Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO VỀ THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.55 KB, 24 trang )

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI
CHI NHÁNH QUẢNG NINH
I.THÔNG TIN CHUNG
1.Tên gọi
Tên thương mại : Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Tên viết tắt: TMCP Hàng Hải
Tên quốc tế: Maritime commericial Stock bank(Viết tắt là Maritime bank
MSB)
2.Hình thưc pháp lý
Ngân hàng Hàng Hải được biết đến như là Ngân hàng Thương Mại Cổ phần
đầu tiên của Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ và thời gian hoạt động là 25
năm. Đến thán 07 năm 2003, theo quyết định số 719/ QĐ- NHNN ngày 07 tháng 07
năm 2003 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, thời gian hoạt động của Ngân hàng
Hàng Hải tăng lên 99 năm. Được sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân Hàng Nhà
Nước TP Hải Phòng tại văn bản số 673/NHNN- HAP7 ngày 27 tháng 12 năm
2004, đến tháng 12 năm 2004 , Vốn điều lệ của Ngân hàng Hàng Hải đã được Ngân
hàng Hàng Hải đã được ngân hàng Nhà Nước chấp thuận cho tăng từ 700 tỷ lên
đến 1500 tỷ. Dự kiến theo lộ trình tăng lên vốn đến thời điểm cuối năm 2007 vốn
điều lệ của Ngân hàng sẽ tăng lên 2000 tỷ. Cổ đông hiện nay khoảng 1500.
Maritime Bank có những cổ đông lớn là những tổ chức của tập đoàn kinh tế
lớn, có uy tín trong kĩnh vực kinh doanh hàng đầu Việt Nam: Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES),
Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Cục Hàng không Việt Nam ,Tập đoàn
Dệt- may Việt Nam (VINATEX), Công ty Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO).
3.Địa chỉ giao dịch
Trụ sở chính:88 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội
Chi nhánh
Tel:(84-4) 3771 8989
1
Fax: (84- 4) 3771 8899


Email:
Website: www.msb.com.vn
Logo:
4.Ngành nghề giao dịch
Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ mang tính truyền thống và không ngừng
phát triển các sản phẩm dịch vụ, có nhiều kinh nghiệm, có thế mạnh trong lĩnh vực
tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ.
Ngân hàng thực hiện đúng nghiệp vụ của 1
ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ tín dụng: Huy động vốn từ người
gửi tiền, cho vay hoặc đầu tư với mục đích hưởng
lợi nhuận qua chênh lệch lãi suất.Lúc này ngân hàng
đóng vai trò trung gian giữa người có vốn và người
cần vốn.
Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Tham gia thị trường chứng khoán,sử dụng các
nguồn vốn vào việc mua chứng khoán như một nhà đầu tư.
Nghiệp vụ thanh toán: chi trả bằng tiền liên quan đến mua bán hàng hóa hay
dịch vụ giữa các bên có nhu cầu.
Nghiệp vụ kinh doanh ngọa hối: mua bán các đồng tiền khác nhau trên thị
trường ngoại hối để phục vụ xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận từ tỷ giá chênh lệch mua
bán và đầu cơ
2
II.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải
chi nhánh Quảng Ninh
Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Quảng Ninh ra đời trong sự phát triển
của hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần
thiết để quảng bá thương hiệu Ngân hàng, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong khu vực Tỉnh Quảng Ninh.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Quảng Ninh thực hiện cơ bản những
nghiệp vụ của ngân hàng Thương mại:

1.Lịch sử hình thành và tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập
theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào
hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng
Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những
cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank
đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam.
Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng
lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục
Hàng không Dân dụng Việt Nam…
3
Với phương châm “Tạo lập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm
lực sẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được
bản lĩnh vững vàng, tự tin trong quá hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh
thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng…
đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới
mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại
nhất Việt Nam.
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài
chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí
Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của
thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần
lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần

phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đến cuối năm
2010, vốn điều lệ của Maritime Bank ở mức 5.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn
115.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao
dịch năm 2005, hiện nay là gần 150 điểm và trong tương lai gần, con số này sẽ nâng
lên 320 điểm vào cuối năm 2011.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển Maritime Bank đã là đối tác
chiến lược trong những chính sách ưu đãi đầu tư của VID Group. Với hàng loạt
thoả thuận hợp tác được ký kết, Maritime Bank đã hỗ trợ cho vay vốn rất nhiều nhà
đầu tư là khách hàng của VID Group với những ưu đãi và phương thức linh hoạt
được cam kết trong các thoả thuận hợp tác. Thời gian tới VID Group và Maritime
Bank sẽ có những thoả thuận chiến lược lâu dài về nhiều chính sách ưu đãi dành
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước là khách hàng của VID Group đảm bảo mục
tiêu phát triển bền vững
4
2.Quá trình phát triển
Ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh (MSB Quảng Ninh) là Chi nhánh
thuộc Ngân hàng Hàng hải Việt Nam được thành lập từ ngày 27 tháng11 năm 1992.
Từ đó cho đến nay, MSB Quảng Ninh đã phát triển vàđứng vững trên thị trường, là
ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất tại Quảng Ninh.Tổng tài sản của MSB Quảng
Ninh đạt trên 500 tỷđồng.
Các sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉ huy động vốn, tiếp nhận vốn uỷ thác
đầu tư, cho vay, chiết khấu thì nay đã có thêm rất nhiều sản phẩm như tài trợ thương
mại, hùn vốn đầu tư vào các dự án kinh tế, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh,
mở L/C, rồi các sản phẩm qua internet, homebanking, Cơ sở vật chất ngày
càngđược hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính nối
mạng 24/24, trụ sở khang trang.
Cùng với việc phát triển và khẳng định thương hiệu, hình ảnh của Maritime
Bank, trong những năm gần đây, tại khu vực Quảng Ninh đã thành lập thêm 2 chi
nhánh cấp II là chi nhánh Bãi Cháy (tháng 11 năm 2005), Chi nhánh Cẩm Phả
(tháng 10 năm 2007)và phòng giao dịch Hồng Hải.

Sự biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng như
ảnh hưởng của lạm phát (đồng tiền mất giá, giá cả leo thang… ) và phần nào chịu
sự tác động của nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động
của toàn ngành Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Chiến lược của toàn
Chi nhánh là phát triển phải gắn liền với bền vững. Do vậy, MSB Quảng Ninh tiếp
tục mở rộng mạng lưới hoạtđộng cả về chiều sâu lẫn bề rộng với mục tiêu tăng vốn
điều lệ, duy trì khách hàng truyền thống và tiếp thị những khách hàng mới thuộc
mọi thành phần kinh tế.
5
PHẦN II
THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH QUẢNG
NINH
I.Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
1.Cơ cấu tổ chức
1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP chi nhánh Quảng Ninh
Nguồn: Phòng Tổ chức
Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi
nhánh Quảng Ninh: Tại điều 2:
Maritime Bank chi nhánh Hạ Long là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank,
hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng
thương mại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép
riêng) ; kinh doanh vàng bạc, dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của
Maritime Bank.
Cơ cấu tổ chức ban đầu của Maritime Bank chi nhánh Hạ Long gồm có: Giám đốc,
Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng tín dụng, Tổ kế toán – tổng hợp và Tổ hành chính.
1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được thống
đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 719/QĐ - NHNN ngày 07-7
-2003 và Quyết định số 1529/QĐ - NHNN ngày 01 – 8-2006.

6
Ngân hàng HH có các phòng ban như sau:
Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân.
Phòng Tài chính kế toán Maritime Bank
Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank
Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank
Trung tâm thanh toán Maritime Bank
Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ\
1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân
1.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Khách hàng Doanh
nghiệp.
Chức năng
Tổ chức, quản lý và thực hiện kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp
( KHDN) đảm bảo tăng trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát
triển bền vững.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1.Khảo sát, thẩm định và đề xuất Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển
đối với khách hàng doanh nghiệp phù hợp với thị trường trên địa bàn và theo chỉ
đạo của Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau
khi được phê duyệt
2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHDN.
3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và chăm sóc & phát triển khách
hàng doanh nghiệp theo quy định, quy trình của Maritime Bank
4. Quản lý các khoản tín dụng theo uỷ thác của các Chi nhánh Maritime Bank
khác
5. Giới thiệu, tư vấn cho Khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù
hợp của Maritime Bank;
6. Phối hợp với các Phòng ( Tổ ) nghiệp vụ khác của chi nhánh để xây dựng
và thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank
cho khách hàng doanh nghiệp; phát triển khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh;

7
7. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime
Bank;
8. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt
động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu
của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank
1.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng
Khách hàng cá nhân
Chức năng
Tổ chức, quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân
( KHCN ) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác đảm bảo tăng
trưởng và tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở an toàn và phát triển bền vững
Nhiệm vụ và quyền hạn
1.Khảo sát, đề suất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với
khách hàng cá nhân phù hợpvới thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng
Khách hàng Cá nhân Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHCN
3. Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân theo
quy định, quy trình của Maritime Bank
4. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù
hợp của Maritime Bank;
5. Phối hợp với các Phòng ( tổ ) nghiệp vụ khác của Chi nhánh để xây dựng và
thực hiện phương án tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Maritime Bank
cho khách hàng cá nhân tại chi nhánh
6. Thực hiện lập kế hoạch và báo cáo nghiệp vụ theo quy định của Maritime
Bank;
7. Tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt
động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khách theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu

của Giám đốc Chi nhánh và Phòng Khách hàng cá nhân
8
1.2.2. Phòng Tài chính Kế toán Maritime Bank
Chức năng
1. Quản lý có hiệu quả các nguồn lưc tài chính của ngân hàng để tham mưu
cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan tới ổn định tài chính, lợi nhuận, cơ cấu vốn,
cổ tức, nhu cầu về tái đầu tư lợi nhuận
2. Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn hệ thống Maritime Bank
Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ chung :
- Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế chính sách tài chính kế
toán và triểm khai hướng dẫn thực hiện, trong toàn hệ thống Maritime Bank
- Tổ chức giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ đối với các đơn vị Maritime
Bank;
- Tham gia đào tạo nghiệp vụ tài chính, kế toán cho Nhân viên Maritime Bank
- Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao;
- Thực hiện các báo cáo được giao tại Trung tâm điều hành
2. Xây dựng và hướng dẫn triển khai các chính sách của nhà nước và của
Maritime Bank về tài chính, kế toán và kho quỹ
3. Quản lý công tác tài chính kế toán và chế độ hạch toán kế toán theo quy
định hiện hành của Nhà nước và của Maritime Bank\
4. Sử dụng các công cụ, phương pháp kỹ thuật để lập ra Hệ thống thông tin
quản lý ( MIS) đáp ứng yêu cầu quản trị hiệu quả các nguồn lực tài chính của Ngân
hàng
5. Tham gia lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho các đơn vị và
toàn hệ thống Maritime Bank. Quản lý chi phí một cách hiêuị quả thông qua giám
sát việc thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt và giao tới từng chi nhánh,
phòng ban Maritime Bank
6. Chịu trách nhiệm phân tích các khoản chi phí của Maritime Bank và định kỳ
phân tích các hệ số tài chính của các Ngân hàng cạnh tranh làm cơ sở so sánh; Đánh

giá lại các chi phí vốn nhằm đảm bảo khả năng sinh lời hợp lý trong các cơ cấu đầu
9
tư.
7. Kiểm tra, giám sát, phân tích và báo cáo về tình hình tại chính ( tháng, quý,
năm ) của Maritime Bank
8. Thực hiện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc về phân cấp phê duyệt chi
phí cho các cấp quản lý và kiểm soát việc thực hiện.
9. Quản lý vốn chủ sở hữu, cổ phiếu đã phát hành và các Quỹ chủ sở hữu của
Maritime Bank và phân phối lợi nhuận
10. Quản lý giá trị toàn bộ Tài sản nợ và Tài sản có của Maritime Bank
11. Xây dựng và giám sát thực hiện các chỉ tiêu định mức chi tiêu trong toàn
hệthống và định mức các khoản mục thu nhập, chi phí cho các Đơn vị MSB;
12. Tổ chức quyết toán trong hệ thống, thực hiện chế độ thuế, đề xuất phân
phối lợi nhuận và thực hiện chi trả cổ tức theo nghị quyết của Đại hội Cổ đông
13. Tổ chức thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm điều
hành và kế toán tổng hợp của Maritime Bank.
14. Kiểm soát, chấm dứt và lưu trữ chứng từ nghiệp vụ của phòng ban Trung
tâm điều hành
15. Tính toán dự trữ bắt buộc cho toàn hệ thống. Phân bổ lãi sử dụng vốn hệ
thống cho Sở Giao dịch và các chi nhánh theo quy định
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát và Ban Điều hành Maritime Bank.
1.2.3. Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank
Chức năng
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng và
thị trường mở
Quản lý vốn, cân đối, điều hoà vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản,
trạngthái ngoại hối của toàn Hệ thống Maritime Bank
Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ chung:

- Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo
10
khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank;
- Tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp
vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ;
- Tham gia đào tạo nghiệp vụ;
- Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao;
2. Huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng
3. Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư.
4. Thực hiện kinh doanh vốn và ngoại tệ trên thị trường tiền tệ Ngân hàng, thị
trường mở và khách hàng lớn ( không thuộc danh sách khách hàng của Sở Giao
dịch và các chi nhánh ) để thu lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu về thanh khoản,
dự trữ bắt buộc và cân bằng trạng thái goại hối.
5. Thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng
và thị trường mở để mở rộng kênh huy động vốn
6. Cân đối và điều hoà vốn trên toàn Hệ thống Maritime Bank.
7. Kinh doanh ngoại hối:
- Thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng;
- Thiết lập và duy trì trạng thái ngoại hối của Maritime Bank
8. Khai thác tiện ích và hạn mức tài trợ của ngân hàng khác dành cho
Maritime Bank;
9. Lập các báo cáo liên quan đến quản lý nguồn vốn và ngoại tệ của Maritime
Bank;
10. Cập nhật, quản lý và lưu hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của
Phòng;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu
của Phụ trách Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ.
1.2.4. Phòng giám sát và xác nhận giao dịch Maritime Bank
Chức năng
1.Kiểm soát hồ sơ của các giao dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy

trình nghiệp vụ của Maritime Bank.
11
2.Xác nhận giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị khác
theo yêu cầu của Phòng Giao dịch vốn và ngoại tệ và theo quy trình nghiệp vụ của
Maritime Bank;
Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ chung:
- Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo
khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank;
- tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp
vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ;
- Tham gia đào tạo nghiệp vụ;
- Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao;
- Theo dõi ; kiểm tra, phát hiện và cảnh báo các dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro;
2. thực hiện nghiệp vụ kiểm soát trực tiếp và trên bề mặt hồ sơ của các giao
dịch vốn và ngoại tệ theo quy định và quy trình nghiệp vụ của Maritime Bank;
3. Kiểm soát và và báo cáo tuân thủ hạn mức giao dịch của các Nhân viên
Giao dịch vốn và ngoại tệ theo hạn mức được phân cấp và theo quy trình nghiệp vụ
của Maritime Bank;
4. Xác nhận các giao dịch vốn và ngoại tệ giữa Maritime Bank với các đơn vị
khác theo yêu cầu của Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank và theo quy
trình nghiệp vụ của Maritime Bank
5. Soạn thảo hợp đồng giao dịch và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ giao dịch giữa
Maritime Bank với các đơn vị khác.
6. Tạo lập chứng từ và đề nghị trung tâm thanh toán thực hiện việc thanh toán
theo hợp đồng giao dịch đã kí
7. Cập nhật các giao dịch vốn và ngoại tệ trên các phân hệ tin học quản lý
nghiệp vụ.
8. Theo dõi, thông báo và đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện các quy định
của hợp đồng giao dịch đến hạn.

9. Phối hợp với Phòng Tài chính kế toán và Trung tâm thanh toán kiểm soát
việc chuyểntiền đến, tiền đi của nghiệp vụ Treasury và chấm sao kê tài khoản
NOSTRO;
10. Lập các báo cáo liên quan đến công việc nguồn vốn và thanh toán của
Maritime Bank
11. Quản lý và lưu trữ hồ sơ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng;
12
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank và yêu cầu
của Phụ trách Khối nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ
1.2.5. Trung tâm thanh toán Maritime Bank
Chức năng
1. Thực hiện tác nghiệp thanh toán trong nước, đầu mối thực hiện kết nối
thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( CITAD )
đối với các chi nhánh chưa tham gia. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và
thanh toán liên ngân hàng trên địa bàn.
2. Thực hiện tác nghiệp thanh toán quốc tế, quản lý hệ thống SWIFT và
Moneygram;
3. Quản lý, duy trì tham số phân hệ chuyển tiền của toàn hệ thống
Nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ chung:
- Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ thanh toán tập trung và triển khai hướng
dẫn thực hiện, đào tạo áp dụng thanh toán tập trung toàn hệ thống Maritime Bank.
- Tham gia xây dựng, phát triển các sản phẩm chuyển tiền và xây dựng biểu
phí chuyển tiền trong nước, ngoài nước của toàn hệ thống;
- Tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các chính sách, quy định, quy
trình hiện hành về nghiệp vụ thanh toán của Maritime Bank.
- Tham gia đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên Maritme Bank
- Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao;
- Thực hiện các báo cáo được giao tại Trung tâm điều hành.
2. Nhiệm vụ của Bộ phận thanh toán trong nước:

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển điện đi và nhận điện đến trên hệ thống Thanh
toán điện tử liên ngân hàng ( CITAD)
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ giấy, bù trừ điện tử với ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh Hà Nội và thanh toán giao dịch online với Vietcombank.
- Thực hiện các giao dịch trên hệ thống BDS và nghiệp vụ nhận điện đến và
lậpđiện đi thanh toán trong nội bộ Maritime Bank giữa Trụ sở chính với các Chi
13
nhánh, giữa các chi nhánh với nhau, giữa Maritime Bank với các Ngân hàng
trongnước.
- Thực hiện các giao dịch liên quan đến thu chi tiền mặt tại Trung tâm điều
hành.
- Quản lý két tiền mặt phục vụ nhu cầu chi tiêu tại Trung tâm điều hành
3. Nhiệm vụ của bộ phận thanh toán quốc tế
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển điện SWIFT đi và nhận diện SWIFT đến của
các chi nhánh Maritime Bank trên hệ thống Swift Editor phục vụ nhu cầu thanh
toán quốc tế giữa Maritime Bank và các ngân hàngnước ngoài qua hệ thống
SWIFT. Phân bổ phí điện SWIFT cho các chi nhánh.
- Tổ chức xử lý tập trung chứng từ thanh toán L/C ( thư tín dụng) hàng nhập
và hàng xuất trên toàn hệ thống Maritime Bank. Phối hợp phát triển các sản phẩm
Trade Finance phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế.
- Khai thác các tiện ích và hạn mức tài trợ thương mại của các ngân hàng khác
dành cho Maritime Bank
4. Nhiệm vụ của Bộ phận Thanh toán Treasury:
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán phục vụ giao dịch vốn và kinh doanh ngoại
tệ của Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank và Phòng Giám sát & Xác
nhận giao dịch Maritime Bank.
- Phối hợp với Phòng Giám sát & xác nhận giao dịch Maritime Bank theo dõi
tiền đến và tiền đi trong quá trình thanh toán của nghiệp vụ Treasury.
5. Nhiệm vụ của bộ phận Moneygram:
- Trực tiếp giao dịch nhận điện trên hệ thống Moneygram;

- Chuyển tiếp điện tới các chi nhánh để chi trả tiền cho người nhận cho người
nhận tiền và nhận điện từ các chi nhánh chuyển tiếp đi nước ngoài để thanh toán
cho người hưởng tại nước ngoài.
- Tra soát, đối chiếu với Moneygram, thu phí và phân bổ chi phí cho các chi
nhánh Maritime Bank.
- Phối hợp với Moneygram thực hiện việc giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền
cho dịch vụ chuyển tiền nhanh tại Việt Nam
14
6. Phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán Maritime Bank thực hiện nghiệp vụ
chấm sao kê chứng từ tài khoản NOSTRO.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soátvà Ban Điều hành Maritime Bank
1.2.6. Phòng pháp chế và kiểm soát tuân thủ
Chức năng
Quản lý rủi ro pháp lý, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hoạt động kinh doanh
và sự tuân thủ quy định của Pháp luật trong toàn hệ thống Maritime Bank.
Nhiệm vụ
1. Quản lý việc xây dựng và ban hành hệ thống văn bản định chế ( văn bản
quy định, hướng dẫn chế độ, chính sách) của Maritime Bank, bảo đảm mọi hoạt
động của Maritime Bank tuân thủ các quy định của Pháp luật.
2. Trực tiếp xây dựng, soạn thảo hoặc thẩm định đối với các văn bản hướng
dẫn quy trình nghiệp vụ trong hệ thống Maritime Bank
3. Cập nhật, theo dõi và cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản quy phạm Pháp
luật trong phạm vi hệ thống. Tham mưu cho Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành
trong việc góp ý xây dựng văn bản pháp quy và kiến nghị các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy địndh của pháp luật nhằm tạo hành lang pháp
lý ổn định và phù hợp với hoạt động của Ngân hàng
4. Tư vấn pháp lý, tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Pháp luật
liên quan đến tổ chức và hoạt động của Maritime Bank.
5. Hướng dẫn và thiết kế hệ thống can thiệp để bảo đảm sự tuân thủ pháp lý,

xây dựng Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp
6. Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ và giải quyết các vụ việc liên quan đến
tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.
7. Bảo vệ quyền lợi pháp lý của hệ thống khi tương tác với bên ngoài, tham
gia đàm phán, soạn thảo các hợp đồng, văn bản ký kết với các đối tác.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Maritime Bank
15
2.Đặc điểm nhân sự
Là một ngân hàng đã có sự lâu năm, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,
đoàn kết và gắn bó, Maritime đang vươn lên trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các
doanh nghiệp và cá nhân trong các dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp. Để làm điều
đó, ngân hàng đã rất quan tâm, đầu tư và phát triển nguồn nhân lực con người và
coi con người là tài sản qúy giá nhất của ngân hàng.
Trong những nỗ lực chuyển mình, Maritime luôn tìm kiếm những người có
nhiệt huyết, sáng tạo, năng động và trung thực để làm việc cũng như đào tạo và bổ
nhiệm những vị trí quan trọng. Ngân hàng có những khóa đào tạo nghiệp vụ đa
dạng và phong phú để đảm bảo trong thời gian ngắn nhất nhân viên sẽ được bổ sung
kiến thức cũng như phát triể kỹ năng bản thân.
Ngân hàng TMCP Hang Hải chi nhánh Quảng Ninh có 137 cán bộ, trong đó:
-Cán bộ quản lý: 13
- Lao động trực tiếp: 124
Các nhân nhiên của ngân hàng đều là những nhân viên có những đức, kỹ năng
và phẩm chất đáp ứng đúng tính chất công việc: trung thực, cần cù, tỉ mỉ, chính xác,
năng lực giao tiếp tốt và sức khỏe tốt.
Trình độ trên Đại học: 11%
Trình độ Đại học: 79 %
Trình độ cao đẳng: 18%
Cơ cấu lao động:
-Độ tuổi trung bình :27- 32

Biểu đồ tỷ lệ Giới
16

-Tỷ lệ Nam: 64,7 %
-Tỷ lệ Nữ :35,3%
Nguồn: Phòng Nhân sự
II.Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền mặt và chứng từ có giá
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong
nước và nước ngoài
Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân
trong nước
Cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân
trong nước
Trừ dự phòng nợ khó đòi
Các khoản đầu tư
Tài sản
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Hao mòn lũy kế
Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Hao mòn lũy kế
Tài sản khác
Tài sản có khác
Các khoản phải thu

Các khoản lãi cộng dồn dự thu
Tài sản có khác
Tổng cộng tài sản
NGUỒN VỐN
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
Vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức
tín dụng khác
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân

Vốn tài trợ và ủy thác đầu tư
17
Tài sản nợ khác
Các khoản phải trả
Các khoản lãi cộng dồn dự trả
Tài sản nợ khác
Vốn và các quỹ
Vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
Vốn điều lệ
Vốn khác
Quỹ của tổ chức tín dụng
Lãi/Lỗ năm nay
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Nguồn: Phòng kế toán
*Nhận xét
4.Đặc điểm cơ sở vật chất và công nghệ
Ngân hàng được trang bị những cơ sở vật chất, máy móc cũng như các phần
mềm ứng dụng rất đầy đủ, hiện đại.
Bao gồm máy đếm tiền, két, bàn ghế,máy vi tính
Cùng với đó,Maritime luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực
cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ

thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển
cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hướng dịch vụ
(SOA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ
quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM.
II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2006
PHẦN I: LÃI, LỖ
18
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 năm 2010
Thu từ lãi
Thu lãi cho vay
Thu lãi tiền gửi
Thu lãi góp vốn mua cổ phần
Thu khác về hoạt động tín dụng
Chi trả lãi
Chi trả lãi tiền gửi
Chi trả lãi tiền đi vay
Thu nhập ròng
Thu ngoài lãi
Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh
Thu phí dịch vụ thanh toán
Thu phí dịch vụ ngân quỹ
Thu từ tham gia thị trường tiền tệ
Lãi từ kinh doanh ngoại hối và chuyển
đổi ngoại tệ
Thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý
Thu từ các dịch vụ khác
Các khoản thu nhập bất thường

Chi phí ngoài lãi
Chi về hoạt động huy động vốn
Chi về phí dịch vụ thanh toán và ngân
quỹ
Chi về hoạt động khác
Chi nộp thuế
Chi nộp các khoản phí và lệ phí
Chi cho nhân viên
Chi hoạt động quản lý và công vụ
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi khác về tài sản
Chi phí dự phòng nợ khó đòi
Chi nộp bảo hiểm tiền gửi
Chi bất thường khác
Thu nhập ngoài lãi ròng
Thu nhập trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập sau thuế
Nguồn: Phòng kinh doanh
19
20
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI CHI NHÁNH QUẢNG NINH
I.Cơ hội và thách thức
1.Cơ hội
Trong những năm gần đây, khi Việt Nam đã tham gia rất nhiều các tổ chức
trên thế giới, các tổ chức kinh tế cũng như văn hóa,việc hội nhập gần như không
còn khoảng cách thì hệ thồng ngân hàng cùng với đó cũng không ngừng phát triển,
mở rộng mạng lưới, liên tục đưa ra các sản phẩm mới,đảy mạnh công tác quảng bá,

khẳng định thương hiệu với khách hàng.
Trong năm 2010, theo thống kê thì tăng trưởng tín dụng cả năm tăng 27,65%,
vượt qua mục tiêu ban đầu 25% ban đầu chứng tỏ mọi sự bùng nổ về ngành ngân
hàng nói chung. Ngân hàng Hàng Hải đi cùng đó là những bước chuyển mình,gặt
hái được những cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường cạnh tranh đầy sôi
động.
Cũng trong năm 2010, có thể thấy Chính Phủ rất mạnh mẽ trong việc đưa ra các
giải pháp và chính sách để điều chỉnh thị trường. Vào đầu năm, gói kích cầu được áp
dụng để gữ cho thị trường phát triển đúng nhịp.Gói hỗ trợ này đã dừng triển khai vào
nửa cuối năm và thay vào đó là các chính sách ổn định về kinh tế vĩ mô.
Hướng về năm 2011,Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với nhu cầu dịch vụ tài chính và cho
vay tăng cao. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng cao hơn trước đây dẫn
đến gia tăng nhu cầu có các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm thẻ và các dịch vụ tài
chính cá nhân. Đây là một thị trường mở cho các ngân hàng vốn hiện tại vẫn chưa
được đáp ứng nhu cầu một cách đầy đủ.
Năm 2011 cũng sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng khi
Việt Nam tháo bỏ mọi rào cản cho các ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khi gia
nhập WTO năm 2007. Các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên
mảng tài chính ngân hàng trong khi các ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản
21
phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh
tranh trong thị trường mở.
2.Thách thức
Có thể nói 2010 là năm nhiều thử thách với
với ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục, mặc
dù nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại tuy nhiên suy
thoái kinh tế vẫn có tác động không nhỏ. Một số
diễn biến bất ổn của kinh tế thế giới (khủng hoảng nợ ở một số nền kinh tế châu Âu,

những mâu thuẫn về chính sách tỷ giá của một số nền kinh tế lớn) cũng đã gián tiếp
ảnh hưởng bất lợi đến Việt Nam. Thị trường bất động sản, chứng khoán chưa thực
sự hồi phục cùng với biến động bất thường của giá vàng, giá USD trong nước tại
một số thời điểm đã gây khó khăn nhất định đối với hoạt động của ngân hàng
Thứ hai, trong năm 2010 các tổ chức tín dụng đã tập trung tăng nhanh quy mô
mạng lưới, phát triển các kênh bán hàng để chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, sự
tham gia ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài kể cả trong các lĩnh vực
vốn là truyền thống của ngân hàng trong nước như lĩnh vực bán lẻ đã tạo ra sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng.
Thứ ba, các tiêu chuẩn về năng lực tài chính và một số chỉ tiêu an toàn trong
hoạt động ngân hàng đã được áp dụng theo hướng đảm bảo an toàn hơn, đáp ứng
các chuẩn mực quốc tế. Để đáp ứng các tiêu chuẩn mới này, các ngân hàng cũng
phải điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng cao năng lực tài chính, cơ chế quản trị rủi ro,
chính sách kinh doanh… Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế,
thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều khó khăn, nhưng việc đáp ứng các tiêu chuẩn
mới đó là yếu tố quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững trong năm 2011.
Thứ tư, Năm 2011 là năm Luật Các tổ chức tín dụng mới bắt đầu có hiệu lực.
Luật quy định những thay đổi quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động của các
ngân hàng như công tác tổ chức, quản trị, điều hành, giới hạn cấp tín dụng, hoạt
động đầu tư… Việc áp dụng các quy định mới là thách thức đối với các ngân hàng
để vừa đáp ứng quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng,
hiệu quả.
22
II.Phương hướng phát triển
1.Mục tiêu
Từ năm 2010, Maritime Bank đã xác định mục tiêu trong thời gian tới sẽ là
một trong năm định chế tài chính lớn nhất Việt Nam và sẽ hướng tới để trở thành
Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các
chuẩn mực quốc tế
1. Tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam, chú trong

cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Sản phẩm
dịch vụ mới được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tăng thêm nhiều tiện ích mới
để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2. Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư,
từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của Maritime trên thị trường tài chính, tập
trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các dự án có
ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực: Năng
lượng, hạ tầng kỹ thuật, cản biển, bất động sản…
3. Thực hiện tốt nhất công tác chuẩn bị và sẵn sàng cho quá trình cổ phần hóa,
trong đó thực hiện tốt các công việc định giá xác định giá trị doanh nghiệp, hoàn
thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lựa chọn và chào bán cổ phần cho
các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng, phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng và
niêm yết trong nước.
4. Đẩy mạnh tái cơ cấu Ngân hàng, tăng trưởng trên cơ sở bền vững: Đạt
được cơ cấu tài sản nợ - tài sản có hợp lý dựa trên việc xác định mức tăng trưởng ổn
định; đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao chất lượng tài sản; tăng cường khả
năng sinh lời; nâng cao năng lực tài chính, khả năng trích lập Dự phòng rủi ro
(DPRR) và tự bù đắp rủi ro.
5. Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh các lĩnh vực hoạt động kinh doanh có lợi thế
cạnh tranh và có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; Áp
dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.
6. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến đảm bảo cho phát triển bền
vững. C1huẩn hóa các quy trình, thủ tục quản lý và tác nghiệp, hoàn thiện hệ thống
thông tin báo cáo quản lý nọi bộ phục vụ công tác quản trị điều hành.
23
7. Xây dựng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin; dự án hiện đại hóa
ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012 và tầm nhìn đến 2020; xây dựng hệ thống thông
tin quản lý MIS hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, báo cáo chỉ đạo điều hành của
Ban Lãnh đạo tại Hội sở chính và các Chi nhánh ở những phân hệ nghiệp vụ chủ
chốt.

8. Xây dựng và phát triển mảng kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ
mạnh mẽ và đạt hiệu quả. Thực hiện củng cố và phát triển hệ thống công nghệ
thông tin, phát triển sản phẩm dịch vụ… đồng thời cơ cấu mô hình tổ chức, quản lý
theo khách hàng, theo dòng sản phẩm.
9. Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có năng lực chuyên môn
vừa có đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo các lợi ích của người lao động; đảm bảo an
sinh xã hội; quảng bá thương hiệu, văn hóa Maritime.
10.Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hoàn thành việc thực
hiện đề án hỗ trợ giảm nghèo tại các huyện nghèo nhất và các chương trình Vì cộng
đồng.
2.Giải pháp thực hiện mục tiêu
- Cung cấp tới từng khách hàng những sản phẩm dịch vụ tài chính có giá trị
vượt trội với phong cách chuyên nghiệp trên cơ sở hiểu rõ mong muốn và đặc thù
kinh doanh của khách hàng.
Thiết lập cho cán bộ công nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp
với nhiều cơ hội phát triển trên cơ sở được đánh giá, khích lệ theo hiệu quả thực
chất của công việc.
Đem lại lợi ích bền vững cho các cổ đông thông qua việc triển khai mạnh mẽ
Chiến lược kinh doanh mới và thực hiện các công cụ quản trị rủi ro chặt chẽ theo
tiêu chuẩn Quốc tế và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
24

×