Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
BÙI HOÀNG GIANG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRONG
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH CẤP QUẬN, HUYỆN (LẤY VÍ DỤ
QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2012
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
BÙI HOÀNG GIANG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TRONG
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH CẤP QUẬN, HUYỆN (LẤY VÍ DỤ
QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: Địa chính
Mã số: 60 44 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ
Hà Nội – 2012
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Mục lục
Mở ĐầU 1
1. Tính cấp thiết 2
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Phơng pháp nghiên cứu 3
5. Kết quả đạt đợc 3
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
7. Cấu trúc luận văn 4
Chơng 1: tổng quan về hệ thống thông tin đất đai và hệ thống quản lý hồ sơ địa chính
ở nớc ta 5
1.1. Khái niệm hệ thống thông tin đất đai và hệ thống quản lý hồ sơ địa chính ở nớc ta 5
1.1.1 Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính ở nớc ta 5
1.1.2 Hệ thống thông tin đất đai (LIS) 9
1.2. Tình hình xây dựng hệ thống thông tin và áp dụng công nghệ tin học trong quản lý
hồ sơ địa chính trong nớc 10
1.2.1 Phần mềm CADDB. 16
1.2.2 Phần mềm PLIS 17
1.2.3 Phần mềm CILIS 18
1.3. Nhu cầu xây dựng (LIS) trong công tác quản lý nhà nớc về đất đai 11
1.4 Tình hình xây dựng hệ thống thông tin và áp dụng công nghệ tin học trong quản lý
hồ sơ địa chính ở ngoài nớc ta. 20
1.4.1. Hà Lan 20
1.4.2. Thụy Điển 23
Chơng 2: thực trạng quản lý hồ sơ địa chính ở quận 6, thành phố hồ chí minh 26
2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 27
2.2. Thực trạng quản lý đất đai tại quận 6 29
2.2.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức thực hiện 29
2.2.2. Dữ liệu bản đồ 26
2.2.3. Dữ liệu hồ sơ 26
Chơng 3: ứng dụng hệ thống thông tin đất đai trong quản lý hồ sơ địa chính ở quận 6,
thành phố hồ chí minh 38
3.1 Giới thiệu phần mềm Vietnam Land Information System ViLIS 38
3.2. ứng dụng phần mềm Vilis trong quản lý hồ sơ địa chính quận 6 40
3.2.1. Quy trình xây dung CSDL quận 6 40
3.2.1. 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính gốc 30
3.2.1. 2. Cập nhật chỉnh lý biến động lên thửa đất 30
3.2.1. 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu kê khai đăng ký cấp giấy 38
3.2.2. Kết quả xây dung CSDL quận 6 39
3.2.3. Kết quả chuẩn hóa bản đồ địa chính đa vào lu trữ và quản lý trong CSDL 40
3.2.4. Kết quả cập nhật một phần các thông tin về hồ sơ địa chính, GCNQSDĐ đã cấp 40
3.2.5. Hiện đại và quy trình hoá quá trình xử lý các giao dịch đất đai bằng Vilis 47
3.2.5.1. Quy trình hóa các giao dịch đất đai 47
3.2.5.2. Tra cứu hồ sơ lu trữ trong kho 50
3.2.5.3. Triển khai thử nghiệm cổng thông tin điện tử 55
3.3. Kết quả ứng dụng trong công tác xây dựng CSDL đất đai 66
Kết luận Và KIếN NGHị 69
Tài liệu tham khảo 62
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐĐC
CSDL
Bản đồ địa chính
Cơ sở dữ liệu
GCN
Giấy chứng nhận
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HSĐC
Hồ sơ địa chính
LIS
Hệ thống thông tin đất đai
NĐ-CP
Nghị định - Chính phủ
QĐ-CP
Quyết định - Chính phủ
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
QLĐC
SDĐ
Quản lý địa chính
Sử dụng đất
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn quận 26
Bảng 2.2: Số lƣợng bản đồ địa chính và sổ bộ địa chính trong các phƣờng ở quận
6 27
Bảng 3.1: Số liệu thửa đất cần chỉnh sửa 37
Bảng 3.2: Kết quả chuẩn hóa 40
Bảng 3.3: Tổng hợp số liệu về cấp Giấy chứng nhận đang quản lý trên địa bàn quận 6 41
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả chỉnh lý biến động trên địa bàn quận 6 42
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận 6 43
Bảng 3.6: Tổng số hồ sơ xử lý bằng ViLIS 44
Bảng 3.7: Tổng số hồ sơ 45
Bảng 3.8: Tổng số Giấy chứng nhận cấp theo ViLIS 46
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Danh mục Hình
Hình 1.1: Hệ thống Kadaster-on-line của Hà Lan 17
Hình 2.1: Vị trí địa lý quận 6 21
Hình 3.1: Quy trình chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 35
Hình 3.2: Cơ sở dữ liệu địa chính đã đƣợc gán chính xác 36
Hình 3.3: Quy trình chỉnh lý biến động thửa đất 38
Hình 3.4: Quy trình cấp mới Giấy chứng nhận 48
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết
Một trong những chiến lƣợc phát triển của mỗi quốc gia là thực hiện tốt chính
sách về quản lý các nguồn tài nguyên. Trong đó, tài nguyên Đất giữ vai trò nền tảng
của mọi ngành sản xuất. Ngày nay, cùng với sự gia tăng về quy mô dân số và quá trình
đô thị hoá nhanh chóng, công tác quản lý đất đai lại càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết.
Hồ sơ địa chính là tài liệu quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý nhà
nƣớc về đất đai, trong đó bao gồm Bản đồ địa chính (dữ liệu không gian) và Hệ thống
sổ sách địa chính (dữ liệu thuộc tính). Đây là hai loại tài liệu có mối quan hệ mật thiết
và bổ sung cho nhau. Vì vậy cần phải kết hợp chặt chẽ hệ thống Bản đồ địa chính
(BĐĐC) và bộ Hồ sơ địa chính (HSĐC) trong công tác quản lý đất đai ở địa phƣơng.
Cùng với sự phát triển kỳ diệu của công nghệ thông tin trong những thập niên gần
đây, máy tính đã trở thành công cụ đắc lực, xâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong đời sống,
xã hội; đặc biệt trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Tuy nhiên, hiện nay công tác
Quản lý đất đai (QLĐĐ) ở các địa phƣơng còn nhiều bất cập, sử dụng nhiều phần mềm
khác nhau để quản lý HSĐC nhƣ Famis, Caddb, CLIS, Access Do đó, cơ sở dữ liệu
(CSDL) địa chính đƣợc lƣu trữ dƣới nhiều khuôn dạng khác nhau gây khó khăn trong
việc quản lý thống nhất HSĐC trên phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ khó khăn trong việc theo
dõi, truy xuất, lƣu trữ, xử lý, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai. Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai trong
quản lý hồ sơ địa chính cấp quận huyện ( lấy ví dụ quận 6, thành phố Hồ Chí Minh).
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
2. Mục tiêu của đề tài
Dựa trên thực trạng quản lý hồ sơ địa chính của quận 6 thành phố Hồ Chí Minh
đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hệ thống thông tin đất đai trong quản lý hồ sơ
địa chính ở nƣớc ta, nhu cầu xây dựng CSDL địa chính, tình hình xây dựng CSDL địa
chính ở trong và ngoài nƣớc.
- Điều tra, đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính tại quận 6 và tình hình
xây dựng CSDL địa chính của quận.
- Từ đó, đề xuất các giải pháp xây dựng CSDL địa chính quận 6.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Nhằm thu thập tài liệu, số liệu về hồ
sơ địa chính.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu đã thu thập trong quá
trình điều tra nhằm làm rõ thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và tình hình xây dựng
CSDL địa chính trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất các giải pháp.
- Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan; khảo
cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chƣơng trình, công
trình đề tài khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5. Kết quả đạt đƣợc
- Chuẩn hóa bản đồ theo đúng quy định, đồng bộ dữ liệu thống nhất, xây dựng
đƣợc CSDL địa chính bằng phần mềm ViLIS 2.0.
- ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 trong việc quản lý hồ sơ địa chính, cải cách hành
chính đối với ngƣời dân.
- Triển khai cung cấp thông tin về CSDL địa chính trên mạng Internet.
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở
khoa học và pháp lý xây dựng CSDL địa chính, vai trò của nó trong quản lý nhà nƣớc
về đất đai tại đơn vị hành chính hành chính cấp quận, huyện.
- ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài đã đƣa ra đƣợc những giải pháp có tính khả thi cao nhằm xây dựng
CSDL địa chính quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý,
các nhà lãnh đạo có những biện pháp cụ thể để tập trung vào từng giải pháp nhằm xây
dựng CSDL địa chính trên địa bàn quận đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và phát triển
kinh tế - xã hội của huyện.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo cấu trúc
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai và hệ thống quản lý hồ sơ địa
chính ở trong nƣớc.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý hệ thống hồ sơ địa chính ở quận 6, thành phố Hồ
Chí Minh
Chƣơng 3. ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai quận 6, thành phố
Hồ Chí Minh
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Chƣơng 1
Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai và hệ thống quản lý hồ sơ địa chính
ở trong nƣớc
1.1. Khái niệm hệ thống thông tin đất đai và hệ thống quản lý hồ sơ địa chính ở
trong nƣớc
1.1.1 Hệ thống quản lý hồ sơ địa chính ở trong nước
- Hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống quản lý nhà nƣớc về đất đai phổ biến:
quản lý bằng hệ thống địa bạ và quản lý bằng hệ thống bằng khoán. Mỗi hệ thống quản
lý đều có những thế mạnh riêng của mình, cụ thể nhƣ sau:
- Hệ thống địa bạ quản lý đất đai theo sổ sách, bao gồm: một hệ thống bản đồ địa
chính và một sổ địa bạ ghi nhận tất cả các thông tin chi tiết về chủ sở hữu, về thửa đất,
cũng nhƣ ghi nhận quyền và thực trạng pháp lý của chủ sở hữu đó. Hệ thống quản lý
này không đặt nặng vấn đề cấp giấy chứng nhận (GCN), chủ sở hữu chỉ cần có tên
trong sổ địa bạ (thƣờng gọi là có số trong sổ địa bạ) thì đƣợc thực hiện tất cả các quyền
đối với mảnh đất của mình nhƣ đƣợc cấp GCN.
- Hệ thống bằng khoán quản lý đất đai theo nền tảng GCN, nếu không đƣợc cấp
GCN thì ngƣời sử dụng đất sẽ không đƣợc thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định
của pháp luật đất đai về sử dụng đất (SDĐ).
- Hiện nay, nƣớc ta quản lý đất đai theo hệ thống bằng khoán. Theo đó, hệ thống
quản lý đất đai nƣớc ta gồm có các thành phần sau:
Hệ thống bản đồ địa chính:
- Trong hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính phục vụ thƣờng xuyên cho quản lý thì
bản đồ địa chính là loại tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp các
thông tin không gian của thửa đất nhƣ vị trí, hình dạng, ranh giới thửa đất, ranh giới
nhà, tứ cận, Những thông tin này giúp nhà quản lý hình dung về thửa đất một cách
trực quan. Bên cạnh các thông tin không gian bản đồ địa chính còn cung cấp các thông
tin thuộc tính quan trọng của thửa đất và tài sản gắn liền trên đất nhƣ: loại đất, diện tích
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
pháp lý, số hiệu thửa đất,… Bản đồ địa chính gồm hai loại: Bản đồ địa chính cơ sở và
bản đồ địa chính.
+ Bản đồ địa chính cơ sở: là bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ sung thành bản đồ địa
chính. Bản đồ địa chính cơ sở thành lập bằng các phƣơng pháp đo vẽ có sử dụng ảnh
chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở đƣợc đo
vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung
thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn; đƣợc lập phủ kín
một hay một số đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh; để thể hiện hiện trạng vị trí, diện
tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, dễ xác định ở thực địa của một
hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng một chỉ
tiêu thống kê.
+ Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị trấn, đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền xác nhận. Bản đồ địa chính đƣợc thành lập bằng các phƣơng pháp: đo vẽ trực
tiếp ở thực địa, biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở đƣợc đo vẽ bổ sung để vẽ
trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo các chỉ tiêu thống kê của từng
chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và đƣợc hoàn chỉnh để lập hồ sơ địa chính.
Bản đồ địa chính đƣợc lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ
nhà nƣớc. Trong công tác thành lập và quản lý hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính là một
trong những tài liệu quan trọng, đƣợc sử dụng, cập nhật thông tin một cách thƣờng
xuyên. Căn cứ vào bản đồ địa chính để làm cơ sở giao đất, thực hiện đăng ký đất, cấp
GCNQSDĐ nói chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở đô thị nói
riêng. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ cho chỉnh lý biến động của
từng loại đất trong đơn vị hành chính cấp xã (phƣờng, thị trấn). Làm cơ sở để thanh tra
tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.
+ Bản đồ địa chính gồm các thông tin:
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
- Thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thƣớc, hình thể, số thứ tự, diện tích, loại đất.
- Thông tin về hệ thống thuỷ văn, thuỷ lợi gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối, đê,
- Thông tin về đƣờng giao thông gồm đƣờng bộ, đƣờng sắt, cầu.
- Mốc giới và đƣờng địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn
công trình, điểm toạ độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
+ Bản đồ địa chính phải chỉnh lý trong các trƣờng hợp:
- Có thay đổi số hiệu thửa đất.
- Tạo thửa đất mới.
- Thửa đất bị sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa.
- Thay đổi loại đất.
- Đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi theo tuyến, sông, ngòi, kênh, rạch suối
đƣợc tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới.
- Có thay đổi về mốc giới và đƣờng địa giới hành chính các cấp, địa danh và các
ghi chú thuyết minh trên bản đồ.
- Có thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình.
+ Bản đồ địa chính đƣợc đo vẽ lại khi mà biến động vƣợt quá 40%.
Hệ thống sổ bộ: Hệ thống sổ bộ đƣợc quản lý, lƣu trữ tại cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền, bao gồm :
a. Sổ địa chính
Sổ địa chính là sổ lƣu trữ những thông tin về ngƣời sử dụng đất, các thửa đất của
ngƣời đó đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của ngƣời đó.
Sổ địa chính đƣợc lập để quản lý việc sử dụng đất của ngƣời sử dụng và để tra
cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng ngƣời sử dụng đất. Sổ đƣợc lập theo đơn vị
hành chính xã, phƣờng, thị trấn.
Nội dung sổ địa chính bao gồm :
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
- Ngƣời sử dụng đất: tên, địa chỉ, thông tin về chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ
chiếu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy
phép đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Các thửa đất mà ngƣời sử dụng đất sử dụng: mã thửa, diện tích, hình thức sử
dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc, số GCN đã đƣợc cấp.
- Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất: giá đất, tài sản gắn liền, nghĩa vụ tài
chính chƣa thực hiện, tình trạng đo đạc-lập BĐĐC, những hạn chế về quyền SDĐ.
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng gồm những thay đổi về
thửa đất, về ngƣời sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất, về GCNQSDĐ.
b. Sổ mục kê đất đai:
Sổ mục kê đất đai là sổ lƣu trữ những thông tin về thửa đất, về đối tƣợng chiếm
đất nhƣng không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến
quá trình sử dụng đất.
Sổ mục kê đất đai đƣợc lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và
phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. Sổ đƣợc lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị
trấn trong quá trình đo vẽ BĐĐC.
Nội dung sổ mục kê đất đai gồm :
- Thửa đất: số thứ tự thửa, tên ngƣời sử dụng đất hoặc ngƣời đƣợc giao đất để
quản lý, diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa đất.
- Đối tƣợng có chiếm đất nhƣng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang bảo
vệ an toàn nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, khu vực đất chƣa sử dụng không
có ranh giới thửa khép kín trên bản đồ gồm tên đối tƣợng, diện tích trên bản đồ; trƣờng
hợp đối tƣợng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo đạc lập
bản đồ địa chính.
c. Sổ theo dõi biến động đất đai:
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ lƣu trữ những biến động về sử dụng đất trong
quá trình sử dụng.
Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai gồm: tên và địa chỉ của ngƣời đăng ký
biến động, thời điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến
động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng.
Sổ theo dõi biến động đất đai đƣợc lập theo đơn vị hành chính xã, phƣờng, thị
trấn; do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và cán bộ địa chính xã, phƣờng, thị trấn
lập, quản lý.
d. Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc lập để lƣu trữ thông tin về các
giấy chứng nhận đã đƣợc cấp. Nội dung ghi trong sổ tƣơng tự các nội dung ghi trong
giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ đất đƣợc cấp cho ngƣời sử dụng đất, cho từng thửa đất theo một mẫu
thống nhất trong cả nƣớc đối với mọi loại đất do Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng phát
hành.
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thƣ pháp lý xác lập mối quan
hệ hợp pháp giữa Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng đất”, đƣợc ban hành và đƣa vào áp dụng
thống nhất trên phạm vi cả nƣớc theo Quyết định số 201/ĐKTK ngày 14/07/1989 của
Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất, đánh dấu một quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc
đối với công tác QLĐĐ là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất
quản lý” và “Nhà nƣớc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài” (Điều 1 Luật đất đai 1993). Theo điều 4 Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định :
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp cho ngƣời sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử
dụng đất”.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Theo điều 11 Luật nhà ở năm 2005 GCNQSHNƠ đƣợc cấp cho chủ sở hữu theo
quy định sau đây:
a) Trƣờng hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn
hộ trong nhà chung cƣ thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
b) Trƣờng hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này đƣợc gọi chung là Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở.
Chính phủ quy định nội dung và mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban
hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
ban hành Thông tƣ số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
(GCNQSDĐQSHNƠ&TSKGLVĐ).
Theo hai văn bản này này, Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
phát hành theo một mẫu thống nhất và đƣợc áp dụng trong phạm vi cả nƣớc đối với
mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận là một tờ có bốn
trang, mỗi trang có kích thƣớc 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng
cánh sen. Trên giấy này đƣợc in đầy đủ các đầu mục thông tin về quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất. Trƣờng hợp cấp Giấy chứng nhận
đối với thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhƣng
ngƣời đề nghị cấp Giấy chƣa có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì ghi
“Chƣa chứng nhận quyền sở hữu” vào các mục không có tài sản hoặc không đề nghị.
Nhƣ vậy, ba thành phần cơ bản của HSĐC (gồm: BĐĐC, hệ thống sổ bộ địa
chính và (GCNQSDĐQSHNƠ&TSKGLVĐ)) có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
nhau và không thể tách rời. Do đó, để công tác Quản lý Nhà nƣớc về đất đai muốn đạt
hiệu quả cao thì cần phải liên kết chặt chẽ ba thành phần này với nhau.
1.1.2. Hệ thống thông tin đất đai (LIS)
a. Định nghĩa LIS
Hệ thống thông tin đất đai đƣợc hiểu là công cụ phục vụ cho việc quản lý, sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đai bao gồm:
- Một CSDL lƣu trữ các dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất của một vùng hay
lãnh thổ trong một hệ qui chiếu thống nhất;
- Một tập hợp các qui trình, thủ tục, công nghệ để thực hiện việc thu thập, cập
nhật, xử lý và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống.
Theo thông tƣ 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 và thông tƣ 17/2009/TT-
BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thì hệ thống thông tin đất
đai (hệ thống hồ sơ địa chính dạng số) đƣợc hiểu một cách đơn giản là hệ thống thông
tin đƣợc lập trên máy tính chứa toàn bộ thông tin về nội dung bản đồ địa chính, sổ mục
kê, sổ theo dõi biến động đất đai.
b. Vai trò của một hệ thống LIS:
- Tạo một CSDL nền địa lý đầy đủ và thống nhất (cho 1 vùng hay lãnh thổ) để thể
hiện các thông tin có liên quan đến không gian;
- Cung cấp các thông tin điều tra cơ bản về địa hình, tài nguyên đất cho các hoạt
động kinh tế của các ngành và các địa phƣơng;
- Tạo công cụ để thực hiện quản lý Nhà nƣớc về hành chính lãnh thổ nhƣ biên
giới, địa giới hành chính các cấp, các thửa đất, và quản lý Nhà nƣớc về tài nguyên, môi
trƣờng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu thông tin về đất đai của ngƣời dân và các nhu cầu chung về
phát triển xã hội và nâng cao dân trí.
1.2. Nhu cầu xây dựng (LIS) trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Đất đai là môi trƣờng sinh sống, là địa bàn hoạt động của sinh vật trên trái đất,
xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho sự sống; là nguồn cung cấp vật chất cần thiết duy
trì sự sống, lƣu trữ nguồn tài nguyên quý giá. Vì vậy, thông tin về đất đai và có liên
quan đến đất đai đƣợc nhiều ngành quan tâm và khai thác nhƣ các ngành Địa chính,
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Giao thông, Thủy lợi, Quốc phòng, Thống kê, Tuy nhiên,
công tác quản lý thông tin ở nƣớc ta về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế:
- Yếu kém về trình độ năng lực, hạn chế về trình độ công nghệ thông tin.
- Còn nhiều hạn chế do lịch sử để lại:
+ Tƣ liệu đƣợc đo đạc trong các giai đoạn khác nhau trong các hệ tọa độ khác
nhau hay hệ tọa độ giả định gây nên tình trạng: khó khăn trong ghép mảnh bản đồ,
thống kê thiếu sót hoặc trùng lặp, cách đánh số hiệu bản đồ không thống nhất.
+ Mã ngƣời sử dụng chƣa thống nhất trên toàn quốc.
+ Hiệu suất làm việc thấp do phải tiến hành đồng thời trên nhiều tài liệu của hệ
thống hồ sơ địa chính.
+ Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện đất đai xảy ra phổ biến ở các địa phƣơng.
Đứng trƣớc thực trạng trên, nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin đất là rất cần
thiết. Nó sẽ cùng lúc giải quyết đƣợc nhiều vấn đề của các ngành có liên quan. Do đó
phải khắc phục những tồn tại nêu trên nhƣ:
+ Nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ của các cán bộ quản lý đặc biệt là trình
độ công nghệ thông tin.
+ Thống nhất quy trình quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính, đánh số thửa, mã ngƣời
sử dụng.
+ Từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Lợi ích của một hệ thống thông tin quản lý dữ liệu số (dữ liệu điện tử) đƣợc khai
thác sử dụng trên các hệ thống máy tính là một điều cần thiết. Hơn nữa trong thời đại
bùng nổ thông tin và yêu cầu hội nhập nhƣ hiện nay, việc nâng cao năng lực làm việc,
hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí là một yêu cầu cấp thiết. Để làm đƣợc việc này thì
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
có một yêu cầu hết sức quan trọng đó là việc xây dựng đƣợc các hệ thống thông tin có
khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý của từng ngành, từng lĩnh vực, thỏa mãn
tốt các yêu cầu về sử dụng, khai thác, và phân phối các thông tin vốn có trong hệ thống
phục vụ cho công tác quản lý của ngành, đồng thời cho các ngành, các lĩnh vực khác
có liên quan và của nhân dân.
Trong ngành Địa chính cũng cần thiết phải xây dựng các hệ thống thông tin nhƣ
vậy. Các hệ thống thông tin này đƣợc gọi là hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông
tin đất đai (LIS) đƣợc hiểu chung là sự bao gồm của hai khối thông tin bản đồ và hồ sơ
địa chính quản lý thống nhất tại các cấp. Trƣớc đây, bản đồ đƣợc vẽ trên các vật liệu
truyền thống nhƣ ván gỗ bồi, giấy, diamat, hồ sơ địa chính đƣợc lƣu trữ trong các loại
sổ sách. Sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu ngày càng tăng với thông tin
đất đai và tiềm năng của việc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực này là các động
lực thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai ở cả cấp trung ƣơng và địa
phƣơng.
1.3. Tình hình xây dựng hệ thống thông tin và áp dụng công nghệ tin học trong
quản lý hồ sơ địa chính trong nƣớc
- Trong xu hƣớng chung của thế giới, hệ thống quản lý đất đai ở nƣớc ta đang
trong giai đoạn đƣợc tin học hóa để đảm bảo quản lý chặt chẽ, thủ tục hành chính dễ
dàng, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhà nƣớc và ngƣời dân. Để xây dựng hệ thống
thông tin thì phải phụ thuộc vào CSDL địa chính và tập hợp các qui trình, thủ tục, công
nghệ để thực hiện việc thu thập, cập nhật, xử lý và phân tích dữ liệu một cách có hệ
thống.
- Trong nhiều năm qua, các địa phƣơng đã quan tâm, tổ chức triển khai xây dựng
CSDL địa chính ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai,
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền
với đất. Một số tỉnh (điển hình nhƣ Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Long) và một số quận,
thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh khác (Hải Phòng, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Thuận, Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng CSDL địa chính và đã tổ chức quản lý, vận
hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và đƣợc cập nhật biến động
thƣờng xuyên ở các cấp tỉnh, huyện.
Hình 1 3.1: Hệ thống quản lý đất đai xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, tinh Đồng Nai
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
Hình 1.3.2. Tra cứu thông tin đất đai trên mạng Internet của tỉnh Vĩnh Long
- Tuy nhiên, nhiều địa phƣơng còn lại việc xây dựng CSDL địa chính mới chỉ
dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một
số địa bàn mà chƣa đƣợc kết nối, xây dựng thành CSDL địa chính hoàn chỉnh nên chƣa
đƣợc khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thƣờng xuyên. Nguyên
nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhận thức về CSDL địa chính hiện nay chƣa đầy
đủ, việc đầu tƣ xây dựng CSDL địa chính ở các địa phƣơng chƣa đồng bộ và các bƣớc
thực hiện chƣa phù hợp.
- ở nƣớc ta, hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính là 2 loại dữ liệu cơ bản để xây
dựng CSDL địa chính phục vụ quản lý đất đai. Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu bản đồ ở
nƣớc ta còn chƣa đầy đủ, độ chính xác không cao và chƣa đƣợc chuẩn hóa trọn vẹn,
đặc biệt với các bản đồ đƣợc lập từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc do những nguyên
nhân khác nhau nhƣ chiến tranh, hoàn cảnh kinh tế, Với sự nỗ lực rất lớn của toàn
ngành Địa chính cũng nhƣ sự áp dụng công nghệ hiện đại, từ những năm 1990 trở lại
đây, công tác thành lập bản đồ địa chính ở nƣớc ta đã có những bƣớc tiến nhƣ cả nƣớc
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với khoảng 76% diện tích cần đo đạc tính đến
tháng 11/2011.
Trong khi đó, hệ thống sổ sách cũ nát, hƣ hỏng, không đƣợc cập nhật thƣờng
xuyên và thiếu đồng bộ. Mặc dù, công nghệ thông tin đã đƣợc áp dụng ở nƣớc ta để
quản lý hồ sơ địa chính, tuy nhiên, nó mới chỉ nhƣ một phƣơng tiện để soạn thảo và lƣu
trữ các văn bản ở hầu hết các đơn vị thuộc khu vực đô thị và các đơn vị cấp huyện trở
lên ở khu vực nông thôn. Đây cũng là mức độ thấp nhất của việc áp dụng công nghệ
thông tin. Các dữ liệu bản đồ và các dữ liệu trong văn bản đƣợc xây dựng không đƣợc
lƣu trữ theo các nguyên tắc tổ chức của CSDL, hay nói khác đi là đƣợc xây dựng
không theo một quy chuẩn dữ liệu nhất định. Điều này dẫn đến việc phân tích và xử lý
thông tin vẫn rất khó khăn, năng suất lao động thấp, khả năng xảy ra sai sót lớn.
1.3.1. Phần mềm CADDB
- Hệ quản trị CSDL hồ sơ địa chính - CADDB là phần mềm chuẩn thống nhất
trong toàn ngành địa chính, thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính.
- Phần mềm đƣợc thiết kế nhằm phục vụ: Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính,
cấp GCNQSDĐ, lƣu trữ và xử lý biến động đất đai sau khi đã hoàn thành hệ thống hồ
sơ ban đầu.
- Phần mềm phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ các hoạt động thanh tra, quản lý sử
dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai. Phục vụ công tác thống kê tình hình sử dụng
đất theo các biểu mẫu của nhà nƣớc. Trên cơ sở các thông tin thu đ−ợc về tình hình sử
dụng đất, về thay đổi của từng loại đất, hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Hệ thống phần mềm CSDL hồ sơ địa chính CADB quản lý hai đối tƣợng chính
là thửa đất và chủ sử dụng.
* Giải pháp phần mềm: Phần mềm đƣợc xây dựng trên nền hệ quản trị CSDL
Foxpro for Windows. Đây là phần mềm hệ quản trị CSDL thấp, đƣợc xây dựng cho dữ
liệu có quy mô nhỏ.
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
* Tổ chức của hệ thống: Phần mềm đƣợc triển khai ở cả ba cấp: Tỉnh, huyện, thị xã.
* Tính thích ứng:
- Sử dụng thuận tiện, tra cứu nhanh chóng, dễ dàng đối với ng−ời dùng cuối.
- Sử dụng đ−ợc trong nhiều điều kiện khác nhau.
- Giao diện bằng tiếng Việt, thân thiện với ng−ời sử dụng.
1.3.2. Phần mềm PLIS
- Là phần mềm do trung tâm Thông tin thiết kế phối hợp với Intergraph - Việt
Nam phát triển. Đây là phần mềm để quản lý, phân tích, thống kê và tổng hợp báo cáo
trên dữ liệu tích hợp không gian về đất đai, thửa đất.
- Hệ thống gồm nhiều modul khác nhau phục vụ cho công tác thu thập, quản lý,
cập nhật biến động đất đai, bảo trì các loại dữ liệu hệ thống thông tin địa lý theo quy
mô phân cấp hành chính khác nhau.
* Giải pháp phần mềm.
- Giải pháp hệ quản trị CSDL GIS: Hệ thống thông tin đất đai PLIS được tích
hợp sử dụng nền tảng cơ sở của phần mềm Geomedia- Intergraph.
- Giải pháp hệ quản trị CSDL quan hệ:
- Hệ quản trị CSDL quan hệ MS Access là hệ quản trị CSDL sử dụng phổ biến
bởi các tính năng ƣu việt của nó trong việc xây dựng CSDL cho quy mô nhỏ.
- CSDL trên MS Access tích hợp cả đồ hoạ và thuộc tính để cung cấp một giải
pháp tích hợp GIS hoàn chỉnh từ khâu thu thập dữ liệu không gian, quản lý, phân tích,
bảo trì và kết xuất thông tin đầu ra.
- Access là hệ quản trị CSDL chạy trong môi trƣờng Windows, có giao diện thuận
tiện, cung cấp các phƣơng tiện đơn giản, dễ hiểu đối với ngƣời sử dụng giúp họ đặ ra
câu hổi truy vấn trên CSDL, xử lý các lỗi. Giảm thiểu sự trùng lặp, dƣ thừa dữ liệu tạo
điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và tìm kiếm dữ liệu, tăng khả năng chia sẻ dữ liệu,
đồng thời có thể cập nhật chỉnh sửa dữ liệu một cách chính xác kịp thời. Access còn
cho phép thiết kế mẫu biểu, báo cáo phức tạp đáp ứng đ−ợc các yêu cầu đặt ra theo
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
dạng thức chuyên nghiệp.
+ Hệ quản trị CSDL quan hệ Oracle, là hệ quản trị có tốc độ cao sử dụng cho dữ
liệu có quy mô lớn và cho giải pháp mạng.
* Tổ chức hệ thống
- Hệ thống đƣợc tổ chức ở ba cấp: Tỉnh, huyện, xã. Phân cấp theo từng phiên bản
phù hợp cho mỗi cấp theo các modul khác nhau.
* Tính thích ứng.
- Chƣơng trình chạy trên Windows do đó thuận tiện, tiện lợi cho ng−ời sử dụng.
- Giao diện bằng tiếng Việt, thân thiện với ng−ời sử dụng.
- Phần mềm có tính mở, dễ phân cấp và hoàn thiện theo yêu cầu của công tác quản
lý đất đai.
- Tạo các modul chuyển đổi dữ liệu phù hợp với từng địa phƣơng.
1.3.3. Phần mềm CILIS
- Phần mềm CILIS đƣợc phát triển bởi Trung tâm Thông tin của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng. Hệ thống CILIS thông đƣợc phát triển nhằm mục đích quản lý các
thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai cho cả đô thị và nông.
- Quản lý các thông tin về chủ sử dụng đất, thông tin đăng ký sử dụng đất và nhà,
thông tin về cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà.
- Quản lý việc cập nhật, theo dõi và quản lý biến động đất đai.
- Tra cứu thông tin bản đồ.
- Tạo bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quản lý, phân tích và trợ giúp quy hoạch sử dụng đất.
- Cung cấp cơ chế bảo mật, bảo trì, sao l−u dữ liệu với độ an toàn cao.
- Hệ thống làm việc theo đơn vị hành chính
* Giải pháp phần mềm
- Giải pháp hệ quản trị cơ sở dữ liệu GIS: Có thể lựa chọn phần mềm Geomedia
hoặc ArcInfo.
Ứng dụng VILIS trong công tác quản lý đất đai tại TP. Hồ Chí Minh
- Giải pháp về công nghệ cho hệ thống thông tin đất đai:
+ Hệ quản trị CSDL đất đai với phần mềm Arc Spatial Data Engine (ArcSDE)
cho phép lƣu trữ và tra cứu thông tin theo mô hình CSDL không gian (GeoDatabase)
đa ngƣời sử dụng.
+ Xử lý các bài toán về quản lý, cập nhật và phân tích bản đồ là phần mềm
ArcInfo, ArcEditor.
+ Tra cứu và phân phối thông tin trực tuyến trên mạng diện rộng Intranet/Internet
là phần mềm ArcIMS.
- Giải pháp hệ quản trị CSDL quan hệ: Hệ quản trị CSDL SQL Server hoặc
Oracle, khuyến cáo sử dụng hệ quản trị CSDL SQL Server. SQL Server có các −u
điểm sau:
+ Có đầy đủ khả năng l−u trữ, quản trị CSDL lớn.
+ Dễ sử dụng và cài đặt.
+ Luôn t−ơng thích, tận dụng các thế mạnh của hệ điều hành, các dịch vụ, công
nghệ, công cụ của Microsoft.
* Tổ chức của hệ thống
- Hệ thống thông tin đất đai CILIS chứa thông tin chi tiết đến từng thửa đất, thông tin
này đƣợc sử dụng phục vụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở các cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ
thống đƣợc tổ chức phân tán tại cấp tỉnh, mỗi tỉnh chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông
tin trong phạm vi của tỉnh mình. Chức năng của các cấp về cập nhật thông tin đƣợc quy
định tƣơng ứng với thẩm quyền quy định trong Luật đất đai. Mô hình hệ thống có thể đƣợc
triển khai đồng bộ hay từng phần phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng phát triển của
hạ tầng cơ sở về trang thiết bị, về truyền thông, về nhân lực của từng địa phƣơng.
- Hệ thống tại cấp tỉnh bao gồm máy chủ chứa CSDL tập trung cho toàn bộ tỉnh
do Trung tâm Thông tin - Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng quản lý, các máy trạm và phần
mềm phục vụ cho việc thu thập và xử lý, phân phối dữ liệu đồ hoạ và dữ liệu thuộc tính
phân bố tại các phòng ban của Sở. Các máy tính trong phạm vi Sở Tài nguyên và Môi