Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu, đề xuất quy trình chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (Lấy ví dụ tại xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 99 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Nguyễn Ngọc Anh

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHUẨN HÓA DỮ LIỆU
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
(Lấy ví dụ tại xã Trung Lƣơng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC





Hà Nội – 2013
2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Ngọc Anh

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHUẨN HÓA DỮ LIỆU
PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
(Lấy ví dụ tại xã Trung Lƣơng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Chuyên ngành:Quản lý đất đai
Mã số: 60850103
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HIỆU




Hà Nội – 2013
i

MỤC LỤC
MỤC LỤC i
CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Cấu trúc luận văn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Tổng quan về dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai 4
1.1.1. Khái niệm về dữ liệu đất đai và thành phần dữ liệu đất đai 4
1.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai 4
1.2 Chuẩn hóa dữ liệu đất đai 5
1.2.1. Tổng quan về công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai 5
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai 5
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội 6
1.2.4. Tổng quan nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu đất đai 7
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai phục
vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 11
1.3.1. Quan điểm chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai. 11
1.3.2. Yếu tố quy định kỹ thuật, đánh giá chất lƣợng sản phẩm liên quan đến
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 12
1.3.3. Yếu tố chính sách (sự thay đổi luật đất đai và các văn bản dƣới luật qua
các thời kỳ liên quan đến việc sử dụng đất) 13
ii

1.3.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hƣởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất

đai. 13
1.4. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 14
1.4.1. Quan điểm tiếp cận 14
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 14
1.5. Phạm vi nghiên cứu 16
1.5.1. Phạm vi khu vực nghiên cứu 16
1.5.2. Phạm vi khoa học 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN HÓA DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI
HIỆN CÓ 17
2.1. Các yếu tố đánh giá hiệu quả của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất
đai 17
2.1.1. Các yếu tố đảm bảo mức độ chính xác, đầy đủ và đồng bộ của cơ sở dữ
liệu đất đai 17
2.1.2. Các yếu tố đánh giá hiệu quả của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối
với nền kinh tế 18
2.2. Đánh giá hiện trạng dữ liệu địa chính hiện nay 18
2.2.1. Hiện trạng dữ liệu không gian địa chính 18
2.2.2. Hiện trạng dữ liệu thuộc tính địa chính 20
2.3. Nội dung dữ liệu địa chính đƣợc quy định trong chuẩn địa chính 25
2.3.1 Dữ liệu địa chính 25
2.3.2. Hệ quy chiếu không gian và thời gian áp du
̣
ng cho dữ liệu địa chính 26
2.4. Thực trạng công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai đang đƣợc áp dụng
ở một số địa phƣơng 27
2.4.1 Tình hình chung 27
2.4.2 Thực trạng quy trình chuẩn hóa đã đƣợc áp dụng tại một số địa phƣơng . 29
2.4.3 Đánh giá chung 34
2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 35
2.5.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội 35

2.5.2. Hiện trạng hồ sơ, dữ liệu đất đai 38

iii

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ QUY TRÌNH CHUẨN HÓA DỮ LIỆU
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI 45
XÃ TRUNG LƢƠNG, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 45
3.1. Quy trình chuẩn hóa bản đồ địa chính 46
3.2. Quy trình chuẩn hóa tài liệu đo đạc khác 52
3.3. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính địa chính 55
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 85

iv

CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CSDL
Cơ sở dữ liệu
GCN
Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSHNƠ&QSDĐƠ
Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
đất ở
QSD
Quyền sử dụng
VLAP
Vietnam Land Administration Project – Dự án hoàn thiện

và hiện đại hóa Hệ thống quản lý Đất đai Việt Nam
SDĐ
Sử dụng đất
UBND
Ủy ban Nhân dân

v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất theo hiện trạng sử dụng đất 39
Bảng 2.2. Tổng số thửa các loại đất đã đo đạc trên địa bàn 12 xã 41
Bảng 2.3. Thống kê tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Định
Hóa 43
Bảng 3.1. Bảng mã loại đất theo luật đất đai 2003 48
Bảng 3.2. Bảng phân cấp hạng nhà [9] 60
vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu đất đai 4
Hình 1.2. Một phần của mô hình Chuẩn thông tin địa chính của Hàn Quốc 9
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 35
vii

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính 54
Sơ đồ 3.2. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu địa chính 81

viii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới PGS.TS. Nguyễn Hiệu, người đã định
hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Địa lý- Trường Đại học
khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi trong
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp cao học niên khóa 2011 - 2013 – Quản lý Đất
đai đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn.


Hà Nội, ngày tháng năm 2013


Nguyễn Ngọc Anh
1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Trong suốt thời gian qua, công tác quản lý đất đai đã liên tục đƣợc hoàn thiện
về thể chế, chính sách và công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa và
minh bạch thông tin về đất đai. Điều này dẫn tới việc có nhiều dữ liệu đất đai đƣợc
lập, thu thập và sử dụng ở các thời kỳ khác nhau, kể cả những tài liệu từ những chế
độ trƣớc. Khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tất cả các dữ liệu đất đai này đều phải
đƣợc xem xét và cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên hiện nay, các
quy định kỹ thuật xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu mới chỉ tập trung cho các dạng dữ
liệu đất đai đƣợc xây dựng một cách chính quy gần đây (nhƣ bản đồ địa chính chính
quy, hồ sơ địa chính theo thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT), chƣa đƣợc cụ thể hóa
theo các dạng dữ liệu đất đai đã có từ các thời kỳ trƣớc.

Để ngày càng hoàn thiện các quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, trong
quá trình xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai, cần thiết phải rà soát
lại các quy định kỹ thuật liên quan, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và yêu
cầu của công tác quản lý.
Tính phức tạp của dữ liệu đất đai cụ thể nhƣ sau:
Hệ thống bản đồ địa chính: Trong thực tế, các địa phƣơng vẫn sử dụng các hệ
thống bản đồ địa chính đƣợc đo đạc bằng các công nghệ khác nhau, với độ chính
xác khác nhau để phục vụ công tác cấp GCN và quản lý đất đai. Hệ thống bản đồ
địa chính gồm bản đồ trích đo phi tọa độ, bản đồ giải thửa thực hiện theo Chỉ thị
299/TTg, bản đồ địa chính đo chính quy. Một số bản đồ địa chính chính quy vẫn
còn ở hệ tọa độ HN-72, chƣa chuyển về hệ tọa độ quốc gia VN2000;
Hệ thống hồ sơ địa chính: Bao gồm nhiều loại dữ liệu nhƣ sổ dã ngoại, bộ hồ
sơ địa chính, Giấy chứng nhận các thời kỳ, hồ sơ cấp GCN gốc…Nhiều địa phƣơng
chƣa quản lý tốt hệ thống hồ sơ địa chính, không cập nhật kịp thời biến động đất
đai, dẫn tới nội dung của bộ hồ sơ địa chính sai lệch nhiều so với thực tế, khả năng
sử dụng các loại dữ liệu này bị hạn chế.
2

Công tác quản lý và cập nhật chỉnh lý biến động đất đai vào các dữ liệu đất
đai chƣa đồng đều ở các tỉnh.
Các loại dữ liệu hiện có của Ngành quản lý đất đai có nhiều loại với khối
lƣợng khá lớn nhƣng có mức độ đầy đủ, hoàn thiện rất khác nhau, gồm dữ liệu dạng
giấy, dạng số. Các loại dữ liệu chủ yếu bao gồm: dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa
chính; dữ liệu quy hoạch sử dụng đất; dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu đất
các tổ chức, dữ liệu đất khu công nghiệp, sân golf; dữ liệu giá đất… Các loại dữ liệu
nêu trên còn ở mức độ rất khác nhau, nhiều loại dữ liệu không đƣợc cập nhật thay
đổi thƣờng xuyên dẫn đến việc không đồng nhất giữa dữ liệu không gian và thuộc
tính.
Xuất phát từ những thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đề
xuất quy trình chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (lấy ví

dụ tại xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)” nhằm phân tích,
đánh giá nội dung thông tin của các loại dữ liệu đất đai hiện có ở các giai đoạn, các
thời kỳ, từ đó nghiên cứu đƣa ra các quy trình chuẩn hóa các dữ liệu đất đai này
phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để phù hợp với đặc thù của công
tác quản lý đất đai của đất nƣớc ta hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc vai trò của việc chuẩn hóa dữ liệu đất đai để phục vụ việc
xây dựng CSDL đất đai.
- Đánh giá đƣợc hiện trạng dữ liệu đất đai hiện có tại xã Trung Lƣơng, Định
Hóa, Thái Nguyên.
- Đề xuất các quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai để phục vụ xây dựng CSDL
đất đai.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các
nội dụng sau:
3

- Tổng quan và xác lập đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn, vai trò của việc chuẩn
hóa dữ liệu để phục vụ xây dựng CSDL đất đai.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai,
phục vụ xây dựng CSDL.
- Phân tích các yếu tố đánh giá hiệu quả của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất
đai.
- Đánh giá hiện trạng các nguồn dữ liệu đất đai hiện nay.
- Đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu để phục vụ việc xây dựng
CSDL đất đai tại khu vực nghiên cứu.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc cấu trúc
thành 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 2: Thực trạng công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện có.
Chƣơng 3: Đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai phục vụ xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại xã Trung Lƣơng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
1.1.1. Khái niệm về dữ liệu đất đai và thành phần dữ liệu đất đai
- Dữ liệu đất đai: là thông tin liên quan đến đất đai dƣới dạng ký hiệu, chữ
viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tƣơng tự.
- Thành phần của dữ liệu đất đai: bao gồm dữ liệu địa chính, dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai [8].
1.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu đất đai
- Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa chính,
dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
đƣợc sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thƣờng xuyên
bằng phƣơng tiện điện tử. Cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc xây dựng tập trung thống nhất
từ Trung ƣơng đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng và các huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh [8].
- Cấu trúc của cơ sở dữ liệu đất đai:
Cơ sở dữ liệu
Đất đai
CSDL
địa chính
CSDL
giá đất
CSDL

quy hoạch
SDĐ
CSDL
thống kê,
kiểm kê

Hình 1.1. Cấu trúc của cơ sở dữ liệu đất đai
5

1.2 Chuẩn hóa dữ liệu đất đai
1.2.1. Tổng quan về công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai
- Khái niệm về chuẩn hóa dữ liệu:
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ wikipedia, chuẩn hóa dữ liệu là một phƣơng
pháp khoa học để phân tách một cấu trúc dữ liệu phức tạp thành những cấu trúc dữ
liệu đơn giản theo những quy luật nhất định mà không làm mất thông tin dữ liệu.
Kết quả là sẽ làm giảm bớt sự dƣ thừa và loại bỏ những sự cố mâu thuẫn về dữ liệu,
tiết kiệm đƣợc không gian lƣu trữ dữ liệu [17].
Do đặc thù của ngành quản lý đất đai, việc chuẩn hóa dữ liệu cần phải đƣợc
thực hiện một cách thống nhất và phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chuẩn dữ
liệu đất đai để phục vụ việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên toàn quốc. Từ việc
tổng hợp các nguồn tài liệu cũng nhƣ dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực
tế, tôi xin đƣa ra khái niệm về chuẩn hóa dữ liệu đất đai nhƣ sau:
Chuẩn hóa dữ liệu đất đai: là quá trình xử lý các cấu trúc dữ liệu đất đai
phức hợp thành các cấu trúc dữ liệu đơn giản, rõ ràng, tuân theo các quy định về
chuẩn dữ liệu đất đai nhằm các mục đích:
- Tối ƣu hóa việc lƣu trữ dữ liệu.
- Tránh dƣ thừa dữ liệu.
- Thông tin nhất quán.
- Đảm bảo các phụ thuộc dữ liệu theo đúng mô hình mà vẫn không làm tổn
thất thông tin.

1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với công tác xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Nằm trong chiến lƣợc phát triển của ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 –
2020 định hƣớng đến năm 2030, việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện
đại để đƣa vào vận hành, hỗ trợ cho quản lý, minh bạch hóa thông tin và cải cách
6

thủ tục hành chính đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, CSDL đất đai
thống nhất trong cả nƣớc là cốt lõi của hệ thống này. Khi tiến hành xây dựng CSDL
đất đai thì việc khảo sát, đánh giá và đƣa ra các quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai
hiện có là việc làm vô cùng quan trọng. Cụ thể là:
- Việc chuẩn hóa dữ liệu sẽ giúp tối ƣu hóa việc lƣu trữ dữ liệu, tránh dƣ thừa
dữ liệu, tạo đƣợc tính nhất quán của thông tin và đảm bảo đƣợc sự liên kết của các
thông tin về đất đai.
- Việc chuẩn hóa dữ liệu đất đai tuân theo các quy định của chẩn địa chính sẽ
đảm bảo tính đầy đủ của thông tin của các thửa đất theo đúng với yêu cầu quản lý.
- Công tác chuẩn hóa dữ liệu sẽ đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp xử lý dữ liệu
thô, đƣa dữ liệu này về các dạng chuẩn thống nhất. Từ đây, chúng ta có thể phát
triển các công cụ tin học để hỗ trợ việc nhập các dữ liệu đã đƣợc chuẩn hóa này vào
CSDL đất đai một cách tự động, chính xác và nhanh chóng.
- Việc chuẩn hóa dữ liệu có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng của CSDL đất
đai sau này vì đây là việc tiền xử lý của công tác xây dựng CSDL đất đai. Nếu nhƣ
các dữ liệu thô không đƣợc chuẩn hóa về các dạng chuẩn một cách thống nhất thì
khi đƣa các dữ liệu này vào CSDL đất đai sẽ gây ra các tình trạng dƣ thừa dữ liệu,
sai, thiếu thông tin, thiếu sự liên kết cần thiết giữa các thông tin, thông tin chƣa
đúng với các chuẩn quy định của ngành. Nhƣ vậy CSDL đất đai này sẽ không thể
vận hành trên thực tế đƣợc.
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của chuẩn hóa dữ liệu đất đai đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội
- Việc chuẩn hóa dữ liệu đất đai sẽ tìm ra các phƣơng pháp chuẩn hóa phù

hợp làm cơ sở để xây dựng các quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai, từ đó có thể áp
dụng và triển khai rộng rãi các quy trình này trên cả nƣớc. Nhƣ vậy, công tác chuẩn
hóa dữ liệu sẽ đƣợc thực hiện một cách bài bản và thống nhất, đảm bảo đƣợc chất
lƣợng của dữ liệu khi đã đƣợc chuẩn hóa.
7

- Công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai sẽ tận dụng đƣợc tối đa các nguồn dữ
liệu đất đai đang đƣợc lƣu trữ và sử dụng qua nhiều thời kỳ khác nhau.
- Việc áp dụng các phƣơng pháp chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện có sẽ đảm
bảo tiết kiệm chi phí và thời gian, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đất nƣớc.
- Tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin giữa
lĩnh vực đất đai và các lĩnh vực liên quan.
1.2.4. Tổng quan nghiên cứu chuẩn hóa dữ liệu đất đai
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước
- Thổ Nhĩ Kỳ
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nghiên cứu về địa chính đã phát triển trong một thời
gian dài song song với sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực địa chính. Hiện
nay, bản đồ địa chính quốc gia đã đƣợc hoàn thành 100% ở khu vực đô thị và 85%
ở khu vực nông thôn. Quá trình hoàn thành cơ sở hạ tầng địa chính quốc gia đã
đƣợc tăng tốc nhờ sự tham gia của các đơn vị của Nhà nƣớc và cả các đơn vị tƣ
nhân. Mục tiêu của quá trình này là tạo ra cơ sở hạ tầng địa chính cho toàn quốc,
trong đó Hệ thống thông tin địa chính phục vụ đăng ký đất đai là dự án quan trọng
nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án này, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ
cũng đã gặp phải vấn đề tƣơng tự nhƣ ở Việt Nam, đó là bản đồ địa chính cũng
đƣợc thành lập qua các thời kỳ khác nhau, các bản đồ này cũng tuân theo các quy
định của các văn bản pháp luật khác nhau đƣợc ban hành cho mỗi thời kỳ. Để áp
dụng thống nhất theo chuẩn bản đồ địa chính cơ sở của Liên minh Châu Âu, Thổ
Nhĩ Kỳ cũng đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm đƣa ra những quy định cho
việc áp dụng trên.
Các loại bản đồ đã đƣợc thành lập theo các phƣơng pháp khác nhau và theo

các tỷ lệ khác nhau, có độ chính xác khác nhau, có hoặc không có tọa độ đều đƣợc
khảo sát, xem xét, đánh giá, chuyển đổi về dạng số và đƣợc chuẩn hóa theo mức độ
chính xác cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay thì dự án này cũng chƣa hoàn thành đƣợc
8

tất cả do chƣa giải quyết hết đƣợc một số vƣớng mắc về sự phức tạp của dữ liệu địa
chính trong quá khứ [15].
- Hàn Quốc
Ngay khi nguồn kinh phí đƣợc thông qua cho việc nghiên cứu về chuẩn địa
chính và chuẩn vùng địa chỉ vào năm 2009, chính phủ Hàn Quốc đã liên tục tham
gia và mở rộng dự an nghiên cứu và phát triển của họ về các chuẩn dữ liệu trên tất
cả các lĩnh vực liên quan đến thông tin không gian. Trong năm 2010, chính phủ đã
đƣợc báo cáo về các các nghiên cứu: “Nghiên cứu về mô hình dữ liệu thông tin địa
chính không gian và phát triển chuẩn siêu dữ liệu”, “Nghiên cứu việc phát triển
chuẩn thông tin địa chính và thành lập hệ quy chiếu quốc gia”. Trong đó, hai hạng
mục là TTAK.KO - 10,0503(Mô hình dữ liệu thông tin địa chính) và TTAK.KO -
10,0504 (thiết kế kỹ thuật) đã đƣợc Hiệp hội công nghệ Viễn thông Hàn Quốc
(TTA) thông qua vào năm 2011.
Đến năm 2012, mô hình trên đã đƣợc thiết kế thành Hệ thống thông tin
không gian địa chính dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc nghiên cứu Cấu
trúc hạ tầng thông tin không gian và Phát triển chính sách sử dụng thông tin không
gian. Bên cạnh đó là việc nghiên cứu phƣơng thức trao đổi thông tin địa chính
không gian và việc đƣa ra các tiêu chuẩn trong phân phối thông tin về dữ liệu địa
chính không gian đã bắt đầu đƣợc thực hiện từ đầu năm 2013. Đặc biệt, Chuẩn mô
hình dữ liệu đƣợc hoàn thành vào năm 2012 chính là chuẩn địa chính đầu tiên dựa
trên ISO19152(LADM). Đây đƣợc coi là một thành quả lớn vì nó đã kết hợp đƣợc
với các tiêu chẩu quốc tế. Các nguồn dữ liệu địa chính của Hàn Quốc cũng tƣơng tự
nhƣ ở Việt Nam, khi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, họ cũng khảo sát,
sàng lọc và chuẩn hóa các nguồn dữ liệu sử dụng đƣợc theo các quy định kỹ thuật
của mô hình chuẩn dữ liệu địa chính.

Mô hình dữ liệu khái niệm của chuẩn địa chính liên kết với các chuẩn quốc tế
này bao gồm 09 lớp: thửa đất, bản đồ, điểm tọa độ, thông tin chủ sở hữu, giá đất,
thông tin địa chính, loại thông tin khép kín, loại thông tin đo đạc, loại số thửa đất.
9

Hầu hết thông tin cần thiết là về thửa đất. Các thuộc tính của thửa đất bao gồm số
hiệu thửa, loại đất, loại thửa đất, địa chỉ thửa đất, tỷ lệ thửa đất, kích thƣớc thửa đất,
mục đích sử dụng đất.v.v. [16].

Hình 1.2. Một phần của mô hình Chuẩn thông tin địa chính của Hàn Quốc
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhằm thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/08/2011 của Thủ tƣớng chính
phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành các
văn bản nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, trong
đó có các quy định kỹ thuật về tiêu chuẩn dữ liệu, bao gồm: Thông tƣ số
10

09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/8/2007 về ”Hƣớng dẫn việc lập, chỉnh lý,
quản lý hồ sơ địa chính”, Thông tƣ số 17/2010/TT-BTNMT quy định chuẩn dữ liệu
địa chính, công văn 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/09/2011 của Tổng cục Quản
lý đất đai hƣớng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Thông tƣ 04/2013/TT-
BTNMT Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Thông tƣ 18/2013/TT-
BTNMT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và
sắp tới sẽ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hồ sơ địa chính, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về bản đồ địa chính. Các quy định này là những quy chuẩn quan
trọng trong việc xây dựng, xác định nội dung cơ sở dữ liệu đất đai và bộ hồ sơ địa
chính số.
Nhƣ vậy, một số quy định kỹ thuật về nội dung của cơ sở dữ liệu đất đai và

các sản phẩm dạng số của cơ sở dữ liệu đất đai chúng ta bƣớc đầu đã ban hành để
làm cơ sở thực hiện. Hiện nay, một số tỉnh đã bƣớc đầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính cụ thể nhƣ:
Thành phố Hồ Chí Minh: năm 2013 hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính 20/24 quận/huyện của thành phố.
Tỉnh Đồng Nai: cơ bản hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính toàn
tỉnh, đang thực hiện bổ xung, chuẩn hóa lại cơ sở dữ liệu đã có theo các quy định
hiện hành.
Dự án VLAP triển khai trên 9 tỉnh (Hà Nội, Hƣng Yên, Thái Bình, Quảng
Ngãi, Khánh Hòa, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long).
Theo nội dung của chỉ thị 1474/ CT-TTg, năm 2013, cơ bản các tỉnh sẽ hoàn
thành cơ sở dữ liệu địa chính của một huyện điểm.
Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã triển khai nêu trên cũng đã đƣa
ra đƣợc một số tƣ liệu đất đai cần chuẩn hóa và phƣơng pháp chuẩn hóa các loại tƣ
liệu này.
11

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng trong những năm qua cũng đã có một số công
trình khoa học nghiên cứu về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lƣu trữ tƣ
liệu đất đai (đề tài “Xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính để thành lập hệ thống
thông tin lƣu trữ, xử lý cấp phát thông tin địa chính trên máy tính điện tử”, chủ
nhiệm đề tài KS. Nguyễn Sỹ Thanh; đề tài “Nghiên cứu và thử nghiệm một số
phƣơng pháp ứng dụng tin học trong thông tin lƣu trữ địa chính”, chủ nhiệm đề tài
PGS.PTS Lê Tiến Vƣơng). Tuy nhiên các công trình đang tập trung vào nghiên cứu
về giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, vận hành và
khai thác thông tin đất đai có hiệu quả.
Công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai thực sự mới đƣợc đề cập trong các dự án
thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu (Quyết định số 394/QĐ-TCQLĐĐ ngày 04
tháng 9 năm 2009 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Quản lý đất đai về việc phê duyệt
dự án “Thử nghiệm chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam), dự án sản xuất xây dựng cơ

sở dữ liệu ở một số tỉnh trong cả nƣớc.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai phục
vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
1.3.1. Quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai.
Hiện nay, Thủ tƣớng Chính phủ đang yêu cầu các Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng gấp rút chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận
QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bố trí đủ kinh phí từ
ngân sách địa phƣơng, bảo đảm dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất để đầu tƣ cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận
QSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa
chính thƣờng xuyên [12].
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cùng với Tổng cục Quản lý đất
đai cũng đang nỗ lực thúc đẩy các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhằm sớm
đƣa vào vận hành và cập nhật thƣờng xuyên CSDL này. Đồng thời, Tổng cục Quản
12

lý đất đai cũng đã ban hành một số văn bản tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng
CSDL đất đai tại các địa phƣơng:
- Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT ban hành ngày 02/8/2007 về ”Hƣớng dẫn
việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”,
- Thông tƣ số 04/2013/TT-BTNMT qui định qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai.
- Thông tƣ 18/2013/TT-BTNMT qui định Định mức kinh tế - kỹ thuật về xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Các quy định này là những quy chuẩn quan trọng trong việc xây dựng, xác
định nội dung các nhóm dữ liệu thuộc tính, các lớp đối tƣợng không gian trong cơ
sở dữ liệu địa chính. Để đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn này thì hiện tại các địa
phƣơng đang phải tiến hành tách, lọc các đối tƣợng trên bản đồ địa chính để biên
tập thành các đối tƣợng không gian chuyển vào cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị

hành chính xã.
1.3.2. Yếu tố quy định kỹ thuật, đánh giá chất lượng sản phẩm liên quan
đến công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Các sản phẩm liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về nội dung thông tin quy định trong danh
mục đối tƣợng địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính; (việc đánh giá chất lƣợng dữ
liệu địa chính đƣợc thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT
ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn việc lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và Thông tƣ số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01
tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn kiểm tra, thẩm định
và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính).
- Hạng mục và mức độ kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính
phải đáp ứng đƣợc yêu cầu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tƣ số 17/2010/TT-BTNMT quy định về chuẩn dữ liệu địa chính.
13

1.3.3. Yếu tố chính sách (sự thay đổi luật đất đai và các văn bản dưới luật
qua các thời kỳ liên quan đến việc sử dụng đất)
Chính sách là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực đang hoạt
động. Nó đóng vai trò trong việc quản lý và định hƣớng cho sự phát triển của các
lĩnh vực đó.
Đối với lĩnh vực quản lý đất đai, đã có rất nhiều các văn bản pháp luật đã
đƣợc ban hành để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ của
ngành quản lý đất đai. Hiện tại, có những văn bản còn hiệu lực nhƣng cũng có
những văn bản đã hết hiệu lực. Cũng chính điều này đã làm phát sinh rất nhiều các
dữ liệu đất đai qua các thời kỳ khác nhau. Cùng một loại dữ liệu thì thông tin cũng
khác nhau do các quy định đƣa ra khác nhau ở mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, đối với công
tác chuẩn hóa đất đai thì các nguồn dữ liệu trên đều sẽ đƣợc xem xét đến khi tiến
hành chuẩn hóa vì các nguồn dữ liệu đất đai trong quá khứ một mặt sẽ đƣợc sử

dụng để quản lý, mặt khác sẽ phục vụ việc tra cứu, kiểm tra.
Hiện nay, đã có một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai đƣợc ban
hành làm cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhƣ thông tƣ
17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, thông tƣ
04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai .v.v. Những văn
bản này cũng sẽ làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn hóa các nguồn dữ liệu đất đai
phức tạp hiện nay để đƣa về một khuôn dạng dữ liệu thống nhất trong cả nƣớc.
1.3.4. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ
liệu đất đai.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật ảnh hƣởng rất nhiều đến tiến độ cũng nhƣ chất
lƣợng của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện nay. Cụ thể là:
- Các thiết bị máy móc thay thế các công việc chân tay của con ngƣời giúp
tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lao động. Khả năng xử lý thông tin của các thiết bị
công nghệ cũng không ngừng đƣợc nâng cao để có thể xử lý các dữ liệu lớn, phức
tạp.
14

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin, lập trình ra các công cụ hỗ trợ xử lý dữ
liệu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Các công cụ này giúp xử lý khối lƣợng
công việc lớn trong một khoảng thời gian nhỏ mà vẫn đảm bảo đƣợc sự chính xác,
đầy đủ đối với các yêu cầu xử lý.
- Ngày càng có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai có kiến thức
tốt về công nghệ, điều này giúp thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào
công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai nói riêng, quản lý đất đai nói chung đƣợc dễ dàng
hơn, hiệu quả hơn.
1.4. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Quan điểm tiếp cận
Sử dụng cách tiếp cận hệ thống, từ tổng quát tới chi tiết, từ lý luận kết hợp
với thực tiễn, từ quy định kỹ thuật tới thực tế triển khai, từ kinh nghiệm quốc tế tới
thực tiễn trong nƣớc. Trên cơ sở cách tiếp cận này tiến hành nghiên cứu, khảo sát

nhƣ sau: Nghiên cứu tổng quan về nội dung và yêu cầu kỹ thuật của công tác xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai, nghiên cứu thực tiễn việc chuẩn hóa tƣ liệu đất đai, xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Trên cơ sở đó đi sâu về công tác thu thập dữ liệu đầu
vào; nghiên cứu cụ thể về mặt cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đối với các yếu tố
ảnh hƣởng đến công tác chuẩn hóa tƣ liệu, đồng thời tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
các kết quả của những nghiên cứu đã có về việc xử lý các dữ liệu. Từ đó đƣa ra nội
dung các dữ liệu cần chuẩn hóa, phƣơng pháp và qui trình chuẩn hóa. Bên cạnh đó
là việc lựa chọn địa bàn thử nghiệm để đáp ứng yêu cầu nội dung của đề tài. Từ đó
đề xuất định hƣớng hoàn thiện nội dung cơ sở dữ liệu đất đai.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt trong mối
quan hệ tổng quan, đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ lịch sử, pháp lý, hành chính; từ cơ
sở lý luận tới thực tiễn. Sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu, phân tích, đánh
giá các yếu tố cấu thành và ảnh hƣởng của các yếu tố đó đến việc chuẩn hóa dữ liệu
đất đai phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
15

- Phương pháp kha
̉
o sa
́
t, điều tra thực tế: Thực hiện điều tra thực tế thu thập
các tƣ liệu, tài liệu số liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở đánh giá
thực trạng nguồn tƣ liệu, dữ liệu đất đai của một số địa phƣơng. Sử dụng phƣơng
pháp này để nghiên cứu đầy đủ các loại tƣ liệu, dữ liệu đặc trƣng, giá trị sử dụng và
hiện trạng sử dụng, lƣu trữ của các tƣ liệu, dữ liệu; nghiên cứu, xác định cơ sở khoa
học và thực tiễn của việc hình thành các nguồn tƣ liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu trong và
ngoài nƣớc liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên
cứu của các chƣơng trình, dự án, đề tài khoa học có liên quan. Sử dụng phƣơng

pháp này để xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc chuẩn hóa tƣ liệu, dữ liệu
đất đai.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Sử dụng phƣơng pháp chọn lọc, loại trừ
trong quá trình thu thập, phân tích các thông tin, tƣ liệu. Sử dụng phƣơng pháp này
để hoàn thiện nội dung, phƣơng pháp xây dựng qui trình chuẩn hóa tƣ liệu, dữ liệu.
- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đất đai thu thập đƣợc
gồm cả của Trung ƣơng và địa phƣơng so sánh, đối chiếu với những phát hiện thu
đƣợc trong quá trình khảo sát thực tế làm cơ sở, căn cứ để đƣa ra những kết luận về
vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này để thí điểm xây dựng qui trình
chuẩn hóa tƣ liệu, dữ liệu đất đai phục vụ vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn, trƣng cầu ý kiến các nhà khoa học,
các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Trên cơ sở
đó hoàn thiện nội dung, phƣơng pháp chuẩn hóa tƣ liệu, dữ liệu đất đai phục vụ
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; đồng thời thí điểm chuẩn hóa dữ liệu đất
đai tại Trung Lƣơng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

×