tới chân tường (chị Dậu, anh Pha); của những cảnh lầm than,
cơ cực (bán chó, bán con, mót khoai…), của những kiếp sống đau đớn quằn
quại (Lão Hạc), hoặc liều lĩnh biến chất (Chí Phèo)…có thể nói, các nhà văn
hiện thực đã tái hiện lại một bức tranh nông thôn tiêu biểu, sắc nét.
Trong Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), tác giả đã thành công trong
việc vạch trần bản chất xấu xa của thực dân phong kiến, và dựng lên nhân vật
Nghị Lại – một điển hình khá toàn diện của giai cấp địa chủ, phản động với tính
cách xảo quyệt, đầy thủ đoạn, mưu mô. Tác giả đã tập trung vạch trần âm mưu
cướp ruộng đất của bọn địa chủ, chủ yếu bằng thủ đoạn cho vay cắt cổ. Chính
đây là nguyên nhân đã đẩy gia đình anh Pha vào cảnh nhà nát cửa tan, tới cảnh

bước đường cùng.

13
Với Tắt Đèn (Ngô Tất Tố), tác giả cũng tỏ ra xuất sắc trong việc chỉ ra hệ
thống chính quyền thống trị ở nông thôn. Bọn cường hào nắm quyền ở làng
Đông Xá đúng là những con người xấu xa và hung ác. Trong vụ sưu thuế, chúng
đã cùm trói, đánh đập anh Dậu một cách dã man vì nghèo không có tiền nộp sưu
thuế, bởi phải nộp thêm thứ thuế có tên hết sức vô lí: là thuế cho người đã mất
(anh Dậu phải nộp thuế thân cho người em trai đã mất). Vì lý do này mà chị Dậu
đã phải bán cả con lẫn chó. Qua lời nói của hai vợ chồng nhà Nghị Quế, người
đọc đã thấy rõ nhân phẩm, phẩm giá của con người (cụ thể là cái Tý) ở đây bị
đối xử, bị coi như súc vật, thậm chí có khi còn không bằng súc vật. Lời nói của
nhân vật Nghị Quế đã cho thấy rõ điều đó: “Tôi nuôi chó để nó coi nhà, nuôi
chó còn hơn nuôi đứa ở” [95;Tr.54,72]; hay qua lời diếc móc của mụ vợ tên đại
địa chủ: ―Mày ăn cơm chó nhà bà cũng chưa đáng đâu. Con chó nhà bà còn
được mấy chục, con người như mày bà chỉ mua có một đồng đấy thôi‖.
[95;Tr.54,73]
Đến với truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, bộ mặt của bọn cường hào,
ác bá hiện lên trong làng quê Vũ Đại cũng thật là ghê gớm. Trước hết là cảnh
“Quần ngư tranh thực” giữa hai phe cánh cha con Bá Kiến và phe cánh Đội tảo,
nhưng nổi lên rõ nét hơn vẫn là những tội ác của chúng với người nông dân. Đặc
biệt, với tác phẩm Chí Phèo, tác giả đã phát hiện tội ác dã man nhất của bọn
cường hào nông thôn lúc bấy giờ là đẩy người nông dân (cụ thể là Chí Phèo) từ
một cố nông với bản chất hiền lành, chân chất, chịu khó làm ăn đến chỗ bị lưu
manh hoá mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính, có muốn trở thành người lương
thiện cũng không thể.
Bức tranh toàn cảnh nông thôn của các nhà văn hiện thực như những đàn
chim én báo hiệu mùa xuân cách mạng sắp tới gần. Ở những tác phẩm này,
ngoài giá trị hiện thực còn chứa đựng giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc. Đó là
những đòi hỏi về quyền sống, quyền làm người. Đó là sự quan tâm đến số phận

của những người bé nhỏ, đầy bất hạnh. Đó là ý thức phản kháng của nhân vật
khi bị dồn vào những bước đường không còn lối thoát.

14
1.1.1.2 Thời kỳ 1945 – 1954
Sau cách mạng, ranh giới giữa văn xuôi viết về nông thôn và văn xuôi nói
chung không có sự phân biệt rõ rệt, nó hòa quyện vào nhau và được gọi dưới tên
chung là: văn xuôi kháng chiến. Thời kỳ này, đề tài nông thôn chủ yếu được viết
với cảm hứng ngợi ca, khẳng định, người nông dân không còn là nạn nhân đáng
thương bị xã hội cũ chèn ép như trước mà xuất hiện với tư thế là chủ nhân chân
chính của xã hội. Họ không còn khốn khổ, bệ rạc như trước nữa, họ đẹp ở lý
tưởng, ở các mối quan hệ cộng đồng và đẹp ở đạo đức cách mạng. Những người
nông dân đã đặt niềm tin vào một mô hình xã hội lý tưởng, tin vào lòng yêu
nước của tập thể hoặc cá nhân. Tình yêu quê hương đất nước hòa lẫn tình riêng.
Đó là những ông Hai (Làng - Kim Lân), ông Hoạch, chị Tin, ông Chức (Con
trâu - Nguyễn văn Bổng)…
1.1.1.3 Thời kỳ 1954 – 1960
Nông thôn Việt Nam giai đoạn này nổi lên với hai sự kiện: cải cách
ruộng đất và phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đường lối cải cách ruộng đất
của Đảng là đúng ―đánh đổ địa chủ mang lại ruộng đất cho nông dân‖, song
quan niệm về giai cấp còn máy móc, giáo điều và khi thực hiện lại có những
biện pháp cực đoan, sai lầm nên đã xảy ra một số hậu quả nghiêm trọng. Cuối
thời cải cách ruộng đất Đảng chủ trương sửa sai, tình hình nông thôn do vậy đã
được cải thiện dần. Viết về nông thôn trong cải cách ruộng đất có các sáng tác:
Bếp đỏ lửa của Nguyễn Văn Bổng, Nông dân với địa chủ của Nguyễn Công
Hoan, Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng, Ông lão hàng xóm của Kim
Lân… Đây là những tác phẩm của các tác giả có quá trình và thành tựu sáng tác
từ trước cách mạng. Nhưng đến giai đoạn này họ vẫn chưa vượt qua giới hạn
nhận thức và quan niệm chung về đấu tranh giai cấp. Chẳng hạn trong tác phẩm
Nông dân với địa chủ (Nguyễn Công Hoan) sau khi lập ra các phép tính ―Trên

giấy‖ đã đi đến kết luận: Tổng cộng trong 29 năm, nó (tức địa chủ Trừng) cướp
không của nông dân mất 230. 302 tạ 28 cân thóc. Đây là một con số khó tin, hay
trong Bếp đỏ lửa (Nguyễn Văn Bổng) đã để một nhân vật cốt cán Chữ trình bày
mục đích của việc quy định thành phần thật đơn giản, máy móc, tiêu cực: Trước

15
nay địa chủ với nông dân như sỏi đất trộn lẫn với thóc gạo trong bồ. Nay ta quy
định thành phần là sàng sảy, phân biệt ra. Gạo có hạt mẩy, hạt bé, hạt trắng,
hạt lứt, nhưng đều là gạo thì đậu trên mặt sàn, còn sỏi đất thì đều vứt riêng ra.
Ở cuối thời kỳ sửa sai đã có một số tác giả viết về cải cách ruộng đất, nhưng
quan niệm và sự miêu tả đã khác trước, nghĩa là đúng với thực tế hơn. Còn trong
tiểu thuyết Sắp cưới, Vũ Bão viết về những sự kiện đã xảy ra trong khi tiến hành
cải cách ruộng đất tại một đơn vị cơ sở.
Viết về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nhiều tác phẩm cũng để lại
những dấu ấn nhất định, như: Đào Vũ với Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm,Vũ Thị
Thường với Cái hom giỏ và Gánh vác, Nguyễn Kiên với Đồng tháng năm,
Nguyễn Địch Dũng với Trai làng quyền, Ngô Ngọc Bội với Chị cả Phây,
Nguyễn Khải với Mùa lạc, Tầm nhìn xa và Hãy đi xa hơn nữa… Những tác
phẩm kể trên đã có những ―gặt hái‖ bước đầu. Trong Cái sân gạch, Đào Vũ đã
nêu được không khí nông thôn trong những ngày đầu xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp. Qua những toan tính trăn trở của lão Am xoay quanh sự kiện ―vào hợp
tác‖, tác giả đã xây dựng một gương mặt nông dân khá sắc nét. Đến với Tầm
nhìn xa và Hãy đi xa hơn nữa, Nguyễn Khải lại xoay quanh vấn đề mâu thuẫn
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Nhân vật trong những sáng tác này đều là
những con người tiêu biểu, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân của mình để xây
dựng tập thể, cống hiến cho công việc chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, qua
Tầm nhìn xa, Nguyễn Khải được đánh giá là người đã phát hiện và thể hiện
thành công sự biến tướng trong bản chất tư hữu ở người nông dân qua những
điều kiện và hoàn cảnh mới ở nhân vật Tuy Kiền. Có thể nói bản chất tư hữu của
người nông dân đã ảnh hưởng khá sắc nét và cản trở lề lối làm ăn tập thể và nền

sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Nhìn chung, những sáng tác viết về nông thôn giai đoạn này ngoài những
phát hiện mới về bản chất tư hữu ở người nông dân còn những điều kiện và hoàn
cảnh mới còn xuất hiện những trang miêu tả khung cảnh lao động sản xuất,
những phong tục tập quán cùng những quan hệ làng xóm khá sinh động.

16
1.1.1.4 Thời kỳ 1964 – 1975
Đây là giai đoạn đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
nông thôn vừa là hậu phương vững chắc, vừa sẵn sàng chiến đấu, do vậy, tiểu
thuyết viết về nông thôn giai đoạn này đã có những phát hiện mới thông qua
việc xây dựng những tấm gương sáng về nhiệt tình cách mạng và không khí
đánh giặc cứu nước của hậu phương
Văn xuôi viết về nông thôn thời kỳ này còn mang âm hưởng sử thi anh
hùng. Đây là thời kỳ mà văn xuôi viết về nông thôn đạt được nhiều thành tựu cả
về tác phẩm cũng như đội ngũ sáng tác, có thể kể tới các tác giả : Chu Văn với
Bão biển và Đất mặn , Nguyễn Thị Ngọc Tú với Đất làng và Buổi sáng,
Nguyễn Minh Châu với Cửa sông, Nguyễn Khải với Chủ tịch huyện, Nguyễn
Kiên với Vùng quê yên tĩnh, Vụ mùa chưa gặt và Ngày và đêm ở hậu phương ,
Ngô Ngọc Bội với Ao làng , Vũ Thị Thường với Bông hoa súng và Vợ chồng
ông lão chăn vịt … Nhìn chung, những tác phẩm này đã bao quát được một
khung cảnh hiện thực rộng lớn với những sự kiện và con người của một thời
đáng nhớ, phản ánh được hiện thực một nông thôn sống động. Thời kỳ này tác
giả thành công nhất phải kể đến Chu Văn với hai bộ tiểu thuyết liên tiếp. Đặc
biệt trong Bão biển lấy bối cảnh nông thôn trước thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
khó khăn lúc này là làm sao để động viên người nông dân đang còn bám chặt tư
tưởng tư hữu đưa tài sản của mình vào hợp tác xã, làm sao để thay đổi thói quen
canh tác, áp dụng kỹ thuật mới của thuỷ lợi, của khẩn hoang phải vừa làm tốt
công tác tư tưởng, vừa phải hiện thực hoá những chủ trương đó. Họ là những
cán bộ trẻ có văn hoá, có tư tưởng tiến bộ, xông xáo, nhiệt tình như Tiệp, Thất.

Đặt bên cạnh những con người ấy lại có những con người tha hoá, biến chất bởi
đòi hỏi của lợi ích cá nhân như Hối (chủ nhiệm hợp tác xã Sa Bình), Thản (uỷ
viên quản trị hợp tác xã Giang Ninh). Chính sự tha hoá biến chất của Hối, Thản
đã gây nên dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân làm cho người dân
không còn tin vào cán bộ Đảng viên.
Trong truyện ngắn Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải) tác giả đã có những cái
nhìn trực diện về tầng lớp lãnh đạo. Bên cạnh đó là những vấn đề quan trọng

17
không chỉ mang tính thời sự lúc ấy mà cho đến nay nó vẫn còn tác dụng đối với
chúng ta. Đó là vấn đề tự trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lực của
người quản lí ở nông thôn. Đó là vấn đề tự đấu tranh của bản thân, đấu tranh nội
bộ. Đó là vấn đề xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với chính
quyền, giữa cá nhân với tập thể.
Qua truyện ngắn này chúng ta nhận thấy Nguyễn Khải đặt ra vấn đề về
người cán bộ ở nông thôn trong việc đáp ứng yêu cầu mới của hoàn cảnh. Để có
thể nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người nông dân, để có tầm nhìn
bao quát sâu rộng và có phản ứng nhanh chóng trước những biến chuyển không
ngừng của đời sống thì người cán bộ ngoài việc giữ gìn và trau dồi phẩm chất
đạo đức cách mạng cần phải năng động, nhanh nhạy và xông xáo, phải tìm hiểu
cặn kẽ thực tế, tránh chủ quan duy ý chí khi nhìn nhận, đánh giá con người ở
những biểu hiện bên ngoài.
1.1.1.5. Thời kỳ 1975 – 1985
Ở giai đoạn đầu, văn xuôi viết về nông thôn diễn ra trong bối cảnh xã hội
bộn bề, gay cấn. Trong các sáng tác văn xuôi đã xuất hiện những tác phẩm
không chỉ phản ánh hiện thực một cách thụ động, mà còn chú ý đến việc đi tìm
nguyên nhân, lý giải những yếu kém, xuống cấp như : Mưa mùa hạ của Ma Văn
Kháng, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải…
Giai đoạn 1980 – 1985, văn xuôi viết về nông thôn đã bắt đầu chuyển
động từ những tác phẩm mang tính chất báo hiệu như : Nhìn dưới mặt trời của

Nguyễn Kiên, Bí thư cấp huyện của Đào Vũ. Đây là hai tác giả viết về nông thôn
khá sớm nhưng phải đến giai đoạn này những vấn đề mà họ đưa vào tác phẩm
mới thực sự là những vấn đề xã hội gay cấn. Trong tiểu thuyết Nhìn dưới mặt
trời (Nguyễn Kiên), tác giả đã đề cập đến hiện tượng ô dù để mọi người ý thức
và tìm cách loại bỏ. Còn trong Bí thư cấp huyện (Đào Vũ) đề cập đến nỗi khổ
cực của người nông dân do cung cách làm ăn ―hợp tác‖ cũ khi chưa có khoán.
Khi bộ tiểu thuyết Cù lao tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn) xuất hiện thì có thể
nói văn xuôi viết về nông thôn đã chuyển sang một bình diện mới. Trong tiểu
thuyết này tác giả đã đưa ra lời tuyên cáo đối với cung cách làm ăn và quản lý

18
nông thôn theo lề lối cũ, đồng thời tác phẩm còn đề xuất lề lối làm ăn và quản lý
nông thôn theo kiểu mới. Tính vào thời điểm lúc đó thì đây là vấn đề thời sự
mang tính cấp thiết. Tuy nhiên văn xuôi viết về nông thôn thực sự đổi mới phải
đến sau Đại hội Đảng VI (1986). Giai đoạn từ 1980 đến 1985 là giai đoạn trong
lòng xã hội đang có sự chuyển động lớn lao. Bản thân các nhà văn lúc này đã có
sự trăn trở, suy nghĩ để cho ra được những tác phẩm thực sự có chất lượng, đáp
ứng được yêu cầu của xã hội và thời đại.
1.1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới (1986)
Có rất nhiều ý kiến hoài nghi, phàn nàn, báo động về sự “cũ mòn” của
tiểu thuyết nông thôn giai đoạn sau đổi mới. Nhưng không thể phủ nhận những
nỗ lực bứt phá của tiểu thuyết nông thôn trong gần ba thập kỷ qua, nó đã để lại
không ít tác phẩm có giá trị lớn, gây xôn xao dư luận trong giới phê bình,
nghiên cứu và bạn đọc. Nhìn chung, tiểu thuyết nông thôn giai đoạn từ 1986
đến nay vận động và phát triển qua ba chặng đường chính.
1.1.2.1. Giai đoạn 1986 – 1990
Sau 1986, đất nước đổi mới toàn diện đã từng bước đem lại những biến
chuyển lớn trong đời sống vật chất và trong nếp nghĩ, hành động của mỗi người
nông dân. Nhà văn từ đó cũng có điều kiện thuận lợi để thể hiện những trăn trở,
suy tư về những vấn đề cốt lõi của nông thôn và nông dân một cách trực diện,

thấu đáo. Viết về nông thôn, các nhà văn có cơ hội thể nghiệm nghệ thuật mới.
Thời xa vắng của Lê Lựu ra đời rơi trúng thời điểm đổi mới. Một số người cho
rằng: Thời xa vắng đã xoáy sâu vào những vấn đề có tính thời sự, nhạy cảm,
hàm chứa mục đích đen tối, phản đối những cũng đã chỉ ra được mặt han chế
của chính quyền trong chiến tranh Nhưng qua sự sàng lọc của thời gian,
những vấn đề đặt ra trong tác phẩm được coi là bước đột phá đầy ―mới mẻ‖
trong cách nhìn về quá khứ nông thôn, về người nông dân. Cuối cùng cũng trả
lại những giá trị đích thực mà tác giả Thời xa vắng đã miệt mài sáng tạo.
Thời xa vắng trở thành sự kiện nổi bật trong đời sống văn học lúc bấy
giờ, nó đã tạo đà, khởi hứng và phát triển mạnh mẽ cho một khuynh hướng
nhận thực lại lịch sử nông thôn với cảm hứng phê phán. Một số tác phẩm như

19
Gia phả để lại, Những thiên đường mù, Ly thân, Pháp trường trắng, Lời
nguyền hai trăm năm, Lá non, Ác mộng đều ánh chiếu vào một thời đau
thương của quá khứ nhằm lật xới những mảng tối, những mặt trái, mặt tiêu
cực đã bị lờ đi, bị gác lại. Nếu như trước đây văn xuôi và tiểu thuyết viết về
nông thôn và nông dân chỉ lo phản ánh những mặt tốt đẹp của đời sống xã
hội nông thôn và nông dân, thì nay những mặt trái của quá khứ nông thôn
như cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp đã được nhìn nhận lại, đánh
giá lại. Vấn đề dòng họ, bè phái, phe giáo trong nội bộ, sự ấu trĩ trong việc
ngăn cấm làm giàu cá nhân cũng được phanh phui, mổ xẻ.
1.1.2.2.Giai đoạn 1990 – 2000
Tiểu thuyết nông thôn ở chặng này xuất hiện không ồ ạt nhưng có được
thành tựu nhất định. Cùng thời điểm 1990, Mảnh đất lắm người nhiều ma (viết
xong tháng 3 năm 1988) và Bến không chồng ra đời, đánh dấu bước ngoặt lớn
cho đề tài nông thôn. Hai tác phẩm đều nhận giải A của Hội nhà văn Việt Nam
năm 1991 (cùng với Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh). Nguyễn Khắc
Trường và Dương Hướng không luận bàn đến vấn đề áp bức, bóc lột mà chủ
yếu xoáy sâu vào những vấn đề cốt lõi ở nông dân, cũng như đi vào số phận của

những người phụ nữ nông thôn không may mắn, chịu nhiều bất hạnh Sau một
số tiểu thuyết như Lão Khổ, Chuyện làng ngày ấy, Thuỷ hoả đạo tặc ra đời.
1.1.2.3. Giai đoạn 2000 – 2012
Những năm đầu của thế kỷ XXI, tiểu thuyết nông thôn thực sự bứt phá và đi
vào hội nhập cùng với dòng chảy của văn học đương đại. Ở chặng này, quy tụ
nhiều thế hệ sáng tạo. Những cây bút lão thành thuộc thời chống Pháp, Mỹ như
Tô Hoài, Lê Lựu, Ngô Ngọc Bội, Vũ Huy Anh, Cao Năm, Trịnh Thanh Phong,
Trần Quang Vinh, Dương Hướng, Nguyễn Hữu Nhàn đã vượt qua giới hạn
của tuổi tác vẫn dẻo dai, sắc bén trên từng trang văn. Với một đội ngũ hùng hậu
(trải qua bốn thế hệ) nhà văn, tiểu thuyết viết về nông thôn giai đoạn này đã gặt
hái được nhiều thành tựu. Số lượng tác phẩm ra đời ào ạt. Nhiều tác phẩm được
nhận giải thưởng từ các cuộc thi hoặc giải thường niên của Hội nhà văn, có một
số tác phẩm không đạt giải nhưng lại được dư luận quan tâm, gây tiếng vang

20
lớn đối với bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình văn học, tạo nên sự sống
động, tươi mới như Cuồng phong, Thời của thánh thần, Thần thánh và bươm
bướm, Ba người khác, Ma làng
Ba cuộc thi tiểu thuyết do Hội nhà văn tổ chức bốn năm một lần (từ năm
1998 – 2010) đã ghi nhận giá trị của mảng tiểu thuyết nông thôn trước và sau
thập niên đầu của thế kỷ XXI. Nhiều giải thưởng đã được trao tặng cho các tác
giả viết về đề tài này. Qua mỗi cuộc thi, mảng tiểu thuyết nông thôn đều có tác
phẩm đoạt giải cao như Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ hai (2002 – 2006) có 14 tác
phẩm đoạt giải, trong đó có 3 tác phẩm viết về nông thôn: Dòng sông Mía đoạt
giải A, Cánh đồng lưu lạc đoạt giải B, Trăm năm thoáng chốc đoạt giải C. Cuộc
thi tiểu thuyết lần 3 (2006 – 2010), trong tổng số 51 tác phẩm lọt vào vòng
chung khảo, mảng tiểu thuyết viết về nông thôn chiếm một số lượng lớn (Cách
trở âm dương, Cuồng phong, Họ vẫn chưa về, Dưới chín tầng trời, Sấp ngửa
bàn tay, Màu rừng ruộng ). Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn đạt
giải C, những đóng góp của một số tiểu thuyết viết về nông thôn dự giải đã góp

phần làm phong phú hơn mảng văn học này nói riêng và văn xuôi đương đại nói
chung. Trong buổi toạ đàm, chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhà thơ Hữu
Thỉnh cũng đã thừa nhận sai sót trong việc đánh giá giá trị về mặt nội dung lẫn
hình thức nghệ thật của cuốn tiểu thuyết này: ―Hôm qua xem lại Thần thánh và
bươm bướm thì trong tôi xuất hiện một ý tưởng mà trước đây tôi chưa nhận thấy
để nói trong lúc chấm chung khảo. Đó là tôi thấy cuộc thay đổi ở nông thôn lần
này còn dữ dội hơn cả cải cách ruộng đất, hơn cả hợp tác hoá, hơn cả những
việc khác. Nó đảo lộn xã hội. Hôm qua tôi có trộm nghĩ như vậy. Vì bất cứ cái
gì có lợi là nó dựng lên thành thần thánh để kiếm lợi, sau đó nó lại phá bỏ. Đó
là một phát hiện của Đỗ Minh Tuấn đấy! Chính vì thế mà, tôi xin có một điều
sám hối muộn màng, nếu trước đây chúng ta hiểu sâu điều này thì có thể đưa
cuốn này lên giải cao hơn‖ [88].
10 tiểu thuyết tiêu biểu được tặng thưởng gồm Lá non, Mưa mùa hạn,
Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Thuỷ hoả đạo
tặc, Dòng sông Mía, Chân trời mùa hạ, Ma làng, Người giữ đình làng.

21
Tiểu thuyết nông thôn những năm đầu thế kỉ XXI vẫn đang chuyển mình,
đang tìm tòi. Thể nghiệm, đổi mới nhưng chúng ta vẫn có thể nhận diện được
những thành tựu của nó trên nhiều bình diện. Trong sự mở rộng về chủ đề,
nhiều tác phẩm đã tái hiện bộ mặt nông thôn và nông dân ở chiều rộng lẫn bề
sâu. Nông thôn trong các cuộc đấu tranh dành quyền lực nhằm toan tính tư lợi
cá nhân, gia đình, dòng tộc; những định kiến cổ hủ, lạc hậu tồn tại dai dẳng
trong đời sống nông thôn như một định mệnh nghiệt ngã (Dòng sông Mía, Ma
làng). Những mánh khóe nhằm chiếm dụng của nhà nước, bòn rút của nhân
dân, làm giàu bất chính của một bộ phận cán bộ cấp xã, thôn. Nguy cơ xuống
cấp về tư tưởng, đạo đức cũng như lối sống của bộ máy lãnh đạo ở nông thôn,
dĩ nhiên một số người nông dân cũng cùng chung guồng máy đó (Chuyện làng
Cuội, Cuồng phong, Đồng sau bão). Nông thôn thời đổi mới với những khởi sắc
và cả sự bất ổn, đặc biệt là quá trình biển đổi sâu sắc trong sự tiếp diễn văn hóa,

trong đó khả năng và năng lực hành động của người nông dân trước sự đổi thay
của nông thôn trên con đường hiện đại hóa (Dòng chảy đất đai, Dưới chín tầng
trời, Dòng sông chở kiếp). Khoảng cách giữa hai thế hệ là một vấn đề đang
ngày càng trở nên nhức nhối trong xã hội nông thôn cũng được các nhà văn
phản ánh (Lão Khổ, Dòng sông Mía, Giời cao đất dày). Chủ đề ngợi ca những
nông dân điển hình, những cán bộ xã, thôn tâm huyết, có tầm nhìn xa. có ý thức
tự lực, có lòng tự trọng, khát khao dân chủ và nhân văn và có sự đột phá trong
quản lí, trong kinh tế đã góp phần mang lại cho nông thôn một bình diện mới
như Lại Tiến Thịnh, Nguyễn Mạnh Quang trong Dòng chảy đất đai, Thương
Huyền trong Dưới chín tầng trời. Những chủ đề đã được quan tâm trước đó như
nông thôn thời chiến tranh, cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp cũng đã
quay trở lại. Nông thôn với những cảnh tượng kinh hoàng, ―long trời lở đất‖,
với những năm đầu cách mạng và những năm chiến tranh chống Mỹ đầy gian
khổ, đẫm máu và cả sự hi sinh cao cả của những người nông dân chân lấm tay
bùn được hiện ra chân thực. Nhà văn đề cao sức sống, bản lĩnh và tình đoàn kết,
sự tương thân tương ái của người nông dân trong việc bảo vệ làng xóm và trong
cuộc sống đời thường (Chuyện làng Cuội, Nước mắt một thời, Ba người khác,

×