Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong trong bài học “ Clo ” thông qua việc sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.84 KB, 12 trang )

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2010 - 2011
1.Tên đề tài :Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học
của Clo một cách chủ động của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong
trong bài học “ Clo ” thông qua việc sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy
học
Người thực hiện : Phạm Thị Khánh Chi – giáo viên trường THCS
Vĩnh Phong
2.Tóm tắt :
Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH . Trường
THCS Vĩnh Phong cũng như các trường khác đang từng bước quan tâm đến
việc dạy học các môn học. Đặc biệt với môn Hoá , có rất nhiều kiến thức trừu
tượng , những thí nghiệm với điều kiện PTN của trường không thể tiến hành vì
không đảm bảo sự thành công cũng như tính an toàn với cả thầy và trò .Ví dụ
khi dạy về tính chất hoá học của Clo , giáo viên không thể tiến hành thí nghiệm
biểu diễn minh hoạ cho tính chất hoá học .Nếu giáo viên chỉ đơn thuần giới
thiệu tính chất hoá học của Clo , yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa
rồi lên bảng viết PTHH thì học sinh sẽ thấy nhàm chán , không cuốn hút được
trò vì không đảm bảo độ tin cậy , không thấy được sự kì diệu của hoá học .
Giải pháp của tôi là sử dụng các thí nghiệm mô phỏng trình chiếu bằng
đầu chiếu projector để học sinh quan sát , nhận xét hiện tượng , viết PTHH từ
đó khẳng định tính chất hoá học của Clo
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp tương đương : hai lớp 9 trường
THCS Vĩnh Phong . Lớp 9A là lớp thực nghiệm , lớp 9B là lớp đối chứng . Lớp
thực nghiệm được thực hiện giải pháp khi dạy bài “ Clo ” . Kết quả cho thấy tác
động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh , kết quả bài kiểm
tra 5phút cuối giờ của lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn với lớp đối chứng .
Điều đó chứng minh rằng khi sử dụng các thí nghiệm mô phỏng với các thí
Người thực hiện : PHẠM THỊ KHÁNH CHI - trường THCS Vĩnh Phong
1
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2010 - 2011
nghiệm không thể tiến hành trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập của học


sinh về tính chất hoá học của Clo ở trường THCS Vĩnh Phong
3. Giới thiệu
a. Hiện trạng
Trong điều kiện của trường THCS Vĩnh Phong chỉ có 1 phòng thí nghiệm
chung cho tất cả các môn , không có phòng chức năng cho môn Hoá . nhiều hoá
chất không đảm bảo độ tinh khiết , không có tủ phốt , dụng cụ không đồng bộ ...
chỉ đảm bảo tiến hành các thí nghiệm hoá học đơn giản , những thí nghiệm hoá
có liên quan đến hoá chất độc hại là không thể tiến hành . Công nghệ tiên tiến
của máy tính , của đầu chiếu projector .. đã tạo ra các thí nghiệm hoá học mô
phỏng để thay thế các thí nghiệm tiến hành trên lớp . Điều này vừa đảm bảo
tính an toàn lại truyền cho các em lòng tin vào khoa học , say mê khoa học cùng
các ứng dụng của nó trong đời sống
Tại trường THCS Vĩnh Phong , trên 90% giáo viên biết sử dụng máy vi
tính để soạn giáo án . Số giáo viên biết sử dụng phần mềm powerpoint là trên
60% nhưng mới chỉ dùng lại ở việc trình chiếu kênh chữ chứ chưa biết khai
thác tài nguyên dạy học trên mạng để phục vụ cho giảng dạy .Đặc biệt với giáo
viên dạy môn Hoá và Sinh , nếu không biết khai thác tài nguyên dạy học , học
sinh không được mở rộng tầm nhìn ,không được tự phát hiện ra kiến thức ,
không hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng .
b.Giải pháp thay thế
Sử dụng các thí nghiệm hoá học mô phỏng tiến hành các thí nghiệm .
Giáo viên trình chiếu bằng đầu chiếu projector cho học sinh quan sát , trả lời
các câu hỏi của giáo viên để dẫn dắt học sinh phát hiện kiến thức .
c.Một số nghiên cứu gần đây liên quan :
- SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy học Hoá học ở THCS của tác giả :
Ths Võ Tiến Dũng , CN Nguyễn Phong trường CĐSP Quảng Trị
Người thực hiện : PHẠM THỊ KHÁNH CHI - trường THCS Vĩnh Phong
2
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2010 - 2011
- SKKN : Ứng dụng phần mềm Violet trong dạy Hóa học THCS của tác

giả của tác giả Phạm Thuỷ Tùng - trường THCS Hiếu Giang – Đông Hà -
Quảng Trị
- SKKK : Nâng cao kết quả học tập các bài học về không khí thuộc chủ
đề “Vật chất và năng lượng ”thông qua sử dụng một số tệp có định dạng flash
và video clip trong dạy học của nhóm nghiên cứu : Đinh Thị Thảo , Vũ Thị Thê
, Nguyễn Thị Thìn trường CĐSP Hoà Bình ; Bùi Văn Nghị , sở giáo dục và đào
tạo Hoà Bình
d. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng các thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy “ Clo” có nâng cao
khả năng tiếp thu tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học sinh lớp
9 không ?
e.Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng các thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy “ Clo ”sẽ nâng cao khả
năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của học
sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong
4. Phương pháp
a.Khách thể nghiên cứu
Trường THCS Vĩnh Phong có nhiều điều kiện thuận lợi để nghiên cứu :
+ Cơ sở vật chất : Mặc dù nhà trường chưa có phòng chức năng song nhà
trường rất quan tâm đến việc ƯDCNTT của giáo viên trong dạy học : trường có
2 đầu chiếu projector ; 1 phòng máy vi tính hoạt động tốt đều có kết nối mạng
Internet
+ Học sinh: Hai lớp 9A ; 9B có nhiều điểm tương đồng :
Lớp Tổng số Nam Nữ
9A 28 12 16
9B 24 10 14
Người thực hiện : PHẠM THỊ KHÁNH CHI - trường THCS Vĩnh Phong
3
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2010 - 2011
Ý thức học tập cũng như kết quả học tập của 2 lớp cũng tương đương

nhau .
b. Thiết kế nghiên cứu
Với cả 2 lớp 9A và 9B , sau khi học xong bài “ Tính chất của phi kim ”
tức là trước khi tác động , tôi cho làm bài kiểm tra 5phút cuối giờ , kết quả cho
thấy :
Bảng so sánh kết điểm bài kiểm tra trước tác động
Lớp 0 -> <2 2 -> < 5 5-> <6,5 6,5-> <8 8-> 10
Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %
9A 0 0 4 14,28 11 39,28 7 25 6 21,44
9B 3 12,5 9 37,5 7 29,17 5 20,83
Thiết kê kiểm tra trước và sau tác động đối với 2 nhóm tương đương
Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ
Thực nghiệm
(lớp 9A)
O1 Dạy học có sử
dụng thí nghiệm
mô phỏng
O3
Đối chứng
(lớp 9B)
O2 Dạy học không
sử dụng thí
nghiệm mô
phỏng
O4
c. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của bài của giáo viên :
- Ở lớp đối chứng : giáo viên thiết kế bài học không sử dụng các thí
nghiệm mô phỏng , quy trình chuẩn bị bài như bình thường
- Ở lớp thực nghiệm : Giáo viên thiết kế bài học có sử dụng các thí

nghiệm mô phỏng được sưu tầm , lựa chọn tại website :www.violet.vn/main/
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khoá biểu để đảm bảo tính khách quan
d. Đo lường
Người thực hiện : PHẠM THỊ KHÁNH CHI - trường THCS Vĩnh Phong
4
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2010 - 2011
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 5’ sau bài học “ Tính chất của
phi kim ”( Tiết 30)
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 5’ sau bài học “ Clo ” (Tiết 31).
( Xem phần phụ lục )
5.Phân tích dữ liệu - kết quả
a. Phân tích kết quả
Bảng so sánh kết điểm bài kiểm tra sau tác động
Lớp 0 -> <2 2 -> < 5 5-> <6,5 6,5-> <8 8-> 10
Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %
9A 0 0 1 3,57 4 14,28 11 39,28 12 42,87
9B 0 0 2 8,33 10 41,67 7 29,17 5 20,83
Như trên đã chứng minh rằng kết quả trước tác động của 2 lớp là tương
đương . Sau tác động đã có chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .
Có sự chênh lệch này là do có sự tác động .
b.Giải thuyết của đề tài :
“Sử dụng các thí nghiệm mô phỏng vào bài dạy tính chất hoá học của
Clo sẽ nâng cao khả năng tiếp nhận kiến thức một cách chủ động của học sinh
lớp 9 trường THCS Vĩnh Phong ” đã được kiểm chứng
c.Bàn luận :
Độ chênh lệch điểm số rõ rệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động . Bởi lẽ , trước tác động , 2 lớp là
tương đương nhau nhưng sau tác động đã có sự chênh lệch . Mặc dù tỉ lệ điểm

trên trung bình ở 2 lớp trước tác động so với sau tác động là thay đổi không
đáng kể song tỉ lệ điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm sau tác động đã được tăng
lên trong khi đó ở lớp đối chứng thì sự chênh lệch là không đáng kể .
* Hạn chế :
Nghiên cứu này sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong giờ học Hoá học là
một giải pháp rất tốt nhưng trên thực tế giảng dạy còn gặp một số khó khăn :
Người thực hiện : PHẠM THỊ KHÁNH CHI - trường THCS Vĩnh Phong
5

×