ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trần Thị Hữu
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
HỘ GIA ĐÌNH TẠI MỘT SỐ XÃ TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trần Thị Hữu
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƢỜNG
HỘ GIA ĐÌNH TẠI MỘT SỐ XÃ TỈNH KON TUM
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số : 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Đắc Phu
Hà Nội, 2011
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƢỚC SẠCH VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC SINH
HOẠT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 3
1.1.1. Tình hình cung cấp nƣớc sạch và mức độ ô nhiễm nƣớc trên thế giới 3
1.1.2. Thực trạng cung cấp nƣớc và chất lƣợng nƣớc ở Việt Nam 5
1.1.3. Ô nhiễm nƣớc và một số bệnh liên quan đến nƣớc 10
1.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN NHÀ TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 12
1.2.1. Tình hình xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình 12
1.2.2. Một số loại nhà tiêu HVS đang đƣợc khuyến khích sử dụng tại Việt Nam . 16
1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ PHÂN NGƢỜI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN NGƢỜI LÊN
MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM 18
1.4. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ NƢỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN
Ở VIỆT NAM 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 24
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 24
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 24
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 25
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 26
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu 28
2.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 29
2.3.1. Các khái niệm 29
2.3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá 30
2.4. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 30
2.5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 30
2.6. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 32
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 32
3.2. THỰC TRẠNG NGUỒN CUNG CẤP NƢỚC VÀ SỬ DỤNG NƢỚC SINH HOẠT
TẠI HỘ GIA ĐÌNH 35
3.2.1. Nguồn nƣớc chính sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt tại hộ gia đình 35
3.2.2. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc chính 40
3.2.3. Một số vấn đề liên quan đến thực hành sử dụng nƣớc và vệ sinh tại HGĐ . 46
3.3. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN NHÀ TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH 48
3.3.1. Phân loại nhà tiêu hộ gia đình 48
3.3.2. Tình trạng vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ 51
3.3.3. Thực trạng xử lý phân ngƣời tại các hộ gia đình 53
3.4. TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ VỆ SINH NGUỒN NƢỚC VÀ NHÀ TIÊU HỢP VỆ
SINH CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 56
3.5. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC
VÀ NHÀ TIÊU TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT
:
Bộ Y tế
HGĐ
:
Hộ gia đình
HVS
:
Hợp vệ sinh
NT
:
Nhà tiêu
NTHVS
:
Nhà tiêu hợp vệ sinh
SDBQ
:
Sử dụng bảo quản
THCS
PTTH
THCN
:
:
:
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Trung học chuyên nghiệp
VSMT
:
Vệ sinh môi trƣờng
XD
:
Xây dựng
WHO
:
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
WWC
:
Hội đồng Thế giới về nƣớc (World Water Council)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của đối tƣợng nghiên cứu 32
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu 34
Bảng 3.3. Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình nghiên cứu 35
Bảng 3.4. Tình trạng cung cấp và sử dụng nƣớc trong năm 38
Bảng 3.5. Đánh giá tình trạng vệ sinh nguồn nƣớc theo cảm quan 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ HGD áp dụng các biện pháp xử lý nƣớc trƣớc khi sử dụng 40
Bảng 3.7. Nguy cơ ô nhiễm đối với từng loại nguồn nƣớc 42
Bảng 3.8. Tỷ lệ từng loại nguy cơ xuất hiện đối với nguồn nƣớc mƣa 42
Bảng 3.9. Tỷ lệ từng loại nguy cơ xuất hiện đối với nƣớc giếng khơi 43
Bảng 3.10. Tỷ lệ từng loại nguy cơ xuất hiện đối với nƣớc giếng khoan 44
Bảng 3.11. Tỷ lệ từng loại nguy cơ xuất hiện đối với nƣớc máng lần 45
Bảng 3.12. Dụng cụ lấy nƣớc phục vụ ăn uống của hộ gia đình 46
Bảng 3.13. Tần suất rửa tay của đối tƣợng nghiên cứu 48
Bảng 3.14. Tình trạng nhà tiêu tại các hộ gia đình điều tra 48
Bảng 3.15. Tình trạng nhà tiêu hiện có tại các hộ gia đình 49
Bảng 3.16. Tình trạng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn HVS trên tổng số nhà tiêu hiện có 51
Bảng 3.17. Tỷ lệ từng loại NT đạt tiêu chuẩn HVS trên tổng số NT hiện có (n=279) 52
Bảng 3.18. Tỷ lệ HGĐ thực hành ủ phân sử dụng phân trong nông nghiệp 54
Bảng 3.19. Tỷ lệ đối tƣợng đƣợc nghe thông tin về nƣớc sạch và nhà tiêu HVS 57
Bảng 3.20. Tỷ lệ nội dung thông tin đối tƣợng nghiên cứu nghe đƣợc 57
Bảng 3.21. Các nguồn cung cấp thông tin mà đối tƣợng nghiên cứu nhận đƣợc 57
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng nguồn nƣớc HVS với một số yếu tố 59
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thực hành xây dựng, SDBQ nhà tiêu HVS theo quyết định
08/2005/QĐ-BYT với một số yếu tố 60
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu 33
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu 33
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ HGĐ sử dụng nguồn nƣớc HVS và nguồn nƣớc chƣa hợp vệ sinh 36
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phân bố nguồn nƣớc ăn uống, sinh hoạt tại hộ gia đình 36
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ HGĐ có xử lý nƣớc trƣớc khi sử dụng 39
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ HGD sử dụng nguồn nƣớc HVS có nguy cơ ô nhiễm 41
Biểu đồ 3.7. Khoảng cách từ nơi chứa nƣớc gần nhất đến nhà và đến nhà tiêu 46
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ hộ gia đình có chỗ rửa tay và xà phòng rửa tay 47
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các loại nhà tiêu trên tổng số nhà tiêu hiện có 50
Biểu đồ 3.10. Tình trạng NT đạt tiêu chuẩn HVS trên tổng số NTHVS hiện có (n=63) 52
Biểu đồ 3.11. Tình hình sử dụng phân ngƣời tại các hộ gia đình 53
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đã thực
sự trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, đồng thời
cũng là vẫn đề cấp thiết của nƣớc ta. Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng liên quan đến
mọi ngƣời, mọi ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nƣớc.
Sự phong phú và an toàn về nguồn nƣớc chính là thƣớc đo của sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng về dân số, sự tăng trƣởng về kinh tế
cùng quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm môi trƣờng
sống ngày càng suy thoái. Sử dụng nguồn nƣớc ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh là
một yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe, đặc biệt ở các nƣớc có thu nhập thấp,
trong đó có Việt Nam. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hàng tỷ
ngƣời mắc bệnh và hàng triệu ngƣời chết do sử dụng nguồn nƣớc bị ô nhiễm.
Chính phủ đã ƣu tiên việc phát triển cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn,
quyết định đƣa việc giải quyết nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn trở thành một trong
bảy chƣơng trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất từ năm 2000. Nhiều dự án xây
dựng công trình cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn do Nhà nƣớc và quốc tế tài trợ
đã và đang đƣợc triển khai ở các địa phƣơng. Mặc dù đã có nhiều địa phƣơng tiến
bộ nhanh chóng trong việc cải thiện tình hình cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, song
cũng còn có rất nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề
này. Tình trạng vệ sinh ở các làng xã trên địa bàn nông thôn tồn tại nhiều bất cập,
đặc biệt là tập quán sử dụng phân tƣơi trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân và
các hành vi vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và sự
phát triển bền vững ở nông thôn. Tình trạng này là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ
mắc bệnh qua nguồn nƣớc và đất bị ô nhiễm rất cao, chi phí khám chữa những bệnh
này lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến không chỉ sức
khỏe của nhân dân mà còn có tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của toàn xã
2
hội. Vấn đề xây dựng công trình cấp nƣớc và vệ sinh đang trở thành một đòi hỏi rất
cấp bách và có quy mô rộng lớn trong những năm tới.
Kon Tum là một tỉnh phía bắc của Tây Nguyên với 53,2% dân tộc thiểu số
nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán
lạc hậu, vì vậy việc quản lý vệ sinh môi trƣờng và cung cấp nƣớc sạch còn rất nhiều
khó khăn. Tính đến cuối năm 2009, số hộ gia đình có nhà tiêu đạt 55,4%, số hộ sử
dụng nguồn nƣớc hợp vệ sinh đạt 70% trong đó chỉ có 30% đạt quy chuẩn Quốc
gia. Vấn đề chính quyền và ngành y tế các cấp đặt ra để xây dựng giải pháp can
thiệp có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe ngƣời dân là: Thực trạng vệ sinh nguồn nƣớc và
nhà tiêu hộ gia đình tại một số xã tỉnh Kon Tum nhƣ thế nào? Những yếu tố nào
liên quan tới việc ngƣời dân sử dụng nguồn nƣớc và nhà tiêu hợp vệ sinh?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng vệ
sinh môi trƣờng hộ gia đình tại một số xã tỉnh KonTum” với mục tiêu:
(1) Mô tả thực trạng vệ sinh nguồn nước, nhà tiêu hộ gia đình tại một số
xã tỉnh Kon Tum.
(2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành sử dụng nguồn nước
và nhà tiêu hộ gia đình của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
3
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƢỚC SẠCH VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƢỚC SINH
HOẠT Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Tình hình cung cấp nƣớc sạch và mức độ ô nhiễm nƣớc trên thế giới
Nhân loại đang đứng trƣớc những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ khoa
học và công nghệ mang lại, mặt khác lại phải đƣơng đầu với những vấn đề về tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng trong đó thiếu nƣớc ngọt là một trong những vấn
đề đáng quan tâm nhất. Liên Hiệp quốc đã nhận định rằng: Trên thế giới thƣờng
xuyên có khoảng 2 tỷ ngƣời đang khát nƣớc, trong khoảng thời gian 8 phút lại có 1
bé chết vì các bệnh liên quan đến nƣớc [23].
Khả năng tiếp cận với nƣớc sinh hoạt là nhu cầu căn bản nhất của con ngƣời
và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, gần 1,1 tỷ
ngƣời không đƣợc tiếp cận với nguồn cung cấp nƣớc sạch và đại bộ phận trong số
này đang sống ở các nƣớc đang phát triển. Hệ thống quản lý nƣớc yếu kém khiến
cho việc thiếu nƣớc sạch trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong trên
thế giới ngày nay. Liên Hiệp quốc cho rằng vào năm 2020, lƣợng nƣớc cung cấp
cho mỗi ngƣời trên thế giới giảm 1/3 so với hiện nay. Cuộc khủng hoảng này ngày
càng trở nên tồi tệ hơn do các chính phủ chƣa ý thức đƣợc vấn đề và không hành
động [73]. Hội đồng Thế giới về nƣớc (WWC) cho rằng sự gia tăng dân số, tình
trạng đô thị hoá nhanh, ô nhiễm môi trƣờng, nạn phá rừng bừa bãi, đất đai bị thoái
hoá và thiếu chính sách bảo vệ nguồn nƣớc là những nguyên nhân đang làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này [46].
Diễn đàn thế giới về nƣớc lần thứ 4 diễn ra tại thủ đô Mexico có sự tham gia
của hơn 11.000 đại biểu đến từ 130 nƣớc, đã cảnh báo tình trạng thiếu nƣớc nghiêm
trọng trên phạm vi toàn cầu. Báo cáo về nguồn nƣớc toàn cầu công bố nhân Ngày
nƣớc thế giới hàng năm (22/3), cho biết hiện nay có tới 16% dân số thế giới không
4
đƣợc dùng nƣớc sạch, 2,6 tỷ ngƣời chiếm 49% dân số thế giới không đƣợc hƣởng
các điều kiện vệ sinh tối thiểu, trong đó hơn 50% sống ở Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ
có 12% số nƣớc phát triển có hệ thống quản lý nguồn nƣớc hiệu quả, trong khi
nhiều khu vực trên thế giới có tới 40% nguồn nƣớc bị lãng phí, hoặc bị khai thác
bừa bãi, gây ô nhiễm [46]. Trƣớc tình trạng sử dụng nguồn nƣớc lãng phí nhƣ hiện
nay, “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” do Liên Hiệp quốc đề ra giảm 50% số
ngƣời không đƣợc sử dụng nƣớc sạch và các điều kiện vệ sinh tối thiểu vào năm
2015 là không thể thực hiện đƣợc [73].
Chất lƣợng nƣớc ở khu vực Đông Nam Á ngày càng trở thành mối đe dọa
lớn. Tình trạng ô nhiễm Asen (thạch tín) và flor trong các mạch nƣớc ngầm đang đe
dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50 triệu ngƣời dân trong khu vực [58],
[62].
Một số chuyên gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng (VSMT) cho biết, cứ
1m
3
nƣớc bị ô nhiễm sẽ làm cho 50-60 m
3
nƣớc ngọt khác không sử dụng đƣợc.
Trên thế giới hiện nay, mỗi năm có tới 5.000 km
3
nƣớc bị ô nhiễm phát thải vào các
nguồn nƣớc tự nhiên, chính điều đó làm cho 2 tỷ ngƣời thiếu nƣớc ngọt hợp vệ sinh
[23].
Hiện nay, nhiều nƣớc xung quanh ta đang quan tâm đến vấn đề nhiễm độc
thạch tín ở các nguồn nƣớc ngầm. Hàm lƣợng thạch tín cao hơn mức cho phép
nhiều lần đƣợc phát hiện trong các giếng khoan ở Bangladesh, Ấn Độ và Trung
Quốc. Ngƣời ta báo cáo các trƣờng hợp ung thƣ da, tổn hại da, tổn thƣơng thần kinh
và mạch máu ngoại vi ở những quần thể dân cƣ dùng nƣớc giếng khoan bị nhiễm
thạch tín [7], [61], [62]. Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc chỉ rõ có 522.566
ngƣời sử dụng nƣớc uống có asen cao hơn 0,05 mg/l [64].
Thực trạng ô nhiễm asen lan rộng đã ảnh hƣởng đến sức khoẻ hàng triệu
ngƣời tại Bangladesh. Các cƣ dân ở Matlab của Bangladesh đang có nguy cơ bị
nhiễm độc asen. Kết quả điều tra cho thấy, việc thiếu các điều kiện thuận lợi để thực
5
hiện đảm bảo an toàn nƣớc dùng cho ăn uống đã buộc ngƣời dân phải tiếp tục sử
dụng nguồn nƣớc ô nhiễm asen [60].
Chƣơng trình giảm ô nhiễm asen và cung cấp nƣớc sạch ở Bangladesh đã
triển khai nghiên cứu ở nguồn nƣớc ngầm với test thử cho gần 5000 giếng. Kết quả
dựa vào sự nhiễm asen, ngƣời ta vẽ đƣợc bản đồ địa lý về sự phân bố nhiễm asen
trong nƣớc ngầm bằng kỹ thuật mobile-phone ở Araihaza. Dựa vào bản đồ đó ngƣời
ta hƣớng dẫn rất nhiều ngƣời dân ở các làng tại Araihaza sử dụng các giếng an toàn
về asen [71].
1.1.2. Thực trạng cung cấp nƣớc và chất lƣợng nƣớc ở Việt Nam
Năm 1988, cùng với “thập kỷ nƣớc uống” trong chƣơng trình hành động của
Liên Hiệp quốc, Việt Nam cũng bắt đầu triển khai chƣơng trình quốc gia cung cấp
nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng. Từ đó, nhiều nguồn nƣớc đảm bảo vệ sinh đƣợc
đƣa vào sử dụng, giải quyết nguồn nƣớc sạch cho hàng chục triệu ngƣời. Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về cung cấp nƣớc sạch và VSMT nông thôn
đến năm 2010 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, theo đó 85% dân số nông thôn sẽ đƣợc
sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống và sinh hoạt [5], [42].
Ở Việt Nam, trong điều kiện đất nƣớc còn nhiều khó khăn, dân số tăng
nhanh cùng với sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, môi trƣờng nói chung và
nguồn nƣớc nói riêng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo Lê Thế Thự (1995), chỉ có 25,7% dân số Đồng bằng sông Cửu Long
đƣợc sử dụng nƣớc sạch [52]. Theo Tôn Thất Bách và cộng sự (1996), ở Đồng bằng
sông Hồng tỷ lệ sử dụng giếng khơi là 42%, nƣớc mặt là 39,4%. Vùng ven biển sử
dụng nƣớc mƣa là 83,4% [19]. Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam - Bộ
Y tế (2007), toàn quốc chỉ có khoảng 60-70% dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch [13].
Theo Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trƣờng, tỷ lệ nhiễm bẩn nguồn
nƣớc sinh hoạt ở vùng nông thôn khá cao, khoảng trên 50% số mẫu phân tích không
đạt tiêu chuẩn về mặt lý học, tƣơng tự 14% về mặt hoá học và 89% về mặt vi sinh
vật. Nƣớc sông Hồng có dấu hiệu ô nhiễm khá cao đặc biệt gần khu vực các cửa
6
thải của các khu công nghiệp gần sông nhƣ Việt Trì, Nam Định. Nƣớc giếng có chất
lƣợng vệ sinh giảm dần từ vùng trung du xuống tới đồng bằng. Nƣớc bề mặt ô
nhiễm khá nặng bởi phân ngƣời, gia súc và nƣớc thải [37], [55]. Nƣớc bề mặt, ao
làng và giếng khơi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhiễm bẩn vừa và nhẹ. Nƣớc
sông nhiễm bẩn nhiều đặc biệt vào trƣớc và sau mùa lũ [13], [31].
Theo điều tra của Viện Pasteur Nha Trang, các nguồn nƣớc sông hồ, suối
miền Trung từ Qui Nhơn đến Phan Rang đều bị nhiễm chất thải của ngƣời và động
vật [31], [39].
Các điều tra, đánh giá chất lƣợng nƣớc ở một số vùng nông thôn miền Bắc
của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trƣờng cho thấy: Hà Nội, Nghệ An, Hà
Nam, Hƣng Yên, là những tỉnh có hàm lƣợng sắt khá cao trong nƣớc ngầm, 13,9%
số mẫu có hàm lƣợng sắt trên 20mg/l. Khoảng 11% giếng khoan nhiễm mặn trên
1000 mg/l, phần lớn nằm ở vùng Hải Hƣng cũ và ven biển Hải Phòng [39], [55].
Theo “Số liệu chất lƣợng nƣớc 1985-1997” do Trung tâm Chất lƣợng nƣớc
và Môi trƣờng thực hiện, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chƣa bị ảnh hƣởng nhiều
của việc phát triển kỹ nghệ do đó mức ô nhiễm hữu cơ và vi sinh không đáng kể.
Tuy nhiên, do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón quá tải cho nông
nghiệp, nƣớc ở nhiều vùng đã có dấu hiệu ô nhiễm thuốc DDT và Nitrat. Ngƣợc lại
với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ chịu áp lực nặng nề của
việc phát triển kỹ nghệ, do đó hầu nhƣ toàn thể sông Sài Gòn, sông Đồng Nai từ hồ
Trị An về hạ lƣu, sông Thị Vải (DO ở vùng này xuống thấp từ 1 đến 0,3 mg/l), sông
Vàm Cỏ Đông đều đã bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm vi sinh (gấp ngàn lần tiêu chuẩn
cho phép) và hữu cơ. Đặc biệt, các dòng kênh chung quanh thành phố Hồ Chí Minh
và Biên Hòa hoàn toàn bị ô nhiễm nặng và không còn thấy dấu vết của tôm cá trong
nguồn nƣớc [18].
Kết quả điều tra diện rộng về y tế Quốc gia đƣợc Bộ Y tế phối hợp với Tổng
cục Thống kê thực hiện trên 36.000 hộ gia đình trong phạm vi 1.200 phƣờng, xã
trên toàn quốc đã đƣợc công bố ngày 25 tháng 9 năm 2003 cho thấy tỷ lệ hộ sử
7
dụng nƣớc máy là 15,7%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) là 21%. Nhƣ vậy
còn một phần lớn các hộ gia đình vẫn đang phải sử dụng các loại nhà tiêu khác
không hợp vệ sinh nhƣ nhà tiêu cầu, nhà tiêu đào, nhà tiêu ao cá v.v… Đó là những
nguy cơ cao gây nhiễm bẩn các nguồn nƣớc bề mặt trong đó có các nguồn nƣớc
sinh hoạt ở cộng đồng, hiện đang là một vấn đề môi trƣờng và sức khoẻ ở nhiều
vùng nông thôn Việt Nam [18].
Theo kết quả điều tra y tế Quốc gia Việt Nam (2002), đối với các hộ gia đình
nông thôn Việt Nam, giếng đào truyền thống là nguồn nƣớc phổ biến nhất. Có đến
44% dân số nông thôn có giếng đào lớn. Giữa các vùng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ
giếng xây gạch so với giếng đào đất đơn giản. Trong khi 70% dân cƣ vùng duyên
hải Bắc và Nam Trung Bộ dùng giếng xây làm nguồn nƣớc ăn chính, ngƣợc lại có
tới 54% dân cƣ vùng Tây Nguyên lại sử dụng giếng đất đào truyền thống (nhƣ ở
Đắc Lắc tỷ lệ này là 70%, vùng giáp biên giới Campuchia của tỉnh Bình Phƣớc có tỉ
lệ tƣơng tự). Giếng đào đƣợc sử dụng phổ biến nhất ở các vùng dân cƣ thu nhập
thấp. Nhóm dân cƣ nghèo nhất có tỷ lệ sử dụng giếng đào cao gấp 4 lần các gia đình
thuộc nhóm giàu nhất. Nam bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh mẽ nhƣng vẫn có
đến 50% dân số sử dụng giếng đào làm nguồn nƣớc ăn chính. Tây Ninh, Đồng Nai
và Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn khoảng 30% số hộ gia đình sử dụng giếng đất chƣa
đƣợc cải tiến. Đồng bằng sông Hồng vẫn có gần 1/4 dân số phụ thuộc nhiều vào
giếng đào làm nguồn nƣớc ăn chính [13], [31], [37].
Nguồn nƣớc sông và ao hồ: Trung bình toàn quốc có 12% hộ gia đình sử
dụng nguồn nƣớc bề mặt không đƣợc bảo đảm vệ sinh làm nƣớc ăn uống và sinh
hoạt. Tỷ lệ này có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng: Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long có từ 42-47% dân số nông thôn sử dụng nguồn nƣớc mặt không đƣợc đảm bảo
vệ sinh làm nƣớc ăn uống hàng ngày. Cao nhất là Đồng Tháp, Vĩnh Long và An
Giang thuộc Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ tƣơng ứng là: 88%, 81% và 70%
[18].
8
Theo Niên giám thống kê năm 2007 của Bộ Y tế, tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận
với nƣớc sạch tăng lên qua các năm: năm 1986 là 30,8%, năm 1988 là 32,7%, năm
1990 là 37,8% và năm 1990 là 47,4%. Vùng Đông Nam Bộ tỷ lệ hộ gia đình dùng
nƣớc uống hợp vệ sinh còn thấp (10,2%), vùng Tây Nguyên cả 2 chỉ số nƣớc sạch
và nhà tiêu đều thấp (17,6% và 5,2%) [14].
Tài liệu thống kê của chiến lƣợc quốc gia cung cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi
trƣờng, tính đến cuối năm 2003, trung bình cả nƣớc có 54% dân số nông thôn đƣợc
cung cấp nƣớc sạch [4].
Theo định nghĩa của Bộ Y tế: nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, nước
giếng khơi, nước máng lần không có nguồn ô nhiễm trong vòng 7 mét thì được coi
là nguồn nước sạch có thể dùng cho ăn uống [9]. Theo định nghĩa này thì hiện nay
có đến 80% dân số nƣớc ta đang đƣợc ăn uống bằng nguồn nƣớc sạch. Nhƣng cũng
theo định nghĩa này, nếu sử dụng nƣớc máy và nƣớc mƣa đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh
thì có thể để ăn uống ngay mà không cần xử lý gì, nhƣng đối với các loại nƣớc
giếng khơi, giếng khoan và nƣớc máng lần, nếu sử dụng cho ăn uống mà không qua
xử lý sẽ không đảm bảo vệ sinh và không coi là nguồn nƣớc sạch đƣợc [10], [11].
Nƣớc ta có 21% dân số sử dụng nƣớc giếng khoan để ăn uống nhƣng chỉ có 1/3 số
đó có xử lý trƣớc khi sử dụng. Hơn 1/3 dân số nƣớc ta dùng nƣớc giếng khơi để ăn
uống nhƣng chỉ có 2,9% dân số sử dụng nƣớc có xử lý, còn 23,4% dùng nƣớc
không xử lý và 8,5% dùng nƣớc gần các nguồn ô nhiễm [49].
Do đặc điểm địa lý của từng vùng mà các nguồn nƣớc tự nhiên cũng có độ
sạch, độ trong khác nhau. Hiện nay chƣa có số liệu quan trắc của các nguồn nƣớc
này của từng địa phƣơng, từng vùng, vì vậy chƣa thể khẳng định chắc chắn nguồn
nƣớc nào đạt tiêu chuẩn HVS có thể dùng ăn đƣợc. Nếu định nghĩa nƣớc sạch là
nƣớc máy, nƣớc mƣa, nƣớc giếng khoan và giếng khơi có xử lý và không gần
nguồn ô nhiễm thì hiện nay nƣớc ta mới chỉ có 39,3% dân số đƣợc sử dụng nƣớc
sạch [37], [55].
9
Tình trạng thiếu nƣớc cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đƣờng tiêu hóa
vì khi thiếu nƣớc ngƣời dân phải tìm đến những nguồn nƣớc kém vệ sinh để sử
dụng, hoặc cũng hạn chế lƣợng nƣớc cần thiết phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống hàng
ngày.
Khả năng tiếp cận với các nguồn nƣớc khác nhau phụ thuộc nhiều vào khu
vực sống, địa hình và mức sống. Tỷ lệ ngƣời thành thị sử dụng nƣớc máy là 54,3%,
so với chỉ 3,5% ở nông thôn. Nƣớc mƣa, nƣớc giếng khơi, giếng khoan và nƣớc
sông suối ao hồ phổ biến ở nông thôn hơn thành thị [37], [55].
Địa hình và địa lý cũng ảnh hƣởng tới phƣơng án và kỹ thuật khai thác
nguồn nƣớc. Nƣớc máy, nƣớc giếng khoan và nƣớc mƣa phổ biến ở miền xuôi (chủ
yếu dân số sống ở thành thị, đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam bộ sử dụng
nguồn nƣớc này), trong khi phổ biến ở trung du và miền núi, Tây Nguyên nƣớc
giếng khơi là nguồn chính (tỷ lệ nguồn nƣớc này cao ở các vùng núi và miền
Trung). Nƣớc máng lần đƣợc sử dụng ở miền núi cao phía Bắc nhƣng hầu nhƣ
không sử dụng ở miền khác, ở Tây Bắc còn sử dụng nƣớc lấy từ các mạch nƣớc nhỏ
trong núi chảy ra nhƣng không có máng lần dẫn nƣớc đến tận nhà, ngƣời dân phải
tự đi gánh về. Nƣớc sông, suối, ao, hồ phổ biến ở miền núi cao và đồng bằng sông
Cửu Long, nơi thƣờng xuyên bị lũ lụt hay khan hiếm các nguồn nƣớc vào mùa khô
[16], [31].
Nƣớc là môi trƣờng trung gian truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh đƣờng tiêu
hóa, nó có thể gây ra các vụ dịch lớn khó kiểm soát nhƣ dịch tả, dịch thƣơng hàn. Ở
các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, có tới hơn 80% các bệnh có liên quan đến
nguồn nƣớc, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và vi sinh vật
có trong nguồn nƣớc. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF),
hàng năm tại các nƣớc đang phát triển có khoảng 14 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị chết,
hơn 3 triệu trẻ em bị tàn tật do hậu quả của nƣớc nhiễm bẩn, của điều kiện vệ sinh
kém và ô nhiễm môi trƣờng [16].
10
1.1.3. Ô nhiễm nƣớc và một số bệnh liên quan đến nƣớc
Cải thiện cung cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn là điều kiện tiên
quyết để đạt đến nhiều mục đích và mục tiêu sức khoẻ đã đặt ra trong chiến lƣợc
Quốc gia toàn diện về tăng trƣởng và xoá đói giảm nghèo. Cải thiện cung cấp nƣớc
và vệ sinh môi trƣờng nông thôn và giảm bớt gánh nặng về sức khoẻ cho ngƣời dân
nông thôn là hai vấn đề có mối liên quan chặt chẽ. Mối liên quan này tồn tại theo 2
dạng chính thức: Nƣớc là môi trƣờng truyền dẫn tác nhân gây bệnh và nƣớc cũng là
môi trƣờng nuôi sống vật chủ gây bệnh và vật trung gian của các tác nhân gây bệnh.
Có những bệnh do thiếu nƣớc để giữ gìn vệ sinh cơ bản, bao gồm bệnh đau mắt,
bệnh phụ khoa. Ngoài ra còn xét thêm về tầm quan trọng của việc có nƣớc ở vùng
nông thôn để quyết định an ninh thực phẩm và tình trạng dinh dƣỡng, yếu tố quyết
định đối với sức khoẻ. Cải thiện cung cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
một cách bền vững là mấu chốt để cải thiện tình trạng sức khoẻ trong dân cƣ nông
thôn [29], [43].
Ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, có tới 80% các bệnh có
liên quan đến nƣớc và vệ sinh. Các bệnh chủ yếu là: Tiêu chảy, thƣơng hàn, giun
sán, viêm gan, nguyên nhân chủ yếu do bị nhiễm bẩn từ các chất hữu cơ và vi sinh
vật, Qua đó tác động trực tiếp đến sức khoẻ con ngƣời, nhất là ngƣời già và trẻ em
[70].
Những thống kê nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 750 triệu trẻ em dƣới 5
tuổi ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh đã bị bệnh tiêu chảy cấp trong một năm
và khoảng 3-6 triệu trẻ ở nhóm tuổi đó bị chết hàng năm, 80% chết trong hai năm
đầu sau khi ra đời. Nguyên nhân chủ yếu do suy dinh dƣỡng, thiếu sữa mẹ, hấp thụ
kém, do thiếu nƣớc sạch hoặc nƣớc không sạch hoặc do ô nhiễm phân [30].
Việc cấp nƣớc an toàn và đủ số lƣợng có một ý nghĩa quan trọng, có thể sẽ
giảm bớt 25% số trƣờng hợp bệnh tiêu chảy (WHO, 1992) và làm giảm từ 16-30%
số trƣờng hợp bị nhiễm giun đũa ở trẻ em, nếu đảm bảo cung cấp nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng sẽ làm giảm các bệnh đƣờng tiêu hoá (Chỉ số hiệu quả: 25,2%)
11
[24], [66]. Một nghiên cứu ở các huyện vùng thấp Thanh Hoá, tác giả đã chứng
minh đƣợc vai trò quyết định và hiệu quả của cung cấp nƣớc tốt và quản lý vệ sinh
môi trƣờng trong việc dự phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em dƣới 5 tuổi [40].
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế về các bệnh truyền nhiễm, trong năm
2003, các bệnh này chiếm tới gần 1/2 số bệnh nhân đến khám ở các phòng khám và
bệnh viện. Một nửa trong số các bệnh này bắt nguồn trực tiếp từ các vấn đề nƣớc và
vệ sinh môi trƣờng, qua đây càng nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc
tăng cƣờng đầu tƣ điều kiện vệ sinh. Tỷ lệ tử vong của các bệnh truyền nhiễm đã
giảm 53% năm 1976 xuống còn 16% năm 2001. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của ngƣời
nghèo ở nông thôn do các bệnh truyền nhiễm gây ra còn cao hơn 22% so với đô thị.
Một điều đáng báo động nữa là tỷ lệ tử vong của trẻ em thuộc nhóm dân cƣ nghèo
nhất đang tiếp tục tăng. Một yếu tố chính gây nên tình trạng này là do điều kiện cấp
nƣớc và vệ sinh thiếu hợp lý, nhất là ở các vùng nông thôn [29].
Có dự báo rằng đến năm 2020, khoảng 40% nhân loại sẽ phải sống trong
những vùng thiếu nƣớc. So sánh với nhiều nƣớc trên thế giới, Việt Nam là nƣớc có
nguồn tài nguyên nƣớc lục địa tƣơng đối lớn và đa dạng. Tuy nhiên, với tiến trình
gia tăng dân số, thâm canh nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đô thị hoá nên tài nguyên nƣớc và môi trƣờng Việt Nam đang thay đổi hết sức
nhanh chóng. Nguy cơ cạn kiệt về số lƣợng, ô nhiễm về chất lƣợng nƣớc, tác động
tiêu cực đến cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của đất nƣớc
[59].
Sử dụng hố xí không hợp vệ sinh làm nhiễm bẩn nguồn nƣớc, đất và môi
trƣờng tự nhiên, nguy cơ gây bệnh cho ngƣời. Các công trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nƣớc đều cho thấy nƣớc ăn uống sinh hoạt bị nhiễm phân và
nƣớc thải là yếu tố rất nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng [50], [59]. Một số
sinh vật gây bệnh chủ yếu liên quan đến nƣớc nhƣ Salmonella typhi (Thƣơng hàn),
Shigella (Lỵ trực khuẩn), Vibrio cholerae (Tả), Rotavirus (Tiêu chảy), Enterovirus
(Nhiều bệnh), [2], [3].
12
Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại sinh vật gây bệnh liên quan
đến nƣớc vì phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Mặt khác, trong nƣớc khi xuất hiện
các loại sinh vật gây bệnh tồn tại và phát triển, có xuất hiện các loại vi khuẩn
Coliform. Ngƣời ta thƣờng dùng loại chỉ tiêu này để đánh giá mức độ nhiễm các vi
sinh vật gây bệnh liên quan đến nƣớc hoặc chỉ tiêu Escherichia coli để đánh giá
nƣớc có bị nhiễm phân và chất thải sinh hoạt hay không [2], [39].
Trong tất cả các bệnh dịch tễ học, nhiễm độc asen dịch tễ đƣợc phát hiện và
biết đến muộn nhất trên thế giới. Ngƣời nhiễm asen ở mức độ thấp sẽ có những biểu
hiện nhƣ mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, rối loạn nhịp tim,
mạch máu bị tổn thƣơng, ảnh hƣởng đến thai nhi khi phụ nữ mang thai. Nhiễm độc
asen mãn tính thƣờng gặp các biểu hiện nhƣ hắc tố và mất sắc tố da, sừng hoá da,
ung thƣ da, bệnh đen và rụng móng chân. Hàng năm, trên thế giới vẫn phát hiện
thêm nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này. Điều nguy hiểm là cho đến nay căn bệnh
này vẫn chƣa có thuốc chữa, nên hàng triệu bệnh nhân trên thế giới phải chấp nhận
sống chung với căn bệnh ghê ngƣời này. ở Việt Nam, căn bệnh này có vẻ nhƣ rất xa
lạ. Vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đƣa ra thông tin nghiên cứu
về tình trạng nhiễm asen ở nƣớc ta với những con số giật mình. Qua khảo sát một số
vùng thuộc 12 tỉnh thành phố ở cả 3 miền đã có những vùng có asen vƣợt quá tiêu
chuẩn cho phép 50 lần, có nơi tới 100 lần [27], [53], [69].
1.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN NHÀ TIÊU HỘ GIA
ĐÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
1.2.1. Tình hình xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hộ gia đình
Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm đƣờng tiêu hóa, ngăn chặn mầm
bệnh không cho chúng phát tán ra môi trƣờng ngoại cảnh, đất và nƣớc, song song
với tuyên truyền, giáo dục các hành vi có lợi cho sức khỏe, chúng ta cần cắt đứt chu
kỳ dịch tễ của các mầm bệnh bằng các công trình hợp vệ sinh, trong đó có nhà tiêu.
Để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam, bất kể loại công trình vệ sinh nào
cũng nhằm giải quyết hai mục tiêu cơ bản là: (1) Diệt trừ mầm bệnh để không cho
13
nó phát tán ra ngoài và (2) Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành phân bón hữu cơ để
tăng mầu mỡ cho đất, cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng.
Đáp ứng và đảm bảo hai mục tiêu trên, công trình vệ sinh phải đạt đƣợc yêu
cầu là không làm nhiễm bẩn đất và nguồn nƣớc tại nơi xây dựng (XD), không có
mùi hôi thối, không thu hút côn trùng và gia súc, tạo điều kiện để phân, chất thải bị
phân hủy và hết mầm bệnh, thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em, đƣợc
nhân dân chấp thuận và phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng [32], [34].
Trong nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã ứng dụng nhiều phƣơng pháp quản lý
và XD các công trình vệ sinh và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ, trong
đó có nhiều loại công trình vệ sinh mới phổ biến và phù hợp với điều kiện nông
thôn nhƣ nhà tiêu hai ngăn sinh thái, nhà tiêu thấm dội nƣớc, nhà tiêu đào cải tiến.
Tuy nhiên, tình trạng nhà tiêu hộ gia đình ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn và
thách thức [34].
Nghiên cứu thực hành sử dụng nhà tiêu ở trên 25.000 hộ của 10 tỉnh năm
2001, Lƣơng Xuân Hiến, Nguyễn Huy Nga và Trịnh Hữu Vách công bố chỉ có 8%
số hộ có nhà tiêu HVS, đạt cả về XD và sử dụng bảo quản (SDBQ) [25].
Nghiên cứu của Phạm Thị Minh Tâm năm 2001 về vấn đề VSMT ở miền núi
trung du Bắc bộ, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu HVS (tự hoại, bán tự hoại, và 2
ngăn) cao hơn so với khu vực nông thôn (17,2% so với 14,5%) nhƣng thấp xa so
với khu vực thành thị (70,1%) và cả nƣớc (26,2%). Trong các loại nhà xí hợp vệ
sinh, tỷ lệ hộ gia đình dựng nhà tiêu 2 ngăn nhiều hơn đáng kể so với cả nƣớc và 2
khu vực thành thị, nông thôn (13,2% so với 9,5%; 7,7% và 9,9%). Tỷ lệ hộ sử dụng
nhà xí không hợp vệ sinh là 72,1% cao hơn rất nhiều so với cả nƣớc và khu vực
thành thị, nông thôn (53,7%; 16,5% và 63,5%) [48].
Cũng trong năm 2001, nghiên cứu của Tôn Thất Bách và cộng sự tại một số
xã thuộc 6 vùng sinh thái cho thấy, nếu xét riêng về số lƣợng các loại nhà tiêu thì có
khoảng 40-50% nhà tiêu HVS, nhƣng nếu kết hợp cả yếu tố số lƣợng và chất lƣợng
thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS tại các vùng còn rất thấp, thậm chí có vùng tỷ
lệ này gần bằng 0% [20].
14
Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách, Vƣơng Thị Hòa, Nguyễn Hữu Nhân tại
huyện Hàm Yên – Tuyên Quang và huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên (2002) cho biết:
tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu là 64,2%, trong đó chỉ có 22,4% nhà tiêu HVS và
48,6% hộ gia đình có nhà tiêu HVS biết cách sử dụng và bảo quản nhà tiêu. Hầu hết
các hộ gia đình (86,1%) có thói quen sử dụng phân ngƣời để bón cho cây trồng hoặc
nuôi cá. Và tỷ lệ hộ sử dụng phân ủ dƣới 3 tháng lên tới 31,8% [57].
Theo kết quả Điều tra y tế Quốc gia năm 2001- 2002 của Bộ Y tế và Tổng
cục thống kê thực hiện, có 72,6% hộ gia đình có nhà tiêu, 28,4% hộ gia đình còn lại
không có nhà tiêu riêng. Về các loại nhà tiêu HVS, tỷ lệ nhà tiêu tự hoại cao nhất ở
vùng Đông Nam Bộ (52,5%), Nam Trung bộ (24,3%) và đồng bằng sông Hồng
(23,8%). Nhà tiêu hai ngăn cao nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (16,9%), đồng bằng sông
Hồng (13,5%) [17]. Kết quả cũng cho thấy, mức sống càng thấp tỷ lệ hộ gia đình sử
dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh càng cao: 73,29% số hộ gia đình thuộc nhóm
nghèo sử dụng nhà tiêu đơn giản một ngăn, chỉ khoảng 6,5% sử dụng nhà tiêu HVS.
Theo báo cáo của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, các vùng sử
dụng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (54,91%),
Duyên hải Nam Trung Bộ (45,94%), Đồng bằng sông Hồng (26,41%). Loại nhà tiêu
2 ngăn đƣợc sử dụng phổ biến ở khu vực phía Bắc, chủ yếu là Bắc Trung Bộ
(42,58%), Đông Bắc (41,39%), đồng bằng sông Hồng (39,3%). Do tập quán sinh
hoạt, ngƣời dân Nam Bộ sử dụng loại nhà câu tiêu ao cá rất thƣờng xuyên. Tỷ lệ
ngƣời dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dùng cầu tiêu ao cá trong các loại
cầu tiêu lên tới 61,18% [44].
Nghiên cứu của Lê Văn Chính (2005) về thực trạng quản lý phân ngƣời tại
vùng nông thôn một số tỉnh phía Bắc cho thấy: tuy số hộ gia đình có nhà tiêu
91,11% nhƣng phổ biến là nhà tiêu không hợp vệ sinh, còn tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) chỉ là 7,58%. Tỷ lệ nhà tiêu cầu thùng là 60,86%,
nhà tiêu một ngăn là 22,89%, nhà tiêu 2 ngăn là 8,45%, nhà tiêu tự hoại 3,77%, nhà
tiêu chìm và nhà tiêu thấm dội nƣớc là 3,51% và 0,52%. Nghiên cứu về thực hành
15
xử lý phân ngƣời của Lê Văn Chính đã chỉ ra rằng có 87,1% hộ gia đình sử dụng
phân ngƣời trong đó chỉ có 17,53% số hộ ủ phân đúng thời gian quy định (trên 6
tháng), 19,9% số hộ sử dụng phân tƣơi bón ruộng [62].
Kết quả điều tra vệ sinh môi trƣờng nông thôn Việt Nam 2006 cho biết 25%
số hộ gia đình nông thôn Việt Nam không có nhà tiêu. Chỉ có 18% số hộ gia đình
nông thôn Việt Nam có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn về cả 3 chỉ tiêu: XD, sử dụng và bảo
quản; trong đó, số nhà tiêu tự hoại và thấm dội nƣớc chiếm tỷ lệ cao nhất (7,7% và
7,9%), thấp hơn là nhà tiêu hai ngăn (2%) và nhà tiêu Biogas (0,3%). Tỷ lệ hộ có
nhà tiêu tự hoại là 8,8%, nhà tiêu hai ngăn là 4,8% và Biogas là 0,4%. Chỉ có 30%
số hộ gia đình nông thôn Việt Nam sử dụng phân ngƣời trong nông nghiệp; và trong
số này chỉ có 20,6% ủ phân đủ 6 tháng theo quy định [18].
Kết quả mới đây từ cuộc điều tra Vệ sinh các vùng nông thôn Việt Nam của
Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về XD, sử
dụng, bảo quản theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT là 18% [8]. Từ kết quả của cuộc
điều tra này, tác giả Trƣơng Đình Bắc đã phân tích riêng cho vùng đồng bằng sông
Cửu Long và cho kết quả là 19,3% số hộ gia đình có nhà tiêu đạt cả về XD, sử
dụng, bảo quản [21].
Một nghiên cứu khác mô tả phƣơng thức sử dụng phân ngƣời làm phân bón
tại miền Trung Việt Nam của tác giả Peter Kjær Mackie Jensen và cộng sự đƣợc
tiến hành với cỡ mẫu 471 hộ gia đình tại 5 xã của tỉnh Nghệ An cho thấy trên 90%
hộ gia đình sử dụng phân ngƣời làm phân bón trong đó 94% hộ gia đình thực hành
ủ phân trong và ngoài nhà tiêu. Với tình hình sản xuất 3 vụ trong năm do đó thời
gian ủ phân chỉ đạt trung bình từ 3-4 tháng trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Thời gian
này ngắn hơn so với quy định là 6 tháng [67].
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huệ tại một xã thuần nông thuộc tỉnh Hƣng
Yên năm 2009, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu tại địa bàn điều tra là 98,7%. Tỷ lệ hộ
gia đình có nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh là 23,7%, trong đó 18,5% nhà tiêu
tự hoại, 2,6% nhà tiêu hai ngăn, 2,1% nhà tiêu biogas, 0,5% nhà tiêu thấm dội nƣớc
16
và không có hộ nào có nhà tiêu chìm có ống thông hơi. Tỷ lệ nhà tiêu HVS theo các
tiêu chuẩn XD, SDBQ theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT trên tổng số hộ gia đình
điều tra rất thấp, chỉ đạt 15,1% số HGĐ đƣợc điều tra, bao gồm 13% số hộ có nhà
tiêu tự hoại, 1,3% số hộ có nhà tiêu biogas, 0,5% số hộ có nhà tiêu 2 ngăn và 0,3%
có nhà tiêu thấm dội nƣớc [26].
Dân tộc thiểu số là nhóm đối tƣợng đặc biệt thiệt thòi về tình trạng các công
trình vệ sinh. Dân tộc Kinh vẫn có tỷ lệ sử dụng nhà tiêu đơn giản cao, nhƣng tỷ lệ
nhà tiêu tự hoại đang dần tăng lên. Tỷ lệ dân tộc Kinh không có nhà tiêu chỉ dƣới
10%. Trong khi đó, ở các dân tộc thiểu số nói chung, tỷ lệ không có nhà tiêu từ 30-
50%, tùy nhóm dân tộc, tỷ lệ sử dụng nhà tiêu HVS chỉ dƣới 10%. Ở miền Nam, tỷ
lệ ngƣời sử dụng nguồn nƣớc sông để ăn uống, sinh hoạt cũng nhƣ tỷ lệ sử dụng nhà
tiêu đổ trực tiếp ra ao, hồ, sông, kênh, rạch là cao nhất [36].
Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực trạng kiến thức và thực hành
của ngƣời dân về nhà tiêu và xử lý phân còn thấp. Cùng với sự hiểu biết và thực
hành vệ sinh kém, thể hiện tỷ lệ nhà tiêu HVS và xử lý phân đúng cách ở vùng nông
thôn Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong chiến lƣợc cấp nƣớc
và VSMT nông thôn [42].
1.2.2. Một số loại nhà tiêu HVS đang đƣợc khuyến khích sử dụng tại Việt Nam
Theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ Y tế, các loại
nhà tiêu hiện đang đƣợc khuyến khích sử dụng tại Việt Nam là: nhà tiêu tự hoại,
nhà tiêu 2 ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu thấm dội nƣớc và nhà tiêu chìm có ống
thông hơi. Các loại nhà tiêu này là nhà tiêu HVS nếu đảm bảo các yêu cầu về kỹ
thuật XD và sử dụng, bảo quản. Nhà tiêu Biogas về cơ bản là một dạng của nhà tiêu
tự hoại, nhƣng có một số điểm khác biệt về cấu trúc so với nhà tiêu tự hoại thông
thƣờng. Tùy từng địa bàn và điều kiện kinh tế mà lựa chọn loại hình nhà tiêu phù
hợp [8].
Các loại nhà tiêu này đƣợc quy định hợp vệ sinh về mặt kỹ thuật và đảm bảo
các yêu cầu sau:
17
Cô lập đƣợc phân ngƣời, ngăn không cho phân chƣa đƣợc xử lý tiếp xúc với
ngƣời, động vật và côn trùng.
Có khả năng tiêu diệt đƣợc các tác nhân gây bệnh có trong phân (virus, vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán).
Không làm ô nhiễm môi trƣờng xung quanh.
Nhà tiêu tự hoại
Đây là nhà tiêu đƣợc coi là tốt nhất nƣớc ta hiện nay. Phân đƣợc xử lý theo
nguyên tắc ngâm ủ và lên men, các mầm bệnh bị tiêu diệt, mùn đƣợc giữ lại ở đáy
bể, nƣớc lắng qua bể và thấm vào đất hoặc vào hệ thống cống thải.
Nhà tiêu tự hoại có ƣu điểm là không có mùi hôi, không thu hút ruồi nhặng,
không gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh, tạo sự dễ chịu cho ngƣời sử dụng.
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ (nhà tiêu hai ngăn sinh thái)
Là loại nhà tiêu phù hợp cho những vùng sản xuất nông nghiệp, đang đƣợc
khuyến cáo triển khai mở rộng cho vùng nông thôn Việt Nam. Đây là loại nhà tiêu
đƣợc cải tiến từ nhà tiêu hai ngăn truyền thống. Nhà tiêu có hai ngăn, một ngăn sử
dụng, một ngăn ủ phân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nƣớc tiểu ra ngoài tránh
ẩm ƣớt, có nắp đậy hố tiêu để tránh ruồi, muỗi, vật nuôi chui vào hố phân, có ống
thông hơi để tránh mùi hôi khi đang dùng.
Ƣu điểm của nhà tiêu này là dễ xây dựng, không làm ô nhiễm nguồn nƣớc và
môi trƣờng. Khi phân đã ủ đúng thời gian và kỹ thuật có thể trở thành nguồn phân
bón khá tốt cho cây trồng, làm tăng màu mỡ đất, nhƣ vậy chất thải đƣợc tái sử dụng
lại theo hƣớng sinh thái.
Nhà tiêu thấm dội nước
Loại nhà tiêu này phù hợp với những nơi có nguồn nƣớc dội dồi dào, chất đất
dễ thấm nƣớc và không có nguy cơ gây ô nhiễm nƣớc ngầm. Ngƣợc lại nhà tiêu này
không phù hợp với các nơi thiếu nƣớc dội, vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó
thấm nƣớc và nhân dân có nhu cầu sử dụng phân bón ruộng.
18
Ƣu điểm: Vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi thối, không có ruồi nhặng. Xử
lý đơn giản và rẻ tiền, sử dụng ở những nơi không có cống nƣớc thải, dễ sử dụng và
bảo quản.
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
Là loại nhà tiêu áp dụng cho những vùng thiếu nƣớc dội, vùng đất rộng
ngƣời thƣa nhƣ miền trung du, miền núi, nhân dân không có thói quen dùng phân để
bón ruộng lúa và hoa màu. Loại nhà tiêu này dễ làm, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng.
Nhà tiêu Biogas (bể khí sinh học)
Áp dụng nhiều ở các nƣớc phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển, đặc
biệt ở khu vực Châu Á. Kết quả thí điểm cho thấy bể khí sinh học áp dụng tốt cho
những hộ gia đình thực hiện mô hình VAC. Công nghệ này không chỉ giải quyết tốt
vấn đề ô nhiễm môi trƣờng mà còn cung cấp khi đốt cho sinh hoạt gia đình.
Bể khí sinh học hoạt động do quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có
trong phân ngƣời, phân gia súc, rác thải hữu cơ để cho ta khí Cacbonic (CO2) và
Mêtan (CH4).
1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ PHÂN NGƢỜI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÂN NGƢỜI LÊN
MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Khi nói đến vấn đề quản lý phân ngƣời cũng chính là nói đến thực trạng quản
lý và sử dụng nhà tiêu, nhà tiêu HVS. Tại các vùng thành phố, thị xã, nơi có điều
kiện kinh tế phát triển thì đa phần ngƣời dân sử dụng nhà tiêu thuộc loại HVS (tự
hoại, thấm dội nƣớc, hai ngăn ủ phân tại chỗ, ) do đó vấn đề quản lý phân tƣơng
đối tốt và thuận lợi. Còn ở vùng nông thôn, những vùng khó khăn, ngƣời dân sử
dụng các loại nhà tiêu không HVS (đào, 1 ngăn, cầu tro, cầu tiêu ao cá), thậm trí là
không có nhà tiêu khiến cho vấn đề quản lý và xử lý phân gặp rất nhiều khó khăn.
Điều đó cũng làm tăng sự ô nhiễm môi trƣờng và các bệnh có liên quan đến phân
ngƣời có điều kiện phát triển [38].