HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THANH THỦY
GI¸O DôC GI¸ TRÞ V¡N HãA TINH THÇN
TRUYÒN THèNG D¢N TéC VíI VIÖC H×NH THµNH
Vµ PH¸T TRIÓN NH¢N C¸CH SINH VI£N
VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN SỸ PHÁN
2. PGS.TS NGUYỄN CHÍ MỲ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của
PGS.TS Trần Sỹ Phán và PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa
từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án
Bùi Thanh Thủy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
6
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
dân tộc
6
1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nhân cách sinh viên và sự hình
thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
14
Chương 2: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN
THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY-
MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
25
2.1. Giá trị và giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc
25
2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên
Việt Nam hiện nay
35
2.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc
với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay
53
Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH
THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY
67
3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần
truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách
sinh viên Việt Nam hiện nay
67
3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân
tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
hiện nay
78
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY
108
4.1. Một số quan điểm nhằm phát huy vai trò của giáo dục giá trị văn
hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
108
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục giá trị
văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay
112
KẾT LUẬN
149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
152
PHỤ LỤC
159
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS
GS,TS
GS,VS
GTVH
NC
NCSV
NCS
SV
TTDT
TTVH
TS
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Giáo sư
Giáo sư,Tiến sĩ
Giáo sư, Viện sĩ
Giá trị văn hóa
Nhân cách
Nhân cách sinh viên
Nghiên cứu sinh
Sinh viên
Truyền thống dân tộc
Truyền thống văn hóa
Tiến sĩ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực quan trọng để
bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước. Trong thư “Gửi
Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”, Ăng ghen có viết: Các bạn
hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí
óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Một năm khởi đầu từ mùa
xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội và
trong Thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
Nam độc lập - 1946, Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với
các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
học tập của các cháu”. Dòng thư ấy không chỉ là lời cổ vũ, động viên, mà còn
là cả một tấm lòng, một niềm tin yêu của Hồ Chủ tịch cũng như của toàn thể
dân tộc đối với thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng.
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thanh niên và công tác thanh niên nói chung, về sinh viên và công tác sinh
viên nói riêng, trong Nghị quyết “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X thông qua (ngày 25-
7-2008) đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát
huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là
mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền
của đất nước.
2
Gần đây, trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ IX Hội Sinh viên Việt
Nam (nhiệm kỳ 2013-2018), thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn xác định thanh niên
là rường cột quốc gia, một trong những nhân tố quyết định tương lại, vận
mệnh dân tộc. Học sinh, sinh viên những thanh niên ưu tú có tri thức sẽ là lực
lượng kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc,
tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam.
Đại đa số sinh viên Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống có hoài
bão, ước mơ, hiểu biết về giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội, có năng lực sáng
tạo, tiếp thu tri thức mới, hăng hái đi đầu trong các phong trào hành động cách
mạng của tuổi trẻ, không ngừng học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập
nghiệp, vì tiền đồ của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ
ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc,
xa rời các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Nhất là khi “Môi
trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ
tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ
độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”
[20, tr.35] thì nguy cơ xa rời cội nguồn dân tộc và các giá trị truyền thống
trong một bộ phận sinh viên lại càng lớn hơn.
Vậy làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần
truyền thống của dân tộc; ngăn chặn tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái
với thuần phong mỹ tục; làm thế nào để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn,
lạc hậu làm tha hóa con người, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng giá trị nhân
cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng
tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong
thế hệ trẻ cũng như xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Làm thế nào để có được những nhân cách sinh viên phát triển một
cách toàn diện, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân
dân vừa có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và
3
phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, thích nghi với môi trường làm việc
đày biến động như hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Giáo dục giá
trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học,
hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề lớn từ đề tài đặt ra.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá
trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân
tộc để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích vai trò, tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu giáo dục giá trị
văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành, phát triển nhân
cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay nhằm hình thành, phát triển
nhân cách cho họ.
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ
tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện
nay. Thời gian khảo sát chủ yếu là từ sau khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành
công cuộc đổi mới, nhất là từ sau năm 2000 trở lại đây.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Diện khảo sát giới hạn vào SV một số
trường cao đẳng, đại học ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về việc giữ gìn,
và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Đồng thời,
tham khảo, sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học của
các tác giả đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Luận án căn cứ từ thực tiễn giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống dân tộc, tác động của nó tới việc hình thành, phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp phương
pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điều
tra xã hội học, cấu trúc hệ thống
- Sử dụng phương pháp phân tích các số liệu thống kê cơ bản kết hợp
với cách tiếp cận cụ thể, đa chiều, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tọa đàm
nhằm thu thập những thông tin chính xác, cụ thể và trực tiếp.
- Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu từ
các nguồn, bao gồm các tài liệu có liên quan của Đảng, Nhà nước, các Bộ,
Ngành ở trung ương và địa phương, các dự án, các công trình, đề tài nghiên
cứu khoa học có liên quan.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo
dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc tới việc hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề, chương trình lý luận về văn
hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng của các giá trị đó
tới việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Ở một mức độ nhất định, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh
viên Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục về kết quả
khảo sát của đề tài, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH
THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH
THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC
Mỗi dân tộc trên thế giới không phân biệt chủng tộc, màu da, thể chế
chính trị đều có những hệ thống GTVH tinh thần TTDT của riêng mình. Một
số học giả quan niệm rằng, sự phát triển của các giá trị, đức hạnh và sự hội
nhập của chúng nhằm tạo ra một nền văn hóa đặc sắc và phong phú trong lịch
sử và vì thế phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức sáng tạo của nhiều thế hệ. Đó
chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa như là sự hiện thân của trí tuệ.
Ở Việt Nam, khi đề cập đến GTVH tinh thần TTDT phải kể đến những
cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã có nhiều đóng góp quý
giá và sáng tạo cho nền văn hóa dân tộc và nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp
của Người là sự tỏa sáng văn hóa Hồ Chí Minh, là một nhân cách cao thượng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự tổng hòa thành công của nhiều
nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di
sản văn hóa, tinh thần vô cùng quý giá. Người đã đưa ra quan niệm về “Văn
hóa”, nhiệm vụ của văn hóa, tính chất của nền văn hóa mới (dân tộc, khoa học
và đại chúng) cũng như xác định vai trò của văn hóa, của văn nghệ sĩ trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước v.v. Chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều bài
nói, bài viết hay các tác phẩm thơ của Người. “Truyện và ký” (tập hợp những
bài viết của Người từ tháng 6-1922 đến tháng 10-1925), được nhà xuất bản
Văn học ấn hành năm 1974 ) đã để lại trong công chúng một bài học hết sức
ấn tượng và sâu sắc về một trái tim sôi nổi, một ý chí đấu tranh bất khuất kiên
cường và một tinh thần lạc quan cách mạng. “Nhật ký trong tù”- một trong
những tác phẩm văn học nổi tiếng của Hồ Chí Minh được viết chủ yếu trong
7
khoảng thời gian từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 - ngoài giá trị lịch sử, giá
trị triết học v.v. “Nhật ký trong tù” còn là một tác phẩm văn học kiệt xuất
phản ánh giá trị văn hóa tinh thần trong quan hệ với vật chất, với “thể phách”
của con người. Toàn bộ tác phẩm cho chúng ta thấy sức sống, niềm tin, lạc
quan cách mạng “Muốn nên sự nghiệp lớn / Tinh thần càng phải cao”.
Sau khi cách mạng thành công, cùng với chăm lo xây dựng đời sống
vật chất Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đời sống tinh thần. Điều đó
thể hiện trong các bài phát biểu của Người tại Hội nghị văn hóa toàn quốc
(ngày 24-11-1946); Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III (ngày 1-12-1962)
v.v. Đặc biệt Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-
1951), ngoài việc xác định nhiệm vụ phải “ Xây dựng một nền văn hóa Việt
nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Người còn đưa ra một kết
luận kinh điển về sức mạnh của giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng để
lại cho chúng ta nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa mà giá trị của nó có
sức lan tỏa to lớn, sâu rộng trong xã hội Việt Nam không chỉ hôm nay mà cả
mai sau. Trong số các công trình đó phải kể đến cuốn “Văn hóa và đổi mới”
[24]. Ngay trong lời giới thiệu, tác giả cho rằng: “Văn hóa và đổi mới là một đề
tài có tính thời sự nóng hổi. Đối với nhiều người chúng ta, đây là một đề tài rất
thú vị, ở chỗ nó mở ra những chân trời mới cho sự suy nghĩ và nghiên cứu, và từ
đó cho sự vận dụng và thực hiện trong cuộc sống” [24, tr.5]. Những phân tích,
luận giải của tác giả trong phần thứ nhất “Văn hóa trong lịch sử” với các mục. “I.
Văn hóa và lịch sử” và “II.Văn hóa trong lịch sử dân tộc” có ý nghĩa tham khảo
hết sức bổ ích để NCS thực hiện đề tài của mình. Đặc biệt mục “Văn hóa trong
lịch sử dân tộc” đã luận giải một cách sâu sắc tầm quan trọng của văn hóa trong
8
toàn bộ lịch sử phát triển dân tộc. Văn hóa làm nên sức sống mãnh liệt, giúp
cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Do đó
việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị văn hóa tinh thần
dân tộc là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những cơ sở lý
luận quan trọng định hướng cho mọi nghiên cứu của chúng ta về văn hóa, văn
hóa tinh thần truyền thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền
thống dân tộc. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương, khóa VIII
đã ra Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Có thể nói đây là chiến lược phát triển văn hoá trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Qua các kỳ Đại hội lần thứ IX
(2001), lần thứ X (2006) Đảng ta tiếp tục phát triển một bước chiến lược trên.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Đảng ta tiếp tục chủ trương:
“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn,
dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa…trở thành nền tảng vững chắc, sức mạnh
nội sinh quan trọng của phát triển” [20, tr.75-76]. Gần đây, tháng 6-2014, tại
hội nghị Trung ương 9 (khoá XI) Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá và ban hành Nghị quyết số 33-
NQ/TƯ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Mục tiêu chung, Nghị quyết khẳng
định văn hóa phải: thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội,
là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh…Đó là cơ sở cho chúng ta hiểu rõ vấn đề phải làm cho văn hóa trở
thành nhân tố thúc đẩy con người Việt nam hoàn thiện nhân cách.
Ngoài tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng, quan điểm của Đảng ta về văn hóa, về GTVH tinh thần TTDT, một số
nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có những luận giải khá sâu sắc về vấn đề này.
9
Theo GS Vũ Khiêu, nói đến giá trị văn hóa là nói đến con người, là
quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, là cái của con
người, do con người và vì con người, không có giá trị văn hóa tự thân, tách
khỏi con người. Vì vậy khi:
Nói tới giá trị văn hóa là nói tới thành quả mà mỗi dân tộc hay một
con người đã đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và
trong sự phát triển của chính bản thân mình. Nói tới giá trị văn hóa
là nói tới thái độ, trách nhiệm và những quy tắc xử lý của mỗi người
trong quan hệ với bản thân mình, với những người xung quanh, với
gia đình, bạn bè, với giai cấp và loài người, với xã hội và thiên
nhiên [39, tr.36-37].
GS Trần Văn Giàu trong công trình “Giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc Việt Nam” [27], từ góc độ sử học, triết học GS nghiên cứu và đưa ra
những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt
Nam, cũng như ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền
thống đó. Theo tác giả:
Giá trị tinh thần của xã hội bao gồm những giá trị khoa học, đạo
đức, nghệ thuật…đánh dấu sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ
của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ tốt đẹp mà xã hội đã đạt
được nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống xã hội như chủ nghĩa
yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, độc lập, tự do, dân chủ, hoà bình,
công lý [27, tr.50-51].
Phần chính của cuốn sách, tác giả tập trung phân tích 7 đức tính tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc
quan, thương người, vì nghĩa. Các phạm trù được trình bày một cách có hệ
thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của
người Việt. Những giá trị ấy, theo tác giả, đã định hình với những nét cơ bản
ngay từ thời Văn Lang xa xưa, được phát triển độc lập, không bị đồng hóa do
những ảnh hưởng từ bên ngoài. Tác giả cho rằng, trong bảng giá trị tinh thần
10
đó thì yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn
cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. Chương cuối cùng của cuốn
sách mang tính kết luận tổng quát, tác giả nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh con
người kết tinh mọi giá trị truyền thống của dân tộc và sự kết hợp những giá trị
cao đẹp của nhân loại.
GS,VS Hoàng Trinh trong công trình “Chủ nghĩa xã hội với tư cách là
một chủ nghĩa nhân văn và văn hóa” [68] đã có những phân tích khá sâu sắc
khái niệm “chủ nghĩa nhân văn”; quan hệ giữa chủ nghĩa nhân văn với chủ
nghĩa xã hội. Trong công trình, cho dù không trực tiếp bàn đến giá trị văn hóa
tinh thần truyền thông dân tộc, nhưng ở mức độ nào đó, kết quả nghiên cứu
của tác giả (nhất là sự luận giải của tác giả về những biểu hiện của chủ nghĩa
nhân văn Việt Nam, tr.10; bản sắc của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, tr.11 hay là
các giá trị-nhất là giá trị tinh thần - do chủ nghĩa xã hội đưa lại cho con người,
tr.15-16) có ý nghĩa nhất định để NCS tham khảo khi phân tích vấn đề nhân cách
và các thành tố cấu thành nhân cách - nhìn từ góc độ giá trị văn hóa.
GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn cắt nghĩa: “Truyền thống - đó là những
yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng,
phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng
người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời
này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” [12, tr.9]. Như nhìn nhận của GS,
TS Nguyễn Trọng Chuẩn: “Khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã
muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, tích cực,
là tiêu biểu cho bản sắc dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời
gian, những gì cần phải bảo vệ và phát triển” [13, tr.753].
Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên, “Tìm
hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” [11]. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số vấn đề: giá trị, giá trị đạo
đức truyền thống, giá trị văn hoá truyền thống và sự chuyển biến của chúng
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, đề cập tương đối
11
toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, ít
nhiều có đề cập đến giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc mà NCS có
thể kế thừa trong quá trình thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Trong số những công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa
Việt Nam nói riêng, tác phẩm “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của GS Phan
Ngọc [52] có một vị trí đặc biệt. Đặc biệt vì đây là một trong số rất ít những
quyển sách với mục tiêu xây dựng những khái niệm nền tảng, những phương
pháp cơ bản cho ngành văn hoá nói chung và ngành nghiên cứu văn hoá Việt
Nam nói riêng, để ngành này sớm trở thành một ngành khoa học độc lập.
“Bản sắc văn hoá Việt Nam” là một công trình nghiên cứu công phu và tâm
huyết, chứa đựng nhiều ý tưởng độc đáo, mang tính đột phá và góp phần cơ
bản vào quá trình xây dựng và hoàn chỉnh ngành văn hoá học Việt Nam.
Nhiều đọc giả chắc chắn cũng sẽ tâm đắc với những khái niệm và cách tiếp
cận đầy sáng tạo như: “khúc xạ văn hoá”, “tiếp xúc văn hoá”, “truyền thống
vượt gộp trong văn hoá Việt Nam”, “nhân cách luận Việt Nam”, “một định
nghĩa thao tác luận về văn hoá” [52]. Tuy nhiên những khái niệm liên quan
trực tiếp đến luận án của NCS như “giá trị văn hóa tinh thần”; “giá trị văn
hóa tinh thần truyền thống dân tộc” v.v. lại chưa được tác giả đề cập một
cách chính diện từ giác độ triết học.
GS Trần Ngọc Thêm với “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” [64].
Công trình được in thành sách với kết cấu 6 chương. Chương 1 tác giả xây
dựng cơ sở lý luận về văn hóa, sắc thái riêng và đặc trưng văn hóa với cái
nhìn độc lập, không lấy văn hóa Trung Hoa hay Châu Âu làm tiêu chuẩn.
Những phần sau tác giả có cái nhìn khá hệ thống, đi từ nhận thức về văn hóa,
đến phân tích văn hóa cộng đồng trên cơ sở đi sâu vào văn hóa tập thể và văn
hóa cá nhân của lịch sử phát triển dân tộc. Như “một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình” [64, tr.25]. Phần cuối cuốn sách, tác giả phân tích khá sâu
12
sắc sự hình thành văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội trong bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đề tài “Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực” Bộ Khoa học Công nghệ [8]. Đề tài tập trung vào
các nội dung: Luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn về quan hệ giữa văn hóa và
phát triển; sự biến đổi văn hóa từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại;
quyền con người vì mục tiêu phát triển con người và văn hóa”; định hướng
xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa lãnh đạo, các giá trị văn hóa trong các hoạt
động xã hội của con người ở cộng đồng, trước sự phát triển xã hội và hội nhập
quốc tế; định hướng xây dựng đạo đức, lối sống, tác phong của con người
trong các hoạt động xã hội cơ bản vì mục tiêu phát triển đất nước.
Gần đây phải kể đến bài viết của tác giả Phạm Duy Đức (2011) “Quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong
giai đoạn mới” [25]. Theo tác giả:
…văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của
chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối
cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát
triển bền vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành
công các mối quan hệ cơ bản: Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
văn hoá xã hội; giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng;
giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương lai; giữa lợi ích của con
người và lợi ích của môi trường [25].
Cuốn “Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam” do GS,TS
Đinh Xuân Dũng chủ biên [15], đã đề cập đến cách nhận diện văn hóa với
tính cách là hệ giá trị và vị trí, vai trò của văn hóa trong chiến lược phát triển
của Việt Nam. Những phân tích của các tác giả về Cấu trúc văn hóa (tr.30-43)
13
ít nhiều có giá trị tham khảo khi NCS phân tích cấu trúc văn hóa, trong đó giá
trị văn hóa tinh thần là một bộ phận hợp thành của khái niệm văn hóa.
Năm 2014, cuốn sách do GS,TS Ngô Đức Thịnh chủ biên “Giá trị văn
hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” [65]. Cuốn sách gồm có 07 chương,
trong đó một số nội dung ở chương 5 “Một số giá trị văn hóa trong đời sống
tinh thần truyền thống” (từ tr.235-298) và chương 7 “Bảo tồn, làm giàu và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập” (từ tr.400-
430) ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án của NCS và có thể là tài liệu
tham khảo hết sức quý giá cho NCS trong quá trình thực hiện luận án.
Liên quan trực tiếp đến văn hóa tinh thần trong những năm gần đây
cũng đã có một số công trình đề cập đến vấn đề này. Năm 1982 Viện Mác-
Lênin và Tạp chí Cộng sản có tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Giá
trị văn hóa tinh thần Việt Nam”, cuộc hội thảo đã thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu. Một số bài tham gia hội thảo đã được
tuyển chọn in trong 2 tập sách có tên Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam.
(nhà xuất bản Thông tin lý luận 1983). Một số nội dung trong 2 tập sách này
là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình NCS thực hiện luận án. Tuy
nhiên, trong 2 tập sách trên, một số khái niệm trung tâm, như “Giá trị văn hóa
tinh thần”, hay “Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc” dù đã được đề
cập đến nhưng chưa được luận giải một cách sâu sắc.
Năm 2008 có đề tài cấp Bộ “Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá
trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” do tác giả Nguyễn
Ngọc Hòa làm chủ nhiệm [34]. Đề tài tập trung nghiên cứu việc hưởng thụ và
sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần ở một khu vực xác định là Tây Nguyên,
nhưng một số kết quả nghiên cứu đã đạt được về lý luận trong đề tài này, nhất
là khái niệm “văn hóa tinh thần” là tài liệu tham khảo có ý nghĩa nhất định
trong quá trình NCS thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Năm 2014, NCS Lê Hồng Phong đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
Triết học với đề tài “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tinh thần
14
của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” [56]. Những luận giải
của tác giả luận án ở Chương 3 về “Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
hiện nay” là tài liệu tham khảo giúp cho tác giả luận án này có cách nhìn bao
quát hơn về đời sống tinh thần, về văn hóa tinh thần.
Như vậy, xung quanh vấn đề văn hóa, văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa
tinh thần truyền thống dân tộc đã được một số tác giả đề cập đến trong nghiên
cứu từ các cách tiếp cận khác nhau. Phần lớn các tác giả có chiều hướng
nghiên cứu sâu về thực tiễn, áp dụng các phương pháp nghiên cứu về khảo cổ
học, tư duy lịch sử hoặc về phân tích ngôn ngữ, phong tục tập quán. Đây là
hướng đi hết sức cơ bản và là cơ sở để tìm hiểu, xây dựng nên khoa học văn
hóa truyền thống. Trong đó các tác giả thường xây dựng ý niệm cơ bản về đối
tượng nghiên cứu, chứ không phải khái niệm đầy đủ hoặc chỉ đứng dưới góc
độ ngành mà không phải là khái niệm chuẩn- khái niệm xây dựng chặt chẽ từ
cơ sở triết học biện chứng. Những công trình này thường là những khảo cứu
khoa học như “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người” do GS Vũ Khiêu chủ
biên [39]; “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” do GS Trần Quốc Vượng chủ biên [78],
hay các công trình nghiên cứu của GS Trần Văn Giàu Trong nhận thức của
mình, NCS thấy các tác giả trong các công trình này chủ yếu mô tả đặc điểm
hoặc tính chất của văn hóa, giá trị văn hóa tinh thần mà chưa đưa ra những kết
luận có tính khái quát triết học như một “định nghĩa”, trong khi đó vẫn đề cập
đến việc hình thành hoặc sử dụng chúng làm cơ sở lý luận để luận giải các
vấn đề khác. NCS cho rằng, đây là một trong những vấn đề đặt ra mà luận án
cần phải tiếp tục giải quyết.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH
SINH VIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
1.2.1. Về vấn đề nhân cách
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề nhân cách. Một số nhà triết học phương Đông cổ đại đã ít nhiều bàn về
15
nhân cách. Theo họ, con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ
trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Con người liên
hệ với vũ trụ bao la nên con người cần biết được các thông tin của vũ trụ.
Thực thể con người là sản phẩm của nguyên lý âm dương, vừa đối lập vừa
thống nhất, chứa đựng và chuyển hoá lẫn nhau, trời - đất - người hợp
thành một (thiên - địa - nhân hợp nhất). Mạnh Tử nhận xét: Khi phát triển
hết mình, con người có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một.
Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra loại
người: Kim, Hỏa, Thuỷ, Mộc, Thổ. Người mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí,
nếu Kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh Hỏa thì lễ nghĩa,
đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận; nhưng nếu Hỏa
vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh Thổ trọng chữ tín,
nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời
cơ. Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính
cách bất khuất. Người mệnh Thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông
suốt; nếu Thuỷ vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai hoạ. Người
phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ.
Người phương Đông lấy “Tâm thiện” làm trọng. Phương Tây tôn sùng
tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến phẩm chất.
Do đó nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách
con người thoái hoá không bằng ngày xưa. Người phương Đông đề cao
tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng
không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện. Biết
đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong
quan hệ với mọi người. Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể
hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó Nhân là gốc và chỉ có người
“Đại nhân” mới có Nhân. Nó nói lên hoàn cảnh và phương thức sống của
con người phương Đông. Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học
thuyết về nhân cách.
16
Năm 1983, nhà xuất bản sách giáo khoa Mác- Lênin có dịch từ nguyên
bản tiếng Nga cuốn “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” [2]. Do L.M. Ác- khan-
ghen-xki chủ biên. Sách gồm 16 chương, được in trong hai tập. Tập I gồm
phần mở đầu và 7 chương, tập II gồm 9 chương tiếp theo. Đây là công trình
tập thể của nhiều tác giả. Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề
như: nhân cách; những đặc trưng cơ bản của nhân cách xã hội chủ nghĩa; tính
tích cực xã hội của nhân cách; sự phát triển nhân cách về mặt đạo đức; những
con đường giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa v.v.Tuy nhiên những nghiên
cứu đến nhân cách của một tầng lớp cụ thể như nhân cách sinh viên hay nhân
cách thanh niên thì chưa được các tác giả đề cập đến.
Ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về nhân cách. Cuốn “Một
số vấn đề nghiên cứu nhân cách” [29] (MS-420) do GS,VS Phạm Minh Hạc
và PGS,TS Lê Đức Phúc (chủ biên) là một tập hợp 11bài viết nghiên cứu về
con người và nhân cách con người khá phong phú. Từ cách tiếp cận nghiên
cứu đến lý thuyết về nhu cầu của con người, động cơ và quá trình hình thành
nhân cách, mô hình nhân cách, ý thức, tự ý thức và sự hình thành, phát triển
nhân cách, vấn đề “cái Tôi” trong tâm lý học nhân cách…
Về nhân cách con người Việt Nam, đáng chú ý là ba chương trình khoa
học cấp Nhà nước nghiên cứu về mô hình nhân cách con người Việt Nam
được triển khai từ 1991 đến 2005 do GS,VS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm
là tập trung và nổi bật nhất. Đó là đề tài KX07-04 nghiên cứu về “Đặc trưng
và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế
xã hội”, phân tích làm rõ định hướng giá trị, năng lực, lối sống của người Việt
Nam. So với một số công trình khác, đề tài KX 07-04 đã có những nghiên cứu
về định hướng giá trị nhân cách theo các nhóm xã hội (nhóm tuổi, các miền,
học sinh phổ thông trung học; sinh viên v.v.); theo mốc thời gian (trước đổi
mới -1986 và sau đổi mới). Mặc dù bảng các giá trị nhân cách được định
hướng lựa chọn khá phong phú và không được xếp theo hai nhóm chính là
những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần nhưng những giá trị được các
17
tác giả xác định trong công trình này là tài liệu tham khảo có giá trị để NCS
thực hiện đề tài luận án của mình [30,tr.6-9]. Chương trình khoa học xã hội
mã số 04 “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” nghiên cứu sâu về trình độ trí tuệ, đạo đức của
học sinh, sinh viên, các yếu tố tạo nên nhân cách con người Việt Nam theo mô
hình 16 yếu tố của Catell như đặc điểm cảm xúc, căng thẳng nội tâm, tính
nhạy cảm, quyền lực…[31, tr.3-5]. Đề tài mã số KX05-07 về “Xây dựng con
người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị
trường, mở cửa và hội nhập quốc tế” nghiên cứu nhân cách theo mô hình 5
yếu tố lớn là đặc điểm tâm thần, tính hướng ngoại, hướng nội; cầu thị ham
hiểu biết; chấp nhận xã hội; tự kiểm soát làm chủ bản thân [32, tr.2-12].
Đề tài “Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và
hội nhập quốc tế” của PGS, TS Lê Thị Thanh Hương [37]. Đây là một công
trình tập thể nhiều tác giả, mảng đề tài rộng, bao quát vấn đề thời đại và tầng
lớp tri thức. Đích đạt tới của đề tài là chỉ ra những nét đặc trưng trong nhân
cách văn hóa của trí thức Việt Nam hiện nay, đó là cơ sở để Đảng, Nhà nước
nghiên cứu xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức một cách
hiệu quả nhất. Theo nhóm tác giả:
Quá trình phát triển văn hoá trí thức Việt Nam hiện nay chịu sự tác động
của những nhân tố cơ bản như nền văn hoá dân tộc, quá trình phát triển
khoa học kỹ thuật, công nghệ, nền kinh tế thị trường, bối cảnh toàn cầu
hoá và định hướng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh đó, các chính
sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức [37, tr.259].
Năm 2001, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Lê thị
Thủy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học “Vai trò của đạo đức với
sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện
nay” [66]. Trong công trình khoa học này, tác giả góp phần làm sáng tỏ khái
niệm nhân cách; tác động qua lại giữa đạo đức và nhân cách; những biến đổi
trong lĩnh vực đạo đức và ảnh hưởng của nó tới sự hình thành và phát triển
18
nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp chủ yếu để
nâng cao vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
trong điều kiện đổi mới hiện nay.
Năm 2012, tại Học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NCS Cao Thu
Hằng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [33].
Trong công trình khoa học này, tác giả đã trình bày một cách tương đối có hệ
thống quan niệm mác - xít về nhân cách; vai trò của giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số
giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách
con người Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Về vấn đề nhân cách sinh viên Việt Nam
Hơn mười năm gần đây đã có khá nhiều công trình và đề tài khoa học
trực tiếp nghiên cứu về SV và NCSV. Đó là thuận lợi cơ bản cho đề tài “Giáo
dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam
hiên nay” phát triển ý tưởng mới trong thời kỳ mới hiện nay. Đó là đề tài
“Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên” của PTS Văn Đình
Ưng [75]. Theo tác giả:
Vấn đề bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên sao cho phù hợp yêu cầu
thời đại là vấn đề nan giải không những trong nước mà cả trên toàn
thế giới. Nét chung nhất của sự hòa nhập vào cộng đồng là sự chi
phối rộng khắp của quy luật kinh tế thị trường. Nét khác biệt lớn
nhất là hệ tư tưởng. Tính đa dạng và đặc sắc nhất chỉ có thể là bản
sắc văn hóa dân tộc và nhân cách cá nhân [75, tr.01].
Đề tài “Giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa nhân cách sinh viên
trong điều kiện nền kinh tế thị trường”, Chủ nhiệm PTS Triết học Nguyễn
Hàm Giá [26]. Đề tài cho rằng có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan tác động đến NCSV. Song do khuôn khổ đề tài chỉ tập trung vào phân
tích những mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến nhân
19
cách của SV. Những nội dung giáo dục định hướng XHCN, NCSV trong điều
kiện nền kinh tế thị trường được nêu là: “Giáo dục thế giới quan, giáo dục
thẩm mỹ, giáo dục ý thức công dân và giáo dục thể chất” [26, tr.2].
Đề tài “Vai trò của Nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam bằng con đường giáo dục và đào tạo”, Chủ nhiệm
đề tài: GS,TS Hoàng Đức Nhuận [50]. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chủ
thể giáo dục NCSV là nhà trường. Xác định hệ thống giá trị nhân cách mà nhà
trường cần góp phần hình thành và phát triển ở Việt Nam trên cơ sở xác định
rõ phạm trù nhân cách con người Việt Nam; khái niệm nhà trường và vai trò
nhà trường, mô hình nhà trường hiện đại trong tương lai. “Nhà trường là một
thiết chế giáo dục có tổ chức, có hệ thống nhằm tổ chức cho học sinh, sinh
viên học tập một cách tích cực, chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên
theo quan điểm lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm của mọi hoạt động giáo
dục trong một quy trình quản lý phù hợp… ” [50, tr.17].
Năm 1999, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Trần Sỹ
Phán bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học với đề tài “Giáo dục đạo đức
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” [53]. Những luận giải của tác giả về nhân cách, nhân cách sinh
viên cũng như vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trong luận án nhìn
chung khá thuyết phục.Theo tác giả:
Nhân cách sinh viên là nhân cách đang trưởng thành, đang phát
triển, chưa phải là một nhân cách được “định hình”. Sự phát triển
nhân cách sinh viên là quá trình biện chứng của sự nảy sinh và
giải quyết các mâu thuẫn trong trong quá trình sống, học tập, giao
tiếp của sinh viên. Là quá trình chuyển các yêu cầu từ bên ngoài
thành các yêu cầu bên trong, là quá trình tự vận động một cách
tích cực của sinh viên dưới sự hướng dẫn của gia đình, nhà trường
và xã hội [53, tr.58].
20
Đề tài “Nhân cách sinh viên hiện nay” (qua khảo sát ở một số trường
đại học) do TS Hoàng Anh làm chủ nhiệm[1]. Đây là một công trình khoa học
đưa ra những nhận định, đánh giá NCSV trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết
thực tiễn. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
NCSV đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế. Giới hạn của đề tài ở đây chính là chỉ xác định nhiệm vụ
chủ yếu nghiên cứu những tác động của công tác giáo dục trong trường đại
học với việc xây dựng NCSV Việt Nam hiện nay. Theo nhóm tác giả:
Xu hướng biến đổi của nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay là rất phức tạp.
Trên những mặt căn bản nhất có thể khảng định những xu hướng
biến đổi tích cực mang tính chủ đạo và chiếm ưu thế. Những nhân tố
tiêu cực chỉ có tác động hạn chế làm chậm xu thế phát triển của xu
hướng biến đổi tích cực [1, tr.96].
Năm 2011, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có ấn hành cuốn “Thanh
niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế” do tác giả Phạm Hồng Tung làm chủ biên [72]. Đây là một trong
những kết quả nghiên cứu chính của đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX
03.16/06-10: Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt
Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong 4 chương của cuốn
sách thì những kết quả nghiên cứu ở chương 2 “Tình hình thanh niên Việt
Nam hiện nay” và chương 4 “Những nhân tố tác động, định hướng và giải
pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam trong những thập kỷ
tới” ít nhiều có liên quan đến đề tài mà NCS lựa chọn. Tuy nhiên, đối tượng
hướng tới của đề tài này là thanh niên Việt Nam nói chung chứ không phải chỉ
có sinh viên (thanh niên sinh viên) như đề tài mà NCS lựa chọn.
Đề tài “Sự biến đổi đạo đức Sinh viên Việt Nam hiện nay”, tác giả Bùi
Thị Thanh Huyền [36]. Đây là đề tài mang tính khảo sát và tổng kết thực tiễn:
21
Làm rõ sự biến đổi đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay (qua một số trường
Đại học và Cao đẳng ở thành phố Hà Nội), trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm thúc đẩy những biến đổi tích cực và hạn chế những biến đổi
tiêu cực trong đời sống đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay [36, tr.5-8].
Năm 2014, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Nguyễn
Thị Thanh Hà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học với đề tài “Giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” [28]. Những luận giải của tác
giả luận án về sinh viên, về lối sống sinh viên, cũng như tầm quan trọng, nội
dung của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay có ý nghĩa tham khảo nhất định trong quá trình triển
khai đề tài mà NCS đã lựa chọn.
Đề tài “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và
phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay” [63] của NCS Phạm Huy Thành (2014) đã bảo vệ thành
công luận án tiến sĩ Triết học. Đây là một trong những tài liệu có giá trị để
NCS tham khảo trực tiếp, nhất là phần lý luận chung: giáo dục; nhân cách;
nhân cách sinh viên; giá trị đạo đức truyền thống v.v.
Bài “Một số vấn đề về giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành,
phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay” của tác giả Hoàng Thị
Thu Trang [67]. Tuy phần lý luận chung về nhân cách, nhân cách sinh viên
chỉ được tác giả đề cập ở chừng mực nhất định nhưng ở các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới trong việc hình thành, phát triển
nhân cách sinh viên lại được tác giả phân tích khá thuyết phục, nhất là giải
pháp về “Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức mới trong việc hình
thành, phát triển nhân cách sinh viên ở Thái Nguyên hiện nay”.
Trong các công trình nghiên cứu về giáo dục nhân cách trình bày
trên, có thể chia làm hai hướng: Hướng lý luận, khảo cứu, giáo trình và