Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.01 KB, 10 trang )

Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Văn bản pháp luật (VBPL) với tính cách là một phương tiện cơ bản trong quản
lí nhà nước, quản lí xã hội chỉ phát huy giá trị tích cực khi các văn bản đó có chất
lượng cao. Trong trường hợp VBPL không đảm bảo được các yêu cầu về chất
lượng thì có thể gây ra những hậu quả đáng kể vì văn bản có giá trị điều chỉnh các
quan hệ xã hội, tác động tới quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể hay Nhà nước.
Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của VBPL là văn bản đó có
mang tính khả thi hay không. Vì vậy, trong quá trình xây dựng VBPL, người có
thẩm quyền cần đặt ra câu hỏi là phải đáp ứng những điều kiện nào để VBPL có
tính khả thi?
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy,
một văn bản pháp luật (VBPL) có tính khả thi là một VBPL có khả năng thực hiện
trên thực tế hay nói cách khác là những quy định của văn bản đó có khả năng đi
vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy. Việc bảo đảm tính khả thi của các
VBPL là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong suốt quá trình xây dựng văn
bản.
I. Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong VBPL.
1. VBPL phải có nội dung phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng.
Yêu cầu này được xuất phát từ quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001): “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc…, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng
1
Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật
lãnh đạo Nhà nước chủ yếu bằng chủ trương, đường lối, chính sách để trên cơ sở đó
Nhà nước thể chế hoá tạo thành những quy định pháp luật. Như vậy, pháp luật
được coi là phương tiện hữu hiệu chuyển tải toàn bộ đường lối của Đảng và đưa
đường lối đó vào thực tiễn đời sống. Từ đó mới bảo vệ hiệu quả lợi ích cơ bản của


giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp lao động khác.
Để đảm bảo sự phù hợp giữa VBPL với đường lối, chủ trương của Đảng, yêu
cầu đặt ra là cần hiểu đúng bản chất mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong
việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và thể chế hóa đường lối đó
trong hoạt động ban hành VBPL. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, yếu tố chính
trị thể hiện ở sự nhất quán trong việc đưa ra các quy định phù hợp với đường lối
phát triển của đất nước của Đảng và việc thể chế hóa đường lối, chủ trương đó
thành những quy định chung thống nhất trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương.
Đối với văn bản áp dụng pháp luật, yêu cầu này được xem xét qua việc các văn
bản đó kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kì, từng
giai đoạn cách mạng cụ thể của các cơ quan nhà nước.
2. VBPL phải có nội dung phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng
của nhân dân lao động.
Nhà nước ta là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…”
1
. Điều này
cho thấy, nhân dân lao động vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quyền lực nhà
nước. Với vai trò là chủ thể, của quyền lực nhà nước, nhân dân sử dụng pháp luật
để thể hiện ý chí của mình trong việc đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề kinh
tế - xã hội của địa phương, của cả đất nước. Với vai trò là đối tượng của quyền lực
nhà nước, nhân dân là đối tượng chủ yếu thực thi pháp luật.
1
Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
2
Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật
Việc xây dựng các VBPL có nội dung phản ánh đầy đủ, kịp thời ý chí, nguyện
vọng của nhân dân suy cho cùng chính là sự đảm bảo yếu tố phù hợp giữa nhu cầu
của xã hội và chủ trương xây dựng pháp luật của Nhà nước. Nội dung này xuất phát
từ quan điểm cho rằng cần thiết phải tạo ra sự dung hòa về lợi ích giữa các nhóm

đối tượng trong xã hội mà trước hết là sự dung hòa về lợi ích giữa chủ thể quản lí
và đối tượng quản lí khi chủ thể quản lí đưa ra các quyết định quản lí. Đây là nội
dung vô cùng quan trọng vì trong nhiều trường hợp, hiệu quả tác động của VBPL
phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các bên liên quan, vào việc Nhà nước có thể
hiện và đáp ứng được những lợi ích của các giai tầng trong xã hội hay không. Vì
vậy, khi xây dựng VBPL, người có thẩm quyền cần cân nhắc, lựa chọn cách thức
điều chỉnh để đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của toàn xã hội, của Nhà nước, của
các nhóm xã hội khác nhau, của mỗi cá nhân hay tổ chức. Từ đó, làm tăng khả
năng hiện thực hóa VBPL.
3. VBPL phải có nội dung phù hợp với điều kiện kinh tế, điều kiện văn hóa –
xã hội hiện tại của đất nước.
Có thể nói, VBPL trong nhiều trường hợp chính là đời sống kinh tế, văn – xã
hội được khái quát và nâng lên thành pháp luật. Vì vậy, sự phù hợp, tính tương
thích giữa VBPL với quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, với các
điều kiện đặt ra từ nhu cầu thực tiễn là một biểu hiện sinh động và vô cùng quan
trọng để đảm bảo tính khả thi của VBPL.
- Thứ nhất là sự phù hợp với điều kiện kinh tế. Pháp luật và kinh tế có mối quan
hệ biện chứng. Kinh tế quyết định pháp luật, kinh tế nào có pháp luật ấy, kinh tế
thay đổi tất yếu pháp luật phải thay đổi theo. Ngược lại, pháp luật tác động trở lại
thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
Tính quyết định của kinh tế đòi hỏi hoạt động xây dựng pháp luật phải tôn
trọng thực tế khách quan, các quy định được tạo ra trong VBPL là sự ghi nhận, bảo
3
Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật
vệ, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế tồn tại, phát triển có định hướng, hợp quy
luật từ đó sẽ tạo ra được những “đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy,
tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Nếu nội dung văn bản không phù hợp, không
phản ánh đầy đủ các hướng vận động của đời sống kinh tế, với những quy định quá
cao hoặc quá lỗi thời, sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, là nguyên nhân giảm
sút hiệu quả của quản lí nhà nước.

Mặt khác, hoạt động xây dựng VBPL không phải là sự sao chép nguyên thực
trạng kinh tế mà cần phát huy những giá trị tích cực của pháp luật. Hoạt động này
phải tạo ra các quy định tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế cần thiết, hợp quy
luật ra đời và phát triển, tạo nên cơ chế kinh tế vận hành dễ dàng, có hiệu quả, hạn
chế những lệch lạc, tự phát, thái quá và những biểu hiện tiêu cực của nền kinh tế.
Do vậy, yêu cầu đặt ra là VBPL vừa phản ánh những quy luật chung về sự phát
triển của kinh tế, vừa phản ánh được những quy luật mang tính đặc thù trong từng
giai đoạn, từng lĩnh vực.
- Thứ hai là sự phù hợp với các điều kiện văn hóa – xã hội. Cho đến nay, pháp
luật vẫn được coi là phương tiện không thể thiếu trong quản lí xã hội. Nhưng cùng
với pháp luật, còn có rất nhiều yếu tố điều chỉnh khác (văn hóa, đạo đức, phong tục,
tập quán…) cùng tồn tại và cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những cách
thức khác nhau, có tác động qua lại lẫn nhau.
Sự phù hợp của VBPL với các yếu tố điều chỉnh xã hội khác cũng là yêu cầu
mang tính tất yếu. Một là, không có một quan hệ xã hội nào được VBPL điều chỉnh
lại không chịu sự tác động của các yếu tố xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hai là, VBPL thể hiện ý chí của Nhà nước, điều chỉnh các quan hệ mang tính áp
đặt, cứng rắn, chủ yếu vì lợi ích Nhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế của Nhà nước. Trong khi đó các yếu tố xã hội thể hiện ý chí xã hội, điều
chỉnh các quan hệ mang tính mềm dẻo hơn, vì lợi ích của xã hội, được bảo đảm
4
Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật
thực hiện bằng dư luận xã hội, bằng ý thức về trách nhiệm, bổn phận, bằng lương
tâm. Nói cách khác, chế tài pháp luật là chế tài bên ngoài, chế tài đạo đức, phong
tục, tập quán… là chế tài bên trong dựa trên cơ sở tự giác của các chủ thể. Nếu
VBPL phù hợp với các yếu tố điều chỉnh xã hội khác sẽ kết hợp được cả chế tài bên
ngoài và chế tài bên trong, khi đó VBPL sẽ được hiện thực hóa một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất. Ba là, tất cả các yếu tố điều chỉnh xã hội đều là chuẩn mực
xã hội. Mặc dù chúng có sự khác nhau đáng kể nhưng giữa chúng có sự tương đồng
về cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, về chức năng (điều tiết các quá trinh xã hội) nên

“hệ thống chuẩn mực thường đan chéo nhau, dường như “phục vụ” và bổ sung cho
nhau”
2
. Như vậy, mặc dù Nhà nước dùng VBPL để tác động và có thể làm thay
đổi từng bộ phận của các yếu tố điều chỉnh quan hệ xã hội khác, nhưng về nguyên
tắc vẫn phải bảo vệ, phát triển và cao hơn nữa là phải tạo ra sự phù hợp với các quy
phạm đạo đức, tôn giáo, những phong tục, tập quán… trong xã hội không trái với
bản chất, mục tiêu của Nhà nước. Do đó, khi xác lập nội dung VBPL cần đặc biệt
chú ý tới các điều kiện văn hóa – xã hội để tạo ra sự phù hợp của nội dung VBPL
với những điều kiện đó thì mới bảo đảm được hiệu quả tác động của văn bản (nhận
được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân).
4. VBPl phải có nội dung phù hợp với thực trạng diều kiện nhân lực trong xã
hội.
Vì con người vừa là chủ thể hình thành nên VBPL và tổ chức thực hiện văn bản
đó trên thực tế lại vừa là đối tượng quản lí, chịu sự tác động của văn bản, có nghĩa
vụ thi hành văn bản, nên dù với tư cách nào thì con người cũng phải thực hiện các
văn bản theo yêu cầu của Nhà nước và muốn thực hiện tốt những hoạt động đó,
phải có đủ về số lượng và chất lượng nhân lực; nếu thiếu điều kiện về nhân lực thì
2
Xem Bùi Thị Đào, Luận án Tiến sĩ Luật học “tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính”, Hà Nội,
2008, Tr. 83.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×