ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
PHẠM MẠNH THẾ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG KHU HỆ
ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN
TẠI XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI
Cán bô hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Mai Đình Yên
Hà Nội - 2011
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………
1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………
3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN…………………………………………
3
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học……………………………………………
3
1.1.2. Khu hệ động vật………………………………………………………………….
4
1.1.3. Động vật hoang dã quý hiếm…………………………………………………….
6
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU…
7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………
7
1.2.1.1. Vị trí địa lý……………………………………………………………………
7
1.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất và đá mẹ…………………………………………
8
1.2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo…………………………………………………
9
1.2.1.4. Đặc điểm khí hậu……………………………………………………………
11
1.2.1.5. Đặc điểm thủy văn……………………………………………………………
12
1.2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng…………………………………………………………
13
1.2.1.7. Hệ thực vật……………………………………………………………………
13
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………………………
14
1.3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG
TRÊN CẠN TẠI XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI…………
17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…
21
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………
21
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………………………………………………….
21
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………
21
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa……………………………………………
21
2.3.2. Phương pháp phòng thí nghiệm………………………………………………….
24
2.3.3. Phương pháp kế thừa…………………………………….……………………
25
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu…………………………………………………
25
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………….
26
3.1. ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN
CẠN TẠI XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI…………
26
3.1.1. Đa dạng sinh học lưỡng cư, bò sát……………………………………………….
26
3.1.2. Đa dạng sinh học chim……………………………………………………
37
3.1.3. Đa dạng sinh học thú…………………………………………………………
49
3.2. THỐNG KÊ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN
QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN NGUỒN GEN……………………………
58
3.3. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ
XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN TẠI XÃ HƢƠNG SƠN………………………………
64
3.3.1. Giá trị khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn……………
64
3.3.2. Hiện trạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn………
66
3.4. PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CON NGƢỜI ĐẾN
ĐA DẠNG KHU HỆ ĐỘNG VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN TẠI XÃ
HƢƠNG SƠN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN……………………
68
3.4.1. Những tác động tiêu cực của con người đến đa dạng khu hệ động vật có xương
sống trên cạn tại xã Hương Sơn………………………………………………………
68
3.4.2. Một số biện pháp bảo tồn đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại
Hương Sơn……………………………………………………………………
71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………
78
Kết luận………………………………………………………………………………
78
Kiến nghị…………………………………………………………………………
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….
80
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các mức độ của đa dạng sinh học…………………………………………
4
Bảng 3.1. Thành phần các loài lưỡng cư tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội………
26
Bảng 3.2. So sánh đa dạng các loài lưỡng cư ở Hương Sơn với cả nước………………
29
Bảng 3.3. Thành phần các loài bò sát tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội……………
30
Bảng 3.4. Tổng hợp tài nguyên bò sát ở xã Hương Sơn………………………………
34
Bảng 3.5. So sánh đa dạng các loài bò sát ở Hương Sơn với cả nước…………
34
Bảng 3.6. Thành phần các loài chim tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
37
Bảng 3.7. Tổng hợp tài nguyên chim ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
46
Bảng 3.8. So sánh đa dạng các loài chim ở Hương Sơn với cả nước…………………
47
Bảng 3.9. Thành phần các loài thú tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội……………
49
Bảng 3.10. Tổng hợp tài nguyên thú ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức………………
53
Bảng 3.11. So sánh đa dạng các loài thú ở Hương Sơn với cả nước…………………
54
Bảng 3.12. Quan hệ Địa động vật học khu hệ thú ở xã Hương Sơn với các yếu tố
khác……………………………………………………………………………………
55
Bảng 3.13. Các loài động vật có xương sống trên cạn quý hiếm ở Hương Sơn………
58
Bảng 3.14. Tổng hợp tài nguyên động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội…………………………………………………………………
67
Bảng 3.15. Chỉ số phong phú của các loài động vật ở Hương Sơn…………………….
67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
7
Hình 2.1. Lưới mờ để bắt dơi
23
Hình 3.1. Cóc nhà (Bufo melanostictus).……………………………………………………
29
Hình 3.2. Ếch xanh (Rana livida)
29
Hình 3.3. Ếch đồng (Rana rugulosa)………………………………………………………….
29
Hình 3.4. Ngóe (Rana limnocharis)…………………………………………………………
29
Hình 3.5. Ếch trơn (Rana kuhlii)……………………………………………………………
29
Hình 3.6. Chẫu chuộc (Ranna guentheri)…………………………………………………….
29
Hình 3.7. Rắn nước (Xenochrophis piscator)………………………………………………
35
Hình 3.8. Rùa núi vàng (Indotestudo elongate)
35
Hình 3.9. Rắn hổ đất nâu (Psammodynastes pulverulentus)
36
Hình 3.10. Ba ba gai (Pelea steindachneri)
36
Hình 3.11. Rắn lá khổ thường (Calliophis macclellandi)………………………………….
36
Hình 3.12. Liu điu chỉ (Takydromus sexlineatus)…………………………………………
36
Hình 3.13. Chim Phướn (Rhopodytes tristis)
48
Hình 3.14. Cò trắng bên Suối Yến (Egretta garzetta)……………………………………
48
Hình 3.15. Rừng trên núi đá vôi (Sinh cảnh sống của nhiều loài chim)………………
48
Hình 3.16. Chim sâu vàng lục (Dicaeum concolor)
48
Hình 3.17. Vành khuyên (Zosterops palpebrosa)
48
Hình 3.18. Chào mào (Pycnonotus jocosus)
48
Hình 3.19. Hang đá sau đền Trình (sinh cảnh sống của nhiều loài Dơi)……………….
56
Hình 3.20. Sóc bụng đỏ (Callosciurus erythraeus)………………………………………
57
Hình 3.21. Chuột nhắt nhà (Mus musculus)………………………………………………….
57
Hình 3.22. Dơi quả lưỡi dài (Eonyctaris spelaea)…………………………………………
57
Hình 3.23. Chuột chù (Suncus murinus)……………………………………………………
57
Hình 3.24. Dơi nếp mũi xinh (Hipposideros pomona)
57
Hình 3.25. Mèo rừng (Felis silvestris)
57
Hình 3.26. Cú lợn lưng xám (Tyto alba)………………………………………………………………
63
Hình 3.27. Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus)……………………………………
63
Hình 3.28. Gà lôi trắng (Lophura nycthemera)……………………………………………
63
Hình 3.29. Rắn hổ mang (Naja naja)…………………………………………………………
63
Hình 3.30. Rắn sọc dưa (Elaphe radiata)…………………………………………………….
63
Hình 3.31. Tắc kè (Gekko gecko)……………………………………………………………
63
Hình 3.32. Rắn ráo (Ptyas korros)…………………………………………………………….
64
Hình 3.33. Rắn sọc xanh (Elaphe prasina)…………………………………………………
64
Hình 3.34. Rắn cạp nia (Bungarus Multicintus)
64
Hình 3.35. Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)
64
Hình 3.36. Dơi mũi ống cánh lông (Harpiocephalus harpia)
64
Hình 3.37. Thú nhồi và thịt động vật hoang dã bày bán ở chùa Hương………………
69
Hình 3.38. Rác thải của khách du lịch gây ô nhiễm suối Yến ………………………
70
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Chỉ thị
CP : Chính phủ
CS : Cộng sự
ĐDSH : Đa dạng sinh học
GS : Giáo sư
IUCN : The International Union for Convervation
of nature and Natural resources
M : Mẫu
NĐ : Nghị định
PV : Phỏng vấn
QS : Quan sát
SĐVN : Sách đỏ Việt Nam
TS : Tiến sĩ
TL : Tài liệu
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
VQG : Vườn quốc gia
WWF : World Wildlife Fund
Luận văn Thạc sĩ khoa học
1
MỞ ĐẦU
Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học để duy trì những
chức năng sinh thái, điều hoà nguồn nước, chế độ khí hậu, sự màu mỡ của đất đai và
những nguồn tài nguyên có thể phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống của con người.
Chúng ta phụ thuộc vào các loài thực vật, động vật trong tự nhiên để tìm ra những
hợp chất hoá học mới có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, kiểm soát sâu bọ, cải thiện
được mùa màng và chăm sóc vật nuôi, Ở nhiều khu vực trên trái đất, người dân hầu
như hoàn toàn phụ thuộc vào đa dạng sinh học. Vì vậy, đa dạng sinh học là tài sản
cho hiện tại và tương lai của loài người cần phải được bảo vệ, quan tâm hơn bao giờ
hết [10]. Từ lâu, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học, do vậy Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế về vấn đề này.
Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/8/1998 về tăng cường công
tác bảo vệ tài nguyên môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2005, Luật đa
dạng sinh học được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực
chính thức từ ngày 01/07/2009,….
Hương Sơn là một xã nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Xã cách trung
tâm thành phố Hà Nội khoảng 62 km về phía Tây Nam với tổng diện tích đất tự nhiên
là 4.282,73 ha, trong đó khoảng 40% là đất lâm nghiệp, 30% là sông suối, còn lại là
đất nông nghiệp và dân cư. Tại đây, có nhiều dãy núi đá vôi kề bên những dòng suối
uốn lượn quanh co. Trên núi và trong các hang động, người ta đã cho xây dựng nhiều
đền chùa, trung tâm là chùa Hương trong động Hương Tích. Hệ thống chùa, đền thờ
và hang động nằm trong khu vực này dựa theo những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt
đới với tất cả diện tích khoảng 6 km² [20], [21].
Với diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn (40%) và tính đa dạng sinh học cao. Năm
1993, ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn được thành lập nhằm quản lý, bảo vệ,
giữ gìn, phát triển bền vững hệ sinh thái rừng, danh lam thắng cảnh ở Hương Sơn.
Luận văn Thạc sĩ khoa học
2
Để đánh giá đúng giá trị của quần thể di tích Hương Sơn, ngoài giá trị về tôn
giáo và danh lam thắng cảnh đã được nhiều người biết đến, việc nghiên cứu đánh giá
khu hệ động vật ở khu vực này là rất cần thiết, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và
phát triển bền vững đa dạng sinh học, du lịch sinh thái của hệ sinh thái vùng núi
Hương Sơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài
“Nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội” với mục tiêu:
- Xây dựng danh lục thành phần các loài động vật có xương sống trên cạn tại xã
Hương Sơn (Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).
- Thống kê các loài động vật có xương sống trên cạn quý hiếm có giá trị bảo tồn
nguồn gen.
- Phân tích giá trị và hiện trạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn.
- Phân tích những yếu tố tác động tiêu cực của con người đến đa dạng khu hệ động
vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Luận văn Thạc sĩ khoa học
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) thì “Đa dạng
sinh học (ĐDSH) là sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động
vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức
tạp cùng tồn tại trong môi trường sống” [10].
Theo công ước Đa dạng sinh học năm 1992 thì “Đa dạng sinh học là sự phong
phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới
nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm sự
đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa
dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái)” [17].
Như thế, ĐDSH cần phải được xem xét ở ba mức độ. ĐDSH ở mức độ loài
bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ các vi sinh vật đến các loài động vật, thực vật
và nấm. Ở mức nhỏ hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt
về gen giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể
cùng chung sống trong một quần thể. ĐDSH cũng bao gồm sự khác biệt trong các
quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã
tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau [10], [17]. Xét
cụ thể thì ĐDSH gồm:
- Đa dạng Di truyền: là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền
của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài, những biến dị di truyền
bên trong hoặc giữa các quần thể [10], [17].
- Đa dạng loài: là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh
thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê [10],
[17].
Luận văn Thạc sĩ khoa học
4
- Đa dạng hệ sinh thái: là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở
cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó có [10], [17].
Bảng 1.1. Các mức độ của đa dạng sinh học [10], [17].
Đa dạng về loài
Đa dạng về di truyền
Đa dạng về hệ sinh thái
Giới (Kingdoms)
Quần thể (Populations)
Khu sinh học (Biomes)
Ngành (Phyla)
Cá thể (Individuals)
Vùng sinh học(Bioregions)
Lớp (Class)
Nhiễm sắc thể
(Chromosomes)
Cảnh quan (Landscapes)
Bộ (Order)
Gene
Hệ sinh thái (Ecosystems)
Họ (Families)
Nucleotide
Nơi ở (Habitats)
Giống (Genera)
Ổ sinh thái (Niches)
Loài (Species)
1.1.2. Khu hệ động vật
Khu hệ động vật là tất cả các loài động vật sống trong một vùng, một khu vực
nào đó bao gồm loài bản địa và loài ngoại nhập. Khu phân bố của loài là đối tượng cơ
bản của việc nghiên cứu khu hệ động vật [9].
Khu phân bố là diện tích hay là vùng sống của loài [9].
Định nghĩa này mới chỉ đề cập tới khu phân bố của taxon bậc loài, chưa đề cập
tới taxon bậc cao hơn hay thấp hơn loài. Năm 1963, B.T. Bogorat đã bổ sung và đưa
ra định nghĩa tương đối rõ nét hơn: Khu phân bố là vùng sống của loài, chi hay của
các đơn vị phân loại khác của động vật và thực vật [9].
Mỗi một loài động vật hay thực vật thường có một số lượng cá thể nhiều hay ít
và chiếm cứ lấy một diện tích nhất định. Trong khu phân bố các cá thể của loài có thể
Luận văn Thạc sĩ khoa học
5
tìm được điều kiện sống thuận lợi nhất cho chúng. Khu phân bố của loài là lãnh thổ
có các cá thể của loài đó chiếm cứ. Diện tích đó được gọi là khu phân bố của loài.
Khu phân bố của giống (chi) là lãnh thổ các cá thể của các giống (chi) đó chiếm cứ,
sinh sống. Cũng giải thích như thế đối với những thang bậc taxon cao hơn: họ, bộ,
lớp…. Như vậy, khi nâng thang bậc phân loại lên càng cao thì lãnh thổ khu phân bố
của thang bậc phân loại đó càng được mở rộng ra so với khu phân bố của loài hay của
thang bậc taxon thấp hơn [9].
Từ đó ta có thể định nghĩa khu phân bố như sau: Khu phân bố (area) là một
vùng lãnh thổ, không gian hay vực nước của vỏ Quả đất trong đó loài hoặc nhóm loài
nào đó sinh sống [9].
Tuy nhiên, có trường hợp nâng bậc phân loại lên nhưng vùng phân bố của
taxon bậc cao không được mở rộng ra so với khu phân bố của taxon bậc thấp của loài
[9].
Ví dụ : Trường hợp của loài thằn lằn đầu mỏ. Bộ Rhynchocephalia có 3 họ
trong đó chỉ còn 1 họ tồn tại đến ngày nay là họ Sphenodontidae. Họ này có nhiều
giống nhưng chỉ còn 1 giống tồn tại đến nay là giống Sphenodon. Trong giống này có
3 loài nhưng chỉ còn 2 loài còn tồn tại là Sphenodon guntheri Buller, 1877 và
Sphenodon punctatus (Gray, 1842) có số lượng rất ít, phân bố ở New Zealand. [9].
Vì vậy, khi nâng thang bậc phân loại của nhóm thằn lằn này từ loài lên giống,
lên họ, lên bộ… thì khu phân bố của các taxon bậc cao hơn loài cũng không thay
đổi, nghĩa là không được mở rộng ra. Khu phân bố động vật không đổi khi nâng bậc
phân loại được gọi là khu phân bố di lưu (relic area). Khu phân bố di lưu thường có
diện tích nhỏ và là khu phân bố của những loài cổ xưa còn lưu lại đến ngày nay [9].
Khu phân bố của loài bao gồm các địa điểm cụ thể mà các cá thể của loài đó
chiếm cứ sinh sống, là khái niệm cơ bản của khu hệ động vật. Vì vậy, nghiên cứu khu
hệ động vật cần phải có những hiểu biết về khu phân bố của các loài động vật. Có
Luận văn Thạc sĩ khoa học
6
hiểu biết về khu phân bố thì mới có thể có những nhận xét, kết luận về phân bố địa lý
của loài hoặc của đơn vị phân loại nào đó [9].
1.1.3. Động vật hoang dã quý hiếm
Là các loài động vật có giá trị kinh tế về nhiều mặt và giá trị về mặt khoa học
cao, các loài đặc hữu, có vùng phân bố hẹp/hạn chế, các loài đang bị đe dọa tuyệt
chủng ở mức độ quốc gia, khu vực và thế giới [40].
Mức độ đe dọa của các loài động vật được phân chia như sau:
Danh lục đỏ thế giới IUCN, 2009 [40]:
- Nguy cấp (Endangered - EN): Một loài hoặc nòi bị coi là nguy cấp khi nó phải đối
mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài thiên nhiên rất cao trong một tương lai rất gần
nhưng kém hơn mức rất nguy cấp.
- Sẽ nguy cấp (Vulnerable - VU): Một loài hoặc nòi bị đánh giá là sắp nguy cấp khi
nó không nằm trong 2 bậc CR và nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ
tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa.
- Rất nguy cấp (CR)
- Sắp bị đe dọa (LR/nt)
Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [1]:
- Nguy cấp (EN)
- Sẽ nguy cấp (VU)
- Rất nguy cấp (CR)
- Sắp bị đe dọa (LR nt)
- Hiếm: Rare, R
- Bị đe dọa: Threatened, T
- Thiếu dữ liệu: Insufficiently known, K
Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [2]:
- Nhóm IB: Gồm các loài động vật rừng bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại. Đó là các loài động vật có giá trị đặc biệt về mặt khoa học, môi
Luận văn Thạc sĩ khoa học
7
trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Nhóm IIB: Gồm các loài động vật rừng bị hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại. Đó là những loài động vật có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá
trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hương Sơn nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 62km về
phía Tây Nam có ranh giới địa lý như sau (Hình 1.1):
Hình 1.1. Vị trí xã Hƣơng Sơn trong huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nam
Hòa Bình
Luận văn Thạc sĩ khoa học
8
Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Phía Đông giáp xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Phía Nam giáp xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Phía Tây Nam giáp xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
Phía Tây giáp xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Phía Tây Bắc giáp xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội [24].
Hương Sơn nằm trong khung tọa độ địa lý:
20
o
17’ - 20
o
40’ vĩ độ Bắc
105
o
17
’
- 105
o
75’ kinh độ Đông
1.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc địa chất và đá mẹ
Địa chất của núi đá vôi Hương Sơn có cấu trúc kiến tạo Ninh Bình và vùng
Sông Đà thuộc hệ uốn nếp Tây Bắc. Mặt khác, vũng Chồng Sông Đà nằm trực tiếp
trên phức nếp lõm Sông Đà có tuổi Paleozoi trung bình kéo dài từ biên giới Việt
Trung tới bờ biển Ninh Bình – Thanh Hóa. Qua nhiều lần thăng trầm, lắng đọng trầm
tích, karsto khác nhau, đặc biệt là giai đoạn cách đây khoảng 220 – 250 triệu năm đã
lắng đọng trầm tích đá vôi còn tồn tại đến ngày nay. Khối núi đá này là cánh của một
nếp lồi sườn dốc đổ về phía Đông Bắc và đường phương cấu trúc kéo dài theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam [21].
Khối núi được cấu tạo bởi đá vôi hệ tầng Đồng Giao, giòn, dễ vỡ. Tổng chiều
dày của đá vôi tới 1.800 – 2.000m. Trong đá có chứa nhiều loại hóa thạch chân rìu
(phần dưới), tay cuộn (phần giữa) và chân đầu (phần trên). Thành phần của đá có hàm
lượng CaO rất cao, trung bình từ 53,97% - 55,26%. Các thành phần khó hòa tan trong
nước chiếm tỷ lệ nhỏ: SiO
2
từ 0,1 – 0,52%, Al
2
O
3
từ 0,02 – 0,92%, Fe
2
O
3
từ 0,04 –
0,83%, MgO từ 0,1 – 0,78%, [21].
Do trải qua nhiều chu kỳ kiến tạo khác nhau, nhất là sau thời kỳ tân kiến tạo đã
làm xuất hiện trong khối đá vôi Hương Sơn một hệ thống khe nứt với mật độ và
Luận văn Thạc sĩ khoa học
9
phương khác nhau, tạo nên các hang động cũng như sự chia cắt mạch tạo thành nhiều
đỉnh và các thung lũng rải rác như ngày nay [21].
1.2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Khu vực núi đá vôi Hương Sơn là phần cuối của hệ thống núi và cao nguyên
đá vôi Sơn La – Mộc Châu (Tây Bắc), tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ nên ở đây chỉ
tồn tại kiểu núi thấp (đỉnh cao nhất là núi Bà Lồ, cao 381m). Tuy nhiên, biên độ chia
cắt sâu cũng khá lớn (từ 100 – 150m), mật độ chia cắt ngang khá dày đặc. Khác với
các vùng núi khác, vùng núi đá vôi nói chung và núi đá vôi ở khu vực Hương Sơn nói
riêng không chỉ được đặc trưng bởi hệ thống khe rãnh, dòng chảy mà còn bằng hệ
thống các hố sụt, phễu, máng, trũng karsto. Các hang động nổi tiếng nhất với chiều
dài 20 – 25m, chiều cao 10 – 15m đã được tìm ra như: Hương Tích, Hinh Bồng, Long
Vân, Tuyết Sơn [21].,…
Dạng karsto bề mặt mang đặc trưng rõ nét của karsto nhiệt đới ẩm, là các khối
núi nhỏ với các bề mặt đỉnh và sườn thoải gần đỉnh, chủ yếu là địa hình carư do quá
trình rửa trôi, sập lở tạo thành. Bề mặt lởm chởm dạng đá tai mèo rất đa dạng về hình
thái trong các thung lũng tạo thành những phong cảnh không chỉ đẹp mà còn rất hùng
vĩ [21].
Đặc điểm địa mạo ở khu vực Hương Sơn được chia ra thành 2 nhóm chính:
Nhóm dạng yếu tố địa hình nguồn gốc sông và nhóm dạng yếu tố địa hình nguồn gốc
karstơ [21].
- Nhóm dạng yếu tố địa hình nguồn gốc sông: Thuộc nhóm này gồm các đồng bằng
tích tụ sông có tuổi Holoxen muộn đến hiện tại, tích tụ aluvi tướng bãi bồi bằng
phẳng, thành phần trầm tích là sét, sét pha chiếm phần lớn diện tích phần Đông Bắc
khu vực Hương Sơn. Trên bề mặt của vùng đồng bằng này dễ dàng nhận thấy những
ô trũng là di tích của các dòng sông cổ trong quá trình dịch chuyển theo chiều ngang
đã để lại các dấu vết này. Đó là những đồng bằng aluvi tướng lòng sông cổ với các
thành tích là bùn, sét lẫn bùn bã thực vật. Dọc theo sông Đáy và sông Thanh Hà là
Luận văn Thạc sĩ khoa học
10
các đồng bằng tích tụ với aluvi tướng gờ cát ven sông, chủ yếu là cát, cát pha. Sát
chân núi là các đầm lầy ven núi [21]. Tham gia vào quá trình tạo thành đầm lầy có 2
tác nhân khác nhau:
+ Do sông bồi đắp không đủ ở các vùng trũng chân thềm
+ Do nước ngầm ở các khối núi đá vôi chảy ra nhiều bị ứ lại
Đầm lầy theo chế độ ngập nước có thể chia ra: ngập nước thường xuyên và
ngập nước theo mùa. Do tác động của con người, diện tích ngập nước thường xuyên
ngày càng bị thu hẹp. Lạch sâu nhất của đầm lầy chính là lòng suối Yến, suối
Tuyết,…Cấu tạo trầm tích tầng mặt là bùn, sét lẫn bùn bã trầm tích thực vật [21].
- Nhóm dạng yếu tố địa hình nguồn gốc karstơ: Theo hình thức biểu hiện của các quá
trình có thể chia ra karstơ bề mặt và karstơ ngầm [21].
Trong số các dạng karstơ ngầm đáng kể nhất là các hang động. Hang động có
thể coi là một hệ sinh thái đặc biệt. Hang động ở Hương Sơn tập trung vào 2 cụm lớn
là Hương Tích (Tây Bắc khối) và Long Vân (Tây Nam khối) [21].
Ở Hương Sơn còn có các hang động ngắn, độ dài 5 – 20m, gồm 2 loại hang
dạng “mái đá” phát triển theo các bề mặt lớp hoặc khe nứt vòm hang là bề mặt lớp
của các cấu trúc địa chất [21].
Các dạng karstơ bề mặt mang đặc trưng rõ nét của karstơ nhiệt đới ẩm. Đó là
các khối nhỏ dạng tháp và tháp cụt, các phễu và máng trũng. Trong karstơ bề mặt có
sự phân chia sau: Các bề mặt đỉnh và sườn thoải gần đỉnh. Chủ yếu là dạng vi địa
hình carư do quá trình rửa trôi tạo thành, có bề mặt lởm chởm dạng đá tai mèo rất đa
dạng về hình thái: dạng đẳng thước và dạng kéo dài với chiều rộng không vượt quá
20 – 50m và phân bố rộng rãi nhất là các sườn xâm thực – rửa trôi. Trên bề mặt sườn
phát triển các carư dạng luống kéo dài, giữa các luống là các tích tụ vụn bở, sản phẩm
phá hủy đá gốc các luống này có kích thước từ một vài cm đến một vài m làm phức
tạp thêm vi địa hình của loại này. Trong khối núi Hương Sơn còn gặp loại sườn rửa
trôi – sập lở phân bố thành hai dải Tây Nam và Đông Bắc. Loại này có bề mặt dốc và
Luận văn Thạc sĩ khoa học
11
rất dốc, đôi khi tạo thành những bức tường thẳng đứng. Xung quanh các hố sụt và
phễu máng trũng còn gặp các bề mặt sườn rửa trôi, tích tụ trọng lực có độ dốc thoải
đều, trung bình. Trên bề mặt này có tầng đất khá dày so với các bề mặt sườn ở vùng
karstơ nói chung [21].
Phễu karstơ theo dấu hiệu hình thái có thể chia ra phễu karstơ có bề mặt đáy
dạng lòng chảo trên đó có tích tụ các sản phẩm phong hóa tại chỗ và dốc tụ là nơi có
thể canh tác tốt, diện tích lớn [21].
Một dạng nữa mặc dù hiếm, nhưng cũng phát hiện thấy ở vùng này là các
máng trũng rửa trôi xâm thực có dạng kéo dài và hở, khác với các phễu có dạng khép
kín. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển dòng chảy ở vùng đá vôi hoặc do liên
kết các hố sụt, phễu karstơ lại với nhau [21].
Một đặc trưng điển hình cần được nhắc đến ở vùng này là cánh đồng karstơ
ven rìa, sự thành tạo của nó có thể xem như là các Pediment đá vôi. Trên cánh đồng
karstơ còn phổ biến các núi đá vôi đang mất dần dấu tích của bề mặt khối karstơ rộng
lớn trong quá khứ [21].
1.2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Hương Sơn chịu ảnh hưởng của nền khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó
là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít
mưa. Do quanh năm có khả năng nhận được bức xạ lớn, vùng Hương Sơn có nhiệt độ
trung bình năm là 23
o
C. Lượng mưa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là
1.530mm. Hương Sơn có 3 tháng khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau).
Tuy nhiên, mùa khô ở Hương Sơn cũng không khắc nghiệt. Gió mùa Đông Bắc từ
tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mưa phùn với số ngày mưa
phùn khoảng hơn 20 ngày trong toàn mùa khô. Như vậy, khí hậu ở Hương Sơn thuộc
loại nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây
lá rộng mưa mùa nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, lượng mưa cao cũng tạo nên những
Luận văn Thạc sĩ khoa học
12
tác động xói mòn, rửa trôi, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hương Sơn, là một trong
những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất đẹp [11].
1.2.1.5. Đặc điểm thủy văn
Vùng nghiên cứu có sông Đáy, sông Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3,5km
là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các địa phương
khác. Tuy nhiên, về mùa mưa có thể gây lụt ảnh hưởng đến đời sống người dân [11].
Trên địa bàn có 3 suối bắt nguồn từ khối núi Hương Sơn là:
- Suối Yến có chiều dài 4km, rộng trung bình 20 – 30m;
- Suối Vân Long dài 3km, rộng trung bình 10 – 15m;
- Suối Tuyết Sơn dài 2km, rộng trung bình 10 – 15m.
Ba con suối này không chỉ làm tăng vẻ đẹp của khu di tích Hương Sơn mà còn
là đường giao thông thủy rất nên thơ phục vụ du khách.
Hệ thống các suối như suối Yến, suối Vân Long, suối Tuyết Sơn đều do
nguồn nước ngầm karstơ cung cấp tạo nên dòng chảy quanh năm. Dòng suối Yến còn
tạo ra sinh cảnh bán ngập nước ở khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Mực nước suối
Yến cao hơn sông Đáy gần 2m, hàng năm vẫn đổ nước ra sông Đáy. Vào mùa mưa,
nước sông Đáy dâng cao, nước suối Yến tiêu không kịp gây nên cảnh ngập lụt xung
quanh khu vực chùa Hương [11], [21].
Hiện tại, suối Yến đã được nạo vét, cải tạo với mặt cắt ngang lòng suối là 40m,
chiều sâu nạo vét suối h ≥ 1,0m, nền suối Yến tương ứng sau khi nạo vét lòng suối là
0,2m đảm bảo cột nước về mùa cạn h ≥ 1,5m [21].
Mực nước suối Yến về mùa lũ có cao độ từ ± 3,0m + 3,2m; về mùa cạn có cao
độ từ ± 1,5m + 1,7m; về mùa mưa nước từ trên núi và các vùng trong lưu vực chảy về
suối Long Vân, suối Tuyết Sơn, sau đó thoát vào suối Yến. Khi mực nước suối Yến
cao hơn mực nước sông Đáy, nước từ suối Yến chảy về cống điều tiết (gần cầu Đục
Khê) rồi thoát ra sông Đáy và một phần chảy về phía Đông Nam thoát ra sông Đáy
qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn. Khi mực nước trong khu vực suối Yến thấp hơn
Luận văn Thạc sĩ khoa học
13
mực nước lũ sông Đáy, cống điều tiết đóng lại, nước mưa theo suối tự nhiên chảy về
phía Đông Nam thoát ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn và một phần
thoát về trạm bơm tiêu phía Đông Bắc [21].
1.2.1.6. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Do đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu và sự khai thác lâu đời của nhân dân
địa phương, đất ở Hương Sơn có 2 nguồn gốc chính đó là: các đất phát triển từ đá mẹ
là đá vôi và đất phát triển từ phù sa sông Đáy. Các quá trình ảnh hưởng trực tiếp lên
bề mặt thổ nhưỡng hiện tại là quá trình rửa trôi, xói mòn, sụt lở, tích tụ ở núi đá vôi
và quá trình bồi đắp của sông [21].
Mang đặc điểm chung của đất miền Bắc Việt Nam, các sản phẩm phong hóa
của đá vôi thông qua quá trình feralit tạo nên đất feralit đỏ trên núi đá vôi mà có tác
giả gọi là terarossa, cộng với quá trình ngoại sinh đã tạo nên ở Hương Sơn một tập
hợp sác dạng thổ nhưỡng sau:
- Đất đen mùn trên núi đá vôi bị xói mòn trơ đá gốc;
- Đất feralit phát triển trên đá vôi;
- Đất feralit đỏ phát triển trên đá vôi lẫn đá dăm tàn tích;
- Đất phù sa không được bồi thường xuyên;
- Đất phù sa được bồi hàng năm;
- Đất phù sa bị glây hóa;
Các loại đất trên phân bố ở 2 dạng địa hình: núi và đồng bằng. Sự canh tác đã
góp phần tạo ra nhiều đặc tính riêng biệt của từng loại đất, đồng nghĩa với việc tạo
nên sự đa dạng các cảnh quan địa lý ở khu vực Hương Sơn [21].
1.2.1.7. Hệ thực vật
Hệ thực vật ở khu vực Hương Sơn phân bố trong 8 kiểu hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi;
- Hệ sinh thái rừng trên núi đất;
- Hệ sinh thái trảng cây bụi, tre nứa;
Luận văn Thạc sĩ khoa học
14
- Hệ sinh thái trảng cỏ;
- Hệ sinh thái nông nghiệp;
- Hệ sinh thái khu dân cư;
- Hệ sinh thái thủy sinh;
- Hệ sinh thái rừng trồng;
Mặc dù diện tích rừng ở Hương Sơn không lớn nhưng ở đây vẫn tồn tại kiểu
rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng, cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó
tầng cây gỗ lớn là những loài thường gặp trong các rừng nguyên sinh như: sâng
(Pometia pinnata), lát xoan (Choerospondias axillaries), sấu (Dracontomelum
duperreanum), dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), bồ hòn (Sapindus mukorossi)
[10], [17].
Hệ thực vật khá đa dạng, gồm đại diện của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch,
trong đó có cả ngành thực vật cổ nhất trong số các ngành thực vật bậc cao là Khuyết
lá thông (Psilotophyta). Trong số các thực vật đã biết trên núi đá vôi Hương Sơn, có
nhiều loài có giá trị kinh tế và giá trị khoa học được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam
(2007) và Nghị Định 32/2006/NĐ – CP của Chính phủ [10], [17].
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hương Sơn là vùng danh thắng nổi tiếng của cả nước, nguồn thu nhập chủ yếu
của người dân địa phương là các ngành nghề kinh doanh dịch vụ phục vụ lễ hội và
sản xuất nông nghiệp [24].
Theo số liệu thống kê về điều kiện kinh tế - xã hội của UBND xã Hương Sơn
năm 2010 [24], được thể hiện qua một số mặt sau đây:
- Xã Hương Sơn có 6 thôn, gồm: thôn Hội Xá, Yến Vỹ, Đục Khê, Tiên Mai, Phú Yên
và Hà Đoạn.
- Điều kiện dân sinh: Tính đến tháng 12/2010, toàn xã có 4.525 hộ gia đình và 21.000
nhân khẩu, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,81%. Đa số là người Kinh sinh sống,
chỉ có một tỷ lệ rất ít là người Mường và Thái. Thu nhập bình quân đầu người khoảng
Luận văn Thạc sĩ khoa học
15
14.500.000 đồng/năm, toàn xã có 1.076 hộ giàu, 2.993 hộ có mức kinh tế khá, trung
bình và 456 hộ nghèo. Số người trong độ tuổi lao động là 10.568 người, trong đó lao
động nông nghiệp là 6.144 người, lao động công nghiệp là 1.200 người và lao động
dịch vụ là 3224 người [24].
- Hệ thống giao thông vận tải: Hương Sơn có hệ thống giao thông với các vùng xung
quanh tương đối thuận lợi như: Đường quốc lộ 22 từ nội thành Hà Nội vào Mỹ Đức
với vùng núi Kim Bôi của tỉnh Hòa Bình và nhiều tỉnh thành khác. Giải quyết các vấn
đề về giao thông vận tải là một yêu cầu quan trọng phải đặt ra trong mục tiêu thu hút
khách du lịch vào các điểm du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch. Toàn xã có
5,45km tỉnh lộ; 12,63km đường liên thôn; 24,32km đường ngõ xóm và 43,93km
đường trục nội đồng [24].
- Về nhà ở: Theo số liệu thống kê về nhà ở của xã năm 2010, toàn xã có 1.823 nhà
kiên cố chiếm 40,75%. Trong đó: có 173 nhà từ 3 – 5 tầng, 1.650 nhà từ 1 – 2 tầng,
còn lại là nhà cấp 4 [24].
- Sản xuất nông nghiệp: Người dân Hương Sơn chủ yếu sống bằng sản xuất nông
nghiệp, có 3549 hộ gia đình làm nông nghiệp (chiếm 78,43%). Tổng diện tích đất tự
nhiên của xã Hương Sơn là 4.289,73ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là
704,87ha, đất trồng lúa nước là 569,88ha, năng xuất lúa đạt 5,476 tấn/ha, bình quân
lương thực đạt 305kg/người/năm. Hương Sơn là vùng có số lượng đàn gia súc, gia
cầm phát triển cả về số lượng và chủng loại. Xã có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn với
đàn gia cầm 51.000 con, đàn lợn 10.600 con, đàn trâu, bò, dê 1.500 con. Xã thực hiện
chuyển đổi 511,57ha ruộng trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi trồng thủy
sản - chăn nuôi kết hợp. Ngay từ đầu năm, được sự quan tâm của thành phố, xã đã
đầu tư 18,5 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp đường giao thông nội đồng, đầu tư cho công tác
bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch hại. Từ nhiều năm nay, bà con nông dân chăn nuôi
chủ yếu trong khu dân cư. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Trong
việc chuyển chăn nuôi ra xa khu dân cư, tập trung cải tạo các xứ đồng sâu, đồng trũng
Luận văn Thạc sĩ khoa học
16
cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình sản xuất đa canh, xã đã đề nghị thành phố hỗ trợ
kinh phí xây dựng khu lò giết mổ tập trung loại vừa và nhỏ; thực hiện đề án nuôi
trồng thủy sản và chăn nuôi khoảng 400ha tại khu vực cấy lúa kém hiệu quả và lòng
hồ Hương Tích kết hợp với du lịch sinh thái; xử lý triệt để nước thải chăn nuôi, sinh
hoạt trong khu dân cư [24].
Nông nghiệp ở Hương Sơn phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của du lịch. Các chuyên gia ngành nông nghiệp khẳng định, phát triển cây trồng
bản địa kết hợp với du lịch sinh thái là một hướng đi cần quan tâm. Khi nông nghiệp
kết hợp hài hòa với du lịch thì sản phẩm của ngành này sẽ "kích cầu" ngành kia cùng
phát triển. Nếu làm tốt dịch vụ du lịch, Hương Sơn sẽ thu hút khách đến đông hơn,
các mặt hàng nông sản được tiêu thụ nhiều hơn, sẽ góp phần quảng bá nông sản xuất
khẩu. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển cây bản địa như mơ Hương Tích và rau
sắng để khai thác thế mạnh du lịch ở Hương Sơn còn nhiều khó khăn bởi các lợi thế
này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện nay rau sắng và mơ Hương Tích
tại chùa Hương còn rất ít, chỉ đáp ứng một lượng rất nhỏ, trong khi nhu cầu tiêu thụ
đặc sản này của hàng triệu du khách trong mỗi mùa lễ hội là rất lớn. Mơ Hương Tích
là sản phẩm nổi tiếng về hương vị thơm đặc trưng và còn là vị thuốc quý. Nhưng nay
toàn xã Hương Sơn cũng chỉ có vài héc-ta mơ của các hộ dân còn tồn tại theo thú vui,
không vì lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, đặc sản rượu mơ Hương Tích bao năm vẫn chỉ
sản xuất theo phương pháp thủ công [24].
- Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại Hương
Sơn chưa được đầu tư phát triển. Nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển nhỏ lẻ, chưa có
quy hoạch. Tỷ lệ số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp rất thấp (khoảng 0,5%), chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường vào mùa lễ hội [24].
- Các loai hình dịch vụ khác: Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trong mùa
lề hội ở Hương Sơn rất phát triển. Toàn xã có 1.191 hộ dân làm kinh doanh, dịch vụ
Luận văn Thạc sĩ khoa học
17
như: mở nhà hàng, khách sạn, chở thuyền, mở các cửa hàng bán đồ lưu niệm, cho
khách tham quan lễ hội chùa Hương [24].
- Về giáo dục: Xã Hương Sơn hiện có 6 nhà trẻ với 114 cháu, 17 lớp mẫu giáo với
752 cháu, 3 trường tiểu học với tổng số 30 lớp, 1.369 học sinh và 105 giáo viên, 1
trường trung học cơ sở với 32 lớp, 1.218 học sinh và 79 giáo viên [24].
- Y tế, bảo hiểm xã hội: Xã có 1 trạm Y tế với 6 giường bệnh và 9 Y, bác sĩ phục vụ.
Tỷ lệ dân số đóng bảo hiểm y tế đạt 35%. Y tế là vấn đề quan trọng, không chỉ đối
với người dân địa phương mà cả đối với khách du lịch. Việc trang bị cho các cơ sở y
tế có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng là rất cần thiết [24].
1.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHU HỆ ĐỘNG
VẬT CÓ XƢƠNG SỐNG TRÊN CẠN TẠI XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ
ĐỨC, HÀ NỘI
Điều tra, nghiên cứu về khu hệ động vật ở Hương Sơn từ lâu đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm với một số các công trình tiêu biểu như:
Năm 1991, trong báo cáo “Hương Sơn, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên
sinh vật” do các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Việt Nam thực hiện đã ghi nhận
ở Hương Sơn có 88 loài chim thuộc 37 họ và 15 bộ, 35 loài bò sát và ếch nhái thuộc
16 họ và 3 bộ, 32 loài thú thuộc 17 họ và 7 bộ. Đánh giá chung về khu hệ động vật
Hương Sơn trong báo cáo này là nghèo nàn về số loài và số lượng cá thể của loài. Lý
do là khu vực nghiên cứu có diện tích nhỏ hẹp, lại là sinh cảnh của một vùng núi đá
bị cách biệt, bị bao bọc bởi khu vực dân cư. Trong báo cáo này đã ghi nhận được một
số loài quý hiếm thuộc các lớp bò sát, lớp chim và lớp thú [25]:
Lớp bò sát: Có 10 loài quý hiếm được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam gồm: trăn
đất (Python molurus), tắc kè (Gecko gecko), ô rô vẩy (Xcanthsaura
lepidogaster), kỳ đà nước (Varanus salvator), rắn ráo thường (Ptyas korros),
rắn ráo trâu (Ptyas nucosus), rắn sọc (Elapha moellen), rắn cạp nong
Luận văn Thạc sĩ khoa học
18
(Bungarus fasciatus), rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah), rắn hổ mang (Naja
atra) [25].
Lớp chim: Có một loài chim quý hiếm được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam là gà
lôi trắng (Lophurx nycthemerx), số lượng cá thể của loài còn khá phổ biến, dễ
bắt gặp trong các thung lũng khi đi điều tra, khảo sát [25].
Lớp thú: Có 12 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, gồm: báo
hoa mai (Panthera pardus), báo gấm (Neofelis nebulora), báo lửa (Felis
temmincki), vọoc mông trắng (Trachypithecus delacouri), rái cá thường (Lutra
lutra), rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea), cu li lớn (Nycticebus bengalensis), khỉ
mặt đỏ (Macaca arctoides), khỉ vàng (Macaca mulatta), sơn dương
(Capricornis sumatrensis), mèo rừng (Felis silvestris), sóc bay trâu (Petaurista
petaurista). Đặc biệt, vọoc mông trắng là một phân loài đặc hữu ở vùng núi đá
Thanh Hóa – Hương Sơn [25].
Năm 2003, trong Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề rừng đặc dụng Hương
Sơn của Ban quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn và trường Đại học Lâm nghiệp đã
ghi nhận ở khu vực này có 197 loài động vật hoang dã thuộc các lớp ếch nhái, lớp bò
sát, lớp chim và lớp thú [20], trong đó:
Lớp Ếch nhái: Có 20 loài thuộc 4 họ và 1 bộ
Lớp Bò sát: Có 34 loài thuộc 12 họ và 2 bộ
Lớp Chim: Có 107 loài thuộc 38 họ và 12 bộ
Lớp Thú: Có 36 loài thuộc 18 họ và 8 bộ
So với các đợt điều tra trước đây, trong báo cáo đã bổ sung cho danh sách
động vật ở núi đá vôi Hương Sơn 9 loài thú, gồm: vượn đen má trắng (Hylobates
concolor), cầy vằn bắc (Chrotogale owstoni), cầy gấm (Prionodon pardicolor), chồn
bạc má bắc (Melogale moschata), lỏn tranh, đồi (Tupaia glis), sóc bay lớn (Hylopetes
spadiceus), sóc bụng xám (Callosciurus erythraeus), chuột cống, chuột núi
(Leopoldamys sabanus). Tuy nhiên, trong Báo cáo cho thấy một số loài có giá trị cao