Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.62 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
Gross domestic product – Tổng sản phẩm nội địa 3
General Agreement on Tariffs and Trade- Hiệp ước chung về thuế quan và
mậu dịch 3
Japan External Trade Organization– Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản. .3
Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 24
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
Gross domestic product – Tổng sản phẩm nội địa 3
General Agreement on Tariffs and Trade- Hiệp ước chung về thuế quan và
mậu dịch 3
Japan External Trade Organization– Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản. .3
Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam 3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 24
DANH MỤC VIẾT TẮT
JICA The Japan International Cooperation Agency – Tổ chức Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản
GDP Gross domestic product – Tổng sản phẩm nội địa
GATT General Agreement on Tariffs and Trade- Hiệp ước chung về


thuế quan và mậu dịch
WTO World Trade Organization – Tổ chức thương mại quốc tế
UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development – Diễn đàn
Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
GSP Generalized System of Preferences – Hệ thống ưu đãi thuế quan
SPS Sanitary and Phytosanitary Measures – Hiệp định về biện pháp vệ
sinh và an toàn thực phẩm
VJEPA Vietnam - Japan economic Partnership Agreement – Hiệp định đối
tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản
JETRO Japan External Trade Organization– Tổ chức Xúc tiến thương
mại Nhật Bản
UNESCO
VCCI
ODA
VIETRADE
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization –
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc
Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam
Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức
Vietnam Trade Promotion Agency – Cục xúc tiến thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đóng
vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển như Việt Nam. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng
thủ công mỹ nghệ hiện đang là một trong mười ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất
tại Việt Nam.Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giải quyết phần
lớn công ăn việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần xóa đói
giảm nghèo, giúp dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngành hàng thủ

công mỹ nghệ phát triển còn tạo cơ hội nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân, khôi
phục và thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương, thực
hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông thôn. Tuy nhiên
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong vấn
đề sản xuất, đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu và tìm cho mình một thị trường tiêu
thụ ổn định.
Là đất nước có dân số đông và mức bình quân thu nhập đầu người cao, Nhật
Bản đang trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng, hấp dẫn. Hơn nữa, quan hệ
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đang diễn ra ngày càng phát triển.
Vì vậy việc xem xét khả năng thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, một thị trường có dung lượng lớn là
có cơ sở và rất cần thiết. Bên cạnh những lợi thế sẵn có, các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn đang gặp những trở ngại lớn trong quá trình thâm nhập thị trường và duy trì thị
phần sẵn có. Việc đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn hiện đang là vấn
đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp và Nhà nước.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “ thực trạng và giải pháp thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản”.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu ngành hàng thủ
công mỹ nghệ Việt Nam và thị trường Nhật Bản.
- Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam, để đưa ra được những thuận lợi, thành tựu đạt được cũng như những khó
khăn và tồn tại còn vướng mắc.
- Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp và nhà nước để thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt
động xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật bản
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung Giới hạn nghiên cứu hoạt

động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong giai đoạn 2003-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê số liệu, so sánh,
phân tích trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
5. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
thao khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
Chương 3: một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Do giới hạn về mặt kiến thức cũng như thời gian còn hạn chế, nên khóa luận
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy cô và các bạn có thể góp ý thêm
để khóa luận của em thêm hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Liên
Hà- người đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt thời gian em thực hiện
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀ THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM
1.1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ
1.1.1.1. Định nghĩa sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Đến nay chưa có một định nghĩa chính xác về hàng thủ công mỹ nghệ, có thể
hiểu nôm na đây là mặt hàng truyền thống của dân tộc, là loại hàng dịch vụ được
sản xuất chủ yếu ở nông thôn. Loại hàng hóa được làm chủ yếu bằng tay với
nguyên liệu tre, nứa, gỗ, đất sét… Với các loại nguyên liệu đó kết hợp với bàn tay
khéo léo của người Việt Nam, nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật đa dạng và

phong phú về chủng loại sản phẩm như hàng gốm sứ, sơn mài, mây tre đan…. Nó
được truyền từ đời này sang đời khác, có sự thay đổi và phát triển theo nhu cầu
cuộc sống.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm rất độc đáo ở Việt Nam, cái
độc đáo không phải chỉ vì giá trị của sản phẩm mà nó còn mang đậm bản sắc dân
tộc của văn hóa Việt Nam- một dân tộc đã có bề dày hơn 4000 năm lịch sử. Đây là
điểm khác biệt giữa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam với sản phẩm thủ
công mỹ nghệ của các nước trên thế giới. Từ những hình ảnh rất thực tế, đời thường
ở các vùng quê Việt Nam như hình ảnh một cậu bé đang chăn trâu, thổi sáo… đến
những hình tượng trong dân gian. Dưới con mắt tinh tế, sáng tạo, kết hợp với đôi
bàn tay khéo léo và tài ba của các nghệ nhân mà hình ảnh trong cuộc sống đời
thường được đưa vào trong tác phẩm, nó không chỉ chứa đựng công sức của người
làm ra nó mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa Việt Nam.
1.1.1.2. Phân loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Theo cách phân chia của Hiệp hội hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam, ngành
hàng này hiện nay bao gồm 12 tiểu ngành và các nhóm cơ bản sau đây:
3
Bảng 1.1: Các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ
1. Mây, tre, lá
2. Cói, lục bình
3. Gốm sứ
4. Sơn mài
5. Thêu ren
6. Gỗ mỹ nghệ
7. Dệt thủ công
8. Đá mỹ nghệ
9. Kim khí mỹ nghệ
10. Giấy thủ công
11. Các tác phẩm nghệ thuật
12. Các sản phẩm khác.

Nguồn: Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam, 2009
Trong đó, bốn nhóm hàng mây tre, gỗ mỹ nghệ, gốm sứ và dệt thêu chiếm ưu
thế với kim ngạch xuất khẩu vào khoảng 90% tổng kim ngạch hàng thủ công. Việc
sản xuất các sản phẩm thủ công chủ yếu dựa trên một hệ thống gồm 2017 làng nghề
trên khắp cả nước, một số lớn tập trung ở các tỉnh phía Bắc( Hiệp hội thủ công mỹ
nghệ Việt Nam- VIETCRAFT, 2009).
1.1.1.3. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ
a) Tính văn hóa
Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ
yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ
nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài
hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng chính vì
vậy mà hàm lượng văn hoá ở các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao
hơn nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt. Ngay từ khi phát hiện ra các
sản phẩm trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ, thế giới đã biết đến một nền
văn hoá Việt Nam qua những sản phẩm phản ánh sinh động và sâu sắc nền văn hoá,
tư tưởng và xã hội thời đại Hùng Vương. Cho đến nay, những sản phẩm thủ công
mỹ nghệ mang đậm tính văn hoá như gốm Bát Tràng, hay bộ chén đĩa, cốc sứ cao
cấp có hình hoa văn Châu Á, mang đậm nét văn hoá Việt Nam như chim lạc, thần
kim quy, hoa sen…đã được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, người ta đã có thể
tìm hiểu phần nào văn hoá của Việt Nam.
Có thể nói đặc tính này là điềm thu hút mạnh mẽ đối với khách hàng nhất là
khách quốc tế, nó tạo nên một ưu thế tuyệt đối cho hàng thủ công mỹ nghệ và được
coi như món quà lưu niệm đặc biệt trong mỗi chuyến du lịch của du khách nước
ngoài. Khách du lịch khi đến thăm Việt Nam không thể không mang theo về nước
một món đồ thủ công mỹ nghệ, cho dù ở nước họ có thể sản xuất ra nhưng sẽ không
4
thể mang hồn bản sắc văn hoá của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không
chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và
được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam.

b) Tính mỹ thuật
Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một
tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Nhiều loại sản
phẩm vừa phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, nơi công sở…
Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng
tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng
máy móc, hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở phương diện nghệ thuật sáng tạo
thì chỉ được sản xuất bằng công nghệ mang tính thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn
tay khéo léo của người thợ. Chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tại các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở New
York (Mỹ), Milan (Ý) …hàng thủ công mỹ nghệ đã gây được sự chú ý của khách
háng nước ngoài bởi sự tinh xảo trong các đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản
phẩm, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo. Mặc dù nguyên liệu rất đơn giản có
khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa…qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành
các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
c) Tính đa dạng
Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức,
nguyên liệu làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên
liệu làm nên sản phẩm có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ tạo
nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho người sử
dụng có những cảm nhận khác nhau về sản phẩm. Là một đôi dép đi trong nhà,
nhưng dép làm bằng cói đã quá cũ đối với người tiêu dùng nên hiện nay, các nghệ
nhân sử dụng chất liệu dây chuối, tạo cảm giác rất mới lạ, vừa có màu vàng ngà của
chuối vừa có mầu mốc tự nhiên của thân chuối…Bên cạnh đó, tính đa dạng còn
được thể hiện qua những nét văn hoá trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ bởi vì mỗi
sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang những nét văn hoá đặc trưng của từng vùng,
từng thời đại sản xuất ra chúng. Chính vì vậy trên thị trường có rất nhiều loại sản
phẩm thủ công mỹ nghệ, mỗi loại đều có sự khác biệt rõ rệt, không đồng nhất. Cũng
là đồ gốm sứ nhưng người ta vẫn có thể thấy đâu là gốm Việt Nam, gốm Nhật Bản,
gốm Trung quốc…

5
d) Tính thủ công
Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công mỹ
nghệ. Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là sự kết
giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính đặc tính này
tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công
nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và ngày nay, cho dù không sánh kịp tính
ích dụng của các sản phẩm này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được
sự yêu thích của người tiêu dùng.
1.1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và các hình thức xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.2.1 Định nghĩa hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc
gia và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Sự trao đổi mua bán hàng hóa là
một hình thức của các mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về
kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của từng quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá
thiết bị công nghệ cao. Nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả
một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức và bên
trong và bên ngoài đất nước. Với mục đích thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế
xã hội, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa trong nước phát triển, và từng bước
nâng cao đời sống nhân dân.
Từ các khái niệm về thủ công mỹ nghệ và hoạt động xuất khẩu đã phân tích
ở trên, có thể định nghĩa được xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là gì? Hoạt động
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là việc bán các mặt hàng thủ công mang đậm nét
văn hoá dân tộc ra thị trường nước ngoài hoặc bán hàng hoá dịch vụ cho người
nước ngoài ở lãnh thổ Việt Nam, dùng tiền tệ để thanh toán. Với mục tiêu là khai
thác lợi thế của đất nước, tăng thu ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu, giải quyết công
ăn việc làm và góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.1.2.2. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử
dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể
là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì
vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo hai
6
phương thức sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và
mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du
lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.
- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công
mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi bằng các
phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất
khẩu nhất định.
1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
đối với nền kinh tế quốc dân và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
a) Giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động
- Tạo việc làm cho người lao động
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27%. Trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu
vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 2,88%, 4,29%, 2,30%).
Sở dĩ tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta đang ngày càng giảm xuống, một phần là
nhờ những ngành nghề xuất khẩu như thủ công mỹ nghệ đã thu hút lượng lao động
lớn, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm của nước ta hiện nay
tập trung chủ yếu ở nông thôn, diện tích đất canh tác bình quân ngày càng thu hẹp,
còn dưới 0,1ha /người, nên số lượng lao động dư thừa và nhàn rỗi ở nông thôn rất
cao. Chỉ trong thời gian mùa vụ mới huy động 100% lực lượng lao động còn trong
thời gian nông nhàn, chỉ sử dụng khoảng 25%. (VIETCRAFT, 2010).Vào những

thời gian đó, người nông dân thường làm một số nghề phụ để tăng thu nhập hoặc họ
có xu hướng bỏ ra các thành phố với hy vọng tìm được một công việc tạm bợ. Như
vậy, thủ công mỹ nghệ phát triển ở các vùng nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho
hàng vạn người lao động nghèo, lao động nông nghiệp thiếu ruộng đất và những
người bán thất nghiệp.
Theo Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT), năm 2010 cả
nước có khoảng 2017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản
xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,… Ngành hàng thủ công mỹ
nghệ ở Việt Nam đã đào tạo việc làm cho hơn 1,35 triệu người; trong đó, 342 nghìn
người đan tre trúc và song mây, 233 nghìn làm dệt thảm, chiếu đan lát, 129 nghìn
7
thợ dệt thêu, với 60% trong số lao động đó là nữ.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương
mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Ví dụ :theo số liệu
của VIETCRAFT năm 2009, làng gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho
gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 đến 6000
lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê. Hoặc như theo trang thông tin điện
tử của tỉnh Thái Bình, tính đến năm 2008 ở huyện Quỳnh Phụ nhóm dệt chiếu cói
mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu lá chiếu các loại, giải quyết việc làm
cho 7000 lao động, nghề đan mây tre từ 7 xã ban đầu đến nay lan rộn ra tới 21 xã,
tạo việc làm ổn định cho 6800 lao động.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD
hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 đến
4000 lao động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao
đông nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận (trong khi đó chế biến hạt điều thì 1
triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động) (VIETRADE, 2007)
- Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao
động, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống
cho người lao động ở nông thôn. Ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì nơi đó thu

nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập
lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4
lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so
với sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm
2010, lao động nông nghiệp chiếm đến 48,2% lao động cả nước, nhưng chỉ chiếm
20,6% GDP, trong khi đó lao động các ngành phi công nghiệp chiến chỉ 51,8%
nhưng đã tạo ra đến gần 80% GDP. Bình quân thu nhập của 1 lao động trong hộ
chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 500.000- 600.000 đồng/tháng, ở hộ kiêm
nghề từ 190.000- 240.000 đồng/tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có
khoảng 70.000-100.000 đồng/người/tháng( VIETRADE, 2006). Có những làng
nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng: mức thu nhập của các hộ thấp cũng
đạt từ 10-20 triệu/năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu
nhập của toàn xã. Vì vậy, thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay
8
đổi khá lớn trong cơ cấu thu nhập của họ gia đình và của địa phương.
Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với các
doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Từ đó tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh,
mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và mức sống
cho người lao động.
Ngoài ra việc khôi phục và sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn kéo
theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên
quan. Sản xuất thủ công mỹ nghệ và du lịch là hai nhân tố có tác động hai chiều.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn tượng
đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá. Các sản phẩm càng đa dạng
phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khách tới tham quan, qua đó các
dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng
được các nước bạn biết đến nhiều hơn, đây chính là một biểu hiện của hình thức
xuất khẩu tại chỗ. Ngược lại, nếu du lịch phát triển, có nhiều khách du lịch đến
tham quan tại các làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ được biết đến nhiều
hơn, được quảng bá nhiều hơn, đó cũng là một hình thức giới thiệu sản phẩm của

Việt Nam ra nước ngoài. Từ đó ta có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể
tăng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
9
b) Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước
Với điều kiện khí hậu, đất đai Việt Nam rất thuận lợi cho một số cây nhiệt
đới phát triển như gỗ, mây tre, nứa, dừa , ngoài ra Việt Nam còn có một số loại
đất đặc biệt dùng trong sản xuất gốm, sứ. Việc khai thác nguồn tài nguyên này để
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu giúp chúng ta sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi. Đó là gỗ, tre, nứa, trúc, mây, giang, lá
nón, bông, đay, cói, sợi dứa, vỏ dừa, vỏ ốc, vỏ trứng thậm chí là đất sét, đất bùn.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có giá trị gia tăng cao vì nguyên liệu đầu
vào cho sản xuất chủ yếu được sử dụng từ những nguyên liệu sẵn có trong trong tự
nhiên như cây cối, thậm chí cả những vật dụng thừa trong sinh hoạt (vỏ dừa, vỏ
trứng ), hầu như không tốn chi phí mua nguyên liệu bởi nó là nguyên liệu có sẵn
Đây là một thế mạnh lớn, góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất. Vì
vậy, chúng ta cần phải biết tận dụng khai thác một cách triệt để và có hiệu quả nhất.
Nhưng khai thác được chưa đủ, mà còn phải khai thác có hiệu quả. Cần phải có
những biện pháp bảo quản tốt nguồn nguyên liệu này ngay từ khi bắt tay vào sản
xuất cho đến khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Bởi lẽ, đa phần nguồn
nguyên liệu cung cấp cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đều có nguồn gốc thực
vật (trừ hàng gốm, sứ) nên rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt Thêm vào đó, khí hậu nóng
ẩm của nước ta cũng ảnh hưởng phần nào chất lượng và tuổi đời của sản phẩm.
Về những nguyên liệu thô chưa sử dụng được ngay, cần qua một số khâu chế
biến gia công như nguyên liệu cung cấp cho sản phẩm gốm sứ, cần có kế hoạch
khai thác hợp lý tránh tình trạng khai thác bừa bãi, chế biến thủ công… vừa gây thất
thoát tài nguyên, lại vừa khai thác cả những loại tài nguyên không đồng nhất, kém
chất lượng. Những yếu kém của loại nguyên liệu này là do khai thác không đúng kỹ
thuật, khai thác bừa bãi Do đó, nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất gốm sứ hiện
nay còn rất thô sơ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các cơ sở
sản xuất. Để nguồn nguyên liệu nói trên sử dụng có hiệu quả, chúng ta cần có sự

quan tâm đầu tư vốn, trang thiết bị hiện đại cho việc nghiên cứu, tiến hành khai thác
chế biến sản xuất.
10
c) Tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần đây
đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể, Cục Xúc tiến Thương mại vừa cho biết, kim
ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong năm 2010 chạm
ngưỡng 1,5 tỷ USD, tăng 170% so với năm 2009. Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn
thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ
lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn nước ta.
So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu
đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá trị gia tăng chủ yếu là chi phí gia công và
khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước
chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5 – 20% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (Bộ Công
Thương, 2009). Nhưng đối với các hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, đuợc thu lượm từ phế
liệu và thứ liệu của nông lâm sản, mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất
cao. Có những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn
lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch, đồng thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
còn giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nhiệp sau chế biến và thu hoạch,
đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc
bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước (Bộ Công Thương, 2009).
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào
tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ.
d) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá
Tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng lên, theo đó tỷ
trọng nông nghiệp ngày càng giảm đi. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở sự
chuyển dịch lao động và thu nhập

Chuyển dịch lao động: Lao động trong các ngành nghề rất khó phân biệt một
cách rõ ràng, bởi họ tham gia vào các ngành nghề có sự đan xen lẫn nhau. Tuy
nhiên, nếu như trước đây nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và thu hút hầu
hết lao động thì hiện nay, thì hiện nay với sự phát triển mạnh của làng nghề, nông
nghiệp đã mất đi thế áp đảo và nhường chỗ cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Người dân nông thôn vốn chỉ làm nông nghiệp, chủ yếu quanh quẩn trong
lũy tre làng, ít có điều kiện giao lưu, tiếp cận với bên ngoài. Làng nghề ra đời và
11
phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sự thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ hoạt động kinh
doanh của làng nghề tạo nên nhu cầu giao lưu, đòi hỏi làng nghề phải có bộ mặt
mới, văn minh hiện đại, dễ thu hút khách hàng. Để duy trì cho làng nghề của mình
tồn tại và phát triển, buộc người làm nghề phải bươn trải ra bên ngoài, tìm kiếm
nguồn nguyên liệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đồng thời khách bên ngoài tìm đến
làng nghề ngày càng nhiều để trao đổi sản phẩm. Thông qua các mối quan hệ đó, sự
giao lưu ngày càng thắt chặt hơn, thường xuyên hơn.
Chuyển dịch thu nhập: Từ nhiều năm nay, phát triển nghề thủ công vẫn là
hướng chủ yếu và thiết thực nhất để xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nông
thôn. Ngay từ khi các nghề thủ công còn được gọi là “nghề phụ” thì nó đã trở thành
“thu nhập chính” cho nông dân trong nhiều làng nghề. Việc phát triển xuất khẩu
hàng thủ công càng làm tăng nhanh thu nhập của các làng nghề, bộ mặt các làng
nghề thay đổi từng ngày. Vùng nghề chuyên sản xuất hàng xuất khẩu trở thành
những trung tâm sầm uất và giàu có.
Nhìn chung, đời sống của dân trong làng nghề cao hơn hẳn dân trong các
làng nông nghiệp. Ngoài thu nhập từ nông nghiệp, họ còn có thu nhập từ nghề thủ
công. Mức thu nhập từ nghề thủ công khác nhau theo từng loại làng nghề và theo
từng loại nghề. Nhiều gia đình có mức thu nhập bình quân từ 1 triệu đồng trở lên,
hoặc thu nhập cá biệt tới chục hay hàng trăm triệu đồng một lần khi ký được hợp
đồng lớn. Cùng với sự phát triển sản xuất, tỷ trọng thu nhập từ các nghề thủ công
ngày càng tăng, số hộ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo giảm đi rõ rệt.
e) Duy trì bản sắc văn hoá dân tộc

Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử
phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự
biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật
chất mà còn thể hiện tính nhân văn, tính văn hoá nghệ thuật của con người, mảnh
đất làm ra nó. Các nghệ nhân Việt Nam với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra
ngày một nhiều hơn các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Những hình
ảnh mang đậm phong cách làng quê Việt Nam như cánh cò, luỹ tre làng, phiên chợ
quê, chiều Tây Bắc hay cô gái tát nước đầu đình ngày càng xuất hiện nhiều hơn
trên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra, khi sản
phẩm ngành nghề nổi tiếng nó sẽ gắn liền với tên tuổi của địa phương nơi sản xuất
12
ra nó, làm nổi bật danh tiếng của nghệ nhân và địa phương đó. Chẳng hạn, khi nói
tới làng đá Non Nước, người ta dễ dàng biết được nó thuộc thành phố Đà nẵng;
tương tự như câu nói “chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”. Có thể nói, hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam không chỉ góp phần duy trì, bảo tồn nền văn hóa truyền thống
của dân tộc mà còn giới thiệu văn hoá Việt Nam cho bạn bè quốc tế gần xa.
Chính vì vậy, việc hỗ trợ các làng nghề thủ công phát triển cũng là một đòi
hỏi bức xúc, cấp thiết bởi nó không chỉ là giữ gìn một ngành nghề truyền thống mà
còn có ý nghĩa giữ gìn một bản sắc văn hoá người Việt ngàn năm văn hiến.
1.1.3.2. Đối với các doanh nghiệp và làng nghề xuất khẩu
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, có cơ hội
mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi
bên cùng có lợi. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của họ không chỉ được khách hàng
trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài. Hơn nữa, nó tạo ra
nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nâng cao khả năng nhập
khẩu, thay thế, nâng cấp máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu này dẫn đến sự cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các
đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp

buộc phải nâng cao chất lượng hàng hoá, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực.
Đồng thời, nó giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và tăng thêm thu
nhập, ổn định đời sống cho người lao động và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam
1.1.4.1. Môi trường pháp lý
a) Yếu tố pháp luật
Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu. Bất kì doanh
nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải
tuân thủ pháp luật, không những pháp luật của nước mình mà còn tuân thủ luật pháp
nước nhập khẩu.
Một môi trường pháp lý thuận lợi, với hệ thống luật hoàn thiện sẽ giúp các
cơ sở và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tổ chức sản xuất và kinh doanh, tránh
được những khó khăn và thiệt hại không đáng có. Cụ thể, hệ thống pháp luật giản
đơn sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và công sức cho các thủ tục
đăng kí kinh doanh, thuê mặt bằng sản xuất, nhượng quyền sản xuất, xuất khẩu
13
hàng…. Từ đó có thể nhanh chóng nắm bắt được cơ hội đang sẵn có trên thị trường.
Một ví dụ thực tế là việc Tổng cục hải quan Việt nam cho phép các doanh nghiệp có
thể thực hiện kê khai hải quan từ xa, trong đó, các doanh nghiệp đóng vai trò là
người chủ động trong việc kê khai các hàng hóa được xuất khẩu vào hệ thống mạng,
chứ không phải là các cán bộ Hải quan như trước đây. Các cán bộ Hải quan chỉ giữ
trọng trách kiểm tra và thực hiện việc thông quan cho các bộ hồ sơ hợp lệ. Bằng
cách làm này, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại, còn các cán
bộ được giảm tải về khối lượng công việc. Tính chính xác và hợp lệ của các bộ hồ
sơ hải quan được nâng cao do trải qua hai lần kiểm tra kĩ càng (từ phía doanh
nghiệp khai báo và kiểm tra của cán bộ Hải quan). Mọi thông tin liên quan đến quy
trình xuất khẩu sẽ do hệ thống máy tính thực hiện một cách tự động, đảm bảo tính
chính xác và nhanh chóng, hạn chế tích cực tình trạnh tham ô nhận hối lộ. Hệ thống

pháp luật chặt chẽ còn bảo vệ các doanh nghiệp khỏi những rủi ro trong quá trình
kinh doanh.
b) Chính sách về thuế quan và công cụ phi thuế quan
Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất
khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hoá
phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nếu như thuế nhập nguyên vật liệu quá cao sẽ
làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng hoá xuất khẩu cao, làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hoá, giảm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu, và như vậy làm
giảm lượng xuất khẩu và ngược lại.
Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên vật liệu
nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu cũng gây khó
khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu.
Vì những ảnh hưởng đó, để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường miễm
thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất
khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế sản xuất. Chính phủ thường áp dụng hạn
ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá mà sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu
trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng
hóa xuất khẩu.
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam chịu sự tác động của nhiều
nhân tố, những nhân tố này có sự biên đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều
14
hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có
thể là nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương,
mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố này là không giống nhau. Có thể
hiểu một cách khái quát chúng bao gồm các nhân tố sau:
a) Nguồn nhân lực
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất
hàng hóa. Dù là ngành sử dụng máy móc, công nghệ cao thì vai trò của người lao

động luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong các khâu của một quy trình sản
xuất. Trong khi đó, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là ngành nghề thủ công, các
khâu sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào sự khéo léo của bàn tay con người. Do đó, nguồn
lao động dồi dào, lành nghề luôn là lợi thế rất lớn cho việc sản xuất ra những sản phẩm
thủ công, tác động tích cực đến việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất. Tại các làng nghề,
nguồn nhân lực chính là các nghệ nhân, những người thợ thủ công, và những chủ cơ sở
sản xuất kinh doanh. Những nghệ nhân là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc
đáo mang đậm tính truyền thống. Có được nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao
sẽ là một yếu tố thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
b) Nguồn vốn
Đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất,
đầu tư phát triển cơ sở vật chật và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy
phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy
động được. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu
là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trưởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển
của thị trường luôn đòi hỏi lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường.
Vì vậy rất cần sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía nhà nước, đặc biệt là việc đề ra
những chính sách phù hợp với đặc đIểm sản xuất của các làng nghề truyền thống để
có thể đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất và xuất khẩu.
c) Nguồn nguyên vật liệu
Trong những giai đoạn trước đây, nguồn nguyên vật liệu được coi là một
trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển của các cơ sở sản xuất thủ
công mỹ nghệ hay các làng nghề truyền thống. Song hiện nay, vấn đề này trở nên
15
không quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề bởi sự hỗ trợ tích cực của
các phương tiện giao thông và các phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên, vấn đề về khối
lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có

những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu có được
nguồn nguyên vật liệu ổn định sẽ dẫn đến sản xuất cũng ổn định, các nhà xuất khẩu
sẽ có nguồn hàng thường xuyên hơn, tạo uy tín cho doanh nghiệp.
d) Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Trong điều kiện hiện nay, khi mà giao lưu thương mại mang tính toàn cầu
hoá thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động
trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức
được điều đó, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và
đổi mới công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho ngành.
Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật không phải là hoàn toàn mà vẫn phải giữ
nét văn hoá và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
e) Kết cấu hạ tầng
Bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính
viễn thông. Thực tế cho thấy rõ, sản xuất thủ công mỹ nghệ chỉ có thể phát triển
mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác
dụng tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo tiền
đề khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của các làng nghề. Sự phát triển của yếu
tố này sẽ đảm bảo vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đưa
nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Hệ thống thông tin liên lạc bưu chính viễn thông giúp doanh
nghiệp nắm bắt các thông tin thị trường để có những ứng xử kịp thời.
1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
a) Hoạt động Marketing
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đẩu ra
cho các sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động
Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần,
quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho
doanh nghiệp…Công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như là chi phí thực
hiện.Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có một hướng đi đúng đắn để điều phối hoạt

động này một cách hiệu quả nhất mà các sản phẩm của mình ngày càng được biết
16
đến nhiều hơn, được người sử dụng ưa chuộng và tin dùng.
b) Hoạt động tạo mẫu và chất lượng sản phẩm
Mẫu mã, chất lượng hàng hóa nói chung và sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói
riêng luôn là yếu tố tạo sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm có
nhiều chủng loại sẽ tạo cơ hội để người mua có lựa chọn tối ưu và có khả năng cạnh
tranh với các sản phẩm cùng loại khác. Việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu
và thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu được coi là bước thành công
ban đầu của doanh nghiệp, ngược lại, nếu công tác này không tốt doanh nghiệp sẽ
chịu tổn thất lớn do không tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra.
c) Giá cả cạnh tranh
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, giá cả là yếu tố quan
trọng được các doanh nghiệp sử dụng để có thể bán được sản phẩm của mình, loại
bỏ các đối thủ khác. Giá cả là yếu tố quan trọng được các nhà nhập khẩu nước ngoài
quan tâm khi mua hàng. Chất lượng như nhau nhưng giá thành thấp hơn sẽ có khả
năng bán được hàng cao hơn. Hiện nay nhiều nhà sản xuất đang tìm cách nâng cao
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và cắt giảm những khoản chi phí không
cần thiết. Những nỗ lực này của nhà sản xuất nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm
để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng koaij của những nhà sản xuất khác. Do
đó, có thể nói giá cả cũng là một trong những yếu tố chính tác động đến việc có thể
xuất khẩu một mặt hàng nào đó là rất lớn.
1.2. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.2.1. Vài nét cơ bản về đất nước Nhật Bản
Nhật Bản, cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình
vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía
đông lục địa châu Á. Nó nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và
trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản
thuộc vùng ôn đới, có bốn mùa rõ rệt. Nước Nhật có bốn đảo lớn theo thứ tự từ Bắc
xuống Nam là: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ

chung quanh (Wikipedia, 2010).
1.2.1.1. Dân số
Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng
128 triệu người năm 2010 (Wikipedia, 2010). Vùng Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo
và một vài quận xung quanh là trung tâm thủ phủ lớn nhất thế giới với khoảng 30
triệu người sinh sống. Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước.
Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải
17
thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất
đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu
vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở
một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định
cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong
vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.
Nhật Bản được coi là đất nước đứng đầu về dân số già. Tuổi thọ trung bình
của nữ giới là 85,59 và 78,64 đối với nam. Tốc độ già hoá của dân số Nhật Bản
nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ, tỷ trọng dân số 65 tuổi
trở lên trong dân số từ 7,1% năm 1970 lên 14,1% năm 1994 và theo dự báo đến năm
2014, dân số cao tuổi sẽ chiếm 25% tổng dân số, nghĩa là cứ 4 người dân Nhật sẽ có
1 người từ 65 tuổi trở lên (Phương Linh, 2009).
1.2.1.2. Nguồn tài nguyên
Do ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết phức tạp, đặc biệt là bị bao quanh bởi
hơn 186 núi lửa đang hoạt động nên Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các
khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng
quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Cũng chính vì thế mà người nông
dân gặp rất nhiều khó khăn, bởi vậy quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng
như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
1.2.1.3. Khoa học và công nghệ
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật

Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ. Gần 700.000
nhà nghiên cứu, gần 130 tỉ USD của ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển. Nhật Bản cũng là một trong những nước có những phát
minh lớn, quan trọng trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp,
quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong
ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng
742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO,
ASIMO và Aibo (Wikipedia, 2010). Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất
trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn
cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
1.2.1.4. Kinh tế
18
GDP năm 2010 của Nhật Bản là 5474,2 tỷ đô-la Mỹ (Phòng thương mại và
công nghiệp Việt Nam, 2010), mặc dù phải gánh chịu hậu quả của đợt sóng thần
nhưng Nhật Bản vẫn được coi là nền kinh tế lớn, đứng thứ 3 thế giới. Quốc gia này
là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, Nhật Bản là đất nước
đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Đây là đất nước xuất
khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới. Thị trường xuất
khẩu chính của Nhật Bản là: Hoa Kỳ (tỷ lệ 22,7%), Trung Quốc (13,1%), Hàn Quốc
(7,8%), Đài Bắc thuộc Trung Quốc (7,4%), Hong Kong của Trung Quốc (6,3%)
(Wikipedia, 2008). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc,
thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), các nguyên liệu dệt may…
1.2.2. Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật Bản
Đa số người Nhật Bản thuộc tầng lớp trung lưu, thị hiếu tiêu dùng của họ bắt
nguồn từ truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế, nhìn chung họ có độ thẩm mỹ
cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa dịch vụ trong và ngoài
nước. Chung quy lại, xu hướng tiêu dùng của họ có những đặc điểm chính sau đây:
1.2.2.1. Đòi hỏi cao về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm
Chính tỉ lệ gia tăng “dân số già” đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã
hội, nhất là tập quán mua sắm của người Nhật. Vì thế, người Nhật hiện nay kỹ tính

hơn, thích sản phẩm có độ tinh tế cao, khắt khe trong chất lượng hàng hóa. Ngoài
ra, người Nhật còn đặc biệt quan tâm đến quy trình sản xuất, chất liệu của sản phẩm
cũng như nghệ nhân tạo ra sản phẩm đó. Họ rất coi trọng nguồn gốc, xuất xứ hàng
hóa. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phải chứng
minh rõ nguồn hàng của mình từ nhãn mác, các quy trình sản xuất cũng như sản
phẩm chủ yếu làm từ nguyên liệu chủ yếu nào.
1.2.2.2. Ưa chuộng sự đa dạng, sáng tạo và màu sắc của sản phẩm
Hàng hóa có mẫu mã càng đa dạng, phong phú mới thu hút được nhiều sự
chú ý của người Nhật Bản. Người Nhật ưa thích được lựa chọn nhiều kiểu dáng
trong cùng một loại hàng để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất. Hiện nay, hơn 50% mua
hàng trong các siêu thị nhỏ được gọi là “Mom and Pob”. Vào một siêu thị của Nhật
mới hình dung được tính đa dạng của sản phẩm đã phổ biến đến mức nào. Ví dụ,
một mặt hàng gội đầu nhưng bạn không thể đếm xuể được các chủng loại: khác
nhau do thành phần, màu sắc, hương thơm. Bởi vậy nhãn hiệu hàng có kèm theo
những thông tin hướng dẫn tiêu dùng rất quan trọng để đưa sản phẩm của doanh
19
nghiệp đó tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng Nhật Bản. Tuy vậy, họ lại thường
chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và đẻ
tiện thay đổi cho phù hợp với mẫu mã mới. Người Nhật quan niệm màu hạnh phúc
là màu đỏ và trắng. Con số may mắn là 3, 5, 7. Số xui xẻo là số 4 & số 8; đặc biệt là
tâm lý của người Nhật là không thích màu sắc mang sắc thái tôn giáo, những đồ thủ
công mỹ nghệ có kích thước, trọng lượng quá lớn.
Người Nhật là những người sáng tạo, họ không phải là những kẻ bắt chước.
Sự khác biệt lớn giữa đóng gói và thiết kế sản phẩm của người Nhật và phương Tây
là việc dồn năng lượng và đem hơi thở cuộc sống vào sản phẩm và cách đóng gói
của người Nhật. Việc đóng gói của phương Tây cũng như ở Việt Nam được thể hiện
rất hạn chế, đơn giản chỉ là việc gói sản phẩm trong những tấm vải bạt hoặc các
thùng hàng. Trong khi đó, thiết kế của người Nhật lại sống động hơn, có hồn và có
nhiều năng lượng hơn. Việc đóng gói sản phẩm của người Nhật không chỉ đơn giản
là để gói sản phẩm, mà mỗi gói hàng còn có cái hồn riêng của nó. Dễ dàng có thể

nói rằng hầu hết việc đóng gói và thiết kế sản phẩm được lấy ý tưởng từ thiên nhiên
và các đồ vật xinh đẹp. Thực tế, người Nhật đã thêm thắt những yếu tố rất nhỏ như
mặt, mũi, miệng cười vào sản phẩm để làm cho chúng trở lên “kawaii” hơn
(“kawaii” có nghĩa là “dễ thương” trong tiếng Nhật). Những con vật cuốn hút,
những nhân vật đáng yêu và những khuôn mặt cười được thêm vào sản phẩm nhất
định sẽ giúp công ty bán chạy hơn, và những nhân vật dễ thương nhất định sẽ thu
hút khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn.
1.2.2.3. Có tính nhạy cảm cao
a) Nhạy cảm về giá tiêu dùng hàng ngày
Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì
đảm bảo, dịch vụ bán hàng và hậu mãi, mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Sau
khi hứng chịu hậu quả trực tiếp của trận động đất, người tiêu dùng nước này cảm thấy
rằng việc tự nguyện hạn chế chi tiêu là một việc cần làm. Các cửa hiệu đóng cửa sớm
hơn để tiết kiệm năng lượng; các cửa hàng tiện ích hạn chế bán một số mặt hàng thiết
yếu để cố gẳng đảm bảo số lượng người mua được những thứ họ cần sẽ nhiều hơn. Tuy
nhiên, họ vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt, mang tính
thời thượng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải
quan tâm hơn đến giá trị sử dụng của sản phẩm để tăng lượng tiêu thụ.
b) Nhạy cảm về thời tiết
20
Sở thích của người Nhật thay đổi nhanh chóng theo mùa, Sản phẩm thủ công
mỹ nghệ phải được thiết kế có màu sắc hài hòa với thiên nhiên. Chẳng hạn, mùa
xuân dùng những sản phẩm mềm mại, màu sắc nhẹ nhàng; mùa hè dùng gam màu
mạnh. Mỗi sản phẩm chỉ có thời gian tiêu thụ trong một thời gian nhất định. Do đó
sản phẩm tiêu thụ tại Nhật có thời vụ ngắn, người tiêu dùng đòi hỏi rất khắt khe về
thời hạn giao hàng.
1.2.2.4. Đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái
Nước Nhật phải đối đầu với tình trạng ô nhiễm hết sức nghiêm trọng. Mặc dù
Bộ luật Môi trường công bố năm 1967 đã làm giảm thiểu đi rõ rệt các bệnh có
nguồn gốc từ các nhà máy (như bệnh hen suyễn do khí thải của công nghiệp lọc

dầu, bệnh Mizumata do ô nhiễm thủy ngân, bệnh Itai-Itai do ô nhiễm cadmium )
nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục được ô nhiễm từ các đám mây quang hóa, từ
thủy triều đỏ (do sinh vật phù du phát triển quá mạnh khi tiếp nhận nhiều N và P
trong nước thải) dẫn đến làm hạn chế sản lượng hải sản, các ô nhiễm do mưa acid
gây thiệt hại cho mùa màng Vì vậy, người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm nhiều đến
vấn đề sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường. Các cửa hàng và
doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá đáng, các vỏ sản phẩm được thu hồi
và tái chế. Và các sản phẩm dùng một lần ngày càng ít được ưa chuộng hơn.
1.2.3. Hệ thống kênh phân phối của Nhật Bản
Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật bao gồm các khâu, các mối quan hệ
giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thương mại, các nhà bán buôn và
các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàng
bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán
lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa
chỉ người tiêu dùng).
1.2.3.1. Cửa hàng bán lẻ và hệ thống phân phối
Những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ, nằm ở các vùng đông dân cư và kinh
doanh nhiều loại mặt hàng là kênh phân phối chính trên thị trường Nhật Bản. Vì
diện tích sinh hoạt hạn chế nên người Nhật còn thường đi chợ mua sắm rất
thường xuyên. Ngoài ra, còn có các cửa hàng bách hoá lớn và các siêu thị cũng
làm nhiệm vụ kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của các cửa
hàng siêu thị lớn ở Nhật Bản không cao do thiếu tính linh hoạt, nền kinh tế và
chi tiêu tiêu dùng giảm sút.
Ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng
21
qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà. Doanh số
của loại bán hàng này không lớn lắm, nhưng đang tăng lên nhanh chóng trong
những năm gần đây. Trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật, từ khi hàng
được sản xuất ra đến khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp phân phối
trung gian, nhiều hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác.

Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 430.000 cơ sở bán buôn, cứ trung bình
khoảng 34 cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư. Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất đến
người bán lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa người bán lẻ và nhà sản
xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ (Thế giới bán lẻ, 2011). Do
đó, một hàng hoá ở Nhật thường phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian và phải đi
một quãng đường dài hơn. Trong hệ thống phân phối, các nhà buôn rất quan trọng
vì họ có quan hệ mật thiết với các nhà bán lẻ.
Đặc điểm rất độc đáo trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản là sự
tồn tại của hệ thống duy trì giá bán lẻ của nhà sản xuất kiểm soát giá bán lẻ thông
qua các chính sách chiết khấu hoa hồng và mua lại hàng hoá. Đối với chính sách
mua lại hàng hoá, khác với châu Âu và Mỹ (người mua phải gánh chịu mọi rủi ro về
sản phẩm trong phạm vi khu vực phân phối; chỉ những hàng hoá bị khuyết tật mới
được trả lại), tại Nhật Bản người tiêu dùng có thể trả lại các loại hàng hoá như may
mặc, sách báo và dược phẩm. Tất nhiên, hàng hoá đó phải còn nguyên mác, dán
tem. Đối với chính sách chiết khấu hoa hồng, Nhật Bản thực hiện nhiều loại chiết
khấu và được chiết khấu thường xuyên, chứ không chỉ chiết khấu vào lúc thanh
toán tiền hàng như ở châu Âu.
1.2.3.2. Luôn có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối
Hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản có sự cấu kết chặt chẽ giữa các nhà
sản xuất và các nhà phân phối theo vòng khép kín, nhất là những hệ thống cửa hàng
chuyên môn hóa chỉ kinh doanh một loại hàng nhất định.
Sự cấu kết này thể hiện như sau: các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà
bán buôn và các nhà bán buôn lại cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻ, thực hiện
chế độ định giá bán lẻ, chiết khấu hoa hồng thường xuyên và rộng rãi, chế độ các
nhà sản xuất sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được và các nhà bán lẻ chỉ
kinh doanh những mặt hàng đó do các nhà bán buôn và các nhà sản xuất giao. Điều
này cũng có nghĩa là không khuyến khích các nhà bán lẻ bán các sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh, hoặc có nghĩa là hạn chế bán sản phẩm cho các khách hàng ở
22

×