Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.47 KB, 5 trang )

1. Tên kinh nghiệm: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI” năm học 2010 – 2011.
2. Mô tả ý tưởng:
a) Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
* Hiện trạng:
Trong vài năm học gần đây tỷ lệ học sinh giỏi các cấp của trường THCS Kim Bình
thấp so với tiềm năng, cũng như so với một số đơn vị bạn.
Hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đáp ứng yêu cầu của công
việc.
Cá biệt có học sinh khi được đưa vào đội tuyển để bồi dưỡng thì không tham gia.
Chất lượng năm học 2009 – 2010:
Học sinh giỏi cấp huyện: 02 đạt 0.7%. Trong đó 02 giải khuyến khích.
* Nguyên nhân:
Công tác lựa chọn học sinh có năng khiếu các môn học chưa được chú ý ngay từ đầu
cấp, chỉ đến lớp 8, 9 các em mới được tập chung bồi dưỡng theo các chuyên đề phục vụ kì
thi chọn học sinh giỏi các cấp.
Cán bộ quản lý phụ trách công tác học sinh giỏi chưa thật sự đầu tư thời gian và
phương pháp cho công tác, giao phó nhiều cho giáo viên bộ môn.
Giáo viên ở một số bộ môn trẻ, kinh nghiệm còn ít, đa số giáo viên nữ đều ở độ tuổi
nuôi con nhỏ, thời gian dành cho hoạt động chuyên môn mới ở mức tối thiểu.
Một số em chưa được bố trí bồi dưỡng theo nguyện vọng mà chủ yếu được bồi
dưỡng theo nhận định của giáo viên bộ môn (môn học các em yêu thích có kết quả thấp
hơn so với bộ môn được bồi dưỡng).
b) Ý tưởng:
Qua phân tích hiện trạng và các nguyên nhân nêu trên bản thân tôi nhận thấy cần
phải nhìn lại công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dưới góc nhìn của người quản lý nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Đó là
lựa chọn, và bồi dưỡng đội tuyển học sinh có năng khiếu hai môn cơ sở (Ngữ văn, Toán)
ngay từ đầu lớp 6. Phân tách thành đội tuyển các môn khi các em lên lớp 7 theo năng
khiếu và nguyện vọng của các em. Giao cho các giáo viên có năng lực về kiến thức,
phương pháp bồi dưỡng cho các em đến các kì thi, với những môn giáo viên nhà trường


chưa có khả năng đáp ứng, nhà trường nhờ các giáo viên có năng lực ở các trường bạn hỗ
trợ bồi dưỡng.
3. Nội dung công việc:
- Khảo sát chất lượng học sinh lớp 6 hai môn học cơ sở, lớp 7, 8, 9 các môn được tổ
chức thi chọn học sinh giỏi các cấp ngay từ đầu năm học, chọn lọc những học sinh có năng
khiếu, cho các em đăng ký bộ môn bồi dưỡng.
Chất lượng khảo sát đầu năm:
Khối 6:
Môn
K.Quả
Văn Toán
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Giỏi 2/56 3.6% 3/56 5.4%
Khối 7, 8, 9:
Loại
giỏi
Toán Lý Hóa Sinh Văn Sử Địa T.Anh Tin
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
K7
4 7% 2 3% 5 8% 1 2% 7 17% 2 3% 2 3% 1 2%
K8
3 4% 2 3% 5 7% 6 9% 3 4% 2 3% 2 3% 2 3% 2 3%
K9
4 6% 5 7% 3 4% 3 4% 4 6% 6 9% 0 0% 0 0% 5 7%
- Tổ chức cho học sinh năng khiếu các lớp 7, 8, 9 đăng ký môn học ưa thích. Thành
lập đổi tuyển từng môn. Cụ thể:
Môn Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 GV bồi dưỡng
Toán 10 6 6 7
Hoàng Thị Tuyết Nga; Mai Thúy Vân;
Nguyễn Thị Oanh; Nguyễn Hằng Nga

Lý 3 4 9 Phạm Ngọc Thùy; Hoàng Minh Thiên
Hóa 6 6 Tạ Thị Hương
Sinh 7 12 6 Lê Quang Mạnh; Hoàng Quý Hợi
Văn 6 3 5 7
Hoàng Kim Oanh; Trần Thị Lan; Vũ Thị
Dung; Bùi Thực Hiện
Sử 7 5 9 Đặng Thị Tuất; Ma Thế Anh
Địa 5 6 3 Nguyễn Thị Hà; Trần Văn Chính
T.Anh 6 5 5 Phạm Đình Hùng; Bùi Tiến Nam
Tin 7 8 10 Đoàn Cường Tráng; Hoàng Thị Tuyết Nga
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng cho học sinh theo các nhóm lớp học sinh.
- Đối với những môn giáo viên nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng
tôi đã tham mưu để nhà trường liên hệ với các đơn vị bạn có giáo viên có kinh nghiệm nhờ
giúp đỡ về tài liệu, phương pháp bồi dưỡng.
- Họp bàn với cha, mẹ học sinh các tổ chức đoàn thể trong trường xây dựng quỹ hỗ
trợ công tác bồi dưỡng, cũng như khen thưởng động viên giáo viên, học sinh đạt kết quả
cao trong các kì thi chọn học sinh giỏi.
4. Triển khai thực hiện:
Xuất phát từ thực tế và ý tưởng nêu trên với cương vị người quản lý về chuyên môn
tôi đã chỉ đạo thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
a) Thời gian thực hiện:
Từ 20 tháng 9 năm 2010 đến 30 tháng 4 năm 2011.
b) Cách thức thực hiện:
Tổ chức thành lớp, nhóm lớp bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 3, 5, 6 hàng tuần
theo thời khóa biểu. Động viên giáo viên tích cực lồng ghép nội dung bồi dưỡng trong các
giờ học chính khóa, bồi dưỡng thêm các buổi ngoài thời khóa biểu.
c) Quy trình thực hiện:
- Chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch, triển khai đến 100% cán bộ giáo viên,
học sinh, cha mẹ học sinh nhà trường.
- Các tổ chuyên môn phân công giáo viên bồi dưỡng theo kế hoạch.

- Các giáo viên được phân công xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện nghiêm túc kế
hoạch, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện (chất lượng học sinh qua các bài kiểm tra,
khảo sát). Điều chỉnh kịp thời cả về nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng.
* Lưu ý: Bồi dưỡng học sinh giỏi gắn liền với nâng cao chất lượng tay nghề giáo
viên.
Bồi dưỡng học sinh giỏi gắn với giáo dục toàn diện, tránh tình trạng để
học sinh học lệch, hạn chế tham gia các hoạt động giáo dục khác.
- Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ
học sinh động viên các thành viên của tổ chức mình tham gia thực hiẹn nghiêm túc, có
hiệu quả kế hoạch.
- Cán bộ quản lý thường xuyên theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh, thúc đẩy việc thực
hiện kế hoạch. Tham gia sinh hoạt chuyên đề với các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học
sinh giỏi.
5. Kết quả đạt được:
Sau 1 năm áp dụng kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy với những việc đã làm hiệu
quả công tác chỉ đạo được nâng lên, số lượng giáo viên, học sinh tham gia các lớp bồi
dưỡng được huy động tối đa, tạo được nguồn lực cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các
năm tiếp theo (Các năm học trước chỉ chú trọng đến bồi dưỡng học sinh lớp 9). Ý thức của
giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Nhận được sự đồng tình
ủng hộ của đông đảo phụ huynh. Số lượng học sinh giỏi bộ môn đã được nâng lên. Cụ thể:
Kết quả tổng kết từng môn cuối năm: (Số lượng đạt loại giỏi trên tổng số tham gia
bồi dưỡng từng bộ môn):
Môn
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Ghi chú
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Toán 5/10 50 4/6 67 4/6 67 7/7 100
Lý 2/3 67 3/4 75 7/9 78
Hóa 6/6 100 4/6 67
Sinh 7/7 100 9/12 75 5/6 83
Văn 2/6 33 1/3 33 3/5 60 7/7 100

Sử 6/7 86 3/5 60 8/9 89
Địa 3/5 60 2/6 33 0/3 0
Tiếng
Anh
3/6 50 2/5 40 0/5 0
Tin 3/7 43 2/8 25
8/1
0
80
Học sinh giỏi cấp huyện: 08, đạt: 3.2%. Trong đó 02 giải nhì (Địa lý, Lịch sử); 02
giải ba (Tin học, Sinh học); 04 giải khuyến khích (Vật lý, Ngữ văn).
Học sinh giỏi cấp tỉnh: 02, đạt: 0.8%. Trong đó 01 giải nhì (Tin học); 01 giải
khuyến khích (Hóa học).
So với năm học 2009 – 2010 Học sinh giỏi cấp huyện tăng 6, cấp tỉnh tăng 2.
6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng của kinh nghiệm đã thực hiện.
Với kết quả đạt được tôi nhận thấy kinh nghiệm của bản thân có thể tiếp tục thực
hiện trong các năm học tiếp theo tại đơn vị cũng như tại các đơn vị bạn có điều kiện tương
tự. Tuy nhiên trong quá trình tự đúc rút sẽ không tránh khỏi những nhìn nhận chủ quan.
Kính mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và trao đổi để phát triển kinh nghiệm thành
một đề tài chung.
7. Kiến nghị, đề xuất:
* Với nhà trường và các tổ chức đoàn thể có chế độ động viên, khuyến khích thỏa
đáng đối với những cá nhân có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi về cả
vật chất lẫn tinh thần.
* Đối với Phòng GD&ĐT và UBND huyện ổn định nhân sự ngay từ đầu năm học và
thực hiện chế độ luân chuyển giáo viên theo chu kì ít nhất 4 năm 1 lần, có chế độ khuyến
khích thỏa đáng và kịp thời đối với giáo viên, học sinh có thành tích cao trong các kì thi.
Đánh giá của nhà trường




HIỆU TRƯỞNG
Phan Thế Sâm
Người thực hiện
Trần Khánh Toàn

×