ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN ĐẮC VỆ
NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUẢN LÝ TAI BIẾN
XÓI LỞ BỜ BIỂN KHU VỰC TỪ CỬA THUẬN AN
ĐẾN MŨI CHÂN MÂY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN ĐẮC VỆ
NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO PHỤC VỤ QUẢN LÝ TAI BIẾN
XÓI LỞ BỜ BIỂN KHU VỰC TỪ CỬA THUẬN AN
ĐẾN MŨI CHÂN MÂY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Địa mạo và Cổ địa lý
Mã số: 60.44.72
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN ĐÌNH LÂN
HÀ NỘI - 2013
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO TRONG QUẢN
LÝ XÓI LỞ BỜ BIỂN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu địa mạo bờ biển 5
1.1.1. Vùng bờ biển 5
1.1.2. Di chuyển trầm tích 7
1.1.2.1. Các hình thức di chuyển của trầm tích 8
1.1.2.2. Cơ chế di chuyển của trầm tích 9
1.1.3. Tiến hóa địa hình bờ và bãi 9
1.2. Lịch sử nghiên cứu 9
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 9
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về khu vực 13
1.3. Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý xói lở bờ biển 15
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
1.4.1. Cơ sở phương pháp luận 19
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu 21
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
2.1. Các nhân tố thành tạo địa hình 28
2.1.1. Các nhân tố nội sinh 28
2.1.1.1. Các đới cấu trúc 28
2.1.1.2. Đặc điểm thạch học 28
2.1.1.3. Vai trò của kiến trúc và chuyển động kiến tạo hiện đại 29
2.1.1.4. Vai trò yếu tố địa hình kế thừa 30
2.1.2. Các nhân tố ngoại sinh 30
2.1.2.1. Đặc điểm khí hậu 30
2.1.2.2. Đặc điểm thủy văn 30
2.1.2.3. Đặc điểm hải văn 33
2.1.2.4. Thay đổi mực nước biển 35
2.1.2.5. Yếu tố nhân sinh 35
2.2. Đặc điểm địa mạo khu vực từ cửa Thuận An đến mũi Chân Mây 36
2.2.1. Nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo 36
2.2.2. Đặc điểm địa mạo khu vực nghiên cứu 37
ii
2.2.2.1 Địa hình bóc mòn tổng hợp 37
2.2.2.2. Địa hình dòng chảy và tích tụ hỗn hợp 41
2.2.2.3. Địa hình do hỗn hợp sông – biển 44
2.2.2.4. Địa hình do hỗn hợp biển và đầm lầy ven biển 46
2.2.2.5. Địa hình trong đới sóng vỗ bờ (0-5m nước) 52
2.2.2.6. Địa hình trong đới sóng vỡ và biến dạng 55
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển địa hình trong kỷ Đệ tứ 58
2.3.1. Quá trình hình thành 58
2.3.2. Quá trình biến động cửa biển 61
Chƣơng 3. BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ . 67
3.1. Biến đổi địa hình bờ bãi trong thời gian gần đây 67
3.1.1. Khu vực cửa Thuận An 67
3.1.2. Khu vực cửa Tư Hiền 73
3.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố địa hình đến tai biến xói lở bờ biển vùng
nghiên cứu 78
3.2.1. Nguyên nhân gây xói lở bờ biển 78
3.2.1.1. Đặc điểm địa hình và thành phần vật chất của các phân vị địa mạo
vùng nghiên cứu 78
3.2.1.2. Đặc điểm các phân vị địa mạo và chế độ động lực vùng nghiên cứu
79
3.2.2. Phân vùng cảnh báo xói lở bờ biển 80
3.2.2.1. Các đoạn bờ có nguy cơ tai biến xói lở cao 80
3.2.2.2. Các đoạn bờ có nguy cơ tai biến xói lở trung bình 82
3.2.2.3. Đoạn bờ có nguy cơ tai biến thấp 82
3.2.2.4. Đoạn bờ không có nguy cơ tai biến 82
3.3. Một số giải pháp quản lý khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do xói lở gây ra 82
3.3.1. Giải pháp công trình 84
3.3.2. Giải pháp khác 86
Kết luận 87
Tài liệu tham khảo 89
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 4
Hình 2. Quan hệ giữa các bộ phận bờ với sóng và thủy triều [44] 7
Hình 4. Sơ đồ các bƣớc thực hiện nghiên cứu 27
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
Hình 5. Bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu 38
Hình 6. Cồn cát cổ đƣợc hình thành bởi gió, có đoạn vẫn đang hoạt động (ảnh
Nguyễn Đắc Vệ, 11/2011) 50
Hình 7. Hệ thống đầm nuôi hải sản ở khu vực phá Tam Giang (trái, từ Google Earth
năm 2002) và quan sát từ mặt đất ở khu vực cầu Tam Giang (phải, ảnh Nguyễn Đắc
Vệ, 11/2011) 51
Hình 8. Delta thủy triều lên ở phía trong cửa Tƣ Hiền 52
Hình 9. Bãi biển mài mòn-tích tụ dƣới chân núi Linh Thái với vật liệu tích tụ là
cuội-tảng (trái) và xói lở vào tận chân vạt sƣờn tích (phải) (ảnh Vũ Văn Phái,
8/2011) 53
Hình 10. Bãi biến đang bị xói mạnh ở Thuận An (ảnh trên-Nguyễn Đắc Vệ, 2011),
ở Vinh Hải (dƣới, trái) và Vinh Hiền (dƣới, phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 8/2011) 54
Hình 11. Trầm tích cát trên bề mặt xói lở-tích tụ do tác động của sóng tại trạm khảo
sát HB11-T1053[24] 56
Hình 12. Trầm tích hạt thô (vụn vỏ sò ốc lẫn sạn sỏi) tại điểm khảo sát HB11-
T755[24] 56
Hình 13. Đặc điểm bề mặt địa hình đáy biển thể hiện trên ảnh Sonar quét sƣờn theo
tuyến HB -TU02 [24] 57
Hình 14. Mặt cắt tổng hợp thể hiện một số đơn vị địa mạo ở độ sâu từ 5 đến 30 mét
vùng biển Thuận An – mũi Chân Mây [24] 57
Hình 15. Sơ đồ biến động cửa Tƣ Hiền 63
Hình 16. Sơ đồ biến động cửa Tƣ Hiền vào năm 1997, 1999, 2000, 2001 63
Hình 17. Sơ đồ biến động cửa Thuận An 64
Hình 18. Sơ đồ biến động cửa Thuận An vào năm 1997, 1999, 2000, 2001 64
Hình 19. Bản đồ biến động bồi – xói khu vực cửa Thuận An giai đoạn 2005-2009 72
Hình 20. Bản đồ biến động bồi – xói khu vực cửa Tƣ Hiền giai đoạn 1975-1989 74
Hình 21. Bản đồ biến động bồi – xói khu vực cửa Tƣ Hiền giai đoạn 1989-1999 75
Hình 22. Bản đồ biến động bồi - xói khu vực cửa Tƣ Hiền giai đoạn 1999-2009 76
Hình 23. Sơ đồ phân vùng cảnh báo xói lở bờ biển ở khu vực từ cửa Thuận An đến
mũi Chân Mây 83
Hình 24. Dấu tích còn lại của kè mềm stabiplage đầu tiên (trái) và chỉ còn lại 2 kè ở
phía đông-nam (phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 9/2012) 84
Hình 25. Hệ thống 6 kè bằng công nghệ mềm stabiplage để bảo vệ bờ ở khu vực
Hòa Duân, xã Phú Thuận (trái), nhƣng xói lở vẫn xảy ra ở phía trƣớc kè thứ nhất đặt
ở phía tây-bắc (phải) (ảnh Vũ Văn Phái, 2011) 85
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số nguyên nhân gây xói lở bờ biển và hậu quả của chúng [14] 18
Bảng 2. Tƣơng quan giữa kích thƣớc hạt và độ dốc bãi [37] 23
Bảng 3. Đặc trƣng dòng chảy năm của một số sông chính của Thừa Thiên Huế [13]
31
Bảng 4. Phân phối lƣợng dòng chảy theo mùa của một số trạm (trung bình nhiều
năm)[13] 32
Bảng 5. Lƣu lƣợng bình quân tháng trong mùa kiệt[13] 32
Bảng 6. Các đặc trƣng chế độ thuỷ triều vùng ven biển nghiên cứu 33
Bảng 7. Độ cao (m), độ dài (m) và chu kỳ (s) sóng lớn nhất tại trạm Cồn Cỏ [8] 34
Bảng 8. Các kịch bản mực nƣớc biển dâng (cm) cho vùng Đèo Ngang-Hải Vân [7]
35
Bảng 9. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 1983-1991 68
Bảng 10. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 1991-1997 69
Bảng 11. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 1997-2002 69
Bảng 12. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 2002-2005 70
Bảng 13. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 2005 – 2009 71
Bảng 14. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 1975 – 1989 73
Bảng 15. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 1989 – 1999 75
Bảng 16. Kết quả đánh giá biến động bồi xói giai đoạn 1999 – 2009 76
Bảng 17. Đánh giá tổng hợp các mức độ tai biến xói lở bờ biển 81
1
MỞ ĐẦU
Địa hình ngày nay đƣợc xem là một dạng tài nguyên và là nền tảng cơ bản
cho các dạng tài nguyên khác. Do đó, khoa học địa mạo đã mở rộng khái niệm,
quan điểm, cách tiếp cận, phƣơng pháp, đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ phạm vi
ứng dụng. Theo đó, nghiên cứu địa mạo nói chung, địa mạo biển nói riêng không
đơn thuần là nghiên cứu các tai biến do các quá trình địa mạo gây ra, mà nó đã mở
rộng và phát triển các môn học hƣớng tới sử dụng hợp lý tài nguyên. Từ đầu thế kỷ
XX đến nay, khoa học địa mạo đã có những bƣớc chuyển mình lớn phát triển theo
các hƣớng khác nhau, trong đó có các hƣớng ứng dụng phục vụ cho phát triển bền
vững kinh tế - xã hội: địa mạo động lực và công trình, địa mạo tài nguyên, sinh thái-
cảnh quan- môi trƣờng, đặc biệt là nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến
thiên nhiên. Theo hƣớng địa mạo phục vụ quản lý tai biến thiên nhiên, nghiên cứu
các quá trình địa mạo hiện đại (đặc điểm hình thành, nguyên nhân, cơ chế) đã và
đang xảy ra các tác động đến cảnh quan-môi trƣờng-sinh thái và cả con ngƣời. Ở
vùng bờ biển, tai biến tiêu biểu và nguy hiểm có tác động mạnh nhất đến phát triển
kinh tế - xã hội là xói lở-bồi tụ. Hiện tƣợng xói lở bờ biển hiện nay đang diễn ra rất
mạnh ở các bờ biển trên thế giới, đặc biệt khi có sự dâng cao mực biển chân tĩnh,
gia tăng xói lở dọc dải ven biển Việt Nam cũng xuất hiện ở nhiều nơi với các điểm
nóng nhƣ: Đảo Cát Hải, bờ biển Hải Hậu ven bờ châu thổ sông Hồng, ven bờ biển
các tỉnh miền Trung, trong đó có vùng bờ biển Thừa Thiên – Huế.
Vùng bờ biển Thừa Thiên - Huế đặc trƣng bởi sự phân hóa địa hình theo
chiều Bắc - Nam và Đông - Tây. Phía Bắc sông Hƣơng là vùng đồng bằng có độ
cao thay đổi từ -0,4 đến 2,5m còn vùng cát nội địa lớn có cao trình từ 4 đến 8m,
phía Nam sông Hƣơng thấp trũng hơn, có nhiều “lòng chảo” đáy ở độ cao từ -1,5
đến 1m. Theo chiều Đông – Tây có các thành tạo sông - biển và đầm phá cổ với độ
nghiêng của địa hình không đáng kể và các đê cát thiên nhiên cao 5m đến 8m cho tới
vài chục mét nằm song song và gần bờ biển. Các cửa sông đều hẹp và thƣờng bị thu lại
đáng kể vào mùa khô bởi sự kéo dài của các doi cát chạy vuông góc với trục thoát lũ.
Với những đặc trƣng địa hình nhƣ vậy, vùng bờ biển Thừa - Thiên Huế đã và đang đối
2
diện với những nguy cơ tiềm ẩn (lũ lụt, xói lở…) và vấn đề biến đổi địa hình sẽ càng
phức tạp hơn khi mực nƣớc biển dâng lên. Chi phối và tác động đến hầu hết các quá
trình phát triển và tiến hóa tự nhiên cũng nhƣ quá trình phá triển kinh tế - xã hội, môi
trƣờng vùng bờ biển này là hệ thống đầm phá ven bờ, trong đó hệ đầm phá Tam Giang
– Cầu Hai đóng vai trò trọng yếu.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát
triển kinh tế, dân sinh khu vực này nhờ các giá trị tài nguyên và các chức năng về
sinh thái, môi trƣờng. Các giá trị và chức năng này gắn liền với trạng thái phát triển
của hai lạch cửa chính Thuận An và Tƣ Hiền tồn tại nhiều năm thông nối đầm phá
với biển. Tuy nhiên, cửa lạch thƣờng không ổn định về vị trí và trạng thái đóng, mở,
gây ra những hậu quả tiêu cực về sinh thái, môi trƣờng và kèm theo những thiệt hại
lớn về kinh tế, dân sinh. Lấp cửa, chuyển cửa đầm phá là các dạng tai biến nặng nề
ở ven bờ miền Trung mà Thừa Thiên - Huế là điển hình. Sau lần lấp cửa Tƣ Hiền
vào tháng 12 năm 1994, đã xảy sự kiện lũ ngập khủng khiếp vào đầu tháng 11 năm
1999, mở ra đến 5 cửa, trong đó có cửa Hòa Duân mà việc ứng xử đối với cửa này
đã gây nên cuộc bàn luận sôi nổi giữa các nhà khoa học và quản lý. Khu vực cửa
biển Thuận An có lịch sử hình thành từ năm 1404 (Lê Quý Đôn, 1977) và là nơi có
nhiều hoạt động sống của con ngƣời. Từ khi hình thành đến nay, cửa biển Thuận An
đã nhiều lần xảy ra các hiện tƣợng di chuyển cửa, hoặc đóng – mở cửa biển ở khu
vực Hòa Duân gây ra nhiều thiên tai cho con ngƣời và các hoạt động sản xuất ở nơi
đây. Đóng mở và di chuyển các cửa đầm phá trực tiếp liên quan đến các quá trình
xói lở và bồi tụ trong vùng mà các quá trình này chịu chi phối của các yếu tố địa
hình, địa mạo cũng nhƣ động lực diễn ra trong khu vực. Tuy nhiên mối quan hệ
giữa các yếu tố và các quá trình trên vẫn còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu để
có thể có những ứng xử hiệu quả trong công tác quản lý. Nhằm làm sáng tỏ các mối
quan hệ trên ở khu vực nhạy cảm này trên quan điểm địa mạo, tác giả đã thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu địa mạo phục vụ quản lý tai biến xói lở bờ biển khu vực từ
cửa Thuận An đến mũi Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế” với mục tiêu làm rõ
đƣợc đặc điểm địa hình và các quá trình địa mạo trong khu vực nghiên cứu liên
3
quan đến quá trình xói lở bờ biển ở khu vực cửa Thuận An đến mũi Chân Mây và
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do xói lở bờ
biển. Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi vùng bờ biển từ cửa Thuận An đến mũi
Chân Mây trong khoảng toạ độ địa lý (hình 1): 16
o
16’ 09’’ đến 16
o
38’ 09’’ vĩ độ
bắc, 107
o
31’ 45’’ đến 108
o
02’ 25’’ kinh độ đông với các nhiệm vụ sau:
- Thu thập các dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu và tiến hành khảo sát
thực địa bổ sung.
- Giải đoán hiện trạng đƣờng bờ khu vực nghiên cứu theo các giai đoạn khác
nhau dựa vào dữ liệu bản đồ và ảnh viễn thám.
- Xây dựng sơ đồ địa mạo cho khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá biến động đƣờng bờ để tìm ra xu thế bồi - xói.
- Xác định các điểm, cung bờ thƣờng xuyên xói lở mạnh hay có nguy cơ xói lở
cao.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục giảm nhẹ thiệt hại do xói lở gây ra.
Nguồn tƣ liệu sử dụng trong đề tài là tài liệu khảo sát thực tế do tác giả thực
hiện trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, các tƣ liệu dƣới đây cũng đƣợc xử
lý, phân tích để giải quyết các nội dung liên quan, bao gồm:
- Các bản đồ chuyên đề về địa chất, địa hình, địa mạo, xói lở bờ biển, đó là:
+ Bản đồ địa chất tờ Hƣơng Hóa-Huế-Đà Nẵng tỷ lệ 1:200 000 xuất bản năm
1995.
+ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 xuất bản năm 2002
+ Các sơ đồ địa mạo, sơ đồ xói lở bờ biển đƣợc thu thập từ các đề tài, dự án đã
thực hiện ở khu vực.
- Ảnh viễn thám đƣợc thu ở các giai đoạn khác nhau, đó là:
+ Ảnh Landsat MSS thu năm 1975
+ Ảnh Landsat TM thu năm 1989
+ Ảnh Landsat ETM thu năm 1999
+ Ảnh ALOS thu năm 2009
4
Tất cả các loại ảnh này đều đƣợc lấy từ cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám của Viện
Tài nguyên và Môi trƣờng biển.
- Các báo cáo tổng kết của các đề tài, dự án do Viện Tài nguyên và Môi
trƣờng biển thực hiện ở khu vực nghiên cứu, các báo cáo chuyên đề thu thập
từ Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển và các tài liệu do các thầy ở Bộ
môn Địa mạo cung cấp.
Luận văn đƣợc hoàn thành với cấu trúc thành 3 chƣơng, ngoài các phần mở đầu,
kết luận và tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO TRONG QUẢN LÝ XÓI
LỞ BỜ BIỂN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3. BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO TRONG QUẢN
LÝ XÓI LỞ BỜ BIỂN VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu địa mạo bờ biển
Địa mạo bờ biển thuộc nhánh địa mạo động lực trong khoa học địa mạo nói
chung và trong lĩnh vực khoa học về bờ biển nói riêng. Địa mạo bờ biển nghiên cứu
mối tƣơng tác lẫn nhau giữa hình dạng địa hình và các quá trình bờ. Còn các quá
trình hoạt động trên một đoạn bờ nào đó là hàm số của các nhân tố khí hậu và hải
dƣơng, bản chất của phần đất liền phía trong và địa hình đang tồn tại trƣớc đó. Hoạt
động của các quá trình sóng và dòng chảy dẫn đến tích tụ ở nơi này và xói lở ở nơi
khác làm biến đổi hình dạng địa hình. Ngƣợc lại, hình thái địa hình lại có tác động
ngƣợc trở lại các quá trình, đặc biệt là hƣớng và cƣờng độ của chúng. Điều đó cho
thấy mối tƣơng tác của các yếu tố động lực và các kết quả của chúng là hình thái bờ.
Do hiện nay có khá nhiều khái niệm và thuật ngữ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
địa mạo bờ biển nói chung và động lực-hình thái bờ nói riêng, cho nên, một số khái
niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận văn này sẽ đƣợc trình bày dƣới đây.
1.1.1. Vùng bờ biển
Có thể nói vùng bờ biển (coastal area) là một đối tƣợng đƣợc nhiều lĩnh vực
khác nhau quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về
khoảng không gian tiếp giáp giữa đất và biển này. Ở mức độ khái quát nhất,
Ketchum H., đã đƣa ra định nghĩa nhƣa sau: “vùng bờ biển (Coastal area hoặc
coastal region) là một dải đất liền và không gian biển bên cạnh (bao gồm cả nƣớc
và đất dƣới đáy) mà trong đó các quá trình trên lục địa và việc sử dụng đất có ảnh
hưởng trực tiếp đến các quá trình và việc sử dụng đại dương, và ngược lại” [theo
Kay R. và Alder, 1999]. Còn theo các nhà địa mạo Cộng hòa Liên bang Nga (Liên
Xô trƣớc đây), vùng bờ biển lại đƣợc chia thành 3 bộ phận: Vùng bờ biển hiện đại,
vùng bờ cổ đƣợc nâng lên và vùng bờ cổ bị hạ xuống. Trong đó, vùng bờ biển hiện
đại là nơi địa hình đang chịu tác động bởi các yếu tố động lực hiện đại của tất cả các
quyển trên Trái đất (thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển và quyển kỹ
thuật-technosphere).
6
Trong nghiên cứu này, tác giả đã theo trƣờng phái của các nhà địa mạo
phƣơng tây [36,37], từ đó xác định đƣợc các đối tƣợng chính là bờ biển, đƣờng bờ
biển để tính toán biến động.
Ở vùng bờ biển hiện đại có rất nhiều dạng địa hình khác nhau đƣợc thành tạo
bởi các nhân tố động lực khác nhau, trong đó quan trọng hơn cả là: Sóng và dòng
chảy do sóng sinh ra, thủy triều, vai trò của sông. Do vậy, khi nghiên cứu xói lở bờ
biển, các nhà khoa học đã chia ra:
- Bờ biển sóng chiếm ưu thế (wave-dominated coast) ở mức độ chung nhất,
là bờ biển có năng lƣợng sóng cao hơn so với các dòng năng lƣợng khác và hầu hết
đều phân bố trong các vùng bờ biển có độ lớn thủy triều nhỏ (dƣới 2,0 mét).
- Bờ biển thủy triều chiếm ưu thế (tide-dominated coast) là những bờ biển mà
ở đó thủy triều giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định đối với hình thái của các
dạng địa hình (kích thƣớc, sự định hƣớng, đặc điểm trầm tích, v.v.). Trong trƣờng
hợp này, độ lớn thủy triều đạt trên 2,0 mét.
Trong nghiên cứu địa mạo bờ biển, cụ thể là hình thái đƣờng bờ, vấn đề đƣợc
quan tâm nhiều hơn cả là các bộ phận của bãi và hành vi của chúng phản ứng lại
những biến đổi về môi trƣờng.
Bãi biển (beach) là một khái niệm để chỉ các thành tạo tích tụ dọc bờ biển
dƣới tác động của sóng để phân biệt với một số thành tạo ở bờ biển khác, nhƣ: bãi
bùn (mud flat) hay bãi triều (tidal flat), v.v. Do đó, bãi đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Bãi là một tích tụ trầm tích được lắng đọng do sóng, nằm giữa đường sóng vỡ về
mặt hình thức và giới hạn sóng vỗ trên cùng (còn gọi là đường sóng leo). Vì thế, bãi
biển có thể được tạo nên bởi vật liệu từ cát mịn cho đến tảng và có thể từ những dải
hẹp, năng lượng thấp và giao động từ năng lượng thấp được tạo ra bởi sóng gió
nhỏ đến các hệ năng lượng cao lộ ra khi có sóng lừng cao tới 2-3 mét một cách liên
tục có đới sóng vỗ bờ rộng tới 500 mét” [43]-Greenwood B, 2005, Bar, Bãi biển
đƣợc cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, theo hƣớng về phía đất liền, bao gồm
bar dọc bờ (longshore bar), máng trũng (trough), val (beach ridge), rãnh trũng
7
(runnel), mặt bãi hay còn gọi là bãi triều cao (beach face) và đỉnh bãi hay còn gọi là
bãi trên triều chỉ bị tác động do sóng bão (hình 2) [44]
Hình 2. Quan hệ giữa các bộ phận bờ với sóng và thủy triều [44]
Từ hình 2 thấy rằng, tất cả các bộ phận cấu thành hệ thống bãi biển nêu trên
đều nằm trong phạm vi đới sóng vỡ (breaker wave) hay cũng còn gọi là đới sóng vỗ
bờ (surf zone). Còn các bộ phận khác nằm trong phạm vi đới sóng vỗ bờ. Về mặt
không gian, đới này nằm giữa đƣờng sóng vỡ ngoài cùng (hay đầu tiên trong trƣờng
hợp bãi thoải) và đƣờng thủy triều cao, mà tại đó sóng dồn lên trên bãi. Mặc dù là lý
thuyết, nhƣng sơ đồ này hoàn toàn phù hợp với vùng nghiên cứu nói riêng, cũng
nhƣ cho toàn bộ dải bờ biển Trung Bộ nói chung trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, đặc điểm trắc lƣợng hình thái của các bộ phận bãi hoàn toàn không giống
nhau tùy thuộc vào chế độ động lực (chủ yếu là sóng) của từng đoạn bờ cụ thể trong
một khoảng thời gian nào đó.
1.1.2. Di chuyển trầm tích
Trầm tích là những mảnh vật liệu đƣợc hình thành bởi sự phá hủy vật lý, hóa
học của các loại đá lộ ra trên bề mặt trái đất, các nguồn cung cấp do phun trào núi
lửa, vụn vỏ sinh vật, v.v. [45]
8
Sự di chuyển của trầm tích đƣợc hiểu là sự chuyển dịch của các hạt vật liệu
rắn (sediment) trong môi trƣờng chất lƣu chuyển động. Nghiên cứu về di chuyển
trầm tích là một trong những nghiên cứu đặc thù của hệ thống tự nhiên. Ở đó các
hạt vật liệu là các mảnh của các loại đá silic (cát, sỏi, cuội…) hay bùn và chất lƣu là
không khí hoặc nƣớc. Khi sự di chuyển trầm tích xảy ra trong môi trƣờng nƣớc, thì
đƣợc gọi là di chuyển trầm tích sông hoặc di chuyển trầm tích biển [45]. Sự di
chuyển của trầm tích có tầm quan trọng lớn trong các lĩnh vực trầm tích học, địa
mạo, kỹ thuật công trình, hay kỹ thuật môi trƣờng.
1.1.2.1. Các hình thức di chuyển của trầm tích
Trong môi trƣờng chất lỏng, có 3 kiểu di chuyển hạt:
- Hạt chuyển động lăn hoặc trƣợt (roll/slide)
- Hạt chuyển động nhảy cóc (saltation)
- Hạt chuyển động lơ lửng (suspension)
Khi giá trị vận tốc kéo đáy vƣợt quá giá trị tới hạn bắt đầu chuyển động thì
các hạt vật liệu đáy sẽ lăn hoặc trƣợt liên tục trên đáy. Khi tăng giá trị vận tốc kéo
đáy thì hạt sẽ chuyển động dọc trên đáy bởi nhiều hoặc ít các bƣớc nhảy đều đặn
gọi là chuyển động nhảy cóc. Khi giá trị vận tốc kéo đáy bắt đầu vƣợt quá vận tốc
lắng của hạt thì các hạt vật liệu này sẽ bị nâng lên khỏi đáy một khoảng, ở đó lực rối
hƣớng lên trên sẽ bằng hoặc lớn hơn trọng lƣợng chìm của hạt và kết quả là hạt vật
liệu có thể rơi vào trạng thái lơ lửng [3].
Thông thƣờng sự di chuyển lăn, trƣợt hoặc nhảy cóc trên đáy đƣợc gọi là di
chuyển vật liệu trên đáy (bed-load transport) còn các hạt lơ lửng di chuyển gọi là di
chuyển vật liệu lơ lửng (suspended load transport). Ngoài ra, trong chất lơ lửng
cũng bao gồm các hạt bùn mịn đƣợc đƣa vào từ lƣu vực gọi là phù sa (wash load)
Di chuyển đáy và di chuyển lơ lửng có thể xuất hiện đồng thời, tuy nhiên đới
chuyển đổi trạng thái giữa 2 dạng này vẫn chƣa hoàn toàn xác định.
9
1.1.2.2. Cơ chế di chuyển của trầm tích
Di chuyển dọc bờ: Là sự di chuyển của trầm tích trong đới sóng đổ theo
hƣớng song song với bờ. Thông thƣờng, sự di chuyển trầm tích dọc bờ là do dòng
chảy dọc bờ do sóng tạo ra. Nếu ngƣời quan sát đứng quay mặt ra biển thì các kí
hiệu Qr, Ql để chỉ sự di chuyển về phía phải, trái.
Di chuyển ngang bờ: Là sự di chuyển của trầm tích có hƣớng từ bờ ra khơi,
hoặc ngƣợc lại đƣợc hình thành chủ yếu là do chuyển động quỹ đạo sóng.
Có thể nói, quá trình di chuyển trầm tích có liên quan trực tiếp và mạnh mẽ
tới sự thay đổi bờ và bãi. Sự di chuyển này là kết quả của các quá trình tự nhiên, đó
là: Dòng chảy do sóng, hình thành ở đới sóng vỡ. Dòng chảy triều, có tính chu kỳ.
Dòng chảy gió có cƣờng độ và hƣớng phụ thuộc vào cƣờng độ, hƣớng và thời gian
tác động của gió. Sông không những tạo ra dòng chảy mà còn là nguồn cung cấp vật
liệu, có thể làm cho quá trình biến đổi bờ và bãi rất nhanh ở cửa sông và vùng lân
cận. Các công trình xây dựng của con ngƣời nhƣ kè, đê chắn sóng, cảng, v.v. cũng
nhƣ các vật chắn tự nhiên ở ngoài khơi nhƣ bãi cạn, bar ngầm, đảo,…đều có ảnh
hƣởng tới quá trình di chuyển của trầm tích. Các tác động của gió, mƣa,… sẽ trực
tiếp tạo ra các dạng địa hình trên cạn (các cồn cát).
1.1.3. Tiến hóa địa hình bờ và bãi
Sự tiến hóa đƣờng bờ ở tất cả các quy mô không gian và thời gian là biểu
hiện một cách rõ ràng về một trong những lĩnh vực phức tạp nhất trong nghiên cứu
địa mạo bờ biển. Bởi vì, tác động của các quá trình bờ với quy mô không gian và
thời gian khác nhau đều có ảnh hƣởng lẫn nhau (sẽ đƣợc phân tích ở phần sau).
Việc hiểu biết tiến hóa bờ với quy mô lớn đòi hỏi những nghiên cứu không những
từ các sự kiện ngắn mà còn cả từ các quá trình lâu dài.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu địa mạo bờ biển nói chung và động lực hình thái nói riêng gần
đây đã đạt đƣợc nhiều kết quả mới cả về lý thuyết cũng nhƣ ứng dụng trong thực
10
tiễn nhờ những tiến bộ về kỹ thuật quan trắc, thu thập số liệu và các mô hình số.
Tuy nhiên, do khu bờ biển nói chung, đặc biệt là bãi biển có tính linh động rất cao
và rất nhạy cảm đối với những biến động cực đoan có chu kỳ ngắn và ngày càng gia
tăng về tần suất nên các kết quả nghiên cứu về khu vực này vẫn còn khá xa với
những gì mong đợi.
Mặc dù khoa học về bờ biển chỉ mới đƣợc hình thành từ khoảng giữa thế kỷ
XX với sự ra đời công trình “Cơ sở học thuyết về phát triển bờ biển”, của
Zencovich V.V. [35], nhƣng những nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình bờ
biển và các quá trình động lực đã đƣợc các nhà khoa học đề cập đến từ lâu. Vào nửa
sau của thế kỷ XX, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về động lực và hình
thái bờ biển, trong đó đáng quan tâm hơn là “Động lực vùng bờ biển không có thủy
triều” của Longinov V.V. [18], “Địa mạo bờ biển” của Leontyev O.K., Nikiforov
L.G. và Safianov G.A. [48]. Ngoài ra, một số công trình của các tác giả Phƣơng Tây
về hƣớng nghiên cứu này [40, 41, 43, 44].
Từ cuối thế kỷ XX đến nay, việc nghiên cứu động lực hình thái bờ biển đã có
những bƣớc phát triển cao hơn: Đó là xây dựng các mô hình vật lý, mô hình toán,
mô hình mô phỏng, v.v. Đi tiên phong trong nghiên cứu các quá trình động lực ở
đới bờ, có thể nói, đó là những nhà nghiên cứu ở các nƣớc Nhật Bản, Hà Lan, Đan
Mạch, Mỹ Trong đó, nghiên cứu, áp dụng trực tiếp các kết quả có đƣợc vào thực
tế nhằm bảo vệ bờ, các công trình biển phát triển đặc biệt mạnh ở Nhật Bản, Hà
Lan,…
Nghiên cứu quá trình biến đổi địa hình ở đới bờ là một trong những hƣớng
phát triển của địa mạo học. Trong giai đoạn đầu, việc nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở
mức mô tả, tiếp đó là đo vẽ. Trong quá trình đó, các nhà địa mạo nhận thấy rằng
mỗi hình thái địa hình ở đới bờ thƣờng do một quá trình động lực chủ đạo tạo ra
“hình thái nào, động lực ấy” (quả nào thì nhân ấy). Tức là từ các thành tạo địa hình
có thể phỏng đoán đƣợc các quá trình động lực trong quá khứ đã tạo ra chúng. Sau
này, từ nhu cầu thực tiễn, phải dự báo đƣợc các quá trình phát triển của các dạng địa
hình, đặt ra vấn đề phải hiểu biết các quá trình động lực cũng nhƣ cơ chế tạo ra
11
chúng các thành tạo địa hình đó (động lực nào thì hình thái đó). Đó là lý do để
hƣớng nghiên cứu động lực hình thái bờ biển đã ra đời và phát triển. Đây chính là
một trong những hƣớng nghiên cứu của địa mạo bờ biển đã đƣợc Zencovich V.P
ngƣời đầu tiên đặt nền móng khoa học về bờ biển, đƣa ra vào giữa thế kỷ XX. Theo
hƣớng nghiên cứu này, việc mô phỏng các quá trình thủy - thạch động lực bằng các
mô hình toán là cần thiết. Nó cho phép các nhà nghiên cứu có thể tính toán các
trƣờng động lực bằng các công thức toán học, giảm bớt khó khăn trong đo đạc thực
tế, nhất là trong thời gian xảy ra các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm.
Để giải quyết các vấn đề trên, gần đây, những nghiên cứu địa mạo nói chung,
và đặc biệt là nghiên cứu địa mạo bờ biển, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số
quan niệm cơ bản, trong đó có các quan niệm mới nhƣ: các hệ địa mạo, độ mạnh và
tần suất, cân bằng và tiến hóa và quy mô trong địa mạo. Liên quan đến nghiên cứu
xói lở bờ biển, nghiên cứu động lực hình thái bãi biển có vai trò rất quan trọng.
Nghiên cứu động lực hình thái bãi biển (nghiên cứu sự điều chỉnh lẫn nhau
giữa hình thái bãi và các quá trình bờ bao gồm cả di chuyển trầm tích) có thể đƣợc
tiến hành bằng đo đạc ngoài thực tế và phân tích với sự trợ giúp bằng những mô
phỏng trên máy tính. Phân tích biến dạng sóng khi vào vùng nƣớc nông và tới bãi
đã chỉ ra rằng, năng lƣợng sóng bị phản xạ một phần trên các bãi dốc (> 3
o
) (đặc
biệt đối với các bãi cuội), trong khi các bãi nghiêng thoải (nhìn chung là bờ cát) lại
làm phân tán năng lƣợng sóng, do sóng vỡ tràn qua đới vỗ bờ rộng. Kết quả là trạng
thái của bãi phù hợp với các loại quy mô vỗ bờ trên cơ sở kích thƣớc của sóng vỡ.
Dean (1991) đã đề nghị tham số tỷ lệ sóng vỗ bờ (surf scaling parameter): Ω trên cơ
sở độ cao sóng vỡ Hb theo công thức:
Ω = H
b
/w
s
T
Trong đó w
s
tốc độ lắng chìm trung bình của trầm tích và T là chu kỳ sóng.
Điều này cho phép phân chia các bãi thành 3 trạng thái: trạng thái bãi phản xạ (Ω <
1), ở đó chúng nhận đƣợc sóng vỡ trào lên và có tỷ lệ cao về năng lƣợng sóng phản
xạ từ mặt bãi; trạng thái bãi tiêu tán (Ω > 5) ở đó, năng lƣợng sóng vỡ bị mất khi đi
qua các bãi rộng, thoải và trạng thái bãi trung gian (Ω = 1-5). Đối với các bãi phản
12
xạ, đới sóng vỗ bờ thƣờng có chiều rộng dƣới 10 mét, nhƣng có thể rộng ít nhất 100
mét đối với các bãi tiêu tán. Trắc diện bãi phản xạ có độ dốc ở phía trên giữa 6
o
và
12
o
, thông thƣờng với một bậc khác biệt và dốc hơn tại chân, sau đó độ dốc thoải
dần cho đến 0,5-1
o
và có nhiều ngấn cát đƣợc hình thành chạy song song với đƣờng
bờ. Các trắc diện bãi tiêu tán rộng hơn và phẳng hơn. Với độ dốc đặc trƣng nhỏ hơn
1
o
và đới gần bờ đa dạng bởi nhiều bar cát song song.
Việc phân chia thành các trạng thái bãi phản xạ, tiêu tán và trung gian đƣợc
đƣa ra bắt nguồn trên các bờ microtide. Vì khi độ lớn triều tăng lên, tác động sóng
bị phân tán trên những đới nằm ngang và thẳng đứng rộng hơn và dòng triều tƣơng
tác với sóng tới làm giảm gradient nằm ngang, làm phẳng địa hình bar và biến đổi
dòng rip. Trắc diện bãi lộ ra ở mức triều thấp cho thấy các bar và rãnh trũng rộng
hơn và thoải hơn, hoặc các thềm triều thấp.
Masselink và Short (1993) đã khảo sát các đặc điểm hình thái bãi có quan hệ
với tƣơng tác giữa độ cao sóng và độ lớn triều và đƣa ra khái niệm về độ lớn triều
tƣơng đối (RTR-Relative Tide Range), mà tại đó độ lớn triều thực sự (TR-Tide
Range) đƣợc phân chia bởi độ cao sóng vỡ (Hb):
RTR = TR/H
b
Để phân biệt các loại hình thái bãi sóng chiếm ƣu thế vì độ lớn triều tƣơng
đối tăng lên. Trên các bãi biển có dòng sóng tiến vào bờ chiếm ƣu thê (swash-
dominated beach), phạm vi này từ trạng thái phản xạ (Ω < 2 và RTR < 3) đến các
thềm triều thấp có các rãnh rip (Ω < 2 và RTR = 3-7), sau đó là các thềm triều thấp
không có các rãnh rip (Ω < 2 và RTR > 7); từ trạng thái trung gian (Ω = 2-5 và RTR
< 7) đến bar triều thấp và các rãnh rip (Ω < 2 và RTR > 7) và từ trạng thái tiêu tán
có bar (Ω > 5 và RTR < 3) đến trạng thái tiêu tán không có bar (Ω > 5 và RTR > 7)
và tiêu tán cực đoan (Ω > 2 và RTR > 7) với nhiều đƣờng sóng vỡ chuyển động trên
trắc diện có gradient rất thấp.
13
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về khu vực
Các công trình nghiên cứu có liên quan vấn đề nghiên cứu trong luận văn đã
đƣợc thực hiện bởi nhiều tác giả khác nhau, tiêu biểu là các công trình dƣới đây.
Công trình nghiên cứu của Trần Đình Gián [10] ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
nhận định rằng hệ thống đồng bằng phía sau các cồn cát ở Quảng Bình, Vĩnh Linh
là tƣơng lai của hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tuy nhiên nhận định này
thiếu căn cứ vững chắc. Công trình nghiên cứu của Zencovits V.P. [35] về bờ biển
của Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng nguồn gốc cát của hệ thống cồn từ
Quảng Bình, qua Quảng Trị và Thừa Thiên đƣợc cung cấp từ hệ thống sông Hồng
nhƣng chƣa đủ căn cứ có sức thuyết phục. Sau này, có công trình của Lê Bá Thảo
[27] cũng phân tích khá sâu sắc về địa mạo phần lục địa ở khu vực này. Ngoài các
công trình đo vẽ bản đồ địa chất còn có hàng loạt các công trình mang tính chuyên
đề, chuyên sâu về địa mạo và trầm tích Đệ tứ liên quan đến vùng nghiên cứu. Đáng
kể nhất là công trình bản đồ địa chất tờ Hƣớng Hóa-Huế-Đà Nẵng, tỷ lệ 1:200.000
do Nguyễn Văn Trang (1995) làm chủ biên, trong đó có kèm theo cả bản đồ địa
mạo phần đất liền.
Ở phần biển nông ven bờ có hàng loạt các chƣơng trình biển cấp quốc gia, có
thể kể đến: Chƣơng trình 48.06 (1981-1985), 48B (1986-1990), KT-03 (1990-
1995), KHCN-06 (1996-2000), KC-09 (2001-2005) và nhiều đề tài độc lập cấp Nhà
nƣớc và các cấp khác nhau đã đƣợc thực hiện. Các kết quả thực hiện các Chƣơng
trình, các đề tài, v.v. đã lần lƣợt đƣợc công bố trên nhiều loại ấn phẩm khoa học
khác nhau.
Riêng về địa mạo bờ và đáy biển Việt Nam nói chung cũng đã có khá nhiều
công trình: về các kiểu bờ biển Việt Nam; về địa mạo thềm lục địa của Lê Đức An
và đồng nghiệp [2], Đặng Văn Bát và đồng nghiệp [4], Lƣu Tỳ [31, 32], Nguyễn
Thế Tiệp và đồng nghiệp [29]; Về địa mạo hệ thống đảo ven bờ của Lê Đức An [1],
Võ Thịnh [28], Korotky [47], v.v.; Về xói lở bờ biển của Nguyễn Văn Cƣ và Phạm
Huy Tiến [9], của Vũ Văn Phái và đồng nghiệp [24], của Trần Hữu Tuyên [30],
v.v.; về sự tiến hóa của thệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai của Trần Đức
14
Thạnh và đồng nghiệp [26], v.v. Ngoài ra, trong phạm vi khu vực nghiên cứu còn có
các công trình về địa mạo đáy Vịnh Bắc Bộ của một số tác giả. Các công trình về
địa mạo và các vấn đề liên quan nêu trên là những tài liệu quan trọng có thể đƣợc sử
dụng và định hƣớng cho những nghiên cứu sắp tới, đặc biệt theo hƣớng địa mạo quá
trình (hay động lực trong các hệ địa mạo) và ứng dụng.
Bắt đầu từ năm 1991 - 2000, Đề án: "Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản
rắn biển ven bờ Việt Nam (0-30m nƣớc) tỉ lệ 1:500.000" do Nguyễn Biểu (chủ trì)
và đồng nghiệp [6], đã thành lập đƣợc bộ bản đồ tỉ lệ 1:500.000 cho các vùng biển
ven bờ Việt Nam trong đó có vùng nghiên cứu bao gồm: bản đồ địa chất trƣớc Đệ
Tứ, địa chất Đệ Tứ, địa hình, địa mạo, thuỷ động lực, trầm tích tầng mặt, cấu trúc
kiến tạo, dị thƣờng xạ phổ, vành trọng sa, dị thƣờng địa hoá, phân bố dự báo
khoáng sản, bồi tụ xói lở, địa chất môi trƣờng, các bản đồ trƣờng địa vật lí Báo
cáo tổng kết của chuyên đề địa mạo [23] đƣợc thành lập dựa vào kết quả đo vẽ khảo
sát trong 10 năm của toàn Đề án. Trong giai đoạn 2007-2011, Dự án “Điều tra đặc
điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trƣờng và dự báo tai
biến địa chất vùng biển từ độ sâu 30m nƣớc đến 100m nƣớc, tỷ lệ 1:500.000” đƣợc
thực hiện, đã thành lập bản đồ địa mạo biển tỷ lệ 1:500.000 theo nguyên tắc nguồn
gốc-hình thái-động lực. Trong các công trình trên, các đặc điểm địa mạo khu vực
vẫn còn mang tính khái quát, chƣa chi tiết. Còn ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu địa
mạo cũng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cơ sở tài liệu cho việc tìm kiếm khoáng
sản rắn (sa khoáng) ven bờ. Mặt khác, trong khi tiến hành lập bản đồ địa mạo vùng
biển ven bờ phục vụ cho tìm kiếm sa khoáng, thì việc nghiên cứu địa mạo dải lục
địa ven bờ còn chƣa đƣợc chú ý đúng mức, thậm chí còn không đƣợc đƣa vào
nhiệm vụ nghiên cứu. Bản đồ địa mạo vùng biển nông ven bờ chƣa nêu đƣợc các
dạng địa mạo thuận lợi tích tụ sa khoáng, vật liệu xây dựng và các tai biến địa mạo
bờ và đáy biển. Ngoài ra, cũng trong khoảng thời gian này, còn có một số kết quả
nghiên cứu về hiện trạng, bƣớc đầu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp công
trình chống xói lở bờ biển ở khu vực, cũng nhƣ trên quy mô cả nƣớc của Nguyễn
Thanh Ngà [21], Lê Xuân Hồng [12], v.v. Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả