TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHUYÊN NGÀNH
Đề tài: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN
HƯNG YÊN
Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Hồng
Lớp: Kế toán C
Khóa: 11B
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Kiên
Hưng Yên, tháng 03 năm 2012
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU V
DANH MỤC SƠ ĐỒ VII
LỜI NÓI ĐẦU VII
PHẦN 1 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN 1
BẢNG 1.1. SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU 1
9
PHẦN 2 10
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN 10
BIỂU 2.1. HOÁ ĐƠN GTGT 17
BIỂU 2.2. BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM 17
19
BIỂU 2.3 : PHIẾU NHẬP KHO 20
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
BIỂU 2.4 : PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO 21
BIỂU 2.5 : PHIẾU XUẤT KHO 23
BIỂU 2.6. THẺ KHO 24
BIỂU 2.7 : SỔ SỐ DƯ 25
BIỂU 2.8 : BẢNG KÊ NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU 27
BẢNG 2.9 : BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU 27
BẢNG 2.10: SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 30
BẢNG 2.11. BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN KHO NVL 32
BIỂU 2.12. SỔ NHẬT KÍ CHUNG 35
BIỂU 2.13. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 38
BIỂU 2.14. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 112 40
BIỂU 2.15. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 111 41
BIỂU 2.16. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 331 42
BIỂU 2.17. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 44
PHẦN 3 45
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TPXK
TRUNG SƠN HƯNG YÊN 45
KẾT LUẬN VIII
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO IX
PHỤ LỤC 01 X
PHỤ LỤC 02 X
PHỤ LỤC 03 XII
PHỤ LỤC 04 XIII
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
CPTPXK Cổ phần thực phẩm xuất khẩu
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Thuế giá trị gia tăng
H.Y Hưng Yên
NVL Nguyên vật liệu
PNK Phiếu nhập kho
PXK Phiếu xuất kho
QĐ Quyết định
TK Tài khoản
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1. SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU 1
BIỂU 2.1. HOÁ ĐƠN GTGT 17
BIỂU 2.2. BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM 17
19
BIỂU 2.3 : PHIẾU NHẬP KHO 20
BIỂU 2.4 : PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO 21
BIỂU 2.5 : PHIẾU XUẤT KHO 23
BIỂU 2.6. THẺ KHO 24
BIỂU 2.7 : SỔ SỐ DƯ 25
BIỂU 2.8 : BẢNG KÊ NHẬP NGUYÊN VẬT LIỆU 27
BẢNG 2.9 : BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU 27
BẢNG 2.10: SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU 30
BẢNG 2.11. BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN KHO NVL 32
BIỂU 2.12. SỔ NHẬT KÍ CHUNG 35
BIỂU 2.13. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152 38
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
BIỂU 2.14. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 112 40
BIỂU 2.15. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 111 41
BIỂU 2.16. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 331 42
BIỂU 2.17. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621 44
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
vi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 2.1. TRÌNH TỰ KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL THEO PHƯƠNG PHÁP GHI
SỔ SỐ DƯ 15
SƠ ĐỒ 2.2 – QUY TRÌNH HẠCH TOÁN TỔNG QUÁT VL THEO PHƯƠNG PHÁP
KKTX 34
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
vii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đã có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về cơ chế quản lý
kinh tế cũng như mọi đường lối chính sách xã hội. Hiện nay nền kinh tế thị
trường đã có sự điều tiết của nhà nước, hệ thống kế toán Việt Nam đã có
những bước đổi mới, tiến bộ và nhảy vọt về chất lượng để phù hợp với sự đổi
mới của nền kinh tế cũng như sự phát triển chung của đất nước.Với hơn nửa
thế kỷ và củng cố để lớn mạnh, kế toán đã khẳng định được vai trò của mình
trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị cũng như quản lý vĩ mô của
nền kinh tế.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, một trong những điều kiện cần thiết
không thể thiếu được là đỗi tượng lao động, đây là một trong ba yếu tố cơ bản
của sản xuất mà biểu hiện cụ thể của nó là các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu.
Để đảm bảo cho hoạt động xản xuất kinh doanh của đơn vị được tiến hành
thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn, đơn vị cần phải có một lượng
nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ nhất định. Lượng nguyên vật liệu, hàng hoá
dự trữ này thường xuyên biến động trong quá trình hoạt động thu mua và hoạt
động sản xuất, tiêu thụ, bán hàng.
Sự tăng lên của nguyên vật liệu hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu của
hoạt động sản xuất, muốn vậy việc nhập, xuất vật tư hàng hoá phải được tiến
hành theo kế hoạch trong đó quy định cụ thể về chủng loại, số lượng, chất
lượng, quy cách, giá cả, thời hạn …
Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tức là phải đạt mức doanh thu cao
nhất, cùng với mức chi phí bỏ ra thấp nhất. Muốn đạt được điều đó, đòi hỏi
công tác kế toán phải tập hợp một cách hợp lí, chính xác, kịp thời các khoản
chi phí trong và ngoài sản xuất. Đặc biệt là đối với công ty sản xuất, nguồn
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
vii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nguyên vật liệu và chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỉ trọng lớn
nhất thì việc quản lí và tổ chức chi phí NVL là một giải pháp được quan tâm
hàng đầu. Trong những năm gần đây, tình hình cung cấp và sử dụng NVL của
các công ty có nhiều biến động. Do có sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ
cũng như tìm kiếm NVL cho sản xuất càng trở nên phức tạp và khó khăn. Do
vậy, tăng cường công tác quản lý và hạch toán NVL đảm bảo sử dụng hiệu
quả tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa
quan trọng và là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với các công
ty. Tuy vậy, quản lý như thế nào cho tốt? Sử dụng nguyên vật liệu ra sao cho
hiệu quả? Nên chọn loại nguyên liệu nào phù đúng và phù hợp với điều kiện
công ty?…
Chính vì những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế
toán NVL tại công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên”
Chuyên đề thực tập chuyên ngành được chia ra làm 3 phần :
Phần 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần
thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thực phẩm
xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, ở Công ty cố phần thực phẩm
xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên.
Tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn,
TS Phạm Xuân Kiên, đồng thời cũng chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện của
ban Giám đốc và bộ phận kế toán của công ty đã giúp tôi hoàn thành công
việc của mình!
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
viii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN
HƯNG YÊN
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần TPXK Trung Sơn
Hưng Yên
1.1.1. Danh mục Nguyên vật liệu
Bảng 1.1. Sổ danh điểm Nguyên vật liệu
Mã số Tên NVL Đơn vị tính
Nhóm
Danh điểm
NVL
152 - 1 01 Cá Hồi Kg
152 - 1 01 Cá Sa Ba Kg
152 - 1 01 Cua Kg
152 - 1 01 Bào Ngư Kg
152 - 2 02 Giấm Kg
152 - 2 02 Muối Kg
152 - 2 03 Hương liệu Kg
152 - 2 03 Phẩm màu Kg
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
Tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên nguyên
vật liệu được chia thành các loại sau:
- Vật liệu chính: Bao gồm những loại vật liệu được sử dụng làm nguyên
liệu chính hình thành nên sản phẩm như Cá Hồi, Cá Ba Sa, Cua, Bào
Ngư Đây là những nguyên liệu chủ yếu trong quy trình sản xuất sản phẩm
của công ty.
- Vật liệu phụ: Bao gồm những loại nguyên vật liệu như hương liệu,
chất phụ gia, phẩm màu, muối, gia vị, ớt….đây là những nguyên vật liệu
không trực tiếp hình thành nên sản phẩm nhưng cũng không thể thiếu trong
quá trình sản xuất ra sản phẩm.
- Nhiên liệu: Bao gồm xăng, dầu mỡ, hơi đốt…đây là những loại vật
liệu được sử dụng nhằm cung cấp nhiệt năng trong quá trình chế biến sản
phẩm.
- Vật liệu khác: Bao gồm những loại vật liệu không có trong các nhóm
kể trên như phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, một số loại tạp chất, phụ gia
ít dùng trong quá trình sản xuất….
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần TPXK
Trung Sơn Hưng Yên
1.2.1. Phương thức thu mua nguyên vật liệu
Công ty Cổ phần TPXK Trung Sơn Hưng Yên có quy mô lớn, chuyên
sản xuất chế biến các loại thực phẩm như Cá Hồi, Cá Ba Sa, Cua, Bào Ngư
Đây là nguyên liệu chính hình thành nên sản phẩm. Sản phẩm của Công ty
phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành nghề khác nên vịêc sản xuất được diễn
ra thường xuyên, liên tục, không bị ngừng trệ. Vì vậy tình hình thu mua
nguyên liệu cũng đòi hỏi được tiến hành đều đặn, ổn định. Việc tổ chức quản
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
lý tình hình thu mua, sử dụng là tương đối khó khăn, phức tạp đối với cán bộ
quản lý, nhân viên kế toán NVL. Do công việc như vậy nên đòi hỏi đội ngũ
cán bộ quản lý kế toán NVL không chỉ có trình độ mà còn phải có trách
nhiệm trong công việc.
Tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên
nguyên vật liệu chủ yếu được hình thành theo phương thức mua ngoài. Công
ty thường ký hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn với một số nhà cung
cấp nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất của công ty. Khi có nhu cầu về nguyên
vật liệu, bộ phận cung cấp vật tư căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng
mua hàng đã ký kết để tiến hành mua hàng. Nguyên vật liệu sẽ được vận
chuyển về công ty bằng các xe chở hàng chuyên dụng của công ty, trong hợp
đồng mua nguyên vật liệu mà công ty đã ký với nhà cung cấp không bao gồm
chi phí vận chuyển nguyên vật liệu vì vậy trong giá trị thực tế nhập kho
nguyên vật liệu có bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu
nhập kho. Khi hàng về đến nơi nếu xét thấy cần thiết như khối lượng nguyên
vật liệu nhập kho lớn, chất lượng nguyên vật liệu không được như mọi lần
mua trước…Công ty có thể lập ban kiểm nghiệm vật tư sau đó đánh giá hàng
mua về các mặt số lượng, chất lượng và quy cách. Căn cứ vào kết quả kiểm
nghiểm ban kiểm nghiệm lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư” sau đó bộ phận
cung cấp hàng lập phiếu nhập kho trên cơ sở hoá đơn và biên bản sẽ ghi số
lượng thực nhập vào phiếu nhập, giao cho chủ kho làm thủ tục nhập kho.
Trường hợp phát hiện thừa thiếu sai quy cách phẩm chất thủ kho phải báo cáo
cho bộ phận cung cấp và cùng với người giao lập biên bản. Hàng ngày hoặc
định kỳ thủ kho chuyển giao phiếu nhập cho kế toán vật tư làm căn cứ để ghi
sổ kế toán.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2.2. Phương thức sử dụng nguyên vật liệu
Khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, bộ
phận sản xuất căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất ra để xác định khối
lượng nguyên vật liệu cần thiết sau đó thông báo với phòng cung ứng vật tư
để phòng cung ứng thông báo xuống kho cho thủ kho lập phiếu xuất kho
nguyên vật liệu,căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho xuất vật tư và ghi số thực
xuất vào phiếu xuất sau đó ghi số lượng xuất và tồn kho của từng thứ vật tư
vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển phiếu xuất cho kế toán
vật tư, kế toán tính giá hoàn chỉnh phiếu xuất để lấy số liệu ghi vào sổ.
1.2.3. Bảo quản nguyên vật liệu
Sau khi thu mua nguyên vật liệu điều quan trọng chính là phải bảo đảm
được chất lượng của nguyên vật liệu. Vì vậy tại công ty Cổ phần thực phẩm
xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên, nguyên vật liệu sau khi được thu mua về nếu
chưa được sử dụng ngay thì sẽ được bảo quản trong các kho lạnh để có thể
giữ được chất lượng của nguyên vật liệu không bị giảm sút. Với hệ thống kho
lưu trữ tương đối rộng, có thể bảo quản được 10 tấn nguyên vật liệu các loại,
công ty luôn thu mua kịp thời nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất
đảm bảo quá cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Vì nguyên vật liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty là hàng thực phẩm tươi, rất dễ bị
hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản nên công ty thường ít dự trữ
nguyên vật liệu nhiều, thay vào đó công ty luôn tìm được những nhà cung cấp
lâu dài đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu cho công ty.
Nguyên vật liệu được sử dụng trong quy trình sản xuất ở công ty là các
loại nguyên vật liệu phục vụ cho ngành chế biến như Cá, Cua, Bào Ngư
Đây là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng 80% giá trị sản phẩm và cũng dễ
bị giảm phẩm chất nếu không bảo quản tốt, thường xuyên để nơi thoáng mát
và phải có khay đựng, tránh bị nấm mốc làm hỏng
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần thực phẩm
xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên
Quản lý nguyên vật liệu ở mỗi công ty là công việc rất phức tạp, đòi
hỏi bộ máy quản lý của công ty phải biết sắp xếp, tổ chức cán bộ thu mua, xây
dựng định mức sử dụng, quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng.
Tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên việc quản lý
nguyên vật liệu được giao cho phòng cung ứng vật tư, việc xác định định mức
sử dụng do ban lãnh đạo công ty đưa ra có tham khảo thêm ý kiến của các
phòng ban và các chuyên gia trong lĩnh vực này.
Chức năng của Phòng cung ứng vật tư
Phòng cung ứng vật tư có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về
công tác quản lý, thu mua, xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu.
Nhiệm vụ của Phòng cung ứng vật tư.
- Lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu hàng năm, hàng quý và hàng
tháng.
- Liên hệ với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo tình hình sản xuất của
công ty.
- Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế so với định mức đã
được đề ra nhằm xác định mức tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu.
- Quản lý theo dõi tình hình biến động nguyên vật liệu như nhập kho,
xuất kho, tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu.
+ Ở khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về số lượng, khối lượng, quy
cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cung cấp như kế hoạch thu mua
theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Ở khâu bảo quản: Cần tổ chức kho tàng bến bãi bằng cách trang bị
đầy đủ ở các phương tiện cân đối thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với
từng loại vật liệu, tránh hư hỏng.
+ Ở khâu sử dụng: Đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các
định mức tiêu hao NVL trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho
doanh ngiệp.
Do vậy trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình
hình xuất dùng vật liệu trong giá thành sản xuất.
+ Ở khâu dự trữ: Phòng cung ứng vật tư phải xác định mức dự trữ tối
đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, ứ động vốn do dự trữ vốn quá
nhiều.
Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân:
Trưởng – Phó phòng vật tư:
- Đề xuất các phương án kinh doanh và phát triển thị trường.
- Tổ chức hoạt động của phòng một cách hiệu quả.
- Dự báo và xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh định kỳ, phù hợp
với tình hình, tốc độ phát triển thực tế của công ty.
- Lập các báo cáo phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, tình hình phát
triển thị trường.
- Quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động tiếp thị kinh doanh.
- Hỗ trợ tham gia công tác nghiên cứu thị trường, mặt hàng mới.
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động chuyên môn của phòng.
- Phụ trách các hoạt động quan hệ với các phòng ban chức năng trong công
ty.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Trực tiếp tham gia giải quyết các tác nghiệp đòi hỏi trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cao.
- Tham gia tiếp xúc, thương lượng giải quyết các vướng mắc với khách
hàng.
- Theo dõi hợp đồng.
- Theo dõi số lượng đặt hàng, chi tiết và thời gian giao hàng.
- Chuyển thông tin qua các bộ phận có liên quan.
- Theo dõi tiến độ thực hiện đơn hàng.
- Lập số liệu báo cáo Ban Giám Đốc
- Soạn thảo hợp đồng xuất, nhập khẩu.
- Theo dõi tiến độ thực hiện xuất nhập hàng.
- Lập số liệu báo cáo.
- Tìm kiếm khách hàng mới, mặt hàng mới.
- Trả lời thư của khách hàng, tiếp khách.
- Tham gia các hội chợ, hội thảo.
- Chăm sóc khách hàng.
- Theo dõi công nợ trong và ngoài nước.
- Quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng của phòng.
Nhân viên kế hoạch vật tư
- Căn cứ vào lịch tiến độ sản xuất lập kế hoạch mua vật tư đáp ứng cho
sản xuất.
- Tìm kiếm nhà cung cấp, kiểm soát giá mua và tiếp cận, cập nhật công
nghệ mới.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Tính toán thời gian và số lượng vật tư đưa về đúng tiến độ phục vụ sản
xuất, không làm gián đoạn hoặc quá dư thừa.
- Xây dựng mức tồn kho tối ưu cho từng loại vật tư.
- Lập định mức vật tư kế hoạch cho từng mặt hàng sản xuất.
- Cân đối định mức vật tư sử dụng thực tế tại các phân xưởng, bộ phận
và báo cáo khi vượt định mức sử dụng, đề nghị biện pháp để kịp thời xử lý
tránh tăng chi phí.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về quản lý vật tư, quản lý tồn kho, tham
gia giải quyết hàng tồn kho, kiểm kê kho.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Nhân viên thống kê vật tư
- Theo dõi, báo cáo kịp thời tình hình biến động giá cả vật tư.
- Tổng hợp chi phí vật tư phát sinh tại các chi nhánh (nếu có).
- Thống kê, tổng hợp xuất - nhập – tồn kho vật tư các nguồn gia công.
- Theo dõi công nợ, lập thủ tục thanh toán.
- Cung cấp số liệu về vật tư cho các phòng ban khác khi có yêu cầu nhằm
mục đích phục vụ công việc cho công ty.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác quản lý tồn kho, hỗ trợ với
Thủ kho trong việc giải quyết hàng tồn kho, kiểm kê kho.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Nhân viên thu mua vật tư
- Mua hàng theo giấy đề nghị mua vật tư của tất cả các bộ phận trong
công ty đã được Ban Giám Đốc hoặc Trưởng phòng ký duyệt.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Đảm bảo chất lượng, mẫu mã đạt yêu cầu mục đích sử dụng với giá
bằng hoặc thấp hơn giá mua hiện tại. Nếu giá cao hơn phải báo cáo Ban
Giám Đốc hoặc Trưởng phòng quyết định.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp mới giúp đảm bảo chất lượng và hạ giá
thành sản xuất.
- Phục vụ hỗ trợ các phòng ban khác đáp ứng yêu cầu sản xuất và công
tác vận chuyển, giao dịch với các cơ quan bên ngoài.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU TRUNG SƠN HƯNG YÊN
2.1. Tính giá NVL
2.1.1. Tính giá NVL nhập kho
Công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp
Nhập-Xuất-Tồn kho vật liệu:
Nhập kho vật tư mua ngoài: (Công ty tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, giá thực tế của Nguyên vật liệu mua ngoài được tính là giá
chưa bao gồm thuế).
Giá trị
Nguyên vật
liệu nhập
kho
=
Số lượng
Nguyên vật
liệu nhập kho
x
Đơn giá
(ghi trên
hoá đơn)
+
Chi phí vận
chuyển
(nếu có)
Ví dụ : Theo hoá đơn GTGT số 200789 ngày 09/09/2010 của Công ty
Ngư nghiệp Cẩm Phả bán cho công ty CPTPXK Trung Sơn 940 kg Cá Hồi,
đơn giá chưa thuế là 650.000 đồng. Thuế GTGT 10%.
Giá thực tế nhập kho 940kg Cá Hồi là:
Giá nhập kho chưa bao gồm thuế GTGT = 650.000 x 940 =
611.000.000 (đồng)
2.1.2. Tính giá NVL xuất kho
Để thuận tiện cho việc tính giá trị Nguyên vật liệu xuất kho mà đảm
bảo công việc hạch toán chính xác, công ty đã áp dụng phương pháp giá thực
tế đích danh để hạch toán Nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này
giá của Nguyên vật liệu được giữ nguyên từ lúc nhập vào đến lúc xuất dùng.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Khi Nguyên vật liệu xuất dùng thì sẽ tính theo giá thực tế xuất dùng
của loại Nguyên vật liệu đó.
Ví dụ : Trích phiếu xuất kho số 25 ngày 28/09/2010 xuất 520kg Cá Hồi
phục vụ sản xuất. Giá thực tế được xác định là:
Trị giá Nguyên vật liệu xuất kho là: 520 x 650.000 = 338.000.000
(đồng)
2.2. Thủ tục nhập, xuất kho NVL
Tất cả các trường hợp nhập - xuất kho đều phải có đầy đủ chứng từ hợp
lệ (phiếu NK, phiếu XK) theo đúng chế độ đã quy định. Thường xuyên ghi
chép một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác các phiếu vào thẻ kho các vật tư
thực nhập, thực xuất, tồn kho về số lượng. Việc ghi chép chứng từ, sổ sách
phải rõ ràng, sạch sẽ. Định kỳ, các đơn vị, phân xưởng phải gửi bảng quyết
toán vật tư cho bộ phận quản lý kho.
2.2.1. Thủ tục nhập kho NVL
Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn mua vật tư, công ty tiến hành làm
thủ tục nhập kho theo quy định. Trước hết thông báo các thành viên tham gia
kiểm nghiệm vật tư nhập kho, những người có trách nhiệm đối với việc mua
và nhập kho nguyên liệu. Các thành viên trong bản kiểm nghiệm phải ký vào
biên bản kiểm nghiệm vật tư một các chứng từ liên quan cần thiết, đảm bảo
chất lượng và số lượng vật tư nhập kho.
Sau khi đã kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư đó, thủ kho lập phiếu
nhập.
Định kỳ, căn cứ vào phiếu nhập, thủ kho ghi vào thẻ kho số lượng vật
liệu nhập.
Kế toán NVL vào sổ chi tiết NVL đơn giá, thành tiền vật liệu đã nhập.
Kế toán tổng hợp ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ và sổ
cái TK liên quan.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.2.2. Thủ tục xuất kho NVL
Để theo dõi chặt chẽ số lượng NVL xuất kho cho các bộ phận trong đơn
vị, làm căn cứ hạch toán chi phí sản xuất, tình gái thành sản phẩm và kiểm tra
việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư, tất cả các NVL xuất kho
phải đúng số lượng, quy cách phẩm chất và thời gian ghi trong phiếu. Chỉ
được xuất vật tư cho người có đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định.
Phiếu xuất kho phải ghi rõ họ tên người nhận, địa chỉ (bộ phận), lý do
xuất vật liệu Sau khi xuất kho, người nhận vật liệu và thư kho phải ký vào
phiếu xuất kho.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, thủ kho ghi số lượng vật liệu xuất vào thư
kho. Kế toán NVL vào sổ chi tiết giá trị NVL xuất dùng. Kế toán tổng hợp
vào sổ Nhật kí chung và sổ cái các tài khoản liên quan.
2.3. Kế toán chi tiết nhập kho – xuất kho nguyên vật liệu
2.3.1. Chứng từ kế toán, sổ sách kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Chứng từ kế toán
Để kiểm tra, giám sát tình hình nhập, xuất của từng thứ NVL, thực hiện
quản lý có hiệu quả, phục vụ đầy đủ nhu cầu về NVL, hệ thống chứng từ kế
toán tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên bao gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT).
- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT).
- Phiếu xuất khẩu kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT).
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 08-VT).
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất khẩu (Mẫu 02-BH).
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03-BH).
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà
nước, công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Trung Sơn Hưng Yên còn sử
dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như:
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04-VT).
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hoá (Mẫu 05-VT).
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối cùng (Mẫu 07-VT).
Sổ sách kế toán
Một số sổ kế toán được sử dụng tại công ty Cổ phần thực phẩm xuất
khẩu Trung Sơn Hưng Yên:
- Sổ (thẻ) kho (Mẫu 06-VT): được sử dụng để theo dõi số lượng nhập -
xuất - tồn của từng thứ NVL theo từng kho. Thẻ kho do Phòng kế toán lập và
ghi chi tiết: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính sau đó giao cho thủ kho để
ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn NVL, về mặt giá trị và số lượng.
- Sổ kế toán chi tiết, sổ số dư: Được sử dụng để hạch toán tình hình
biến động VL cả về mặt giá trị và mặt số lượng ở phòng kế toán.
Ngoài các sổ kể trên, công ty còn sử dụng các bảng nhập, xuất, bảng
luỹ kế, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho NVL nhằm phục vụ cho việc ghi
sổ kế toán trực tiếp được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời.
Các chứng từ được lập được tập trung vào bộ phận kế toán của công ty
để kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, tính chính xác của số liệu.
Trên cơ sở các chứng từ kế toán, tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL
đã được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kế toán tiến hành phân loại theo
chứng từ nhập, xuất, từng loại NVL, từng kho. Từ đó tập hợp số liệu ghi vào
sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp NVL.
2.3.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Có một số các phương pháp ghi sổ kế toán chi tiết khác nhau nhưng với
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế tại đơn vị, công
ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Hưng Yên đã sử dụng phương pháp Ghi sổ
số dư.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
2.3.2.1. Tại kho
Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL về mặt số
lượng. Mỗi chứng từ ghi 1 dòng trên thẻ kho. Thẻ được mở cho từng danh
điểm vật tư. Định kỳ từ 3 đến 5 ngày sau khi ghi thẻ kho, thủ kho tập hợp tất
cả các chứng từ nhập xuất rồi phân loại theo từng nhóm NVL theo quy định.
Sau khi phân loại thì lập phiếu giao nhận chứng từ. Phiếu này được lập
cho từng loại phiếu: Phiếu nhập riêng, phiếu xuất riêng. Khi đã lập xong
phiếu giao nhận chứng từ, thủ kho nộp lại cho kế toán kèm theo các chứng từ
nhập, xuất VL.
Cuối tháng thủ kho căn cứ vào thẻ kho kiểm tra, ghi số lượng NVL, tồn
của từng danh điểm vật tư vào sổ số dư. Sổ số dư được mở cho từng kho và
dùng cho cả năm trước ngày cuối tháng, kế toán giao cho thủ kho để ghi vào
sổ. Ghi xong thủ kho phải gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền.
Nhân viên kế toán NVL, phụ trách kho thì phải thường xuyên hoặc định kỳ
xuống kho hướng dẫn hoặc kiểm tra việc ghi chép thẻ và thu nhận chứng từ
rồi ký tên vào phiếu giao nhận chứng từ.
2.3.2.2. Tại phòng kế toán
Nhân viên kế toán NVL nhận được các phiếu nhập và phiếu giao nhận
chứng từ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hoá đơn, giấy vận chuyển. Sau đó
tính giá của các chứng từ, tổng cộng các chứng từ theo từng nhóm VL rồi ghi
vào cột thành tiền trên phiếu giao nhận chứng từ.
Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã được tính giá, kế toán ghi vào bảng
luỹ kế nhập - xuất - tồn kho VL. Bảng này được mở cho từng kho, số cột
trong các phần nhập, xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào số lần quy định của kế
toán xuống kho nhận chứng từ.
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để
tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật tư. Số dư này được đối chiếu với
cột "số tiền" trên sổ số dư.
Trình tự ghi chép:
Sơ đồ 2.1. Trình tự kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi sổ số dư
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Theo phương pháp này, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL
để ghi “Thẻ kho” (mở theo từng danh điểm trong từng kho). Cuối tháng ghi
lượng NVL tồn kho từ thẻ kho vào “Sổ số dư”.
Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp
từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được kiểm tra các kho theo định
kì 5 ngày và giá hạch toán để trị giá thành tiền NVL nhập xuất theo từng
danh điểm, từ đó ghi vào “Bảng kê nhập-xuất - tồn”, sau đó tập hợp vào
“Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn”. Cuối tháng, từ “Bảng luỹ kế nhập – xuất –
Phùng Thị Hồng KTCLT K11B. Như Quỳnh
Phiếu nhập
Bảng kê
nhập
Thẻ kho
Phiếu xuất
Sổ số dư
Bảng kê
xuất
Bảng luỹ kế
nhập
Bảng tổng hợp
nhập-xuất-tồn
Bảng luỹ kế
xuất
15