1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Mai Xuân Long
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Mai Xuân Long
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VỀ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Địa chính
Mã số: 60.44.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Thái Thị Quỳnh Như
Hà Nội, 2012
3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự chỉ dạy và giúp đỡ tận tình của các thầy
cô trong khoa Địa Lý và bộ môn Địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức
nền tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
và bổ sung cho công việc hiện tại. Qua đây, em cũng xin gửi đến các thầy cô những
lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Thái Thị Quỳnh Như,
người đã trực tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp. Trong thời gian làm khóa luận Cô luôn định hướng, góp ý, sửa
chữa những chỗ sai sót giúp cho đề tài, luận văn tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2012
Học viên
Mai Xuân Long
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài, luận văn 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục đề tài, luận văn 4
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
ỨNG DỤNG 5
1.1. Tổng quan về nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên và môi
trường đối với công tác quản lý nhà nước 5
1.2. Một số yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và tài
nguyên môi trường 6
1.2.1. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi phục và trang thiết
bị đi kèm 6
1.2.2. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và xây dựng
các phần mềm ứng dụng chuyên ngành 7
1.2.3. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và vấn đề
nhân lực 7
1.3. Một số vấn đề liên quan đến tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và tài nguyên môi
trường 8
1.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước và định hướng nghiên cứu đề
tài, luận văn 9
1.4.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai, tài nguyên môi trường 9
ii
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài, luận văn 10
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI,
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 13
2.1.1. Vị trí địa lý 13
2.1.2. Đặc điểm địa hình 14
2.1.3. Đặc điểm địa chất và kiến tạo 14
2.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn 14
2.1.5. Đất đai 14
2.1.6. Đặc điểm phân bố dân cư và lao động 15
2.2. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu tài nguyên và môi trường 15
2.2.1. Hiện trạng cơ sở dữ liệu nền 15
2.2.2. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về đo đạc 15
2.2.3. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về đất đai 17
2.2.4. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về môi trường 20
2.2.5. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về tài nguyên khoáng sản 21
2.2.6. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về tài nguyên nước 22
2.2.7. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về quản lý và giám sát tai biến thiên nhiên 23
2.3. Các ứng dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường tại tỉnh An Giang 23
Chương 3 - GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI, CƠ SỞ DỮ
LIỆU TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM 25
3.1. Đề xuất các giải pháp tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường 25
3.2. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ quản lý tích hợp và đa chiều của hai cơ sở dữ
liệu LIS và GIS 26
3.2.1. Giải pháp chuyển đổi các hệ thống bản đồ về hệ thống bản đồ nền địa hình
26
3.2.2. Giải pháp tích hợp các lớp thông tin khác nhau thông qua các dữ liệu thuộc
tính 29
iii
3.2.3. Giải pháp tích hợp các thông tin theo thời gian 30
3.3. Phần mềm ứng dụng 35
3.3.1. Phần mềm TichHop_DBSCL quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở
dữ liệu ĐH-TVCB 35
3.3.1.1. Giải pháp công nghệ 35
3.3.1.2. Chức năng quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu trong một hệ thống thống nhất
theo mô hình cơ sở dữ liệu không gian (GeoDatabase) 35
3.3.1.3. Chức năng quản lý các dạng tư liệu bản đồ 36
3.3.1.4. Chức năng quản lý metadata 39
3.3.2. Phần mềm Phantich_DBSCL truy cập thông tin không gian mở 41
3.3.2.1. Thiết kế hệ thống và lựa chọn công nghệ phần mềm 41
3.3.2.2. Nhóm chức năng chiết xuất dữ liệu 41
3.3.2.3. Nhóm chức năng giải các bài toán về phân tích, xử lý không gian 42
3.3.3. Phần mềm TNMT_DBSCL hỗ trợ quản lý tài nguyên và môi trường của
tỉnh 45
3.3.3.1. Phân hệ quản lý môi trường 45
3.3.3.2. Phân hệ quản lý giám sát môi trường 50
3.3.3.3. Phân hệ quản lý khoáng sản 56
3.3.3.4. Phân hệ quản lý tài nguyên nước 58
3.4. Ứng dụng thử nghiệm tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường 61
3.4.1. Ứng dụng thử nghiệm tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường và mô hình vận hành phần mềm thử nghiệm 61
3.4.2. Đánh giá kết quả triển khai thử nghiệm 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp hiện trạng dữ liệu đo đạc 16
Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng bản đồ trong lĩnh vực đất đai 17
Bảng 2.3. Tổng hợp hồ sơ địa chính và dữ liệu liên quan 19
Bảng 2.4. Tổng hợp danh mục tài liệu và cấp lưu trữ 19
Bảng 2.5. Tổng hợp tài liệu, dữ liệu về khoáng sản 22
Bảng 2.6. Tổng hợp các phần mềm ứng dụng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
An Giang 24
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh An Giang 13
Hình 3.1. Tích hợp các thành phần của cơ sở dữ liệu 28
Hình 3.2. Mô hình chuỗi thời gian 31
Hình 3.3. Mô hình tích hợp thông tin theo chuỗi thời gian 32
Hình 3.4. Bảng thuộc tính theo chuỗi thời gian 33
Hình 3.5. Đối tượng raster theo chuỗi thời gian 34
Hình 3.6. Quản lý cơ sở dữ liệu tích hợp bằng ArcCatalog 36
Hình 3.7. Mô hình vận hành phân hệ quản lý tư liệu bản đồ 38
Hình 3.8. Giao diện của mô đun quản lý tư liệu bản đồ 38
Hình 3.9. Giao diện quản lý thông tin metadata 39
Hình 3.10. Giao diện sửa thông tin metadata cho 1 lớp đối tượng 40
Hình 3.11. Giao diện xuất thông tin metadata dưới dạng XML 40
Hình 3.12. Mô hình phát triển các công cụ trong môi trường ArcMap 41
Hình 3.13. Chiết xuất thông tin theo đơn vị hành chính cấp xã 42
Hình 3.14. Mô hình tìm kiếm vùng dân cư có thể bị ảnh hưởng của ô nhiễm 43
Hình 3.15. Kết quả tìm kiếm vùng dân cư có thể bị ảnh hưởng của ô nhiễm 43
Hình 3.16. Mô hình tìm kiếm hệ thống sông có thể bị ảnh hưởng của nước thải 44
Hình 3.17. Kết quả tìm kiếm hệ thống sông có thể bị ảnh hưởng của nước thải 44
Hình 3.18. Mô hình vận hành phân hệ quản lý môi trường 46
Hình 3.19. Cấu trúc cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát môi trường 50
Hình 3.20. Mô hình cơ sở dữ liệu hệ thống giám sát môi trường 50
Hình 3.21. Mô hình vận hành phân hệ giám sát môi trường 51
Hình 3.22. Giao diện chính của phân hệ giám sát môi trường 51
Hình 3.23. Giao diện chức năng quản lý bản đồ tích hợp 52
Hình 3.24. Giao diện chức năng cập nhật điểm quan trắc 52
Hình 3.25. Giao diện chức năng quản lý thông tin quan trắc nước 53
Hình 3.26. Giao diện chức năng theo dõi quan trắc nước 53
Hình 3.27. Giao diện chức năng quản lý và cập nhật thông tin quan trắc đất 54
vi
Hình 3.28. Giao diện chức năng quản lý thông tin quan trắc không khí 54
Hình 3.29. Giao diện chức năng lập báo cáo quan trắc không khí 55
Hình 3.30. Giao diện báo cáo quan trắc không khí 55
Hình 3.31. Cấu trúc cơ sở dữ liệu hệ khai thác khoáng sản 56
Hình 3.32. Mô hình cơ sở dữ liệu khai thác khoáng sản 56
Hình 3.33. Mô hình vận hành phân hệ quản lý khoáng sản 57
Hình 3.34. Giao diện phân hệ quản lý khoáng sản 57
Hình 3.35. Giao diện chức năng đăng ký thăm dò khoáng sản 58
Hình 3.36. Cấu trúc dữ liệu phân hệ quản lý tài nguyên nước 58
Hình 3.37. Mô hình cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước 59
Hình 3.38. Mô hình vận hành phân hệ quản lý tài nguyên nước 59
Hình 3.39. Giao diện chính phân hệ quản lý tài nguyên nước 60
Hình 3.40. Giao diện chức năng Đăng ký khai thác nước ngầm 60
Hình 3.41. Dữ liệu hệ thống thông tin địa hình thủy văn cơ bản tỉnh An Giang 61
Hình 3.42. Tổng thể dữ liệu hiện trạng sử dụng đất huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang 62
Hình 3.43. Chi tiết dữ liệu hiện trạng sử dụng đất huyện Tri Tôn - tỉnh An Giang 62
Hình 3.44. Tổng thể dữ liệu địa chính xã Châu Lăng - huyện Tri Tôn - tỉnh An
Giang 63
Hình 3.45. Chi tiết dữ liệu địa chính xã Châu Lăng - H.Tri Tôn - tỉnh An Giang 63
vii
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
STT
Thuật ngữ Giải thích
1 CTNH Chất thải nguy hại
2 LIS Hệ thống thông tin đất đai
3 GIS Hệ thông tin địa lý
4 CSDL Cơ sở dữ liệu
5 TNMT Tài nguyên Môi trường
6 CNTT Công nghệ thông tin
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 ĐH-TV Địa hình thủy văn
9 ĐH-TVCB ĐBSCL Địa hình thủy văn cơ bản đồng bằng sông Cửu Long
10 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài, luận văn
Đất đai là một dạng tài nguyên quan trọng gắn liền với sự phát triển kinh tế -
xã hội. Mỗi quốc gia đều có một định hướng về quản lý, sử dụng đất sao cho hợp lý,
hiệu quả và bền vững nhất. Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững là mục tiêu chung của các nước hiện nay.
Trên phạm vi quy mô toàn vùng, năm 2003 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
được Chính phủ phê duyệt dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa
hình - thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bằng sông Cửu Long” là một dự án lớn nhằm xây dựng một hệ thông tin địa lý
(GIS) nền hướng tới quản lý đa mục tiêu phục vụ phát triển bền vững, quản lý tổng
hợp toàn vùng. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng làm nền móng cho tất cả các
dữ liệu chuyên ngành khác phát triển xây dựng trên nền tảng địa hình thủy văn cơ
bản với các thông tin: Địa hình nền cơ bản tỷ lệ 1/5000 theo hệ thống tọa độ quốc
gia VN-2000 (với 5 lớp thông tin: thủy văn, giao thông, dân cư, thực vật, địa giới
hành chính); mô hình số độ cao với độ chính xác cao từ 0,1 - 04 m; hiện trạng sử
dụng đất đai; hệ thông tin thủy văn (số liệu quan trắc, mặt cắt ngang, mặt cắt dọc
sông tích hợp với lớp thông tin địa hình cơ bản); hệ thống dữ liệu ảnh hành không,
ảnh vệ tinh.
Ở bình diện cấp tỉnh, hầu hết các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long
đều đã từng bước xây dựng hệ thống các dữ liệu chuyên ngành như: Cơ sở dữ liệu
đất đai bao gồm hai hệ thống chính là bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; dữ liệu quy
hoạch - kiểm kê sử dụng đất; dữ liệu hiện trạng môi trường; dữ liệu quan trắc giám
sát môi trường; dữ liệu hồ sơ quản lý môi trường; dữ liệu hiện trạng tài nguyên
nước; dữ liệu khai thác, xả thải tài nguyên nước; dữ liệu tài nguyên địa chất khoáng
sản; dữ liệu thăm dò, khai thác khoáng sản…
Tuy nhiên, các dữ liệu trên được xây dựng từ các đơn vị khác nhau, nên các
dữ liệu được xây dựng trên nhiều định dạng, nhiều phần mềm cũng như trên nhiều
chuẩn hệ tọa độ không gian khác nhau nên các nguồn dữ liệu thường thiếu khả năng
2
tích hợp chia sẻ thông tin giữa các chuyên ngành. Đây là một thực tế đã được đặt ra
trong một thời kỳ dài và việc định hướng xây dựng mô hình tích hợp các hệ thông
tin chuyên ngành tài nguyên nguyên môi trường là một nhu cầu cấp bách trong giai
đoạn nhiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên học viên thực hiện nghiên cứu đề tài, luận văn
“Đánh giá thực trạng quản lý và đề xuất một số giải pháp tích hợp các cơ sở dữ
liệu đất đai về tài nguyên và môi trường của tỉnh An Giang” nhằm mục tiêu thực
hiện nội dung nghiên cứu chính là thử nghiệm xây tích hợp nhóm thông tin cơ bản
là hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ địa hình, cơ sở dữ liệu đất đai và các dữ liệu
chuyên đề khác tại tỉnh An Giang với các công cụ phần mềm kèm theo để phục vụ
trực tiếp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và tài nguyên môi trường ở cấp
tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ chế, giải pháp để tích hợp dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu ĐH-
TVCB vùng ĐBSCL; hệ thống bản đồ địa chính; hệ thống bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
- Ứng dụng một số công cụ phần mềm khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu đã tích
hợp hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp tỉnh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu, nhu cầu tích
hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và các cơ sở dữ liệu chuyên đề
khác đối với công tác quản lý Nhà nước.
- Thu thập, tài liệu số liệu về hiện trạng cơ sở dữ liệu địa hình, cơ sở dữ liệu
đất đai và tài nguyên môi trường trên địa tỉnh An Giang.
- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý, khai thác sử dụng và nhu cầu tích hợp hệ
thống cơ sở dữ liệu hiện có của hệ thống quản lý đất đai tại Việt Nam nói chung và tỉnh
An Giang nói riêng.
3
- Đề xuất một số giải pháp về tích hợp tích hợp hệ thống bản đồ địa hình nền
(Từ cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản ĐBSCL) và các cơ sở dữ liệu chuyên đề
như đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu tích hợp cơ sở dữ liệu dữ liệu bao
gồm hệ thống bản đồ địa hình nền (Từ cơ sở dữ liệu địa hình thủy văn cơ bản
ĐBSCL) và các cơ sở dữ liệu chuyên đề như đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước,
môi trường. Ứng dụng một hệ thống công cụ gồm các phân hệ phần mềm khác nhau
để hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh.
- Sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có của tỉnh An Giang để nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có từ đó đề xuất phương
án tích hợp cơ sở dữ liệu để quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả.
- Phương pháp thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình
hình xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu hiện có của địa bàn nghiên cứu phục
vụ cho mục đích đánh giá thực tế sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà
nước.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu được sử dụng để
phân tích các dữ liệu về hiện trạng cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, trình độ cán bộ
quản lý, vận hành, sử dụng dữ liệu để phát hiệu điểm mạnh và điểm yếu trong khai
thác cơ sở dữ liệu.
- Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá tổng hợp từ các phương án tích hợp
cơ sở dữ liệu để đánh giá nhu cầu cần tích hợp với mục tiêu khai thác cơ sở dữ liệu của
từng lĩnh vực đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp bản đồ và GIS để phân tích, chồng xếp dữ liệu nền địa hình, cơ
sở dữ liệu đất đai và các cơ sở dữ liệu chuyên đề khác.
- Phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo, lấy ý kiến của cơ quan chuyên
môn, kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý tại địa phương và các nhà nghiên cứu
để đề xuất các giải pháp phù hợp.
4
6. Bố cục đề tài, luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và triển khai ứng dụng
Chương 2: Đặc điểm và thực trạng quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường
khu vực nghiên cứu.
Chương 3: Đề xuất giải pháp tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường và ứng dụng phần mềm.
5
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
ỨNG DỤNG
Việc xây dựng hệ thống cho phép tích hợp các thông tin không gian thuộc các
lĩnh vực khác nhau nhưng có sự liên quan, gắn bó mật thiết là nhu cầu cần thiết của
công tác quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường của vùng, lãnh
thổ. Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường để phục vụ công tác
quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường là một định hướng lớn
trong công tác hiện đại hóa công tác quản lý tài nguyên và môi trường của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và đã được triển khai trong một số các dự án, chương trình
lớn cấp quốc gia. Tại các tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chuyên môn
giúp Ủy ban nhân đân tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài
nguyên môi trường.
Để có thể hỗ trợ tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường và
cần thiết phải xây dựng một hệ thống công cụ phần mềm hỗ trợ công tác quản lý.
Cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường bao gồm hệ thống bản đồ địa hình nền và các
nhóm thông tin chuyên đề về đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, môi trường, khí
tượng thủy văn .v.v.
1.1. Tổng quan về nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên và môi
trường đối với công tác quản lý nhà nước
- Ngành tài nguyên và môi trường với nhiều lĩnh vực nên lượng thông tin, tài
liệu, dữ liệu rất lớn. Mỗi thông tin, dữ liệu đều luôn biến đổi trong quá trình quản lý
đòi hỏi phải được theo dõi cập nhật một cách có hệ thống. Công việc quản lý nhà
nước yêu cầu phải điều tra cơ bản, đo đạc xác định số liệu, phân tích số liệu làm cơ
sở để tham mưu chỉ đạo điều hành nhiệm vụ ở các ngành, các cấp.
- Nhìn chung, lượng dữ liệu hiện có trong ngành là chưa nhiều, tài liệu chính
và khá đầy đủ chỉ đạt được trong lĩnh vực đất đai. Các lĩnh vực khác như môi
trường, khoáng sản còn rất hạn chế, các số liệu điều tra cơ bản ở các ngành này
đang trong giai đoạn chuẩn bị.
6
- Dữ liệu có được về tài nguyên đất chủ yếu là hệ thống hồ sơ địa chính khu
vực đất phi nông nghiệp. Đây là hệ thống hồ sơ được xây dựng theo phương pháp
số, phù hợp với tính chất của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Nội dung hồ sơ
phù hợp với thực trạng và yêu cầu quản lý. Hạn chế lớn nhất của hệ thống này là hồ
sơ địa chính được xác lập rời rạc từ nhiều chương trình mang tính giải quyết tình
thế, nhiều thông tin biến động thiếu cập nhật, chồng chéo và chưa đồng bộ.
- Dữ liệu hồ sơ địa chính khu vực đất nông nghiệp dù đã được xác lập từ
nhiều năm trước nhưng tiêu chí quản lý không phù hợp với tinh thần của Luật Đất
đai, thông tin biến động lớn nên không thể đưa vào sử dụng được.
- Các tài liệu về quy hoạch đầy đủ nhưng được xây dựng ở nhiều thời kỳ,
nhiều quy trình quy phạm nên thiếu sự đồng nhất về nội dung, cơ sở toán học nên sẽ
rất khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu này.
- Cơ sở dữ liệu nền chưa đạt tiêu chí về kỹ thuật và nội dung, tồn tại rất nhiều
dữ liệu dạng giấy, dạng file số rời rạc được được xác lập bằng các tiêu chí kỹ thuật
khác nhau nên sẽ là cản trở lớn cho việc chuẩn hóa để đưa vào sử dụng sau này.
- Hệ thống dữ liệu, tài liệu hiện trạng chưa đủ đáp ứng yêu cầu quản lý, cần
phải tiếp tục đầu tư thực hiện một cách đồng bộ. Tất cả những vấn đề mang tính
chất thiết kế khung và chuẩn hóa các dữ liệu hiện tại đang quản lý và sử dụng cần
tập trung giải quyết.
1.2. Một số yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và
tài nguyên môi trường
1.2.1. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi phục và trang thiết
bị đi kèm
- Cấp tỉnh: Với trang thiết bị hiện có và thiết bị đã được Bộ Tài nguyên và
Môi trường đầu tư đáp ứng yêu cầu cho việc vận hành hệ thống quản lý cơ sở dữ
liệu. Tuy nhiên về lâu dài, hệ thống máy chủ của cấp tỉnh cần được nâng cấp thêm
để đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, cập nhật dữ liệu của ngành.
- Cấp huyện: Trang thiết bị ở các phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn
phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đủ đảm bảo vận hành các chương trình. Hầu hết
7
các huyện đều đã xây dựng mạng cục bộ và kết nối Internet băng thông rộng ADSL,
việc vận hành hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp sẽ có nhiều thuận lợi.
1.2.2. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và xây dựng
các phần mềm ứng dụng chuyên ngành
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách cho công việc, cũng như giải quyết tạm thời
những thay đổi quy định về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường các tỉnh đã cho thiết kế và triển khai một số phần mềm ứng
dụng tại văn phòng Sở và hệ thống phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện. Nhiều
chương trình phát huy hiệu quả, giải quyết được cấp bách yêu cầu công việc trước
mắt như: In giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu giấy mới, quản lý theo
kiểu mỗi thửa mỗi giấy, in cả tên vợ chồng; đo vẽ bản trích đo địa chính, quản lý
công việc tiếp nhận trả kết quả, quản lý văn thư hành chính, quản lý danh mục tài
liệu Tuy nhiên, các chương trình này chỉ mang tính chất tạm thời, không phù hợp
với yêu cầu quản lý mới, chia sẻ thông tin trên mạng, thông tin phải được cập nhật
bởi nhiều cổng với chức trách cụ thể được pháp luật quy định.
- Các dạng thông tin, dữ liệu được lưu trữ bằng file số hoặc tài liệu giấy. Các
phần mềm ứng dụng của ngành đang được khai thác một cách rời rạc, chủ yếu sử
dụng cục bộ. Chưa có sự phối hợp giữa các phần mềm trong quy trình thụ lý các hồ
sơ. Các bộ phận thụ lý hồ sơ sử dụng phần mềm mang tính tự phát. Có nhiều khó
khăn trong việc trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm.
- Việc xây dựng hệ thống thông tin sẽ thống nhất việc sử dụng các phần mềm
ứng dụng, xây dựng một mô hình nhằm gắn kết, khai thác các phần mềm ứng dụng
hiện có một cách hiệu quả hơn. Điều này sẽ giúp cho người sử dụng khai thác hiệu
quả hơn nữa các phần mềm trong hệ thống và hình thành các khuôn mẫu để có thể
trao đổi dữ liệu giữa bộ phận và các cấp.
1.2.3. Nhu cầu tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên môi trường và vấn đề
nhân lực
Nhìn chung trong toàn ngành tài nguyên và môi trường đội ngũ nhân lực vẫn
còn yếu và thiếu. Lạc hậu so với trình độ phát triển chung của công nghệ thông tin.
8
Ở cấp tỉnh lực lượng tương đối đồng đều có khả năng tiếp cận một số vấn đề mới.
Tuy nhiên ở cấp huyện lực lượng này còn rất hạn chế.
Phải chú trọng nâng cấp về công nghệ thông tin cho những cán bộ khá giỏi
về chuyên môn và tạo điều kiện cho cán bộ giỏi tin học tiếp cận chuyên môn ở
những vị trí hợp lý trong tổng thể hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường ở các
cấp.
1.3. Một số vấn đề liên quan đến tích hợp cơ sở dữ liệu đất đai và tài nguyên
môi trường
Tại các nước tiên tiến đã có những nghiên cứu và triển khai cụ thể về những
giải pháp tích hợp các hệ thống thông tin GIS nền và chuyên đề phục vụ quản lý
chung, điển hình là mô hình cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia (National
Spatial Data Infrastructure - NSDI) như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Thái
Lan. Các mô hình được xây dựng ở cấp quốc gia, phủ trùm trên toàn bộ lãnh thổ của
một nước. Tuy nhiên những mô hình đã nghiên cứu, triển khai ở nước ngoài chỉ có
tính chất tham khảo, định hướng cho đề tài, luận văn chứ không thể áp dụng trực
tiếp vào trong thực tế được do sự chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ, tích
đặc thù của công tác quản lý tài nguyên môi trường ở nước ta trong lĩnh vực quản lý
đất đai, cũng như tính phức tạp của các nhóm thông tin cần tích hợp.
Vấn đề xây dựng hệ thống tích hợp cơ sở dữ liệu thông tin địa lý nền với cơ sở
dữ liệu đất đai đã được nghiên cứu trong một số đề tài và dự án trước đây, sau đây
là một số các dự án, đề tài có liên quan.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu
đất đai cấp tỉnh” do TS. Lê Minh chủ nhiệm đề tài, thực hiện từ năm 2001 đến
2005. Sản phẩm của đề tài là phần mềm ViLIS vẫn tiếp tục được nâng cấp và sử
dụng.
Ngoài ra, hệ thống thông tin đất đai đã được nghiên cứu và triển khai trong
Bộ Tài nguyên và Môi trường từ nhiều năm nay. Nhiều tỉnh trên cả nước, trong đó
có các tỉnh vùng ĐBSCL đã và tiến hành xây dựng các cơ sở dữ liệu đất đai để phục
9
vụ công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế xã hội. Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã có những quy định về hồ sơ địa chính số và cơ sở dữ liệu địa chính như:
- Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với
đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thông tư 30/2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ
sở dữ liệu Tài nguyên và Môi trường.
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.
- Công văn số 1159/QCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Tổng
cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
Để việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất chung trên cả nước Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang rất quan tâm, chỉ đạo các tỉnh thường xuyên. Định
hướng đến năm 2020 cơ bản hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
trên toàn quốc.
1.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước và định hướng nghiên cứu
đề tài, luận văn
1.4.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai, tài nguyên môi trường
(1) Toàn bộ quy trình thực hiện thủ tục hành chính được vận hành có nguyên
tắc và đúng quy định về trình tự thủ tục hành chính. Tuy nhiên, giữa bộ phận thực
hiện, bộ phận thẩm định, bộ phận tiếp nhận sử dụng tư liệu, tài liệu trong tác nghiệp
chuyên môn chưa có tính thống nhất cao nên vẫn còn tồn tại những sai sót và kéo
dài thêm thời gian thực hiện ở từng khâu của công việc.
(2) Thực trạng chung trong hoạt động tham mưu công việc cho lãnh đạo Sở
của các phòng chuyên môn về số liệu, dữ liệu chưa thống nhất giữa các phòng, dữ
liệu chưa được cập nhật thường xuyên.
10
(3) Các số liệu thu thập được trong quá trình quản lý, tác nghiệp được các
phòng tự lưu trữ riêng và có thể do mỗi cán công chức tự lưu trữ riêng. Việc quản lý
thông tin không có hệ thống và khó tìm kiếm khi cần thiết. Thông tin không có lý
lịch, thiếu nguồn gốc và độ tin cậy không cao.
(4) Các số liệu cần thiết liên quan giữa các lĩnh vực được các phòng chuyên
môn trao đổi và cung cấp cho nhau, không được thẩm định và chịu trách nhiệm.
(5) Số liệu quản lý chưa có tính thống nhất về nội dung, thời điểm ở tất cả
các phòng thuộc Sở và các phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện.
(6) Không thể nhìn tổng thể vấn đề do số liệu, dữ liệu không đầy đủ, không
được theo dõi cập nhật, đánh giá.
(7) Văn phòng Đăng ký đất các cấp quản lý thông tin tài liệu khi đã xác lập
tính chất pháp lý, chưa thiết lập hệ thống để chia sẻ, cập nhật thông tin và cung cấp
trở lại cho hoạt động quản lý.
1.4.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài, luận văn
Đề tài lựa chọn khu vực nghiên cứu là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) bởi vì đây là một khu vực có đầy đủ các điều kiện để đề tài, luận văn có
thể triển khai nghiên cứu một cách đồng bộ, hoàn chỉnh.
Về thông tin đất đai: Nội dung của thông tin đất đai được giới hạn trong đề tài ,
luận văn bao gồm các nhóm thông tin về bản đồ và hồ sơ địa chính, bản đồ sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch cấp xã - phường. Còn các nhóm thông tin về đất đai khác
như thổ nhưỡng, phân loại đất .v.v. sẽ không đưa vào nghiên cứu trong đề tài. Vấn
đề này xuất phát từ thực tế khả năng xây dựng thông tin đất đai hiện nay ở các địa
phương, mức độ ưu tiên của các lớp thông tin cũng như sự giới hạn về qui mô và
phạm vi nghiên cứu của đề tài. Nhìn chung, các tỉnh vùng ĐBSCL là các tỉnh đã
bước đầu hình thành các cơ sở dữ liệu đất đai.
Hệ thống bản đồ địa hình nền: Khu vực ĐBSCL là một trong những khu vực
có hệ thống bản đồ nền địa hình mới nhất và tốt nhất hiện nay thông qua Dự án
“Xây dựng hệ thống thông tin địa hình - thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt
và phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL”. Bên cạnh các lớp thông tin địa hình ở tỷ
11
lệ 1/5.000, dự án còn xây dựng Mô hình số độ cao (DEM) với độ chính xác cao, hệ
thống bình đồ ảnh phủ trùm.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp tích hợp cơ sở dữ
liệu gồm cơ sở dữ liệu nền địa hình (Cơ sở dữ liệu ĐH-TVCB vùng ĐBSCL), cơ sở
dữ liệu đất đai, các cơ sở dữ liệu chuyên đề và ứng dụng hệ thống phần mềm bao
gồm nhiều mô đun khác nhau hỗ trợ việc khai thác, xử lý các thông tin tích hợp trên
để phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu hỗ trợ công
tác quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên và môi trường cũng như tích hợp
thêm các nội dung khác như môi trường, tài nguyên nước… trong một hệ thống
thống nhất.
Một số nội dung quan trọng mà đề tài, luận văn đặt ra nghiên cứu bao gồm:
- Cơ chế, giải pháp để tích hợp dữ liệu của những lớp thông tin khác nhau có
mức độ chi tiết và chính xác cao, có dung lượng dữ liệu rất lớn. Cơ sở dữ liệu ĐH-
TVCB vùng ĐBSCL gồm các lớp thông tin địa hình ở tỷ lệ 1/5.000, mô hình số độ
cao với độ chính xác 0,1 - 0,4 m, các thông tin về mặt cắt sông, khí tượng thủy văn)
thống nhất trên một phạm vi rộng lớn, toàn bộ vùng ĐBSCL. Lớp thông tin cơ bản
của cơ sở dữ liệu đất đai là hệ thống bản đồ địa chính cho phép thể hiện về mặt
không gian đến từng thửa đất. Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất cần tích hợp ở mức chi tiết cấp xã - phường.
- Ứng dụng một số công cụ phần mềm hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý tài
nguyên và môi trường ở cấp tỉnh.
- Về khía cạnh công nghệ đề tài, luận văn nghiên cứu đưa ra các giải pháp
công nghệ để tích hợp hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS)
và hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System- GIS). Hai công nghệ
này về mặt kỹ thuật là tương tự nhau. Hay nói cách khác Hệ thống thông tin đất đai
(LIS) là một nhánh của áp dụng chuyên sâu của công nghệ hệ thống thông tin địa lý
(GIS) trong lĩnh vực quản lý đất đai.
- Áp dụng các kết quả đã triển khai ở các đề tài nghiên cứu, dự án, công trình
khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường có những nội dung liên quan đến xây dựng
12
các hệ thống tích hợp giữa cơ sở dữ liệu nền địa hình và cơ sở dữ liệu đất đai để đi
tới hoàn thiện hệ thống và triển khai, vận hành trong thực tế phục vụ công tác quản
lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên và môi trường.
13
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một
phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên; có biên giới Việt Nam - Campuchia. An
Giang có diện tích tự nhiên 3.424 km2, phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia dài
104km (theo “Hiệp ước hoạch định biên giới VN-CPC ký ngày 27/12/1985”), phía
Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789km, phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734km,
phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628km. Gồm 420 tuyến địa giới hành chính
cấp xã dài 1.694,463km, trong đó 259 tuyến xã trong nội huyện dài 1.159,079km,
21 tuyến huyện dài 313,233km và 3 tuyến tỉnh dài 222,151km, được xác định bằng
14
461 mốc địa giới hành chính các cấp gồm 39 mốc cấp tỉnh, 89 mốc cấp huyện và
333 mốc cấp xã.
Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10°57 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên
vĩ độ 10°12 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104°46 (xã
Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35 (xã Bình Phước Xuân,
huyện Chợ Mới). Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam 86km và Đông Tây 87,2km.
Ủy ban Dân tộc Miền Núi của Chính phủ đã công nhận 21 xã vùng núi thuộc
2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) là khu vực vùng dân tộc đồng bằng 6
xã (huyện Tri Tôn 1 xã, và huyện An Phú 5 xã). An Giang có 17 xã biên giới thuộc
5 huyện, thị giáp Campuchia; là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh nổi tiếng.
2.1.2. Đặc điểm địa hình
An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn
có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là
đồng bằng và đồi núi.
2.1.3. Đặc điểm địa chất và kiến tạo
An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía
Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng
của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng
Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.
2.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi
vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn
vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có
phần nắng nóng.
2.1.5. Đất đai
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có diện tích đất canh tác lớn
nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó
15
đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp
giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường
khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau tuỳ theo những thay đổi về chất đất,
địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. Tuy nhiên có thể phân chia đất đai ở An
Giang thành 3 nhóm chính: nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất đồi núi.
2.1.6. Đặc điểm phân bố dân cư và lao động
An Giang có mật độ dân số tương đối cao, theo thống kê dân số của tỉnh năm
2011 là 2.049.039 người gồm 4 dân tộc chủ yếu: người kinh chiếm 94,21%, người
khơme chiếm 4,31%, người Hoa chiếm 0,86%, người chăm 0,61% với tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên.
Dân số phân bố không đồng đều, tập trung với mật độ cao ở các trung tâm
như thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, thị trấn Tân Châu. Nhìn chung dân cư
tập trung dọc các bờ sông, các tuyến kênh và các đường trục giao thông chính. Tỷ lệ
dân số thành thị chiếm khoảng 19%, còn lại là dân cư nông thôn. Lao động nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao, lao động kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt 3,84%.
2.2. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu tài nguyên và môi trường
2.2.1. Hiện trạng cơ sở dữ liệu nền
Hiện nay tỉnh An Giang đã có bản đồ địa hình số ở tỷ lệ 1/5.000 gồm 353
mảnh. Bản đồ địa hình được dùng để xây dựng cơ sở dữ liệu nền.
2.2.2. Hiện trạng tài liệu, dữ liệu về đo đạc
* Lưới tọa độ địa chính cơ sở:
Được Tổng cục Địa chính xây dựng trong các năm 2001 và 2002 theo hệ tọa
độ VN-2000 trên phạm vi toàn tỉnh. Với tổng số 124 điểm, được phân bố tương đối
đều cho các huyện. Hiện nay 100% số điểm vẫn đảm bảo đủ độ chính xác cho việc
xây dựng lưới cấp thấp.
* Lưới tọa độ địa chính cấp I, II hệ tọa độ HN-72:
Được xây dựng trong các năm 1993 - 1994 trên địa bàn thành phố Long
Xuyên, thị xã Châu Đốc, huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Thoại Sơn mạng
lưới này lập chủ yếu phục vụ cho đo vẽ bản đồ địa chính khu vực khu dân cư. Với