Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CỤM BÀI “TỔNG KẾT TỪ VỰNG” TRONG NGỮ VĂN 9 TẬP I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.12 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH GIANG
*******
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
CỤM BÀI “TỔNG KẾT TỪ VỰNG”
TRONG NGỮ VĂN 9 TẬP I
Người viết: Phạm Thị Hương Giang.
Chức vụ: Giáo viên.
Năm học: 2011 – 2012
1
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Các bạn biết không, trong những năm dạy Ngữ văn 6. Tôi rất ấn tượng về
văn bản “ Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An - phông - xơ Đô - đê. Ở đó tôi
bắt gặp những người yêu tiếng nói dân tộc thiết tha. Lần nào cũng vậy, giảng văn
bản này giọng của tôi cũng run run, xúc động Tôi tự hỏi mình tại sao như vậy ?
Tại sao người thầy có thể truyền đến các em học sinh thân yêu những lời nhiệt
huyết, và cả tấm lòng yêu quý tiếng nói dân tộc như thế ? ? ? Chúng ta cũng là
những thầy giáo, cô giáo sao không thể truyền đến cho thế hệ trẻ sự yêu quý tiếng
nói dân tộc mình ? Câu hỏi ấy cứ thôi thúc tôi. Mỗi bài dạy lại là một điều trăn trở.
Giờ đây tôi không còn dạy Ngữ văn lớp 6 nữa, những tôi lại bắt gặp những bài
“Tổng kết về từ vựng” trong Ngữ văn lớp 9. Tôi rất buồn vì học sinh của tôi lại
vụng về trong cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt, và ấp úng khi trả lời những câu hỏi
quá đơn giản trong sách giáo khoa. Vì sao vậy? Vì vốn từ của các em quá ít, vì kiến
thức hổng, hay còn nguyên nhân nào khác ??? Trong quá trình giảng dạy, tôi đã
nghiên cứu, tìm hiểu. Xin mạnh dạn đưa ra để mọi người cùng đọc và cho biết thêm
ý kiến.
Đối với đề tài này, khi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn, tôi chỉ đi sâu vào
việc hướng dẫn HS hoạt động tích cực trong một số tiết học cụm bài Tổng kết về từ
vựng. Mục đích là giúp các em hứng thú học tập, nắm chắc các kiến thức cơ bản


về từ vựng Tiếng Việt và vận dụng làm bài tập tốt.
2. Sơ lược lịch sử vấn đề:
Tiếng Việt là một thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc Việt
Nam. Tiếng Việt cũng là một bộ phận quan trọng của bộ môn Ngữ văn ở bậc phổ
thông. Làm sao có thể hiểu biết về Tiếng Việt và cách dùng cho phù hợp từng hoàn
cảnh là mong muốn của nhiều học sinh. Làm sao có thể say mê môn học truyền
thống bị coi là “ ru ngủ ”. Bản thân tôi tự nhủ: phải nuôi dưỡng các em lòng say mê
2
môn học; mỗi Hs phải có phương pháp học tập đúng đắn … Muốn vậy, người thầy
giáo cũng phải hiểu rõ bản chất của môn học; phãi nắm rõ mục đích yêu cầu của
từng bài dạy, tiết dạy; phải say mê truyền thụ kiến thức trong các giờ dạy hơn thế
nữa thầy giáo phải có phương pháp dạy học đúng đắn, áp dụng kịp thời những đổi
mới của bộ môn mình phụ trách làm cho học sinh hứng thú trong từng tiết học.
Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Trong chương trình THCS, các em
được học phân môn Tiếng Việt với nhiều nội dung về từ vựng, về ngữ pháp Đối
với lớp 9, phần Tiếng Việt trong chương trình có nhiều bài hệ thống lại những kiến
thức cơ bản về từ vựng Tiếng Việt mà các em đã được học ở lớp 6,7,8. Nhưng
trong thực tế nhiều HS lại hổng kiến thức cơ bản về từ vựng, các khái niệm hầu
như các em không nhớ gì, dặn các em về nhà soạn bài ôn lại các em chỉ làm qua
loa, làm đối phó. Vì vậy việc dạy các bài Tổng kết từ vựng ở một số tiết nhiều em
vẫn còn yếu về lí thuyết hoặc chưa vận dụng được lí thuyết để làm bài tập. Và tất
nhiên các em sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, nhất là bài viết tập làm văn.
3. Phạm vi đề tài:
Trong các tiết này, tôi sẽ hướng dẫn HS ôn luyện lí thuyết và áp dụng làm
bài tập về các nội dung cơ bản sau:
- Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng
chuyển nghĩa của từ
- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ
ngữ, trường từ vựng
- Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi

vốn từ
- Các biện pháp tu từ từ vựng.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực tiễn giảng dạy:
3
- Để hướng dẫn HS học tập tích cực trong các tiết học Tổng kết từ vựng
(NV9), tôi đã vận dụng một số PPDH tích cực mà chủ yếu là tích hợp, PP dạy học
hợp tác, và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Sau khi các em nắm vững lí thuyết, làm được một số bài tập tự luận dạng
vận dụng thấp, tôi cho HS tập làm quen với dạng bài tập vận dụng cao,( chủ yếu là
trong phần củng cố tiết học) nhất là trong tiết học tổng kết về phép tu từ từ vựng.
Trong tiết học này, chúng ta cần tích hợp văn bản - TLV, tức cho HS viết đoạn văn
ngắn có sử dụng biện pháp tu từ hoặc phân tích tác dụng của phép tu từ trong một
số đoạn văn, thơ.
- PPDH hợp tác giữa HS - HS, HS - GV (PP thảo luận nhóm, PPcùng tham
gia) cho phép HS trong lớp chia thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm
cùng chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm, hiểu biết bản thân để trao đổi, thảo luận
cùng học tập.
- Đối với những bài Tổng kết từ vựng, phần ôn lí thuyết tôi chỉ dùng PP vấn
đáp, phần luyện tập mới dùng PP dạy học hợp tác - chủ yếu là cho HS thảo luận
nhóm. Có những bài tập cũng dưới hình thức thảo luận nhóm, tôi áp dụng kĩ thuật
khăn trải bàn, có bài tôi áp dụng kĩ thuật các mảng ghép … Cũng dưới hình thức
thảo luận nhóm, có bài tôi tổ chức cho HS trò chơi (theo đội hoặc cặp chơi), sau đó
HS theo dõi, thảo luận thống nhất phương án trả lời, nhằm giúp HS hoạt động tích
cực tạo không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ và cùng hiểu biết lẫn nhau. Sau khi các
nhóm trình bày, các nhóm khác được quyền nhận xét, sửa chữa. Cuối cùng GV
nhận xét, chốt ý đúng và khắc sâu kiến thức cho HS.
- Để thực hiện có hiệu quả PPDH hợp tác, ngoài việc sử dụng hiệu quả các kĩ
thuật dạy học thì ĐDDH là một yêu cầu cần thiết phải có. Đặc biệt là bảng phụ của
GV và HS (GV ghi bài tập vào bảng phụ, HS làm bài tập trực tiếp vào bảng phụ)

+ Bảng phụ của GV có tác dụng tiết kiệm được thời gian giúp các em làm
được nhiều bài tập.
4
+ Bảng phụ của HS làm bài tập nhóm hoặc cá nhân giúp các em có cơ hội để
GV chữa bài trực quan và các em có thể đánh giá được kết quả ngay tại lớp.
- Vì đây là những tiết ôn tập - tổng kết nên GV không phải hình thành kiến
thức mới cho học sinh mà chủ yếu là học sinh tự ôn lại lí thuyết, GV hướng dẫn HS
ôn lại lí thuyết để vận dụng làm bài tập. Nên việc hướng dẫn HS học tập ở nhà
cũng là khâu quan trọng.Vì vậy, sau mỗi tiết học, GV hướng dẫn và dặn dò HS ôn
tập những nội dung cụ thể.
Trong Ngữ văn 9, tập 1 có 4 bài tổng kết về từ vựng, chia ra 5 tiết: gồm
43,44,49,53,59 (từ tuần 9 đến tuần 12). Mục đích chung của những bài này là: Giúp
học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp
6 đến lớp 9. Tuy kiến thức ở mỗi tiết là khác nhau, nhưng nhìn chung là chúng ta
đều cho học sinh ôn lại lí thuyết và áp dụng làm bài tập. Ngoài ra, giáo viên có thể
còn cho học sinh làm thêm một số bài tập nâng cao. Mỗi vấn đề ôn tập được tách
thành từng mục riêng. Trong mỗi mục đều có hai phần: ôn lại khái niệm và bài tập
để nhận diện, vận dụng khái niệm, hiện tượng đã học. Riêng tiết 59 dành riêng cho
các bài tập vận dụng. Điều đó cho thấy mục đích của việc tổng kết không chỉ là
giúp học sinh ghi nhớ kiến thức đã học, mà còn giúp các em biết sử dụng các kiến
thức đó trong giao tiếp, đặc biệt trong việc tiếp nhận kiến thức, phân tích văn bản,
gắn việc dạy học những vấn đề từ vựng với hoạt động thực tiễn. Để học sinh dễ
phân biệt được khái niệm và bài tập tôi luôn đặt đề mục cho từng phần.
2. Những khó khăn, hạn chế:
Nếu ở các trường khác có thể học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập rất
nhanh, vì các em được gia đình quan tâm đến việc học. Cộng thêm việc các em
chịu khó đọc sách giáo khoa, chịu khó đọc các tài liệu tham khảo như: sách bài tập,
sách học tốt Thực tế công tác ở trường THCS Bình Giang, tôi nhận thấy là vùng
sâu, vùng xa, số học sinh là người dân tộc Khơ-me đông nên các em không có
những loại sách ấy dùng để tham khảo. Ngay cả sách giáo khoa có khi các em cũng

5
chẳng đọc trước, không soạn bài trước khi đến lớp. Có khi đến lớp còn không đem
theo sách vở với muôn vàn lí do khác nhau. Bên cạnh đó, ngoài thời gian đi học
vào buổi sáng thì buổi chiều hầu hết các em còn phải đi làm đồng để giúp đỡ gia
đình. Các em chưa được gia đình quan tâm đến việc học, chưa coi việc học là cần
thiết cho tương lai sau này nên việc học chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.
Có em vì hổng kiến thức nên không hứng thú với việc học.
…………………
Chính vì thế tôi đã để tâm vào việc nghiên cứu nội dung và phương pháp
cùng những bảng phụ nào thực sự là cần thiết khi soạn các tiết học Tổng kết từ
vựng nhằm giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về từ vựng Tiếng việt.
PHẦN III: TRÌNH BÀY GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
1. Những giải pháp khắc phục khó khăn đã thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao
trong từng tiết dạy:
Tiết 43,44 tổng kết về từ đơn, từ phức, thành ngữ, tục ngữ, nghĩa của từ, từ
nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. Với nội dung như thế được phân chia thời
lượng là 2 tiết. Nếu làm không khéo sẽ không đủ thời gian.
………………………
Khi chưa áp dụng những nội dung và phương pháp nêu trên, tôi nhận thấy
không khí lớp học buồn tẻ, HS uể oải. Gv phải làm việc nhiều (nói và giải thích
nhiều). Số Hs khá giỏi ít, số HS yếu còn nhiều, cá biệt có cả HS kém.
Bảng số liệu xếp loại HS lớp 9/1- Năm học: 2010-2011.
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
Số học sinh 02 05 18 07 03
Tỉ lệ 5.6 14 52.4 19.6 8.4
2. Một vài bài soạn áp dụng thực tế:
6
Tiết 43: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa

và hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
A.Mục tiêu cần đat:
1. Về kiến thức: Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Về kĩ năng: Cách sử dụng từ có hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và
tạo lập văn bản.
3. Về thái độ: Giúp HS ham học tiếng Việt và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho
các em.
B. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án, bảng phụ.
- HS: soạn bài, bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Kiểm tra vở soạn HS
3. Bài mới: 1’
Giới thiệu bài: Trong môn NV, phần TViệt từ lớp 6- 8, em đã được học những nội
dung gì ? GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng
*HĐ 1: 8’
-Thế nào là từ đơn? Cho ví
dụ.
-Thế nào là từ phức? Cho
ví dụ.
-Từ phức được chia làm
mấy loại?
-Em hãy phân biệt từ ghép
- HS trả lời:
-Từ đơn là những từ
chỉ có 1 tiếng.
-Từ phức là những từ
có từ 2 tiếng trở lên.

- gồm 2 loại: từ ghép
I.Từ đơn và từ phức:
1.Ôn lí thuyết:
a. Từ đơn:
Vd: bàn, ghế, sách, bút,
thước
b. Từ phức: gồm 2 loại:
-Từ ghép: quần áo, sách
vở, xe đạp …
- Từ láy: nho nhỏ, xinh
7
và từ láy?
*Bài tập : (GV sử dụng
bảng phụ)
- Hãy xếp thành 2 nhóm:
từ ghép và từ láy.
- Các nhóm thực hành.
- Gọi HS các nhóm nhận
xét, sửa
- GV nhận xét.
- Hãy xếp thành 2 nhóm:
từ láy có nghĩa giảm nhẹ,
từ láy tăng nghĩa
- Các nhóm thực hành.
- Gọi HS các nhóm nhận
xét, sửa.
- GV nhận xét, tổng hợp,
tuyên dương, cho điểm.
và từ láy:
- Từ ghép tiếng có

quan hệ nhau về
nghĩa.
- Từ láy có quan hệ
láy âm giữa các tiếng.
-HS làm bài tập
nhóm gạch chân các
từ trong bảng phụ
N1: tìm từ ghép –
bút màu xanh
N2: tìm từ láy – bút
màu đỏ
- HS các nhóm nhận
xét.
-HS làm bài tập
nhóm gạch chân các
từ trong bảng phụ
N1: tìm từ láy có
nghĩa giảm nhẹ – bút
màu xanh
N2: tìm từ láy tăng
nghĩa– bút màu đỏ
- Các nhóm nhận xét.
xinh,
2.Luyện tâp:
*Bài 1:
- Từ ghép: Nghặt nghèo,
giam giữ, bó buộc, tươi tốt,
bọt bèo, cây cỏ, đưa đón,
nhường nhịn, mong muốn,
rơi rụng.

- Từ láy: Nho nhỏ, gật gù,
lành lạnh, xa xôi, lấp lánh.
*Bài 2:
+Từ láy có nghĩa giảm nhẹ:
trăng trắng, đèm đẹp, nho
nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
+Từ láy tăng nghĩa: sạch
sành sanh, sát sàn sạt.
*HĐ 2: 10’
-Thế nào là thành ngữ? -TN là cụm từ cố
II. Thành ngữ:
1.Ôn lí thuyết:
8
-Sử dụng TN có tác dụng
gì?
-Em hãy phân biệt thành
ngữ và tục ngữ?
*Bài tập (bảng phụ) :
Cho các tổ hợp từ sau: gần
mực thì đen, gần đèn thì
rạng ; đánh trống bỏ dùi;
chó treo mèo đậy; được
voi đòi tiên ; nước mắt cá
sấu.
- Hãy xếp chúng thành 2
nhóm: thành ngữ và tục
ngữ?- Giải nghĩa các thành
ngữ, tục ngữ trên.
Lần lượt cho từng nhóm
đọc các đáp án.

Nhóm khác nhận xét
định biểu thị 1 khái
niệm hoàn chỉnh.
-Làm cho câu văn
thêm hình ảnh, sinh
động, tăng tính hình
tượng và tính biểu
cảm
-TN là cụm từ cố
định biểu thị 1 khái
niệm hoàn chỉnh.
-Tục ngữ là câu nói
ngắn gọn biểu thị sự
nhận định hay phán
đoán.
-HS làm bài tập
nhóm trên bảng phụ
N1: tìm thành ngữ
N2: tìm tục ngữ
- HS nhận xét.
Thảo luận nhóm
Nghe & nhận xét.
a. Khái niệm:
b. Tác dụng :
c. Phân biệt thành ngữ và
tục ngữ:
2.Luyện tập:
*Bài 1: Tìm thành ngữ, tục
ngữ:
+ Thành ngữ:

-Đánh trống bỏ dùi
-Nước mắt cá sấu.
-Được voi đòi tiên.
+Tục ngữ:
- Chó treo mèo đậy.
- Gần mực thì đen, gần đèn
thì rạng.
9
Gv làm trọng tài.
Lần lượt cho từng nhóm
đọc các đáp án.
Nhóm khác nhận xét
Gv làm trọng tài.
TT2 bài trên.
Thảo luận nhóm
Nghe & nhận xét.
*Bài 2: Thi tìm thành ngữ,
tục ngữ chỉ động vật và thực
vật:
- Chó treo mèo đậy.
- Cây nhà lá vườn.
… …
*Bài 3: Tìm thành ngữ
trong văn chương:
- Bảy nổi ba chìm với nước
non. (Hồ Xuân Hương)
- Một hai nghiêng nước
nghiêng thành (Nguyễn Du)
*HĐ 3: 7’
-Thế nào là nghĩa của từ?

-Nghĩa của từ có thể giải
thích bằng mấy cách?
*Bài tập:(Ghi bảng phụ)
- Gọi hs làm miệng.
- Gọi hs khác sửa.
-Là nội dung (sự vật,
tính chất, hoạt động,
quan hệ ) mà từ biểu
thị.
+ 2 cách:
- Trình bày khái niệm
mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ
đồng nghĩa và trái
nghĩa với từ cần giải
thích.
HS làm miệng.
HS khác sửa.
III. Nghĩa của từ:
1.Ôn lí thuyết:
a. Khái niệm;
b.Cách giải thích nghĩa
của từ:
+ 2 cách:
2.Luyện tập:
*Bài 1: Chọn cách hiểu
đúng: cách 1.
*Bài 2: Chọn cách giải
10
- Gv nhận xét, tổng hợp. thích đúng: cách 2.

*HĐ 4: 9’
-Thế nào là từ nhiều
nghĩa?
- Từ nhiều nghĩa thường
được dùng trong VB nào?
-Thế nào là hiện tượng
chuyển nghĩa của từ ?
*Bài tập(bảng phụ)
- Gọi hs làm miệng.
- Gọi hs khác sửa.
- Gv nhận xét, tổng hợp.
-Là những từ mang
sắc thái ý nghĩa khác
nhau do hiện tượng
chuyển nghĩa
-Văn chương (đặc
biệt trong thơ ca)
-Là hiện tượng thay
đổi nghĩa của từ tạo
ra từ nhiều nghĩa
(nghĩa gốc -> nghĩa
chuyển)
HS làm miệng.
HS khác sửa.
IV.Từ nhiều nghĩa và hiện
tượng chuyển nghĩa của
từ:
1. Ôn lí thuyết:
a.Khái niệm về từ nhiều
nghĩa:

b.Cách sử dụng từ nhiều
nghĩa:
c. Khái niệm về hiện tượng
chuyển nghĩa của từ:
2.Luyện tập:
- Từ hoa trong thềm hoa, lệ
hoa đều được dùng với
nghĩa chuyển. Đây là hiện
tượng cá biệt chưa làm biến
đổi nghĩa trong cách hiểu
của mọi người.
4. Củng cố (4’):
1. Giải nghĩa các từ và cho biết cách giải nghĩa của mỗi từ?
sau: a.Ước lệ. b.Đoan trang
a- Ước lệ: là sử dụng những qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình
tượng thiên nhiên để nói về vẻ đẹp con người (trình bày khái niệm )
b Đoan trang: nghiêm trang, đứng đắn (đưa ra từ đồng nghĩa…)
11
2.Trong 2 câu thơ sau, từ mặt trời nào mang nghĩa gốc, từ mặt trời nào mang nghĩa
chuyển?
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng (1)
Thấy một mặt trời trong lăng đỏ(2)
-Mặt trời(1): nghĩa gốc -Mặt trời(2):nghĩa chuyển
Không thể coi đâylà HTCN xuất hiện TNN. Vì nghĩa chuyển có tính chất lâm thời.
5. Dặn dò(2’):
- Về nhà ôn tập những nội dung đã ôn và luyện tập:
- Tìm 5 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, 5 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Tìm hiểu từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ
ngữ, trường từ vựng.
D. Rút kinh nghi ệm:




Tiết 44: TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng)
A.Mục tiêu cần đat: (Như tiết 43)
B. Chuẩn bị:
- GV: soạn giáo án, bảng phụ.
- HS : soạn bài, bảng phụ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Hãy phân biệt thành ngữ và tục ngữ ? Cho ví dụ?
3. Bài mới:1’
12
-Gọi HS nhắc lại những nội dung đã học trong phần TV từ lớp 6- 8 môn NV GV
giới thiệu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng
*HĐ 1: 5’
-Thế nào là từ đồng âm?
Cho VD.
-Khi dùng từ đồng âm
chú ý điều gì?
-Hãy phân biệt từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa?
*Bài tập (bảng phụ)
- Gọi hs đọc đề và làm
miệng.
- Gọi hs khác sửa.

- Gv nhận xét, tổng hợp.
- Là những từ phát
âm giống nhau nhưng
nghĩa khác nhau
-Chú ý ngữ cảnh
tránh gây hiểu lầm
-TĐÂ: phát âm giống
nhau nhưng nghĩa
khác nhau
-TNN: mang sắc thái
ý nghĩa khác nhau do
HTCN (nghĩa chuyển
và nghĩa gốc liên
quan nhau, nghĩa
chuyển được suy ra
từ nghĩa gốc)
-HS theo dõi bảng
phụ và làm miệng.
- HS nhận xét
I. Từ đồng âm:
1. Ôn lí thuyết:
a. Khái niệm;
b. Phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa:
2.Luyện tập:
a. Từ lá trong lá xa cành là
nghĩa gốc. Lá trong là lá phổi
của thành phố là nghĩa chuyển.
b. Từ đường trong đường ra
trận…là nghĩa gốc. Từ đường

trong ngọt như đường là nghĩa
chuyển.
*HĐ 2: 5’ II.Từ đồng nghĩa:
13
-Thế nào là từ đồng
nghĩa?VD
- Khi dùng từ đồng
nghĩa chú ý điều gì?
-Hãy phân loại từ đồng
nghĩa?
- Gọi hs đọc đề và làm
miệng.
- Gọi hs khác sửa.
- Gv nhận xét, tổng hợp.
Cách làm như bài 1
-Là những từ có
nghĩa giống hoặc gần
giống nhau
-Chú ý ngữ cảnh và
sắc thái biểu cảm
- 2 loại: ĐN hoàn
toàn và ĐN có sắc
thái biểu cảm khác
nhau
-HS theo dõi bảng
phụ và làm miệng.
- HS nhận xét
-HS theo dõi bảng
phụ và làm miệng.
- HS nhận xét

1.Ôn lí thuyết
a.Khái niệm:
b.Cách sử dụng :
c.Phân loại:
2. Luyện tập:
*Bài 1: Chọn cách hiểu đúng:
cách a.
*Bài 2: Chuyển theo phương
thức hoán dụ. Ở đây tránh lặp
từ đồng thời thể hiện ý lạc
quan, hóm hỉnh.
*HĐ 3: 11’
- Thể nào là từ trái
nghĩa?
-Sử dụng từ trái nghĩa
có tác dụng gì?
- Gạch chân các từ trái
nghĩa.
- Gọi HS các nhóm
nhận xét, sửa.
- Các nhóm thực hành
-Là những từ có
nghĩa trái ngược nhau
-Tạo hiện tượng
tương phản, gây ấn
tượng mạnh, làm cho
lời nói sinh động
-HS làm trên bảng
phụ.
-HS nhận xét

III.Từ trái nghĩa:
1.Khái niệm:
Vd: đen - trắng; dài -ngắn…
2.Luyện tập:
*Bài 1:
Tìm các cặp từ trái nghĩa: xấu -
đẹp, xa - gần, rộng - hẹp.
*Bài 2: Xếp các từ ngữ thành 2
14
- GV nhận xét, tổng
hợp.
-HS làm bài tập nhóm
N1: làm bài tập a
N2: làm bài tập b
-HS nhận xét
nhóm:
a.Nhóm 1: Sống - chết, chiến
tranh - hoà bình, đực - cái ,
chẵn - lẻ.
b.Nhóm 2: Già - trẻ, yêu - ghét,
cao - thấp, sâu - nông, giàu -
nghèo.
*HĐ 4: 10’
-Em hiểu thế nào là cấp
độ khái quát của nghĩa
từ ngữ?
-Một từ được coi là có
nghĩa rộng hơn khi nào?
-Một từ được coi là có
nghĩa hẹp hơn khi nào?

Gọi hs điền vào bảng
phụ.
- Gọi hs khác sửa.
- Gv nhận xét, tổng hợp.
*Thi tìm từ có nghĩa
rộng và từ có nghĩa hẹp
hơn.
Nghĩa của 1 từ ngữ
có thể rộng hơn hoặc
hẹp hơn nghĩa của từ
ngữ khác
-Khi phạm vi nghĩa
của từ ngữ đó bao
hàm phạm vi nghĩa
của 1 số từ ngữ khác
-Khi phạm vi nghĩa
của từ ngữ đó được
bao hàm phạm vi
nghĩa của 1 số từ ngữ
khác.
-HS làm trên bảng
phụ.
-HS nhận xét.
-Hs thực hành theo
cặp.
- Hs khác nhận xét
IV.Cấp độ khái quát của
nghĩa từ ngữ:
1.Ôn lí thuyết:
- VD: Động vật->Chim->Chim

sâu, Chim sẻ, Chim chích …

2.Luyện tập:
a. Điền vào bảng: sgk
b. Tìm từ có nghĩa rộng và từ
có nghĩa hẹp hơn.
15
Lần lượt từng cặp đố
nhau.
-Gọi HS khác nhận xét.
- Gv tổng hợp, KL.
*HĐ 5: 4’
-Thế nào là trường từ
vựng?
- Gọi hs đọc đề và làm
miệng.
- Gọi hs khác sửa.
- Gv nhận xét, tổng hợp.
BT thêm: Hãy đặt tên
TTV cho 2 dãy từ sau:
a. Mưa, nắng, sấm,
chớp, lụt, bão.
b.Đình làng, bến đò, gốc
đa, đồng lúa, bãi dâu.
-Gọi HS nhận xét
-GV tổng hợp.
-Là tập hợp từ có ít
nhất 1 nét chung về
nghĩa
-HS làm trên bảng

phụ.
-HS nhận xét.
-HS làm bài tập trên
bảng phụ
-HS nhận xét
V. Trường từ vựng:
1. Khái niệm:
VD: gương mặt, đầu, tóc, tai,
mũi …TTV cơ thể người.
2.Luyện tập:
-Trường từ vựng “Tắm” và
“bể”. Cùng chung T.T.V (nước
nói chung)
- Tác dụng câu văn có hình ảnh
sinh động.
-Tác dụng tố cáo mạnh mẽ
BT thêm:
Đặt tên các trường từ vựng:
a.TTV: Thời tiết
b.TTV: Làng quê
4. Củng cố: 4’
Tổ chức trò chơi: GV đưa ra 1 số từ (bảng phụ) như: cứng, lên, trên, đầu, sống,
được, thắng, lành, tốt, thương
16
+Yêu cầu HS: - Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ trên & đọc 1 câu tục ngữ, ca dao hay 1
thành ngữ có cặp từ trái nghĩa đó?
*GV cho HS quan sát trên bảng phụ những câu CD,TN,TN có cặp từ trái nghĩa.
- Chân cứng đá mềm
-Lên thác xuống ghềnh
-Trên đồng cạn dưới đồng sâu

- Đầu non cuối bể
- Tốt khoe, xấu che
- Sống để dạ chết mang theo
- Được làm vua, thua làm giặc
- Thắng không kiêu, bại không nản.
- Lá lành đùm lá rách.
- Tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa.
5. Dặn dò: 1’
-Tìm từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa có trong các VB đã học.
-Tìm hiểu các ND về từ vựng (tt):Sự phát triển về từ vựng, từ mượn, thuật ngữ và
biệt ngữ xã hội, trau đồi vốn từ.
D. Rút kinh nghi ệm:



3. Kết quả thực hiện:
*****
Trên đây là những sáng kiến của bản thân tôi qua những năm dạy lớp cuối cấp.
Trong quá trình thể hiện nội dung chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Mong Hội đồng thi đua các cấp xét duyệt, góp ý thêm để tôi áp dụng giảng dạy tốt
hơn trong những năm học tới. Xin chân thành cảm ơn !
Bình Giang, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Người viết:
17
Phạm Thị Hương Giang.
MỤC LỤC
Phần I. Lời nói đầu: ……………………………………………………… trang 1
1. Lí do chọn đề tài: ……………………………………………… trang 1
2. Sơ lược lịch sử vấn đề: ………………………………………… trang 1
3. Phạm vi đề tài: ………………………………………………… trang 1

Phần II. Thực trạng vấn đề: ………………………………………………. trang 1
1. Thực tiễn giảng dạy: ……………………………………………. trang 2
2. Những khó khăn và hạn chế: ………………………………… trang 4
18
Phần III. Trình bày giải pháp và kết quả: …………………………………. trang 5
1. Những giải pháp khắc phục khó khăn đã thực hiện nhằm đạt hiệu
quả cao trong từng tiết dạy: .…….………………………………… trang 5
2. Một vài bài soạn áp dụng thực tế: ………………………………. trang 18
3. Kết quả thực hiện: ………………………………………………. trang 19
Phần IV. Kết luận: ……………………………………………………… trang 19
1. Tóm lược giải pháp: …………………………………………… trang 19
2. Phạm vi áp dụng của đề tài: …………………………………… trang 19
3. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị: …………………………… trang 19
a. Bài học kinh nghiệm: … trang 19
b. Kiến nghị: … trang 20
BẠN MUỐN CÓ NGUYÊN BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÀY ? HÃY
LIÊN HỆ VỚI CHỦ NHÂN QUA MAIL NHÉ !
19

×