Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ Lucanidae (Insecta Coleoptera) tại Vường Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 93 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
o0o



NGUYỄN QUANG THÁI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG HỌ
LUCANIDAE
(INSECTA: COLEOPTERA)
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC





Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
o0o


NGUYỄN QUANG THÁI

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG HỌ LUCANIDAE


(INSECTA: COLEOPTERA)
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 10.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN QUẢNG




Hà Nội - 2012

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa trung bình năm 17
Bảng 3.1. Thành phần loài Lucanidae tại VQG Tam Đảo 36
Bảng 3.2. Số lƣợng loài trong các giống của họ Lucanidae
tại VQG Tam Đảo 38
Bảng 3.3. Phân bố của các loài Lucanidae trong các sinh cảnh khác nhau tại khu
vực VQG Tam Đảo 56
Bảng 3.4. Thành phần loài Lucanidae ở các độ cao khác nhau tại VQG Tam Đảo
59
Bảng 3.5. Thành phần loài và số lƣợng cá thể theo từng tháng tại Vƣờn quốc gia
Tam Đảo 61
Bảng 3.6. Số lƣợng cá thể Lucanidae thu đƣợc và nhiệt độ trung bình trong tháng ở

VQG Tam Đảo 63


Danh mục hình ảnh
Hình 1.1. Cây phát sinh chủng loại các bộ côn trùng 8
Hình 1.2. Tình trạng phân loại họ Lucandiae trong bộ Coleoptera 9
Hình 1.3. Vòng đời của các loài thuộc họ Lucanidae 12
Hình 1.4. Ấu trùng Lucanus cervus tuổi 2 13
Hình 1.5. Lucanus sp. hóa nhộng trong cocoon 14
Hình 1.6. Giao phối ở Neolucanus parryi 15
Hình 1.7. Giao phối ở P.oweni 15
Hình 2.1. Bản đồ các khu vực thu mẫu 22
Hình 2.2. Địa điểm thu mẫu thứ nhất 23
Hình 2.3. Địa điểm thu mẫu thứ hai 23
Hình 2.4. Địa điểm thu mẫu thứ ba 24
Hình 2.5. Địa điểm thu mẫu thứ tƣ 24
Hình 2.6. Địa điểm thu mẫu thứ năm 25

Hình 2.7. Mặt lƣng Prosopocoilus confucius 31
Hình 2.8. Mặt bụng Prosopocoilus confucius 31
Hình 2.9. Ăng ten của Lucanus angusticornis 32
Hình 2.10. Đầu của Neolucanus nitidus với mắt bị phân cắt hoàn toàn 33
Hình 2.11. Cấu tạo Genitalia của Prosopocoilus crenulidens 35
Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm số lƣợng loài trong mỗi giống Lucanidae

tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo 39
Hình 3.2. Hình dạng ngoài của loài Nigidius laoticus De lisle, 1964 41
Hình 3.3. Hình thái ngoài của Prosopocoilus crenulidens (Fairmaire, 1895) 42
Hình 3.4. Hình dạng đầu và hàm trên của P. crenulidens 43
Hình 3.5. Hình dạng tấm ngực trƣớc và đôi cánh trƣớc của P. crenulidens 43

Hình 3.6. Mặt bụng Genitalia của P. crenulidens 43
Hình 3.7. Mặt lƣng Genitalia của P. crenulidens 43
Hình 3.8. Hình thái ngoài của Prosopocoilus denticulatus (Boileau, 1901) 44
Hình 3.9. Mặt bụng genitalia của P. denticulatus 45
Hình 3.10. Mặt lƣng genitalia của P. denticulatus 45
Hình 3.11. Hình dạng đầu và hàm trên của P. denticulatus 45
Hình 3.12. Tấm lƣng ngực trƣớc và đôi cánh trƣớc P. denticulatus 45
Hình 3.13. Hình thái ngoài của Katsuraius ikedaorum Nagai, 1996 46
Hình 3.14. Hình thái ngoài của Cyclommatus tamdaoensis Fujita, 2010 46
Hình 3.15. Hình thái ngoài của Cyclommatus strigiceps Westwood, 1848 47
Hình 3.16. Cẳng chân giữa của L. angusticornis có 3 gai 48
Hình 3.17. Clypeus kéo dài và xẻ đôi của L. planeti 49
Hình 3.18. Ăng ten có 6 đốt cuối mở rộng tạo thành nhóm (club) của H. vitalisi 49
Hình 3.19. Tấm lung đốt ngực trƣớc của R. speciosus 50
Hình 3.20. Canthus phân cắt một phần mắt 51
Hình 3.21. Cẳng chân giữa với ít hơn 2 gai 51

Hình 3.22. Biểu đồ so sánh số lƣợng loài ở các sinh cảnh khác nhau 57
Hình 3.23. So sánh số lƣợng loài Lucanidae phân bố
ở các dải độ cao khác nhau 60
Hình 3.24. Biến thiên nhiệt độ và số lƣợng cá thể Lucanidae
theo tháng trong năm tại VQG Tam Đảo 64
Hình 3.25. Biểu diễn nhiệt độ trung bình với số loài thu đƣợc theo tháng tại VQG
Tam Đảo 64
Hình 3.26. Mô hình làm khu sinh sản nhân tạo cho Lucanidae 67

MỞ ĐẦU
Trong lớp côn trùng, bộ cánh cứng (Coleoptera) là một bộ côn trùng có số
lƣợng loài lớn nhất đƣợc biết đến. Số loài cánh cứng đã đƣợc mô tả lên tới 350 000
loài cùng với rất nhiều loài đang chờ đợi đƣợc khám phá. Bộ Cánh cứng chiếm

khoảng 25% tất cả các dạng sống đã biết. Tuy nhiên số lƣợng loài đã biết này có thể
mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số loài cánh cứng trên thế giới. Ví dụ,
Nielsen và Mound (2000) dự đoán rằng có khoảng 850.000 loài; còn theo Simon
(1996), Grove & Stork (2000) thì có khoảng 2,4 – 2,7 triệu loài cánh cứng trên trái
đất [20].
Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm các quốc gia có tài nguyên sinh vật dồi dào và
là trung tâm đa dạng sinh học lớn của thế giới [4], [14]. Tuy nhiên sự tàn phá của
chiến tranh trong quá khứ, đặc biệt việc chặt phá rừng và ô nhiễm môi trƣờng hiện
nay đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật của nƣớc ta.
Họ Lucanidae, tên Việt Nam là kẹp kìm, bọ ngà, bọ sừng hƣơu, là một họ
thuộc bộ Cánh cứng. Có khoảng 1400 loài đã đƣợc ghi nhận trên toàn thế giới
(Fujita, 2010) [21]. Ở Việt Nam họ Lucanidae có khoảng 170 loài đã đƣợc ghi nhận
thƣờng sinh sống vùng rừng núi có độ cao trên 300m so với mực nƣớc biển, trong
các hệ sinh thái ít bị tác động [44], ít khi bắt gặp chúng ở khu vực rừng trồng, rừng
tái sinh. Nhiều loài trong họ Lucanidae đang đứng trƣớc các nguy cơ bị đe dọa cao,
do việc tàn phá hệ sinh thái và săn bắt phản khoa học để bán cho các nhà sƣu tập
nƣớc ngoài. Gần đây nhiều phát hiện mới về các nghiên cứu Lucanidae của Việt
Nam có giá trị về khoa học đã đƣợc công bố nhƣ các công trình của Maeda (2009,
2010, 2012), Michele (1998) [21]. Tuy nhiên kết quả thu đƣợc còn khá khiếm tốn so
với tiềm năng sẵn có của khu hệ sinh vật của nƣớc ta.
Côn trùng ở vƣờn Quốc gia (VQG) Tam Đảo nói chung, họ Lucanidae nói
riêng rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loài đặc hữu: Katsuraius
ikedaorum, Lucanus persarinii [21]. Trƣớc đây đã có một công bố về côn trùng
họ Lucanidae ở Vƣờn Quốc Gia Tam Đảo của các tác giả nƣớc ngoài dựa vào
nguồn mẫu vật mua đƣợc từ ngƣời dân, chủ yếu là các công bố về phát hiện các loài

mới [21] mà chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về đặc điểm đa dạng, tình
trạng phân bố của họ Lucanidae cũng nhƣ xây dựng khóa định loại cho các loài
thuộc họ Lucanidae tại đây [44].
Trong hệ sinh thái tự nhiên các loài Lucanidae ở giai đoạn trƣớc trƣởng

thành sử dụng gỗ mục làm nguồn thức ăn góp phần vào quá trình phân hủy xác thực
vật trả lại mùn và khoáng chất cho đất. Chúng không phải là những loài gây hại cho
nông, lâm nghiệp vì vậy ở một mức độ nào đó nhóm côn trùng này đến nay vẫn
chƣa đƣợc các nhà khoa học trong nƣớc nghiên cứu chuyên sâu. Bên cạnh đó do
nhiều loài có hình thái ngoài kỳ dị nên trong thu bắt côn trùng cánh cứng trái phép
chúng là đối tƣợng đƣợc chú ý săn lùng cho việc buôn bán với du khách nƣớc
ngoài, đặc biệt là vào thời điểm của những năm 90 của thế kỷ trƣớc [3]. Ngoài ra
các hoạt động khai thác rừng dù đã đƣợc hạn chế những vẫn thƣờng xuyên xảy ra
đặc biệt là việc đốn hạ các loại cây gỗ lớn làm biến đổi hệ sinh thái rừng tự nhiên ở
VQG Tam Đảo đã và đang làm suy giảm đa dạng sinh học, gây nên sự biến mất
nhiều loài côn trùng trong đó có một số loài Lucanidae. Xuất phát từ những lý do đó
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ
Lucanidae (Insecta: Coleoptera) tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc” với
mục tiêu:
- Xác định thành phần loài hiện nay của Lucanidae, đặc trƣng phân bố của
chúng.
- Xây dựng khóa định loại cho côn trùng họ Lucanidae thu đƣợc ở Tam Đảo
để thúc đẩy việc nghiên cứu nhóm cánh cứng này trong tƣơng lai.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn loài côn trùng Lucanidae ở VQG Tam Đảo.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu Lucanidae
1.1.1. Tình hình nghiên cứu Lucanidae trên thế giới
Tên gọi Lucanidae Latreille, 1804 do nhà bác học ngƣời Pháp Pierre André
Latreille (1762-1833) công bố đầu tiên vào năm 1804 [46], thuộc liên họ bọ hung
Scarabaeoidea, bộ cánh cứng (Coleoptera), lớp côn trùng (Insecta). Họ Lucanidae
(Coleoptera: Scarabaeoidea) trên thế giới đã đƣợc nghiên cứu từ lâu bởi các tác giả
Didier và Seguy (1953) [18], Benesh (1960) [16], Maes (1992), Mizunuma và
Nagai (1994) [32]. Công trình nghiên cứu nổi tiếng gần đây về nhóm côn trùng này
đƣợc xuất bản trong cuốn “The Lucanid beetles of the world” của tác giả Hiroshi

Fujjita năm 2010 [21]. Theo thống kê mới nhất của Fujita (2010), toàn thế giới đã
có 1414 loài và phân loài thuộc 105 giống Lucanidae đƣợc công bố, trong đó 1348
loài đƣợc nghiên cứu dựa trên mẫu vật, còn lại 66 loài dựa trên các ảnh chụp hoặc
hình vẽ minh họa. Lucanidae phân bố khá rộng rãi trên toàn thế giới, tuy nhiên số
lƣợng loài và số lƣợng cá thể chủ yếu phân bố ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới của
miền Đông Phƣơng (Oriental region) các khu vực còn lại thành phần loài ít đa dạng
hơn [21].
Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới đã đầu tƣ nghiên cứu kỹ về khu hệ cũng
nhƣ sinh thái học của các loài Lucanidae trong hệ sinh thái. Chẳng hạn ở Thái Lan
việc nghiên cứu Lucanidae đã đƣợc tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc,
hiện nay khu hệ của Thái Lan đã đƣợc nghiên cứu khá cụ thể đƣợc công bố trong
các công trình nhƣ “Lucanidae of Thailand” của Bro. Amnuay Pinratana & Jean-
Michel Maes năm 2003; “Beetles of Thailand” của tác giả Pisuth Ek-Amnuuay năm
2008. Kết quả cho thấy đã có 115 loài và phân loài thuộc 24 giống đã đƣợc ghi nhận
ở Thái Lan [33]. Ở Lào có nghiên cứu của Maes Jean-Michel … Ở Hàn Quốc các
nghiên cứu của tác giả Sang II Kim và Jin III Kim (2010) đã ghi nhận 17 loài thuộc
9 giống cho quốc gia này [35]. Ở New Guinea tác giả Luca Bartolozzi (2011) đã
thống kê có 100 loài trong đó có 67 loài và 1 phân loài đặc hữu. Các công trình của

Benesh (1960); Blackwelder and Arnett (1974); Milne (1933); Hoffman (1937),
Paulsen (2005) cũng đã có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu thành
phần loài và đặc trƣng phân bố của côn trùng họ Lucanidae ở Bắc Mỹ [16], [23].
Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu phân loại học Lucanidae còn gặp nhiều
khó khăn do tính đa hình của chúng. Một loài có thể có rất nhiều hình dạng, kích
thƣớc khác nhau từ dạng có kích thƣớc nhỏ, trung bình đến lớn Một nhà phân loại
có thể mô tả một loài mới cho khoa học, nhƣng các nghiên cứu tiếp theo của một
nhà khoa học khác lại bác bỏ kết quả đó do tác giả trƣớc đây dựa trên một mẫu vật
có kích thƣớc khác với kích thƣớc trong mô tả gốc [20]. Điều này đã làm cho hệ
thống phân loại có nhiều thay đổi và bị nhiễu gây khó khăn cho các nhà phân loại
học sau này [20], [23]. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu bậc phân loại các loài cũng

gây nhiều tranh cãi, trƣớc đây loài này đƣợc xếp vào giống này sau đó lại bị xếp lại
vào giống khác, trƣớc đây loài này ở bậc phân loại là loài nhƣng sau đó tác giả khác
lại đƣa xuống bậc phân loại phân loài rồi lại có quan điểm khác cho rằng vẫn nên để
ở bậc phân loại loài. Tình trạng lẫn lộn bậc phân loại và mô tả sai loài mới là phổ
biến ở các loài côn trùng họ Lucanidae. Trong thực tế hiện nay mỗi loài thƣờng có
nhiều tên đồng vật (synonym) là hệ quả của các sai sót đó [7], [20].
Hiện nay hệ sinh thái rừng trên toàn thế giới ngày càng bị hủy hoại, hậu quả
là nhiều vùng, nhiều hệ sinh thái con ngƣời chƣa kịp hiểu biết về thành phần loài
cũng nhƣ các đặc điểm sinh học của các loài trƣớc khi chúng bị tuyệt chủng do mất
nơi sống [17]. Một số khu vực địa lý có thành phần loài Lucanidae đơn giản và đã
đƣợc nghiên cứu kỹ, một số tác giả đã đƣa ra đƣợc khóa định loại tới giống và tới
loài. Chẳng hạn nhƣ Benesh (1946); Howden và Lawrence (1974); Ratcliffe 1991
đã đƣa ra khóa định loại tới loài các cá thể trƣởng thành của khu vực Bắc Mỹ;
Ritcher (1966); Paulsen (2005) đã đƣa ra khóa định loại của ấu trùng Lucanidae ở
Bắc Mỹ. Tuy nhiên ở các khu hệ có độ đa dạng cao, thành phần loài phức tạp và
tính phức tạp về tình trạng phân loại thì việc xây dựng khóa định loại cho toàn khu
hệ là điều rất khó khăn [14]. Hiện nay phƣơng pháp tốt, và thƣờng đƣợc các nhà
phân loại học trên thế giới sử dụng để định loại là dựa vào hình thái ngoài để định

loại kết hợp với mô tả cơ quan sinh dục đực ngoài (genitalia) [14] đồng thời có thể
áp dụng biện pháp sinh học phân tử để xác định những cá thể có kiểu hình tƣơng tự
nhau có phải là cùng loài hay không.
Bên cạnh các nghiên cứu về phân loại học, các nghiên cứu về sinh thái học
của nhiều loài Lucanidae cũng đƣợc nhiều chuyên gia côn trùng học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu. Tanahashi và cộng sự (2009, 2010) [30] đã tiến hành nghiên
cứu mối quan hệ giữa dinh dƣỡng của Lucanidae và hệ vi nấm; các công trình của
Wan và cộng sự. (2006, 2007); Wan, Wan và Yûki (2006) đã tiến hành nghiên cứu
về tiến hóa và phát sinh loài trong họ Lucanidae [23],[24],[25].
Các nghiên cứu sinh học phân tử đƣợc tiến hành bởi Araya (2003);
Holloway (1972) ở một số loài Lucanidae cũng đã góp phần nâng cao hiểu biết của

con ngƣời về tình trạng phân loại của Lucanidae, mối quan hệ giữa Lucanidae và hệ
sinh thái, thậm chí cả mối quan hệ của các khu vực địa lý khác nhau [6], [8],[36].
Bên cạnh đó phong trào nhân nuôi côn trùng trong phòng thí nghiệm và mục
đích thƣơng mại trên thế giới đã diễn ra rầm rộ hơn 20 năm nay đặc biệt ở Nhật, Đài
Loan, Thái Lan… Thuộc vào lĩnh vực này có các nghiên cứu của Lai (2001), Lai và
cộng sự. (2008) [25], [26]. Hiện nay ngoài việc thu mua côn trùng khô ngƣời ta còn
thu mua cả côn trùng sống phục vụ mục đích nhân nuôi sinh sản. Đối với Lucanidae
đã có rất nhiều thành công, thậm chí còn có cả các công ty chuyên sản xuất các thiết
bị, thức ăn phục vụ nhân nuôi Lucanidae. Điều này làm cho áp lực săn bắt ngoài tự
giảm hẳn đối với những loài mới, loài hiếm có giá trị thƣơng mại cao [26].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Lucanidae ở Việt Nam và tại Tam Đảo
Ở nƣớc ta việc nghiên cứu Lucanidae do các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc thực
hiện từ rất sớm với việc công bố hàng loạt loài mới cho khu hệ Việt nam. Chẳng
hạn nhƣ các công bố về kết quả nghiên cứu Benesh (1950); Didier và Seguy (1953)
[18]. Thời gian gần đây, sau khi đất nƣớc thống nhất, các nhà khoa học Nhật Bản,
Italia nhƣ Baba (2000, 2004); Nagai (1996, 1998, 2001, 2005); Maeda (2009,

2010, 2012); Fujita (2010); Zilioli (1998, 1999, 2000) đã công bố một số phát hiện
mới về Lucanidae ở các vùng núi phía bắc (dẫn theo Maeda, 2012) [29]. Sau này
tiếp tục có các nghiên cứu chuyên sâu với với việc phát hiện và công bố thêm rất
nhiều loài mới ở miền Trung nhƣ Kon Tum, Nghệ An, Đà Nẵng [29].
Ở Việt Nam, Vitalis de Salvaza (1919) phát hiện có 59 loài, Didier et al.
(1953) [18] công bố có 85 loài Lucanidae. Số liệu gần đây của Fujita (2010) cho
thấy đã có 132 loài và phân loài Lucanidae đƣợc ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có
39 loài đƣợc phát hiện ở Tam Đảo [21]. Hiện nay nhà côn trùng học ngƣời
Nicaraqua Maes Jean-Michel (2012) đã thống kê không chính thức cho thấy Việt
Nam có 165 loài và phân loài thuộc 30 giống và 38 phân giống, trong đó có nhiều
loài đặc hữu của Việt Nam. Trong số đó cũng có nhiều loài đặc hữu của Tam Đảo
do chƣa tìm thấy chúng ở khu vực khác nhƣ: Lucanus pesarinii Zilioli, 1998;
Katsuraius ikedaorum Nagai, 1996 [41], [42].

Các nghiên cứu về Lucanidae của các giả trong nƣớc mới chỉ dừng lại ở các
điều tra nhỏ lẻ, kết hợp với việc điều tra có tính tổng hợp về côn trùng mà chƣa có
những nghiên cứu chuyên sâu về nhóm côn trùng này, kể cả nơi có thành phần loài
côn trùng đa dạng nhƣ VQG Tam Đảo. Mặc dù vậy cũng phải kể đến các đóng góp
của các tác giả nhƣ: Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dƣ, 2003 (viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật) thông qua các bài báo cũng nhƣ danh mục sách đỏ Việt Nam [1].
1.1.3. Tình hình khai thác côn trùng ở VQG Tam Đảo
Có thể nói VQG Tam Đảo là địa điểm nổi tiếng nhất Việt Nam về hiện tƣợng
thu bắt và buôn bán côn trùng. Việc săn bắt côn trùng nhƣ: bƣớm, các loài côn trùng
cánh cứng (Coleoptera), đặc biệt là Lucanidae có giá trị thƣơng mại đã diễn ra từ
hơn 20 năm trƣớc[3]. Các khu vực mà ngƣời dân thƣờng tiến hành săn bắt chủ yếu
trên các đỉnh núi cao của Tam Đảo (khoảng 20 đỉnh núi ở độ cao trên 1200m). Phần
lớn ngƣời thu bắt côn trùng đến từ các xã vùng đệm của vƣờn. Thời gian thu bắt rải
rác từ tháng 3 đến tháng 9. Tuy nhiên, thời điểm chính là tháng 3 đến tháng 5 và
tháng 7 đến tháng 8. Vào các thời điểm đó ngƣời thu bắt ở từ vài tuần đến hàng

tháng gần các đỉnh núi để thu bắt côn trùng. Sử dụng máy phát điện để thu bắt côn
trùng cánh cứng về đêm là rất phổ biến trong những năm trƣớc [3]. Ví dụ: Tháng 4
năm 2006, hàng ngày trên mỗi đỉnh núi có từ 2 đến 5 ngƣời thu bắt côn trùng. Nhƣ
vậy, một ngày có ít nhất trên 20 ngƣời thu bắt côn trùng trên các đỉnh núi. Trong
những năm cao điểm 2000 đến 2004, mỗi đỉnh núi có từ 5 đến 10 ngƣời thu bắt côn
trùng. Số lƣợng ngƣời săn bắt côn trùng vào thời gian cao điểm có thể lên đến vài
trăm ngƣời. Chính tình hình nhƣ vậy đã góp phần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
côn trùng trong đó có họ Lucanidae ở Tam Đảo [3].
Đứng trƣớc một thực trạng nhƣ vậy, việc điều tra về đa dạng côn trùng nói
chung và về họ Lucanidae nói riêng đang là những đòi hỏi cần thiết, nhằm bổ sung
cho sự đầy đủ về đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo, đồng thời dựa trên vật mẫu
thu thập xây dựng các khóa định loại về nhóm côn trùng này của vƣờn đóng góp
thực tế để ngƣời làm công tác chuyên môn và quản lý cũng nhƣ ngƣời dân trong
khu vực vƣờn dễ dàng nhận biết các loài của nhóm côn trùng trong việc gìn giữ, bảo

tồn và phát triển chúng.
1.2. Bậc thang tiến hóa và tình trạng phân loại
1.2.1. Cổ sinh vật học
Hóa thạch cổ nhất của bộ cánh cứng đƣợc tìm thấy ở đầu kỷ Permian (Thế
Asselian) cách đây khoảng 300 triệu năm trƣớc ở Niedermoschel gần Mainz, nƣớc
Đức. Điều này cho thấy tổ tiên của Bộ cánh cứng đã xuất hiện khi các lục địa trên
trái đất còn đang gắn với nhau thành siêu lục địa Pangea. Đến cuối kỷ Permian thì
cấu tạo của cánh cứng đã phần nào hoàn thiện. Tuy nhiên những bộ cánh cứng xuất
hiện từ kỷ Permian đã bị tuyệt chủng không còn tồn tại đến ngày nay. Bộ cánh cứng
hiện nay là con cháu của bộ cánh cứng chủ yếu xuất hiện từ kỷ Phấn trắng (cách đây
150 triệu năm) [31].
Các bằng chứng cổ sinh vật học Lucanidae chứng minh rằng Lucanidae xuất
hiện từ hơn 80 đến 105 triệu năm trƣớc (Donnelly, 1988). Theo tác giả Ross and
Scortese (1988) đã tìm thấy hóa thạch Lucanidae ở cuối kỷ phấn trắng (Cretaceous)

của đại Trung sinh (Mesozoic) cách đây 118 triệu năm [34], [39]. Hiện nay các việc
nghiên cứu cổ sinh vật học Lucanidae đều dựa trên các mẫu vật hóa thạch. Cho đến
nay đã phát hiện đƣợc 20 mẫu vật hóa thạch Lucanidae trên toàn thế giới [31].
1.2.2. Vị trí của họ Lucanidae trong lớp côn trùng
Theo quan điểm của Grimaldi, D. và M. S. Engel năm 2005 [22] thì Bộ cánh
cứng thuộc liên bộ Endopterygota, lớp côn trùng. Liên bộ này gồm những bộ côn
trùng có biến thái hoàn toàn. Vòng đời của chúng trải qua các giai đoạn từ trứng, ấu
trùng, nhộng và trƣởng thành. Họ Lucanidae thuộc Liên họ bọ hung Scarabaeoidae,
phân bộ Polyphaga; bộ cánh cứng Coleoptera.

Hình 1.1. Cây phát sinh chủng loại các bộ côn trùng
(Nguồn: Grimaldi, D. và M. S. Engel, 2005) [37]
Trong bộ cánh cứng (Coleoptera) thì Lucanidae từng đƣợc xem là họ cổ nhất
(Crowson 1967; Howden 1982; Ritcher 1966). Hay đã từng có các giả thuyết xem
Lucanidae là nền tảng về phân loại và tiến hóa của liên họ bọ hung Scarabaeoidae

(Howden1982; Iablokoff - Khnzorian 1977; Lawrence và Newton 1995). Tuy nhiên

khi so sánh các đặc điểm “cổ” trong nhóm Scaraboeoidae thì Scholtz et al. (1994)
đã chỉ ra rằng nhóm Glaresidae lại có các đặc điểm cổ hơn so với Lucanidae. Theo
giả thuyết này thì Lucanidae thuộc nhóm cổ nhất trong liên họ bọ hung cùng với các
họ Passalidae, Diphyllostomatidae, Glaphyridae, Trogidae, Pleocomidae, và
Bolboceratinae (Geotrupidae) [13].

Hình 1.2. Tình trạng phân loại họ Lucanidae trong bộ Coleoptera
(Nguồn: Pisuth, 2008) [33]

1.2.3. Tình trạng phân loại trong họ Lucanidae
Benesh (1960) đã phân họ Lucanidae thành 8 phân họ [16], nhƣng quan niệm
phân loại học hiện đại chia Lucanidae thành 4 phân họ bao gồm: Aesalinae,
Lampriminae, Syndesinae và Lucaninae [37], trong số đó phân họ Lucaninae chiếm
thành phần loài đa dạng nhất. Ở Việt Nam tuyệt đại đa số các loài Lucanidae đƣợc
phát hiện thuộc phân họ Lucaninae, mới chỉ duy nhất 1 loài Aesalus satoi Araya &
Yoshitomi, 2003 thuộc phân họ Aesalinae (không thuộc phân họ Lucaninae) đƣợc
ghi nhận [10], [42]. Từ các phân họ chia ra các tộc (Tribe), các giống, phân giống,
loài và phân loài. Lucanidae ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ phát hiện thấy các
loài ở 9 tộc (tribe): Aesalini, Lucanini, Odontolabini, Figulini, Nigidiini,
Cyclommatini, Cladognathini, Dorcini và Aegini [21]. Tuy nhiên quá trình phân
loại sắp xếp các giống vào các tộc cũng nhƣ sắp xếp các loài vào giống giống ở họ
Lucanidae còn nhiều tranh cãi, đặc biệt là ở 2 tộc Dorcini và Cladognathini. Vì thế
cần nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu để giải quyết vấn đề phân
loại còn nhiều bất cập của họ này [7], [21], [44].
1.3. Vai trò của Lucanidae trong hệ sinh thái
Lucanidae là nhóm sinh vật rất nhạy cảm với điều kiện tự nhiên, khả năng
bay lƣợn hạn chế, chủ yếu hoạt động về đêm. Vòng đời dài nhƣng giai đoạn trƣởng
thành lại rất ngắn, do đó khả năng giao phối hạn chế. Mặt khác mỗi cá thể cái đẻ

trứng với số lƣợng ít (mỗi cá thể cái chỉ đẻ vài chục quả) [10]. Đặc biệt Lucanidae
sinh sống trong một sinh cảnh hẹp, kén chọn nguồn thức ăn và nơi ở rất dễ bị ảnh
hƣởng dƣới tác động của việc biến đổi môi trƣờng sống. Do đó sự suy giảm số
lƣợng hay biến mất của Lucanidae có thể là chỉ thị cho tài nguyên rừng ở khu vực
nghiên cứu đã bị khai thác cạn kiệt, chỉ thị tình trạng khai thác lƣợng cây thân gỗ
[8].
Lucanidae không phải là một loài gây hại đáng kể trong hệ sinh thái vì chúng
chỉ dinh dƣỡng các loại gỗ đang phân hủy (Lucanidae thuộc nhóm Xylophagous),
không phá hoại cây gỗ đang sống hoặc mới đốn hạ. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp

một số loài Lucanidae trên các cây gỗ lớn có nhựa nhƣng chúng chỉ hút một ít nhựa
không đáng kể trong suốt thời gian trƣởng thành của chúng [2]. Cũng nhƣ các loài
sinh vật trên trái đất Lucanidae còn góp phần làm tăng nguồn đa dạng sinh học, bảo
tồn nguồn gen.
Các loài trong họ Lucanidae cùng với các nhóm côn trùng ăn gỗ khác nhƣ
Cerambycidae … có những đóng góp nhất định vào chu trình sinh địa hoá các chất,
giúp phân huỷ cơ học một cách nhanh chóng các loại gỗ trong tự nhiên nhờ vào đặc
điểm háu ăn của ấu trùng [14], [39].
Lucanidae còn là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, chúng là
thức ăn của một số loài động vật khác nhƣ chim, các loại động vật nhỏ khác bắt ấu
trùng và cả con trƣởng thành để ăn. Một vài loài Lucanidae cũng ăn các loài động
vật nhỏ khác (Tribe Figulini) và có vai trò là tác nhân thụ phấn cho thực vật [35].
Lucanidae là một nhóm sinh vật xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trƣớc. Việc
sử dụng cổ sinh vật học thậm chí cả các mẫu vật hiện nay để so sánh giữa
Lucanidae của các vùng địa lý khác nhau có thể giúp các nhà địa chất học hiểu đƣợc
mối quan hệ giữa các vùng địa lý nhƣ thế nào từ khoảng trăm triệu năm trƣớc
(Robert E. Woodruff, 2009) [31], [34], [39].
Lucanidae còn có giá trị sƣu tập thẩm mỹ vì có hình dáng đẹp, dễ bảo quản.
Là đối tƣợng của rất nhiều nhà sƣu tập côn trùng trên toàn thế giới. Đồng thời trong
lịch sử nhân loại, hình ảnh Lucanidae đã xuất hiện rất nhiều trong tranh vẽ, đồng xu

cổ chứng tỏ Lucanidae có vai trò giá trị tinh thần của nhiều nền văn hóa trên thế
giới [24].
Lucanidae có vai trò quan trọng trong sinh cảnh nhƣ vậy nhƣng hiện nay môi
trƣờng sống của Lucanidae ngày càng thu hẹp. Hiện tƣợng chặt phá rừng bừa bãi
làm giảm nơi sống, nguồn thức ăn của Lucanidae. Việc nghiên cứu Lucanidae ở
nƣớc ta chƣa đƣợc tiến hành tƣơng xứng với tiềm năng và tầm quan trọng của nó.
Chính vì vậy chúng tôi thực hiện các nghiên cứu về nhóm côn trùng này với hy

vọng trong tƣơng lai góp thêm những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn
loài côn trùng còn đang ít đƣợc quan tâm này.
1.4. Vòng đời Lucanidae

Hình 1.3. Vòng đời của các loài thuộc họ Lucanidae
(Nguồn: Marria Fremlin & Carim Nahaboo, 2008)
Theo Marria Fremlin & Carim Nahaboo (2008), khi hoàn thành quá trình lột
xác lần cuối thành các cá thể trƣởng thành (thƣờng vào đầu mùa hè), Lucanidae bay
đi tìm bạn đời để giao phối. Các con đực thƣờng đánh nhau để tranh giành con cái.
Sau khi giao phối con cái sẽ bay đi và chọn các gốc cây mục ở dƣới đất, đào các
hang trên khúc gỗ đó, hoặc lợi dụng những vết nứt của thớ gỗ hay vỏ cây để đẻ
trứng. Con cái cũng có thể đẻ vào nhiều hốc khác nhau sau đó chết đi [12]. Các pha
phát dục của Lucanidae gồm: trứng, ấu trùng, nhộng và trƣởng thành.
1.4.1. Trứng (egg)
Trứng có vỏ ngoài màu trắng đục, hình bầu dục, đƣờng kính vài milimet tùy
từng loài. Trứng đƣợc đẻ riêng rẽ từng quả nhƣng đƣợc đặt ở gần nhau. Số lƣợng

trứng mà mỗi con cái đẻ tùy thuộc vào từng loài, từng cá thể và cả sức khỏe của
chúng nhƣng thƣờng có khoảng vài chục quả. Ví dụ: Lucanus cervus đẻ 20-30;
Phalacrognathus sp. có thể đẻ tới 50 trứng mỗi lần, Trứng mới đẻ có chiều dài 2,9-
3,7mm rộng 2,2-2,8mm [12],[25].
1.4.2. Ấu trùng


Hình 1.4. Ấu trùng Lucanus cervus tuổi 2
(Nguồn: Marria Fremlin & Carim Nahaboo, 2008)
Sau khoảng 3 tuần trứng nở thành các ấu trùng (larvae) nhỏ và dinh dƣỡng
bằng chất béo dự trữ trong cơ thể sau đó một thời gian chúng bắt đầu ăn gỗ mục. Ấu
trùng qua hai lần lột xác (moult) lớn lên, phàm ăn và bắt đầu tích lũy chất béo cho
giai đoạn trƣởng thành. Thời gian tồn tại của ấu trùng Lucanidae phụ thuộc từng
loài, chất lƣợng gỗ cũng nhƣ điều kiện thời tiết nhƣng thƣờng kéo dài hàng năm và
là giai đoạn chính trong vòng đời của chúng [8], [9]. Ấu trùng Lucanidae mang đặc
điểm điển hình của ấu trùng Scarabaeoidea (scarabaeiform) nhƣ màu hơi trắng (trừ
phần đuôi có thể hơi tối do tích trữ phân), gần hình trụ, dạng cong chữ C và bị mù.
Phần đầu cứng màu nâu đỏ có bộ hàm chắc khỏe, đây là phần thay đổi qua mỗi lần
lột xác của chúng còn phần thân có cấu trúc mềm dẻo linh hoạt nên có khả năng
căng phồng nhƣ quả bóng. Râu đầu có 3-4 đoạn, đoạn cuối cùng rất ngắn; thƣờng
vắng mặt mắt đơn (ocelli), mắt đơn của ấu trùng chỉ tồn tại ở ba tộc (Tribe)
(Platycerini, một số ở tộc Sclerostomini và tộc Ceratognathini) [15]. Hàm dƣới

(maxilla) với tấm nghiền ngoài (galea) và tấm nghiền trong lacinia rõ ràng riêng
biệt, xúc biện (Palp) hàm dƣới gồm 4 đoạn. Hàm trên (mandibles) kéo dài và bất đối
xứng. Bụng có 3-7 đốt, với 1 hoặc nhiều hàng ngang lông cứng ngắn; các lỗ thở
hình cái rổ (Ritcher 1966; Scholtz 1990). Ấu trùng có 3 cặp chân đối xứng hai bên,
mỗi chân có 4 đốt. Để giao tiếp với nhau ấu trùng thƣờng cọ chân sau vào cái lƣợc
ở gốc chân giữa phát ra âm thành, đây là tín hiệu giao tiếp của chúng (Maria
Fremlin, 2008). Hậu môn mở theo chiều dọc hoặc dạng chữ Y trong khi ở nhóm
Scarabaeidae hậu môn thƣờng mở theo chiều ngang (Ratcliffe 1991) [22], [23]. Khi
tích lũy đủ chất béo ấu trùng đạt kích thƣớc tối đa, bề ngoài của chúng có màu vàng
kem là kết quả của lƣợng chất béo đƣợc tích lũy dƣới da. Đây là thời điểm có sự
thay đổi lớn trong vòng đời Lucanidae, ấu trùng dừng ăn, rời khỏi môi trƣờng gỗ,
chui xuống đất, bắt đầu quá trình biến thái. Giai đoạn này ấu trùng tạo thành nhộng
(pupa) chúng không ăn uống hay vận động [25].

1.4.3. Nhộng (pupa)


Hình 1.5. Lucanus sp. hóa nhộng trong cocoon
(Nguồn: Michele Zilioli, 2005)
Quá trình hóa nhộng kéo dài khoảng vài tháng. Nhộng không kéo tơ làm kén
nhƣ bƣớm mà chúng dùng chính không gian bên ngoài mình, dùng dịch cơ thể tiết
ra đó làm cho không gian bên ngoài có dạng cái hang tròn trông nhƣ kén giả
(Cocoon).

1.4.4. Trƣởng thành
Kết thúc quá trình biến thái nhộng hóa thành dạng trƣởng thành (Imago).
Tuy nhiên lúc này Lucanidae thƣờng rất nhạy cảm nên chƣa bay lên, chúng nằm lại
trong đất và chờ đợi thời tiết ấm áp đến rồi mới đồng loạt bay lên để tìm kiếm bạn
tình bắt đầu một vòng đời mới. Nhƣ vậy có thể nói Lucanidae là loài côn trùng sống
trong đất, còn giai đoạn trƣởng thành chỉ là đoạn cuối của cuộc đời để hoàn thành
vòng đời của chúng mà thôi [25], [39].


Hình 1.6. Giao phối ở Neolucanus parryi
(Nguồn: Nguyễn Quang Thái, 2012)
Hình 1.7. Giao phối ở P.oweni
(Nguồn: Nguyễn Quang Thái, 2011)

1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu
1.5.1. Điều kiện tự nhiên của Vƣờn quốc gia Tam Đảo – Vĩnh Phúc
Vƣờn Quốc Gia Tam Đảo đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Dự án khả
thi đầu tƣ xây dựng ngày 6/3/1996. Đến ngày 12/11/2002 có quyết định của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Đến nay
Vƣờn quốc gia Tam Đảo nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo dài 80km theo hƣớng

Tây Bắc – Đông Nam; rộng chừng 10-15km , có toạ độ địa lý từ 21
o
21’- 21
o
42’ vĩ
Bắc và từ 105
o
23’ - 105
o
44’ kinh độ Đông, trải dài trên địa bàn các huyện Tam Đảo
– tỉnh Vĩnh Phúc, Đại Từ – tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dƣơng – tỉnh Tuyên Quang.
Vƣờn có tổng diện tích 34.995 ha trong đó có 26.163 ha rừng. Vùng phục hồi sinh
thái 7240 ha, vùng dịch vụ hành chính 1540 ha, vùng đệm 15.515 ha; phân khu bảo

vệ nông nghiệp 16.442 ha. Trong rừng Quốc gia Tam Đảo có Thị trấn Tam Đảo với
diện tích tự nhiên xấp xỉ 237 ha, cách Hà Nội 80km về phía Tây Bắc và cách thị xã
Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc 24km [5].
1.5.1.1. Địa hình
Vƣờn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo.
Địa hình đa dạng và phức tạp núi đất xen kẽ núi đá. Giữa dãy núi Tam Đảo có 3
ngọn núi cao nhất và xấp xỉ nhau (nên có tên gọi là Tam Đảo): Núi Phù Nghĩa
(Rùng Rình) – cao 1400m, núi Thạch Bàn – cao 1388m, núi Thiên Tự - cao 1375m.
Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mặt nƣớc biển, cao nhất
là đỉnh Tam Đảo với độ cao tuyệt đối 1.592m. Điểm thấp nhất của vƣờn cao khoảng
100m [46].
Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do
hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên nhau. Địa hình
ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sƣờn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông
phụ gần nhƣ vuông góc với dông chính. Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit
pocfia, penzit. Dãy núi Tam Đảo chạy theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng

80 km, rộng từ 10 đến 15 km, địa hình tƣơng đối dốc đứng. Khu vực thị trấn Tam
Đảo nằm ở độ cao từ 430m đến 1250m, trung tâm thị trấn nằm trong một thung lũng
hẹp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam, độ dốc tự nhiên từ 26-35% thậm chí trên
35% [43], [45], [46].
1.5.1.2. Khí hậu
Tam Đảo nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới mƣa mùa vùng núi. Dãy núi
Tam Đảo tạo ra 2 sƣờn Đông và Tây rõ rệt. Sƣờn phía đông có lƣợng mƣa cao hơn
sƣờn phía tây vì sƣờn phía đông đón gió mang nhiều hơi nƣớc thổi từ biển vào.
lƣợng mƣa ở đai cao của núi Tam Đảo khá lớn (2600mm) vì ở đây còn có thêm
lƣợng mƣa địa hình. Lƣợng mƣa hàng năm khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu
vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới
mƣa mùa từ độ cao 700-800 m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mƣa mùa, cũng

nhƣ một số khu vực có nhiệt độ, lƣợng mƣa rất khác nhau của Tam Đảo. Tất cả tạo
nên một Vƣờn quốc gia Tam Đảo đƣợc che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc,
nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái [5], [45],
[46].
Bảng 1.1. Nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa trung bình năm
tại thị trấn Tam Đảo (Nguồn: Trạm khí tƣợng thủy văn Tam Đảo, 2010)

Tháng
Nhiệt độ trung
bình (
O
C)
Độ ẩm trung
bình (%)
Lƣợng mƣa trung
bình (mm)
1

9,9
81
26,1
2
14
92
46,1
3
16,1
93
61,4
4
18,9
91
175,8
5
20,6
93
410,3
6
23,7
85
266
7
23,1
91
509
8
22,8
87

195,5
9
22,7
86
314,1
10
20,3
85
172,9
11
15,3
77
6,7
12
13,3
91
7,4
Qua bảng trên ta thấy nhiệt độ trung bình của khu vực thị trấn Tam Đảo là
18,4
O
C; tháng thấp nhất là (tháng 1) 9,9
O
C; tháng cao nhất là (tháng 6): 23,7
O
C. Độ
ẩm Tam Đảo tƣơng đối cao, độ ẩm trung bình năm xấp xỉ 87,67%; tháng thấp nhất
là 77% (tháng 11); tháng cao nhất là 93% (tháng 3 và tháng 5). Riêng vùng núi có
nền nhiệt độ thấp hơn cả, bình quân là 18
o
C. Độ ẩm bình quân khu vực thấp là 81-

84%, trên cao là 87%. Khu vực vùng núi có độ ẩm cao hơn khu vực thấp, nhất là
khi có mƣa phùn.; Lƣợng mƣa trung bình năm khá lớn (182,6mm) nhƣng phân bố
không đồng đều. Từ tháng 4 đến tháng 10 lƣợng mƣa luôn cao hơn các tháng còn

lại, chiếm 90% lƣợng mƣa cả năm; đặc biệt tháng 5 đến tháng 9 lƣợng mƣa lớn dẫn
đến lũ lớn, gây xói mòn; số ngày mƣa hơn 90 ngày trong năm; lƣợng mƣa cao nhất
vào tháng 7 đạt 509mm; thấp nhất vào tháng 12 chỉ đạt 7,4mm. Sƣơng mù xuất hiện
ở hầu hết các tháng trong năm và nhiều nhất vào các tháng 11,12,1 và 2 làm giảm
tầm nhìn thậm chí giảm còn 3-4m [45].
1.5.1.3. Đa dạng sinh học
Tam Đảo có khu hệ động và thực vật rất đa dạng và phong phú. Theo thống
kê gần đây của dự án GTZ (năm 2003), Tam Đảo có 1282 loài thực vật bậc cao,
thuộc 179 họ khác nhau. Trong đó, có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý, hiếm cần
đƣợc bảo vệ [3], [5].
Thực vật Tam Đảo khá đa dạng với rất nhiều loài cây thuộc các họ thực vật
khác nhau, từ các loài cây nhiệt đới chỉ thấy ở khu vực thấp nhƣ họ Dầu
(Dipterocarpaceae) đến các loài cây á nhiệt đới trên núi nhƣ họ Đỗ quyên
(Ericaceae). Theo tài liệu về Vƣờn Quốc gia Tam Đảo năm 2001 và Thái văn Trừng
năm 1978, thực vật Tam Đảo đƣợc chia thành hai đai là đai cao (đai á nhiệt đới)
trên 700m và đai thấp (đai nhiệt đới) dƣới 700m [5], [45]. Các kiểu rừng chính ở
Tam Đảo là:
Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, ở độ cao dƣới 700m, loại rừng này
chiếm hầu hết diện tích rừng Tam Đảo. Thông thƣờng kiểu rừng này có 3 tầng là
tầng vƣợt tán với các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae); tầng ƣu thế với các loài
cây họ Máu chó (Myristicaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae); và tầng dƣới tán gồm cả
các loài cây ƣa bóng mọc rải rác dƣới tán rừng, chủ yếu thuộc họ Máu chó
(Myristicaceae) và họ Na (Anonaceae). Lớp phủ thực vật dƣới tán rừng bao gồm
các họ Đơn nem (Myrsinaceae) và họ Trúc Đào (Apocynaceae) [5].
Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới ở độ cao trên 700m, độ ẩm cao
nên có rất nhiều loài rêu bao phủ trên thân cây rừng. Các loài cây họ Dầu

(Dipterocarpaceae) không còn thấy nữa, thay vào đó là các loài họ Long não
(Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae) và

họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ở độ cao trên 1000m là sự có mặt của các loài cây lá
nhƣ Pơ Mu (Fokienia hodginsii), Kim giao (Podocarpus sp.).
Rừng hỗn giao tre nứa. Do rừng bị khai thác cũng nhƣ các hoạt động nông
nghiệp đã làm thay đổi các kiểu thảm thực vật. Từ đó, tre và nứa phát triển hình
thành rừng hỗn giao tre, nứa. Rừng phục hồi sau nƣơng rẫy đã bị tàn phá từ những
năm 1980. Trƣớc khi đƣợc thành lập năm 1996, vƣờn chỉ đƣợc bảo vệ ở khu vực từ
độ cao 400m trở lên, từ 400m trở xuống là rừng kinh tế nên các lâm trƣờng đã khai
thác gỗ với cƣờng độ cao trong đó có một phần diện tích dùng làm nƣơng rẫy. Hiện
nay trở lại thành rừng phục hồi, tuy nhiên, với các loài cây nhƣ: màng tang (Litsea
cubeba), ba soi (Macarauga delticulata), dền (Xylopia vielanna)… một số nơi loại
rừng này vẫn bị tác động [45].
Trảng cây bụi: Thƣờng xuất hiện ở nơi đất khô cằn, nhiều ánh sáng với các
loài thực vật điển hình nhƣ: Thổ mật (Bridelia tomentosa), Me rừng (Phyllanthus
embrica)
Côn trùng Tam Đảo rất đa dạng, nơi có nhiều loài đặc trƣng, đặc hữu và loài
quý, hiếm. Vƣờn Quốc gia Tam Đảo còn đƣợc ghi nhận là một trong những nơi có
mức độ đa dạng của các loài côn trùng cao nhất Việt Nam (Anon, 1991). Tam Đảo
có hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có 362 loài bƣớm. Ngoài ra, rất nhiều nhóm
côn trùng khác chƣa đƣợc nghiên cứu, nhất là các nhóm thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera) và bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Nếu đƣợc nghiên cứu kỹ, con số về loài
ở đây có thể lên tới nhiều ngàn loài. Các loài côn trùng quý, hiếm nhƣ các loài
bƣớm Phƣợng Teinopalpus aureus, Byassa crasippes, Papilio noblei, Troides
aeacus và Troides helena. Trong đó, loài bƣớm Phƣợng đuôi kiếm Teinopalpus
aureus có trong danh lục của IUCN và CITES (cần đƣợc bảo vệ). Loài hiếm, phân
bố hẹp, có giá trị về khoa học, thẩm mỹ và thƣơng mại cao, chỉ sống nơi có rừng ở
độ cao trên 1000m ở một vài nơi có rừng ở Miền Bắc và Trung Việt Nam. Ngoài ra,
còn một số loài bọ cánh cứng họ bọ hung nhƣ “Cua bay” Cheirotonus sp. (họ Bọ

hung Scarabaeidae), loài ngài đêm Salassa lemaii họ Hoàng đế (họ Hoàng đế
Saturnidae) cũng là những loài khá quý, hiếm. Nhiều loài ngài, bƣớm và cánh cứng

×