Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của Huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



NGUYỄN THỊ HOÀI THƢ


ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ GIỐNG
CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRUYỀN THỐNG, ĐẶC SẢN CỦA
HUYỆN TỪ LIÊM VÀ ỨNG HÒA, HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC






Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



NGUYỄN THỊ HOÀI THƢ


ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ GIỐNG
CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRUYỀN THỐNG, ĐẶC SẢN CỦA
HUYỆN TỪ LIÊM VÀ ỨNG HÒA, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƢU THỊ LAN HƢƠNG



Hà Nội - 2012




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Đa dạng sinh học và tầm quan trọng đối với phát triển bền vững 5
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học 5
1.1.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 8
1.1.3. Tầm quan trọng của ĐDSH nói chung và ở Việt Nam nói riêng 16
1.1.4. Bảo tồn Đa dạng sinh học 19
1.1.5. Quan điểm phát triển bền vững 20
1.2. Vài nét về HST nông nghiệp 21
1.2.1. Những đặc điểm chung 21
1.2.2. Những nét chung về HSTNN thành phố Hà Nội. 22

1.2.3. Hệ sinh thái Nông nghiệp huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa. 24
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1. Huyện Từ Liêm 25
2.1.2. Huyện Ứng Hòa 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa 30
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp 30
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa 30
2.2.4. Phƣơng pháp quan sát phỏng vấn tại chỗ 31
2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn - PRA 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32
3.1. Sơ lƣợc đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Từ Liêm và Ứng Hoà 32
3.1.1. Huyện Từ Liêm 32
3.1.2. Huyện Ứng Hòa 45
3.2. Điều tra về thành phần các loài vật nuôi, cây trồng tại huyện Từ Liêm và Ứng Hoà,
Hà Nội 47
3.2.1. Huyện Từ Liêm 47
3.2.2. Huyện Ứng Hòa 52
3.3. Các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm và Ứng
Hòa, Hà Nội 57
3.3.1. Giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm 57
3.3.2. Giống cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Ứng Hòa 64
3.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển các giống cây, con truyền thống, đặc
sản của Hà Nội. 66
3.4.1.Giải pháp về quy hoạch sản xuất 66
3.4.2. Giải pháp về thị trƣờng 68
3.4.3. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 71
3.4.4. Giải pháp về khoa học- công nghệ và khuyến nông 73
3.4.5. Giải pháp về vốn đầu tƣ cho chuyển dịch cơ cấu 75

3.4.6. Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách 77
3.4.7. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
Kết luận 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC
DANH MỤC HÌNH
Hình 1
Bản đồ vị trí huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Hình 2
Bản đồ vị trí huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1
Đặc điểm 3 vùng kinh tế - sinh thái huyện Từ Liêm
Bảng 2
Cơ cấu gieo trồng giai đoạn 2001 - 2006 huyện Từ Liêm
Bảng 3
Cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế Huyện Từ Liêm
Bảng 4
Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp huyện Từ Liêm
Bảng 5
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Từ Liêm
Bảng 6
Diện tích và năng suất một số cây trồng chủ yếu huyện Từ Liêm
Bảng 7
Một số chỉ tiêu sản xuất ngành chăn nuôi-thuỷ sản huyện Từ Liêm
Bảng 8
Danh sách các loài cây lương thực, thực phẩm ở huyện Ứng Hòa
Bảng 9

Danh sách các loài cây rau ở huyện Ứng Hòa
Bảng 10
Danh sách các loài cây gia vị ở huyện Ứng Hòa
Bảng 11
Danh sách các loài cây ăn quả, củ ở huyện Ứng Hòa
Bảng 12
Danh sách các loài hoa được trồng ở huyện Ứng Hòa
Bảng 13
Danh sách một số cây trồng có ích khác ở huyện Ứng Hòa
Bảng 14
Các loài/giống vật nuôi đang có mặt ở huyện Ứng Hòa
Bảng 15
Số hộ, diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn toàn xã Phú Diễn
Bảng 16
Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả trồng bưởi Diễn của hộ nông dân
xã Phú Diễn





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
HST
Hệ sinh thái
ĐNN
Đất ngập nước
PTBV
Phát triển bền vững

HSTNN
Hệ sinh thái nông nghiệp
KCN
Khu công nghiệp
HTX
Hợp tác xã
GTSX
Giá trị sản xuất
UBND
Ủy ban nhân dân









MỞ ĐẦU
Đa dạng loài luôn là yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên.
Bởi vì nó đảm bảo cho khống chế sinh học và cân bằng số lƣợng cá thể giữa các loài
đƣợc thiết lập trong các hệ sinh thái. Ngày nay, các công trình nghiên cứu khoa học đều
khẳng định vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nó
góp phần đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp không những chỉ làm cho hệ sinh
thái trở lên “mềm dẻo” hơn, trƣớc những biến động của môi trƣờng (thời tiết, khí hậu, đất
đai và sâu bệnh), mà còn làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững
hơn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nông nghiệp chuyên canh,
thâm canh theo hƣớng công nghiệp hoá, đã dần làm mất đi tính đa dạng sinh học trong

các hệ sinh thái nông nghiệp.
Cũng nhƣ các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông
nghiệp cũng bao gồm đa dạng loài. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, con ngƣời chủ động
đƣa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã đƣợc thuần hoá. Do đó hệ sinh thái
nông nghiệp thƣờng kém đa dạng sinh học hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái tự nhiên.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái
“nhân tạo” này.
Một trong những chiến lƣợc của phát triển nông nghiệp bền vững hiện nay là bảo
vệ, duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp.
Từ Liêm và Ứng Hòa là hai huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, nông
nghiệp mặc dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế, nhƣng đƣợc xác định là ngành
có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vai trò quan trọng của nông nghiệp ở hai huyện này không chỉ đƣợc thể hiện ở chỗ đáp
ứng khối lƣợng đáng kể nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm cho ngƣời dân, mà còn có ý
nghĩa to lớn trong việc mang lại những giá trị tinh thần độc đáo, làm giàu cho nét đẹp
truyền thống văn hoá của cƣ dân nơi đây.
Xuất phát từ tình hình thực tế và những đòi hỏi bức thiết nêu trên, tôi đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu: "Điều tra đánh giá về đa dạng sinh học một số giống cây trồng, vật
nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm và Ứng Hòa, thành phố Hà Nội" làm luận
văn tốt nghiệp với mục tiêu:
- Bƣớc đầu xây dựng đƣợc hệ thống đa dạng sinh học các cây trồng, vật nuôi của
huyện Từ Liêm và huyện Ứng Hòa.
- Phân tích giá trị kinh tế và giá trị văn hóa xã hội của một số giống cây trồng, vật
nuôi truyền thống, đặc sản của huyện Từ Liêm và Ứng Hòa.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế chủ yếu để bảo tồn và phát triển một số giống
cây trồng vật nuôi nói riêng và kinh tế nông nghiệp huyện Từ Liêm và Ứng Hòa nói
chung theo hƣớng nông nghiệp sinh thái.
















Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đa dạng sinh học và tầm quan trọng đối với phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Theo Công ƣớc Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity) có
nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái
trên cạn, trong đại dƣơng và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng nhƣ các phức hệ sinh
thái mà các sinh vật là một thành phần Thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một
loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái.
Thuật ngữ "đa dạng sinh học" lần đầu tiên đƣợc Norse and McManus (1980) định
nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về
mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lƣợng các loài trong một quần xã
sinh vật). Hiện nay có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “đa dạng sinh học”.
Còn rất nhiều các định nghĩa và quan điểm khác về ĐDSH. Tuy nhiên, tựu chung
lại, ĐDSH đƣợc hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật,
động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các HST mà chúng là thành viên.
Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực
vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các

loài khác nhau. Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong
cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền đƣợc
trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.
Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong
một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di truyền
chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit
nucleic, tạo thành mã di truyền.
Một biến dị gen xuất hiện ở một cá thể do đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể, ở các
sinh vật sinh sản hữu tính có thể đƣợc nhân rộng trong quần thể nhờ tái tổ hợp. Ngƣời ta
ƣớc tính rằng, số lƣợng các tổ hợp có thể giữa các dạng khác nhau của các trình tự gen ở
ngƣời cũng nhƣ ở ruồi giấm đều lớn hơn số lƣợng các nguyên tử trong vũ trụ. Các dạng
khác của đa dạng di truyền có thể đƣợc xác định tại mọi cấp độ tổ chức, bao gồm cả số
lƣợng ADN trong mỗi tế bào, cũng nhƣ số lƣợng và cấu trúc nhiễm sắc thể.
Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có đƣợc nhờ chọn
lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen
trong tập hợp gen. Điều này cũng tƣơng tự trong tiến hoá của quần thể. Nhƣ vậy, tầm
quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng nhƣ
chọn lọc nhân tạo.
Chỉ một phần nhỏ (thƣờng nhỏ hơn 1%) vật chất di truyền của các sinh vật bậc cao
là đƣợc biểu hiện ra ngoài thành các tính trạng kiểu hình hoặc chức năng của sinh vật; vai
trò của những ADN còn lại và tầm quan trọng của các biến di gen của nó vẫn chƣa đƣợc
làm rõ.
Ƣớc tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không có đóng
góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền. Đặc biệt, những gen kiểm soát quá trình sinh hóa
cơ bản, đƣợc duy trì bền vững ở các đơn vị phân loại khác nhau và thƣờng ít có biến dị,
mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hƣởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật. Đối
với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tƣơng tự nhƣ vậy. Hơn nữa, một số
lớn các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú đƣợc quy định bởi
một số lƣợng nhỏ các gen di truyền.
Đa dạng loài

Đa dạng loài là số lƣợng và sự đa dạng của các loài đƣợc tìm thấy tại một khu vực
nhất định tại một vùng nào đó.
Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng
nhƣ đối với quần thể của các loài khác nhau .
Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu đƣợc xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật
ngữ "đa dạng sinh học" thƣờng đƣợc dùng nhƣ một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", đặc
biệt là "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lƣợng loài trong một vùng hoặc
một nơi cƣ trú. Đa dạng sinh học toàn cầu thƣờng đƣợc hiểu là số lƣợng các loài thuộc
các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu. Ƣớc tính đến thời điểm này đã có khoảng
1,7 triệu loài đã đƣợc xác định; còn tổng số loài tồn tại trên trái đất vào khoảng 5 triệu
đến gần 100 triệu. Theo nhƣ ƣớc tính của công tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên
trái đất. Nếu xét trên khái niệm số lƣợng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu
bao gồm côn trùng và vi sinh vật.
Hơn nữa, số lƣợng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học,
ẩn chứa trong thuật ngữ này là khái niệm về mức độ hoặc quy mô của sự đa dạng; tức là
những sinh vật có sự khác biệt rõ rệt về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng
đối với đa dạng sinh học hơn nhiều so với những sinh vật giống nhau .
Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một loài có thể có ảnh hƣởng trực tiếp
đến cấu trúc quần xã, và do đó đến đa dạng sinh học. Ví dụ, một loài cây của rừng mƣa
nhiệt đới là nơi cƣ trú của một hệ động vật không xƣơng sống bản địa với một trăm loài,
hiển nhiên đóng góp đối với việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là lớn hơn so với một
thực vật núi cao châu Âu không có một loài sinh vật nào phụ thuộc vào.
Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình
sinh thái khác nhau, cũng nhƣ sự biến đổi trong từng hệ sinh thái .
Đánh giá định lƣợng về tính đa dạng ở mức quần xã, nơi cƣ trú hoặc hệ sinh thái
còn nhiều khó khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di
truyền và đa dạng loài, từ đó xây dựng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau, thì không
có một định nghĩa và phân loại thống nhất nào về đa dạng hệ sinh thái ở mức toàn cầu, và
trên thực tế khó đánh giá đƣợc đa dạng hệ sinh thái ở các cấp độ khác ngoài cấp khu vực

và vùng, và cũng thƣờng chỉ xem xét đối với thảm thực vật. Một hệ sinh thái khác nhiều
so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng
hạn đá mẹ và khí hậu .
Đa dạng hệ sinh thái thƣờng đƣợc đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên.
Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tƣơng đối của các loài khác nhau cũng
nhƣ các kiểu dạng của loài . Trong trƣờng hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong
phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cƣ trú càng đa dạng. Trong trƣờng hợp thứ hai, ngƣời ta
quan tâm tới số lƣợng loài trong các lớp kích thƣớc khác nhau, tại các dải dinh dƣỡng
khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau . Do đó một hệ sinh thái giả thiết
chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lƣợng loài nhƣng bao
gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Do tầm quan trọng của các yếu tố này khác
nhau khi đánh giá tính đa dạng của các khu vực khác nhau, nên không có một chỉ số có
căn cứ chính xác cho việc đánh giá tính đa dạng. Điều này rõ ràng có ý nghĩa quan trọng
đối với việc xếp hạng các khu vực khác nhau.
1.1.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về
địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trƣng khí hậu khác nhau giữa các miền. Đặc điểm
đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú
về số lƣợng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, mức độ đa dạng sinh
học ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.
Theo Công ƣớc đa dạng sinh học 1992: Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong
phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dƣới nƣớc,
ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài
(đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh
thái (đa dạng các hệ sinh thái).
- Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các
cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các
quần thể.
- Đa dạng loài là sự phong phú về các loài đƣợc tìm thấy trong các hệ sinh thái tại
một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

- Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn
cũng nhƣ ở nƣớc tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi
trƣờng tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lƣợng và trao
đổi thông tin.
Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam
Hệ sinh thái trên cạn
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao
nhất, đồng thời đây cũng là nơi cƣ trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh
vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài
nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân
tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.
Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trƣng cho rừng mƣa nhiệt
đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thƣa, trảng
truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm
thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thƣờng xanh
mƣa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thƣa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá
rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.
Hệ sinh thái đất ngập nước
Công ƣớc Ramsar định nghĩa "Đất ngập nƣớc là những vùng đầm lầy, than bùn
hoặc vùng nƣớc bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thƣờng xuyên hay tạm thời, có nƣớc
chảy hay nƣớc tù, là nƣớc ngọt, nƣớc lợ hay nƣớc biển kể cả những vùng nƣớc biển có độ
sâu không quá 6 mét khi triều thấp".
Đất ngập nƣớc (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2
nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:
- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị nhƣ cung
cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ƣơng các
loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các
bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven
biển; là nơi cƣ trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cƣ (chim, thú, lƣỡng
cƣ, bò sát).

- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trƣng cho vùng Đông Nam Á. U
Minh thƣợng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than
bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
- Đầm phá: thƣờng thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn
giữa khối nƣớc ngọt và nƣớc mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao
gồm các loài nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay
đổi theo mùa rõ rệt.
- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trƣng cho vùng biển ven bờ,
đặc biệt rạn san hô đặc trƣng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san hô rất phong phú
bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thƣờng là
nơi cƣ trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon.
- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất
phong phú. Vùng nƣớc ven bờ của hầu hết các đảo lớn đƣợc đánh giá có mức độ ĐDSH
rất cao với các hệ sinh thái đặc thù nhƣ rạn san hô, cỏ biển
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông
Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi
tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn
phong phú, đặc biệt là nơi cƣ trú của nhiều loài chim nƣớc.
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nƣớc 4.939.684 ha. Đây là
bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cƣ từ phía thƣợng nguồn sông Mê Công.
Những khu rừng ngập nƣớc và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản
xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái
ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nƣớc nội địa và hệ sinh thái cửa
sông.
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trƣng của mình. Tuy nhiên,
đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan
và vùng địa lý tự nhiên.
Hệ sinh thái biển
Việt Nam có đƣờng bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1

triệu km
2
với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nƣớc ta đã
phát hiện đƣợc chừng 11.000 loài sinh vật cƣ trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình,
thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau.
Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam
- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không
rộng, nhƣng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng
vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái.
- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần xã trong
các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trƣng này làm cho đa
dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nƣớc khác trên thế giới.
- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh
học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một
loài sinh vật. Mạng lƣới dinh dƣỡng, các chuỗi dinh dƣỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau
làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lƣợng đƣợc thực hiện
song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các
nhóm sinh vật: tự dƣỡng (sinh vật sản xuất), dị dƣỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh
vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nƣớc
khác trên thế giới không có đƣợc.
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trƣng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở
sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có
hại; khả năng tự khắc phục những tổn thƣơng; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa
các tác động từ bên ngoài.
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm
dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái
hoạt động mạnh, vì vậy, thƣờng rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác
động của thiên nhiên, cũng nhƣ những tác động của con ngƣời.
Đa dạng loài
Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đă có từ trƣớc đến nay, thành

phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam đƣợc thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng
nƣớc ngọt đƣợc xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới
là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có
trên thế giới là 220.000); bò sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế
giới là 6.300)
Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nƣớc có mức độ ĐDSH cao
trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000 - 30.000 loài thực vật. Việt Nam đƣợc xếp
thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới).
Đa dạng loài trong hệ sinh thái trên cạn
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đã ghi nhận có
15.986 loài thực vật ở ViệtNam. Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài
thực vật bậc cao. Trong số đó có 10 % số loài thực vật là đặc hữu.
Khu hệ động vật: cho đến nay đã thống kê đƣợc 307 loài giun tròn, 161 loài giun
sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài
bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú.
Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dƣơng - Mã Lai của IUCN, Việt Nam
đƣợc xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nƣớc trong
vùng phụ Đông Dƣơng. Động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và
phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu. Riêng trong số 25 loài thú linh trƣởng
đã đƣợc ghi nhận thì ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu
của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng
rừng hai nƣớc Việt Nam - Campuchia.
Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa
Các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng nhƣ hệ
động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nƣớc và bán ngập nƣớc,
động vật không xƣơng sống và cá.
- Vi tảo: đã xác định đƣợc có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành;
- Cho đến nay đã thống kê và xác định đƣợc 794 loài động vật không xƣơng sống.
Trong đó, đáng lƣu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu
tiên đƣợc mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới

7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên đƣợc mô tả. Trong tổng số 147 loài
trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên đƣợc mô tả, tất cả đều là
những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dƣơng. Điều đó cho thấy sự đa dạng
và mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nƣớc ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn.
- Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nƣớc ngọt nội địa
Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ
cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ đƣợc coi là đặc hữu
ở Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng
núi.
Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ
Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt Nam thể hiện rõ ở đặc tính nhiệt đới, đặc
tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt Bắc - Nam. Trong vùng biển nƣớc
ta đã phát hiện đƣợc chừng 11.000 loài sinh vật cƣ trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển
hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng
Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại.
Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9 vùng nƣớc trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm
theo là các bãi cá lớn. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000
loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật
phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển
có 225 loài
Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi cho thấy danh sách khu hệ cá biển của
Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách đƣợc lập năm
1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới.
Một số loài sinh vật mới đƣợc phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt Nam.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ các kết quả điều tra cơ bản các vùng lãnh thổ khác
nhau ở Việt Nam, một số loài mới đƣợc phát hiện và mô tả, trong đó nhiều chi, loài mới
cho khoa học. Một số các nhóm sinh vật trƣớc đây chƣa đƣợc nghiên cứu, nay đă có
những dẫn liệu bƣớc đầu nhƣ nhóm giáp xác bơi nghiêng ở biển, dơi, kiến, ốc ở cạn
Một số kết quả điều tra cơ bản gần đây về các loài quý hiếm cũng cho thấy quần
thể loài Rái cá lông mũi - loài tƣởng đã tuyệt chủng, nay lại thấy ở khu bảo tồn U Minh

thƣợng (Kiên Giang). Các loài mới đƣợc phát hiện đă làm phong phú thêm cho sinh giới
của Việt Nam, trong khi một số loài khác, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế đã biết lại có
xu hƣớng giảm số lƣợng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam
- Số lƣợng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính ra bình quân trên 1 km
2
lãnh
thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá
thể. Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới.
- Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hình, do phân hóa các kiểu khí hậu,
cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thƣờng rất phức tạp. Có nhiều loài có hàng chục
dạng sống khác nhau.
- Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài đƣợc thực hiện thông
qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài. Loài
sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các
yếu tố và điều kiện ngoại cảnh.
Đa dạng nguồn gen trong nông nghiệp
Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn
gốc giống cây trồng của thế giới. Mức độ ĐDSH của hệ thực vật cây trồng ở
Việt Nam cao hơn nhiều so với dự đoán.
Nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi
Ở Việt Nam, hiện nay đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp 16 nhóm các loài
cây trồng khác nhau nhƣ cây lƣơng thực chính, cây lƣơng thực bổ sung, cây ăn quả, cây
rau, cây gia vị, cây làm nƣớc uống, cây lấy sợi, cây thức ăn gia súc, cây bóng mát, cây
công nghiệp, cây lấy gỗ với tổng số trên 800 loài cây trồng với hàng nghìn giống khác
nhau. Có 3 nhóm cây trồng đang đƣợc nông dân sử dụng.
- Các giống cây trồng bản địa: Nhóm giống cây trồng này hiện nay đang chiếm vị
trí chủ đạo đối với nhiều loại cây trồng. Trong số nhóm giống cây trồng này có những
giống đã đƣợc nông dân sử dụng và lƣu truyền hàng nghìn năm nay.
- Các giống cây trồng mới: Là những giống cây có khả năng cho năng suất cao và

có một số đặc tính tốt khác nhƣ: phẩm chất nông sản tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh
cao đƣợc các nhà khoa học chọn lọc, lai tạo thành. Những năm gần đây các giống cây
trồng đƣợc các nhà khoa học chọn lọc và lai tạo mới cũng nhƣ các loại giống cây trồng
đƣợc nhập nội, trƣớc khi đƣa ra sản xuất rộng rãi, đƣợc hội đồng khoa học Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét công nhận nhƣ lúa: 156 giống; ngô: 47 giống;
đậu tƣơng: 22 giống; cao su: 14 giống; cà phê: 14 giống
- Các giống cây trồng đƣợc nông dân ở các tỉnh biên giới trao đổi với nhau qua
biên giới hoặc mua bán qua đƣờng tiểu ngạch.
Hiện nay, Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.300 giống của 115
loài cây trồng. Đây là tài sản quý của đất nƣớc, phần lớn không còn trong sản xuất và
trong tự nhiên nữa. Một bộ phận quan trọng của số giống này là nguồn gen bản địa với
nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ nƣớc ta có.
Về vật nuôi, hiện nay Việt Nam có 14 loài gia súc và gia cầm đang đƣợc chăn nuôi
chủ yếu bao gồm 20 giống lợn trong đó có 14 giống nội, 21 giống bò (5 giống nội), 27
giống gà (16 giống nội), 10 giống vịt (5 giống nội), 7 giống ngan (3 giống nội), 5 giống
ngỗng (2 giống nội), 5 giống dê (2 giống nội), 3 giống trâu (2 giống nội), 1 giống cừu, 4
giống thỏ (2 giống nội), 3 giống ngựa (2 giống nội), bồ câu, hƣơu và nai (có khoảng 10
ngàn con hƣơu nai đƣợc nuôi trong toàn quốc).
Đặc trưng đa dạng nguồn gen
- Các biểu hiện của kiểu gen ở Việt Nam rất phong phú. Riêng kiểu gen cây lúa có
đến hàng trăm kiểu hình khác nhau, thể hiện ở gần 400 giống lúa khác nhau.
- Các kiểu gen ở Việt Nam thƣờng có nhiều biến dị, đột biến. Trong đó có những
biến dị xảy ra dƣới tác động của các yếu tố tự nhiên (sấm, chớp, bức xạ ), có những đột
biến xảy ra do những tác nhân nhân tạo. Đây là một trong những nguồn tạo giống mới.
- ĐDSH gen ở Việt Nam chứa đựng khả năng chống chịu và tính mềm dẻo sinh
thái cao của các kiểu gen.
1.1.3. Tầm quan trọng của ĐDSH nói chung và ở Việt Nam nói riêng
ĐDSH có một giá trị không thể thay thế đƣợc, trƣớc tiên là đối với sự tồn tại và
phát triển của thế giới sinh vật trong đó có con ngƣời, tiếp đến là về mặt kinh tế, xã hội,
văn hóa và giáo dục. Nhƣng quan trọng hơn cả là ĐDSH có một giá trị đặc biệt về khoa

học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác, do dó rất cần thiết phải bảo tồn ĐDSH.
Mặc dù khi điều tra nghiên cứu ĐDSH thƣờng phải tiến hành đồng thời các nghiên
cứu, đánh giá tài nguyên sinh vật ở các HST tự nhiên và nhân tạo trong mối quan hệ với
các yếu tố tự nhiên và nhân tạo nhƣng các HST tự nhiên vẫn đƣợc quan tâm nhiều hơn,
đặc biệt khi xem xét đến mối quan hệ của chúng với ĐDSH. Do vậy để duy trì tính toàn
vẹn các HST, bảo tồn ĐDSH luôn đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu.
ĐDSH là cơ sở của sự sống, sự thịnh vƣợng của loài ngƣời cũng nhƣ của trái đất
nói chung. Tuy nhiên, con ngƣời đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách
quá mức dẫn tới sự suy thoái các HST, làm cạn kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí hủy diệt
nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của mình. Bảo vệ
môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi ngƣời và đã
trở thành những vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng
nhƣ toàn thể cộng đồng loài ngƣời trên khắp hành tinh. Những vấn đề về môi trƣờng, bảo
tồn ĐDSH vừa có tính Nhà nƣớc, vừa mang tính xã hội cao. Việc giải quyết những vấn
đề bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH hiện nay cũng nhƣ mai sau phụ thuộc vào trình độ
nhận thức của ngƣời dân, những ngƣời hoạch định chính sách cũng nhƣ phụ thuộc vào
trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp trong xã hội.
Giá trị sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài ngƣời.
Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực):
ôxy và các nguyên tố cơ bản khác nhƣ cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và
màu mỡ của đất, nƣớc ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên
tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái đƣợc đƣa ra trên cơ sở các thuộc tính,
chức năng của chúng đƣợc con ngƣời sử dụng.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu
nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng nhƣ duy
trì chất lƣợng nƣớc. Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông
nghiệp, ngƣ nghiệp cũng nhƣ các hoạt động khác của con ngƣời trong quá trình phát triển

kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh.
Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi, càng gia tăng các thảm họa
thiên nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc.
Điều hòa khí hậu
Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phƣơng, khí
hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nƣớc, giảm nhiệt độ
không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hòa
nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trƣờng trên cạn cũng nhƣ dƣới nƣớc thông qua khả
năng quang hợp
Phân hủy các chất thải
Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ,
hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm nhƣ kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải
nguy hại khác.
Giá trị kinh tế
Theo một số tài liệu, ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con ngƣời một giá
trị tƣơng đƣơng 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam
(1995) cũng ƣớc tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp và thủy sản
của Việt Nam có giá trị tƣơng đƣơng 2 tỷ USD.
Lấy số liệu thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản
Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài
nguyên rừng có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m
3
gỗ, thì hàng năm chỉ
riêng mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đã cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD.
Đó là chƣa kể hàng năm rừng đã cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có giá trị
khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong nƣớc.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ đáng
kể trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ gần
1,1% và, ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.
Theo số liệu thống kê năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dƣợc, mỹ

phẩm hƣơng liệu khoảng 20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc
khoảng 10.000 tấn/năm trị giá khoảng 15-20 triệu USD.
Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nêu khái quát về các mặt sau đây:
- Giá trị đƣợc tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài
nguyên ĐDSH.
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lƣơng thực và phát triển bền vững của đất
nƣớc, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đƣờng,
bông vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều
- ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông
sản.
Giá trị xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, một số loài động vật hoang
dã đƣợc coi là biểu tƣợng trong tín ngƣỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm hội họa, điêu
khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên sinh vật đã hình
thành các lễ hội của một số bộ tộc ít ngƣời nhƣ lễ hội săn bắn theo mùa, hoặc hình thành
sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng nhƣ vai trò của già làng, trƣởng bản trong
việc phân định phạm vi, mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Cuộc sống văn hóa của con ngƣời Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động,
thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với mọi
ngƣời dân, đặc biệt ngƣời dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, nhƣ lễ hội chọi trâu ở
Đồ Sơn (Hải Phòng), lễ hội đua thuyền Nhiều loài cây, con vật đã trở thành thiêng liêng
hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng ngƣời Việt nhƣ: gốc đa thiêng, đền thờ cá Ông ở
các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu rừng thiêng, rừng ma là những nét văn hóa độc
đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề nhuộm chàm, dệt thổ cẩm, làm hƣơng, làm hàng
mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của đời sống văn hóa con
ngƣời.
1.1.4. Bảo tồn Đa dạng sinh học
Đa dạng loài là cơ sở của ĐDSH. Hiện nay, ĐDSH trên thế giới đang suy giảm

nghiêm trọng, sự biến mất của các loài là minh chứng rõ nét nhất cho sự suy giảm đó.
Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiện tƣợng
thiên nhiên, nguyên nhân tuyện chủng của các loài ngày nay chủ yếu là do con ngƣời.
Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới
để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không
kèm theo sự hình thành loài mới.
Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các HST để tồn tại, từ nƣớc
chúng ta uống đến lƣơng thực chúng ta dùng hàng ngày Các HST cho ta hàng hóa và
dịch vụ mà cuộc sống chúng ta không thể thiếu. Các HST lọc sạch không khí và nƣớc,
duy trì ĐDSH, phân hủy và tái quay vòng các chất dinh dƣỡng, cũng nhƣ đảm bảo vô số
các chức năng quan trọng khác. Tuy nhiên các HST vẫn đang bị con ngƣời xâm phạm
ngày càng nghiêm trọng. Trên khắp thế giới, con ngƣời sử dụng quá mức và lạm dụng
các HST. Điều đó đã làm ảnh hƣởng tới cuộc sống tự nhiên, làm giảm ĐDSH, thể hiện
qua con số các loài bị đe dọa hay bị tuyệt chủng, từ đó gây hại đến lợi ích và cuộc sống
của con ngƣời. Ngày nay nhiều quốc gia đang trải qua những tác động do suy thoái các
HST gây ra. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành bảo tồn ĐDSH, bảo vệ đa dạng loài.
Theo WWF (Wolrd Wild Fund for Nature - Qũy sinh vật hoang dã thế giới): Bảo
tồn ĐDSH đƣợc thể hiện dƣới 2 hình thức khác nhau là bảo tồn ngoại vị (ex-situ) và bảo
tồn nguyên vị (in-situ).
- Bảo tồn ngoại vị: là việc duy trì một loài bằng hình thức nuôi nhốt loài đang bị
đe dọa và sau đó thả chúng về tự nhiên. Nơi bảo tồn ngoại vị là các vƣờn nuôi dƣỡng
động thực vật, các thảo cầm viên
- Bảo tồn nguyên vị: là quá trình duy trì trạng thái tự nhiên của các đối tƣợng bảo
tồn ở mức tối đa tốt nhất. Nơi bảo tồn tốt nhất chính là các khu bảo vệ.
Bảo tồn nguyên vị chính là hình thức bảo vệ thực tế nhất, hiệu quả nhất. Trong
môi trƣờng tự nhiên một loài, một đối tƣợng mới có thể phát triển thông qua các quá trình
tự nhiên, hoàn thành các vai trò sinh thái của chúng cũng nhƣ duy trì tính thích ứng của
chúng.
Để bảo tồn ĐDSH cần đạt ba mục tiêu cơ bản là duy trì các quá trình sinh thái và
dịch vụ của thiên nhiên, sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự

ĐDSH.
1.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bao gồm phát triển kinh tế, phát triển không gian, phát triển xã hội chính
trị, phát triển văn hóa Mỗi khía cạnh phát triển đều có xuất phát điểm và xu hƣớng
riêng. Tuy nhiên, ngay từ những năm 1960, khái niệm "tăng trƣởng" đã trở thành từ chủ
yếu dùng để định nghĩa một lý thuyết tổng quát về phát triển, trong đó khái niệm phát
triển trƣớc hết phụ thuộc vào yếu tố kinh tế của nó và tầm vóc phổ quát của kinh tế đƣợc
quy rút về sự tăng trƣởng [7]. Đây là sự phát triển không bền vững vì nó chủ yếu dựa vào
sự tăng trƣởng kinh tế, do đó càng phát triển, các giá trị sinh thái phi thị trƣờng càng bị
mất đi và các cộng đồng địa phƣơng đói nghèo và ít học sống chủ yếu vào giá trị phi thị
trƣờng của HST càng bị mất dần trong phát triển.
Định nghĩa về PTBV đƣợc Hội đồng Môi trƣờng và PTBV thế giới đƣa ra năm
1987 là: "Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại
đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai đáp ứng nhu cầu của họ". PTBV là kết quả của các
tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ yếu của thế giới: hệ thống tự
nhiên (bao gồm các HST và các tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trƣờng của
trái đất); hệ thống kinh tế (hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm); hệ thống xã hội
(quan hệ của con ngƣời trong xã hội và trong tự nhiên)[7].
Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế, PTBV đƣợc hiểu là sự phát triển kinh tế xã
hội để đạt đƣợc đồng thời các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu sinh thái
(đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các HST tự nhiên nuôi dƣỡng con ngƣời. Ngoài
những quan điểm PTBV trên còn có nhiều mô PTBV khác, các mô hình đó có thể khác
nhau về phƣơng pháp tiếp cận nhƣng thống nhất các quan niệm chung về PTBV, trong đó
PTBV là một quá trình gồm:
- Sự phối hợp chặt chẽ chính sách kinh tế - xã hội và môi trƣờng, trong đó sự hiểu
biết các hệ thống xã hội, kinh tế, sinh thái và mối liên quan phức tạp giữa các hệ thống đó
đƣợc nâng cao.
- Đảm bảo phúc lợi xã hội không bị suy giảm.
Để thực hiện PTBV cần:
- Sử dụng những tài nguyên tái tạo ở mức độ ít hơn hoặc bằng mức độ tái tạo.

- Tối ƣu hiệu quả sử dụng tài nguyên không tái tạo, tăng cƣờng khả năng thay thế
việc sử dụng bằng chính những kết quả của tiến bộ kỹ thuật.
Ngày nay thuật ngữ PTBV đã trở thành mốt cho nhiều ngƣời, trở thành một công
cụ để tô điểm cho các quan điểm chính trị. Tuy nhiên, ngày càng trở nên rõ ràng PTBV
thực chất là một mục tiêu và là một khái niệm có tính phân tích trong xây dựng và phát
triển các chính sách. Tuy nhiên, sự bền vững trong phát triển lại phụ thuộc mạnh mẽ vào
tính bền vững của các HST.
Cơ sở của sự PTBV đó là:
- Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên môi trƣờng: đất, nƣớc ngọt,
các thủy vực, khoáng sản đảm bảo sử dụng lâu dài dạng tài nguyên không tái tạo này
bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Đảm bảo việc sử
dụng lâu bền các tài nguyên tái tạo bằng cách quản lý phƣơng thức và mức độ sử dụng
làm cho các nguồn tài nguyên đó còn đủ khả năng phục hồi.
- Bảo tồn tính đa dạng di truyền của các loài động thực vật trong nuôi trồng cũng
nhƣ trong tự nhiên.
- Duy trì các HST thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng. Sức chịu đựng của
các HST trên trái đất là có hạn. Mọi hoạt động tiến hành trong khả năng chịu đựng của
trái đất, tiến hành phục hồi môi trƣờng đã bị suy thoái, giữ cân bằng của các HST.
1.2. Vài nét về HST nông nghiệp
1.2.1. Những đặc điểm chung
HSTNN là tổng hợp của sản xuất nông nghiệp, phản ảnh mối tƣơng tác giữa cây
trồng, vật nuôi và giữa chúng với môi trƣờng theo các qui luật tự nhiên, tuân thủ theo
nguyên tắc là một hệ thống động (luôn luôn biến đổi, vận động và tiến hoá)[4].
Khác với HST tự nhiên đƣợc hình thành bởi nhiều loài và có sự cân bằng sinh học
giữa các loài, có tính bền vững cao, HSTNN lại thƣờng có ít loài, độc canh với năng suất
cao làm suy thoái đa dạng loài; thiếu cân bằng sinh học, thành phần loài không ổn định
và kém bền vững[4].
HST tự nhiên có chu trình vật chất khép kín, đƣợc trả lại hầu nhƣ toàn bộ khối
lƣợng vật chất hữa cơ và khoáng vô cơ cho đất (Conway, 1985). Các HSTNN chủ yếu
cung cấp cho con ngƣời sản phẩm của cây trồng và vật nuôi. Trong từng thời điểm, sinh

khối của cây trồng vật nuôi đƣợc lấy ra khỏi HST, do đó khác với các HST tự nhiên,
HSTNN có chu trình vật chất không kép kín, chịu sự tác động rất lớn của con ngƣời.
HSTNN có các HST phụ nhƣ: đồng ruộng cây hàng năm; vƣờn cây lâu năm hay
rừng nông nghiệp; đồng cỏ chăn nuôi; ao cá; khu vực dân cƣ Trong các HST phụ này,
HST đồng ruộng chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất của HSTNN.
Bản chất HSTNN là hệ thống sống, bao gồm các thành phần cây trồng vật nuôi có
quan hệ tƣơng tác nhân quả với nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào từ thành phần của hệ sinh
thái điều có ảnh hƣởng đến các thành phần khác. Ví dụ nhƣ thay đổi loài cây trồng sẽ
dẫn tới thay đổi các sinh vật ký sinh, thay đổi đất canh tác… và cuối cùng ảnh hƣởng tác
động ngƣợc lại cây trồng. Chính vì vậy khi nguyên cứu các HSTNN cần dựa trên nguyên
lý hoạt động của hệ thống.
Mức độ đa dạng sinh học trong các HSTNN phụ thuộc vào bốn đặc điểm chính
của hệ sinh thái nông nghiệp nhƣ sau:
- Tính đa dạng thực vật trong và xung quanh các HSTNN.
- Tính ổn định của các loại cây trồng khác trong HSTNN.
- Mức độ quản lý
- Mức độ cách ly của HSTNN đối với các loài thực vật hoang dã.
Các HSTNN có xu hƣớng ổn định khi có tính đa dạng sinh học cao, càng biệt lập
và áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, các hình thức canh tác truyền thống sẽ càng
có lợi thế do dựa vào các quá trình sinh thái phù hợp với tính đa dạng sinh học cao hơn so
với các hệ sinh thái đơn giản, phụ thuộc vào các năng lƣợng hóa thạch. HST đơn giản sẽ
rất dễ nhiễu loạn.
1.2.2. Những nét chung về HSTNN thành phố Hà Nội.
Hệ sinh thái nông nghiệp đƣợc xác định là các diện tích đất đai đƣợc nông dân
trồng các cây lƣơng thực, thực phẩm, là nơi nuôi các gia súc, gia cầm và thủy sản Cây
lƣơng thực đƣợc trồng chính là cây lúa, ngô, khoai, sắn cây thực phẩm gồm đậu, đỗ, lạc
và các loại rau. Ruộng trồng lúa đại bộ phận là lúa nƣớc. Do hệ thống thủy lợi ở Hà Nội
khá hoàn chỉnh nên ruộng lúa ở đây là lúa nƣớc[8]. Hệ sinh thái đồng ruộng Hà Nội
chính là hệ sinh thái nông nghiệp hiểu theo định nghĩa chung.
Hệ sinh thái đồng ruộng phân bố ở khắp Hà Nội, liên quan chặt chẽ với hệ sinh

thái (cƣ dân) nông thôn. Hệ sinh thái nông thôn cùng với hệ sinh thái đồng ruộng tƣơng
ứng hình thành nên làng, bản, xã với tên gọi hành chính tƣơng ứng. Hệ sinh thái đồng
ruộng Hà Nội chủ yếu là ruộng lúa nƣớc nhƣng ở các xã thuộc các huyện vùng gò đồi và
miền núi ngoài ruộng lúa nƣớc còn có các ruộng (nƣơng) trên cạn[8].
Hệ sinh thái đồng ruộng đƣợc xếp loại là hệ sinh thái nhân tạo và có phần trên cạn,
vừa có phần dƣới nƣớc, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thuộc trồng trọt
và chăn nuôi (cả thủy sản). Hệ sinh thái đồng ruộng có nguồn gốc từ các vùng đất ngập
nƣớc tự nhiên hoặc đƣợc cải tạo từ các vùng gò đồi.
Nền nông nghiệp của Việt Nam có từ lâu đời, các hệ sinh thái đồng ruộng ở Hà
Nội đƣợc cƣ dân sống ở đây xây dựng từ lâu đời cùng với lịch sử nền văn minh lúa nƣớc
của đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, các hệ sinh thái này đang đƣợc điện khí hóa, cơ khí
hóa, hóa học hóa nhanh, kèm với việc nhập các giống cây trồng, vật nuôi từ các nƣớc
xung quanh, kết hợp với việc chọn lọc giống theo khoa học hiện nay nên các cây trồng và
vật nuôi truyền thống bản địa đã bị thay thế và mất dần, nay còn rất ít.
Hệ sinh thái này do quản lý không tốt, qui hoạch kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt
cỏ nên môi trƣờng các loại đất, nƣớc, không khí đều bị ô nhiễm. Các sinh vật hoang dã
rất có ích cho sự phát triển của hệ sinh thái này vừa bị khai thác triệt để (chim, cá ) vừa
bị ô nhiễm môi trƣờng nên đa dạng sinh học của chúng bị suy thoái rất nhanh không còn
các loài có giá trị nữa[10].
Các điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài hoang dã không có nhiều
chủ yếu là các nghiên cứu về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Đã thu thập đƣợc một số
danh sách các loài thuộc sinh vật hoang dã ở đây nhƣ sau:
+ Các loài cỏ thƣờng gặp ở ngoại thành Hà Nội

×