Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã hương sơn, huyện mỹ đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.64 KB, 9 trang )

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sinh thái
nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững
tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Hoàng Thanh Thương

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Khoa Sinh học
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sinh thái học; Mã số: 60 42 60
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Hương Mai
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Trình bày khái niệm về hệ sinh thái, cảnh quan và sinh thái cảnh quan. Nghiên
cứu tình hình sinh thái cảnh quan ở Việt Nam cũng như ứng dụng Gis và viễn thám trong
nghiên cứu sinh thái học. Tìm hiểu về phát triển bền vững và những vấn đề quy hoạch.
Phân tích, đánh giá sinh thái cảnh quan và các hệ sinh thái ở xã Hương sơn, huyện Mỹ
Đức, Hà Nội. Đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận: Điều kiện tự nhiên-yếu tố hình
thành nên cảnh quan; điều kiện dân sinh-kinh tế-xã hội-yếu tố tác động lên cảnh quan; hệ
thống các hệ sinh thái tại xã Hương Sơn; Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái (HST) xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp sử dụng sinh thái cảnh quan
các hệ sinh thái xã Hương Sơn theo định hướng phát triển Bền Vững: hệ sinh thái khu dân
cư; nông nghiệp; hệ sinh thái thủy vực; HST rừng trên núi đá vôi và rừng trên núi đất; HST
rừng trồng và cây ăn quả lâu năm, HST trảng cỏ và HST trảng cây bụi ; tre nứa.

Keywords. Sinh thái cảnh quan; Hệ sinh thái; Phát triển bền vững

Content

Toàn bộ xã Hương Sơn được phân ra làm 8 hệ sinh thái. Mỗi hệ sinh thái có những đặc điểm
đặc trưng. Điều này là thích hợp nhất để áp dụng viễn thám và GIS để thành lập bản đồ hiện trạng


các hệ sinh thái của một xã như xã Hương Sơn. Kết quả nghiên cứu mở ra một hướng tiếp cận mới
trong việc quản lý các hệ sinh thái và tạo điều kiện tối ưu trong việc quy hoạch phát triển môi
trường sinh thái và du lịch của xã bằng viễn thám và GIS.
1. Mở đầu
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là tên gọi quen thuộc, lâu đời của nhân dân Việt
Nam để chỉ một cụm di tích gồm nhiều chùa chiền, đền miếu khác nhau. Lễ hội chùa Hương kéo
dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nước. Không những
thế, nơi đây còn có bến nước, con thuyền, hang động, núi non với rừng cây bốn mùa xanh tươi,
trong đó có cả những loài cây được đặt tên bằng chính địa danh của vùng đất Phật như mơ Hương
Tích, rau Sắng chùa Hương. Hương Sơn không chỉ là vùng núi đá vôi, mà còn có sông, suối, đồng
ruộng, làng mạc…
Người dân ở Hương Sơn chủ yếu tham gia kinh doanh và phục vụ du lịch, khai thác, nuôi
trồng thủy sản, trồng trọt. Hoạt động lễ hội và du lịch ở địa phương vẫn diễn ra tự phát, chưa có sự
quản lý đồng bộ của các cấp ngành. Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bừa bãi, môi trường bị
hủy hoại và ô nhiễm nghiêm trọng. Rất cần có những nghiên cứu cập nhật về đa dạng sinh học và
các hệ sinh thái ở đây để giúp cho xã và huyện có thể qui hoạch để phát triển bền vững du lịch sinh
thái nói riêng và phát triển bền vững mọi mặt nói chung.
Do đó, nghiên cứu này dự định sẽ đưa ra các hình ảnh toàn diện nhất về hiện trạng các hệ
sinh thái ở xã Hương Sơn bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu hiệu quả: hệ thống thông tin
địa lý và viễn thám.
2. Đối tượng, tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là xã Hương Sơn nằm ở phía Nam huyện Mỹ Đức thành phố Hà
Nội, có diện tích đất tự nhiên 4.283,92 ha.
 Phía Đông giáp xã Tân Sơn huyện Kim Bảng.
 Phía Tây giáp xã An Phú huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.
 Phía Nam giáp xã Ba Sao huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
 Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội.
- Tư liệu:
+ Ảnh Ikonos xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội năm 2006, tỷ lệ 1: 50.000.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội năm 2005, tỷ lệ 1: 50.000

( Nhà xuất bản bản đồ Việt Nam).
+ Bản đồ địa hình xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội năm 2005, tỷ lệ 1: 50.000 ( Nhà
xuất bản bản đồ Việt Nam).
+ Khám phá hệ thực vật Hương Sơn.
- Phương pháp: Các bản đồ địa hình được sử dụng như là vật liệu nền cơ bản, các hình ảnh
vệ tinh là tài liệu chính để xác định hiện trạng các hệ sinh thái. Các tài liệu viễn thám cho phép xác
định ranh giới các hệ sinh thái nhanh và khách quan, đồng thời giảm thiểu về thời gian, tài chính và
nhân lực. Kết quả giải đoán bằng mắt cùng với bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất sẽ
cho chúng tôi biết kết quả hiện trạng các hệ sinh thái sau đó sẽ được số hóa bằng phần mềm
MapInfo 10.0.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: địa hình tương đối phức tạp so với các xã khác trong huyện. Phía Tây và phía
Nam xã là vùng núi đá Karst có độ cao trung bình từ 200 – 400m so với mặt nước biển. Các dãy núi
phía Nam có độ cao thấp hơn (từ 100 – 213m) so với mặt nước biển. Phía Bắc xã tương đối bằng
phẳng, độ cao trung bình 4 - 6m.
- Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 –
89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11 và 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm
không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
- Sương muối hầu như ít có, mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ khoảng 10 năm mới
quan sát thấy mưa đá 1 lần.
- Rừng: diện tích rừng 2.372,97 ha, toàn bộ là đó rừng đặc dụng do nhà nước quản lý.
- Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên, tạo điều
kiện phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Hiện trạng các hệ sinh thái
Dựa trên phân tích hình ảnh vệ tinh Ikonos toàn bộ xã Hương Sơn được chia thành 08 hệ sinh thái.
Mỗi hệ sinh thái có đặc điểm cụ thể:
- Hệ sinh thái khu dân cư: chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Quần xã
sinh vật ở đây rõ ràng là quần xã sinh vật nhân tạo, chủ yếu gồm các loại cây trồng, vật nuôi cung

cấp các nhu cầu cần thiết cho nhân dân địa phương. Số bậc dinh dưỡng trong xích thức ăn không
nhiều trung bình 4 bậc. Các khu dân cư ở khu vực gần bến thuyền thường có mật độ dân cư đông,
các hộ gia đình thường kiếm kế sinh nhai bằng các nghề như chèo thuyền, kinh doanh, đánh cá
Các hộ gia đình ở đường vào các khu di tích lại ở thưa nhau, phần lớn nằm rải rác ven suối, dựa vào
sườn đồi, ven núi, kế cận xung quanh là đồng ruộng nên hệ sinh thái khu dân cư có quan hệ chặt chẽ
với các hệ sinh thái lân cận.
- Hệ sinh thái thủy vực: Chủ yếu là các suối có nước xuất lộ (mạch lộ) quanh năm, đầy
nước vào mùa mưa, ít nước vào mùa khô gồm: suối Tuyết Sơn, suối Yến, suối Giải Oan,… Các
suối này là nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Hương Sơn.
* Suối ở khu vực Hương Sơn có các đặc điểm sau:
 Chế độ thủy văn giống như chế độ thủy văn ở các suối khác: Hàng năm có một mùa
lũ (tháng V- IX) và mùa cạn (tháng X- IV).
 Thành phần thủy sinh vật đặc trưng cho HST suối bao gồm: thực vật thủy sinh
(Macrophyta), thành phần ấu trùng côn trùng ở nước rất phong phú, các loài ốc có kích thước nhỏ
họ Thiaridae, Viviparidae, các loài cá có kích thước nhỏ.
 Suối có độ trong lớn có thể nhìn xuyên xuống đáy, gồm nhiều cây rong đuôi chó và
nhiều nhóm tảo bám đá phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và động vật không xương
sống.
 Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ, cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp xúc ngay
cạnh bờ suối. Các cây gỗ gồm bạch đàn, gạo, sung, ngái, xì tràng,… Đặc biệt, có rất nhiều tràm
được trồng dày đặc ( dự án của bộ Lâm Nghiệp trồng ở vùng đất bán ngập). Đã triển khai được gần
10 năm và giao cho thôn Yến Vĩ chăm sóc, quản lý, vừa có tác dụng làm đê bao vừa tạo cảnh quan
thu hút nhiều chim muông về. Cây bụi phổ biến là lau, sậy.
 Chuỗi thức ăn ở đây không dài, thường có 4 - 5 mắt xích. Phần lớn sinh vật suối tập
trung sự sống vào ven bờ và ở tầng đáy vì ở đây có nhiều chỗ ẩn nấp, nhiều bùn bã hữu cơ, tránh
được dòng chảy mạnh. Quần xã sinh vật ở đây thay đổi theo mùa: mùa lũ và mùa cạn, đặc biệt là
chịu ảnh hưởng đột ngột của các cơn lũ mạnh xảy ra bất thường.
 Suối ở Hương Sơn đóng vai trò rất lớn đối với nhân dân địa phương:
+ Là đường giao thông chính để du khách đến các điểm di tích.
 Cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu đồng ruộng, vườn nhà và nước uống cho gia súc,

gia cầm.
 Duy trì độ ẩm cho khu vực. Vào mùa khô, không chỉ các con suối có nước thường
xuyên mà các suối ngầm có vai trò rất lớn trong việc giữ độ ẩm cho toàn khu vực.
 Cung cấp thực phẩm: cá, ốc, tôm, tép,…
- Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn có
cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi Chùa Hương không hùng vĩ chất ngất nhưng có vẻ
đẹp kỳ thú với những tên gọi mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy,
Phượng. Mộc mạc dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi
Con Gà, Núi Con Voi …
Mặc dù điều kiện sống rất khắc nghiệt: luôn luôn khô và rất ít chất dinh
dưỡng, nhưng lại là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt hiện đang lưu giữ
nhiều nguồn gen quý hiếm, các loài cây thân gỗ chiếm ưu thế.
Rừng trên núi đá vôi ở đây thuộc loại rừng kín thường xanh với loại gỗ ưu thế là lim,
nghiến.
Đã phát hiện được 7 loài thực vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam phân bố ở hệ sinh
thái núi đá vôi, đó là Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain), Rau sắng (Melientha suavis Pierre), Nghiến
(Burretiodendron tonkinense (A. Chev.)(Kóterm.), Thổ phục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb.),
Bình vôi (Stephania cambodiana Gagnep.), Kim tuyến (Anoecotochilus setaceus Blume), Cốt toái
bổ (Drynaria bonii Christ.) Một loài tuy không có trong Sách đỏ, nhưng lại có trong nghị định
32/CP của Chính phủ thuộc nhóm I là nhóm nghiêm cấm khai thác và sử dụng, đó là Lan một lá
(Nervilia fordii (Hance) Schlechter.). Trong 7 loài quý hiếm có trong Sách đỏ, nghiến là loài đầu
tiên ghi nhận có ở Hương Sơn. Như vậy, chỉ riêng hệ sinh thái núi đá vôi Hương Sơn, số loài quý
hiếm đã chiếm 2% tổng số loài quý hiếm của hệ thực vật Việt Nam.
Ở chân núi gần thôn xóm được trồng thêm các cây ăn quả như đu đủ, chuối, nhãn, vải, sấu,
na ; các cây công nghiệp như chẩu, chè, dứa; cây hoa màu như: ngô, bí bầu, sắn ở những nơi có đất
phong hoá bồi tụ.
Đặc biệt, có rất nhiều cây Rau Sắng. Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu
rau sạch nổi tiếng, bán với giá khá đắt tại Lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị miền Bắc
Việt Nam.
- Hệ sinh thái rừng trên núi đất: Đất dân cư và canh tác sản xuất chiếm khoảng 30%

tổng diện tích đất tự nhiên nên có nhiều khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây màu và cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, số lượng núi đất vẫn ít hơn nhiều so với núi đá vôi. Núi đất
ở đây thường bị bạc màu, xa khu dân cư. Nương cây trồng thường ở các núi đất thấp, gần thôn
xóm, được trồng lúa nương, ngô, sắn, mía, chè.
- Hệ sinh thái trảng cây bụi, tre nứa: HST này tập trung nhiều ở khu vực Hinh Bồng. Gồm
nhiều tre, nứa, vầu. Chủ yếu là được người dân trồng, chỉ có 1 số lượng rất ít là mọc tự nhiên.
Thường trồng tre Điền Trúc để lấy măng phục vụ nhu cầu ăn uống của dân địa phương và bán cho
du khách. Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng
như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đồng thời, nhờ có lớp thảm mục dưới rừng tre,
với tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ rừng tre mà cường độ xói mòn đất dưới rừng tre rất thấp.
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm tất cả những cánh đồng
ngô, lúa, đậu tương, dâu tằm. Ở chân một số sườn đồi thấp lác đác có những cánh đồng ngô. Ngoài
thời gian cấy lúa vào vụ chiêm và vụ mùa, trong lòng suối Yến thường bị ngập nước vào thời gian
cấy vụ mùa nên người dân chuyển sang nuôi thủy sản như tôm, cá, ốc…
Về cấu trúc: Quần xã sinh vật ở đây ưu thế là cây trồng và cây lương thực (ngô, lúa, sắn) và
công nghiệp (mía) được coi là vật cung cấp chủ yếu. Ngoài ra phải kể các quần hợp cỏ mọc trên
đồng ruộng, cỏ dại ở trong các ruộng khô và thực vật phù du, thực vật thủy sinh ở trong các ruộng
nước. Vào mùa mưa khu HST này được chuyển sang nuôi cá, tôm, ốc.
Tuy đã có nhiều cố gắng, năng suất bình quân vẫn còn khá thấp nhưng không thể cao được
nữa, do các nguyên nhân:
 Đất bị xói mòn
 Thường xuyên xuất hiện sâu hại, chuột.
 Phụ thuộc vào thời tiết hàng năm (bão, sương muối, khô hạn, )
 Giống cây trồng chưa thật thích hợp, vốn đầu tư rất hạn chế.
 Trình độ canh tác chủ yếu dựa theo kinh nghiệm.
+
- Hệ sinh thái trảng cỏ: bao gồm cỏ mọc quanh các ao nuôi cá, ven bờ đê. Người dân cũng
trồng 1 số giống như cỏ Voi, cỏ VA 06 để chăn nuôi trâu bò. Chúng chủ yếu được trồng ở sườn đồi
và chân đồi ( nhiều nhất ở khu đồng Hang thuộc thôn Đục Khê).
Loai ưu thế là các động vật ăn cỏ, xích thức ăn đồng cỏ chính là xích thức ăn chăn nuôi

trong đó khởi đầu là cỏ - động vật ăn cỏ - động vật ăn thịt 1 – động vật ăn thịt 2. Thông thường
không vượt quá 4 mắt xích. Năng suất sinh học đồng cỏ nói chung thấp. Cần qui hoạch các HST
đồng cỏ một cách hợp lý phục vụ cho các hoạt động chăn thả của người dân.
- Hệ sinh thái rừng trồng và cây ăn quả lâu năm: Có rải rác khắp nơi. Có nhiều ở chân các
núi đất, chân núi đá vôi dọc suối. Có thể chia 3 lớp: lớp cao; lớp trung, và lớp thấp. Không có nhiều
liên kết trong chuỗi thức ăn ở đây, trung bình khoảng 4 mắt xích.
Mơ Hương Tích là một trong những đặc sản được mang tên đất Phật. Tuy nhiên, chất lượng
và năng suất cũng như diện tích trồng mơ ngày càng giảm sút do đất bị bạc màu.
Bảng 1. Diện tích các hệ sinh thái tại xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức - Hà Nội

Thứ tự
Kiểu hệ sinh thái
Diện tích (m
2
)
Diện tích (ha)
1
HST khu dân cư
1657915.621
165.7915621
2
HST thủy vực
578101.451
57.8101451
3
HST rừng trên núi đá vôi
22492726.78
2249.272678
4
HST rừng trên núi đất

1258394.128
125.8394128
5
HST trảng cây bụi, tre nứa
1408081.877
140.8081877
6
HST nông nghiệp
12845884.54
1284.588454
7
HST trảng cỏ
304266.869
30.4266869
8
HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm
2352232.278
235.2232278

4. Kết luận
- Toàn bộ khu vực xã Hương Sơn được chia thành 8 hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng trên núi
đá vôi; hệ sinh thái rừng trên núi đất; hệ sinh thái trảng cây bụi, tre nứa; hệ sinh thái trảng cỏ; hệ
sinh thái thủy vực; hệ sinh thái nông nghiệp; hệ sinh thái khu dân cư và hệ sinh thái rừng trồng, cây
ăn quả lâu năm.
- Do vậy việc áp dụng viễn thám và GIS để thành lập bản đồ hiện trạng hệ sinh thái của xã là
thích hợp nhất. Kết quả nghiên cứu mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc quản lý các hệ sinh
thái và tạo điều kiện tối ưu trong việc quy hoạch phát triển môi trường sinh thái và du lịch của xã
bằng viễn thám và GIS.

References


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái (Ecotourism). NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Khoa học môi trường. NXB Giáo dục.
4. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
5. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan
học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam.
NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái). NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Lưu Lan Hương, Đoàn Hương Mai, Phạm Mạnh Thế (2011), Bước đầu nghiên cứu đa dạng
khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tạp chí
Khoa học công nghệ số 3 (tháng 5/2011), Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Long (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt
Nam. NXB Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
9. Đoàn Hương Mai (2008), Qui hoạch sinh thái học để phát triển bền vững đa dạng sinh học
và các hệ sinh thái cho một huyện miền núi (ví dụ: huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình). Luận án
Tiến sỹ Sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
10. Đoàn Hương Mai, Mai Đình Yên (2003), Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) trong nghiên
cứu sinh thái học. Bài giảng lưu hành nội bộ trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà
Nội (dịch từ sách của tác giả Carol A. Johnston).
11. Doãn Thị Trường Nhung (2007), Nghiên cứu, phân tích sinh thái cảnh quan vùng cửa sông Bạch
Đằng nhằm định hướng quy hoạch phục vụ phát triển bền vững. Luận văn Thạc sỹ khoa học,
Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
12. GS. TS. Võ Quý, TS. Võ Thanh Sơn, Tài liệu giảng dạy chuyên đề Phát triển bền vững với
những vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm

Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, 2008.
13. Vũ Trung Tạng (2003), Cơ sở sinh thái học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Bá Thảo (2002), Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Vũ Anh Tuân, (2004), Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của
nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và hệ thông
tin địa lý. Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
18. Lê Quang Tuấn, (2007), Góp phần nghiên cứu sinh thái cảnh quan phục vụ cho công tác
bảo tồn tài nguyên sinh vật ở vùng Thung Rếch xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam (2008), Khám phá hệ thực vật Hương Sơn.
20. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn, Báo cáo kết quả về việc thống kê đất đai năm 2011.
Hương Sơn ngày 22 tháng 02 năm 2011.
21. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn, Báo cáo đánh giá tình hình nông thôn và lập báo cáo về
nội dung – nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ở xã
Hương Sơn. Hương Sơn ngày 14 tháng 10 năm 2009.
22. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND về phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh quốc phòng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011. Hương Sơn ngày 02 tháng
12 năm 2010.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH
23. Almo Farina (1998), Principles and methods in landscape ecology, Chapman & Hall.
24. Doan Huong Mai, Hoang Thanh Thuong (2011). Establishing the status map of ecosystems
in Huong Son commune, My Duc district, HaNoi. Journal of Science. Hanoi university of
Science, ISSN 0866-8612, Volume 27, No. 2S.
25. John A. Bissonette (2003), Landscape Ecology and Resource Management, Washington,
Covele, London, Island press.
26. Pimentel D. (1994), Population and Enviroment, Cornell University Publishers, London.

27. Ricklefs, R.E. (1979), Ecology, Chiron Press, new York, NY, USA.
28. Thomas M. Lillesand, Ralph W. Kiefer (1994), Remote sensing and Image Interpretation,
John Wiley & Sons, Inc USA.



×